Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.67 KB, 21 trang )

Kính Chào Thầy và Các Bạn
Thạch Lam
HAI ĐỨA TRẺ
I – Giới thiệu chung
-
Tên thật là Nguyễn Tường Lân, quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương
-
Là cây bút tài ba, xuất sắc, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn
-
Sáng tác của ông gồm truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết nhưng đặc sắc nhất vẫn là truyện ngắn.
Ông viết nhiều về cuộc sống cơ cực, bế tắc của người dân nghèo nơi phố huyện, ngoại ô HN hay
những trí thức bình dân với văn phong trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc
-
Tác phẩm: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941),
Sợi tóc (1942), Hà Nọi băm sáu phố phường (1943)…
1. Tác giả: Thạch Lam (1910 – 1942)
2. Tác phẩm
a) Xuất xứ: tác phẩm được in trong tập Nắng trong vườn (1938)
b) Thể loại: truyện ngắn trữ tình
c) Bố cục: 3 phần
Tóm Tắt Tác Phẩm
Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu tại một phố huyện
nghèo bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao : cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển
về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa
trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong
trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm đyên tĩnh.ể trở về
nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ
1. Bức tranh phố huyện
a) Cảnh chiều tàn của thiên nhiên phố huyện
-)
Thời gian: buổi chiều  thời gian nghệ thuật => cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn


-)
Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái văng vẳng
+ Tiếng muỗi vo ve
-)
Hình ảnh màu sắc:
+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”
+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”
+ “Dãy tre làng trước mặt đen lại”
=> Bức tranh đồng quê vừa gần gũi, bình dị vừa thơ mộng đậm chất Việt Nam
1. Bức tranh phố huyện
b) Phố huyện khi đêm xuống:
-
Hình tượng bóng tối:
+ Bóng tối đen kịt bao trùm lên đường phố và các ngõ vào làng, ra sông, qua chợ, về nhà
+ Bóng tối đậm đặc cả bầu không khí, tiếng trống cầm canh cũng không xuyên qua được bóng tối dày đặc
“tung lên một tiếng ngắn khô khan không vang động ra xa rồi chìm ngay vào bóng tối”
=>Bóng đêm là hướng đi tới, đi về, đi đến, đi ra của bao người; trở thành số phận, tương lai của người dân phố
huyện. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi cho một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng
ngày của họ”.
=> Qua cái nhìn của Liên thể hiện nỗi day dứt thấm thía nỗi buồn thân phận và niềm cảm thông của tác giả.
1. Bức tranh phố huyện
-
Hình tượng ánh sáng:
+ Khe sáng lọt ra từ những cánh cửa khép hờ trong phố.
+ Ánh sáng của sao và vệt sáng của đom đóm
+ Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn của chị Tý.
+Chấm lửa nhỏ và vàng từ bếp phở của bác Siêu.
+ Từng hột sáng thưa thớt từ ngọn đèn vặn nhỏ của Liên.


Bóng tối Ánh sáng
bao trùm nhỏ nhoi, leo lét
(hiện thực nghèo nàn u tối) (ước mơ ngày mai tươi sáng)
=> Biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé vô danh sống leo lét trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ: Nhịp
sống lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ, quẩn quanh, tăm tối, lầm lũi, nhẫn nhục.
1. Bức tranh phố huyện
c) Bức tranh đời sống phố huyện
-
Cảnh chợ tàn
+ “Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”
+ “…chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.”
+ Mùi âm ẩm của hơi nóng ban ngày và cát bụi.
=> Cảnh chợ nghèo nàn, xơ xác  nổi bật sự tiêu điều của phố huyện – quang cảnh làng quê Việt Nam trước
Cách Mạng Tháng 8.
1. Bức tranh phố huyện
c) Bức tranh đời sống phố huyện

Con người và cuộc sống phố huyện:
- Những người khá giả (ông Cửu, cụ Thừa, cụ Lục, ông giáo…):
+ Đóng cửa nghỉ ngơi
+ Rủ nhau đánh tổ tôm
-
Những mảnh đời tàn
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo : nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ thứ gì còn sót lại
+ Mẹ con Tí với hàng nước sơ sài, ế ẩm.
+ Hai chị em Liên trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu.
+ Bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười khanh khách, lảo đảo đi vào bóng tối
+ Gia đình b xẩm : cảnh đời bất hạnh sống trong sự bố thí của người đời… ác
=> Sự bế tắc, tù đọng của những kiếp người lay lắt

=> Cuộc sống nghèo đói, tiêu điều đến thảm hại qua cái nhìn xót thương da diết mà kín đáo của Thạch Lam
1. Bức tranh phố huyện
c) Bức tranh đời sống phố huyện
-
Cuộc sống: “
Ôi chao! Sớm hay muộn có ăn thua gì!”
(chị Tý)

Nhịp sống chậm chạp

Thể hiện cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, buồn bã

Những nét vẽ về âm thanh, ánh sáng và con người trong bức tranh phố huyện của tác giả như rời rạc
nhưng lại hoà quyện cộng hưởng trong một hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa.
1. Bức tranh phố huyện
d) Tâm trạng của chị em Liên
-
Buồn man mác trước thời khắc ngày tàn
-
Cảm thương cho những số phận
2. Hình ảnh đoàn tàu trong đêm khuya
- Chuyến tàu đêm “ như đã đem một thế giới khác đi qua” đoàn tàu đến và đi như một lịch trình nhưng
hình ảnh đoàn tàu sáng trưng cũng tạo một thoáng vui, một niềm an ủi, một nỗi khao khát mơ hồ, một mơ
ước không bao giờ tắt, một chút tươi sáng cho sự sống nghèo khổ, đơn điệu, tẻ nhạt hàng ngày của họ
 Cuộc sống mòn mỏi nơi phố huyện như cái ao tù vô hình muốn nhấn chìm họ. Cố thức để dợi đoàn tàu
là những nổ lựa muốn ngoi lên bám vào cái phao tin thần để khỏi bị chìm ngập trong không gian nghèo
nàn và tù túng nơi phố huyện: Đó là giá trị nhân văn vủa tác phẩm
2. Hình ảnh đoàn tàu trong đêm khuya
- Sau khi đoàn tàu đi qua: phố huyện lại chìm vào yên tĩnh, tịch mịch
=> Hiện thực cảnh đời buồn tẻ ở một phố huyện nhỏ có một ý nghĩa khái quát: nó tái hiện tính trì trệ từ

lâu của XHVN thời Pháp thuộc.

Thạch Lam đã đánh thức những tâm hồn mệt mỏi và cam chịu, khơi dậy ở niềm khát khao
sống cho đúng nghĩa

Tinh thần nhân đạo mới mẻ
3. Nhân vật Liên
a) Liên có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương.
-
Tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên , luôn rộng mở gắn bó và yêu thương với thế giới xung
quanh.
+ Lắng nghe từng tiếng động, báo hiệu một ngày sắp hết: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kên ran
ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve  đón nhận cả cái không khí im vắng tĩnh lặng của buổi chiều quê.
+ Có cái nhìn bao quát
+ Yêu cảnh vật: những thứ rác rưởi " vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn, lá mía"  cảm nhận được cái tiêu điều của
vùng đất nghèo khó
+ Nhận ra những vẻ đẹp bình dị mà giàu chất thơ: " trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và
thoảng qua gió mát“, vẻ đẹp bầu trời đêm
a) Liên có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương
-
Cảm thông xót xa cho những nỗi khổ của con người:
+ Mẹ con chị Tí
+ Gia đình bác xẩm
+ Cụ Thi
….

thế giới tâm hồn trẻ thơ trong sáng giàu tình yêu thương.
3. Nhân vật Liên
b) Cô bé luôn biết ước mơ để hướng đến tương lai tươi sáng:
-

Tâm hồn luôn thiết tha hướng về ánh sáng
+ "hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lấp lánh"
+ “Ánh sáng của sao và vệt sáng của đom đóm”
+ ….
-
Luôn muốn tìm kiếm những niềm vui, những hi vọng tươi sáng
3. Nhân vật Liên
Kết cấu
Lúc chiều buông Khi đêm xuống
Lúc khuya về,
chuyến tàu đi qua
Theo sự vận động của thời gian
Buồn man mác
tr ớc cảnh ngày tàn
Buồn khắc khoải
trong cảnh đợi chờ
Buồn thấm thía, lắng
sâu về kiếp đời tăm tối
Sự vận động của cảm xúc trong nhân vật Liên
4. Nghệ thuật
-
Truyện ngắn trữ tình không có cốt truyện rõ ràng.
-
Ngôn ngữ xúc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.
-
Đan xen giữa yếu tố lãng mạn và hiện thực.
-
Miêu tả tâm lý đặc sắc, đi sâu vào thế giới tâm hồn nhân vật (đặc biệt là nhân vật Liên)
-
Nghệ thuật tương phản đối lập (giữa ánh sáng & bóng tối; sự im lặng tĩnh mịch với âm thanh tiếng ếch nhái,

tiếng trống thu không )
-
Giọng điệu nhẹ nhàng, lôi cuốn người đọc.
III – Tổng kết
Thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn
quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước CM. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong
ước tuy còn mơ hồn của họ.
Tổ 1
Nguyễn Hoàng Yến Như
Đỗ Ngọc Thiên Thư
Nguyễn Minh Thi
Phan Nhật Khánh Uyên
Nguyễn Minh Thư
Huỳnh Phan Ngọc Trâm
Nguyễn Mai Phương

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×