Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.91 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
oOo




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH CẦN THƠ



Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ĐOÀN THỊ CẨM VÂN LÊ PHÚC HẬU
MSSV : 4031251
Lớp : Tài chính khóa 29

Cần Thơ - 2007

i



LỜI CẢM TẠ

Qua bốn năm học ở Trường Đại học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo và


giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa KT-
QTKD đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gian
học tập ở trường. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương
trình học của mình.
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần
Thơ, được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của Ban Lãnh Đạo
và Các Cô Chú, Anh Chị trong Ngân hàng cùng với sự chỉ dạy của Quý Thầy Cô
Khoa KT- QTKD đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Em kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD đã truyền đạt
cho em kiến thức bổ ích trong thời gian qua, đặc biệt là cô Đoàn Thị Cẩm Vân đã
tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo, Cô Chú, Anh Chị trong Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ, đặc biệt là Cô Huệ và Chị Khoa ở
phòng Thẩm Định và Quản lý Tín dụng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em
hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận
văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp
của Quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo Ngân hàng giúp em khắc phục được những
thiếu sót và khuyết điểm.
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Quý Cô Chú,
Anh Chị trong Ngân hàng lời chúc sức khoẻ và luôn thành đạt.
Cần thơ, ngày 20 tháng 06 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Lê Phúc Hậu



ii




LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày 19 tháng 07 năm 2007
Sinh viên thực hiện



Lê Phúc Hậu
iii



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP






























iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN






























v



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN































vi



MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1. Mục tiêu chung 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Không gian 2
1.3.2. Thời gian 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan 3
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 4
2.1. Phương pháp luận 4
2.1.1. Tín dụng 4
2.1.2. Rủi ro tín dụng 7
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 10
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 11
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH CẦN THƠ 12
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 12
3.2. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ 13
3.3. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Thẩm định và Quản lý Tín
dụng 14
3.4. Cơ cấu tổ chức 14
3.5. Quy trình tín dụng tại ngân hàng 16
3.6. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2004-

2006) 16
vii



CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) 19
4.1. Khái quát về cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn của ngân
hàng qua 3 năm 19
4.1.1. Khái quát về cơ cấu nguồn vốn 19
4.1.2. Khái quát về tình hình huy động vốn 23
4.2. Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín
dụng tại ngân hàng 27
4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng 27
4.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 35
4.3. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng 39
4.3.1. Tình hình nợ quá hạn 39
4.3.2. Rủi ro nợ quá hạn theo phân loại nợ 40
4.3.3. Rủi ro nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế 43
4.3.4. Rủi ro nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 49
4.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng 54
4.4.1. Rủi ro do cơ chế chính sách nhà nước 54
4.4.2. Rủi ro do khách hàng 54
4.4.3. Do nguyên nhân khách quan bất khả kháng 56
4.4.4. Rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo 56
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI
RO TÍN DỤNG 57
5.1. Chủ động phân tán rủi ro 57
5.2. Phân tích kỹ về khách hàng trước khi cho vay 58
5.3. Thực hiện bảo hiểm tín dụng 59

5.4. Linh hoạt trong công tác thu nợ 59
5.5. Thay đổi cơ cấu tín dụng 60
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
6.1. Kết luận 61
6.2. Kiến nghị 62

viii



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh 16
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn 20
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng 28
Bảng 4: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 36
Bảng 5: Nợ quá hạn theo phân loại nợ 41
Bảng 6: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế 44
Bảng 7: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 50
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hang 15
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh 17
Biểu đồ 2: Cơ cầu nguồn vốn 24
Biểu đồ 3: Tình hình cho vay 29
Biểu đồ 4: Tình hình thu nợ 32
Biểu đồ 5: Tình hình dư nợ 34
Biểu đồ 6: Tình hình nợ quá hạn 39

Trang 1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc nước ta
trở thành thành viên của WTO, thì các Ngân hàng Việt Nam sẽ đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trong nước nói chung và các Ngân hàng
nước ngoài nói riêng. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các Ngân hàng trong
nước bắt buộc phải hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình để đi đến mục
đích là tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường như hiện nay, thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng từng
bước được đổi mới và phát triển ngày càng đa dạng. Đồng thời đáp ứng nhu cầu
về vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng.
Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng ở nước ta hiện nay, đặc biệt
là ở Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển chi nhánh Cần Thơ thì tín dụng là hoạt động
kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng và thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng thu nhập. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ đã và
đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, từng bước khắc phục khó khăn để
vươn lên, đồng thời thường xuyên đa dạng hoá các loại hình tín dụng nhằm đáp
ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn của nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo an toàn
và hiệu quả. Tuy nhiên, việc này cũng đã góp phần làm tăng rủi ro trong kinh
doanh của Ngân hàng, nhất là rủi ro tín dụng. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay
đối với Ngân hàng là nhận dạng rủi ro và đề ra những biện pháp phòng ngừa và
giảm thiểu rủi ro. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó nên em đã chọn đề tài “Phân
tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Chi nhánh Cần Thơ”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng cho Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm qua (2004, 2005,

Trang 2
2006), từ đó đưa ra giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân

hàng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nội dung nghiên cứu sẽ hướng đến các mục
tiêu sau:
ØMục tiêu 1: Khái quát về cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn
của Ngân hàng.
Ø Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động
tín dụng của Ngân hàng.
Ø Mục tiêu 3: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng và tìm ra
những nguyên nhân dẫn đến rủi ro.
Ø Mục tiêu 4: Đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế các rủi ro trên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được thực hiện qua thời gian thực tập tại phòng Thẩm định dự án và
Quản lý tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu từ ngày 05/03/2007 đến ngày 11/06/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ rất phong
phú và đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên do thời gian
có hạn nên em chỉ đi sâu nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng và rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ qua ba năm 2004,
2005, 2006.








Trang 3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Trong những năm qua tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ cũng đã
có nhiều đề tài nói về rủi ro tín dụng. Sau đây là một số đề tài mà em được biết:
Ø Võ Thị Điểm (2003), tiểu luận tốt nghiệp “Phân tích khả năng sinh lời
và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ”, lớp
Kế toán K25, Đại học Cần Thơ.
Nội dung phân tích rủi ro tín dụng gồm:
— Phân tích dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn từ năm 2001 đến năm 2003.
— Phân tích nợ quá hạn, nợ khó đòi qua 3 năm.
— Phân tích chỉ số: Nợ quá hạn / Tổng dư nợ, Nợ khó đòi / Tổng dư nợ.
Ø Lê Quỳnh Nga (2004), khóa luận tốt nghiệp “Những giải pháp chủ yếu
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ”, lớp Tài chính – Tín dụng 03 khóa 02, Đại
học dân lập Cửu Long.
Nội dung phân tích liên quan gồm:
— Phân tích tình hình tín dụng ngắn, trung và dài hạn qua 3 năm (2002-
2004).
— Phân tích rủi ro tín dụng:
—— Phân tích nợ quá hạn ngắn, trung và dài hạn.
—— Phân tích chỉ số Nợ quá hạn / tổng dư nợ.
—— Tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
Ø Nguyễn Xuân Khoa (2000), tiểu luận tốt nghiệp “Rủi ro tín dụng và một
số biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ở Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Cần Thơ”, lớp Tài chính – Tín dụng k22, Đại học Cần Thơ.
Nội dung phân tích liên quan đến đề tài gồm:
— Phân tích tình hình tín dụng ngắn, trung và dài hạn qua 3 năm (1997-
1999).
— Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng:
—— Phân tích rủi ro nợ quá hạn, nợ khó đòi gồm: tổng dư nợ, nợ khó đòi,

nợ quá hạn, Nợ quá hạn / Tổng dư nợ, Nợ khó đòi / Tổng dư nợ.
—— Phân tích rủi ro thể hiện qua lãi treo: lãi treo, tỷ trọng lãi treo trên tổng
dư nợ, tỷ trọng lãi treo trên nợ quá hạn.

Trang 4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Tín dụng
2.1.1.1. Các khái niệm
a) Tín dụng
Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong
đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất
định. Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau:
Ø Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định,
giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết
bị v.v
Ø Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong
một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụ
hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
b) Tín dụng Ngân hàng:
Là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đơn
vị, các tổ chức kinh tế và cá nhân được thực hiện dưới hình thức các Ngân hàng,
các tổ chức tín dụng sẽ đứng ra huy động vốn rồi sử dụng nguồn vốn đó để cho
vay đối với đối tượng nêu trên.
c)Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách
hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian
nhất định.
d)Doanh số thu nợ

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được
khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.




Trang 5
e) Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào
một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai
chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Dư nợ bình quận: Là số dư nợ trung bình của Ngân hàng trong một năm.
Nó được tính bằng công thức:
Dư nợ bình quân = ( Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm) / 2
g) Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả
năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng
chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn.
Theo Quyết định QĐ 493/2005/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN ban hành.
Theo Quyết định này thì dư nợ cho vay được chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1 được gọi là nợ đủ tiêu chuẩn, gồm:
+ Nợ còn trong hạn, chưa đến thời hạn thanh toán và được Ngân hàng đánh
giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
+ Khách hàng không còn món nợ nào khác đã quá hạn.
- Nhóm 2 là nhóm nợ cần chú ý, bao gồm:
+ Nợ đã quá hạn từ 1 đến dưới 90 ngày
+ Nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn.
+ Những khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và
lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn dưới 90
ngày.
+ Nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi
đến hạn, và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4 là nhóm nợ nghi ngờ, bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ được được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn từ 90
đến 180 ngày

Trang 6
+ Các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 là nhóm nợ có khả năng bị mất vốn, gồm:
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý.
+ Các khoản nợ được được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng bị quá hạn trên
180 ngày
+ Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi.
2.1.1.2. Phân loại tín dụng
a) Theo thời gian
Ø Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Ø Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng.
Ø Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
trở lên.
b) Theo thành phần kinh tế
Bao gồm: thành phần kinh tế nhà nước, tập thể, doanh nghiệp tư nhân, cá
thể, hỗn hợp (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần), khác (đầu tư
nước ngoài, cho vay ngân sách).
c) Theo ngành kinh tế

Bao gồm: ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và các ngành
khác. Các ngành công nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ
như chế biến lương thực thực phẩm, bao bì, vật liệu xây dựng, dệt may, ; Các
khách hàng ngành xây dựng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng
công trình dân dụng, công trình thủy lợi, cầu đường…; còn các ngành thương
mại dịch vụ và các ngành khác như kinh doanh bất động sản, mua bán vật liệu
xây dựng, mua bán điện thoại, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, một số vay
vốn để sửa chữa nhà cửa, mua xe…





Trang 7
2.1.1.3. Nguyên tắc tín dụng
Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Ø Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên
hợp đồng tín dụng.
Nhằm đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện cho việc hoàn trả nợ vay của
khách hàng, mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn xin vay; trong đó, nói rõ mục
đích kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Theo đó, Ngân hàng
yêu cầu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay và đảm bảo thực thi có hiệu
quả. Nếu Ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục
đích thì Ngân hàng có thể thu hồi vốn trước thời hạn.
Ø Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng
hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc thì khách hàng phải trả vốn và lãi sau một thời gian sử
dụng nhất định. Để thực hiện nguyên tắc này, các khoản cho vay của Ngân hàng
đều có kỳ hạn nợ, khi đến hạn khách hàng phải nộp tiền để trả nợ Ngân hàng. nếu
đến hạn Ngân hàng không nhận được lệnh của khách hàng thì Ngân hàng sẽ tự

động ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, nếu tài khoản của khách hàng
không có số dư thì Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn, đồng thời gởi giấy báo cho
khách hàng biết để đi đến việc phát mãi tài sản thế chấp.
2.1.2. Rủi ro tín dụng
2.1.2.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện
được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là
rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên
nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng
một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của
Ngân hàng và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.
Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng
nề nhất. Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng
mang lại thường chiếm từ 80 – 90% tổng thu nhập của mỗi Ngân hàng. Nhưng

Trang 8
đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho
vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những khoản đầu tư khác.
2.1.2.2. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
a) Đối với bản thân Ngân hàng
Sự tổn thất của Ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra, có thể là các thiệt
hại về vật chất hoặc uy tín của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của
Ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ
gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dần dần lâm vào
tình trạng thiếu hụt.
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh
toán, dần dần làm cho Ngân hàng bị lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản.
b) Đối với nền kinh tế xã hội

Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư.
Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, khi đó nó
có khả năng phát sinh lây lang sang các Ngân hàng khác và tạo cho dân chúng
một tâm lý sợ hãi. Lúc đó dân chúng sẽ đưa nhau đến Ngân hàng để rút tiền trước
thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các Ngân hàng do thiếu
khả năng thanh toán. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
2.1.2.3. Hậu quả rủi ro tín dụng gây ra đối với nước ta
Ø Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi trong các Ngân hàng thương mại gia tăng
cao. Đây là biểu hiện tập trung nhất, chủ yếu nhất nhưng không phải toàn bộ.
Ø Chi phí tăng cao ngoài dự kiến, thậm chí là thua lỗ; mặc dù khoản cho
vay đó không rơi vào nợ khê động.
Ø Lợi nhuận thu được nằm ngoài dự kiến, tức là khoản vay đó vẫn thu đủ
gốc, chi phí không tăng, nhưng lãi thu được thấp hơn nhiều theo tính toán khi ký
kết hợp đồng tín dụng.

Trang 9
Ø Uy tín trong nước và uy tín quốc tế giảm sút: Thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn,
nợ xấu quá cao, gấp nhiều lần giới hạn an toàn của quốc tế; hàng loạt vụ án lớn
xảy ra; không thục hiện đúng cam kết mở L/C.
Ø Mất cán bộ tín dụng, tạo tâm lý hoang mang, dao động, co cụm của cán
bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Các vụ án đưa ra xét xử,
cán bộ bị xử phạt theo các khung hình của pháp luật. Các cán bộ khác bị ảnh
hưởng nặng nề về tâm lý, tư tưởng.
Ø Thu nhập giảm sút, giảm phần nộp ngân sách, hạn chế tích lũy để đầu tư
hiện đại hóa công nghệ và đầu tư đào tạo lại cán bộ, nâng cao trình độ. Ngân
hàng mất vốn, phải khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xóa nợ, ngoài một phần ngân
sách nhà nước cấp thì chủ yếu do các Ngân hàng phải trích lập phòng ngừa rủi
ro, giảm thu nhập.
Ø Hạn chế sức mạnh cạnh tranh, do năng lực tài chính kém, công nghệ và

trình độ hạn chế, uy tín với khách hàng suy giảm.
Ø Duy trì lâu sự bao cấp cho doanh nghiệp nhà nước.
Ø Kẽ hở cho tham những.
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
a) Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp
nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn
thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu
này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có
hiệu quả.
b) Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, tốc độ thu hồi nợ
của Ngân hàng là nhanh hay chậm.



Trang 10

c) Hệ số thu nợ (%)
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Tổng doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ
vay của khách hàng, cho biết số tiền mà khách hàng thu được trong một thời kỳ
kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì
càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu
quả và ngược lại.
d) Thời gian thu nợ bình quân (ngày)
Thời gian thu nợ bình quân = (Dư nợ bình quân /doanh số thu nợ)*360 ngày
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ là nhanh hay chậm về mặt thời

gian. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng cao, tốc
độ luân chuyển vốn của Ngân hàng càng nhanh.
2.1.3.5. Mức độ rủi ro tín dụng(%)
Mức độ rủi ro tín dụng = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
Rủi ro theo phân loại nợ = Nợ quá hạn theo nhóm / Tổng dư nợ
Rủi ro theo ngành = Nợ quá hạn theo ngành / Tổng dư nợ
Rủi ro theo thành phần kinh tế = Nợ quá hạn theo thành phần / Tổng nợ quá hạn
Các chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ
lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng càng hiệu quả.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Ø Thu thập số liệu từ phòng Kế hoạch - Nguồn vốn để làm số liệu phân
tích.
Ø Thu thập số liệu về tín dụng từ phòng Thẩm định dự án và Quản lý tín
dụng.
Ø Tìm kiếm thông tin từ các tạp chí, internet, các giáo trình đã học và các
sách, báo có liên quan để có thêm kiến thức và các thông tin mới giúp ích cho
quá trình phân tích.
Ø Tiếp nhận thông tin truyền đạt từ các cán bộ Ngân hàng nơi thực tập.

Trang 11

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Ø Mục tiêu 1 và 2: Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu giữa các
năm để thấy được tình hình biến động.
* Phương pháp so sánh (dựa vào tốc độ tăng trưởng):
T =
1
12
T

TT

* 100
Trong đó:
T
1
: Số liệu năm trước
T
2
: Số liệu năm sau
T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%)
Ø Riêng đối với mục tiêu 2: Sử dụng thêm các chỉ tiêu tài chính để đánh giá
hiệu quả hoạt động tín dụng.
Ø Mục tiêu 3: Dựa vào các số liệu thu thập được và các tài liệu từ Ngân
hàng để phân tích rủi ro và tìm ra nguyên nhân.
Cuối cùng là tập hợp các phương pháp trên lại để tiến hành viết đề tài.
















Trang 12

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH CẦN THƠ
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với tên gọi trong quan hệ quốc
tế là VietindeBank, viết tắt là BIDV (Bank of Investment and Developement of
Vietnam). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết
định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt
động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với
từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:
+ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
+ Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng
thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời
nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô
hình Tổng công ty nhà nước. Tính đến 31/12/2005, tổng tài sản của BIDV đạt
131.731 tỷ VND. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô
hình của một tập đoàn trong tương lai. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm
05 khối lớn: Khối Ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm 3 sở giao dịch và
các chi nhánh trên toàn quốc); Khối Công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối
liên doanh; Khối đầu tư. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đạt
trên 9.300 người vừa có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ Ngân hàng hiện
đại.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương
mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân

hàng và phi Ngân hàng, làm Ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn
vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng
định là Ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài

Trang 13

hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là Ngân hàng có nhiều kinh
nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam luôn làm tròn nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao
cho. Cùng với hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV luôn là công cụ
sắc bén, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Trong
hoạt động, BIDV luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.
3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH CẦN THƠ
Chi nhánh NHĐT&PTCT được thành lập vào năm 1977 theo quyết định số
32/CP của Chính Phủ, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang.
Trong thời kỳ này họat động chủ yếu của Ngân hàng là cấp vốn cho đầu tư và
xây dựng cơ bản được bố trí theo kế hoạch của nhà nước. Nhiệm vụ này được thể
hiện thông qua sự kết hợp giữa các nguồn :
- Vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản
mang ý nghĩa chiến lược.
- Vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các công
trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua quỹ đầu tư
của nhà nước.
Ngày 26/04/1981 Chính Phủ ra quyết định 259/CP thành lập Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang trên cơ sở chi nhánh Kiến thiết và Quỹ tín dụng
Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Hậu Giang hợp lại.
Ngày 14/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 401/HĐBT chuyển

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp
sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Đầu năm 1992 chi nhánh NHĐT&PTCT ra đời là do sự kiện tách tỉnh Hậu
Giang ra làm hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.
Từ ngày 01/01/01995 sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu
đãi theo quyết định 654/TTG của Thủ tướng Chính Phủ, hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết
định 293/QĐ-NH9 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thời kỳ

Trang 14

này nhiệm vụ của NHĐT&PTCT là tạo được nhiều vốn và sử dụng vốn với hiệu
quả tối ưu, gắn chiến lược huy động và sử dụng vào trong một chiến lược tổng
thể nhằm đa dạng hoá và hữu hiệu hoá hoạt động Ngân hàng, mà chủ yếu vẫn là
phục vụ cho đầu tư phát triển các dự án theo mục tiêu kinh tế đề ra.
3.3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG VÀ
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
Ø Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của
Nhà nước và các quy trình nghiệp vụ có liên quan đối với các dự án, khoản vay,
bảo lãnh; đánh giá tài sản đảm bảo nợ; có ý kiến độc lập về quyết định cấp tín
dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh cho khách hàng.
Ø Tham gia ý kiến về chính sách tín dụng của chi nhánh, quy trình tín dụng,
quy trình quản lý rủi ro, quản lý thông tin và lập các báo cáo về công tác tín
dụng.
3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức cho thấy sự phân cấp quản lý trong ngân hàng. Cơ cấu tổ
chức của ngân hàng được bố trí một cách khoa học và hợp lý, vừa phù hợp với
quy mô của đơn vị, vừa đáp ứng được yêu cầu công việc, đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh của ngân hàng được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Sau đây
là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ:










Trang 15

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn

Ban Giám đốc
PGD khu CN Trà Nóc
Phòng giao dịch
NINH KIỀU

Khối dịch vụ
Khối hỗ trợ KD
Khối quản lý nội bộ
Phòng
Tín
Dụng
Phòng
Dịch
Vụ
Phòng

Thẩm
Định -
Quản Lý
Tín
D
ụng

Phòng
Kế
Hoạch
Nguồn
Vốn
Phòng
Tài
Chính
Kế Toán

Phòng
Tổ Chức
Hành
Chính
Phòng
Kiểm
Tra -
Kiểm
Toán
N
ội Bộ

Tổ

Điện
Toán

ĐGD Xuân
Khánh
Phòng
ngân
quỹ

Trang 16

3.5. QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
Tùy theo thời hạn cho vay mà sẽ áp dụng quy trình cho vay cụ thể, nhưng
nhìn chung quy trình cho vay gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Bước 2: Thẩm định và đánh giá khách hàng.
Bước 3: Xét duyệt, ký kết hợp đồng tín dụng.
Bước 4: Giải ngân, giám sát và quản lý vốn tín dụng.
Bước 5: Thu nợ (đối với cho vay), theo dõi giao dịch (đối với bảo lãnh) và
xử lý phát sinh.
Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng.
3.6. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA
3 NĂM (2004-2006)
Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh
Ngân hàng. Nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đó đã đạt được
mục tiêu của mình hay không và việc đạt được mục tiêu đó ảnh hưởng tốt hay
xấu để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt
mạnh trong kinh doanh góp phần làm cho Ngân hàng ngày càng phát triển.
Trong 3 năm qua trước những thử thách và cơ hội, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Cần Thơ với sự nỗ lực của mình đã đạt được những kết quả khả quan.

Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh 05/04 So sánh 06/05
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền

% Số tiền

%
Doanh thu 64.226

74.937

116.040

10.711

16,68

41.103

54,85

Chi phí 57.889

63.590

95.790


5.701

9,85

32.200

50,64

Lợi nhuận trước thuế

6.337

11.347

20.250

5.010

79,06

8.903

78,46

Thuế thu nhập 1.774

3.177

5.670


1.403

79,06

2.493

78,46

Lợi nhuận sau thuế 4.563

8.170

14.580

3.607

79,06

6.410

78,46

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn

×