Xây dựng đề án xoá đói giảm nghèo
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015
------O0O------
1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tỉnh cấp thiết của dự án
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, phát
huy truyền thống quê hương cách mạng, Tuyên Quang đã thực hiện nhiều giải
pháp xóa đói, giảm nghèo.
Tuyên Quang là tỉnh nghèo, có xuất phát điểm KT –
XH thấp, đời sống của người dân còn rất khó khăn hiện vẫn phải dựa tới 80%
vào ngân sách Trung ương nên luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xóa
nghèo bền vững.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với
sự nỗ lực phấu đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế
xã hội đã có bước phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình
quân 9 -11,4%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ
trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Tỉnh
uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ chương, chính
sách và giải pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo bằng chương
trình, kế hoạch cụ thể. Với mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 67,8% năm 2005
xuống còn dưới 25% vào năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 7,1%. Cuộc sống
mới no đủ đã và đang đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang.
Các Chương trình 134,135 giai đoạn II và các dự án của Chương trình mục tiêu
quốc gia XĐGN. Do vậy công tác XĐGN đã đạt được nhiều kết quả đáng khích
lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. dự kiến cuối năm 2010 còn 25%.
1
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác giảm nghèo
còn nhiều hạn chế và yếu kém; Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung
của cả nước, công tác giảm nghèo chưa bền vững, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm
thấp so với kế hoạch đề ra… Năm 2010 là năm tổng kết Chương trình giảm
nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trong khi chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo dưới
20% theo tiêu chí cũ thì Chính phủ lại ban hành chuẩn nghèo mới cao hơn đây là
một thách thức lớn đối với tỉnh Tuyên Quang vì số hộ nghèo cư trú ở nông thôn
miền núi, vùng sâu, vùng xa, là đồng bào đân tộc thiểu số chiếm trên 80%.
Để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nâng cao mức thu nhập của người
dân, công tác xoá đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm tới đây. Để thực
hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của các tỉnh miền núi đến năm 2015 dưới
10% là nhiệm vụ rất nặng nề. Trên cơ sở kiến thức đã học của môn Lập và Phân
tích dự án, tôi lựa chọn chuyên đề “Xây dựng dự án xoá đói giảm nghèo trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015”.
1.2. Mục tiêu của dự án
- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27,7 % năm 2010 (dự kiến theo chuẩn
mới của Nhà nước ban hành năm 2010) xuống còn dưới 20 % vào năm 2015,
bình quân giảm 1,5%/ năm.
- Cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, củng cố đời sống hộ cận nghèo,
hộ mới thoát nghèo nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU DỰ ÁN VÀ VÙNG DỰ ÁN
2.1. Khái niệm về xoá đói, giảm nghèo
2.1.1. Khái niệm về xoá đói
Xoá đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu
nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước
2
nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về
vật chất để duy trì cuộc sống.
2.1.2. Khái niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng
bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phân trăm và số
lượng người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận
dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn.
Xét trên góc độ một nền kinh tế thì giảm nghèo là qúa trình từng bước
thực hiện chuyển đổi trình độ sản xuất từ cũ, lạc hậu sang trình độ sản xuất mới
cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại.
Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ
người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách
nhanh nhất, trên cơ sở có nhiều lựa chọn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình
trạng nghèo đói.
Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam nhận thức được tầm quan
trọng của công tác xoá đói giảm nghèo và coi đó là yếu tố cơ bản để đảm bảo
công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, xoá đói giảm nghèo là mục tiêu
xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Mặt khác,
xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh cải cách, tạo
ra những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong thời gian qua nhờ thực hiện các cơ chế, chính sách có hiệu quả,
công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, do đó công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt
được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế
giảm nhiều. Do vậy, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong
những nước giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất.
3
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang là một nước nghèo, có mức thu nhập bình
quân đầu người vào loại thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn lớn. Vì vậy, xoá đói giảm
nghèo được coi là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội
trong thời gian tới và hế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của cả nước, các
ngành và các địa phương.
2.2. Những chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo đã thực hiện của
địa phương
Trên cơ sở các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tỉnh Tuyên
Quang đã xây dựng và ban hành chương trình xoá đói, giảm nghèo phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
đã ban hành Nghị quyết số 15 – NQ/TU ngày 15/8/2006 về thực hiện chương
trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị
quyết số 06/2007/NQ-HĐND ngày 22/5/2007 về việc phê duyệt chương trình
giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010; Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Quyết định số 875/2007/QĐ-UBND ngày 05/6/2007 về việc thực hiện
chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2006 – 2010.
Qua 4 năm triển khai Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và 1
năm thực hiện Nghị quyết số 30a của Chính phủ, Tuyên Quang đã thu được một
số kết quả sau:
a. Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010
* Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập:
- Trong năm, tỉnh đã tập trung vào hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, đã có
trên 2,4 vạn lượt hộ nghèo được vay gần 430 tỷ đồng. Để bảo đảm nguồn vốn
đạt hiệu quả, các tổ chức hội, đoàn thể đã đứng ra thành lập 2.702 tổ vay vốn.
Thông qua các tổ vay vốn, người nghèo được tiếp cận nhanh với nguồn vốn ưu
đãi của Nhà nước, đồng thời được hỗ trợ về kỹ thuật, mô hình kinh tế, phương
pháp sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ
4
nghèo, xã nghèo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo hướng sản
xuất hàng hoá. Toàn tỉnh đã tổ chức được 25 lớp dạy nghề cho người nghèo với
sự tham gia của trên 700 người, các ngành nghề chủ yếu là: may công nghiệp,
điện xí nghiệp, nghề hàn, trồng nấm rơm, dệt thổ cẩm, mây tre đan, sửa chữa xe
máy… Nhiều người trong số đó đã tìm được việc làm với thu nhập ổn định tại
các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Được sự giúp đỡ của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Sở LĐ-TBXH kết
hợp với ngân hàng NN-PTNT triển khai thực hiện dự án tín dụng xóa đói, giảm
nghèo Việt Đức (KFW) trên địa bàn tỉnh. Có 3.000 hộ được vay vốn để đầu tư
mua 120 con trâu, bò kéo, sinh sản; hơn 1,5 vạn con gia cầm; 25 xe bò và các
loại máy móc phục vụ nông nghiệp; thâm canh trồng trọt trên 2000 ha lúa và hoa
màu.
- Bên cạnh việc quan tâm hỗ trợ người nghèo về vốn vay sản xuất, tỉnh còn hỗ
trợ người nghèo về giáo dục, y tế, pháp lý… Trong những năm qua đã có gần
28.500 người là con em thuộc hộ nghèo đang thao học ở các trường trong và
ngoài tỉnh được xét miễn giảm hoọ phí, các khoản đóng góp, trợ cấp xã hội và
học bổng. Gần 31 vạn đối tượng được cấp thẻ BHYT với kinh phí gần 67 tỷ
đồng.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác xóa đói, giảm
nghèo, song theo đánh giá của Sở LĐ-TBXH, đời sống một số bộ phận dân cư ở
khu vực nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiện tượng đói giáp hạt cục bộ
vẫn diễn ra ở một số địa phương; chế độ, chính sách an sinh xã hội chưa kịp thời
triển khai đến với người dân…
5
Trong năm 2010 và những năm tiếp theo, tỉnh ta đặt ra mục tiêu giảm tỉ lệ
hộ nghèo từ 4 – 5%/năm, đảm bảo việc làm cho khoảng 500 ngàn lao động, giải
quyết việc làm mới cho 1,6 vạn lao động. Để đạt được mục tiêu XĐNG bền
vững, tỉnh ta đã đề ra ra một số nhóm giải pháp. Trong đó, tập trung ưu tiên hỗ
trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các vùng hay xảy ra thiên tai, lũ lụt; xây dựng
nhiều mô hình điểm về XĐGN; tăng cường xúc tiến chương trình xuất khẩu lao
động; phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội xây dựng, thẩm định dự án,
đẩy nhanh tiến độ giải ngân Quỹ cho vay hỗ trợ việc làm, vốn xoá đói giảm
nghèo; ưu tiên các dự án tạo nhiều việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông
thôn, nhất là vùng bị thu hồi đất do chuyển đổi mục đích sử dụng của Nhà
nước... Cấp uỷ, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo, có Nghị quyết chuyên
đề, có kế hoạch, lộ trình thực hiện việc giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu
lao động và XĐGN cho từng năm cụ thể; UBMTTQ tỉnh và các tổ chức thành
viên, các tổ chức xã hội khác phối hợp cùng các ngành, các cấp phát động phong
trào xây dựng nhà đại đoàn kết đóng góp quỹ giúp đỡ hộ nghèo.
b. Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ
* Về thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững: Tuyên Quang có 03
huyện được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a (huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Sơn
Dương). Tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 của 3 huyện được phê duyệt theo
quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh là 1103,2 tỷ đồng, trong đó, huyện Na
Hang là 500,6 tỷ đồng, huyện Chiêm Hoá là 300,2 tỷ đồng huyện Sơn Dương là
200,4
Tổng số vốn tỉnh Tuyên Quang được tạm ứng năm 2009 là 150 tỷ đồng,
trong đó:
- Vốn đầu tư: 100 tỷ đồng;
- Vốn sự nghiệp: 50 tỷ đồng.
* Về thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo:
6