Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng mường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.16 KB, 64 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




BÙI THỊ HÀ





HÀNH ĐỘNG XIN LỖI VÀ CẢM ƠN
TRONG GIAO TIẾP TIẾNG MƢỜNG






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC






BÙI THỊ HÀ





HÀNH ĐỘNG XIN LỖI VÀ CẢM ƠN
TRONG GIAO TIẾP TIẾNG MƢỜNG





Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng



SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN !
Khóa luận được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận
tình của TS. Vũ Tiến Dũng, sự quan tâm của Phòng Đào tạo Đại học, Ban chủ
nhiệm khoa Ngữ Văn, thư viện nhà trường, các thầy cô bộ môn tiếng Việt và các

bạn sinh viên K51 Đại học Sư phạm Ngữ văn.
Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm,
giúp đỡ của các thầy cô. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ
Tiến Dũng, người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khóa luận này.
Sơn La, tháng 05, năm 2014
Tác giả
Bùi Thị Hà










MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích của khoá luận 4
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5
6. Những đóng góp của khoá luận 6
7. Cấu trúc của khoá luận 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 8
1.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngôn ngữ 8

1.1.1. Lí thuyết Hành động ngôn ngữ của Austin 8
1.1.2. Lí thuyết về Hành động ngôn ngữ của Searle 12
1.1.3. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi 13
1.1.4. Động từ ngữ vi 13
1.2. Lí thuyết hội thoại 14
1.2.1. Khái niệm cuộc thoại 14
1.2.2. Những đặc điểm khái quát về cuộc thoại 14
1.3. Lí thuyết lịch sự 19
1.3.1. Quan điểm về lịch sự của R.Lakoff 19
1.3.2 Quan điểm về lịch sự của Leech 21
1.3.3. Quan điểm về lịch sự của Brown và Levinson 23
1.4. Hành động xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt 25
1.4.1. Khái niệm xin lỗi và cảm ơn 25
1.4.2. Một số cách thức xin lỗi và cảm ơn trong tiếng Việt 26
1.5. Lời xin lỗi, cảm ơn gắn với lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt 30
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 33
CHƢƠNG 2: HÀNH ĐỘNG XIN LỖI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG
MƢỜNG 35
2.1. Khái quát chung 35
2.1.1. Sơ lược về dân tộc Mường 35
2.1.2. Vài nét về văn hóa ứng xử 37
2.2. Hành động xin lỗi trong giao tiếp tiếng Mƣờng 39
2.2.1. Giới thiệu chung về xin lỗi trong văn hóa Mường 39
2.2.2. Hành động xin lỗi trong giao tiếp tiếng Mường 40
2.3. Hành động cảm ơn trong giao tiếp tiếng Mƣờng 45
2.3.1. Giới thiệu về cảm ơn trong văn hóa Mường 45
2.3.2. Hành động cảm ơn trong giao tiếp tiếng Mường 47
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 55
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59






1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) của các dân tộc là sự thể hiện trình độ
phát triển văn hoá và tƣ duy của từng dân tộc. Ngôn ngữ đã tích tụ, lƣu giữ quá
khứ, lịch sử, truyền thống dân tộc phản ánh quan niệm về vũ trụ, cái nhìn về
cuộc sống và tƣơng lai mà từng dân tộc đã đúc kết và xây dựng nên.
Việt Nam là một đất nƣớc đa dân tộc, 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc lại
có những nét riêng về phong tục, tập quán cũng nhƣ ngôn ngữ làm nên một nền
văn hoá Việt Nam đa dạng, đặc sắc.
Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm, tạo điều kiện cho ngôn ngữ các dân tộc phát
triển. Hiến pháp nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi rõ:
-“Nhà nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc thống nhất
của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam. Nhà nƣớc thực hiện
chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm Hành
động chia rẽ dân tộc. các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết để giữ gìn và
phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc
mình. Nhà nƣớc thực hiện chính sách phát triến về mọi mặt, từng bƣớc nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số” (Điều 5)
Quyết định của hội đồng chính phủ về chủ trƣơng đối với chữ viết các dân
tộc thiểu số, số 53 CP ngày 22/02/1980 viết:
- “Tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quý
của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nƣớc”.
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập kinh tế, việc giao
thoa, tiếp cận các tiếng nói của dân tộc anh em khác đã và đang diễn ra. Khi một

quốc gia, dân tộc trở nên lớn mạnh, sự phát triển này sẽ gây ra nhiều ảnh hƣởng
đến các dân tộc khác hay các nƣớc khác trong khu vực. Ngôn ngữ của dân tộc,
quốc gia đó sẽ trở thành “công cụ” cần thiết để thu hút sự tiếp thu nhằm giao
thƣơng, học hỏi với những ngƣời dân bản địa. Cùng với đó, việc học ngôn ngữ

2
để giao tiếp, giao thƣơng là nhu cầu thiết yếu, dần dần dẫn đến tình trạng một số
ngôn ngữ có thể mất đi.
Theo viện nghiên cứu chủng học và lịch sử Mexico, tên thế giới tồn tại
khoảng 6.700 loại ngôn ngữ khác nhau và dự đoán rằng cứ hai tuần thì thế giới
này mất đi một ngôn ngữ. Và đến khoảng cuối thế kỉ XXI, theo ƣớc tính có đến
50% ngôn ngữ trên trái đất có thể biến mất. Khi một ngôn ngữ biến mất thì kiến
thức này sẽ mất theo và đồng nghĩa với việc một phần lịch sử văn hoá của nhân
loại bị xoá sổ và nền văn hoá chung của thế giới bị “nghèo đi”.
Cũng nằm trong khuynh hƣớng đó, tiếng Mƣờng trong những năm gần đây
đƣợc sử dụng ngày càng ít. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, học viện Báo chí và tuyên
truyền cho biết việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc đƣợc đánh giá trên ba tiêu chí:
giảng dạy trong trƣờng học, sử dụng trong gia đình và sử dụng trong sinh hoạt
cộng đồng.
Với tiếng Mƣờng, việc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng khá khó khăn
bởi ngôn ngữ Mƣờng đƣợc chuyển tải bằng tiếng nói, không có chữ viết. Hiện
nay chủ yếu dƣợc ghi chép lại theo lối phát âm hàng ngày mà việc phát âm của
mỗi nơi lại khác nhau. Việc sử dụng tiếng Mƣờng trong sinh hoạt hàng ngày
của cộng đồng ngƣời Mƣờng vẫn diễn ra thƣờng xuyên nhƣng hiện nay trong
những gia đình bƣớc sang thế hệ thứ ba đã có hiện tƣợng không biết hoặc chỉ
có thể nghe mà không nói đƣợc tiếng Mƣờng. Ở một số xã của huyện Lƣơng
Sơn - Hòa Bình, ngôn ngữ sinh hoạt cộng đồng ngƣời Mƣờng đã sử dụng tiếng
Kinh là chủ yếu.
Xin lỗi và cảm ơn là một biểu hiện của giao tiếp có văn hoá. Nghiên cứu về
xin lỗi và cảm ơn trong tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc khác đã có nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm. Nhƣng nghiên cứu về xin lỗi và cảm ơn trong tiếng
Mƣờng còn là vấn đề ít đƣợc quan tâm.
Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của Đảng và Nhà nƣớc ta, đặc biệt là mỗi
ngƣời cần phải lên tiếng để bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ của đất nƣớc cũng nhƣ

3
bảo tồn sự sống còn của của ngôn ngữ dân tộc mình. Nghị quyết Trung ƣơng V
của Đảng đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hoá là:
“Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Bảo vệ và duy trì ngôn ngữ mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Việc bảo tồn
ngôn ngữ trở thành một trách nhiệm to lớn của thế hệ trẻ ngày nay. Bảo vệ sự đa
dạng ngôn ngữ quan trọng chẳng kém gì bảo vệ nguồn gen để tạo nên sự đa
dạng sinh học. Mất đi sự đa dạng ngôn ngữ cũng đồng nghĩa với việc mất đi sự
đa dạng trí tuệ.
Với nguyện vọng muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn và phát
huy ngôn ngữ dân tộc Mƣờng, niềm yêu mến, say mê văn hoá ngôn ngữ Mƣờng,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp
tiếng Mƣờng”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiếng Mƣờng là cách thức phân biệt có hiệu quả nhất dân tộc Mƣờng với
các dân tộc khác. Từ xa xƣa, tiếng nói dân tộc đã gắn liền với tƣ tƣởng, tình cảm
của mỗi ngƣời.
Hiện nay, do ảnh hƣởng của chính sách phát triển ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tiếng Mƣờng nhƣ : Nguyễn
Văn Tài thuộc Viện ngôn ngữ học Hà Nội, năm 1982 đã bảo vệ luận án phó tiến
sĩ Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn. Phụ lục II của luận án là bảng Từ
vựng tiếng Mường (so sánh gần 1000 từ ở 30 thổ ngữ). Đó là một nguồn tƣ liệu
rất quý. Các nhà ngôn ngữ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1979 có
gửi một phái đoàn qua Việt Nam đi điền dã và kết quả là đã xuất bản một
chuyên luận về tiếng Mƣờng khá chi tiết (Moscow, 1987). Hoa Kỳ có hai

chuyên viên tiếng Mƣờng là Milton và MurielBarker ngoài việc đăng mấy bài
tham luận về phụ âm đầu (1963) và cuối (1964) của Proto – Vietnammuong, còn
có soạn một tập từ vựng song ngữ Mƣờng – Anh, tiếng Mƣờng ở đây chủ yếu là
ngƣời Mƣờng Khến do các tác giả ghi lại từ các ngƣời Mƣờng tỉnh Hoà Bình

4
định cƣ ở Cao nguyên Trung phần năm 1954. L.Thompson, tác giả cuốn “Văn
phạm tiếng Việt” (A vietnamese Grammar, 1965) nổi tiếng có thông báo bài
nghiên cứu Ngữ âm Proto-Viet-Muong (1971). Bên cạnh đó cũng có khoá luận
nghiên cứu về tiếng Mƣờng nhƣ “Cách thức xưng hô trong giao tiếp tiếng
Mường” của Đinh Thị Hƣơng hay “Lời chào và lời mời trong giao tiếp tiếng
Mường” của Bùi Thị Hồng Duyên đều là khoá luận tốt nghiệp, nghành Ngữ văn,
Trƣờng Đại học Tây Bắc.
3. Mục đích của khoá luận
3.1. Mục đích
Xác định đƣợc cách thức xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng Mƣờng.
3.2. Nhiệm vụ
Từ mục đích nghiên cứu xác định nhƣ trên, khoá luận hƣớng tới nội dung
cơ bản sau:
Tìm hiểu lí luận chung về lí thuyết hành động ngôn ngữ, lí thuyết hội thoại,
lí thuyết lịch sự.
Nghiên cứu cách thức xin lỗi và cảm ơn trong hoạt động giao tiếp của
cộng đồng ngƣời dân tộc Mƣờng.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu của khoá luận là các hành động xin lỗi, cảm ơn
xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày của ngƣời dân tộc Mƣờng mà ngƣời viết có
thể khảo sát, thu thập, nhận biết đƣợc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà khoá luận nghiên cứu, khảo sát là khu vực tỉnh Hoà Bình, địa

bàn cƣ trú, sinh sống chủ yếu, cái nôi của nền văn hoá Mƣờng.
Khu vực dân phần lớn là ngƣời Mƣờng sinh sống trong các làng, các
xóm của ngƣời Mƣờng xa trung tâm thị trấn, thị xã, thành phố, ít giao lƣu với

5
ngƣời dân tộc Kinh. Đăc biệt là giao tiếp của ngƣời Mƣờng ở huyện Lạc Sơn –
Hoà Bình.
Khu vực ngƣời Mƣờng sinh sống ở các làng, xóm gần sát với khu vực thị
trấn, thành phố.
Khu vực ngƣời Mƣờng sinh sống, giao tiếp với cƣ dân ngƣời Kinh.
Phạm vi nghiên cứu này vừa khái quát, vừa cụ thể - để từ đó phần nào rút
ra đƣợc một số kết luận sơ bộ về cách thức xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp
tiếng Mƣờng và qua đó cho thấy quy luật ngôn ngữ giao tiếp của con ngƣời nói
chung, của đồng bào Mƣờng nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.1.1. Phương pháp điều tra
Đây là phƣơng pháp tìm hỏi, xem xét để biết rõ sự thật. Phƣơng pháp này
đƣợc tiến hành bằng cách: quan sát, nghe, ghi chép lại. Phƣơng pháp điều tra
này đƣợc dùng để thu thập ngữ liệu trong giao tiếp.
5.1.2. Phương pháp khảo sát thống kê
Phƣơng pháp khảo sát dùng để tiến hành khảo sát ngữ liệu, ngữ liệu có
liên quan đến khóa luận, sau đó khóa luận thu thập lại toàn bộ nội dung đã khảo
sát.
Phƣơng pháp này giúp ta sử dụng đƣợc nhiều nguồn nguyên liệu một cách
có hiệu quả và biết đƣợc vấn đề nào đầy đủ hay còn thiếu sót để bổ sung và
chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
5.1.3. Phương pháp miêu tả, phân tích
Sau khi khảo sát, thống kê đƣợc nguồn ngữ liệu, phƣơng pháp miêu tả sẽ
giúp miêu tả đúng đối tƣợng.


6
Tiếp đó phƣơng pháp phân tích để hiểu rõ, hiểu đầy đủ, cụ thể và chi tết
nhất về đối tƣợng cần tìm hiểu.
5.1.4. Phương pháp hệ thống
Phƣơng pháp hệ thống giúp ta kiểm tra toàn bộ những nội dung đã tiến
hành điều tra, khảo sát, thống kê nhằm kiểm soát chính xác những nội dung
miêu tả, phân tích đạt đƣợc, căn cứ vào đó để chỉnh sửa, bổ sung nếu cần, giúp
tránh đƣợc những kết luận thếu nhất quán.
5.1.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phƣơng pháp so sánh đối chiếu đƣợc sử dụng để làm nổi bật cách thức xin
lỗi, cảm ơn của tiếng Mƣờng với các ngôn ngữ dân tộc khác để đối chiếu, so
sánh.
5.1.6. Phương pháp quy nạp
Đây là phƣơng pháp giúp khoá luận tổng hợp tất cả những nội dung đã
thực hiện ở trên, rồi khái quát lại giúp cho những kết luận có căn cứ khách quan,
khoa học.
Xét thấy những phƣơng pháp trên phù hợp với khoá luận này, chúng tôi
đã lựa chọn và sử dụng. Tuỳ thuộc vào nội dung nghiên cứu cụ thể ở từng
chƣơng, chúng tôi sử dụng có thể một hoặc một vài phƣơng pháp cho phù hợp
với từng nhiệm vụ và yêu cầu đề ra. Trong đo phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo
là phƣơng pháp quy nạp.
5.2. nguồn ngữ liệu
Do ngôn ngữ Mƣờng không có chữ viết nên khoá luận đƣợc thực hiện trên
nguồn ngữ liệu chủ yếu là ngôn ngữ nói mà chúng tôi ghi chép lại những cuộc
hội thoại trong hoạt động giao tiếp của đồng bào ngƣời Mƣờng.
6. Những đóng góp của khoá luận
6.1. Đóng góp về mặt lí luận
Khoá luận nghiên cứu về các hành động ngôn ngữ xin lỗi, cảm ơn trong
hoạt động giao tiếp tiếng Mƣờng gắn với những nét đặc trƣng trong văn hoá ứng


7
xử trong giao tiếp của ngƣời dân tộc Mƣờng ở Hoà Bình.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Với việc nghiên cứu hành động xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp tiếng
Mƣờng, khoá luận sẽ góp một tiếng nói nhỏ vào việc tìm hiểu văn hoá ứng xử của
ngƣời Mƣờng. Đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ ứng xử có văn hoá trong giao tiếp nhƣ
cha ông ta đã nói Chẳng được miếng thịt miếng xôi – Cũng được lời nói cho
nguôi tấm lòng (ca dao) hay Lời nói chẳng mất tiền mua – lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau (ca dao) Biết cách xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp nhằm khẳng định những nét đẹp của văn hoá ngôn ngữ
Mƣờng.
7. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và tài liệu tham khảo, khóa luận có cấu
trúc gồm 2 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Hành động xin lỗi và cảm ơn trong giao tiếp tiếng Mƣờng














8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngôn ngữ
Hành động (hay còn gọi là hành vi) đó là toàn bộ nói chung các phản ứng,
cách cƣ xử biểu hiện ra ngoài của một ngƣời trong một hoàn cảnh cụ thể xác
định [1].
Trong cuộc sống hàng ngày, dƣới sự điều khiển tƣ duy, con ngƣời có hai
hoạt động dễ thấy là nói (Speak) và làm (Do). Thông thƣờng, ngƣời ta hay đối
lập giữa nói và làm (nói một đằng làm một nẻo), thậm chí ngƣời Việt còn quan
niệm giữa nói và làm là hai phạm trù khác hẳn nhau. Tuy nhiên làm là một phạm
trù thực tế còn nói chỉ dùng ngôn ngữ để biểu hiện diễn tả thông báo cái gì đó.
Nhƣng thực tế cũng xác định rằng nói cũng là một hành động (Act). Hành động
bằng lời nói cũng là một phần, một dạng trong toàn bộ các hoạt động sống của
con ngƣời. Nghiên cứu về hành động ngôn ngữ cũng có nhiều công trình khác
nhau và đã có những kết luận quan trọng.
1.1.1. Lí thuyết Hành động ngôn ngữ của Austin
Ngƣời xây dựng nền móng cho hành động ngôn ngữ là nhà triết học ngƣời
Anh J.L.Austin. Năm 1955, tại Trƣờng Đại học Harvard, Austin đã trình bày
mƣời hai chuyên đề trong đó có chuyên đề trình bày về lí thuyết hành động ngôn
ngữ. Những chuyên đề này đƣợc tập hợp và xuất bản năm 1962 để kỉ niệm hai
năm ngày mất của ông và cuốn sách có tiêu đề là: How to do thing with words
(người ta hành động như thế nào bằng lời nói). Austin nhận thấy rằng đối tƣợng
nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học là những câu khảo nghiệm (khẳng định,
trần thuật, xác tín và miêu tả). Những câu này về mặt ngữ nghĩa đều có thể đánh
giá đúng sai theo tiêu chuẩn logic. Nhƣng còn những phát ngôn khác không thể
đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai của logic. Ví dụ nhƣ những câu sau: Mấy giờ
rồi nhỉ ? hay Trời ơi! Tôi mệt quá! Austin cho rằng đấy là những phát ngôn
giả định hay vô nghĩa. Chúng đƣợc phát ngôn ra không nhằm trình bày một kết
quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về các sự vật sự kiện, chúng không phải là


9
những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm một việc gì đó nhƣ hỏi hay bộc lộ cảm
xúc J.L.Austin gọi đó là những phát ngôn ngôn hành. Phát ngôn ngôn hành là
những phát ngôn mà khi chúng ta nói thì đồng thời thực hiện một hành động
đƣợc biểu thị trong phát ngôn nhƣ khi chúng ta nói Mấy giờ rồi nhỉ? Nhờ phân
biệt phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngôn hành mà Austin đã phát hiện ra
bản chất hành động của ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ (hay hành vi ngôn
ngữ) đƣợc thực hiện trong ngữ cảnh C, ngƣời nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một
phát ngôn U cho ngƣời nghe (hoặc ngƣời đọc) Sp2.
C
SP
1
U SP
2

Khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một
loạt hành động mà phƣơng tiện là ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta chào tức là
chúng ta thực hiện hành động chào; khi chúng ta cảm ơn, sai khiến hoặc chúng
ta xin lỗi ai đó là chúng ta đã thực hiện hành động cảm ơn, sai khiến hoặc xin
lỗi. Nhƣ vậy nói là hành động bằng ngôn ngữ khi nói. Austin cho rằng có ba
hành động ngôn ngữ, đó là:
- Hành động tại lời (Illocutionary act)
- Hành động tạo lời (Locutionary act)
- Hành động mƣợn lời (Perlocutionary act)
a) Hành động tại lời
Hành động tại lời là những hành động ngƣời nói thực hiện ngay khi nói
năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc về ngôn ngữ. Có nghĩa là
chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng với chúng đối với ngƣời nhận.
Chẳng hạn, khi chúng ta sai khiến một ai đó một việc gì thì ngoài giao tiếp,
chúng ta còn yêu cầu họ thực hiện một việc gì đó.


10
Đặc điểm của hành động tại lời là có ý định (có đích tại lời), có tính quy
ƣớc và tính thể chế. Mặc dù tính quy ƣớc và tính thể chế là không hiển ngôn mà
quy tắc vận dụng chúng đƣợc mọi ngƣời trong cộng đồng tuân theo một cách
không tự giác. Chẳng hạn đối với ngƣời Việt thì hành động hỏi ngoài mục đích
để hỏi còn nhằm thể hiện sự quan tâm, mời mọc hay chào hỏi. ví dụ:
(1) - Anh khỏe chứ? (quan tâm)
(2) - Em có đi ăn với anh được không? (mời mọc)
(3) - Chị đi đâu đấy ạ? (chào hỏi)
Nắm đƣợc một ngôn ngữ không chỉ nắm đƣợc ngữ nghĩa, âm, từ, câu của
ngôn ngữ đó mà còn phải nắm đƣợc nguyên tắc điều khiển hành động tại lời của
ngôn ngữ đó sao cho đúng lúc, đúng chỗ, thích hợp với ngữ cảnh và thích hợp
với đối tƣợng giao tiếp.
Chẳng hạn, đối với ngƣời Việt Nam nói riêng và ngƣời phƣơng Đông nói
chung, việc hỏi han về tuổi tác, tình trạng hôn nhân đƣợc coi là lịch sự, thể
hiện sự quan tâm với ngƣời đƣợc hỏi. Tuy nhiên, đối với ngƣời phƣơng Tây thì
việc đó bị coi là không lịch sự, quan tâm thái quá đến đời tƣ của ngƣời khác.
Các hành động mƣợn lời đem lại cho phát ngôn những hiệu lực nhất định.
Ngƣời Việt Nam ý thức một cách cụ thể bằng sinh mệnh của mình ở hiệu lực
của phát ngôn qua thành ngữ Lời nói đọi máu. Nhƣng cũng ý thức đƣợc điều tốt
đẹp, quý giá của phát ngôn qua thành ngữ Lời nói gói vàng. Hiệu lực của mƣợn
lời không phải đối tƣợng của ngữ dụng. Ngữ dụng học chỉ quan tâm tới hiệu lực
tại lời. Các phát ngôn là những sản phẩm và cũng là phƣơng tiện của hành động
tại lời.
b) Hành động tạo lời
Đây là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nhƣ: ngữ âm, từ, các kiểu
kết hợp từ thành câu đển tạo ra một phát ngôn có tính trọn vẹn tƣơng đối về
nội dung và hình thức để có một phát ngôn cụ thể.


11
(4) Anh có khỏe không?
Ngƣời nói đã sử dụng các từ: Anh, có, khỏe, không và các quy tắc đặt câu
của tiêng Việt nhƣ: chủ ngữ đặt trƣớc vị ngữ kết hợp với từ để hỏi để tạo ra một
phát ngôn có nghĩa. Điều này chứng tỏ rằng nếu gặp khó khăn trong việc phát
âm để tạo ra phát ngôn có ý nghĩa trong một ngôn ngữ (chẳng hạn ngƣời nƣớc
ngoài phát âm tiếng Việt Nam hoặc ngƣời bị ngắn lƣỡi) thì chƣa thực hiện đƣợc
Hành động tạo lời. Ví dụ nhƣ ngƣời nƣớc ngoài nói:
(5) a - Cam on anh!
Thì phát ngôn này trong tiếng Việt không thể coi là đã hoàn thành một
hành động tạo lời. Bởi vì tiếng Việt có các dấu biểu hiện thanh điệu, ở phát ngôn
này đã mất đi các thanh điệu tức là không đúng các quy tắc về phát ngôn. Hành
động tạo lời phải là:
b - Cảm ơn anh!
c) Hành động mƣợn lời
Hành động mƣợn lời là những hành động “mƣợn” phƣơng tiện ngôn ngữ,
nói cách khác là mƣợn phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngôn ngữ nào đó ở
ngƣời nghe, ngƣời nhận hay chính ngƣời nói. Ví dụ khi nghe dự báo thời tiết nhƣ
sau:
(6) - Ngày mai, nghày 30 tháng 06 miền Bắc có mưa to đến rất to.
Khi nghe thông tin này, một số ngƣời thất vọng vì ngày mai có dự định đi
chơi đâu đó, một số khác lo lắng (ngƣời nông dân vì nếu mƣa sẽ không phơi
nông sản đƣợc), cũng có thể có một số ngƣời khác vui mừng vì mƣa mang lại sự
mát mẻ
Trong một ví dụ khác khi chủ tọa nói: Tôi tuyên bố khai mạc hội nghị! thì
hành động tại lời là hành động tuyên bố khai mạc hội nghị, hành động mƣợn lời
là mọi ngƣời im lặng để chờ các nghi thức tiếp theo nằm ngoài ý định của ngƣời
nghe và nằm trong ý định của ngƣời nói.

12

Chức năng của hoạt động giao tiếp đƣợc thực hiện nhờ hiệu quả mƣợn lời
của phát ngôn. Có những trƣờng hợp hiệu quả mƣợn lời là đích phát ngôn nhƣng
có trƣờng hợp không hẳn nhƣ vậy. Ví dụ khi Sp1 có hành động cầu khiến buộc
SP2 phải làm theo một việc gì đó và Sp2 thực hiện là đích của phát ngôn. Nhƣng
khi Sp2 tỏ ra khó chịu thì không thuộc đích phát ngôn.
1.1.2. Lí thuyết về Hành động ngôn ngữ của Searle
Với công trình của Speech acts (hành động ngôn ngữ) (1969), Searrle đƣợc
thừa nhận là có một vị trí đặc biệt trong sự phát triển của lí thuyết hành động ngôn
ngữ.
Trên cơ sở phân tích một hành động tại lời: hành động hứa trong tiếng
Anh, Searrle đã điều chỉnh lại và bổ sung vào những điều kiện may mắn của
Austin, và Searle gọi chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện thỏa mãn. Mỗi
hành động tại lời đòi hỏi phải có một hệ thống những điều kiện gọi là những quy
tắc (Rules) để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả với đích của nó, mỗi điều kiện
là một điều kiện cần còn toàn bộ điều kiện là điều kiện đủ. Có tất cả bốn điều
kiện, mỗi điều kiện lại đƣợc biểu hiện một cách khác nhau tùy thuộc từng phạm
trù, từng loại và từng hành động tại lời cụ thể.
Điều kiện nội dung của mệnh đề nó chỉ ra bản chất nội dung hành động.
Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một mệnh đề. Nội dung
của mệnh đề có thể là một hành đọng của ngƣời nói hay một hành động của
ngƣời nghe.
Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của ngƣời phát ngôn về năng
lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe về quan niệm giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.
Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tƣơng ứng của ngƣời phát
ngôn. Chẳng hạn: xác tín, khảo nghiệm, đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín,
lệnh đòi hỏi lòng mong muốn

13
Điều kiện căn bản là điều kiện đƣa ra khiển trách mà ngƣời nói hay
ngƣời nghe bị ràng buộc khi hành động tại lời đƣợc phát ra. Hành động tại lời và

những điều kiện thỏa mãn chúng đƣợc Searrle miêu tả qua hành động cảm ơn.
1.1.3. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi
Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn sản phẩm của một hành động tạo lời nào đó
khi hành động này đƣợc thực hiện một cách trực tiếp chân thực. Phát ngôn ngữ
vi có một kết cấu lõi đặc trƣng cho hành động tại lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó
đƣợc gọi là biểu thức ngữ vi. Chẳng hạn, chúng có phát ngôn ngữ vi:
(7) Mẹ tin con đi, con sẽ thi đỗ.
Phát ngôn trên có biểu thức ngữ vi nguyên cấp là: “con sẽ thi đỗ” và một
thành phần mở rộng cho hành động cầu khiến tạo ra: “mẹ tin con đi”.
Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trƣng cho một hành động
tạo lời. Biểu thức ngữ vi là dấu hiệu ngữ pháp, ngữ nghĩa của các hành động tại
lời. Austin phân biệt hai loại biểu thức ngữ vi, đó là: Biểu thức ngữ vi nguyên
cấp hay hàm ẩn và biểu thức ngữ vi tƣờng minh. Biểu thức ngữ vi nguyên cấp là
biểu thức không có động từ ngữ vi nhằm thực hiện một hiệu lực tại lời qua một
hành động nào đó. Biểu thức ngữ vi tƣờng minh là những biểu thức chứa động
từ ngữ vi nhằm thực hiện một hành động ở lời nào đó nhƣ: mời, chào, xin lỗi,
cảm ơn
1.1.4. Động từ ngữ vi
Động từ ngữ vi (hay còn gọi là động từ ngôn hành) là động từ mà khi phát
âm ra cùng với các biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi
kèm) là lời nói thực hiện luôn các hành động ở lời do chúng biểu thị. Trong
trƣờng hợp xin lỗi, cảm ơn, chúng ta thực hiện hành động xin lỗi, cảm ơn bằng
động từ ngôn hành chứ không phải là biểu thị ngữ vi. Austin cho rằng động từ
ngữ vi chỉ đƣợc dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) và trong khi
phát ngôn, nó đƣợc dùng ở ngôi thứ nhất (ngƣời nói - Sp1) thể chủ động thực
thi. Chẳng hạn:

14
(8) Tôi xin lỗi anh!
thì Sp1 thực hiện ngay hành động xin lỗi bằng động từ ngữ vi “xin lỗi”, bởi vì

ngƣời nói là “tôi” - ngôi thứ nhất số ít, động từ “xin lỗi” đƣợc dùng ở thì hiện
tại, thể chủ động, thức thực thi.
1.2. Lí thuyết hội thoại
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Trong giao
tiếp có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Giao tiếp một chiều là độc
thoại, tức là chỉ có một bên nói và một bên tiếp nhận (mệnh lệnh quân sự, diễn
văn ). Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại.
Lúc đó vai trò hai bên thay đổi, bên nghe trở thành bên nói và ngƣợc lại. Đó là
hội thoại. Hội thoại là hoạt động phổ biến và căn bản nhất của con ngƣời. Chính
vì vậy mà vấn đề hội thoại rất đƣợc quan tâm trong ngữ dụng học. Đặc biệt là
ngữ dụng học vĩ mô (A: Macroprag matics). Hội thoại có thể gồm hai bên gọi là
song thoại (P: Polylopgue).
1.2.1. Khái niệm cuộc thoại
Cuộc thoại là một lần nói chuyện, trao đổi giữa những cá nhân, ít nhất là
hai ngƣời trở lên trong xã hội, cuộc thoại ngắn là những cuộc thoại chỉ chứa một
cặp câu nhƣ: chào - chào, hỏi - đáp, đề nghị - đồng ý, ra lệnh - nhận lệnh cuộc
thoại dài là những thƣơng lƣợng về một hợp đồng kinh doanh, sản xuất hợp tác
văn hóa, nghệ thuật, khoa học Đó là chƣa kể những đàm phán quốc gia về biên
giới, về chính trị, về kinh tế
1.2.2. Những đặc điểm khái quát về cuộc thoại
1.2.2.1. Những đặc đểm nội tại của một cuộc thoại
Thông thƣờng, trong một cuộc thoại sẽ có những đặc điểm sau:
a) Sự tƣơng tác qua lại

15
Schegloff (1973) đã nêu nguyên tắc này với nội dung: trong một cuộc hội
thoại mỗi lúc có một ngƣời nói và không nói đồng thời. Các ngƣời nói luân
phiên nhau tạo thành sự luân phiên lƣợt lời.
b) Sự liên kết
Các lƣợt lời có sự liên kết với nhau tạo ra sự liên kết hội thoại. Đó là nguyên

tắc liên kết hội thoại.
c) Tính mục đích
Mọi cuộc thoại đều có tính mục đích, đều chứa đụng một hoặc nhiều chủ đề.
Ở mỗi cá nhân còn tìm thấy những mục đích riêng. Những chủ đề mục đích có thể
đƣợc biểu thị tƣờng minh hoặc ngầm ẩn đằng sau những lời thoại, thể hiện qua
những hành động tại lời hay qua những hành động ngôn ngữ gián tiếp: khi mua
bán, hỏi dƣờng đi, hỏi thời gian mục đích thực hiện tại lời.
Mục đích cuộc thoại cũng có thể nằm ở ngoài lời. Chẳng hạn những lời
bắt chuyện, hỏi để làm quen, làm lành, hỏi để thể hiện tình cảm nhằm nói cho
vui và mục đích nhiều khi chỉ để mà nói, để mà tiêu thời gian trong những lúc
tán chuyện phiếm.
1.2.2.2. Những đặc điểm bên ngoài
Về số lƣợng, do không gian tâm lí mà mỗi cuộc thoại đều có giới hạn
trong một số lƣợng ngƣời nhất định tham dự thảo luận để tiện việc trao đổi.
Nhƣng trong hội thảo bàn tròn, số lƣợng ngƣời tham dự không quan trọng lắm.
Mỗi buổi, chủ đề số lƣợng ngƣời có thể thay đổi.
Về quan hệ, quan hệ giữa những ngƣời tham dự có thể có những quan hệ
cá nhân trƣớc hoặc không cần có trƣớc quan hệ cá nhân. Trong quá trình hội
thoại sẽ hình thành quan hệ cá nhân đó.
Chu cảnh, có hai phƣơng diện chính để hình thành chu cảnh là thời gian
và không gian cuộc thoại. Về thời gian có thể ngắn hoặc dài khó có thể xác định
đƣợc trƣớc. Ngoại trừ những cuộc đàm phán giữa những quốc gia, những cuộc

16
thƣơng lƣợng có tính chất quan trọng. Có những cuộc thoại có thể ngầm ẩn về
không gian hoặc thời gian. Ví dụ nhƣ cuộc thoại ở phòng chờ công chứng,
phòng chờ bệnh viện Về không gian có những không gian khác nhau cho
những cuộc thoại. Chẳng hạn, cuộc thoại giữa các nhân viên ở công sở khác với
cuộc thoại giữa các nhân viên đó tại bãi tắm, nhà hàng, rạp chiếu phim
1.2.2.3. Cấu trúc cuộc thoại

Trong một cuộc nói chuyện, ngƣời ta có trao đổi hết vấn đề này sang vấn
đề khác, nhƣng bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Chúng làm nên ranh
giới một cuộc thoại. Lúc bắt đầu đƣợc gọi là mở thoại, luôn luôn do một bên chủ
động, lúc kết thúc cũng do một bên đề ra gọi là kết thoại (A: Closing). Giữa
phần ở thoại và phần kết thoại là phần trung tâm cuộc thoại: phần thân thoại.
Nhƣ vậy, cấu trúc của một cuộc thoại là:
MỞ THOẠI - THÂN THOẠI - KẾT THOẠI
Trong mỗi cuộc thoại mỗi lần nói của một ngƣời là một lƣợt lời (Turn).
Trong một lƣợt lời có thể gồm nhiều phát ngôn với những chức năng và mục
đích khác nhau và có liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi lƣợt lời có những chức
năng hội thoại khác nhau. Ngƣời này nói và ngƣời kia đáp lại. Hai lƣợt lời có
liên quan trực tiếp với nhau và đứng cạnh nhau làm nên một cặp thoại
(Adjacency).
Một cuộc thoại có thể chứa nhiều chủ đề. Mỗi chủ đề lại có nhiều vấn đề.
Quá trình thảo luận một vấn đề sẽ gồm nhiều lƣợt lời khác nhau. Tập hợp những
lƣợt lời trao đổi về một vấn đề sẽ thành một đoạn thoại (Sequence). Một đoạn
thoại cũng bao gồm phần mở thoại, thân thoại và kết thoại nhƣ một cặp thoại.
Bởi vậy, cùng một lƣợt lời, cặp thoại là đơn vị căn bản của hội thoại.
1.2.2.4. Cặp thoại
Lí thuyết hành động ngôn ngữ của Austin chỉ xem xét các hành động một
cách riêng rẽ, độc lập với các hành động khác. Trong hội thoại, mỗi phát ngôn
đều có quan hệ trực tiếp với phát ngôn đi trƣớc hoặc nó định hƣớng cho phát

17
ngôn tiếp sau. Vậy là có những hành động ngôn ngữ đã gây ra những hành động
ngôn ngữ. Các hành động ngôn ngữ không đứng biệt lập, hành động này kéo
theo hành động kia chính vì thế mà hình thành khái niệm cặp thoại.
1.2.2.5. Các nguyên tắc hội thoại
a) Luân phiên lƣợt lời
Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phải giảm thiểu tới

mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời của nhau. Vì thế, khi hai ngƣời nói chuyện,
khi ngƣời kia nói thì ngƣời này nhƣờng lời theo cách lời ngƣời này kế tiếp ngƣời
kia. Ta có những dấu hiệu nhất định báo một cách tự động cho ngƣời kia biết
rằng họ có thể nói. Đó là những dấu hiệu nhƣ sự trọn vẹn về nghĩa, sự trọn vẹn
về cú pháp, ngữ điệu, các câu hỏi, hƣ từ Ví dụ:
(9) - Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
- Rõ!
Mỗi lƣợt lời đƣợc xây dựng trên cơ sở những lƣợt lời trƣớc đó. Vậy là có
sự luân phiên lượt lời, luân phiên nói năng trong hội thoại. Nghĩa là cấu trúc của
một cuộc thoại là a – b –a – b – a – b
b) Nguyên lí cộng tác
Nguyên lí cộng tác đƣợc Grice đề ra năm 1967. Nguyên tắc đƣợc phát
biểu tổng quát nhƣ sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc
thoại) đúng nhƣ nó đƣợc đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc thoại) mà nó xuất hiện
phù hợp đích hay phƣơng hƣớng của cuộc thoại mà anh đã chấp nhận tham
gia vào”.
Nguyên lí cộng tác bao gồm bốn phƣơng châm, đó là:
Phƣơng châm về lƣợng: Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lƣợng
tin đủ nhƣ nó đƣợc đòi hỏi cho mục đích cuộc thoại và đừng đóng góp lƣợng tin
của mình phần nhiều hơn điều nó đƣợc đòi hỏi.

18
Phƣơng châm về chất: Đừng nói những điều mà mình tin là không đúng,
đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng chính xác.
Phƣơng châm quan hệ: Hãy đóng góp những điều có liên quan.
Phƣơng châm cách thức: Hãy nói cho rõ ràng, tránh lối nói tôi nghĩa, mơ
hồ và hãy nói ngắn gọn, mạch lạc.
c) Nguyên tắc tôn trọng thể diện của những ngƣời tham gia hội thoại
Theo Brown và Levinson thì phép lịch sự trong giao tiếp hội thoại liên
quan đến thể diện của ngƣời nói và ngƣời nghe khi giao tiếp. Brown và

Levinson đã phân biệt hai thể diện là thể diện dƣơng tính (thể diện tích cực –
positive face) và thể diện âm tính (thể diện tiêu cực – negative face). Thể diện
tích cực là những điều mà mỗi thành viên tham gia hội thoại mong muốn không
bị can thiệp, đƣợc hành động tự do theo cách mà mình lựa chọn. Nhƣ vậy, có thể
nói phép lịch sự chính là tổng thể những cách thức mà ngƣời thạm gia hội thoại
dùng để giữ thể diện (saving face) cho nhau.
Tôn trọng thể diện đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Nên tránh không đụng chạm đến mặt yếu của ngƣời đối thoại. Nếu buộc
lòng phải nói thì chọn cách nói làm sao ít bị xúc phạm nhất.
- Ngay khi ngƣời đối thoại với mình đƣa ra một yêu cầu, một lời đề nghị,
một lời xin cực kì vô lí cũng không bác bỏ “thẳng thừng”.
- Khi hội thoại, cả hai phía nên tránh những hành động ngôn ngữ xúc phạm
đến thể diện của nhau nhƣ vạch tội, chửi bới…
- Không xâm phạm lãng địa hội thoại của ngƣời khác, không trả lời, nói
hớt, cƣớp lời, giành phần nói của ngƣời khác
Nguyên tắc tôn trọng thể diện của ngƣời hội thoại đòi hỏi chúng ta phải tôn
trọng thể diện của ngƣời khác cũng nhƣ giữ gìn thể diện của mình. Bởi thế, để
tôn trọng thể diện của nhau, ngƣời Việt thƣờng sử dụng các biện pháp tu từ nhƣ
nói giảm,nói tránh, gián tiếp…

19
1.3. Lí thuyết lịch sự
Lịch sự dƣợc thể hiện rõ nhất trong hội thoại - hội thoại là một sự kiện nói
diễn ra thƣờng xuyên trong sinh hoạt hàng ngày của cuộc sống con ngƣời. Do
vậy, muốn thành công trong giao tiếp, mỗi bên hội thoại cần tuân thủ những
nguyên tắc nhất định trong hội thoại. Nhiều nhà nghiên cứu về dụng học cho
rằng những nguyên tắc nhƣ vậy là nguyên tắc cộng tác (Cooperative) và nguyên
tắc lịch sự (Principle politeness).
Phép lịch sự tác động rất nhiều đến việc tạo lập các phát ngôn trong quá
trình giao tiếp. Tầm quan trọng của nó lớn đến mức các tài liệu về ngữ dụng đều

không thể né tránh nó. Nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu có tính
chất chuyên môn đều đề cập đến lịch sự. Lịch sự đã trở thành mối quan tâm của
các nhà nghiên cứu ngữ dụng học, nó đƣợc nhiều nhà nghiên cứu xây dựng
thành ác quan điểm tƣơng đối hoàn chỉnh và đƣợc nâng lên thành lí thuyết lịch
sự (Theory of politeness)
Trong khôn khổ của vấn đề đang nghiên cứu, khóa luận sẽ đề cập đến một
số quan niệm về lịch sự của R.Lakoff, của G.N.Leech, của Brow và của
S.Levinson.
1.3.1. Quan điểm về lịch sự của R.Lakoff
Quan điểm về lịch sự của R.Lakoff trong công trình xuất bản năm 1973
đã nêu ba quy tắc lịch sự, đó là:
Quy tắc 1: Không đƣợc áp đặt (Don't impose).
Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn (Offer option).
Quy tắc 3: Tăng cƣờng tính bằng hữu (Encourage feelings of
camaraderie).
Quy tắc 1 đƣợc dùng trong phép lịch sự quy thức. Đó là quy tắc không
đƣợc áp đặt. Quy tắc này phù hợp với ngữ cảnh trong đó những ngƣời tham gia
tƣơng tác có sự khác biệt về quyền lực và địa vị xã hội nhƣ giữa giáo viên và

20
học sinh, thủ trƣởng và nhân viên, sinh viên với hiệu trƣởng Không áp đặt ở
đây là không ngăn cản H hành động theo ý muốn của mình. Ngƣời nói lịch sự S
theo quy tắc này né tránh cả những hành động khiến H sao nhãng điều mà H
đang làm hoặc đang nghĩ tới.
Lịch sự quy thức có tính chất phi cá nhân, S sẽ lựa chọn ác hành động của
mình sao cho giảm thiểu các mức độ mà S áp đặt đối với H bằng cách buộc H
nhận biết rằng S và H đều là những con ngƣời với những nhƣợc điểm và những
kinh nghiệm mà ai cung có và do đó sẽ không đƣợc đối xử nhƣ những vật thể
không cảm xúc. Do vậy, không áo đặt cũng có nghĩa là không dò tìm quan hệ
riêng tƣ, tránh đả động dến cái riêng của cá nhân, tránh đề cập đến gia đình,

những vấn đề thầm kín, thói quen Đặc biệt, quy tắc này buộc chúng ta nói
những lời nói thô tục, tránh tiếng lóng, phƣơng ngữ, thậm chí những đề tài có
tính chất kiêng kị bởi vì chúng đƣợc xem là quá cá nhân để có thể trao đổi trƣớc
mặt mọi ngƣời nhƣ đề tài tình yêu, giới tính, tôn giáo, chính trị
Quy tắc 2 đƣợc dùng trong phép lịch sự phi quy thức. Đó là quy tắc dành
cho ngƣời đối thoại sự lựa chọn. Quy tắc này thích hợp với ngữ cảnh trong đó
ngƣời tham gia có quyền lực và cƣơng vị gần tƣơng đƣơng nhau không gần gũi
nhau về quan hệ xã hội. Chẳng hạn nhƣ mối quan hệ giữa thƣơng nhân với
khách hàng hay mối quan hệ giữa hai ngƣời cùng gặp nhau ở thƣ viện Dành
cho ngƣời đối thoại sự lựa chọn có nghĩa là bày tỏ ý kiến sao cho ý kiến hay lời
thỉnh cầu của mình có thể không biết đến mà không bị phản bác hay từ chối. Nói
chung theo quy tắc này nếu S muốn thuyết phục ngƣời nghe H theo quan điểm
hay một công việc nào đó thì S sẽ nói sao cho S không buộc phải chịu trách
nhiệm về ý định của mình. Những điều S khẳng định hay thỉnh cầu đƣợc rào đón
hay hàm ẩn nhƣ: Cậu có thể đóng cửa sổ giúp tớ được không (từ ngữ có thể,
được không có tác dụng rào đón là giảm nhẹ tính áp đặt trong lời thỉnh cầu ở
phát ngôn và tăng mức lịch sự).
Quy tắc thứ 3 là tăng cƣờng tình bằng hữu giữa những ngƣời thân hữu với
nhau. Theo quy tắc này trong quan hệ bạn bè nếu là quan hệ bạn bè thân thiết thì

×