Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt chu văn thịnh - sơn la ôn tập và làm bài thi phần nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.83 KB, 68 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN THỊ THÚY




ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH
TRƢỜNG THPT CHU VĂN THỊNH – SƠN LA ÔN TẬP
VÀ LÀM BÀI THI PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





NGUYỄN THỊ THÚY




ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH
TRƢỜNG THPT CHU VĂN THỊNH – SƠN LA ÔN TẬP
VÀ LÀM BÀI THI PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


Chuyên ngành: Lí luận dạy học Văn

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hồng




SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo
Thạc sĩ Trịnh Thị Hồng đã tận tâm, giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô
giáo trong tổ phương pháp – Trường Đại học Tây Bắc đã động viên khích lệ, tạo

điều kiện cho em hoàn thành khóa luận.
Đồng thời, tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
và học sinh trường THPT Chu Văn Thịnh, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thúy











DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
1
2
3
4
5
6
7

GV
HS
NXB
SGK
TN
THPT
Tr
Giáo viên
Học sinh
Nhà xuất bản
Sách giáo khoa
Thực nghiệm
Trung học phổ thông
Trang




MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4
4. Mục đích nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Kết cấu của khóa luận 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

1.1. Cơ sở lý luận 7
1.1.1. Khái quát về nghị luận xã hội 7
1.2. Cơ sở thực tiễn 11
1.2.1. Khảo sát phần nghị luận xã hội môn Làm văn trong chương trình SGK
Ngữ văn lớp 12 (ban cơ bản) 11
1.2.2. Khảo sát thực tế dạy học môn Ngữ văn của học sinh trường THPT Chu
Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La 16
CHƢƠNG 2: HƢỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ KĨ NĂNG LÀM BÀI
THI PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 22
2.1. Rèn luyện kĩ năng nhận dạng đề 22
2.2. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề 24
2.3. Rèn luyện kĩ năng tìm luận điểm 25
2.4. Rèn luyện kĩ năng thu thập dẫn chứng 26
2.5. Rèn kĩ năng lập dàn bài trong văn nghị luận xã hội 28
2.6. Rèn kĩ năng trình bày bài viết 33
2.6.1. Rèn luyện để tăng tốc độ viết 33
2.6.2. Phân bố thời gian làm bài hợp lý 33
2.6.3. Có ý thức trình bày bài viết 34
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM 37
3.1. Thực nghiệm dạy học 37
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm 37
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm 37
3.1.3. Đối tượng thực nghiệm 37
3.1.4. Nội dung thực nghiệm 37
3.1.5. Cách thức tiến hành 49
3.1.6. Cách thức đánh giá 49
3.1.7. Kết quả thực nghiệm 50
3.1.8. Kết luận chung 52
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong chương trình Làm văn ở Trung học phổ thông (THPT), văn nghị
luận xã hội chiếm tỉ lệ khá lớn, đặc biệt là ở lớp 12. Thực tiễn đã cho thấy, để
viết được một bài văn nghị luận xã hội có chất lượng là điều không phải dễ.
Việc viết văn nghị luận xã hội trong trường THPT và cả trong những bài thi
tuyển sinh vào Cao đẳng – Đại học trong các năm vẫn không ít bài viết được
đánh giá là còn sơ sài, lan man, lạc đề hay xa đề chưa giải quyết được các yêu
cầu của đề bài.
Muốn làm được một bài văn nghị luận xã hội, đầu tiên học sinh phải nắm
vững kiến thức về đời sống xã hội nhằm hướng đến cái đích là đảm bảo yêu cầu
về nội dung, đồng thời phải có kĩ năng làm bài tốt. Bài văn nghị luận xã hội để
đủ ý thôi đã là khó, mà để viết được hay và có những sáng tạo lại càng khó hơn.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh học biết cách viết bài văn nghị luận xã hội?
Giúp các em có kĩ năng lập luận tốt, có những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo…trong
bài viết? Thiết nghĩ giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn học sinh một cách cụ
thể, rõ ràng và hệ thống trong quá trình dạy học.
Từ chương trình Làm văn THPT, học sinh được tiếp xúc và rèn luyện với
nhiều kiểu bài: Miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Thực tế cho
thấy hiện nay đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh Cao đẳng - Đại học môn Văn vẫn
đề cập đến kiểu bài nghị luận xã hội. Trong một thời gian khá dài, chương trình
và đề thi chỉ chú ý đến kiểu bài nghị luận văn học khiến cho học sinh luôn cảm
thấy văn chương xa rời thực tế cuộc sống nhưng gần đây, như một nhu cầu bức
thiết cùng với sự đổi mới chương trình sách giáo khoa kiểu bài văn nghị luận xã
hội được bổ sung và là nội dung bắt buộc của đề thi.
Đến nay, văn nghị luận xã hội không chỉ trở thành tiêu chí đánh giá học
sinh trong những bài kiểm tra, mà còn trong cả kỳ thi tốt nghiệp, đặc biệt là kỳ thi

tuyển sinh Cao đẳng - Đại học. Thiết nghĩ, sự chuyển biến này đã mang lại không
ít cơ hội cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Rèn luyện văn nghị luận xã
hội không chỉ giúp cho học sinh hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của
mình mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội, để có
thể sống tốt hơn và hoàn thiện nhân cách của mình.
Vì vậy hướng dẫn học sinh biết cách học văn nghị luận xã hội và biết cách
trình bày bài viết về một vấn đề xã hội đang là điều quan tâm đối với giáo viên

2
giảng dạy môn Ngữ văn ở THPT hiện nay.
1.2. Cuộc sống xã hội hiện nay ngày càng phát triển và phức tạp đang đặt ra
nhiều vấn đề, rất nhiều những hiện tượng cần phải bàn bạc, có những hiện tượng
tích cực nhưng cũng có những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống. Đòi hỏi mỗi
học sinh cần phải suy nghĩ có chính kiến của mình một cách nghiêm túc, chín
chắn để định hướng và vận dụng vào cuộc sống.
Trong thực tiễn dạy học môn Ngữ văn ở các nhà trường THPT hiện nay,
học sinh đang cảm thấy lúng túng với kiểu bài nghị luận xã hội. Đặc biệt là với
học sinh THPT miền núi các em do ít đọc, ít cập nhật với đời sống thực tế nên
hầu như còn trống hẳn mảng kiến thức này. Trong khi đó, tài liệu về kiến thức
đời sống, sách đọc thêm phục vụ cho việc dạy và học văn nghị luận xã hội còn
hạn chế vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học ở trường phổ thông.
1.3. Từ năm học 2008 – 2009 đến nay, Bộ giáo dục đã quy định chương trình ôn
thi tốt nghiệp, ôn thi Cao đẳng – Đại học cho lớp 12 và thí sinh thi khối C đều có
nội dung nghị luận xã hội (3 điểm). Đây là một nội dung thi khó đối với học sinh
THPT đặc biệt là ở các trường miền núi. Để góp phần giảm bớt những khó khăn
cho học sinh trong quá trình học môn Văn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Đề xuất
biện pháp hướng dẫn học sinh trường THPT Chu Văn Thịnh - Sơn La ôn tập và
làm bài thi phần nghị luận xã hội”. Hy vọng đề tài sẽ là sự định hướng giúp các
em học sinh lớp 12 làm bài thi phần nghị luận xã hội tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề

Văn nghị luận, là loại văn có lịch sử lâu đời nhưng nếu chỉ tính riêng
những bài nghiên cứu, những tài liệu về phương pháp dạy học văn nghị luận và
nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 thì chưa nhiều. Các sách tham khảo, tài liệu
nghiên cứu thường hướng vào giải quyết từng đề bài cụ thể. Những sách mang
tính định hướng cách làm, phương pháp làm cho các em thì còn ít. Từ trước đến
nay, để rèn luyện cho các em phương pháp làm văn nghị luận xã hội, các tài liệu
đi theo nhiều hướng khác nhau tùy theo yêu cầu của thời đại mang tính lịch sử.
Nhóm tác giả trong cuốn “Tuyển tập đề bài và làm bài văn nghị luận xã
hội” (xuất bản 2009), đã giới thiệu với các em học sinh các đề bài và vấn đề
nghị luận xã hội thường được quan tâm trong nhà trường và trong các kì thi. Các
tác giả đã giúp học sinh hình dung được phạm vi và mức độ của đề bài văn nghị
luận xã hội, cung cấp những gợi ý bổ ích về tìm ý và cách làm bài đối với một
đề bài cụ thể.

3
Bên cạnh đó nhóm tác giả còn tuyển chọn một số bài văn nghị luận xã hội
có nội dung phong phú, cách diễn đạt và cách lập luận có sức thuyết phục của
học sinh giỏi giúp học sinh THPT làm mẫu trong quá trình học và rèn luyện kĩ
năng viết kiểu bài này. Các bài văn mẫu đã giúp các em tham khảo, học hỏi cách
viết bài nghị luận xã hội.
Cuốn “Rèn luyện kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT và bài thi đại học
môn Ngữ văn” của nhóm tác giả: Tiến sĩ Lê Anh Xuân – Vũ Thị Dung – Bùi
Thùy Linh – Đặng Quỳnh Ngô – Ngô Thị Thanh (NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội – Năm 2009), phần nghị luận xã hội đã trình bày khái quát vấn đề, triển khai
theo hướng kết hợp giữa cung cấp kiến thức cơ bản với rèn luyện kĩ năng nhằm
mục đích giúp thí sinh thuần thục các thao tác cần thiết khi làm bài thi môn Văn
và biết cách viết một bài văn đạt điểm cao.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn
Quang Ninh – Bùi Minh Toán có đưa ra phương pháp dạy học làm văn. Các tác
giả cho rằng: Mục đích cuối cùng của việc dạy làm văn là giúp học sinh rèn

luyện được kỹ năng xây dựng các loại văn bản vừa đạt yêu cầu chính xác về nội
dung, chặt chẽ về lập luận, trong sáng về chữ nghĩa, vừa cần phải phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp.
Cuốn “Rèn luận kỹ năng làm văn nghị luận” của tác giả Trần Thị Thành,
(NXB Giáo dục Việt Nam) đã đưa ra một cái nhìn khái quát nhất về văn nghị
luận. Đồng thời tác giả xây dựng 100 bài tập rèn luyện kỹ năng giúp học sinh
THPT làm tốt một bài văn nghị luận như: nhận biết dạng đề, cách tìm ý, cách lập
dàn ý, cách viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Đặc biệt cuốn sách này còn
hướng dẫn học sinh làm một số kiểu bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện
tượng trong đời sống và một tư tưởng đạo lý nào đó. Cuốn sách còn cung cấp
một số bài văn mẫu cho học sinh tham khảo.
Nói chung, các tài liệu nêu trên đều đề cập đến văn nghị luận nói chung,
định hướng những kỹ năng lập ý, tạo lập văn bản một cách chung chung hoặc
những tài liệu này được viết cùng với văn nghị luận văn học, nội dung dành cho
nghị luận xã hội còn ít, những biện pháp cụ thể về hướng dẫn kĩ năng làm bài
văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 thì chưa có tác giả nào đề cập tới. Để
đáp ứng nhu cầu dạy và học môn Văn lớp 12 tác giả sẽ coi những công trình
nghiên cứu đã kể trên là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu đề tài: “Đề xuất biện

4
pháp hướng dẫn học sinh trường THPT Chu Văn Thịnh - Sơn La ôn tập và làm
bài phần nghị luận xã hội”.
3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài tiến hành nghiên cứu tìm hiểu cách ôn tập và làm bài thi nghị luận
xã hội đã có trong chương trình học.
Khảo sát chương trình
SGK Ngữ văn theo chương trình cơ bản phần Nghị luận xã hội lớp 12.
Khảo sát kỹ năng làm bài viết văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 12
Trường THPT Chu Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La.
Khảo sát các phương pháp dạy học của giáo viên trường này trong việc

hướng dẫn học sinh làm bài thi phần nghị luận xã hội.
Đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kỹ năng làm bài thi
phần nghị luận xã hội.
Thiết kế thể nghiệm các biện pháp dạy học.
4. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tìm hiểu phương pháp
dạy học văn và làm bài viết văn nghị luận xã hội trong chương trình lớp 12. Từ
đó đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh làm bài viết văn nghị luận xã
hội một cách thích hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng viết bài của học
sinh lớp 12 nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số miền núi Huyện Mai Sơn -
Sơn La.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn của chúng tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu để
phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Đó là những phương pháp sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trong luận văn này, thực nghiệm là một yếu tố rất quan trọng bởi qua quá
trình thực nghiệm thì mới khẳng định được tính khách quan của những phương
pháp mà luận văn đã đề xuất. Tuy nhiên chúng tôi cũng không bác bỏ những vai
trò mà phương pháp nghiên cứu lý thuyết đem lại. Bởi có những định hướng về
mặt lý thuyết thì học sinh mới có thể làm một bài thực hành tốt được.
Trên cơ sở đó chúng tôi sử dụng những phương pháp:
- Nghiên cứu SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1, tập 2 chương trình cơ bản.
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan tới đề tài.


5
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Ngoài việc vận dụng lý thuyết vào để nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng
phương pháp khảo sát thực tế để tự kiểm tra, đánh giá những phương pháp mà
luận văn đã đề xuất. Đó là các phương pháp:

- Dự giờ dạy phần nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 của giáo viên
trường THPT Chu Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La.
- Khảo sát, thống kê chương trình học.
- Điều tra bằng phiếu, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm.
5.3. Phương pháp so sánh
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu mang tính phổ biến
tác giả khóa luận sử dụng phương pháp so sánh là phương tiện để làm rõ nét
khác biệt của phần làm văn nghị luận xã hội trong chương trình sách giáo khoa
Ngữ văn lớp 12 theo chương trình hiện hành và sách giáo khoa làm văn lớp 12
theo chương trình trước đó, đồng thời thấy được hướng đổi mới trong phương
pháp dạy học văn nghị luận xã hội ở THPT.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Ngoài những cơ sở lý luận và thực tiễn ra trong quá trình nghiên cứu đề tài
người viết còn kết hợp với một số phương pháp sưu tầm tài liệu, phân tích đánh
giá, khái quát tổng hợp để nhằm đề ra được những biện pháp thiết thực phù hợp
với đối tượng học sinh mang tính đặc thù của miền núi Tây Bắc.
Đề tài mạnh dạn đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12
Trường THPT Chu Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La phương pháp ôn rèn luyện kĩ
năng làm bài viết phần văn nghị luận xã hội.
Thiết kế thể nghiệm một số bài về văn nghị luận xã hội.
6. Đóng góp của khóa luận
Thực hiện đề tài, tác giả khóa luận muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về hệ thống
kĩ năng trong việc làm bài viết văn nghị luận xã hội của chương trình làm văn
lớp 12 và thi Đại học – Cao đẳng. Từ đó đề ra những biện pháp dạy học cụ thể
phù hợp với học sinh lớp 12 Trường THPT Chu Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La.
Nếu đề tài nghiên cứu thành công hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho các
em học sinh lớp 12 THPT trong quá trình làm bài viết văn nghị luận xã hội.Đây
cũng là nội dung mà các bạn sinh viên Ngữ văn quan tâm trong công tác rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm, cũng như công tác giảng dạy ở trường phổ thông sau này.


6
7. Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
1. Phần mở đầu: Gồm lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, phạm vi và
nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của khóa luận và kết
cấu khóa luận.
2. Phần nội dung: Gồm 3 chương
 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Trong chương này, đề tài đề ra những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để bắt
đầu cho việc nghiên cứu. Về cơ sở lý luận, chúng tôi đã khái quát về văn nghị luận
xã hội; nhấn mạnh vào hai kiểu bài của văn nghị luận xã hội là nghị luận về một tư
tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống cùng với đó là một số đề bài
và cách làm. Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã khảo sát tình hình thực tiễn dạy học ở
nhà trường phổ thông cũng như chương trình SGK Ngữ văn phần nghị luận xã hội.
 Chương 2: Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng làm bài viết phần nghị luận
xã hội.
Ở chương này chúng tôi đã đưa ra những biện pháp nhằm rèn luyện kĩ
năng nhận dạng và tìm hiểu đề, kĩ năng tìm luận điểm và thu thập dẫn chứng, kĩ
năng lập dàn bài, trình bày bài viết nghị luận xã hội.
 Chương 3: Thiết kế thể nghiệm
Đề tài đã tiến hành dạy thực nghiệm nhằm mục đích để kiểm tra, đánh giá
tính khả thi của những phương pháp đã nêu.
3. Kết luận
Trong phần này khóa luận nói về những điều đã đạt được và cũng là
những điều chúng tôi mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng dạy và
hướng dẫn cách làm bài viết phần nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12.











7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát về nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã
hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc, nhằm làm sáng tỏ cái đúng cái sai,
tốt xấu của vấn đề được nêu ra từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề
nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và cá nhân. Những đề tài và nội
dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống có tính
giáo dục cao, tính thời sự…. Đối với chương trình làm văn trong trường THPT,
đó thường là các đề tài mang đến cho học sinh những suy nghĩ nhận thức đúng
đắn về cuộc sống, có ý nghĩa hướng đạo, đặc biệt là những vấn đề có ý nghĩa tác
động trực tiếp đối với thế hệ trẻ. Nội dung nghị luận thường được cô đúc trong
những câu tục ngữ, danh ngôn hay một lời nhận xét, đánh giá khái quát nào đó thể
hiện những quan niệm, suy nghĩ, đánh giá… về các vấn đề của xã hội. Nghị luận
xã hội cũng có thể là các vấn đề mang tính chất xã hội được rút ra từ các tác phẩm
văn học.
Do đặc trưng đề tài của nghị luận xã hội, đòi hỏi người học phải có sự am
hiểu về cuộc sống xã hội, có kiến thức văn học và có thái độ cũng như nhận thức
đúng đắn khi đứng trước các vấn đề nghị luận viết bài về nội dung này phải luôn
có sự chủ động, chân thành, trung thực, bản lĩnh khi thể hiện cách ứng xử, đánh
giá của mình trước vấn đề đặt ra.

Mặt khác do đặc trưng kiểu văn nghị luận người viết cũng cần phải thành
thạo các thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận); người
viết phải có kĩ năng lập luận chặt chẽ, logic để bài viết có sức thuyết phục.
Hiện nay các vấn đề trong nghị luận xã hội vô cùng phong phú và đa
dạng. Nhưng đề tài này quy về xét ở hai dạng đề cơ bản thường luyện đề thi học
sinh lớp 12, đó là: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện
tượng đời sống.
1.1.1.1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Đề tài của dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá rộng. Nó bao
gồm các vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, nhận thức (như lí tưởng, mục đích
sống…), về tâm hồn, đạo đức, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính trung
thực, thói ích kỉ,…), về các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, cách ứng xử, lối

8
sống và những hành động của mỗi người trong cuộc sống. Vấn đề tư tưởng đạo
lí thường được nêu lên trong các ý kiến, nhận định của các bậc vĩ nhân hay nhà
thơ, nhà văn…, hoặc được nêu ra ở ca dao, tục ngữ…
Ví dụ:
(1) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Một người đã đánh
mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá
khác nữa” (Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr 90):
Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2009.
(2) Nhà văn Nga Lep Tônxtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường.
Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương
hướng thì không có cuộc sống”.Hãy nêu ý kiến của anh/chị về vấn đề trên.
(3) Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề
xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định
mình”.
Để làm tốt dạng đề này cần chú ý những vấn đề sau:
- Giới thiệu giải thích tư tưởng đạo lí cần nghị luận: Đó là vấn đề tư tưởng

đạo lí gì? Điều đó được thể hiện như thế nào trong thực tế? Nguyên nhân, nguồn
gốc của tư tưởng đạo lí đó?
- Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan
đến vấn đề nghị luận. Lưu ý rằng có những vấn đề đạo lí đúng trong thời đại này
nhưng còn thiếu sót trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa
toàn diện trong hoàn cảnh khác. Vì vậy, việc phân tích, bác bỏ, bình luận phải
đặt dưới nhiều chiều, nhiều góc độ.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học về tư tưởng đạo lí và hành động: đây là vấn
đề cơ bản của một bài văn nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra
những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vấn đề vào thực tiễn đời
sống.
Ví dụ: Trong đề “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng
quan trọng và cần thiết như ngợi ca lòng vị tha, tình đoàn kết.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên”.
Đề bài yêu cầu về một vấn đề tư tưởng đạo lí là thái độ sống (thờ ơ, ghẻ
lạnh hay vị tha, đoàn kết) của con người, từ đó đưa ra quan niệm về một cách
sống đúng đắn, tiến bộ. Để làm tốt bài này người viết cần:

9
+ Giải thích các khái niệm: thờ ơ, ghẻ lạnh, vị tha, đoàn kết. Vấn đề đó
được thể hiện và có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
+ Bài học rút ra cho mỗi người: cần lên án lối sống thờ ơ, ghẻ lạnh giữa
người với người, sống nhân ái, bao dung với những người xung quanh và nhân
rộng những tấm lòng bao dung ấy đến mọi nơi, mọi người, làm cho xã hội ngày
càng nhân văn tốt đẹp hơn.
Liên hệ với bản thân và thế hệ trẻ hiện nay.
1.1.1.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Xung quanh chúng ta hằng ngày có biết bao nhiêu c- xảy ra. Có hiện
tượng tốt, có hiện tượng xấu. Tất cả những điều xảy ra đó đều là hiện tượng đời
sống.

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là cách sử dụng tổng hợp các thao tác
lập luận để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội, đáng
khen, đáng chê hay có vấn đề cần suy nghĩ, từ đó làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu
đúng, hiểu sâu để đồng tình hoặc bác bỏ trước những hiện tượng đó.
Ví dụ:
(1) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ
Lin-côn viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn
gian lận khi thi” (Theo Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr 135). Từ ý
kiến trên anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về
tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. (Đề thi tuyển sinh đại học khối
D năm 2009).
(2) “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào
nhoáng”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về sự
nguy hại của đạo đức giả đối với đời sống con người (đề thi ĐH, khối D, năm
2010).
(3) Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ cơ
nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về các mái tình thương
để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
Để làm tốt dạng đề này cần chú ý những vấn đề sau:
- Đặt hiện tượng đời sống vào hoàn cảnh cụ thể, xã hội thực tại, nhìn chúng
dưới những điều kiện xã hội cụ thể để có sự phân tích, lí giải, đánh giá đúng.
- Từ những điều đã phân tích, chỉ ra mặt đúng – sai, lợi – hại của hiện tượng.

10
- Lý giải nguyên nhân của hiện tượng trên, từ đó bày tỏ thái độ, ý kiến của
người viết và đưa ra giải pháp hợp lí cho vấn đề.
Ví dụ trong đề: “Tình trạng ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của người
dân”.
Đề bài yêu cầu người viết bàn về tình trạng ô nhiễm môi trường và trách

nhiệm của người dân đối với thực trạng đáng buồn này. Để giải quyết được vấn
đề này người viết cần phải:
+ Giải thích khái niệm môi trường. Trình bày thực trạng của việc môi
trường bị ô nhiễm hiện nay, đặt trong hoàn cảnh cụ thể, xã hội thực tại (Đất bị
nhiễm mặn, nhiễm phèn, bị nhiễm chất độc công nghiệp,…; Nước bị ô nhiễm
trầm trọng gây hại cho mọi sinh vật,…; Không khí cũng đang bị ô nhiễm nặng
nề bởi khói, bụi…).
+ Chỉ ra hậu quả của sự ô nhiễm môi trường.
+ Lí giải nguyên nhân (do ý thức người dân, sự phát triển của công nghiệp
hóa, quá trình đô thị hóa…); chỉ ra trách nhiệm của mỗi người dân trong việc
bảo vệ môi trường, tìm ra biện pháp giải quyết: tự giác, chủ động tham gia trong
việc bảo vệ môi trường; có các biện pháp cụ thể, thiết thực từ cấp trung ương,
chính quyền địa phương đến bản thân mỗi người dân…
1.1.1.3. Tổng quát cách làm bài nghị luận xã hội
Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (ban cơ bản) đã đưa ra phần ghi nhớ về cách
làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng
đời sống như sau:
- Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường có một số nội dung sau:
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan
đến vấn đề bàn luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố
biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực” (SGK Ngữ văn 12 tập 1,
NXB Giáo dục, tr 21).
- Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung:
+ Nêu rõ hiện tượng.
+ Phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại.

11

+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện
tượng xã hội đó. Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép
tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng” (SGK Ngữ văn 12 tập
1, NXB Giáo dục, tr 67).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khảo sát phần nghị luận xã hội môn Làm văn trong chƣơng trình
SGK Ngữ văn lớp 12 (ban cơ bản)
1.2.1.1. Số lượng tiết học
SGK Ngữ văn lớp 12 theo chương trình cơ bản bao gồm 14 bài chia đều
cho các tiết học cụ thể như sau:
 Bài 1: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
 Bài 2: Viết bài làm văn số 1.
 Bài 3: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 Bài 4: Trả bài làm văn số 1, viết bài làm văn số 2.
 Bài 5: Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong
bài văn nghị luận.
 Bài 6: Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong
bài văn nghị luận.
 Bài 7: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.
 Bài 8: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.
 Bài 9: Kiểm tra tổng hợp học kì 1.
 Bài 10: Rèn luyện kĩ năng mở bài kết bài trong bài văn nghị
luận
 Bài 11: Diễn đạt trong văn nghị luận.
 Bài 12: Diễn đạt trong văn nghị luận.
 Bài 13: Ôn tập phần Làm văn.
 Bài 14: Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
 Bài 15: Trả bài.
1.2.1.2. Nội dung cụ thể
Bài 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Bài này được dạy trong 1 tiết,

bao gồm các nội dung sau:
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Luyện tập.

12
- Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Bài 2: Viết bài làm văn số 1: Bài kiểm tra số 1 của học sinh được làm
trong 1 tiết. SGK đã hướng dẫn một số vấn đề.
- Hướng dẫn chung.
- Gợi ý một số đề bài.
- Gợi ý cách làm bài.
Bài 3: Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Bài này được dạy trong 1
tiết bao gồm những nội dung sau:
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Luyện tập.
Bài 4: Trả bài làm văn số 1, viết bài làm văn số 2: Bài này được triển khai
trong vòng 1 tiết với các nội dung như sau:
- Hướng dẫn hoạt động trên lớp.
- Luyện tập ở nhà và chuẩn bị cho bài viết sau.
- Gợi ý một số đề bài.
Bài 5: Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị
luận. Bài này được tiến hành trong 1 tiết với các nội dung:
- Luyện tập trên lớp.
- Luyện tập ở nhà.
Bài 6: Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.
Bài này được tiến hành trong 1 tiết với các nội dung:
- Luyện tập trên lớp.
- Luyện tập ở nhà.
Bài 7: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Bài này được tiến hành

trong 1 tiết với các nội dung sau:
- Lỗi liên quan đến việc mâu thuẫn luận điểm.
- Lỗi về cách thức lập luận.
- Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm.
Bài 8: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Bài này được tiến
hành trong 1 tiết với các nội dung sau:
- Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận.
- Chữa lại lỗi lập luận để có một lập luận chặt chẽ, logic và có
sức thuyết phục.

13
Bài 9: Kiểm tra tổng kết học kỳ 1. Bài này được tiến hành trong 2 tiết với
các nội dung cơ bản như sau:
- Hướng dẫn chung: Nội dung, cách thức.
- Gợi ý đề bài.
Bài 10: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Bài này
được tiến hành trong 1 tiết với các nội dung:
- Viết phần mở bài.
- Viết phần kết bài.
- Cách viết phần mở bài và kết bài.
Bài 11: Diễn đạt trong văn nghị luận. Bài này được tiến hành trong 1 tiết
với các nội dung:
- Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.
- Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận.
Bài 12: Diễn đạt trong văn nghị luận. Bài được tiến hành dạy trong 1 tiết
với các nội dung như sau:
- Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận.
- Luyện tập vận dụng.
Bài 13: Luyện tập phần làm văn. Bài này được tiến hành trong 1 tiết với
các nội dung như sau:

- Những nội dung kiến thức cần ôn tập.
- Luyện tập vận dụng.
Bài 14: Kiểm tra tổng hợp cuối năm. Bài này được tiến hành trong 2 tiết
với các nội dung:
- Hướng dẫn chung: Những nội dung cần lưu ý. Cách ôn tập
và làm bài kiểm tra.
- Gợi ý đề bài: Phần trắc nghiệm.
Phần tự luận.
Bài 15: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. Bài này được tiến hành trong
1 tiết với các nội dung:
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài làm.
- Thảo luận.
- Xây dựng một dàn ý chi tiết cho đề tự luận.
- Học sinh đọc lại bài kiểm tra và sửa lỗi.

14
1.2.1.2. Những điểm liên quan đến phần nghị luận xã hội trong môn Làm văn
SGK Ngữ văn lớp 12 chương trình cơ bản
Thứ nhất: Nếu như trong SGK Ngữ văn 12 trước đó, các bài làm văn
không được chia tách thành tiết thì trong SGK Ngữ Văn 12 theo chương trình
hiện hành được chia tách rất cụ thể. Điều này thể hiện tính hợp lí tạo thuận lợi
cho người dạy và người học.
Thứ hai: Do bối cảnh xã hội, đặc biệt là sự thay đổi của của cuộc sống vì
xét đến cùng “Văn học là nhân học” (M.Gorki). Vì vậy trong SGK Ngữ văn lớp
12 theo chương trình trước đây chưa chú ý nhiều đến các vấn đề xã hội khi mà
xã hội về cơ bản chưa đặt ra các vấn đề nhức nhối. Kĩ năng, phương pháp làm
văn nghị luận còn chung chung, kiểu bài văn nghị luận xã hội còn mờ nhạt, phần
lớn sách chỉ tập trung nói về kiểu bài nghị luận văn học, rèn cho học sinh kĩ
năng phương pháp làm kiểu bài nghị luận văn học. Còn trong SGK Ngữ văn 12
theo chương trình hiện hành đã được khắc phục điều này. Các tiết dạy học về

kiểu bài nghị luận xã hội đã được cụ thể hóa rõ ràng, cách thức triển khai, rèn
luyện phương pháp, kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh tương đối sâu
sắc. Trong sách cũng đã đặt học sinh vào những tình huống, hoàn cảnh khác
nhau trong đời sống xã hội muôn màu, muôn vẻ. Nói cách khắc, sự điều tiết giữa
hai kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học trong sách Ngữ văn hiện hành
đã tương đối cân bằng.
Thứ ba: Vì phần lớn tập trung vào kiểu bài nghị luận văn học nên trong
SGK Ngữ văn 12 trước đây đi sâu vào những thao tác cơ bản của nghị luận văn
học, cụ thể như phân tích văn học, bình giảng văn học, bình luận văn học, bình
giảng văn xuôi. Vấn đề này trong SGK Ngữ Văn 12 hiện hành (Tập 1 – 2 theo
chương trình chuẩn) không đi sâu thể hiện trình bày.
Thứ tư: Một trong những điểm đáng quan tâm của SGK Ngữ Văn 12 theo
chương trình hiện hành là các nhà soạn sách đã đưa vào vấn đề luyện tập vận
dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận xã hội như tự sự,
miêu tả, biểu cảm….Điểm này trong SGK Ngữ văn lớp 12 trước đây không có.
Thứ năm: Trong các tiết làm bài kiểm tra làm văn nghị luận, SGK Ngữ
văn lớp 12 trước đây chỉ đưa ra các vấn đề lý thuyết sau đó hướng dẫn giải
một số đề. Còn SGK Ngữ văn lớp 12 hiện hành thì có phần hướng dẫn chung
cho học sinh, gợi ý cách làm một số đề bài cụ thể về mặt kiến thức và kĩ năng
để làm bài.

15
Thứ sáu: Đề văn nghị luận xã hội trong SGK Ngữ Văn lớp 12 theo
chương trình hiện hành cũng có sự thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức.
Về nội dung: Người biên soạn SGK đã chú trọng đến việc yêu cầu học
sinh quan tâm và giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội. Có thể nói, tỉ lệ giữa đề
nghị luận xã hội và đề nghị luận văn học là tương đối bằng nhau. Điều đó thể
hiện quan điểm về đề văn, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trong
nhà trường với các vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Học sinh có thể được phát biểu
những suy nghĩ của mình về những vấn đề của cuộc sống mà các em quan tâm

hoặc những vấn đề thời sự đang diễn ra (Như chiến tranh và hòa bình, cuộc
chiến chống tham nhũng, các vấn đề về tư tưởng đạo đức lối sống…). Điều đó
khiến các em cảm thấy môn học gần gũi và thiết thực với cuộc sống hơn, từ đó
sẽ tạo được những hứng thú của các em đối với môn Văn.
Về hình thức: SGK đưa ra cách hiểu về đề văn nghị luận xã hội có thể chỉ
nêu vấn đề cần bàn bạc, cần làm sáng tỏ, còn việc vận dụng thao tác nào để làm
sáng tỏ thì không cứng nhắc. Nghĩa là đề văn chủ yếu nêu vấn đề, đề tài cần bàn
bạc và làm nổi bật, còn các thao thác nghị luận thì học sinh tùy vào nội dung
từng vấn đề, tùy vào cách làm bài và kiểu văn bản cần tạo lập mà sử dụng cho
phù hợp.
Đổi mới đề thi tốt nghiệp phần nghị luận xã hội năm 2014: Ngày 15/4, Bộ
GD&ĐT đã có công văn gửi các Sở và các trường THPT định hướng đề thi tốt
nghiệp môn Văn năm 2014.Trong đó, hai kĩ năng được Bộ Giáo dục nhấn mạnh
là kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản (viết bài Nghị luận xã hội và
Nghị luận văn học). Trong công văn của Bộ gửi về các trường cũng đã chỉ rõ
cách thức ôn tập, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng viết.
Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào
là hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa
chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để
làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm
một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.
Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như: Nội dung
chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn
bản; Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản;
Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

16
Để làm tốt phần thi viết, giáo viên cần hướng dẫn học sinhbiết vận dụng
những kĩ năng viết đã học để tạo lập văn bản về một đề tài xã hộihoặc/và tác
phẩm, trích đoạn văn học nào đó theo hướng mở và tích hợp trong mônvà liên

môn, tập trung vào một số khía cạnh như:
Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc vănbản, quá trình
viết), nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn.
Các kĩ năng viết (đúng chính tả; ngữ pháp, viết theo phong cách ngôn ngữ
viết, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý;
bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập…).
Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn
cảnh của các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống).
Về cơ bản, đề thi năm nay sẽ vẫn hướng tới các tác phẩm và đoạn trích
trong sách giáo khoa nhưng sẽ đổi mới trong cách ra đề thi để học sinh nâng cao
khả năng tư duy, tránh học tủ, học thuộc văn mẫu.
1.2.2. Khảo sát thực tế dạy học môn Ngữ văn của học sinh trƣờng THPT
Chu Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La
Trường THPT Chu Văn Thịnh - Mai Sơn - Sơn La được thành lập
15/9/2000 nhắm đáp ứng nhu cầu giáo dục cấp THPT cho con em các dân tộc 12
xã vùng sâu vùng xa trên địa bàn - Mai Sơn - Sơn La. Trường đóng trên địa bàn
Xã Chiềng Ban và Chiềng Mai, cách xa thị trấn Mai Sơn 23km. Đối tượng học
sinh tham gia học tại trường chiếm 92% là học sinh dân tộc thiểu số cư trú ở các
xã tính trung bình cách trường 11-12 km trong đó chủ yếu là học sinh dân tộc
Thái và dân tộc H.Mông. 100% cư dân nơi đây sống bằng nghề thuần nông, làm
nương rẫy, chăn nuôi, trồng trọt, mức sống thu nhập thấp, trình độ dân trí không
cao, đời sống văn hóa còn nhiều lạc hậu. Do điều kiện học sinh đi học xa nhà,
đường đi có nhiều đồi núi, phương tiện đi lại không có, nhất là những ngày thời
tiết khắc nghiệt việc đi học của học sinh không đảm bảo nên nhà trường đã tạo
điều kiện cho các em ở kí túc xá của trường.
Sau 14 năm thành lập, đến nay là một trường miền núi trường đã có cơ sở
vật chất tương đối khang trang sạch đẹp có thư viện, kí túc xá cho học sinh.
Trường có tổng số 23 lớp, với 1500 học sinh và 76 giáo viên. Trong đó có 15
giáo viên của tổ bộ môn Ngữ văn trực tiếp tham gia giảng dạy. Các thầy cô có
tuổi đời từ 25 đến 44, là người từ các miền quê đến Mai Sơn công tác, có thâm

niên công tác từ 2 năm trở lên. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy các thầy cô ở bộ

17
môn Văn đều được đào tạo hệ chính qui tại các trường Đại học Sư phạm I, Đại
học Sư phạm II, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc… 100% giáo
viên trong tổ đều đạt yêu cầu về chuyên môn. Năm học 2013 - 2014 có 2 giáo
viên đạt giáo viên giỏi cấp
1.2.2.1. Khảo sát hoạt động dạy học của giáo viên bộ môn Văn
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề
tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những
vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu
cực trong cuộc sống hằng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập,
toàn cầu hóa… Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm
văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả
năng xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị. Để có những kiến thức này yêu
cầu giáo viên phải thường xuyên cập nhật những thông tin, tin tức mới trong đời
sống hằng ngày, có những quan điểm đúng đắn trong nhận thức.
Mục đích của văn nghị luận xã hội là bàn bạc, thảo luận phê phán hay
truyền bá tức thời những tư tưởng quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho
lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định…đặc trưng của văn nghị luận là
tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình
bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ…
Vì những nội dung dạy học như trên không phải khó với riêng học sinh
mà còn khó với chính với giáo viên miền núi, vì không thể tất cả những thông
tin, tin tức của đời sống trong nước, ngoài nước lúc nào giáo viên dạy văn cũng
cập nhật, nắm bắt được đầy đủ, thường xuyên. Bao gồm rất nhiều lí do: do thời
gian dành cho việc đọc, cập nhật tư liệu đời sống chưa nhiều, internet, sách báo
không được đảm bảo. Sự tiếp nhận của học sinh còn hạn chế chính vì thế việc
giảng dạy của giáo viên vẫn ưu tiên cho nghị luận văn học hơn.
Qua dự giờ cho thấy, nhiều giáo viên vẫn chưa coi trọng việc dạy lý

thuyết nghị luận xã hội cho học sinh. Nhiều khi những giờ dạy lý thuyết làm văn
cũng được giáo viên dạy dạy một cách qua loa, mang tính hình thức, không tạo
được hứng thú cho học sinh. Thậm chí có giáo viên còn bỏ qua giờ dạy lý thuyết
cho học sinh viết bài thực hành luôn, giờ thực hành một số giáo viên còn lúng
túng, chưa rèn luyện được các kỹ năng cần thiết cho học sinh trong quá trình
viết bài nghị luận xã hội. Chính vì vậy giờ trả bài không phát huy được tác dụng
mục tiêu của giờ học, chỉ là để học sinh biết được điểm số, kết quả của bài viết.

18
Từ thực tế đó cho thấy việc hướng dẫn học sinh làm bài viết phần nghị
luận xã hội còn là một mảng trống, đặc biệt là việc rèn kỹ năng làm văn nghị
luận xã hội cho học sinh dân tộc thiểu số đối với kĩ năng viết của các em đang
rất cần tới sự hướng dẫn giúp đỡ của các thầy cô.
Chúng tôi xin lấy ra một số ví dụ. Vừa qua một số trường như THPT
Lương Thế Vinh, THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) ra đề thi thử tốt nghiệp
môn Văn phần nghị luận xã hội như sau:
(1) “Hình ảnh người Việt Nam trong con mắt người nước ngoài”. Anh
(chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.
(2) “Nhiều thanh niên hiện nay ăn mặc tưởng đẹp mà không hề đẹp”.
Trước tình hình ấy, Đoàn trường tổ chúc một diễn đàn để học sinh tự nói với
nhau về việc ăn mặc của thanh niên trong xã hội. Anh (chị) được yêu cầu gửi
một tham luận cho diễn đàn.
a, (1,5 điểm) Lập đề cương cho bài viết (nêu cụ thể các luận điểm ở các phần
của bài)
b, (2 điểm) Chọn một luận điểm trong đề cương, triển khai thành một đoạn văn
khoảng 10 – 12 câu.
Để hướng dẫn học sinh viết bài nghị luận xã hội trên đây, yêu cầu giáo
viên phải hướng dẫn học sinh lấy tư liệu về những nét đẹp truyền thống của
người Việt, những tấm gương tiêu biểu thành công của người Việt. Bên cạnh đó
cũng chỉ ra những điểm chưa tốt còn hạn chế của người Việt trong xu thế hội

nhập với nước ngoài hiện nay và có những dẫn chứng chính xác, cập nhật mới
nhất như vụ hàng không Việt Nam, sự thiếu trung thực của công nhân xuất khẩu
lao động, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, tư tưởng ao làng, một số thói quen
không tốt của người Việt… Đồng thời có chính kiến cá nhân phản đối cái xấu để
hướng tới cái tốt hơn.
Những kiến thức nói trên không có trong SGK, đó là những kiến thức
ngoài đời trong cuộc sống, trên sách báo, trên ti vi…Giáo viên phải là người cập
nhật nắm bắt trước để hướng dẫn trao đổi với học sinh, cùng học với học sinh.
1.2.2.2. Khảo sát về tình hình học tập của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và khảo sát thực tế học tập, làm bài phần
văn nghị luận xã hội ở hai lớp 12B và 12C (là hai lớp học theo chương trình cơ
bản) trường THPT Chu Văn Thịnh.

19
Với số lượng 90 học sinh trên 02 lớp tham gia khảo sát. Đặc điểm tiếp
nhận của các em được đánh giá theo độ tuổi, dân tộc, chủ yếu là kết quả học tập
môn Văn.
Các em hai lớp đa số đều sinh năm 1996, có 06 các em sinh năm 1995,
các em đã có suy nghĩ độc lập mang tính chủ quan cá nhân, có thể tự định
hướng cho mình cách khám phá tiếp nhận một vấn đề trong cuộc sống cũng như
suy nghĩ, chính kiến của bản thân mình trước vấn đề đó.Khi tiếp xúc với các em
chúng tôi nhận thấy các em rất hồn nhiên trong sáng, có nhiều hoài bão, khát
vọng trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Kết quả học tập môn Văn của các em là thang đánh giá một cách sát thực
nhất về đặc điểm tiếp nhận văn học của học sinh. Theo thống kê số liệu từ kết
quả điều tra 02 lớp 12B và 12C trường THPT Chu Văn Thịnh, kết quả học tập
năm học 11 (2012 – 2013) của các em như sau:
Học lực giỏi: Không
Học lực khá: 11 học sinh (12,2 %)
Học lực trung bình: 71 học sinh (78,9 %)

Học lực dưới trung bình: 08 học sinh (8,9 %)
Đánh giá chung trên kết quả học tập môn Văn năm học 2012 – 2013 của
học sinh 2 lớp được khảo sát là kết quả học tập ở mức độ trung bình là phổ biến,
học sinh giỏi không có.
Chúng tôi tiến thu bài làm văn viết của học sinh hai lớp 12 này về chấm,
kết quả cho thấy các em còn mắc những lỗi phổ biến như sau:
Lỗi lạc đề: Học sinh xác định sai những yêu cầu của đề, đề ra một đằng
thì làm một nẻo. Hoặc là xác định đúng luận đề nhưng khi xác định luận điểm
lại không triển khai làm sáng tỏ luận đề. Hay là các luận cứ không phù hợp với
luận điểm, hoặc các luận cứ bậc trên không phù hợp với luận cứ bậc dưới. Lấy
những dẫn chứng ngoài phạm vi tài liệu mà đề bài cho phép sử dụng. Hay dẫn
chứng không phù hợp với luận đề, luận điểm và luận cứ.
Lỗi thiếu ý là một lỗi thường gặp trong khi làm một bài văn nghị luận.
Chẳng hạn như yêu cầu của bài cần phải có 4 luận điểm mà học sinh chỉ nêu
được 3 luận điểm hay luận điểm đó cần 3 luận cứ. Như vậy học sinh đã nêu ra
thiếu ý so với yêu cầu mà đề bài đưa ra.
Bên cạnh đó học sinh còn hay mắc phải lỗi trùng ý. Đó là có 2 luận điểm
hay 2 luận cứ trùng nhau. Hay luận điểm thứ 3 nhắc lại luận điểm thứ nhất, hoặc

×