Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.11 KB, 59 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


LÊ THỊ DUNG


THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TÂY BẮC TRONG
TÁC PHẨM NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT
CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Sơn La, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



LÊ THỊ DUNG


THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TÂY BẮC TRONG


TÁC PHẨM NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT
CỦA NGUYỄN HUY THIỆP


Chuyên ngành: Lý luận Văn học


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Phƣơng Huyền


Sơn La, năm 2014

LỜI CẢM ƠN


Khoá luận này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo, ThS. PHẠM
THỊ PHƢƠNG HUYỀN. Nhân dịp khoá luận đƣợc hoàn thành em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất tới cô, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt
thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tổ Lí luận - Văn học Nƣớc ngoài, tập thể các
thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, phòng Nghiên cứu khoa học, thƣ viện và phòng Đào
tạo trƣờng Đại học Tây Bắc, cùng cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp K51 ĐHSP
VĂN - GDCD đã tạo điều kiện giúp em hoàn thiện khoá luận này.
Khoá luận này còn nhiều hạn chế do khả năng của ngƣời thực hiện, cũng
nhƣ điều kiện tài liệu nghiên cứu còn thiếu thốn. Rất mong đƣợc sự góp ý chân
thành từ phía thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Sơn La, tháng 5 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Lê Thị Dung



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của khoá luận 6
6. Cấu trúc của khoá luận 6
NỘI DUNG 7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1.1. Khát quát về tác phẩm văn học 7
1.1.1. Khái niệm tác phẩm văn học 7
1.1.2. Những phương diện nội dung cơ bản của tác phẩm văn học 8
1.1.2.1. Đề tài 8
1.1.2.2. Chủ đề 9
1.1.2.3. Tư tưởng 9
1.1.3. Những phương diện hình thức của tác phẩm văn học 10
1.1.3.1. Nhân vật văn học 10
1.1.3.2. Kết cấu 11

1.1.3.3. Lời văn 12
1.1.4. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học 12
1.2. Nguyễn Huy Thiệp và tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát 13
1.2.1. Nguyễn Huy Thiệp – Nguồn riêng giữa dòng chung 13
1.2.1.1. Tiểu sử, cuộc đời 13
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác 14
1.2.2. Tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát 17
Tiểu kết 19

CHƢƠNG 2. THIÊN NHIÊN TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG
NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 21
2.1. Đặc điểm của thiên nhiên 21
2.1.1. Thiên nhiên dữ dằn, khắc nghiệt 21
2.1.2. Thiên nhiên mang vẻ đẹp trữ tình 23
2.1.3. Thiên nhiên gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người 24
2.2. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên 27
2.2.1. Miêu tả thiên nhiên qua hệ thống chi tiết phong phú: màu sắc, hình ảnh,
âm thanh 27
2.2.2. Miêu tả thiên nhiên qua tâm trạng nhân vật 29
Tiểu kết 31
CHƢƠNG 3. CON NGƢỜI TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG
NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 33
3.1. Đặc điểm của con người Tây Bắc 33
3.1.1. Con người Tây Bắc đẹp về hình dáng, diện mạo 33
3.1.2. Con người Tây Bắc đẹp về tâm hồn, tính cách 34
3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 37
3.2.1. Miêu tả nhân vật bằng hệ thống chi tiết phong phú 38
3.2.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật 38
3.2.1.2. Miêu tả nhân vật qua hành động, việc làm 40
3.2.2. Miêu tả nhân vật qua những mâu thuẫn, xung đột 43

3.2.2.1. Mâu thuẫn giữa con người với thiên nhiên 43
3.2.2.2. Mâu thuẫn giữa khát vọng của con người với hoàn cảnh sống 46
Tiểu kết 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thiên nhiên và con người Tây Bắc là cảm hứng sáng tác trong văn
chương Việt Nam từ cổ tới kim. Nhớ tới Tây Bắc, người ta thường nhớ tới những
hình ảnh quen thuộc như dòng sông Đà hung bạo và trữ tình, những dãy núi hói,
núi trọc, núi đá vôi, không chỉ vậy nhắc tới Tây Bắc là người ta hay nhắc tới xứ sở
của hoa Ban trắng thơ mộng và trữ tình đã đi vào thơ văn từ bao đời nay. Con
người Tây Bắc hiện lên với nét thân thiện, mộc mạc bình dị, những con người hiền
hậu gắn bó với thiên nhiên núi đồi giữa cuộc đời. Hình ảnh những cô gái Thái trong
tà áo cóm duyên dáng làm say đắm biết bao chàng trai cũng là những hình ảnh
quen thuộc đi vào thơ văn.
1.2. Nguyễn Huy Thiệp là một trong những gương mặt tiêu biểu của thể loại
truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tuy xuất hiện muộn trên văn đàn nhưng Nguyễn
Huy Thiệp đã gây được sự chú ý của bao bạn đọc bởi lối viết “tinh” và “lạ”, với đủ
các thể loại truyện: thế sự, giả cổ tích, có kết, không kết Các tác phẩm nổi tiếng của
ông đã xuất bản: Những ngọn gió Hua Tát (1989 ); Tƣớng về hƣu (1989 ); Nhƣ
những ngọn gió (1995); Tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp (1996 ). Nguyễn Huy
Thiệp viết nhiều: “mỗi tác phẩm là một sự kiện và giới văn học, cả giới công
chúng đọc không ít lời bàn luận, bàn tán. Khen chê ầm ĩ mạnh mẽ và quyết liệt”
[12, 6]. Khi nền văn học chúng ta như đang ngủ yên, thì Nguyễn Huy Thiệp xuất
hiện, ông “là ngƣời đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỉ lục có nhiều bài viết

nhất về sáng tác của mình, chỉ trong thời gian ngắn, và không có độ lùi thời
gian. Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu dài. Không chỉ trong nƣớc, cả
ngoài nƣớc, không chỉ ngƣời Việt, cả ngƣời ngoại quốc” [12, 7]. Trong đó có
tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát đã góp phần tạo lên bức tranh sinh động về
thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đây cũng là tác phẩm đặt nền móng cho thể loại
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Vốn có thời gian gắn bó với mảnh đất này, Nguyễn Huy Thiệp từng sống và
công tác nơi đây khoảng mười năm là điều kiện thuận lợi cho ông am hiểu về văn
hoá nơi đây cũng như thiên nhiên và con người Tây Bắc. Vì vậy, những trang viết

2
của ông luôn gắn bó với vùng đất một thời để thương, để nhớ. Qua truyện ngắn,
Những ngọn gió Hua Tát giúp chúng ta hiểu thêm về thiên nhiên và con người Tây
Bắc để từ đó thêm yêu quê hương đất nước mình hơn.
1.3. Là một người học văn và yêu văn, lại yêu thiên nhiên và con người Tây
Bắc nơi tôi gắn bó trong khoảng thời gian không phải dài cũng không ngắn, bốn
năm tôi đã có niềm say mê về truyền thống văn hoá Tây Bắc. Tôi đã tìm đến những
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, mong rằng những trang viết đó giúp tôi phần
nào cảm nhận được truyền thống văn hoá - lịch sử của mảnh đất này. Đó cũng
chính là lý do tôi chọn để nghiên cứu trong khóa luận của mình. Khóa luận sẽ đi
sâu tìm hiểu: “Thiên nhiên và con ngƣời Tây Bắc trong tác phẩm những ngọn gió
Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp”. Tôi hi vọng rằng khoá luận của tôi sẽ giúp ích
cho những ai quan tâm tới văn chương, đặc biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài thiên nhiên và con người Tây Bắc là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận
trong kho tàng văn học Việt Nam. Đã có rất nhiều nhà văn gặt hái được thành công
từ mảnh đất này như: Tô Hoài, Nguyễn Tuân… Tây Bắc đối với các nhà văn như
quê hương thứ hai gắn bó máu thịt. Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy, ông đã từng gắn
bó và sinh sống ở đây khoảng mười năm (1970 – 1980). Tây Bắc đã trở thành kỉ
niệm sâu sắc khó phai trong tâm tưởng ông.

Đánh giá về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, dù khen hay chê, tất thảy đều
mạnh mẽ, quyết liệt và thậm trí trái ngược nhau như nước với lửa. Thời gian trôi qua,
những dòng cảm xúc nóng bỏng về những gì ông viết ở người đọc chuyển dần sang sự
nghiên cứu kĩ lưỡng. Nhiều người bắt đầu đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá tài năng
văn chương của ông một cách khách quan hơn qua những trang viết thận trọng.
Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo. Nói như nhà phê bình văn học
Vương Trí Nhàn trong bài “Tượng tưởng về Nguyễn Huy Thiệp” (Văn nghệ số 35-
36 ra ngày 20/8/1988): “Nếu có một thứ “quả bóng vàng” hay “cây bút vàng”
dành tặng cho cây bút xuất sắc hàng năm, thì trong năm vừa qua và cả đầu năm
nay nữa - Ngƣời xứng đáng đƣợc giải trong văn xuôi nƣớc ta, có lẽ là Nguyễn Huy
Thiệp‟‟ [10, 405].

3
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngay từ khi mới xuất hiện đã hấp dẫn
công chúng và giới nghiên cứu phê bình. Năm 2001 trong lời tựa cuốn “Đi tìm
Nguyễn Huy Thiệp” (cuốn sách tập hợp khá nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp)
Phạm Xuân Nguyên trong lời giới thiệu đã khẳng định:“Thật hiếm có trong văn
chƣơng Việt Nam xƣa nay, tôi dám chắc chƣa có, một nhà văn nào vừa xuất
hiện đã gây đƣợc dƣ luận càng mạnh, truyện chƣa ra thì ngƣời đã kháo nhau,
truyện đăng rồi thì nhiều ngƣời tìm đọc, đọc rồi thì nhiều ngƣời bình phẩm,
bàn tán, chốn phòng văn, cũng nhƣ chốn vỉa hè đâu đâu cũng kháo chuyện…
văn đàn đồng thời đổi mới đã đổi sắc, bỗng khởi sắc hẳn, đã náo động, càng
thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi, quanh sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp” [ 14, 5-6].
Nhà báo Mai Ngữ trong “Cái tâm và cái tài của ngƣời viết” (Báo Quân đội
Nhân dân, số 9791 ngày 27/8/1988) cũng đã phát hiện tương tự: “Ngòi bút của anh
Thiệp đƣa con ngƣời về điểm xuất phát của nó, con ngƣời hạ đẳng, con ngƣời
nguyên thuỷ cùng với tiềm thức và bản ngã vốn có do trời sinh ra, những con ngƣời
trần trụi, loã thể trong tƣ duy cũng nhƣ trong hình thái”. Trên đây là một số ý kiến
xoay quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Mặc dầu các bài viết có những phát

hiện và lí giải riêng nhưng tựu trung lại, các ý kiến đó đều gặp nhau ở chỗ thừa
nhận: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương lớn, đáng để chúng ta quan
tâm. Tất cả những ý kiến trên có tính chất định hướng gợi mở, giúp chúng tôi có
điều kiện để hiểu hơn về văn chương cũng như con người Nguyễn Huy Thiệp.
Truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát cũng có một số bài nghiên cứu:
Nhà nghiên cứu văn học Nga T.N.Philimonova trong bài Những ngọn gió
Hua Tát nhƣ hình mẫu văn của Nguyễn Huy Thiệp học cho rằng: “Có thể những
truyện cổ ấy nói nhiều đau khổ của con ngƣời, nhƣng hiểu rõ những đau khổ ấy
con ngƣời trong ta nảy nở sự sáng suốt trong đạo đức, lòng cao thƣợng và tình
ngƣời” [14, 62]. Vẻ đẹp con người hiện lên với vẻ đẹp giản dị cùng thiên nhiên nơi
núi rừng. Nhưng bên cạnh cũng xuất hiện những mâu thuẫn xung đột giữa con
người và thiên nhiên.


4
Hay trong Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Ngôn ngữ và văn học vùng
Tây Bắc” tác giả Phạm Thị Phương Huyền bàn đến Quan niệm nhân sinh trong tác
phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp. Bài viết đưa ra hai quan
niệm nhân sinh tiêu biểu là “Ở hiền gặp lành, Ác giả ác báo”. Tác giả đề cập đến
vấn đề nhân vật, con người trong từng hoàn sống và sống ra sao thì sẽ nhận lại cuộc
sống như vậy đó cũng chính là những quy luật trong cuộc sống.
Cũng trong Hội thảo khoa học đó, bài viết của tác giả Vũ Minh Đức “Những
ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái” đã đề
cập đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, vai trò của thiên nhiên đối với
môi trường sống của con người. Trong rất nhiều mối quan hệ với thế giới, con
người không thể nào tách ra khỏi thế giới tự nhiên. Thiên nhiên và con người có
xung đột, hay mâu thuẫn thế nào thì con người và thiên nhiên sẽ giải quyết mâu
thuẫn đó. Và rồi thiên nhiên lại là nền tảng cho con người phát triển.
Trong hội thảo khoa học ấy, bài viết của tác giả Ngô Thị Phượng “Vẻ đẹp Tây
Bắc trong văn chƣơng Nguyễn Huy Thiệp” cũng nói tới vấn đề thiên nhiên và con

người. Tác giả đánh giá: “Văn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều chi tiết đặc tả vẻ đẹp
của thiên nhiên lãng mạn Tây Bắc… sƣơng mù đang còn dày đặc, ngƣời đi chợ
nhƣ đi mơ, cách một sải tay chẳng nhìn thấy gì…” [4, 398]. Con người Tây Bắc
đơn giản hoà mình vào thiên nhiên vô tận được Nguyễn Huy Thiệp chụp từ nhiều
phương diện: văn hoá, ngoại hình, đời sống nội tâm,…
Các công trình nghiên cứu khoa hoc này bước đầu lí giải khá sâu sắc về một
số phương diện cụ thể trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, để hiểu
đầy đủ về Nguyễn Huy Thiệp nhằm xác định được những đóng góp của ông cho
nền văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta cần có cách nhìn toàn diện, đa chiều
hơn. Đây cũng là cơ sở khách quan chính xác, cần đi tìm hiểu một tác phẩm cụ
thể, phần nào đó có thể hiểu thêm về nhà văn hiện đại này. Những bài nghiên
cứu khoa học trên cũng là những gợi ý quý báu để giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu
“Thiên nhiên và con ngƣời Tây Bắc trong tác phẩm những ngọn gió Hua Tát
của Nguyễn Huy Thiệp”.


5
3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thiên nhiên và con người Tây Bắc trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát
của Nguyễn Huy Thiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những đặc điểm của thiên nhiên và con người trong tác phẩm.
- Nghiên cứu nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người.
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan.
- Văn bản chọn để nghiên cứu là truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát ủa tác giả
Nguyễn Huy Thiệp được giới thiệu trong Tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, NXB Văn học. Hà Nội.( 2005)
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết về tác phẩm văn học và đề tài thiên nhiên, con người

Tây Bắc trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
- Nghiên cứu về thiên nhiên và con người Tây Bắc trong tác phẩm Những ngọn
gió Hua Tát.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khi thực hiện khoá luận, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng chủ yếu
và thường xuyên trong quá trình nghiên cứu nhằm phân tích tác phẩm để làm nổi
bật được thiên nhiên và con người Tây Bắc qua tác phẩm.
- Phương pháp khảo sát văn bản: Chúng tôi dựa vào việc khảo sát, thống kê,
phân loại những chi tiết, cụ thể để phân tích, chứng minh cho những nhận định, đánh
giá trong khoá luận. Thống kê, phân loại những chi tiết để làm sáng tỏ những đặc
trưng về thiên nhiên và con người Tây Bắc và những nghệ thuật miêu tả hai hình
tượng đó.
- Phương pháp so sánh: So sánh với thiên nhiên và con người Tây Bắc trong
sáng tác của Tô Hoài, Nguyễn Tuân để từ đó nổi bật được thiên nhiên và con người
Tây Bắc trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.


6
5. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận này chỉ ra một cách cụ thể những đặc điểm, chi tiết thiên nhiên và
con người Tây Bắc cũng như nghệ thuật miêu tả hai hình tượng này, từ đó giúp bạn
đọc hiểu thêm về tài năng và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiêp.
6. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khoá luận được triển khai làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Thiên nhiên Tây Bắc trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của
Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3: Con người Tây Bắc trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của

Nguyễn Huy Thiệp

7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khát quát về tác phẩm văn học
1.1.1. Khái niệm tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ là kết quả tiến trình
lao động nghệ thuật của cá nhân mỗi nhà văn. Tác phẩm văn học đi vào đời sống
của con người có những tác phẩm lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chiến
tranh và hòa bình của Leptonxtôi. Nói đến tác phẩm văn học là vấn đề quen thuộc
đi sâu vào lòng bạn đọc nói chung, giới nghiên cứu, phê bình nói riêng. Và rồi
những tác phẩm có giá trị thường sống mãi cùng thời gian và đi cùng năm tháng,
những tác phẩm ấy đều phản ánh thực tế cuộc sống hay nói cách khác là tác phẩm
văn học đều bắt nguồn từ chính cuộc sống.
Tác phẩm văn học từ xưa đến nay được quan niệm khá rộng rãi, trong cuốn
lý luận văn học của Hà Minh Đức chủ biên từng quan niệm rằng: “Tác phẩm văn
học là công trình nghệ thuật ngôn từ là kết quả hoạt động sáng tác của mỗi nhà
văn” [2, 115] . Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên: “Tác phẩm là sản
phẩm của trí tuệ do nhà văn nghệ thuật, khoa học trực tiếp tạo ra dƣới một hình
thức nhất định” [14, 1134] .
Như vậy có thể thấy rằng, những cảm xúc, suy tư của nhà văn về con người,
cuộc đời dù có mãnh liệt, sâu sắc đến đâu cũng trở nên vô nghĩa nếu không có tác
phẩm trong lịch sử. Tác phẩm văn học tỏ ra ngày càng cũ về chữ nghĩa mới về nội
dung, tác phẩm văn học cũng là yếu tố tạo nên văn học hay trào lưu văn học. Sự
hưng thịnh của nền văn học, sự thăng trầm của trào lưu văn học đều gắn với sự
hưng thịnh của trào lưu, hưng thịnh của tác phẩm. Tác phẩm văn học là con đẻ
của nhà văn, nhưng khi ra đời tác phẩm văn học luôn tồn tại độc lập vượt khỏi
dự tính ban đầu của nhà văn. Đến với bạn đọc tác phẩm văn học tiếp xúc theo

những hướng khác nhau. Bạn đọc, các thế hệ độc giả luôn luôn đọc nó theo quan
niệm của mình phát hiện những ý nghĩa mới mẻ. Những tác phẩm không mất
bản sắc, nó vẫn là nó dù bạn đọc cắt nghĩa thế nào đi nữa. Tác phẩm của nhà văn

8
bất tử thì tên tuổi của họ cũng bất tử và ngược lại. Tác phẩm văn học bao giờ
cũng có mối quan hệ với đời sống. Đời sống của nhà văn bao gồm nhiều chỉnh thể:
tác phẩm, tác giả, trào lưu…
1.1.2. Những phƣơng diện nội dung cơ bản của tác phẩm văn học
1.1.2.1. Đề tài
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Đề tài là khái niệm chỉ loại các hiện tƣợng
đời sống đƣợc miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là
phƣơng diện khách quan trong nội dung tác phẩm ” [5, 110].
Đề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện tạo
thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ đó
nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm. Có thể nói đề tài là khái niệm
trung gian giữa thế giới hiện thực được thẩm mĩ hóa trong tác phẩm và bản thân đời
sống. Người ta có thể xác định đề tài ngoài hai phương diện bên ngoài và bên
trong. Nói đến phương diện bên ngoài là nói đến sự thuần túy đến phạm vi hiện
thực mà tác phẩm phản ánh. Ở đây, sức xác định đề tài thường dựa trên các phạm
trù lịch sử - xã hội. Có thể nói đến đề tài chống Pháp chống Mĩ, đề tài xây dựng chủ
nghĩa xã hội, công dân, nông dân, bộ đội … Tuy nhiên để tránh sự đồng nhất đề tài
và đối tượng phản ánh và thấy được tính chất và phạm vi được phản ánh, cần phải
đi vào phương diện bên trong của đề tài. Đó là cuộc sống nào con người nào…
được thể hiện trong tác phẩm. Nói cách khác đó là tính chất được tìm thấy của đề
tài bên ngoài. Trong trường hợp này đề tài chính là vấn đề được thể hiện trong tác
phẩm và trong nhiều trường hợp được trùng khít với chủ đề. Chẳng hạn Sống Mòn
của Nam Cao viết về người tri thức tiểu tư sản. Những người tri thức quẩn quanh
bế tắc mòn mỏi. Tiếng hát sông Hƣơng của Tố Hữu viết về người con gái giang hồ
với cuộc sống đau đớn và ước mơ tốt đẹp của họ về cuộc sống cũ. Đề tài gắn bó

chặt chẽ với đối tượng nhưng không thể đồng nhất với các đối tượng với hệ thống
đề tài. Đối tượng là phần không thể thiếu là khách thể mà con người chiếm lĩnh,
phù hợp với nhu cầu một năng lực nhất định nhưng mà đối tượng không thông qua
sự lựa chọn và miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Nói khác đi, đối tượng là
cơ sở của đề tài là sự khái quát phạm trù lịch sử trong xã hội trong tác phẩm .

9
1.1.2.2. Chủ đề
“Chủ đề là vấn đề cơ bản trung tâm đƣợc tác giả nêu lên, đặt ra qua nội
dung của tác phẩm văn học” [5, 61]. Nếu đề tài giúp ta xác định: tác phẩm viết cái
gì? thì khái niệm của chủ đề lại giải đáp cho câu hỏi đó. Chủ đề là vấn đề cơ bản
của tác phẩm, là phương diện chính yếu của đề tài. Khi phản ánh hiện thực nhà văn
chẳng những xác định một phạm vi hiện tượng đời sống mà tập trung soi rọi một
vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó. Nhà thơ Tố Hữu nói: “Vấn đề nghệ
thuật chính là chủ đề nói nôm na cho dễ hiểu câu hỏi - câu hỏi của cuộc đời”.
M.Gorki đã nhấn mạnh tới vai trò chủ đạo của chủ đề trong sáng tác: “Chủ đề là
cái tƣ tƣởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi nên, làm tổ
trong ấn tƣợng của anh ta, nhƣng chƣa định hình và đòi hỏi thể hiện thành hình
tƣợng, thức tỉnh nhà văn kêu gọi anh ta lao động để tạo ra hình thức cho nó”. Chủ
đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm trong tác phẩm. Chẳng
hạn, Tắt Đèn của Ngô Tất Tố phản ánh số phận bi thảm của người nông dân do chế
độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chí Phèo
của Nam Cao, tập trung tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một số bộ phận nông
dân và ước mơ làm người lương thiện của họ.
1.1.2.3. Tƣ tƣởng
Tư tưởng là: “Những nhận thức, lý giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung
cụ thể sống động của tác phẩm văn học cũng nhƣ những vấn đề nhân sinh đặt ra
trong đó ” [5, 382]. Trong bộ Tấn trò đời của Banzăc, tư tưởng chung thống nhất
cho tác phẩm là tư tưởng phê phán tố cáo sự mục ruỗng, thối nát của xã hội tư
sản Pháp thế kỉ XIX. Tư tưởng là linh hồn, là kết tinh của sự cảm nhận suy nghĩ

về cuộc đời… do yêu cầu của tư duy khái quát người ta thường đúc kết tư tưởng
của tác phẩm bằng một số mệnh đề ngắn gọn trừu tượng. Thực ra tư tưởng náu
mình trong những hình tượng sinh động, những cảm hứng sâu lắng của tác giả.
Bêlinxki từng khẳng định: “Tƣ tƣởng thơ, đó không phải lá phép tam đoạn thức,
mà là một ham mê sống, đó là cảm hứng”. Đối với những tác phẩm văn học trước
hết đó là sự nhạy cảm bằng trái tim. Mọi sự khái quát suy ý đều có những giá trị
tương đối. Nếu có thể coi đề tài và chủ đề thuộc phương diện chủ quan của nội

10
dung tư tưởng của tác phẩm văn học thì không phải giản đơn có khi là ý đó của nhà
văn muốn thể hiện mà cái điều tự thân tác phẩm “nói” với người đọc.
Tư tưởng của tác phẩm đóng vai trò có quan trọng đối với tác phẩm nhưng
nó được quyết định bởi tư tưởng của tác giả. Như vậy, muốn có tác phẩm hay, tốt
thì điều đầu tiên là tư tưởng của tác giả phải đủ ngắn tiến bộ. Ở đây có thể thấy
quan điểm rất sâu sắc của Lỗ Tấn: “Làm một ngƣời thầy thuốc kê đơn bậy chỉ
giết chết có một ngƣời, làm một viên võ tƣớng điều binh khiển tƣớng bậy chỉ
nƣớng hết một đạo quân, còn làm một nhà văn viết bậy sẽ gây tác hại ít nhất hai
ba thế hệ” [17, 86].
1.1.3. Những phƣơng diện hình thức của tác phẩm văn học
Vưgốtxki nói rằng: “Nghệ thuật phải bắt đầu từ nơi hình thức bắt đầu”. Quả
thật, nhiều học giả nghiên cứu và tìm hiểu nghệ thuật về nghệ thuật thì chỉ khi nào
chúng ta tiếp xúc chúng với hình thức nghệ thuật của văn chương, cảm thấy hiện
diện của nó và qua đó nhận được cái nội dung được tìm thấy ẩn sâu trong tác phẩm
văn chương thì có thể nói tiếp xúc với bản thân văn chương, cảm nhận văn chương,
hình thức đó được thể hiện ở những phương diện như: nhân vật, kết cấu, lời văn
nghệ thuật…
1.1.3.1. Nhân vật văn học
Theo Trần Đình Sử, nhân vật chính là con người được miêu tả thể hiện trong
tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những con người cụ thể được miêu tả
đầy đặn cả về tính cách, nội tâm lẫn ngoại hình, có tiểu sử thường thấy trong tác

phẩm tự sự hoặc kịch. Đó là những con người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có
tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như vậy người trần thuật họ chỉ có cảm xúc nỗi niềm
ý nghĩa, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình .
Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật, mang tính ước lệ, không đồng nhất với
con người có thật. Nhân vật văn học khác với những nhân vật trong hội họa điêu
khắc, bộc lộ trong hành động và quá trình. Nhân vật văn học có tính hình tuyến
(diễn ra từ đầu đến cuối), đồng hiện. Nó luôn hứa hẹn trong quá trình giao tiếp
đồng thời nhân vật văn học có tính hồi cố, bởi có những bước phát triển điều làm
nhớ lại những công thức nhận biết biết ban đầu đều là nó sâu thêm hoặc điều chỉnh

11
cho xác đáng, nhưng không bỏ quên hay xa rời cái chuẩn mực ban đầu. Nhân vật
Hoàng trong Đôi Mắt của Nam Cao nguyên là một nhà văn kiêm một tay thơ đen
tài tình thì mỗi bước đi, hành động của nhân vật đều làm ta nhớ lại cá tính ấy
của Hoàng. Nhân vật văn học là những khái niêm trung tâm để xem xét tác
phẩm văn học theo một khuynh hướng, trường phái hoặc một phong cách.
Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép những biểu tượng văn
học như văn học về “con ngƣời nhỏ bé ”, con người thừa, văn học về “thế hệ
mất mát”. Những nhân vật trở nên nổi tiếng thế giới như AQ, Graang, Faust…
trong nền văn học thế giới.
1.1.3.2. Kết cấu
Có thể hiểu kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần, các hình thức nghệ
thuật theo nội dung và thể tài. Kết cấu rất quan trọng đối với văn chương nghệ
thuật. Kết cấu còn là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm
là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên
cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.
Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật của tác phẩm phải phục tùng đặc trưng
nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu là
duy nhất không thể thay thế, không thể đảo lộn trật tự, kết cấu thâm nhập vào cấp
độ nhỏ nhất như ngôn ngữ hay hình ảnh. Nó góp phần tạo ý nghĩa cho tác phẩm. Vì

vậy có thể nói, kết cấu là yếu tố hình thức mang tính nội dung luôn biểu hiện một
nội dung nhất định. Tác phẩm Chí Phèo với kết cấu mở đầu là tiếng chửi, là hình
thức giao tiếp mang tính cực đoan biểu đạt sự cô đơn tuyệt đối.
Kết cấu là một yếu tố của hình thức, vì thế vai trò của nó chủ yếu khẳng định
trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác phẩm như chủ
đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyện, các yếu tố ngoài cốt truyện…
Kết cấu là phương tiện khái quát hiện thực của tác phẩm hiện, luôn đóng vai
trò đưa đời sống đi vào tác phẩm với trật tự nhất định. Nó sẽ biểu hiện thông
qua kết cấu. Kết cấu ấy duy trì một chân lý của cuộc sống mà nhà văn muốn
thể hiện. Chúng ta thấy lý luận văn học truyền thống luôn xem kết cấu là sự
phối hợp liên kết giữa các yếu tố với nhau để tạo thành một chính thể của tác

12
phẩm. Kết cấu đóng vai trò nhất quan trọng trong việc thực hiện sự thống rất
chặt chẽ giữa chủ đề và tư tưởng.
1.1.3.3. Lời văn
Mỗi tác phẩm văn học đều được viết bằng lời: lời thơ; lời văn; lời tác giả; lời
nhân vật … gộp chung lại là lời văn. Lời văn – thực chất cũng là dạng ngôn ngữ,
nhưng đã được tổ chức theo dạng quy luật nghệ thuật về mặt nội dung, phương
pháp, thể loại, phong cách. Lời văn trong tác phẩm nghệ thuật không mang hiện
tượng ngôn ngữ mang chức năng giao tiếp thông thường, mà nó được đưa vào
những hệ thống giao tiếp khác nhau mang chức năng khác nhau.
Một nhà văn đã từng nói rằng, trên đời không sự giày vò nào ghê gớm hơn
sự giày vò của ngôn ngữ. Maiacốpxki từng viết rằng: Làm thơ:
Chẳng khác gì khai thác
Chất hiếm radium
Lấy một gam
Mất hàng năm lao lực
Chỉ mỗi một từ
Có khi mất đứt

Hàng trăm nghìn
Tấn quặng xỉn ngôn từ
(Nói chuyện với ngƣời thanh tra tài chính)
Người ta thường nói trong tác phẩm văn học có tính hình tượng tính gợi cảm
tính chính xác, tính cảm xúc… những nhận định ấy thường rất đúng nhưng không
nên quên rằng đó là lời giao tiếp thông thường, chẳng hạn như lời thầy giáo giảng
bài, lời nhà tuyên truyền chính trị, lời đùa vui, châm chọc, lời âu yếm chân chính…
thiếu các tính chất trên người ta không thể đạt được những hiệu quả trong giao tiếp.
Trong lời văn tác phẩm các tính chất ấy được hiểu sâu rộng hơn gắn liền với phản
ánh đời sống của văn học.
1.1.4. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học
Vấn đề nội dung và hình thức chiếm vị trí rất quan trọng trong các vấn đề lý
luận của văn học, trước hết gắn liền với bản chất chức năng của văn học đối với đời

13
sống, gắn với những quy luật phát triển của văn học. Đối với từng tác phẩm, nội
dung và hình thức là phạm vi chủ yếu thể hiện tư tưởng và nghệ thuật của nó. Triết
học đã từng khẳng định rằng ở bất kỳ sự vật hiện tượng nào đó trong tự nhiên và xã
hội đều mang trong mình hai yếu tố nội dung và hình thức. Nội dung là những yếu
tố, quá trình làm lên sự vật hiện tượng, hình thức là sự biểu hiện, sự tổ chức, trật tự
phương thức tồn tại của nội dung. Nội dung và hình thức là hai mặt mâu thuẫn,
nhưng giữa chúng có sự thống nhất không tách rời với nhau, đan xen vào nhau
chuyển hóa cho nhau. Một trong hai yếu tố này mà thay đổi thì thường kéo theo
yếu tố kia. Thời cổ đại Aritxôt rất coi trọng hình thức với luận điểm của mình:
“Chất liệu cộng với hình thức thì tạo ra bản chất của sự vật”. Trong bút kí triết
học của mình Lê-Nin cũng nói: “hình thức mang tính bản chất. Bản chất đƣợc biến
thành hình thức” [13, 29].
Trong tác phẩm văn học có giá trị, hình thức thống nhất với nội dung. Có lẽ
không ai diễn đạt sự thống nhất này mạnh mẽ hơn Belinxlki nhà phê bình Nga đã
từng viết: “trong tác phẩm nghệ thuật, tƣ tƣởng và hình thức phải hòa hợp với

nhau một cách hữu cơ nhƣ tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có
nghĩa là hủy diệt tƣ tƣởng và ngƣợc lại cũng vậy” [16, 256].
1.2. Nguyễn Huy Thiệp và tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát
1.2.1. Nguyễn Huy Thiệp – Nguồn riêng giữa dòng chung
1.2.1.1. Tiểu sử, cuộc đời
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29/04/1950. Quê quán ở Phương Hạ, huyện
Thanh Trì, T.P Hà Nội, đã tốt nghiệp Đại học sư phạm và là hội viên Hội nhà văn
Việt Nam năm 1990 .
Năm 1970 Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp Khoa Sử trường Đại học Sư phạm
Hà Nội và lên dạy học ở Tây Bắc từ năm 1970 đến 1980, Ông chuyển sang công
tác tại Bộ Giáo Dục. Sau đó làm việc tại công ty Kỹ Thuật Trắc Địa Bản Đồ - Cục
Bản Đồ (trực thuộc Hội đồng Bộ Trưởng). Hiện nay Nguyễn Huy Thiệp đang sống
và sáng tác tại Hà Nội. Ông cũng có nhiều thời gian vật lộn với cuộc đời với nhiều
nghề kiếm kế sinh nhai: thợ mộc, thợ nề, bán quán …


14
Có thể nói, điểm qua cuộc đời nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy ông
thuộc thế hệ nhà văn sinh ra trong thời chiến, nhưng lớn lên trong thời bình. Cuộc
sống lại trở về với chính nó, với tất cả lo toan vặt vãnh hằng ngày. Lúc đó đối diện
với nhau không còn là ta - địch, nông dân - địa chủ, người bị bóc lột - người bóc lột
mà là người đối diện với người trong cuộc sống thường ngày, trong lao động sản
xuất. Văn chương lúc này lại được trả lại nhiệm vụ thiêng liêng đó là phản ánh con
người và số phận con người. Hiện thực đó đã tác động không nhỏ tới cảm hứng
sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Đặc biệt đối với một nhà văn luôn trăn
trở, suy tư, day dứt trước cuộc sống như ông thì cuộc sống không chỉ là cuộc sống
mà còn là những “góc khuất” bấy lâu nay người ta vô tình hay hữu ý hay người ta
“ngủ quên”. Bằng khả năng sáng tác nghệ thuật điêu luyện, Nguyễn Huy Thiệp
đánh thức “góc khuất” trong những sáng tác của mình. Bởi vậy, bên những trang
viết “ đầy ứ” gánh nặng cuộc sống “cơm áo gạo tiền” Nguyễn Huy Thiệp còn táo

bạo dung nạp thêm những phần “ái ố” trần trục thuộc về bản năng thầm kín trong
con người để đưa vào trang viết của mình. Ông đã phanh phui ra ánh sáng những
vấn đề mà lâu nay người ta biết nhưng né tránh không dám nói ra, đó cũng là lí
do tại sao xuất hiện nhiều ý kiến khen chê bàn cãi tranh luận xung quanh cuộc
đời của Nguyên Huy Thiệp. Và rồi Nguyễn Huy Thiệp luôn tìm được “nguồn
riêng giữa dòng chung” góp phần xây dựng nên nền văn học nước nhà ngày
càng phong phú và đa dạng.
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Có thể nói, những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có số lượng không nhiều.
Bắt đầu xuất hiện trên văn đàn từ năm 1980, mặc dù sáng tác không nhiều nhưng
bất kì tác phẩm nào của ông khi ra mắt công chúng cũng xuất hiện hai luồng khen
chê dữ dội.
Nguyễn Huy Thiệp được mệnh danh là ông vua truyện ngắn. Tác phẩm tiêu
biểu Những ngọn gió Hua Tát (1989); Tƣớng về hƣu (1989) Con gái Thủy Thần
(1992); Nhƣ những ngọn gió (tuyển tập 1995); Thƣơng cả cho đời bạc, Mƣa nhã
nam… Bên cạnh thể loại truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp còn sáng tác nhiều thể
loại khác: tiểu thuyết, tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu kịch. Và bất kì thể loại

15
nào Nguyễn Huy Thiệp cũng đặt được dấu ấn riêng của mình.
Tiểu thuyết: Đây là thể loại Nguyễn Huy Thiệp đang trập chững những bước
đi đầu tiên. Hai tác phẩm được coi là đứa con đầu lòng của ông có thể kể đến là
Tuổi hai mƣơi yêu dấu và tiểu thuyết kiếm hiệp Võ lâm ngoại sử.
Tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu. Cả bốn thể loại này được tập hợp và in
thành sách Giăng lƣới bắt chim (NXB Hà Nội năm 2003).
Kịch: Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp (NXB Tuổi trẻ năm 2003).
Những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được xuất hiện rải rác trên các báo
và tạp chí: Văn nghệ, Lao động, Tiền phong chủ nhật, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí
Minh, Sông Hương, đất Quảng, Cửa Việt… Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều
thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga và thu hút đông đảo sự quan tâm của độc giả ngoài

nước, nhất là độc giả pháp. Theo thống kê của Vietnamnet, trong danh sách có 20
tác giả có sách bán chạy nhất thế giới của nhà xuất bản E’dition de I’ Aube ở Pháp
thì sách bán được của Nguyễn Huy Thiệp bán chạy thứ ba (35283 bản) riêng cuốn
tiểu thuyết Tuổi hai mƣơi yêu dấu được in lần đầu bằng tiếng Pháp là 4 000 bản.
Cuộc sống đang biến đổi từng phút, từng giờ, con người không thể sống mãi
trong hoài niệm cũ, biết bao vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mới, đòi hỏi mọi cá
nhân tồn tại trong xã hội đó phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp. Nguyễn Huy
Thiệp cũng vậy, ông đã tìm cách mới trong văn chương. Con đường văn chương
mà ông tìm đến không phải là một con đường mòn mà người ta vẫn đi, ông đã đột
phá ra khỏi con đường ấy bằng lối đi cho riêng mình. Ông đã tự bộc bạch “ văn học
giúp con ngƣời nhận thức về mình về cuộc sống”. Văn học con người ta phải biết,
phải dám nhìn thẳng vào chính mình, cuộc sống của mình đang tồn tại để tự ý thức
về mình. Thái độ e thẹn, ngại ngùng không dám nói sẽ làm chết đi chức năng phản
ánh của văn chương. Chính vì điều đó, Nguyễn Huy Thiệp dám nhìn thẳng vào sự
thật và đời sống hiện tại để phản ánh. Đi sâu vào thế giới truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp chúng ta không bắt gặp những gì quá gay gắt, nghẹt thở trước một cuộc sống
trần tục rất gần gũi với chúng ta, có thể do hữu ý hay vô tình mà chúng ta thừa nhận
ra đó là một xã hội thu nhỏ, gồm những gia đình con con trong những mối quan hệ
“cơm áo gạo tiền”, tình yêu hôn nhân, gia đình xã hội… thậm chí cả những ý thức

16
nhỏ nhoi, tầm thường, thô tục, của con người cũng được ông lột trần trong những
trang viết. Có sỗ sàng đấy, nhưng đó mới là cuộc sống, những cái là hằng giờ, hằng
ngày con người đang tồn tại.
Trong những trang viết của mình, tác giả không ngần ngại nêu nên những sự
bê tha, nhếch nhác của cuộc sống kể cả sự rùng rợn, khủng khiếp, quái đản qua đó
bộc lộ sự đốn mạc, kém hèn của con người. Qua đó tác giả nhấn mạnh tâm lý vụ lợi
đang trở thành nếp sâu trong não trạng, tâm thuật của con người hiện đại. Chẳng
hạn, ông Bổng lo đám ma cho chị mà vẫn lạnh lùng tính toán: “mất mẹ bộ xà lông
ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dồi bao giờ! Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván”

(Tƣớng về hƣu). Đó là tâm lý của Đoài và Khảm: hai nhân vật anh và em trong
truyện Không có vua đã trơ trẽn mặc cả vật chất với nhau nếu như Đoài không ngủ
được hoặc lấy Mỹ Trinh bạn của Khảm. Tâm lý vụ lợi thế dẫn đến quan hệ tiền trao
cháo múc trong Huyền thoại phố phƣờng cách Hạnh mò cống tìm chiếc nhẫn thật
thảm hại để tranh thủ sự tin cậy của gia đình, người đánh rơi chiếc nhẫn mà Hạnh
toan lợi dụng. Nhân vật này trục lợi đã trở thành một cương lĩnh sống .
Muốn cải tổ xã hội phải cải tổ tâm lý con người, Nguyễn Huy Thiệp đã đề cập
đến vấn đề quan trọng của tâm lý con người thời kỳ quá độ. Thời kỳ lịch sử trước
đây là thời kỳ của chế độ bao cấp và nhất là trong chiến tranh người ta hoàn toàn
sống bằng tình nghĩa không cần so đo tính toán. Nhưng khi chuyển sang kỷ nguyên
mới, kỷ nguyên của hạch toán chỉ tình nghĩa thôi không đủ, con người ngày hôm
nay đòi hỏi sự sỏng phẳng, sự tính toán phân minh đương nhiên hạch toán là năng
suất, là văn minh, là tiến bộ. Tuy nhiên cuộc sống thật khủng khiếp nếu như quan
hệ giữa con người với con người chỉ là quan hệ tiền trao cháo múc và tính toán vụ
lợi. Nếu như tinh thần thực dụng rất cần cho chế độ hạch toán lại biến thành chủ
nghĩa thực dụng nhấn chìm trong sự tính toán lạnh lùng mọi tình cảm vô tư và chân
thật của con người thì đó là một điều xấu không lường. Về mặt này tập truyện
Nguyễn Huy Thiệp có ý nghĩa cảnh tỉnh sâu xa .
Có một thời văn học của ta đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những con
người thuộc về khối cộng đồng. Những con người cộng đồng này phổ biến lại
những điều hay, điều tốt, những nét xấu và dở nếu có chăng chỉ là ngẫu nhiên và

17
nhất thời. Do đó Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm sắc không được người ta chấp nhận,
bởi vậy là phỉ báng là sỉ nhục nhân vật, con người lịch sử bởi họ hụt hẫng quá
không quen cách nhìn nhân vật sử thi của họ. Nhưng họ biết rằng cuộc sống đây
không chỉ là màu hồng mà nó còn cực kỳ phức tạp, có ánh sáng, có cả bóng tối có
cả những thứ tả ngụy ma quái khi ấy con người là ai cũng phải đi từ cuộc sống trần
tục nhất “ Ngƣời” mà bước ra thôi họ có đủ “hỷ, nộ, ái,ố”, của cuộc đời đó chính
là điều Nguyễn Huy Thiệp đem đến cho độc giả cách nhìn mới về con người.

Trải dài theo những trang viết của ông “những điều trông thấy mà đau đớn
lòng”. Đó là tình cảm sẻ chia thông cảm của ông với những nhân vật nữ hoa lên
những “thiên tính nữ rất đẹp”, như Thắm trong Chảy đi sông ơi, Hương trong
Chút thoáng Xuân Hƣơng nhân vật Sinh Không có vua, “ thiên tính nữ, là cả một
ánh sáng dịu dàng, huyền dịu trong các sáng tác. Nguyễn Huy Thiệp, tâm hồn
người đọc sẽ không khỏi trìu nặng trước sự tàn bạo, thô bỉ quái đản hèn kém phơi
bày ra trong tác phẩm khi thì bắt gặp “ thiên tình nữ” họ được đắm trong ánh sáng
này sẽ trở lại nhẹ nhõm thanh cao hơn.
Thiên nhiên và con người trong văn học luôn là hình tượng sánh đôi cùng
nhau hình tượng thiên nhiên luôn là nền tàng nổi bật cho hình tượng con người.
Thiên nhiên luôn là người bạn gần gũi của con người, có lúc hiu hắt một lỗi buồn,
nhưng đôi khi lại như một niềm vui thiết tha như một tâm sự, ôm ấp gắn bó với con
người. Tô Hoài, Nguyễn Tuân gặt hái được những vụ mùa bội thu từ mảnh đất này,
Nguyễn Huy Thiệp là người đến sau nhưng ông đã nhanh chóng khẳng định
được tên tuổi của mình với mảng đề tài này. Đề tài về thiên nhiên và con người
Tây Bắc trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp hiện lên như một lẽ tự nhiên bởi
ông “có duyên nợ” với mảnh đất này. Phải chăng những sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp về Tây Bắc như là những món quà ông dành tặng cho con người nơi đây -
nơi ông gắn bó suốt mười năm (1970 – 1980).
1.2.2. Tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát
Những ngọn gió Hua Tát là truyện ngắn có kết cấu đặc biệt, ra mắt bạn đọc
lần đầu tiên trên báo Văn nghệ năm 1989. Tác phẩm gồm mười truyện nhỏ, phản
ánh cuộc sống của người dân bản Hua Tát một bản nhỏ người Thái đen nằm cách

18
chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đường. Nguyễn Huy Thiệp đã dành cho Hua
Tát những dòng miêu tả đầy sức gợi: “Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở đây cứ lung
bung một thứ sƣơng mù bàng bạc nên nhìn ngƣời và vật cũng nhìn thấy nhoà nhoà.
Đây là thứ không khí huyền thoại”. Với cách miêu tả và giới thiệu của tác giả, dù là
một là một địa danh có thực nhưng Hua Tát lại nhuốm đậm không khí cổ tích và

huyền thoại: “Ở Hua Tát, những chuyện cổ tích nhƣ những bông hoa dại màu vàng
nhạt, bé nhƣ khuy áo điểm đâu đó quanh rào trong các ngõ nhỏ. Đàn ông ngậm
hoa này trong miệng uống rƣợu thì không bao giờ say. Nó cũng giống nhƣ những
viên đá cuội trắng, có ngân đỏ, mảnh nhƣ sợi chỉ nằm kín đáo dƣới lòng suối. Phụ
nữ thích những viên sỏi này. Họ nhặt nó về ủ trong áo nót đủ một trăm ngày. Khi
làm đệm cho chồng, họ giấu viên sỏi ấy vào trong . Có lời nguyền rằng, ngƣời
chồng nằm trên đệm ấy sẽ không mơ tƣởng đến ngƣời phụ nữ khác” [18, 275].
Những câu chuyện tác giả kể chứa đầy huyền thoại, bí ẩn, song chính nó lại
“nói nhiều đến đau khổ của con ngƣời” vì vậy nó làm nảy nở trong chúng ta sự
sáng suốt của đạo đức, lòng cao thượng và tình người tha thiết. Những con người
ấy hôm nay tuy không còn nữa, nhưng linh hồn của họ “vẫn bay thấp thoáng trên
cac khau cút nhà sàn” vẫn thì thầm trong gió về cuộc đời mình và về một thời quá
khứ xa xưa của dân bản Hua Tát. Trong mười truyện thì ba chuyện kết thúc có hậu
con bảy truyện kết thúc trong bi kịch và tuyệt vọng. Cuộc sống dân bản Hua Tát có
nhiều thăng trầm, với nhiều trạng thái, hoàn cảnh khác nhau. Có những lúc cuộc
sống ấy bị đe doạ bởi nạn dịch, thiên tai như nạn sâu đen, dịch tả, động rừng, hạn
hán Song có lúc cuộc sống ấy lại đầy thú vị, với những nét văn hoá mang đậm
bản sắc riêng mà không phải vùng miền nào cũng có: tiệc xoè, lễ kén rể, lễ cưới
Một đặc điểm khác cũng cần chú ý trong tác phẩm này là nghệ thuật xây dụng
nhân vật. Các nhân vật luôn được thử thách trong những hoàn cảnh đặc biệt để tự
bộc lộ mình. Trước những hoàn cảnh đó nhân vật thường có hai cách ứng xử: hoặc
cố gắng chinh phục vượt qua thử thách, cố gắng đạt mục đích của mình. Như chàng
Khó trong Trái tim hổ cũng đi săn nhưng không phải để lấy bùa phép may mắn mà
để lấy thuốc chữa cho Pùa; lão thợ săn trong Con thú lớn nhất suốt đời lão chỉ săn
được những con chim, con thú bình thường chưa bao giờ lão săn được con thú ba

19
bốn tạ thịt và lão rất khổ tâm, dặt vặt về điều đó…; Ông Pành trong Đất Quên
muốn chặt được cây lim to nhất trên đỉnh Phu Luông để chứng tỏ tình yêu say đắm
với Muôn. Trên con đường chinh phục khát vọng đó, các nhân vật đều đạt được

hoặc đạt gần tới được mục đích của mình: chàng Khó giết được con hổ; lão thợ săn
giết được con thú lớn nhất trong đời mình; Ông Pành đến đỉnh Phu Luông và bập
được nhát rìu đầu tiên vào gốc cây Lim. Cách thứ hai, nhân vật gặp được sự may
mắn, sự trợ giúp thần kì và trở nên giàu, hạnh phúc: Nàng Bua sau khi đào hũ vàng,
cuộc đời của nàng và lũ con đã thay đổi hẳn, họ trở thành người giàu có nhất bản,
nhất mường; Mao vô tình thấy tù và bị bỏ quên trên gác bếp anh rúc một hồi bầy
sâu đen trả lại cuộc sống bình yên cho dân bản; nàng Sinh có sức mạnh diệu kì, đã
nâng hòn đá thiêng và sống hạnh phúc bên người chồng mới….
Cả chùm truyện viết về con người và thiên nhiên Tây Bắc, tác giả đã đưa
người đọc về thế giới của những câu chuyện cổ tích thấm đẫm chất hoang đường kì
ảo. Song không chỉ vậy, người đọc thấy ở đó hiện lên thấp thoáng hình bóng cuộc
sống thực tại. Từ cuộc đời và số phận của những nhân vật cổ tích ấy giúp chúng ta
thấu hiểu ước mơ khát vọng của con người và những quy luật bất biến trong cuộc
sống thực tại, sự vĩnh hằng trong cuộc sống
Tiểu kết
Chúng ta thấy rằng, tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ
hoàn chỉnh do một cá nhân hay một tập thể sáng tác. Tồn tại dưới hình thức truyền
miệng hoặc hình thức văn bản. Về mặt dung lượng có thể là một tác phẩm đồ sộ
nhưng có thể vô cùng ngắn gọn. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể trung tâm của
đời sống văn học. Tác phẩm văn học là một sự thực về văn hoá xã hội mang tính
chất xác định. Vì vậy tác phẩm văn học hiện ra trước mắt ta như một nội dung
thông báo về đời sống. Nó tái hiện lại đời sống thông qua những chủ đề, đề tài, tư
tưởng, được thể hiện trên trang văn qua những phương diện như: nhân vật, kết cấu,
lời văn. Hơn cả, tác phẩm văn học bao giờ cũng có mới quan hệ mật thiết và bắt
nguồn từ đời sống.
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông sinh ra ở Hà Nội, nhưng đặc biệt là đã quá trình gắn bó với

20
miền Tây của Tổ quốc, như quê hương thứ hai của mình “một thời để thƣơng để

nhớ trong ông” - mảnh đất và con người nơi đây đã để lại những ấn tượng sâu sắc
khó phai trong tâm tưởng tác giả. Đặc biệt Tây Bắc, đã khơi nguồn cảm hứng bất
tận đối với văn nhân. Nhiều tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc của Nguyễn Huy
Thiệp đã tạo được tiếng vang lớn trên văn đàn, được độc giả, giới lí luận, phê bình
quan tâm đánh giá nhiều chiều. Những ngọn gió Hua Tát là một trong những truyện
ngắn tiêu biểu và xuất sắc của Nguyễn Huy Thiệp viết về Tây Bắc.




















×