Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI ĐÀ LẠT pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.97 KB, 7 trang )

THIÊN NHIÊN VÀ CON
NGƯỜI ĐÀ LẠT








Đà Lạt được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp mà trên đất nước không
nơi nào sánh kịp. Nét lượn của núi đồi như những đư
ờng cong tuyệt mỹ
của giai nhân. Sương mù ẩn hiện trong gió sớm mây chiều biến phong
cảnh thành những bức tranh thủy mặc. Mặt hồ Xuân Hương khi phẳng
lặng như một tấm gương, lúc gợn sóng lăn tăn. Những ngày chớp bể
mưa nguồn, mặt hồ cũng biết chau mày nổi giận với những con sóng
bạc đầu.
Đà Lạt thành phố của mộng mơ.
Đà Lạt thành phố của thơ ca.
Đà Lạt thành phố của kiến trúc
Đà Lạt cũng là thành phố của lịch sử.
Không những thế, với những rừng thông bạt ngàn, hoa dại, hoa vườn
bốn mùa khoe thắm. Đà Lạt cũng là nơi mà họa sĩ của nhiều thế hệ tìm
đến khơi nguồn cảm hứng. Xa hơn những con thác Pongour, Gongah
quanh năm thì thầm hoặc ào ạt.
Bàn tay của những nhà thiết kế đô thị đóng góp phần cải tạo thiên
nhiên, để thành phố ngày một đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuy nhiên sự hoàn
hảo có khi phải được thẩm định bằng thời gian.
Thời kỳ mở cửa, khách hàng là thượng đế, nhu cầu thưởng ngoạn của
du khách ngày một khắt khe hơn. Sản phẩm văn hóa, du lịch phải được


phong phú hơn. Có thế những ai đã đến thành phố hoa một hai lần mới
mong quay gót trở lại.
Đà lạt như một vườn hoa khổng lồ, tuyệt đẹp đối với khách du lịch
trong nước và nước ngoài. Nhưng hình như Đà Lạt còn thiếu một cái g
ì
đó. Phải chăng đó là đôi cánh mỏng của nàng công chúa “Nghệ thuật
tạo hình”. May mắn thay lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã nhận thấy điều
đó. Ngày 24 tháng 9 năm 2007, một thông báo Trại Điêu Khắc Đá Đà
Lạt được gởi đến các nhà điêu khắc đá trong toàn quốc với chủ đề:
Thiên nhiên và con người Đà Lạt.
Thời gian tổ chức 30 ngày, đêm khai mạc vào ngày 15/10/2007 và bế
mạc ngày 17/10/2007. Với sự tham gia của 20 nhà điêu khắc.
Đánh dấu một “sự kiện nghệ thuật” của thành phố. Ngày khai trương,
đơn giản nhưng nghiêm túc. Băng khai mạc đã cắt.
Công thức: chất xám của nghệ sĩ + công năng của cơ giới khoa học +
tay nghề của nghệ nhân, làm chủ dụng cụ bắt đầu vận hành, trong tiếng
máy quay không ngớt giữa đám bụi đá mịt mù.
Trong hội họa, bức tranh từ phác thảo đến hoàn ch
ỉnh chỉ nằm trong tay
của một con người, đó chính là h
ọa sĩ, tác giả của bức tranh .Từ thời đồ
đá, thời kỳ văn minh Hy Lạp- La Mã, điêu khắc đã đạt đỉnh cao, cho
đến trước đây khoảng 50 năm thôi, nhà điêu khắc phải đảm mọi công
việc từ phác thảo đến hoàn thành. Phần lớn công việc phải làm bằng
tay, vì vậy chất liệu để tạc tượng phần lớn mềm mại dễ làm như đ
ất sét,
thạch cao, và để bảo vệ lâu dài người ta đúc đồng. Cẩm thạch là chất
liệu được các nhà điêu khắc ưa chuộng do độ mềm và dễ l
àm trơn láng.
Nh

ững loại đá cũng có hạt mịn như sa thạch trầm tích, granit, basalt
thuộc loại khó làm.
Trại sáng tác này phần nào đã đáp ứng được ư
ớc vọng của Ban Tổ chức
nhờ sự vận động nhịp nhàng giữa người thiết kế (tức các nhà điêu kh
ắc)
và đội ngũ thi công.
Trước bế mạc trại năm ngày, “Đồi keo” của vườn hoa thành phố, như
nàng công chúa ngủ trên trăm năm có lẻ, bỗng thức giấc bởi chàng
“Hoàng Tử Điêu Kh
ắc”. Mỏm đồi bé nhỏ bỗng rực sáng bởi những pho
tượng đá. Mỗi tác phẩm, mỗi vẻ mang phong cách đặc thù của người
sáng tạo.
Đinh Thanh với tác phẩm Men Tình có phong cách mộc mạc của nghệ
thuật bán khai. Với khối trụ hình vuông vát cạnh, Vũ Long nhận thức
về con người Đà Lạt là một sự “hội tụ” của ba miền đất nước với Cao
Nguyên. Trên b
ốn mặt của tượng là bốn hình phụ nữ, chung lưng đấu
cật thành một khối vững chắc. Bốn lại là một, có phải nhà điêu khắc
muốn nói đến một sự nhất trí cao của tinh thần đoàn kết.
Đề tài “Cao Nguyên” và Lang Biang được bốn tác giả đề cập. Cao
Nguyên c
ủa Đặng Thi Khuê được tượng trưng qua ba trái bầu trơn tru
đơn sơ như một Tĩnh vật bằng đá hay một cung cách sắp xếp. Người
mẹ Cao Nguyên của Đinh Việt có dáng dấp của các nhân vật trên mặt
trống đồng và em bé lại mang phong cách của tượng gỗ đình chùa mi
ền
Bắc. Những bản sắc dân tộc đó lại được thể hiện bằng lối tạo hình hiện
đại. Theo tôi đây là một ưu điểm. Đỉnh Lang Biang của Ngô Liêm dẫn
người người xem về với huyền thoại một chuyện tình truyền khẩu. Mơ

hồ và lắng đọng, trên đà thời gian đang trôi về một quá khứ xa xôi đến
tận một miền tương lai mờ ảo. Nối nhịp Lang Biang của Trần Văn
Trầm, ổn định trong một bối cục đối xứng “tịnh” như đôi cánh bướm,
nhưng lại “động” ở những nét lượn và độ nhẵn mượt mà tạo nên sự trôi
chảy của dòng suối ngọt. Già Làng của Hoàng Tư
ờng Minh, với y phục
và cồng chiêng truyền thống, với hình khối dứt khoát uy nghi, khiến
người xem liên tưởng đến một “Vua Hùng Dựng Nước”. Người và hoa
của Đinh Rú là một “Bản Nhạc Phù Điêu” trên đá. Khối đá bị bóc ra r
ất
ít. Những phần còn giữ nguyên, những phần đục thô và những phần
mài nhẵn, tương phản hoặc bổ xung cho nhau tạo nên sự phong phú
đáng mến. Tiếng Lặng của Ca Lê Thắng với dáng thiếu nữ bên hồ. Mặt
nước tĩnh lặng chao động thành những vòng tròn do một chiếc lá, hay
một con cá vừa vẫy đuôi để lại. Thiếu nữ đang nghĩ gì, nhớ ai, buồn
hay vui được nhường lại trong tâm trạng và trí tưởng tượng của người
xem. Nguyễn Hồng Dương gửi đến trại sáng tác một tượng với hai
nghĩa vừa là tác phẩm điêu khắc cũng là một con voi. Bố cục hình khối
được khái quát tối đa, mạnh mẽ chắc chắn nhưng không mất tính hiện
thực. Trên nền cỏ xanh, với những tia nắng xuyên qua cành lá, khỏa
thân nằm của Thanh Phong thật vô cùng lãng mạng. Em bé trên vai,
sung sướng, nũng nịu ngã đầu trên tóc mẹ, niềm “hạnh phúc” của trẻ
thơ. Trong khi đó “hạnh phúc” của người mẹ điềm đạm dịu hiền lại ẩn
hiện ở khóe môi. Phong cách lập thể vẫn có thể diễn tả được những gì
êm ái, ngọt ngào nhất của tình cảm con người mà Hồ Phan Thiết đã
đưa
vào tác phẩm. Như Vũ Long đã nhận định, Đà Lạt là thành phố hội tụ
của con người ở mọi miền đất nước, trong đó có miền bắc Việt Nam.
Lâm Hà tên gọi của một huyện được ghép từ hai địa phương Lâm Đ
ồng

và Hà Nội. Người ra đi sao khỏi nhớ về quê hương, người ở lại quên
sao được người ra đi. Hoa Bích Đào gửi vào Đà Lạt tác phẩm Vọng
như một nhịp cầu Ô thước để Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Nếu
vườn tượng là nàng công chúa, thì báu vật trang trí đắt giá và xứng
đáng nhất của nàng là quả trứng của Phạm Văn Hạng.
Theo lý thuyết thẩm mỹ của phái Tự nguyện do Paker đề xướng thì
sinh hoạt nghệ thuật không nhất thiết phải có một quy tắc hoặc ý nghĩa
rõ ràng. Nó như một trò chơi, mà người nghệ sĩ chỉ đưa ra “cái cớ” để
người thưởng lãm cùng tham dự như một thành phần trong tác phẩm.
Có khi cùng một sự kiện nhưng suy nghĩ giữa người “tạo cớ” và người
“dụng cớ” có suy nghĩ khác xa nhau. Trong một bức tranh của Pasquiat
có tên Bàn Thờ Thần Chết nhưng khi nhà phê bình cùng tham gia vào
tác phẩm lại chỉ nói về “Con Rắn”. Bởi vậy trước những tác phẩm
Đồng Hồ Hoa của Trần Hoàng Cơ, Giao Cảm của Phan Đình Ti
ến, Đan
của Nguyễn Hiền, Hoa và trăng của Dương Đình Chiến bạn hãy cho trí
tưởng tượng của mình bay lượn. Tình mẹ của K’ Minh Tuấn tuy cụ thể
rõ ràng, nhưng sự vận dụng nhiều đường tròn và khối tròn, nhất là ở
cặp nhũ hoa của người mẹ không phải có thể hiểu được một cách dễ
dàng.
Ngư
ời nghệ sĩ thường khép kín trong tháp ngà phong cách của mình.
Điều này là một điều cần thiết hay nói tối cần thiết cũng không quá
đáng, bởi tác phẩm không có phong cách riêng không thể nói là tác
phẩm tốt. Phong cách là chứng minh thực, là bản nhận dạng tác giả tr
ên
tác phẩm.
Cuối cùng thì việc tổ chức trại điêu khắc Đá Đà Lạt 2007 là một chủ
trương đáng ca ngợi, một bước đầu thuận lợi cho hoạt động Nghệ
Thuật cảnh quan Đà Lạt còn nhiều nơi cần đặt tượng. Bên cạnh những

vườn tượng, những tượng trang trí dọc bờ hồ Xuân Hương và nh
ững bờ
nước đến suối Cam Ly thì việc tổ chức những trại sáng tác tranh Hoa
Đà Lạt để hình thành một “Bảo Tàng Tranh Hoa” cũng là một sản
phẩm văn hóa, nghệ thuật, du lịch cần có.
Đặng Ngọc Trân

×