Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 218 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH







KỶ YẾU HỘI THẢO
Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại
và xu hướng phát triển đến năm 2020











Hà Nội, tháng 6 năm 2010
i

BAN CHỈ ĐẠO
TT
Họ tên
Đơn vị / chức vụ
Nhiệm vụ


1
GS.TS. Nguyễn Văn Nam
Hiệu trưởng
Trưởng Ban
2
PGS.TS. Phạm Quang Trung
Phó Hiệu trưởng
Phó trưởng ban
3
PGS.TS. Phạm Hồng Chương
Trưởng phòng QL Khoa học
Ủy viên
4
PGS.TS. Đàm Văn Huệ
Trưởng phòng Tài chính – Kế toán
Ủy viên
5
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà
Trưởng phòng Tổng hợp
Ủy viên
6
ThS. Nguyễn Đức Hiển
Trưởng phòng TCCB
Ủy viên
7
TS. Lê Anh Tuấn
Trưởng phòng CTCT&QLSV
Ủy viên
8
PGS.TS. Hoàng Xuân Quế

Trưởng khoa NH-TC
Ủy viên thường trực

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP KỶ YẾU
TT
Họ tên
Đơn vị / chức vụ
Nhiệm vụ
1
GS.TS. Nguyễn Văn Nam
Hiệu trưởng
Chủ tịch
2
PGS.TS. Phạm Quang Trung
Phó Hiệu trưởng
Phó chủ tịch
3
GS. TS. Cao Cự Bội
Nguyên Trưởng Khoa NHTC
Phó chủ tịch
4
GS. TS. Mai Ngọc Cường
Tổng biên tập T/C Kinh tế & PT
Ủy viên
5
PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài
Nguyên Trưởng Khoa NH-TC
Ủy viên
6
PGS. TS. Hoàng Xuân Quế

Trưởng Khoa NH-TC
Ủy viên
7
PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
Bộ môn LTTCTT và Tài chính công
Ủy viên
8
PGS.TS. Lưu Thị Hương
Bộ môn Tài chính doanh nghiệp
Ủy viên
9
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo
Bộ môn Tài chính Quốc tế
Ủy viên
10
PGS.TS. Trần Đăng Khâm
Trưởng bộ môn TTCK
Ủy viên
11
PGS. TS. Vũ Duy Hào
Trưởng bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp
Ủy viên
12
PGS. TS. Phan Thị Thu Hà
Trưởng bộ môn Ngân hàng Thương mại
Ủy viên
13
TS. Đặng Ngọc Đức
Trưởng bộ môn Tài chính Quốc tế
Ủy viên

14
TS. Lê Quốc Hội
Phó tổng biên tập Tạp chí Kinh tế & PT
Ủy viên
BAN TỔ CHỨC
TT
Họ tên
Đơn vị
Nhiệm vụ
1
PGS.TS. Hoàng Xuân Quế
Trưởng khoa NH-TC
Trưởng ban
2
TS. Phan Hữu Nghị
Phó Trưởng khoa NH-TC
Phó trưởng ban
3
PGS.TS. Trần Đăng Khâm
Trưởng Bộ môn TTCK
Phó trưởng ban
4
TS. Đinh Ngọc Dinh
Bộ môn Ngân hàng thương mại
Ủy viên
5
ThS. Trần Đức Thắng
Phó GĐ Trung tâm NH-TC
Ủy viên
6

GV. Trần Phước Huy
Bí thư LCĐ Khoa NH-TC
Ủy viên
7
GV. Trần Trọng Phong
Bộ môn Ngân hàng thương mại
Ủy viên
8
TS. Lê Hương Lan
Bộ môn Thị trường chứng khoán
Ủy viên
9
ThS. Trần Minh Tuấn
Bộ môn Tài chính doanh nghiệp
Ủy viên
10
ThS. Phùng Thanh Quang
Bộ môn Ngân hàng thương mại
Ủy viên


ii

DANH MỤC BÀI VIẾT HỘI THẢO
Stt
Tên bài viết/Tác giả
Trang

PHẦN I: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


1
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ
NHẬN THỨC ĐẾN HÀNH ĐỘNG
TS. Lê Văn Châu
Nguyên Chủ tịch UBCKNN
2
2
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
PGS. TS. Hoàng Xuân Quế
Trưởng Khoa Ngân hàng- Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
8
3
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM MƢỜI NĂM HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
13
4
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - MƢỜI NĂM NHÌN LẠI
PGS.TS. Đinh Xuân Hạng
Học viện Tài chính
18
5
NHÌN LẠI CON ĐƢỜNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Hoàng Thị Thanh Thuỳ
Phan Hoàng Diệu
Phòng Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư - CTCP Chứng khoán Tân Việt
24


PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

6
ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
TS. Lê Văn Châu
Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán VN
29
7
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ LUẬT CHỨNG KHOÁN 2006
PGS.TS Trần Đăng Khâm
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
37
8
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM- 10 NĂM
NHÌN LẠI
PGS. TS. Bùi Anh Tuấn, Hiệu phó Đại học KTQD
PGS.TS. Ngô Trí Tuệ, Giám đốc Học viện Kiểm toán
NCS. ThS. Phạm Long, Khoa NH-TC, Đại học KTQD
NCS. ThS. Ngô Đức Anh, University of Texas, USA
42
9
DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
Nguyễn Hữu Tú
Phó Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Rồng Việt
51
iii

10

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ VÀ THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN QUA Ở NƢỚC TA
PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng
Phó tổng biên tập Tạp chí Ngân hàng
57
11
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN- BIỂU HIỆN SINH ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ THỊ
TRƢỜNG
Phan Thế Hải
Nhà báo- Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và truyền thông Vietnet
61
12
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Vũ Hoàng Nam
Phó Trưởng Phòng Quản Lý Kinh Doanh Vốn- Sở Giao Dịch NHNo&PTNT VN
Phụ trách nhóm đầu tư kinh doanh trái phiếu NHNo&PTNT VN
66
13
BÀN VỀ NGUYÊN NHÂN CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CHƢA CHÖ TRỌNG
HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƢỜNG CỔ PHIẾU
ThS. Nguyễn Hƣơng Giang
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
71
14
HIỂU THÊM VỀ RỦI RO HỆ THỐNG VÀ PHI HỆ THỐNG TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN: MÔ HÌNH CAPM VÀ APT
NCS. ThS. Phạm Long
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Khoa NH-TC, Đại học KTQD
ThS. Phạm Ngọc Lan
Khoa KT-TC, Đại học Lao động Xã hội
74
15
BÀN VỀ HOẠT ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA NHTM TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Th.S Nguyễn Thị Thanh Phƣơng
Chi nhánh SGD 2 NHĐT&PTVN
85
16
QUYỀN LỢI THỰC CỦA CỔ ĐÔNG HIỆN NAY
Vũ Thị Thanh Thuỷ
NCS khoá 29, ĐH KTQD
93
17
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM NĂM 2009- CƠ HỘI 2010
Trần Hải
Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
96
18
HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP (M&A) TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
NCS. ThS. Trần Đức Thắng
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
98
19
MỘT SỐ LỢI THẾ KHI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
TS. Lê Thị Hƣơng Lan
Khoa Ngân hàng – Tài chính

Đại học Kinh tế Quốc dân
104
iv

20
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI – PHÂN TÍCH KIỂM
CHỨNG VỚI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HNX
TS. Trần Thị Thanh Tú
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
107
21
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG NGÀNH VẬN TẢI BIỂN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
ThS. Trần Minh Tuấn
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
113
22
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM-
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
NCS. ThS. Phạm Long
NCS. ThS. Nguyễn Thị Thuỳ Dƣơng
Khoa Ngân hàng-Tài Chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
118

PHẦN III: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH CHỨNG KHOÁN

23
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
TS. Nguyễn Sơn
Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (UBCKNN)
132
24
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CHỨNG KHOÁN GIAI ĐOẠN 2010-2020
PGS.TS. Lê Hoàng Nga
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
139
25
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TS. Nguyễn Thị Hoài Lê
Phó trưởng bộ môn Thị trường chứng khoán & Kinh doanh chứng khoán
Học viện Tài chính
142
26
XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Phạm Thanh Tùng
CT HĐQT CTCP Chứng khoán Thái Bình Dương
Lê Khả Tuyên
Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Thái Bình Dương
147
27
TĂNG CƢỜNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHỨNG KHOÁN: KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

TS. Lê Thanh Tâm
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
150
v

28
BÀN VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG
TS. Đinh Ngọc Dinh
Khoa Ngân hàng - Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
156
29
GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Ngân hàng Liên Việt
163
30
XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VỚI QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CHỨNG KHOÁN
Nhữ Đình Hoà
Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Bảo Việt
165
31
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
TS. Nguyễn Văn Lâm
Giám đốc NHNo&PTNT Bình Phước
167
32

TÍNH BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
LẠM PHÁT
TS. Nguyễn Thị Lan
Học Viện Tài Chính
171
33
BÀN THÊM VỀ LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU
NCS. ThS. Phạm Long
NCS. ThS. Đoàn Phƣơng Thảo
NCS. ThS. Lê Thu Thuỷ
Khoa NH-TC, Đại học KTQD
174
34
KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG "NGÀY GIAO DỊCH TRONG TUẦN" TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Ths. Phạm Việt Hùng
Khoa NH-TC, Đại học KTQD
186
35
XÂY DỰNG ĐIỀU KIỆN ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƢƠNG PHÁP
CHIẾT KHẤU DÕNG TIỀN Ở VIỆT NAM
NCS. ThS. Trần Đức Thắng
Khoa Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
190
36
KIẾN NGHỊ TẠM DỪNG CHIẾN THUẬT CỔ PHẦN HOÁ
NCS. ThS. Phạm Long
Khoa NH-TC, Đại học KTQD
ThS. Phạm Ngọc Lan,

Khoa KT-TC, Đại học Lao động Xã hội
196
37
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH THỰC TIỄN TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH
TÀI CHÍNH
ThS Nguyễn Thanh Bình
Công ty Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APECS)
207
vi

LỜI GIỚI THIỆU

Tháng 07/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào
hoạt động. So với lịch sử 200 năm của thị trường chứng khoán thế giới thì 10 năm hình thành
và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được xem như điểm kết thúc của
một sự khởi đầu. Tuy còn non trẻ, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã sớm khẳng
định tầm vóc và vị thế của mình. Với hai sở giao dịch chứng khoán, 539 công ty niêm yết, có
mức vốn hóa đạt khoảng 40% GDP, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đóng vai trò tích cực
đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, sự năng động của nền kinh tế và hình ảnh của một
Việt Nam ngày càng phồn thịnh, phát triển và hoà nhập với nền kinh tế quốc tế.
Sau mười năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát
triển nhất định và đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là hoạt động an toàn và hiệu quả. Có thể
khái quát một số thành tựu của thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:
+ Cấu trúc của thị trường chứng khoán đang từng bước được hoàn thiện nhằm tăng khả
năng quản lý và giám sát của Nhà nước.
+ Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và các chính sách quản lý thị trường
tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
+ Các Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán (105 công ty) đã được
trang bị công nghệ giao dịch hiện đại phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường.
+ Các định chế trung gian và dịch vụ thị trường ngày càng phát triển cả về số lượng,

chất lượng hoạt động và năng lực tài chính.
+ Hoạt động quản lý thị trường của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các SGDCK
ngày càng sâu sát và từng bước hoàn thiện.
+ Nguồn nhân lực của thị trường chứng khoán nói chung được đào tạo cơ bản, đáp
ứng được yêu cầu của thị trường hiện nay.
Những thành tựu của thị trường chứng khoán là minh chứng thuyết phục cho quyết
định mở cửa thị trường này là đúng đắn, là một bước đi tất yếu trong công cuộc đổi mới và
phát triển đất nước. Tuy nhiên, với những thăng trầm của thị trường, rất nhiều vấn đề đang đặt
ra cho sự ổn định và phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Khoa Ngân hàng – Tài chính là một trong những khoa lớn nhất của Đại học Kinh tế
Quốc dân – trường trọng điểm quốc gia, trường hàng đầu trong khối các trường Đại học ở Việt
Nam về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là trường Đại
học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành thị trường chứng khoán (từ năm 2000). Ý thức
về trách nhiệm trước sự vận hành của thị trường chứng khoán nói riêng, hệ thống tài chính và
nền kinh tế đất nước nói chung, đồng thời nhân kỷ niệm 10 năm thị trường chứng khoán Việt
vii

Nam và cũng là 10 năm chuyên ngành thị trường chứng khoán của Đại học Kinh tế Quốc dân,
Khoa Ngân hàng – Tài chính tổ chức triển khai hội thảo: “Thị trường chứng khoán Việt Nam –
10 năm nhìn lại và định hướng phát triển đến năm 2020”.
Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm và tham gia rộng khắp của các nhà quản lý, nhà
khoa học, ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp, các nghiên cứu sinh, cao học viên
và các em sinh viên. Đến nay, Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 37 bài tham luận. Tất cả các
bài tham luận đã tiếp cận vấn đề dưới các góc độ khác nhau, thể hiện những góc nhìn sâu sắc
và đa chiều về những thành công, hạn chế, nguyên nhân và xu hướng phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam cũng như những vấn đề đặt ra cho việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Đâu đó còn có những ý kiến khác nhau, thậm chí là trái chiều về nhận định và bình
luận nhưng vượt lên tất cả, chúng ta thấy đằng sau các bài viết là sự trăn trở, là tất cả tâm
huyết khoa học và nghề nghiệp của các tác giả!

Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã viết bài cho hội
thảo và các quý vị đại biểu đã tham dự hội thảo hôm này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo nhà trường và các phòng, ban
chức năng trong trường.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ về mọi mặt của các cơ quan, của các
công ty chứng khoán, các cơ quan thông tấn và báo chí trung ương và Hà Nội.
Kính chúc quí đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Chúc hội thảo thành công tốt đẹp!

PGS. TS. Hoàng Xuân Quế
Trưởng Khoa Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân




1














PHẦN I
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2


THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Quá trình chuyển biến từ nhận thức đến thành công


TS. Lê Văn Châu
Nguyên Chủ tịch UBCKNN
Tƣ duy - xuất phát điểm
Mười năm để phát triển một thị trường không là quãng đường dài, so với bề dày lịch sử vài trăm
năm của thị trường chứng khoán thế giới. Với những kỳ vọng vào sự phát triển lâu dài của thể chế thị
trường bậc cao trong nền kinh tế Việt Nam thì mọi thành công cũng mới bắt đầu, và chúng ta cũng chỉ
qua giai đoạn sơ khởi. Người ta từng nói "vạn sự khởi đầu nan", điểm khởi đầu nào cũng đầy những
khó khăn, bỡ ngỡ, nhưng để vượt qua được những thử thách khó khăn đó lại càng cần nhiều hơn đến sự
nỗ lực của từng tập thể cá nhân, thậm chí cả toàn xã hội.
Việc chuẩn bị ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam là cả quá trình chuyển biến từ nhận thức
đến việc hoạch định chính sách trong công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam, nhất là của những
người đã tham gia vào công cuộc cải cách kinh tế mà đặc biệt là việc cải cách ngành tà chính ngân
hàng. Từ những năm 1990, khi Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng, chuyển hệ thống
ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, đó là chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương là
quản lý nhà nước và những chức năng, nhiệm vụ mà trong Luật Ngân hàng Nhà nước đã quy định và
hệ thống ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ hoạt động kinh doanh. Như vậy, chúng ta đã tách bạch
hệ thống chính sách với hệ thống kinh doanh trong ngân hàng. Trên thế giới, bất cứ nước nào cũng cần
đến hệ thống ngân hàng để cung cấp vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống ngân hàng
không thể có đủ khả năng cung cấp được lượng vốn cần thiết, chính vì thế, để phát triển nền kinh tế của
một quốc gia, cần đòi hỏi phải có một kênh khác để tạo vốn cho nền kinh tế, nhằm đảo bảo sự phát

triển của thị trường vốn trung và dài hạn. Chính ở hai từ "dài hạn" này mà ý tưởng cho sự ra đời thị
trường chứng khoán đã chính thức được hình thành. Tuy nhiên, phải nói thêm rằng sự hình thành ý
tưởng về thị trường chứng khoán lúc đó dựa trên những cơ sở thực tiễn vững chắc, mà cơ sở đầu tiên
chính là những kết quả đổi mới kinh tế vượt ngoài sự mong muốn, thậm chí, ngoài sức tưởng tượng,
của nhiều người. Chính những kết quả đó đã tạo nên mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và kích thích mạnh
mẽ tinh thần tiếp tục đổi mới tư duy theo hướng thị trường - mở cửa.
Công cuộc đổi mới kinh tế đất nước chính thức bắt đầu vào giữa năm 1980 của thế kỷ trước và
chỉ 5 - 6 năm sau đó, vào những năm đầu của thập kỷ 90, đã bắt đầu xuất hiện những ý tưởng về khả
năng xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Cần phải nói thêm về bối cảnh đất nước ta lúc đó
là đang bị bao vây kinh tế, tức là không thể vay vốn nước ngoài (bao gồm các tổ chức quốc tế) để phát
triển sản xuất kinh doanh như hiện nay, càng không thể bàn đến chuyện Việt Nam được nước ngoài tài
trợ cho các mục tiêu phát triển. Khởi nguồn của hành động bao vây kinh tế đối với Việt Nam được bắt
nguồn từ năm 1979, khi chúng ta giúp cho Campuchia giải phóng khởi sự thảm sát diệt chủng của chế
độ Pônpốt. Mỹ là một trong những nước cầm đầu cùng một số quốc gia khác đã bao vây kinh tế Việt
Nam. Đến tháng 10/1993, các tổ chức kinh tế quốc tế là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) mới nối lại quan hệ tín dụng với Việt Nam và cũng từ đó
các nước khác cũng mới bắt đầu cho chúng ta vay vốn trở lại. Tôi nhớ, thời gian tiếp đó có khoảng 15
đến 2 Quốc gia dự Hội nghị Câu lạc bộ Paris để giải quyết nợ Chính phủ của Việt Nam tại Paris, và tại
Hội nghị này các nước đã quyết định xoá 50% nợ cho Việt Nam (khoảng 500 triệu USD). Tiếp đó là
Hội nghị tài trợ cho Việt Nam lần đầu tiên cũng được tổ chức tại Paris và các tổ chức tài chính quốc tế
cùng một số quốc gia đã cam kết tài trợ cho Việt Nam trên 2 tỷ USD để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế. Mấu chốt của vấn đề trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa
chính là ở chỗ làm thế nào để có thể huy động vốn ở trong nước và quốc tế để phát triển kinh tế, và câu
chuyện về một thị trường chứng khoán bắt đầu được nhen nhóm lên cũng chính là từ đó.

KỶ YẾU HỘI THẢO
Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020

3


Những cột mốc thời gian đáng nhớ
Vào một buổi chiều đầu năm 1991, đồng chí Đỗ Mười là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã mời
mấy anh em chúng tôi gồm các anh Đậu Ngọc Xuân - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp
tác & Đầu tư, anh Đỗ Ngọc Sam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước kiêm Phó Chủ
nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác & Đầu tư, anh Hồ Tế - Bộ trưởng Bộ Tài chính, và tôi là Phó
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lúc bấy giờ. Trong buổi trao đổi này, chúng tôi đã đề nghị đồng chí
Đỗ Mười cân nhắc và quyết định sớm để xây dựng thị trường chứng khoán, đây là cách duy nhất để có
thể tự mình vươn lên phát triển. Ngay sau đó, một số cơ quan cũng bắt đầu tìm hiểu về thị trường
chứng khoán, trong đó Ngân hàng Nhà nước đã nhận nhiệm vụ nghiên cứu về thị trường chứng khoán.
Trong ký ức của tôi, đồng chí Võ Văn Kiệt lúc đó trên cương vị Thủ tướng Chính phủ là một
trong những người ủng hộ đầu tiên cho việc chuẩn bị ra đời thị trường chứng khoán. Trong cuộc họp
đầu tiên để Chính phủ báo cáo với Bộ Chính trị mà tôi được Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao nhiệm vụ
trình bày phương án phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam, có một ký ức mà không bao giờ
quên, đó là ngay trong cuộc họp đó, tôi còn chưa kịp trình bày thì nguyên cố vấn Ban chấp hành Trung
ương Đảng Phạm Văn Đồng đã hỏi tôi: "Bây giờ đồng chí hãy nói cho các đồng chí trong Bộ Chính trị
nghe là tại sao chúng ta là nước xã hội Chủ nghĩa lại phải xây dựng thị trường chứng khoán?" và tiếp
đó là Tổng Bí thư Đỗ Mười hỏi: "Tính chất giai cấp của thị trường chứng khoán là gì?". Thực ra đây là
những câu hỏi mà không phải các đồng chí lãnh đạo không biết mà thực chất là các đồng chí muốn biết
câu trả lời của người trực tiếp tham gia xây dựng thị trường chứng khoán là như thế nào. Tôi đã trả lời:
"Báo cáo các đồng chí trong Bộ Chính trị, về hai câu hỏi của đồng chí Tổng bí thư và đồng chí Cố vấn
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thực ra hôm nay tôi được giao nhiệm vụ báo cáo với Bộ Chính trị về
Đề án chuẩn bị xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng giờ các đồng chí hỏi
tôi một vài câu hỏi ngoài sự chuẩn bị của tôi, nhưng cũng nhân câu hỏi này, cho phép tôi nói lên nhận
thức của mình một cách ngắn gọn như sau: thực ra, thị trường chứng khoán là sản phẩm của loài người,
nếu bất kỳ chế độ xã hội nào biết vận dụng thị trường chứng khoán để tạo ra nguồn huy động vốn trung
và dài hạn cho chế độ xã hội đó nhằm mục đích phát triển kinh tế, thì thị trường chứng khoán sẽ đưa lại
lợi ích phục vụ đúng theo mục tiêu và yêu cầu của chế độ xã hội từng quốc gia đó. Việt Nam là nước
Xã hội chủ nghĩa, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng thị trường
chứng khoán theo mô hình kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa để phục vụ cho nền kinh
tế của đất nước". Từ buổi báo cáo đó, sau đó đã được các đồng chí Bộ Chính trị chỉ đạo và quyết tâm

xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng làm cách nào để thành hình hài thị trường chứng
khoán thì lại cần bàn thảo. Lúc đó có nhiều chuyên gia nghiên cứu về vấn đề này nhưng tiến độ lại khá
chậm bởi những tư liệu viết về thị trường chứng khoán, thị trường vốn trên thế giới đã có hàng trăm
năm, trong khi tài liệu chúng ta có lại khá thiếu thốn và là những tài liệu có từ nhiều năm trước đó.
Ngày 06/11/1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định số 207/QĐ-TCCB thành lập
Ban Nghiên cứu Xây dựng và Phát triển thị trường vốn, lúc bấy giờ, với cương vị là Phó Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước, tôi đã trực tiếp nhận tham gia và chỉ đạo Ban này, các anh Nguyễn Đoan Hùng
(nay là Phó chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) làm trưởng ban, anh Vũ Bằng (nay là Chủ tịch
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) làm Phó Ban và chị Vũ Thị Kim Liên (nay là Phó Chủ tịch Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước) làm Phó ban. Ba anh chị em này trước đây đều là cán bộ Vụ Quản lý Kinh tế
Ngoại tệ đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước, có trách nhiệm học tập và nghiên cứu về thị trường vốn,
nhất là cách tiếp cận với thị trường chứng khoán thế giới để từ đó tìm ra hướng đi riêng của Việt Nam.
Đến tháng 9/1994, chưa đầy 01 năm sau khi Ban Nghiên cứu Xây dựng và Phát triển thị trường
vốn ra đời, được sự trợ giúp của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới chuẩn bị
soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây là bước đi mang tính chính thức,
tạo cơ sở pháp lý cho sự hiện diện một lĩnh vực hoạt động kinh tế mới, một thể chế thị trường mới bậc
cao. Vào khoảng thời gian sau đó, nhiều cơ quan như Viện Nghiên cứu Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh cũng
đã xây dựng đề án phát triển thị trường chứng khoán; Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia của Văn
phòng Chính phủ cũng tiến hành nghiên cứu và đưa ra một đề án. Bộ Tài chính cũng tổ chức nghiên
cứu các vấn đề về thị trường chứng khoán… Sau này, Chính phủ thành lập Ban soạn thảo do một Thứ
trưởng Bộ tài chính làm Trưởng ban, với các thành viên là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thứ
trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Ban Soạn thảo được Thủ tướng giao sứ
mệnh xây dựng Đề án thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam. Với Đề án đó, thị trường chứng
khoán từng bước tiến gần hơn đến hiện thực phát triển kinh tế của Việt Nam, có hình hài và cấu trúc
4

ngày càng đầy đủ và rõ nét.
Đề án cuối cùng về mô hình của thị trường chủ yếu được dựa vào đề án đầu tiên của Ngân hàng
Nhà nước làm sườn chung. Sau khi xây dựng được bộ khung của mô hình, chúng tôi đã báo cáo với
Chính phủ và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bản báo cáo này được coi như là một cái sườn để phát triển thị

trường chứng khoán Việt Nam và chúng tôi là những người trực tiếp thay mặt nhóm nghiên cứu báo
cáo trước thành viên của Chính phủ về mô hình phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam.
Thực tế là mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam được soạn thảo và thiết kế cho Việt Nam
không theo mô hình cụ thể của quốc gia nào, càng không theo mô hình thị trường chứng khoán của
Mỹ, Pháp hay Trung Quốc. Có người nói Việt Nam đang áp dụng theo mô hình của Trung Quốc,
nhưng thực tế lại không hẳn vậy. Vào năm 1989, Trung Quốc mở ra hai thị trường chứng khoán ở
Thâm Quyến và Thương Hải, mang sắc màu và đặc thù riêng của Trung Quốc. Trung Quốc phân biệt
cổ phiếu thành hai loại cổ phiếu A và cổ phiếu B, nếu như cổ phiếu A chỉ dành cho nhà đầu tư nước
ngoài, thì cổ phiếu B dành cho nhà đầu tư trong nước. Cho nên những buổi họp Chính phủ sau đó đã có
rất nhiều ý kiến khác nhau. Cũng phải nói thật là ở vào thời điểm đó, các nghiên cứu của chúng ta về
thị trường chứng khoán vẫn còn chưa tập trung. Cứ thử ví thị trường chứng khoán là một con voi và
những người nghiên cứu là những người sờ voi thì sẽ xảy ra hiện tượng người thì sờ được tai voi,
người sờ được đuôi voi, người thì sờ đầu voi, người thì sơ được vòi voi hay có người chỉ sờ được lưng
voi, ai cũng có quyền nói là mình đã sờ được voi, nhưng thực sự một con voi hoàn chỉnh như thế nào
thì chưa ai biết được một cách đầy đủ, chính xác và với thị trường chứng khoán lúc đó cũng thế. Do đó,
chúng tôi đã phát biểu rằng muốn xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam thì phải có đề án và nội
dung cụ thể, cần nghiên cứu và ra đời một tổ chức chuyên trách để có thể đảm nhận lo hết những câu
chuyện về thị trường chứng khoán. Đề án trình Chính phủ chuẩn bị thành lập Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước được ra đời là nguyên do như thế. Trước lúc thị trường chứng khoán hoạt động, đã có nhiều
ý kiến khác nhau về vị thế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Có ý kiến cho rằng Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước nên thuộc Bộ Tài chính, có ý kiện lại cho rằng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nên
thuộc Ngân hàng Nhà nước, và ý kiến khác lại là Uỷ ban Chứng khoán nhà nước nên độc lập ngay từ
đầu là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Mỹ cũng chưa có Uỷ ban Chứng
khoán chính thức ngay từ đầu mà là tổ chức tự phát, sau đó Mỹ nhận ra rằng nếu không có một cơ quan
chuyên trách lo về pháp luật và quản lý thì sẽ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho thị trường, do đó năm
1929 Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ ra đời với chức năng quản lý thị trường về mặt pháp luật. Trung
Quốc trước đây cũng để hai thị trường Thâm Quyến và Thượng Hải tự xây dựng quy chế hoạt động
riêng, nhưng sau này Trung Quốc cũng phải thành lập ra Uỷ ban Giám quản trực thuộc Quốc Vụ viện
để quản lý thị trường mà nay là Bộ Giám quản. Việt Nam với đầy đủ kinh nghiệm đã được Bộ Chính
trị và Chính phủ chấp thuận thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Chính phủ.

Những chặng đƣờng đầu tiên của thị trƣờng chứng khoán
Những ký ức về chặng đường đầu tiên của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không phải là những
ký ức có thể lãng quên. Để cho một bộ máy ra đời và đi vào hoạt động là cả một sự nỗ lực lớn để vượt
qua biết bao khó khăn và thử thách. Về bộ máy nhân sự của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tôi không
phải là người được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo đầu tiên. Bởi tính chất liên ngành, liên bộ trong
hoạt động quản lý thị trường và xứng tầm với vị thế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước lúc đó, cũng
có ý kiến nên để một Phó Thủ tướng kiêm nhiệm là tốt nhất vì liên quan đến các cơ quan quản lý nhà
nước như Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước và vấn đề cổ phần
hóa các doanh nghiệp. Do đó để một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Uỷ ban mới có thể chỉ đạo điều hành
được các Bộ, ngành nêu trên. Phương án tiếp theo là đề nghị Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ Tài chính
giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và cuối cùng thì cũng không ai đứng ra nhận chức
vụ này. Lúc đó, đồng chí Đỗ Mười và đồng chí Võ Văn Kiệt mới gọi tôi lên và động viên tôi đứng ra
cáng đáng nhiệm vụ này. Tôi báo cáo với các đồng chí lãnh đạo là tôi không từ chối nhiệm vụ này. Nếu
tôi nhận nhiệm vụ này thì tôi có khả năng hoàn thành được trọng trách được giao phó, nhưng tôi cũng
có một điều kiện với các đồng chí là phải để tên của đơn vị này là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thay
vì là Uỷ ban Chứng khoán Việt Nam, và kiến nghị để giữ vị thế cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
cần phải có bốn Thứ trưởng của bốn Bộ ngành cùng phối hợp với chúng tôi để xây dựng một bộ máy
quản lý hoàn chỉnh. Các nhân sự này gồm có Thứ trưởng Bộ kế hoạch & Đầu tư, Thứ trưởng Bộ Tài
chính, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Bốn vị Thứ trưởng này sẽ đảm
nhận nhiệm vụ là Uỷ viên kiêm nhiệm của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Như vậy, nhìn vào vị thế
5

của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước lúc bấy giờ, người ta dễ dàng nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của
Đảng và Chính phủ đối với tổ chức này. Thời gian đầu làm Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
tôi vẫn kiêm nhiệm làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Bên Bộ Tài chính lúc đầu tham gia Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước có đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, sau này là đồng chí Lê Thị Bằng Tâm. Bộ
Kế hoạch & Đầu tư có đồng chí Lại Quang Thực, Bộ Tư pháp là đồng chí Hà Hùng Cường (nay là Bộ
trưởng Bộ tư pháp) tham gia. Những đồng chí này đồng thời còn làm đầu mối chịu trách nhiệm các vấn
đề cần phối hợp giữa Bộ của mình với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Thị trường chứng khoán là bộ
phận quan trọng của thị trường tài chính và trong hệ thống chính sách tài chính quốc gia. Do đó, xây

dựng bộ máy nhân sự ban đầu của Uỷ ban là vô cùng quan trọng, mang tính quyết định về phương thức
quản lý và hoạt động thị trường sau này.
Là một cơ quan trực thuộc Chính phủ nên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền hoạch
định các chính sách và quyết định mọi chuyện để trình Chính phủ. Khi đã có được bộ máy trên hai
trăm cán bộ để chuẩn bị cho sự ra đời thị trường chứng khoán, rất nhiều cán bộ lúc đó được đưa đi học
tập và khảo sát ở nước ngoài.
Việc hình thành các Vụ, Cục của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng là một câu chuyện khá
thú vị. Sau khi nghiên cứu từ mô hình quản lý của Mỹ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, chúng tôi
mới thành lập ra 12 Vụ, Cục, nhưng điều quan trọng nhất chính là con người và nhiệm vụ được giao
như thế nào. Phương châm của chúng tôi lúc bấy giờ rất rõ ràng, chúng tôi được báo cáo với Chính phủ
đây là một ngành kinh tế bậc cao đòi hỏi trí tuệ trẻ, cần có sự nhanh nhạy và tiếp thu nhanh, thì mới có
thể tham gia điều hành được thị trường. Vì thế, ngay từ đầu, tôi chỉ lấy một số nhân sự ở các Bộ, ngành
về làm nòng cốt, còn lại chủ yếu là các cán bộ trẻ qua tuyển chọn công chức đầu tiên (khoảng 30
người). Tiếp đó còn có rất nhiều đợt thi tuyển vào Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nữa, và tiêu chí của
chúng tôi là phải chọn toàn cán bộ giỏi, ngoại ngữ thông thạo, nghiệp vụ tài chính ngân hàng cũng rất
chắc. Vì thế, trong đội ngũ ban đầu, có những Vụ trưởng, vụ phó chỉ khoảng trên 30 tuổi; Trưởng, Phó
phòng chỉ khoảng 25 đến 30 tuổi. Từ đội ngũ này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã dần dần phát
triển trên 200 cán bộ. Cũng trong thời gian thị trường chưa ra đời, trên 200 cán bộ này được cử đi nước
ngoài liên tục vì ngành Chứng khoán đòi hỏi sự tiếp cận với thị trường thế giới một cách thường
xuyên; đồng thời, chúng tôi cũng mời các chuyên gia nước ngoài về đào tạo cán bộ tại chỗ. Nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ đã giúp ta nhiều như Hàn Quốc đã tài trợ dự án hơn 1 triệu USD cho Việt Nam,
trong đó các chuyên gia bắt tay chỉ việc cho cán bộ mình, đồng thời cũng đưa khoảng 30 - 40 máy tính
chuyên dụng về lắp ráp như một Sở Giao dịch Chứng khoán giả định để học tập. Các chuyên viên đều
phải vào Sở, ngồi trước máy để học cách khớp lệnh hay tìm hiểu nhiều hơn về kinh nghiệm của nước
ngoài. Đài Loan, Pháp, Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan… đã cử các chuyên
gia đào tạo miễn phí cho ta rất nhiều. Có thể nói, chưa bao giờ một ngành mới ra đời mà lại nhận được
sự giúp đỡ lớn như vậy.
Lúc đầu nói về thị trường chứng khoán thì không mấy người Việt Nam hiểu, đến những năm
2010, khi cụm từ thị trường chứng khoán đã phổ biến hơn thì số người hiểu về thị trường này cũng
không tăng lên là mấy. Tôi còn nhớ mãi rất nhiều bạn bè tôi lúc bấy giờ đã khuyên tôi: "Nếu muốn

đóng góp cho đất nước thì có nhiều cách để làm. Nếu vẫn ngồi vị trí cũ (Phó Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước) cũng có thể cống hiến được chứ đâu nhất thiết phải chui vào bụi rậm (thị trường chứng
khoán) để rồi hoàn toàn có thể thất bại". Tôi rất hiểu bạn bè mình đã lo lắng nên mới khuyên như thế,
nhưng một khi Đảng và Chính phủ đã giao thì mình cần phải cố gắng phấn đấu thực hiện. Cũng có thể
thời gian đầu chưa đạt được những kết quả to lớn, nhưng chí ít cũng phải được những kết quả ban đầu,
đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế thị trường Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường mà không có
thị trường chứng khoán thì không thể gọi là kinh tế thị trường.
Ngày 20/07/1997, Việt Nam đã tuyên bố với thế giới sự thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước. Ngay sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập, trong quá trình gấp rút chuẩn bị
khung pháp lý cho sự ra đời thị trường chứng khoán cũng có nhiều ý kiến khác nhau về việc Việt Nam
chỉ nên thành lập một Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hay hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.
Sau khi báo cáo lên Chính phủ và Bộ Chính trị đồng ý cho thành lập hai Trung tâm giao dịch Chứng
khoán. Sở dĩ gọi là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán mà không phải là Sở Giao dịch Chứng khoán
như các nước khác, là vì chúng ta vừa làm vừa thí điểm, vừa rút kinh nghiệm, rồi sau đó mới có lộ trình
chuyển từ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán lên Sở Giao dịch chứng khoán. Thời gian đó, có một số
lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ lo lắng rằng nếu mở thị trường chứng khoán như các nước Tư
6

bản Chủ nghĩa thì mình không thể quản lý được. Nhưng chúng tôi đã báo cáo với Chính phủ là chúng
ta đang làm theo cách riêng của Việt Nam, khi mình đã có một đơn vị chuyên trách là Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước quản lý việc này, thì sau này dù các Sở Giao dịch Chứng khoán có chuyển đổi theo
mô hình công ty TNHH một thành viên hay Công ty cổ phần thì lúc đó chúng ta đã có đầy đủ cơ sở
pháp lý để quản lý, điều hành.
Về công tác thông tin, tuyên truyền đối với một cơ quan mới, một ngành kinh tế mới thì ngay
đúng ngày khai trương hoạt động của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Số Tạp chí đầu tiên của Uỷ ban
đã được xuất bản kịp thời vào ngày đáng nhớ đó - Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số đầu tiên. Ấn
phẩm đặc biệt này đến nay vẫn còn nhiều người lưu giữ như một kỷ vật với nhiều bài viết sâu sắc của
các vị lãnh đạo các Bộ, ngành tại thời điểm bấy giờ.
Đến nay, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam đã có được vị thế nhất định trong lòng bạn đọc, nhà
đầu tư trong nước.

Ngày trước vốn doanh nghiệp không nhiều, do đó đã có quy định doanh nghiệp có vốn trên 80 tỷ
đồng thì lên niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, còn doanh nghiệp nào có
vốn dưới 80 tỷ đồng thì niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ý tứ của chúng ta lúc
đó là mong muốn xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo mô hình của thị trường Nasdaq
(Mỹ) trước đây (thị trường OTC). Còn Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế và tài chính của cả nước
thì Sở Giao dịch Chứng khoán được đặt ở đây sẽ có cơ hội phát triển hơn. Khi đó, việc mở ra hai Trung
tâm tại hai đầu Nam - Bắc cũng có nhiều ý kiến trái ngược. Nhưng chúng tôi đã cân nhắc nhiều thị
trường trên thế giới như ở Mỹ, nói tới Phố Wall là nói tới thị trường tài chính quốc tế, toàn bộ các tập
đoàn tài chính đều tập trung vào phố Wall. Do đó chúng ta mới yên tâm hình thành hai Trung tâm ở 2
thành phố lớn nhất nước là điều hợp lý.
Có được thị trường rồi, việc tiếp theo là cần động viên các doanh nghiệp lên sàn niêm yết. Nhiều
doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá vẫn không biết niêm yết là gì. Chúng tôi phải đi khắp các tỉnh,
thành phố trong cả nước để tuyên truyền và động viên các doanh nghiệp lên sàn. Chúng tôi đã nói
chuyện cho nhiều lãnh đạo các Tỉnh, Thành phố, nhưng đa phần họ và doanh nghiệp đều chưa hiểu về
thị trường chứng khoán, càng không thể bàn đến vấn đề niêm yết do nhận thức về lợi ích lúc đầu của
doanh nghiệp còn rất mờ nhạt. Sau này, thực tế đã chứng minh được lợi ích của thị trường chứng
khoán. Lúc đầu có 14 công ty được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tư vấn và chuẩn bị lên sàn niêm
yết, nhưng đến gần ngày khai trương thị trường (20/07/2000) chỉ vẻn vẹn 2 công ty là REE và SAM lên
sàn. Khoảng 5 năm sau, các doanh nghiệp lại đua nhau lên sàn. Có thể nói, sự phát triển của thị trường
chứng khoán là sự chuyển biến về mặt tư duy là chính. Việc lên sàn của các doanh nghiệp là cả một
quá trình chuyển biến tư duy, bởi sau khi thị trường chứng khoán ra đời, tình hình hoạt động của thị
trường mấy năm đầu vô cùng ỳ ạch. Thậm chí có một số người kiến nghị tạm đình chỉ giao dịch một
thời gian. Thời điểm đó số lượng công ty chứng khoán cũng rất ít. Đến năm 2006, thị trường chứng
khoán mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Nếu như từ đầu, chúng ta dự kiến thị trường chứng khoán phát
triển đến năm 2010 chiếm khoảng từ 10% đến 15% GDP, thì thực tế năm 2006 con số này đã lên đến
trên 40% GDP.
Câu chuyện về trụ sở của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và hai Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán cũng là một trong những ký ức còn nguyên vẹn trong tôi. Đây là sự ưu ái đặc biệt của Chính phủ
và các địa phương dành cho ngành Chứng khoán. Khi đặt vấn đề lấy trụ sở tại 164 Trần Quang Khải,
Hà Nội làm trụ sở cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, trước đây là một khu công thự thời Pháp được

Bộ Thuỷ Lợi (cũ) dùng làm trụ sở. Chỉ trong vòng một tháng kể từ khi có quyết định, Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước đã được giao lại ngay trụ sở đó. Trong Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã cùng với đồng
chí Bảy Thanh, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh thời đó gặp gỡ trao đổi và bàn thảo nhiều lần, và sau
đó UBND Tp. Hồ Chí Minh đã đồng ý giao cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trụ sở ở số 45-47 Bến
Chương Dương, Quận I với vị trị và khuôn viên đẹp. Chính phủ cấp 50 tỷ đồng chuyển cho UBND Tp.
Hồ Chí Minh để đền bù giải toả, và cải tạo thành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
mà trước đây là trụ sở thượng viện của chế độ nguỵ quyền Sài Gòn. Đối với Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội, để tìm được trụ sở ở đầu phố Tràng Tiền và phố Phan Chu Trinh đắc địa như
hiện nay, chúng tôi và đồng chí Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đã đi khắp Hà Nội,
đến chỗ bây giờ là trụ sở Bộ Tài chính (số 28 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), rồi đến cả toà nhà Vincom hiện
nay (Phố Bà Triệu,Hà Nội). Tuy nhiên lúc đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước mới ra đời, kinh phí
7

nghèo nàn nên chỉ có thể lựa chọn Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được nơi làm việc đã có
sẵn phòng ốc, không phải mất quá nhiều công sức và phí tổn vào công việc sửa sang, xây cất, đó là toà
nhà ở phố Tràng Tiền và phố Phan Chu Trinh bây giờ, vừa đẹp và vừa trung tâm thành phố nhất. Đừng
nhìn hiện tại nó đẹp đẽ và hoành tráng, thực ra trước đây, nơi đó chỉ là một chuỗi cửa hàng kim khí
điện máy. Bây giờ nhìn hai Trung tâm (nay đã là Sở) ở hai vị trí thuộc loại đẹp nhất hai thành phố lớn,
tôi thực sự rất hài lòng với công sức mà chúng tôi đã bỏ ra.
Để thực hiện việc đào tạo cán bộ cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước đã quyết định thành lập ngay từ đầu Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng
khoán, đồng thời tôi cũng đặt vấn đề với UBND Tp. Hà Nội cấp 12.000m2 đất để hình thành một trung
tâm đào tạo khang trang. Lúc đó chúng tôi còn phải bàn với xã Trung Văn, huyện Từ Liêm về chuyện
đền bù giải toả, và còn xin Chính phủ kinh phí để xây dựng cho địa phương một trạm biến thế điện trên
hai tỷ đồng. Bây giờ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Chứng khoán lại nằm ở vị trí đắc địa
trong bản đồ khu quy hoạch các cơ quan hành chính tại phía Tây Thủ đô Hà Nội - một vị thế được xem
là trung tâm của Thủ đô Hà Nội trong tương lai không xa.
Hành trình cho một quãng đường 10 năm chưa phải là dài, nhưng thấm đẫm vào đó là không ít
gian nan và vất vả. Nhưng như câu thành ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim", thị trường chứng
khoán Việt Nam với bao tâm huyết của nhiều thế hệ chắc chắn sẽ phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và

bền vững hơn nữa!
8


MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

PGS.TS. Hoàng Xuân Quế
Trưởng khoa Ngân hàng – Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân
Nếu như thị trường chứng khoán (TTCK) đến sớm ở một số nước đang trong quá trình chuyển
đổi, như Hungary - TTCK Budapest (1990), Trung Quốc - TTCK Thượng Hải (1992), Cộng hoà Séc -
TTCK Praha (1993) thì phải đến năm 2000 TTCK mới được hình thành ở Việt Nam.
I . Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
1.1. Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Năm 1997, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập, triển khai các công
việc chuẩn bị cho việc ra đời và đưa vào hoạt động TTCK ở Việt Nam, đó là xây dựng cơ sở pháp lý,
đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,… Ba năm sau khi UBCKNN thành lập, thực hiện
quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/7/2000, SGDCK Tp. HCM đã chính thức khai trương
hoạt động và tổ chức phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Đây là điểm mốc
quan trọng đánh dấu sự hiện diện của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên ở Việt Nam
sau quá trình khẩn trương và tích cực chuẩn bị các điền kiện cần thiết về khung pháp lý, nguồn nhân
lực, hạ tầng công nghệ và cơ sở vật chất liên quan.
Tên gọi ban đầu, địa điểm mở thị trường đã được cân nhắc rất kỹ trong Mô hình TTCK Việt
Nam và văn bản của UBCKNN trình lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho phép thành lập SGDCK. Tên gọi
"Trung tâm giao dịch Chứng khoán" mà chưa phải là "Sở giao dịch chứng khoán" gián tiếp nói lên định
hướng về bước đi, quy mô, trình độ, phương thức tổ chức giao dịch chứng khoán ban đầu của thị
trường. Đặc điểm khác biệt của Việt Nam với các nước khác trên thế giới trong giai đoạn ban đầu hình
thành và phát triển TTCK là Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường thực sự, hàng hoá trên thị trường
chủ yếu là cổ phiếu từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cổ phần hoá (CPH) và trái phiếu chính
phủ (TPCP) được Bộ Tài chính phát hành; doanh nghiệp và công chúng lần đầu tiên được tiếp cận với

khái niệm và hình thức huy động vốn, đầu tư trên TTCK. Nhà nước đã đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất,
đào tạo nhân lực, ban hành quy định về thiết lập và đưa SGDCK đầu tiên vào hoạt động; về mặt tổ
chức Trung tâm là đơn vị trực thuộc UBCKNN.
Để hình dung cụ thể về hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, có được
những quy chế hoạt động của SGDCK để tham khảo chọn lọc áp dụng cho Việt Nam, nhiều lượt cán
bộ của UBCKNN đã tham gia các đoàn khảo sát, học tập tại SGDCK, các công ty chứng khoán (Cty
CK), TTLKCK của các nước bạn trong những năm 1997 - 1999 theo các dự án trợ giúp kỹ thuật được
thoả thuận cấp Chính phủ 2 nước. Để hỗ trợ đưa SGDCK Tp. HCM đi vào hoạt động, UBCKNN đã
biệt phái các cán bộ chủ chốt, các cán bộ trẻ được đào tạo và có năng lực tốt của UBCK vào nắm giữ
các vị trí Giám đốc SGDCK, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ quan trọng của Trung tâm trong những
năm hoạt động đầu tiên.
Trong 10 năm qua, SGDCK Tp. HCM đã tổ chức được hơn 2300 phiên giao dịch; việc công bố
thông tin, giám sát giao dịch ngày càng có chất lượng và hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển
của thị trường; hoạt động và quản trị điều hành của Trung tâm ngày càng chuyên nghiệp hơn. Từ tháng
10/2007, SGDCK TP. HCM (SGDCK Tp. HCM chuyển thành SGDCK từ tháng 8/2007) bắt đầu thực
hiện khớp lệnh liên tục bên cạnh việc chỉ thực hiện phương thức khớp lệnh định kỳ trong hơn 7 năm
trước đó. Từ 2 công ty niêm yết cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiên, đến cuối tháng 5/2010 đã có
237 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán được niêm yết và giao dịch, gấp 2 lần so với cuối
năm 2007. Quy mô thị trường cổ phiếu niêm yết trên SGDCK Tp. HCM tăng lên rất ấn tượng từ mức
chi hơn 1% GDP thời điểm cuối năm 2005 đến tháng 10/2007 đã đạt mức 32% GDP và hiện nay cũng
vào khoảng gần 40% GDP. Sở đã kết nạp thành viên giao dịch thứ 62 so với 5 thành viên lúc ban đầu.
Những con số đó cho thấy một nỗ lực vô cùng lớn lao và bền bỉ của Trung tâm trong điều kiện hạ tầng
công nghệ và nguồn nhân lực còn rất hạn chế.
KỶ YẾU HỘI THẢO
Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020

9

1.2. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Sự chuyển biến tích cực và toàn diện của TTCK Việt Nam cùng với những kinh nghiệm tích

luỹ được sau 5 năm tổ chức và vận hành TTCK là cơ sở, tiền đề quan trọng để Chính phủ cho phép
khai trương SGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005. Theo Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng hoạt động của SGDCK Hà Nội là tổ chức thị trường giao
dịch trái phiếu chuyên biệt; cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chưa niêm yết
trên thị trường Tp. HCM… theo phương thức giao dịch linh hoạt phù hợp với nhu cầu của thị trường
và trên cơ sở công nghệ hiện đại. Việc ra đời và hoạt động của SGDCK Hà Nội theo định hướng trên
đã góp phần hoàn thiện cấu trúc TTCK, tổ chức các thị trường với tiêu chuẩn niêm yết đa dạng hơn,
từng bước thu hẹp dần hoạt động của thị trường tự do không có sự quản lý, đa dạng hoá kênh huy động
vốn và đầu tư cho doanh nghiệp cũng như cho nhà đầu tư chứng khoán. Tính đến tháng 5 năm 2010,
SGDCK Hà Nội đã tiến hàng được 1130 phiên giao dịch. Hơn 2 năm trước chỉ có 6 công ty niêm yết
cổ phiếu với tổng giá trị tính theo mệnh giá là 1.500 tỷ đồng, đến tháng 10/2007 đã có 91 công ty với
tổng trị giá niêm yết đạt gần 11.000 tỷ đồng và đến cuối tháng 5-2010 có 297 công ty niêm yết, với
tổng giá trị đạt trên 30.000 tỷ đồng. Số lượng Cty CK là thành viên của SGDCK Hà Nội đã tăng từ 11
thành viên ban đầu lên 58 công ty. Giá trị giao dịch bình quân từ 2 tỷ đồng/phiên vào tháng 7/2005 đã
tăng hơn 250 lần, đạt khoảng 500 - 600 tỷ đồng/phiên thời điểm tháng 10/2007 và những tháng đầu
năm 2010 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng/ngày. Giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm đạt
khoảng 20% GDP. Đặc biệt, phương thức giao dịch kết hợp giữa báo giá và thoả thuận, biên độ dao
động giá lớn hơn của SGDCK Hà Nội được đánh giá là có tính linh hoạt, mang đến nhiều tiện ích và sự
quan tâm đối với nhà đầu tư. Theo quyết định của Bộ tài chính, từ tháng 7/2006 chỉ tổ chức đấu thầu và
niêm yết TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương để tiến tới hình
thành thị trường trái phiếu chuyên biệt tại Trung tâm. Kết quả huy động và giao dịch trái phiếu gia tăng
rất mạnh mẽ, đến cuối tháng 5/2010 đã có gần 300 loại trái phiếu với giá trị hơn 120.000 nghìn tỷ đồng
được niêm yết và giao dịch tại SGDCK Hà Nội.
II. Một số nhận xét về quá trình phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Nhìn nhận lại trong 10 năm ra đời, hoạt động và phát triển của TTCK Việt Nam có thể chia
làm 4 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: từ tháng 7-2000 đến hết năm 2001: Đây là thời kỳ đầu phát triển của TTCK. Số
lượng cổ phiếu còn quá ít, số lượng người tham gia đầu tư và quan tâm, theo dõi TTCK không nhiều.
Trong những ngày đầu thành lập, mặc dự có rất nhiều khó khăn, TTCK Việt Nam vẫn chứng tỏ
tiềm năng phát triển mạnh. VN Index tăng vọt từ 100 điểm (ngày 28/07/2000) lên 571,04 điểm vào

ngày 25/06/2001. Giá cổ phiếu biến động khá, một số người thu được lợi nhuận đáng kể trên thị
trường.
Giai đoạn 2: từ đầu năm 2001 đến cuối năm 2004: TTCK trầm lắng, giá cổ phiếu giảm trong
thời gian đầu và biến động không nhiều trong khoảng thời gian tiếp theo. Một số loại cổ phiếu mới tiếp
tục được niêm yết, đưa ra thị trường. Thị trường OTC cũng bắt đầu hình thành và giao dịch chưa sôi
động. Số lượng nhà đầu tư và số lượng người quan tâm đến TTCK cũng gia tăng nhưng mức độ cũng
chưa nhiều.
Đây vẫn thuộc giai đoạn đầu tiên hình thành thị trường. Tính bền vững của thị trường cũng bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sách, cơ sở vật chất cũng như tính phổ cập của TTCK đến với dân
chúng. Cung - cầu trên thị trường giai đoạn này cũng yếu ớt. Hơn thế nữa, quá trình cổ phần hoá của
doanh nghiệp diễn ra quá chậm không thể tạo ra lượng hàng hoá cho thị trường. Hầu như nhà đầu tư
nước ngoài không được tham gia TTCK.
TTCK để lại nỗi ám ảnh cho nhà đầu tư tham gia thị trường khi thị trường suy thoái ở dưới 140
điểm. Thời kỳ này kéo dài hơn 3 năm.
Giai đoạn 3: từ đầu năm 2005 đến tháng 4-2007: Đây là giai đoạn biến động mạnh của chỉ số
chứng khoán Việt Nam. Một điều may mắn là sau một thời kỳ trầm lắng, TTCK lại vươn mình đi lên.
Vn Index tăng ngoạn mục từ 300 điểm cuối năm 2005 lên đến 632 điểm vào 25/04/2006 . Thế nhưng,
đến 01/08/2006, TTCK chỉ còn 400 điểm. Đến tháng 11/2006, thị trường tăng đạt mức kỷ lục 665,53
10

điểm. Và tiếp tục theo chiều thẳng đứng đi lên với đỉnh cao là chỉ số VnIndex đạt mức đỉnh là 1.170
điểm vào ngày 19/3/2007.
Giá cổ phiếu trên cả thị trường chính thức và thị trường OTC đều tăng mạnh. Số lượng cổ
phiếu niêm yết, giao dịch cũng tăng mạnh. Quy mô giao dịch trên thị trường ngày càng lớn. Sự phát
triển thị trường chứng khoán giai đoạn này đã thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,
phát triển công ty cổ phần, thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là thu hút
nhiều cổ đông chiến lược, có uy tín, có tiềm lực tài chính của nước ngoài đầu tư vào các Ngân hàng
thương mại cổ phần, tập đoàn bảo hiểm và doanh nghiệp khác của Việt Nam. Kèm theo đó, số lượng
nhà đầu tư, số lượng người quan tâm đến TTCK cũng gia tăng mạnh. Số lượng Cty CK phát triển
nhanh. Không chỉ như vậy lĩnh vực đào tạo về chứng khoán cũng hết sức sôi động.

Giai đoạn này TTCK đó có những trưởng thành về chất và về lượng thể hiện qua giá trị khớp
lệnh bình quân của cổ phiếu qua mỗi phiên tăng lên rõ rệt và số lượng nhà đầu tư tham gia đạt mức kỷ
lục. Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng này:
- Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14,
- Những dự báo lạc quan về tình hình kinh tế và phát triển của các doanh nghiệp.
- Khả năng tăng cường vốn đầu tư của các quỹ nước ngoài thông qua việc tăng cường đặt lệnh
mua một số cổ phiếu tốt của một số tổ chức, kế hoạch giải ngân của một số quỹ nước ngoài.
- Thông tin về việc mở room, phát hành cổ phiếu thưởng của các doanh nghiệp.
Chỉ riêng trong năm 2007, TTCK Việt Nam đã huy động được 90.000 tỷ đồng cho các DN,
bao gồm cả hoạt động phát hành, đấu giá trên thị trường chính thức. Tính đến hết năm 2007, mức vốn
hoá toàn thị trường chiếm 43,4% GDP.
Cuối năm 2006 vẫn được coi là thời kỳ hoàng kim của thị trường nhưng số tài khoản cũng chỉ
trên dưới 100.000 tài khoản, trong đó NĐT nước ngoài khoảng 1.700 tài khoản. Số liệu của trung tâm
lưu ký năm 2007 đã cho thấy một bức tranh khác: Tổng số tài khoản đã tăng lên gần 308.000, trong đó
NĐTNN đạt trên 8.140 tài khoản, với 177 tổ chức đầu tư. Giá trị danh mục đầu tư của nguồn vốn
ngoại trên thị trường chính thức vào khoảng 7,6 tỷ USD và nếu tính cả thị trường không chính thức
lên tới 20 tỷ USD Giới đầu tư quốc tế quan tâm đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam
vì một nền kinh tế đang chuyển đổi có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Những cam kết
quốc tế khi Việt Nam hội nhập một cách đầy đủ giúp niềm tin của họ tăng lên. Lần đầu tiên
TTCKVN xuất hiện trên hàng loạt các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế. Chỉ số VN-
Index, HaSTC-Index được xuất hiện trên hệ thống số liệu thị trường của những kênh thông tin tài
chính toàn cầu như Bloomberg. Các định chế tài chính hàng đầu thế giới như Merry Lynch, HSBC,
JP Morgan, Citi Group cũng đều đặn cung cấp báo cáo nghiên cứu về thị trường Việt Nam, thể hiện
sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư quốc tế.
Cùng với những con số khả quan, năm 2007 cũng không phải là năm hoàn toàn suôn sẻ. Từ
góc độ thị trường huy động tiết kiệm thành đầu tư, năm 2007 lại ghi một dấu ấn như một giai đoạn
thăng trầm chưa từng có và có lẽ cũng khó lặp lại. Thị trường đã có những đợt sóng cao với biên độ
tăng tối đa tới 56%, gần gấp đôi mức tăng trung bình của năm 2007. Nếu tính một "con sóng" dài hơn
từ cuối năm 2006 thì đầu năm 2007 thị trường diễn biến bất thường nhất khi tăng trưởng với tốc độ
chưa từng có: 126% chỉ trong vòng 4 tháng. CK thực sự là mỏ vàng và làn sóng đầu tư dâng cao đến

mức số lượng tài khoản mở mới tăng gấp 3 lần số lượng của suốt 6 năm cộng lại. Nguyên nhân chính
của sự tăng trưởng quá nóng đó là tình trạng mất cân đối cung cầu nghiêm trọng trong từng thời điểm.
Nguồn cung trên thị trường tại thời điểm đầu năm 2007 chỉ có trên 100 CK niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán TP HCM và 80 CK niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong khi đó
sức hút lợi nhuận chóng mặt đã lôi kéo một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư tìm kiếm các nguồn tiết
kiệm khác nhau, các nguồn vốn khác nhau tham gia. Chính sự "hiếu chiến" của những dòng tiền khổng
lồ này đã biến TTCK- một thị trường tài chính cao cấp, trụ cột của nền kinh tế.
Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng trở lại quỹ đạo vốn có của nó sau khi "giữ lại" khoảng
vài chục ngàn tỉ đồng của NĐT "say máu" trong 18 phiên giao dịch từ mức 1.100 điểm trở lên. VN -
Index chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng sau đó đã rơi thẳng xuống mức 900 điểm, một mức mà có lẽ là
phù hợp hơn với tốc độ tăng trưởng có giới hạn của doanh nghiệp. Những đợt sóng tháng 5 và tháng 10
11

-2007 sau đó cũng là bài học đắt giá. TTCK là một thị trường cao cấp với những yêu cầu khắt khe.
Tiếp đến thị trường liên tục điều chỉnh sâu và đến cuối tháng 3-2008 chỉ số VN – Index giảm xuống
còn 496 điểm và chỉ số HaSTC – Index giảm còn 166 điểm. Khi thị trường càng mở rộng, càng thu hút
nhiều định chế tài chính tham gia thì sự khốc liệt càng cao và sẽ thực hiện quá trình đào thải những nhà
đầu tư thiếu kinh nghiệm. Một bằng chứng rõ ràng nhất là lại các điểm đỉnh cao nhất, giá trị giao dịch
lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Quanh điểm đỉnh đó, những ai đủ thông minh, bản lĩnh để rời khỏi thị trường
và những ai hăng say nhưng thiếu kiến thức lại hăm hở lao vào. Trong một thị trường ngày càng
chuyên nghiệp, những người đầu tư CK theo phong trào sẽ sớm gánh chịu thua lỗ, thậm chí phá sản.
"Cuộc chơi" bất thường khi bà bán rau, anh xe ôm đổi đời nhờ CK sẽ qua mau nhưng đó là sự đào thải
cần thiết để thị trường trở nên lành mạnh và bền vững hơn.
Việc gia nhập WTO và lộ trình mở TTCK cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tạo điều
kiện cho nhà đầu tư (NĐT) được hưởng các lợi ích đáng kể từ giá cả cạnh tranh đến chất lượng dịch
vụ. Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài được
thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối tác trong nước, trong đó tỷ lệ vốn góp của
phía nước ngoài không vượt quá 49%. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, sẽ cho phép thành lập CTCK
100% vốn nước ngoài và các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài cũng sẽ được thành lập chi
nhánh.

Việc mở cửa thị trường cho NĐT có tổ chức nước ngoài như các quỹ đầu tư, các công ty quản
lý quỹ sẽ mang lại các công cụ đầu tư tập thể mới. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán
của các nước phát triển có thể mang đến các sản phẩm chứng khoán mới như sản phẩm phái sinh, bao
gồm hợp đồng tương lai và quyền chọn và các hàng hoá đa dạng khác, cho phép NĐT có được sự lựa
chọn đầu tư khác nhau trên TTCK. Bên cạnh đó, số lượng các thành viên trên TTCK sẽ tăng đáng kể
với sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài. Điều này sẽ tạo nên một hệ
thống các nhà trung gian thị trường lớn mạnh. Với sự tham gia của họ thông qua liên doanh, TTCK
trong nước sẽ có được lợi ích về kiến thức và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, sự cạnh tranh của các
nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sẽ là áp lực khiến các nhà cung cấp dịch vụ trong nước
nâng cao năng lực hoạt động.
Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng mang lại sự cạnh tranh khốc liệt, có thể dẫn đến mất thị
phần, phá sản của các CTCK trong nước và làn sóng sáp nhập, thâu tóm của các nhà cung cấp dịch vụ
chứng khoán nước ngoài. Hiện tượng đang diễn ra trên TTCK Việt Nam là NĐT cá thể trong nước chỉ
theo các NĐTNN để mua và bán cổ phiếu. Do thiếu kinh nghiệm và chuyên môn, họ hầu như không có
chiến lược kinh doanh và hành động theo bầy đàn. Các NĐTNN chuyên nghiệp hơn có thể lợi dụng
điều này và thao túng TTCK, đặt NĐT trong nước vào vị thế những người theo đuôi và chịu rủi ro.
Chỉ tính riêng trong năm 2007, có tổng số 179 công ty được chào bán 2,46 tỷ cổ phiếu ra công
chúng, tương ứng với khoảng 48.000 tỷ đồng, gấp 25 lần năm 2006. UBCKNN cũng tổ chức phát hành
được 3,468 triệu trái phiếu, tương đương 3.750 tỷ đồng cho 3 NHTM cổ phần; 25 triệu chứng chỉ quỹ,
tương đương 250 tỷ đồng cho Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife. Cũng tính đến hết tháng 12-2007,
TTCK thu hút hơn 500 triệu trái phiếu các loại, bao gồm: trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu đô thị, Trái
phiếu công trình, Trái phiếu Ngân hàng thương mại. Tổng giá trị vốn hoá Trái phiếu lên tới 82.000 tỷ
đồng, chiếm 8,4% GDP năm 2006. Kết quả đấu giá tại hai nơi này ngày càng đạt kết quả cao. Đặc biệt
trong năm 2007 đã trở nên đa sắc màu hơn khi mà việc tổ chức đấu giá đã có những cải cách đấu giá đã
có những cải cách cơ bản, chuyển sang đấu giá 2 cấp thay vì chỉ một cấp như trước đây. Tuy nhiên,
cùng với việc giảm tải cho SGDCK Tp.HCM và SGDCK Hà Nội trong tổ chức đấu giá thì hiện nay
hoạt động này lại đang phải đối mặt với một thực tế khác, đó là ngày càng có nhiều phiên đấu giá thất
bại, thể hiện ở số lượng người đăng ký quá ít và không phát hành hết cổ phần.
Theo thống kê của Trung tâm GDCK Hà Nội, trong năm 2007, Trung tâm đã tổ chức được 47
phiên đấu giá với 324,7 triệu cổ phần chào bán. Tổng số cổ phần bán được là 279,6 triệu cổ phần, đạt

khoảng 86% tổng số cổ phần chào bán. Tổng giá trị cổ phần bán được: 14.608 tỷ đồng, chênh lệch so
với mệnh giá 11.819 tỷ đồng và so với giá khởi điểm là 6.540 tỷ đồng. Trong đó, nhiều cuộc đấu giá có
số lượng cổ phần chào bán rất lớn, có nhiều điểm đăng ký tham gia. Cuộc đấu giá Tổng công ty Bảo
Việt có 20.368 nhà đầu tư đăng ký, thu hút 13 đại lý tham gia, tổng số nhà đầu tư trúng giá lên tới
3.741. Qua 47 cuộc đấu giá của năm 2007 đã thu thêm cho ngân sách nhà nước hơn 11.819 tỷ đồng so
với mệnh giá và so với giá khởi điểm hơn 6.540 tỷ đồng.
12

Giai đoạn 4: từ cuối tháng 4-2007 đến nay: TTCK điều chỉnh mạnh và hoạt động không ổn
định. Sau khi đạt được đỉnh cao 1.170 điểm vào tháng 3-2007, TTCKVN liên tục điều chỉnh sâu. Đến
đầu năm 2008 chỉ số VN – Index giảm xuống chỉ còn xoay quanh mức 250 điểm và chỉ số HNX –
Index giảm xuống còn dưới 180 điểm. Trên thị trường OTC giá cổ phiếu cũng sụt giảm thảm hại. Giá
một loạt cổ phiếu NHTM CP, như MB, VPB, VIB, HBB,… giảm tới 10 lần, đang từ mức 125.000
đồng – 140.000 đồng/cổ phiếu, giảm xuống còn 12.000 – 15.000 đồng/cổ phiếu nhưng cũng không có
ai mua. Sau đó đến quý I và Quý II – 2009 cổ phiếu lại tăng khá trở lại. Đến hết quý II – 2009 chỉ số
VN-Index tăng lên mức trên 600 điểm,… sau đó là giai đoạn điều chỉnh và hiện nay chỉ xoay quanh
mức 500 điểm. Trên thị trường OTC một số loại cổ phiếu đã tăng giá nhẹ và có giao dịch trở lại. Trong
giai đoạn này có một số đặc điểm đáng chú ý sau đây:
- Mặc dù thị trường không phục hồi được như năm 2006 và quý I-2007, nhưng vẫn có thêm
nhiều loại cổ phiếu được niêm yết mới trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán. Thực tế này cho thấy sức
sống của thị trường cũng như tiềm năng phát triển của TTCKVN.
- Quy mô giao dịch của thị trường diễn biến bất thường nhưng nhiều thời điểm đạt tới doanh số
giao dịch lên tới trên 6.000 tỷ đồng/phiên giao dịch trên cả hai sàn, bình quân cũng đạt gần 3.000 tỷ
đồng/phiên giao dịch. Thực tế này cho thấy TTCK vẫn thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư.
- Nguồn tiền "đổ" vào TTCK không bắt nguồn trực tiếp từ tín dụng ngân hàng như trước đây,
nhưng điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động tín dụng ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến qua mô
giao dịch cũng như sự biến động của chỉ số chứng khoán, đặc biệt là vấn đề lãi suất, thanh khoản của
các NHTM, tin đồn thất thiệt về phá giá Đồng Việt Nam, siết cho vay thoả thuận, cho vay tiêu dùng,…
- Có sự phân hoá lớn của nhóm cổ phiếu các ngành khác nhau dựa trên hiệu quả kinh doanh và
kỳ vòng vào lợi nhuận thu được khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu đó. Nếu như cổ phiếu nhóm ngân hàng

hiện nay giảm tới 30% - 40% so với cuối tháng 6-2009 thì cổ phiếu nhiều nhóm bất động sản, khai
khoáng,… lại biến động khá.
- Xuất hiện ngày càng nhiều các giao dịch nội gián, hành động làm giá cổ phiếu, thổi giá cổ
phiếu tăng cao,… thao túng TTCKVN.
- Hoạt động hỗ trợ tài chính của các Cty CK cho các nhà đầu tư ngày càng phát triển. Hoạt
động này mang tính hai mặt thúc đẩy TTCK phát triển, nhưng nhiều nhà đầu tư cũng thiệt hại không
nhỏ.
- Giao dịch chứng khoán ngày càng phức tạp. Các Cty CK thông đồng với nhà đầu tư thực hiện
nhiều gian lận trong giao dịch cổ phiếu, làm giảm tính minh bạch, sự phát triển vững chắc của thị
TTCK.
13


THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM MƢỜI NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Việc mở cửa thị trường chứng khoán vào tháng 7/2000 là một quyết định lớn thể hiện quyết
tâm của Đảng và Chính phủ trong việc tạo thêm một kênh mới nhằm huy động vốn phục vụ cho công
cuộc phát triển đất nước, góp phần hoàn thiện hệ thống các thị trường tài chính và tạo lập đồng bộ các
yếu tố của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau mười năm hoạt động và phát
triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển theo đúng phương châm chỉ đạo
của Chính phủ và đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là hoạt động an toàn và hiệu quả, phát triển thị
trường từng bước từ thấp đến cao, hoạt động chứng khoán đã trở thành một ngành của khu vực tài
chính nói riêng,của nền kinh tế quốc dân nói chung. Cho tới nay, những thành tựu của TTCK đã chứng
tỏ rằng việc mở cửa thị trường chứng khoán là một quyết định đúng đắn của Đảng và Chính phủ, là
một bước đi tất yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN.
Trải qua 10 năm hoạt động, quy mô và chất lượng của TTCK đã ngày càng được khẳng định,
cụ thể như sau:
- Về hàng hoá cho thị trường: Đã tập trung được một khối lượng hàng hoá nhất định cho hoạt

động chứng khoán trên thị trường tập trung SGDCK TP Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội. Tính đến
31/5/2010, tổng số lượng DNNY trên 2 SGDCK là 529 công ty với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là
khoảng 168 nghìn tỷ đồng tính theo mệnh giá. Nếu tính theo giá trị thị trường, toàn bộ thị trường chứng
khoán niêm yết trên 2 SGDCK đạt khoảng 680 nghìn tỷ đồng, tương đương 37,6% GDP. Nhìn chung
các công ty niêm yết đều hoạt động có hiệu quả, có lãi và tình hình tài chính lành mạnh. Về trái phiếu,
các SGDCK đã phối hợp với Bộ Tài chính, tổ chức đấu thầu 284 đợt trái phiếu Chính phủ do Kho bạc
và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển phát hành với giá trị trái phiếu trúng thầu là hơn 50 nghìn tỷ đồng. Hiện
nay, tổng số trái phiếu chính phủ niêm yết là trên 500 mã, giá trị vào khoảng 120 nghìn tỷ đồng, tập
trung tại Sở GDCK Hà Nội
- Về vận hành giao dịch tại các SGDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán: đã tổ chức vận hành
an toàn hệ thống giao dịch ban đầu tại SGDCK TpHCM (nay là SGDCK TpHCM) từ tháng 7/2000 và
SGDCK Hà nội (nay là SGDCK Hà nội) từ tháng 7/2005. Tính đến hết tháng 5/2010, SGDCK TpHCM
đã tổ chức được 2.292 phiên; SGDCK Hà nội đã tổ chức được 1.129 phiên giao dịch. Tổng giá trị giao
dịch chứng khoán bình quân mỗi phiên của cả thị trường vào thời điểm 31/5/2010 đã gấp gần 4.000 lần
so với giá trị giao dịch bình quân từ khi thị trường mới hoạt động năm 2000. Trong thời gian đầu
SGDCK TpHCM chỉ giao dịch 3 phiên một tuần và đã nâng lên 5 phiên một tuần kể từ ngày
1/08/2002, quy trình thanh toán đã được dần cải tiến, giảm thời gian thanh toán từ 4 ngày xuống còn 3
ngày. Biênđộdaoo động giá được điều chỉnh theo thị trường, thời gian đầu thực hiện

 2%, có lúc đã
tăng lên  3% (1/8/2002), và đến nay là  5% tại SGDCK TpHCM và 7% tại SGDCK Hà Nội, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ sở lựa chọn mức giá. Hệ thống giao dịch trải qua nhiều lần nâng
cấp, đến nay đã triển khai giao dịch trực tuyến trên cả 2 sàn rất tiện lợi cho nhà đầu tư. Trung tâm Lưu
ký chứng khoán Việt Nam cũng đã hình thành và phát triển từ năm 2006, phục vụ tốt cho phần đăng
ký, thanh toán bù trừ tiền và chứng khoán sau giao dịch, bảo đảm các hoạt động này nhịp nhàng và ổn
định, tiện lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
- Về xây dựng hệ thống các tổ chức tài chính trung gian thị trường: tính đến 31/5/2010, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho 105 công ty chứng khoán với tổng vốn điều lệ của
các công ty này là gần 30.000 tỷ đồng, với các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, và tư
vấn đầu tư. Mười năm qua, từ chỗ chỉ có 4 công ty chứng khoán khi thị trường đi vào hoạt động, hiện

nay, hơn 100 công ty đã tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình, mở rộng địa bàn hoạt động
bằng việc mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Tp.Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng. Bên cạnh đó Uỷ ban Chứng khoán đã
chỉ định Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm ngân hàng chỉ định thanh toán, thực hiện thanh
toán tiền cho các giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người nước ngoài tham gia thị
KỶ YẾU HỘI THẢO
Thị trường chứng khoán Việt Nam- 10 năm nhìn lại và xu hướng phát triển đến năm 2020

14

trường chứng khoán Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã cấp phép cho 6 ngân hàng
nước ngoài thực hiện lưu ký chứng khoán cho người đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó 38 tổ chức kiểm
toán độc lập được chấp thuận làm nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành và
tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Về xây dựng khuôn khổ pháp luật cho hoạt động của thị trường: Năm 2006 đã đánh dấu bước
ngoặt quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTCK, đó là Luật chứng khoán lần đầu
tiên đã được Quốc hội thông qua. Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và các chính sách quản
lý thị trường tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trên cơ sở Nghị định 14
quy định việc thực hiện một số điều của Luật Chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã trình
Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn như: các Thông tư về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra
công chúng, Quy chế giám sát giao dịch chứng khoán, Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty
chứng khoán, Quy chế đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ, Quy chế về tổ chức và hoạt động của quỹ
đầu tư chứng khoán và đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các chính sách về thuế, kế
toán, quản lý tài chính, quản lý ngoại hối v.v. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, tuy còn những
hạn chế nhất định, song về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu và nguyên tắc quản lý, vận hành hoạt
động của thị trường chứng khoán. Các Quy chế về thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch
chứng khoán đã được các Sở GDCK ban hành phù hợp với quy định của pháp luật.
- Về hoạt động quản lý thị trường: Hoạt động quản lý thị trường của UBCKNN và các SGDCK
đã ngày càng sâu sát và từng bước hoàn thiện trên cơ sở rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn. Sau 10
năm đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã đề ra

những biện pháp, chính sách thích hợp, kịp thời, nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn định, công
khai, công bằng và hiệu quả, ổn định tâm lý và hướng dẫn cho các nhà đầu tư, không để xảy ra những
hậu quả bất ổn đáng tiếc thường gặp ở các thị trường mới phát triển. Bên cạnh công tác quản lý thì
công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ cập kiến thức, thông tin cho các đối tượng tham gia thị trường và
các đối tượng quan tâm đến thị trường cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Việc hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực thị trường chứng khoán luôn được chú trọng và đóng góp đáng kể trong việc phát triển
thị trường về mọi mặt.
- Về tham gia của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài: Ngay từ ngày đầu mới được hình
thành, TTCK Việt nam đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tính đến 31/5/2010, tổng số tài khoản mở cho các nhà đầu tư, bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu
tư nước ngoài và nhà đầu tư tổ chức tham gia đầu tư trên thị trường là trên 900.000, trong đó, số lượng
tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13.000 tài khoản. Tuy số lượng tài khoản trên mới chỉ chiếm
xấp xỉ 1% dân số, nhưng chính sự tham gia của các nhà đầu tư đã mang lại cho thị trường chứng khoán
sự sôi động, tính thanh khoản, và là nhân tố quan trọng để phát triển thị trường trong tương lai.
- Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: trong những năm đầu, vai trò, vị thế của UBCKNN
theo Nghị định 75/CP là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà
nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đến năm 2004, Chính phủ đã quyết định chuyển
UBCKNN vào Bộ Tài chính tại Nghị định 66/2004/NĐ-CP, qua đó bộ máy của UBCKNN đã đi vào ổn
định. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, việc phối hợp trong công tác thúc đẩy phát triển thị trường
giữa UBCKNN và các Bộ, ngành khác đã ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực là nhân tố
cơ bản và mang tính quyết định đối với sự thành công của bất cứ một chương trình, dự án, hoặc một
chiến lược. Nguồn nhân lực đang hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nói
chung được đào tạo cơ bản, đáp ứng được nhu cầu hiện tại trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, trong mười năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã bộc lộ một số hạn
chế và gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Các yếu tố cơ bản của một thị trường chứng
khoán từ hệ thống pháp lý, các chủ thể tham gia thị trường (Cơ quan quản lý các cấp, Sở giao dịch
chứng khoán, Trung tâm lưu ký, Công ty chứng khoán, Công ty niêm yết và nhà đầu tư), cơ sở vật chất
kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống công nghệ… đã được hình thành ngay từ đầu nhưng tính đồng bộ và mức
độ gắn kết cũng còn một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
a) Hàng hoá còn hạn chế về quy mô và cơ cấu

- Hiện nay, trên 2 SGDCK thị trường chỉ có 535 cổ phiếu và một số ít trái phiếu doanh nghiệp.
Số lượng như vậy là tương đối nhỏ so với tiềm năng của nền kinh tế. Ngược lại, thị trường giao dịch
15

trái phiếu chính phủ chuyên biệt tại SGDCK Hà nội có trên 500 mã trái phiếu các loại, theo thông lệ
quốc tế số mã trái phiếu là tương đối nhiều nên độ sâu và tính thanh khoản của thị trường còn hạn chế.
- Giao dịch trên thị trường chủ yếu tập trung vào cổ phiếu, tuy lượng cổ phiếu được đưa vào
lưu ký để giao dịch chỉ chiếm khoảng hơn 60% lượng cổ phiếu được niêm yết. Giao dịch trái phiếu còn
khá hạn chế, mặc dù số lượng có khả năng giao dịch rất lớn.
- Tuy các công ty niêm yết đã được lựa chọn đều là những công ty có tình hình tài chính lành
mạnh, hoạt động có hiệu quả, làm ăn có lãi, nhưng đa phần các công ty này quy mô vốn còn chưa lớn.
Ở một số công ty tỷ lệ phần vốn thuộc sở hữu nhà nước hoặc cổ đông lớn còn khá cao do vậy khối
lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch rất thấp. Bên cạnh đó, do hệ thống chuẩn mực kế toán và
kiểm toán chưa đầy đủ, cộng thêm với việc các công ty niêm yết chưa nhận thức đúng về ý nghĩa của
công khai thông tin trên thị trường nên chưa chủ động, tự giác cung cấp thông tin cho công chúng đầu
tư đã khiến các nhà đầu tư chưa thực sự tin tưởng khi bỏ vốn ra đầu tư.
b) Hoạt động của SGDCK, Trung tâm LKCK còn hạn chế về kỹ thuật.
Những yếu tố bất cập chính liên quan chủ yếu đến tính năng các hệ thống bao gồm: hệ thống
giao dịch, hệ thống thông tin thị trường, hệ thống thanh toán - bù trừ, hệ thống lưu ký, hệ thống giám
sát. Mức tự động hoá của các hệ thống chưa cao, chủ yếu được thực hiện thủ công hoặc bán thủ công,
dẫn đến công suất và hiệu quả chưa cao, dễ gây lầm lẫn, sai sót, thậm chí là chưa thể thực thi một số
chức năng cần thiết thị trường.
c) Hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều hạn chế
- Đội ngũ nhân viên hành nghề còn yếu về trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp; Văn
hoá kinh doanh tại nhiều công ty vẫn chưa được hình thành.
- Các công ty chứng khoán mới chủ yếu triển khai được nghiệp vụ môi giới và tự doanh.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành mới được thực hiện ở một vài công ty và chủ yếu là bảo lãnh phát hành
trái phiếu. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chủ yếu triển khai được ở khâu tư vấn niêm yết, còn tư vấn đầu tư
chứng khoán cho người đầu tư có chất lượng chưa cao. Nhìn chung chất lượng dịch vụ cung cấp chưa
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư.

- Chi nhánh của các công ty chứng khoán và thành viên lưu ký hầu như chỉ tập trung ở hai
thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, chưa xây dựng được mạng lưới rộng các công ty chứng
khoán và thành viên lưu ký ở các tỉnh, thành phố lớn khác, nên chưa thu hút được rộng rãi các nhà đầu
tư.
- Một số loại hình tổ chức như quỹ đầu tư chứng khoán, công ty định mức tín nhiệm, đại lý
đăng ký chuyển nhượng chứng khoán, là các định chế có vai trò quan trọng trên thị trường chứng
khoán, số lượng vẫn còn quá khiêm tốn hoặc vẫn chưa được thành lập.
d) Chưa thực sự có thị trường phát triển cho các công ty đại chúng chưa niêm yết,
Mục tiêu của thị trường chứng khoán là thu hút cổ phiếu vào giao dịch tại thị trường có sự
quản lý của nhà nước, qua đó dần đi đến xoá bỏ thị trường xám tại Việt nam nhằm tạo ra được một
mức độ bảo vệ cao nhất cho các nhà đầu tư. Hiện nay, Luật CK và các văn bản dưới luật chưa tạo được
một cơ chế để khuyến khích và chế tài các công ty thuộc dạng công ty đại chúng phải đăng ký với
UBCK và tham gia thị trường UPCoM. Số DN sẵn sàng tuân thủ những quy định chung nhất mới
khoảng 1000 (là số DN đăng ký làm công ty đại chúng với UBCK tính đến tháng 12/2009) trong khi
Việt Nam hiện ước tính có khoảng trên 4,000 CTCP thuộc đối tượng công ty đại chúng (vốn điều lệ từ
10 tỷ đồng trở lên, có trên 100 cổ đông). Như vậy tổng số DN niêm yết trên cả 2 sàn chính thức và
đăng ký giao dịch trên UPCoM (600 DN) mới chỉ chiếm khoảng 15% số công ty đại chúng và số DN
đăng ký tại UBCKNN (1000 DN) mới chiếm khoảng 25% số DN thuộc diện công ty đại chúng. Do đó,
có thể thấy TTCK được quản lý tuy đã có bước phát triển mạnh trong mấy năm gần đây, nhưng vẫn
còn rất nhỏ.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên là do một số nguyên nhân như sau:
- Tuy đã trải qua gần 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt nam vẫn còn đang ở giai
đoạn đầu phát triển và không thể tránh khỏi hạn chế; đặc biệt trong năm 2008, TTCK Việt nam phải
16

chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, kinh nghiệm trong quản lý
giám sát thị trường còn hạn chế, nên chưa kịp thời xử lý các tình huống, đặc biệt là lúc thị trường lên
xuống thất thường. Việc quản lý công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, giám sát hoạt động của
các công ty chứng khoán chưa có đủ kinh nghiệm. Các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chiếm đa số, nên tâm
lý chưa ổn định. Khi thị trường biến động mạnh thì tỏ ra hoang mang. Đội ngũ cán bộ của các tổ chức

trung gian tham gia hoạt động thị trường chứng khoán vẫn còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm,
đặc biệt về góc độ đạo đức nghề nghiệp chưa được chú trọng tại một số công ty nên chưa thực sự phát
huy đúng vai trò trung gian môi giới.
- Sự nghiệp phát triển thị trường là nhiệm vụ chung của các Bộ, ngành, các cấp. Tuy vậy, vẫn
còn tồn tại các nhận thức khác nhau về vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong những năm tới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải huy động một
nguồn vốn rất lớn kể cả trong nước và ngoài nước một cách tối ưu, chỉ sử dụng vốn ngân sách, vốn
ngân hàng vẫn không đủ và thiếu hiệu quả nếu không có sự tham gia tích cực của TTCK trong huy
động vốn.
- Tuy đã có hơn 20 năm phát triển kinh tế theo đường lối “Đổi mới” do Đảng và Nhà nước đề
ra, đặc biệt là đổi mới doanh nghiệp, nhưng việc cải cách khối doanh nghiệp Nhà nước thực sự chưa
tiến triển mạnh, khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự được khuyến khích, hỗ trợ phát triển để
tạo môi trường cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán; Hệ thống tài chính, ngân hàng và các
yếu tố thị trường trong nền kinh tế chưa thực sự phát triển và chưa đồng bộ.
- Môi trường pháp lý theo cơ chế thị trường chưa được xây dựng đầy đủ, đồng bộ. Hệ thống
các văn bản pháp luật chung và chuyên ngành tuy đã được ban hành, nhưng còn nhiều bất cập với thực
tiễn, thiếu tính đồng bộ, hệ thống và bao quát, thậm chí còn mâu thuẫn, chồng chéo.
- Môi trường cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật chưa phát triển để có thể xây dựng một thị
trường có kỹ thuật hiện đại và phạm vi rộng trên toàn quốc.
- Môi trường về văn hoá, tâm lý xã hội, đặc biệt là văn hoá của một nền kinh tế thị trường,
chưa được phát triển ở Việt nam, xuất phát từ bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội đặc thù của Việt nam.
Ngoài ra tâm lý của các đối tượng tham gia thị trường chưa ổn định, từ các nhà quản lý, công ty phát
hành, kinh doanh đến các nhà đầu tư rất bỡ ngỡ, thụ động tham gia thị trường, dù đã trải qua gần 10
năm thăng trầm của thị trường. Các nhà đầu tư và các doanh nghiệp chưa hiểu và sử dụng thị trường
hiệu quả. Tâm lý trông chờ, ỷ lại Nhà nước còn phổ biến.
Vì vậy, để TTCK Việt Nam phát triển đúng hướng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra, trong giai đoạn 10 năm tới cần phải xây dựng được một chiến
lược phát triển toàn diện TTCK với các mục tiêu tổng quát như sau:
+ Phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các
thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
+ Phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa
góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp
phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.
+ Phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm các chứng khoán được tổ chức giao dịch theo
nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có
chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
+ Đa dạng hoá các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh,
dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các
chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước hoàn thiện hệ thống các trung gian thị trường trên
nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị
trường.
+ Phát triển TTCK theo hướng gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực DNNN và tạo động
lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế huy động được các nguồn vốn đầu tư trung và dài
hạn cho đầu tư phát triển.
17

+ Phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo
hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của
nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải
thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.
+ Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu
hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên
thế giới.
Để thực hiện các mục tiêu tổng quát nêu trên, trong giai đoạn 2011-2020 cần có các giải
pháp trên TTCK bám sát vào các mục tiêu cụ thể như sau:
1) Tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị
vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt mức tương đương các thị trường trong khu vực.
2) Tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở hoàn chỉnh cấu trúc TTCK thông qua việc mở ra
các sản phẩm mới - thị trường mới, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hoá việc tổ chức

và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin.
3) Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ, sẵn
sàng đối mặt với thách thức hội nhập và sức ép từ các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước
ngoài. Chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình và phù hợp với trình độ phát triển của thị trường.
4) Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm và cưỡng chế thực thi của cơ
quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán.
5) Tăng cường năng lực của các nhà đầu tư thông qua các chương trình đào tạo, tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, thúc đẩy phát triển các nhà đầu tư có tổ chức, nâng cao nhận thức của xã hội về
hoạt động trên TTCK, qua đó thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào ngành chứng
khoán.
Có thể nói, mười năm qua đã ghi nhận sự phát triển nhanh chóng và có chất lượng của TTCK
Việt Nam. Chúng ta đã có thể tự tin bước vào giai đoạn củng cố và tiếp tục nâng cao chất lượng và sự
đa dạng của thị trường. Tuy vậy, còn rất nhiều công việc phải làm để đạt được các mục tiêu nói trên,
phát triển TTCK trở thành một cấu phần quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp vào sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội nói chung của nước ta.

×