Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Châu Phi – “lục địa đen” đã trở thành khu vực khá gần gũi vào thân thuộc
với Việt Nam trong nhiều năm qua. Thời kỳ thực dân, đế quốc thì đã từng là những
người bạn kề vai sát cánh trong công cuộc giải phóng dân tộc, còn trong thời kỳ
toàn cầu hóa ngày nay thì sao? Những người bạn cũ này đang cố gắng cùng nhau
hợp tác, giúp đỡ để cùng phát triển, cùng thoát ra khỏi cảnh những nước nghèo của
thế giới. Và theo đánh giá của Bộ ngoại giao thì quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa
nước ta với châu Phi đang phát triển, nhất là trong những năm gần đây.
Với diện tích lớn và dân số đông, mức thu nhập bình quân đầu người còn
thấp, thị trường này còn khá mới mẻ và lạ lẫm với Việt Nam nhưng lại được xác
định là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn đối với ngành xuất khẩu và đầu tư của
Việt Nam. Vì sao vậy?
Với niềm đam mê của mình về châu lục tuy cũ nhưng thị trường khá mới mẻ
này, em rất muốn có sự nghiên cứu sâu hơn về đề tài này. Bài tiểu luận này em tập
trung nghiên cứu về những vấn đề như: thị trường tiềm năng châu Phi, tại sao châu
Phi lại là hướng đi mới cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam? Những sự hợp tác
mà Việt Nam và châu Phi trong thời gian qua đã đạt được đồng thời nêu ra một số
khó khăn trong đầu tư và xuất khẩu vào thị trường này và một số biện pháp giải
quyết chứ không đi sâu vào những vấn đề như đầu tư như thế nào, cách thức xuất
khẩu và đầu tư như thế nào là tối ưu?v..v. Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo -
Thạc sỹ Trần Thị Ngọc Quyên về phương hướng và cách thức nghiên cứu đề tài đã
giúp em rất nhiều trong thời gian làm bài tiểu luận này! Nhưng do thời gian nghiên
cứu có hạn, tài liệu còn ít nên bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những sai
sót!
Một lần nữa em xin cảm ơn cô Th.S Trần Thị Ngọc Quyên về sự quan tâm
và giúp đỡ chúng em để hoàn thành bài tiểu luận của mình. Nếu có những thiếu sót
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
mong cô góp ý để em có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau và đặc biệt nó sẽ là
những kinh nghiệm quý báu cho em để viết khóa luận tốt nghiệp sau này!
Em xin chân thành cảm ơn cô!
NỘI DUNG
I. MỘT VÀI NÉT VỀ CHÂU PHI
Vài nét về châu Phi: Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 thế giới, có diện tích 31
triệu km2, dân số 800 triệu người với 54 quốc gia phần lớn là những nước đang
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
phát triển và chậm phát triển, được chia làm hai khu vực chính: Bắc Phi và Nam
Phi. Châu Phi có 8 ngôn ngữ. Các ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi là tiếng ả Rập,
Sawahilia, Al-hasa. Ngôn ngữ châu Phi được chia làm 3 nhóm: Nhóm ngôn ngữ
châu Phi có 290 triệu người sử dụng, sống tập trung ở miền Nam sa mạc tới Nam
Suđăng; Nhóm ngôn ngữ á - Phi có 145 triệu người sử dụng gồm tiếng ả rập, tiếng
Barbara và một số ngôn ngữ khác; Nhóm ấn-Âu có 3 triệu người sử dụng. Ngoài ra,
có nhiều người châu Phi sử dụng ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào
Nha.
Châu Phi có tiềm năng to lớn về tài nguyên với nhiều cao nguyên rộng lớn
và khu rừng ôn đới phía Tây và Trung Phi, nhiều đồng cỏ xanh tươi và nhiều loại
động vật quý hiếm như hươu cao cổ, sư tử, hổ, voi.... Đặc biệt, có dòng sông Nile
dài nhất thế giới đã đi vào lịch sử, các khu bảo tồn quốc gia tại một số nước như
Kenya, Tanzania, Zimbabwe...Ngoài ra, châu lục này có nhiều khoáng sản phong
phú và đa dạng như đồng, kim cương, vàng, bôxít, sắt, dầu mỏ...CH Nam Phi đứng
đầu thế giới về khai thác vàng; Libya, Nigeria và Angeria là những nước hàng đầu
thế giới về khai thác dầu mỏ.
Hầu hết các nước châu Phi đều có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình
quân tính theo đầu người ở nhiều nước chưa đạt tới 400 USD/ người/năm.
Nông nghiệp: Với 70% dân số sống ở nông thôn, vì vậy nông nghiệp vẫn
được coi là hoạt động kinh tế hàng đầu ở châu Phi, chủ yếu là chăn nuôi, săn bắn và
khai thác nguồn tài nguyên sẵn có. Khoảng 3/5 diện tích đất trồng trọt được sử
dụng để sản xuất lương thực. Sản lượng nông nghiệp còn thấp vì đất đai có diện
tích canh tác hẹp, bị phân tán, kỹ thuật canh tác chưa cao lại bị hạn hán, bão lụt đe
dọa.
Công nghiệp: Nền công nghiệp của châu Phi còn nhiều hạn chế do thiếu
vốn, lao động không được đào tạo. Mặc dù các nước châu Phi có nhiều nguyên
liệu, nhưng đến nay vẫn chưa có ngành công nghiệp quan trọng vì không đủ vốn để
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
xây dựng nhà máy, thiếu lực lượng lao động lành nghề, người quản lý, kỹ thuật
viên...nên không đủ sức cạnh tranh với nền công nghiệp của Mỹ và châu Âu. Đến
đầu thế kỷ XX, châu Phi chỉ có một số ngành công nghiệp tiêu dùng quy mô nhỏ
như công nghiệp dệt, thuốc lá, nước giải khát, giầy dép và sản xuất linh kiện ô tô...
Ngoại thương: Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Châu
Phi, có khoảng 1/4 sản phẩm của châu lục này được xuất khẩu, trong đó, dầu khí
chiếm hơn 1/2 giá trị xuất khẩu của châu lục. Tiếp đến là cà phê, cacao, bông, khí
đốt tự nhiên...
Với những đặc điểm trên đây thì châu Phi đang là thị trường đầy tiềm năng
và hấp dẫn thu hút rất nhiều nhà đầu tư và các nhà xuất khẩu trên thế giới và cả ở
Việt Nam chúng ta. Hiện châu Phi đang được đánh giá là thị trường xuất khẩu và
đầu tư trọng điểm của Việt Nam ở thế kỷ 21 này trong khi các thị trường ở Mỹ và
EU đầy cạnh tranh và khốc liệt thì thị trường châu Phi lại tương đối đơn giản và có
vẻ dễ dàng hơn.
II. CHÂU PHI – HƯỚNG ĐI MỚI CHO ĐẦU TƯ VÀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT
NAM
1. Sức hút của thị trường tiềm năng
Do nhu cầu nội tại của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra khi VN chính thức trở
thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, những thị trường truyền thống
dẫn bị bão hòa và cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các DN phải tìm thị trường
mới cho sản phẩm dịch vụ của mình. Trong bối cảnh ấy, Châu Phi được đánh giá là
một thị trường giàu tiềm năng.
Nếu như trước đây thế mạnh xuất khẩu lớn nhất của VN vào thị trường châu
Phi là gạo (khoảng gần 1 triệu tấn/năm) thì hiện nay, mặc dù Chính phủ có chủ
trương ngừng xuất khẩu gạo, nhiều DN vẫn cho rằng đây vẫn là một thị trường hấp
dẫn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
Tuy quan hệ chính trị hữu hảo, song với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, châu
Phi vẫn là địa bàn còn nhiều mới mẻ và lạ lẫm. Ngoài các lý do về khoảng cách địa
lý, không có quan hệ buôn bán truyền thống…, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ
tình hình chính trị có nhiều xáo trộn của châu lục này.
Nhưng châu Phi của thế kỷ XXI đang thay đổi.
Môi trường kinh doanh ở châu Phi đang được cải thiện. Nhìn chung, chính
quyền nhiều nước châu Phi đang tăng cường các nỗ lực thúc đẩy thị trường vốn,
đầu tư tư nhân và thương mại. Và hiện các vấn đề chính trị, các cuộc xung đột tại
châu Phi ngày càng lắng dịu và dần đi vào thế ổn định. Với 53 quốc gia và vùng
lãnh thổ, châu Phi đang chứng minh tiềm năng to lớn của mình mới bắt đầu "thức
giấc". Đặc biệt, một thị trường tiêu thụ rộng lớn đang trong giai đoạn tái thiết với
800 triệu dân là hấp lực mạnh mẽ, thu hút nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong
đó có Việt Nam.
Theo nhận định của các chuyên gia, tuy đời sống còn nhiều khó khăn (GDP
đầu người từ 210-300 USD) nhưng mức cầu của thị trường châu Phi rất cao. Mức
chi tiêu gia đình để giải quyết các nhu cầu tối thiểu chiếm tỷ lệ lớn so với thu nhập,
bình quân 82% tại Mozambique, 85% tại Uganda, thậm chí lên đến 91% ở Zambia.
Sức tiêu thụ lớn còn thể hiện qua giá trị thương mại hàng hóa khá cao ở hầu hết các
nước châu Phi như Morocco nhập mỗi năm 10 tỷ USD hàng hoá, Nam Phi 29 tỷ
USD, ngay nước mới trải qua nội chiến như Angola cũng phải nhập đến 3 tỷ USD
hàng hóa một năm ( nguồn: báo Quốc Tế điện tử). Sức mua lớn nhưng các yêu cầu
về chất lượng, mẫu mã của người châu Phi lại vừa phải, không quá khắt khe như
các thị trường EU, Mỹ, Nhật...
Châu Phi cũng là thị trường nhập khẩu gạo nhiều tiềm năng cho Việt Nam.
Ví dụ như hàng năm, Angola nhập 400 ngàn tấn gạo từ Việt Nam, trong đó, gạo
Việt Nam đạt được tiêu chuẩn quốc tế với giá rẻ, chi phí thấp, phù hợp với thị
trường châu Phi.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
Các hoạt động xúc tiến thương mại giữa Việt Nam - Châu Phi luôn được đẩy
mạnh và củng cố thông qua các hội chợ quốc tế. Châu Phi cũng đã giúp tên tuổi
Việt Nam được nhiều nước trên thế giới biết đến về thế mạnh xuất khẩu gạo, để từ
đó mở rộng thị truờng sang các nước lớn.
Mọi doanh nghiệp đều có thể xuất sang thị trường Châu Phi
Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống là dệt may, giày dép, hạt tiêu,
cao su... Các sản phẩm điện - điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh
kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ
em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp... cũng đã khẳng định được vị trí của
mình tuy giá trị xuất khẩu chưa cao. Nhiều chuyên gia nhận định: Mọi lĩnh vực sản
xuất của VN đều có thể xuất sang thị trường Châu Phi và những mặt hàng Châu Phi
cần nhập khẩu, VN đều có thể đáp ứng.
Có thể nói, châu Phi là thị trường khá lý tưởng, phù hợp với trình độ sản xuất
và khả năng của các nước đang phát triển như Việt Nam. Vấn đề cốt yếu là giá cả.
Theo một số doanh nhân từng "lăn lộn" trên thị trường châu Phi, hầu như hàng gì từ
Việt Nam mang qua cũng bán được: giày dép, quần áo, đồ nhựa gia dụng… miễn là
giá "mềm".
2. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi
Việt Nam và châu Phi cách xa nhau hàng vạn dặm nhưng xuất phát từ nhiều
điểm tương đồng trong lịch sử như từng giúp đỡ, ủng hộ nhau trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc,t ừng bị các nước đế quốc đô hộ,
cùng là thành viên của các phong trào Không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ... quan
hệ Việt Nam - châu Phi có những thuận lợi cơ bản để cùng hợp tác trên bình diện
rộng. Ngay từ những năm 1970, các chuyên gia và lao động Việt Nam đã có mặt tại
nhiều nước châu Phi, hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục…
Thuận lợi từ hai phía
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam có thế mạnh là tạo dựng được quan hệ chính trị - ngoại giao truyền
thống hữu nghị, đoàn kết với các nước châu Phi. Ta đã ký một số hiệp định thỏa
thuận, biên bản ghi nhớ về thương mại và đầu tư, về trao đổi đoàn cấp Nhà nước,
về hợp tác chuyên gia... tạo nền tảng pháp lý cho hợp tác giữa hai bên.
Chuyển đổi sang kinh tế thị trường tự do, nền kinh tế Việt Nam đã có những
bước cải tiến rõ rệt. Nông nghiệp đã đạt những kết quả khả quan. Cơ chế thị trường
tự do đã tác động đến bốn khía cạnh trong sản xuất nông nghiệp như: quá trình sở
hữu đất đai, sản xuất lúa gạo, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, kinh doanh các
sản phẩm nông nghiệp trong nước và quốc tê.ë Từ một nước phải nhập khẩu gạo,
hiện Việt Nam đang đứng ở vị trí "top" trong số các nước xuất khẩu gạo trên thế
giới. Sự thay đổi này ảnh hưởng sâu sắc tới một số nước có nền nông nghiệp kém
phát triển, đặc biệt là châu lục có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như châu
Phi. Trải qua nhiều biến động lịch sử, mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và châu
Phi vẫn dựa trên tiêu chí hợp tác, phát triển.
Các chính phủ châu Phi luôn quan tâm tới việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật làm thay đổi diện mạo và cách nhìn về một châu Phi nghèo đói và bệnh tật.
Theo thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam, kinh tế châu Phi hàng năm vẫn duy
trì ở tốc độ tăng trưởng 3%. Nhờ thành công trong cải cách kinh tế trong mấy năm
gần đây, các nước như Mozambique, Tanzania… vẫn giữ tốc độ tăng trưởng từ 5-
8%. Riêng Nam Phi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ vị trí hàng đầu. Dồi dào về
nhân lực, phong phú về tài nguyên, khoáng sản… châu Phi hiện đang là "tầm
ngắm" của các nhà đầu tư thế giới. Nhiều dự án nông nghiệp được ký kết sau khi
các chuyên gia Việt Nam sang đối thoại, hợp tác.
Những thành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế của Việt Nam được các
bạn châu Phi đánh giá rất cao và bày tỏ mong muốn được cùng hợp tác, chia sẻ.
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại trên nhiều lĩnh vực
như: nông nghiệp, lao động, y tế, giáo dục giữa Việt Nam và các nước châu Phi có
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
những bước phát triển mới. Năm 1991, trao đổi thương mại hai chiều mới chỉ đạt
15 triệu USD thì đến nay, đã đạt trên 200 triệu USD và đang tiếp tục trong chiều
hướng phát triển. Hàng hóa Việt Nam đã có mặt tại thị trường 44 nước khu vực với
nhiều sản phẩm có thế mạnh như gạo, nông sản, hàng may mặc, giầy dép, hàng gia
dụng...Với mong muốn tăng cường và mở rộng hợp tác, Việt Nam và các nước
châu Phi đã trao đổi và ký nhiều thỏa thuận, hiệp định song phương trong khuôn
khổ pháp lý thúc đẩy hợp tác. Đến nay, Việt Nam đã ký với các nước châu Phi 15
hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật, 14
hiệp định thương mại, 4 hiệp định khuyến khích, bảo hộ đầu tư và Hiệp định tránh
đánh thuế hai lần, Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác với 8 nước châu Phi cũng được thành
lập.
Từ năm 1997, dưới sự tài trợ của FAO, Việt Nam và các nước châu Phi như
Xênêgan, Bênanh, Mađagaxca, CH Công Gô...đã triển khai thực hiện có hiệu quả
chương trình hợp tác nông nghiệp theo mô hình 2+1, giúp các nước châu Phi giải
quyết vấn đề an ninh lương thực. Hàng trăm chuyên gia nông nghiệp Việt Nam
đang có mặt tại các nước này để giúp đỡ về các lĩnh vực như: thâm canh lúa, kỹ
thuật chăn nuôi, tạo giống mới, chế biến nông sản... Nhiều doanh nghiệp Việt Nam
đã ký hợp đồng trực tiếp cung ứng lao động cho lĩnh vực xây dựng, công nghiệp tại
các nước Libi, Angiêri và Nam Phi...Từ những năm 90 đến nay, Việt Nam đã cử
hàng nghìn chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tài chính sang làm việc tại các
nước Ăngôla, Công Gô, Mađagasca, Modămbích... nhằm giúp đào tạo các thế hệ
cán bộ, góp phần giúp các nước châu Phi giải quyết những khó khăn về kinh tế-xã
hội.
Hiện Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với 14 nước châu Phi như
Guinea, Ai Cập, Algeria, Guinea Xích đạo, Mozambique, Angola, Morocco,
Tunisia, Zimbabwe, Nam Phi, Libya, Nigeria, Tanzania, CH Congo. Với các nước
châu Phi còn lại, Việt Nam cũng đang tiến hành trao đổi dự thảo thương mại và
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
mong muốn đạt được các Hiệp định Chính phủ về thương mại, bảo hộ đầu tư, tránh
đánh thuế hai lần… Hầu hết các Hiệp định đã ký đều có những điều khoản dành
cho nhau chế độ tối huệ quốc và các ưu đãi thuế quan.
Như vậy, quan hệ Việt Nam – châu Phi đang được xây đắp trên một nền tảng
hữu nghị truyền thống mà ở đó "những người bạn cũ" đang tạo mọi điều kiện tối đa
để có thể trở thành những đối tác kinh tế quan trọng của nhau.
Nước ta đã mở bảy sứ quán và năm cơ quan thương vụ tại châu Phi hiện
đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, xúc tiến thương mại, thâm nhập và
mở rộng thị trường. Hàng hóa nước ta bước đầu đã có chỗ đứng tại thị trường lục
địa này. Người tiêu dùng châu Phi đã bắt đầu có thói quen dùng hàng Việt Nam. Cơ
cấu thị trường và mặt hàng buôn bán cũng ngày càng đa dạng.
Từ chỗ chỉ xuất một số mặt hàng nông sản, đến nay nước ta đã xuất thêm
hàng dệt-may, giày dép, các sản phẩm điện, cơ khí, hàng tiêu dùng... Số đông
người dân châu Phi không đòi hỏi chất lượng hàng hóa cao như các nước châu Âu.
Các hàng rào kỹ thuật chưa có nhiều. Hơn thế nữa, châu lục này cũng lại là nơi
cung cấp nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, trong đó có nhiều loại mang tính chiến
lược mà nước ta có thể khai thác phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - châu Phi đã đi vào hoạt động từ đầu năm
2005, là kênh quan trọng để đưa kim ngạch xuất nhập
khẩu Việt Nam vào châu Phi đạt 1 tỷ USD trong năm
2010, trong đó xuất khẩu đạt 700 triệu USD.
Theo ''Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ
hợp tác Việt Nam - châu Phi, giai đoạn 2004-2010'', Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) được giao chủ trì thành lập Diễn đàn doanh nghiệp Việt
Nam - châu Phi. Mục tiêu là nhằm thúc đẩy và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế,
thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước châu Phi nói chung, mà đặc biệt
là một số nước châu Phi trọng điểm như: Nam Phi, Ai Cập, Maroc, Angola,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
Tanzania, Senegal. VCCI phối hợp với đại sứ quán các nước châu Phi tại Việt Nam
và Phòng Thương mại các nước châu Phi mà VCCI đã ký thỏa thuận hợp tác, tổ
chức cho doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu tiềm năng hợp tác đầu tư, giúp
doanh nghiệp tìm đối tác làm ăn. Ngoài ra là hoạt động khảo sát các thị trường
trọng điểm (Algieri, Maroc, Angola, Tanzania, Senegal, Nam Phi...), tổ chức hội
chợ triển lãm trong nước và tại các nước châu Phi, tổ chức các khóa đào tạo, cung
cấp thông tin phục vụ doanh nghiệp về thủ tục pháp lý, thủ tục hải quan, cơ chế tài
chính, bảo hộ thương hiệu, cũng như những quy định cần thiết khi xuất khẩu hàng
vào các nước châu Phi và nhiều hoạt động khác.
Trở thành thành viên đầy đủ của WTO, thuận lợi cơ bản nhất trong đẩy mạnh
xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi là hàng hoá được hưởng thuế suất MFN.
Hiện tại, Việt Nam mới có MFN với 13/54 nước châu Phi. Như vậy, Việt Nam đã
có thêm được 37 thị trường mới được hưởng thuế suất ưu đãi của MFN (vì có sáu
nước châu Phi chưa là thành viên của WTO, trong đó đã có hai nước đã dành MFN
cho Việt Nam).
Hơn nữa, với thị trường tương đối khó khăn và nhiều rủi ro như châu Phi thì
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ là một biện pháp tương đối hữu hiệu để
xử lý những vụ kiện thương mại. Vì vậy, cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trường châu Phi tương đối lớn.<nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam
Vn Economy>
Một số ví dụ hợp tác điển hình
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
Với Nam Phi - đầu tàu kinh tế của châu Phi -
đang được coi là thị trường nhiều tiềm năng cho các
doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Trong chiến lược đẩy
mạnh xuất khẩu đến 2010, Nam Phi được xác định là
thị trường mới, cần được đẩy mạnh công tác tìm hiểu
thông tin và xúc tiến thương mại để mở rộng xuất khẩu.
Theo Bộ thương mại, trong vài năm gần đây. Nam Phi luôn là bạn hàng lớn
của Việt Nam ở châu Phi. Buôn bán hai chiều đã tăng đáng kể, đặc biệt là xuất
khẩu từ Việt Nam sang Nam Phi tăng nhanh từ 1,2 triệu USD năm 1992 lên 55,5
triệu USD vào năm 2004. Mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam và Nam Phi khá
phong phú và đa dạng. Việt Nam xuất khẩu sang Nam Phi gạo, giày dép, than, các
sản phẩm nhựa, dệt may... Trong đó, mặt hàng gạo luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất,
chiếm tới 50 - 60% kim ngạch xuất khẩu. Điều đáng nói là gạo Việt Nam xuất khẩu
vào Nam Phi chủ yếu để tái xuất đi các nước châu Phi khác. Gần đây, Việt Nam bắt
đầu đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm điện - điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng,
hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ... sang Nam Phi. Ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ
nước bạn các loại hóa chất. Máy móc thiết bị, hạt nhựa và đặc biệt là sắt thép chiến
hơn 90% kim ngạch nhập khẩu.
Doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã tiến hành thăm dò khảo sát thị trường,
tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Nam Phi. Các hội chợ lớn của nước này, trong đó
có Hội chợ Saitex, đã thu hút được rất nhiều DN Việt Nam tham dự. Bên cạnh đó,
một số DN Việt Nam đang tiến hàng mở chi nhánh hoạt động tại Nam Phi như:
Công ty tổng hợp Sài Gòn, Tổng công ty đầu tư phát triển công nghệ và du lịch,
Công ty đầu tư phát triển công nghiệp tàu thủy phía nam. Số lượng các DN này sẽ
còn tăng lên trong thời gian tới vì hiện đã có rất nhiều DN đang hoàn tất các thủ tục
để mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Nam Phi.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Châu Phi – Hướng đi mới cho đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam
Quan hệ Việt Nam - Nam Phi đang có nhiều thuận lợi vì hai bên đã ký kết
Hiệp định thương mại vào tháng 4-2004 và thỏa thuận dành cho nhau Quy chế tối
huệ quốc trong buôn bán hai chiều. Hai nước cũng đã ký tuyên bố chung về quan
hệ đối tác và hợp tác phát triển, thành lập Diễn đàn đối tác liên Chính phủ về nợp
tác Kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hóa. Bên cạnh đó, sự phát triển
tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao của hai nước đã tạo nền tảng cho quan hệ kinh tế
hai nước có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Với Mozambique: Mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại về địa lý, vận tải và
phương thức thanh toán… nhưng Châu Phi nói chung và Mozambique nói riêng
vẫn là "vùng đất hứa" đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Mozambique hiện ưu đãi về thuế cho những lĩnh vực như: nông nghiệp, du
lịch và khách sạn, khai mỏ, xăng dầu và những dự án lớn với khoản đầu tư thấp
nhất là 500 triệu USD ... trong đó, có quy chế ưu đãi đặc biệt về đầu tư trong nông
nghiệp với mức thuế DN giảm tới giảm tới 80%. Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư vào
các khu chế xuất cũng được giảm thuế với điều kiện, phải xuất khẩu đạt 85% sản
lượng, thuê tối thiểu 20% công nhân bản địa sẽ được giảm tới 60% thuế doanh
nghiệp, miễn thuế chuyển giao tài sản, không phải chịu thuế giá trị gia tăng trong
tất cả các giao dịch...
Nhiều lĩnh vực hợp tác với Mozambique:
Việt Nam và Mozambique là hai nền kinh tế có thể bổ sung tốt cho nhau, cụ
thể là Việt Nam có thể xuất khẩu các mặt hàng như: gạo, dệt may, máy móc công
nghiệp...- những mặt hàng mà Mozambique có nhu cầu nhập khẩu rất cao.Trong
khi đó, Việt Nam lại có thể nhập các mặt hàng từ Mozambique như: bông, gỗ, hạt
điều, phụ liệu thuốc lá... Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, hai nước có thể hợp
tác rất tốt, Việt Nam có thể giúp Mozambique các kỹ thuật phát triển trồng lúa và
xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Website: Email : Tel : 0918.775.368