Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

bước đầu tìm hiểu chính sách ngoại giao của nhà nguyễn đối với phương tây trong giai đoạn 1802 - 1858

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.7 KB, 52 trang )



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4. Đóng góp của đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Kết cấu của đề tài 4
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG GIAI
ĐOẠN 1802 - 1858 5
1. Bối cảnh thế giới tác động đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn giai
đoạn 1802 - 1858 5
2. Bối cảnh trong nước tác động đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn giai
đoạn 1802 - 1858 8
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI
VỚI CÁC NƢỚC PHƢƠNG TÂY TRONG GIAI ĐOẠN 1802 – 1858 16
1. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với người Pháp 16
2. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với người Anh (1802 - 1858) 30
3. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Hoa Kỳ (1802 - 1858) 33
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH
NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG GIAI ĐOẠN 1802 - 1858 39
3.1 Đánh giá những mặt tích cực trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn
đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 – 1858 39
3.2 Đánh giá những mặt hạn chế trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn
đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 – 1858 41
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua đặt niên hiệu là Gia Long đóng đô ở
Huế mở đầu cho vương triều Nguyễn với 13 đời vua tồn tại 143 năm (1802 -
1945). Đây là thời kì đầy biến động và phân hóa sâu sắc trong lịch sử nước nhà,
là tấm gương phản chiếu hơn ngàn năm của chế độ phong kiến Việt Nam. Chính
sự ra đời và tồn tại trong một giai đoạn khá đặc biệt nên xung quanh vương triều
này có rất nhiều các quan điểm đánh giá trái ngược nhau. Rất nhiều khía cạnh về
vương triều này được đưa ra tranh luận với các ý kiến không đồng nhất giữa các
thời kì lịch sử, thậm chí trong một giai đoạn cũng nhiều quan điểm khác nhau.
Từ cách tiếp cận khác nhau đã tạo ra cái nhìn và đánh giá vai trò của triều
Nguyễn, công và tội của vương triều này đôi khi rất khác nhau. Chẳng hạn, vấn
đề chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn, một số nhà sử học cho rằng
đây là giai đoạn lịch sử đi xuống, nhà Nguyễn vẫn lấy tư tưởng Nho giáo,
Khổng - Mạnh lỗi thời làm nền tảng. Đó là một chế độ quân chủ chuyên chế hà
khắc, tham nhũng, thần phục phong kiến Trung Hoa lạc hậu nhưng lại “bế quan
tỏa cảng” với phương Tây, cấm đạo và giết đạo. Vua quan thời này thì bạc
nhược có tư tưởng đầu hàng dẫn tới mất nước. Ngược lại, một số ý kiến cho
rằng dưới triều Nguyễn đã thống nhất hành chính chặt chẽ hơn so với trước
nhiều, về dân trí đã mở mang thi cử, tuyển chọn người tài đều đặn, khai khẩn đất
hoang ở phía Nam và lấn biển ở phía Bắc.
Nhận định vai trò lịch sử của nhà Nguyễn là vấn đề quan trọng và cần phải
khách quan vì tính lịch sử đối với đất nước. Đặc biệt trong chính sách ngoại giao
của nhà Nguyễn.
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, hoạt động
ngoại giao giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng.Trong hệ thống đường lối

ngoại giao cảu các vương triều phong kiến Việt Nam thì đường lối ngoại giao
của nhà Nguyễn là một trong những vẫn vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, chưa có
ý kiến thống nhất. Những vấn đề về hoạt động ngoại giao dưới triều Nguyễn đã
thu hút được sự chú ý của đông đảo học giả trong và ngoài nước. Chính sách


2
ngoại giao của nhà Nguyễn nhìn nhận một cách khách quan, tổng thể ta có thể
thấy nó đã đem đến lại những thành công song cũng mang lại nhiều hậu quả cho
đất nước Việt Nam dươi thời kì này. Từ vấn đề chính sách ngoại giao, người ta
tìm hiểu thấy được những mặt tích cực và hạn chế của chính sách này. Từ đó,
giúp ta có những bài học bổ ích để phục vụ cho công cuộc mở cửa của đất nước
ta hiện nay, cần phải phát huy những mặt nào và nên tránh những mặt nào. Do
vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu chính sách ngoại giao của
nhà Nguyễn đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858” làm đề tài nghiên
cứu để tìm hiểu sâu sắc hơn về vương triều Nguyễn, đặc biệt là chính sách ngoại
giao của triều Nguyễn trong giai đoạn này như thế nào đồng thời để đóng góp
một phần công sức của mình vào việc đánh giá vai trò của nhà Nguyễn trong
học tập và nghiên cứu lịch sử triều đại này và làm tài liệu giảng dạy sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến này vẫn chưa có một công trình giới thiệu một cách có hệ thống và
tương đối toàn diện về hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn. Đặc biệt, việc nhìn
nhận, đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn còn nhiều ý kiến trái ngược
nhau. Hầu như các công trình nghiên cứu lịch sử trước đây chỉ giới thiệu về một số
hoạt động cơ bản trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. Hơn nữa việc nhìn
nhận, đánh giá sự đúng sai của những chính sách đó còn mang nặng tư tưởng chủ
quan.
Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu về đường lối ngoại giao của nhà
Nguyễn đứng trên quan điểm khoa học. Tuy nhiên, các công trình vẫn chưa thống
nhất về vẫn đề này. Trong đó có nhiều công trình đã được công bố như:

Nhóm biên soạn: GS.TS. Phan Ngọc Liên, PGS.TS. Đỗ Thanh Bình,
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ, trong tác phẩm “Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp
cận mới”[6], NXB Đại học sư phạm, 2005 đã trình bày một số vấn đề Lịch sử
của nhà Nguyễn cùng với những yêu cầu về phương pháp luận trong nghiên cứu
và dạy học lịch sử thời Nguyễn, phương pháp dạy học Lịch sử triều Nguyễn và
một số báo cáo khoa học của cuộc Hội thảo khoa học quốc gia tháng 10/2002 về


3
nhà Nguyễn đã được đưa vào sách này, giúp chúng ta có những cái nhìn khách
quan về Lịch sử triều Nguyễn.
Tác giả Trần Nam Tiến, trong tác phẩm “Ngoại giao Việt Nam với các
nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 - 1858)”[13], NXB Đại học quốc
gia TP Hồ Chí Minh, 2006. Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu, trong đó
có những tài liệu gốc, tác giả đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giao của
triều Nguyễn với các nước phương Tây, chủ yếu là các nước Pháp, Anh, Mỹ
trong khoảng thời gian từ khi nhà Nguyễn được thành lập (1802) cho đến khi
thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858). Qua đó, tác giả đã rút ra
những tiền đề đưa đến việc hoạch định đường lối ngoại giao của triều Nguyễn và
góp một đánh giá thỏa đáng hơn về những đóng góp và hạn chế của triều
Nguyễn trong chính sách đối ngoại, cụ thể là trong quan hệ với các nước phương
Tây.
Như vậy, trên đây là những công trình nghiên cứu về vấn đề ngoại giao
dưới triều Nguyễn. Ngoài ra còn một số công trình khác có giá trị trong nghiên
cứu lịch sử Việt Nam. Song phần lớn các công trình chỉ nghiên cứu về ngoại
giao nhà Nguyễn nói chung còn vấn đề ngoại giao của nhà Nguyễn trong giao
đoạn 1802 -1858 còn ít, đặc biệt là quan hệ ngoại giao đối với các nước phương
Tây trong giai đoạn này. Tuy nhiên, những công trình trên là những tài liệu tham
khảo phong phú và quý báu để tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Tìm hiểu về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách ngoại giao của
nhà Nguyễn đối với phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858.
4. Đóng góp của đề tài
Đề tài đi sâu nghiên cứu chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với
phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858
Làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu Lịch sử Việt Nam dưới
triều đại nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta.


4
Khẳng định vai trò của triều đình Nguyễn đối với dân tộc ta lúc bấy giờ,
những điểm tích cực và hạn chế trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn,
đặc biệt đối với các nước phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chủ yếu là tài liệu lấy từ thư viện trường Đại học Tây Bắc, thư viện trường
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Xuất phát từ những cơ sở phương pháp luận sử học macxit-leninnit, những
quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đề tài được thực hiện chủ yếu bằng
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn có các phương pháp
như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành ba chương:
Chương 1: Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến chính sách ngoại
giao của nhà Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1858.
Chương 2: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với các nước
phương Tây trong giai đoạn 1802 - 1858.
Chương 3: Một số nhận định đánh giá về chính sách ngoại giao của nhà

Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1858.





5
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG
GIAI ĐOẠN 1802 - 1858
1. Bối cảnh thế giới tác động đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn
giai đoạn 1802 - 1858
Chủ nghĩa tư bản xuất hiện rất sớm ở châu Âu sau khi các nước đánh bại
chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ, sớm nhất là cuộc cách mạng tư sản
Nedeclan (1556), tiếp đến là hàng loạt các nước thuộc phạm vi châu Âu cũng
tiến hành cách mạng tư sản. Sau khi chủ nghĩa tư bản được xác lập, các xí
nghiệp nhà máy ra đời ngày càng nhiều đòi hỏi phải có nguồn nguyên nhiên
liệu, nguồn nhân công lao động để tiến hành sản xuất hàng hoá, đặc biệt cần
phải có nơi để tiến hành tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ những yêu cầu trên ngay từ thế kỷ XVI đã xuất hiện hàng loạt các
cuộc phát kiến địa lí như của Colombo, Magenlang,… và kết quả là tìm ra được
những vùng đất mới như châu Mỹ, đường sang Ấn Độ, sang châu Á,… những vùng
đất mới đã cung cấp cho người phương Tây những hương liệu xa xỉ như gấm vóc, hồ
tiêu,…và người phương Tây biết rằng đây chính là nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn
nhân công, thị trường tiêu thụ cho quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa ở châu Âu. Từ đây cũng mở đầu cho các cuộc xâm lược thuộc địa.
Vào cuối thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển mạnh mẽ
tạo nên sự hưng thịnh của các nước tư bản, giai cấp tư sản trở thành giai cấp
thống trị của thế giới. Lúc này, chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống vô cùng
hùng mạnh. Chính sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm

cho các nước lớn ngày càng cần nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công và thị
trường tiêu thụ hàng hoá hơn bao giờ hết. Chính lẽ đó chủ nghĩa tư bản đã tiến
hành bành trướng xâm lược thuộc địa.
Những cuộc phát kiến địa lí đã tìm ra những vùng đất mới đầy tiềm năng
có thể phục vụ cho tất cả mọi nhu cầu của chủ nghĩa tư bản. Trong đó, châu Á là
một lục địa hết sức giàu có về nguyên liệu, đặc biệt là những nguyên liệu mặt
hàng quý hiếm mà ở phương Tây rất đắt đỏ, chẳng hạn như hồ tiêu, dược liệu, tơ


6
tằm,… Khi đến với châu Á, đối tượng đầu tiên của chúng là nhằm vào khu vực
Đông Nam Á. Tuy vùng đất này không rộng lớn lắm nhưng chúng có ý nghĩa
hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự. Đầu tiên là Bồ Đào Nha, tiếp
đến là các cường quốc Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…thiết lập các thương
điếm rải rác hầu hết các nước. Họ tiến hành thông thương, truyền đạo tại các
quốc gia khu vực này. Trong suốt quá trình xâm nhập và xâm lược từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân lần lượt thôn tính các nước Đông Nam
Á. Malacca là “nạn nhân” đầu tiên bị thực dân Hà Lan xâm chiếm, mở đường
cho quá trình chinh phục Đông Nam Á của thực dân châu Âu. Tiếp đến là
Indonexia cũng bị rơi vào tay Hà Lan, sau đó là hàng loạt các quốc gia khác
trong khu vực (trừ Xiêm). Đông Nam Á trở thành nơi có nhiều thực dân xâm
lược nhất. Chúng xâu xé Đông Nam Á thành nhiều mảnh nhỏ để cùng nhau cai
trị, bóc lột bởi đây là một khu vực rất hấp dẫn, có tài nguyên thiên nhiên phong
phú, vị trí địa lí thuận lợi, có nguồn dân số đông,… Đông Nam Á được chúng
coi là một “viên ngọc” khổng lồ nằm ở phía Nam châu Á.
Ở Nam Á, Ấn Độ trở thành mục tiêu của các cuộc xâm lược của thực dân
châu Âu. Bồ Đào Nha là cường quốc thực dân đầu tiên đến xâm lược Ấn Độ, sau
đó đến Hà Lan, Anh, Pháp và các quốc gia khác cũng muốn đặt chân lên vùng đất
phì nhiêu này. Đến thế kỷ XVIII, Anh đã loại bỏ hết các đối thủ để đặt nền thống trị
tại đây.

Ở vùng Tây Nam Á, tình hình chính trị, kinh tế,…của các nước (Thổ Nhĩ
Kỳ, Ba Tư,…) khủng hoảng nghiêm trọng. Điều kiện đó, các nước tư bản
phương Tây có cơ hội xâm lược, song do cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa
các nước với vùng có vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng nên các nước
này giành độc lập về hình thức nhưng trên thực tế các nước này vẫn là các nước
lệ thuộc.
Bước sang đầu thế kỷ XIX, vùng châu Á rộng lớn đầy tiềm năng trở thành
mục tiêu của các nước đế quốc. Quá trình bành trướng của chủ nghĩa thực dân
gắn liền với sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa. Đây được coi là một công cụ hữu
hiệu phục vụ đắc lực cho quá trình xâm lược thuộc địa của các nước phương


7
Tây. Thông qua con đường truyền đạo, giáo sĩ phương Tây trở thành lực lượng
tiên phong của chính quốc trong việc truyền bá, giảng đạo, núp dưới danh nghĩa
các giáo sĩ, thầy tu để thực hiện ý đồ khác của mình. Trước xu thế bành trướng
sang phương Đông của các nước tư bản đế quốc, nhiệm vụ chung của các nước
châu Á là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên, con đường này được các nước
thực hiện khác nhau. Trong khi, Nhật Bản, Thái Lan sớm nhận thức được cục
diện chính trị thế giới nên đã tiến hành cải cách đất nước cho phù hợp với tình
hình chung nên những nước này đã tránh được thân phận của các nước thuộc
địa, thân phận nô lệ, phụ thuộc. Còn các nước còn lại khu vực châu Á hay khu
vực Đông Nam Á đề trở thành và có nguy cơ trở thành thuộc địa của tư bản
phương Tây.
Lúc này các nước ở châu Á đang ngủ yên giấc trong chế độ phong kiến,
chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều tập trung
trong tay nhà vua. Vua có đầy đủ quyền hành pháp và luật pháp. Song chế độ
phong kiến ở các nước châu Á lại đang vào thời kì hoàng hôn, lụi tàn, giới cầm
quyền ăn chơi chác táng, sa đoạ, bóc lột, đục khoét nhân dân. Đời sống nhân dân
hết sức khổ cực. Trong khi thế giới đang chuyển mình bước sang những trang

mới thì những ông vua của các nước châu Á không quan tâm đến tình hình,
những biến động của thế giới. Điển hình như triều đình phong kiến nhà Thanh
(Trung Quốc) hay triều đình phong kiến Nguyễn (Việt Nam). Điều này cũng tạo
điều kiện cho thực dân phương Tây tiến hành bành chướng xâm lược.
Là một nước lớn nằm ở phía bắc Việt Nam nhưng đến giữa thế kỷ XIX,
triều đình phong kiến Trung Hoa cũng đang vào giai đoạn khủng hoảng, suy tàn.
Vua quan triều Thanh chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, không chăm lo đến nhân dân,
không quan tâm đến vận mệnh đất nước. Trong khi đế quốc tư bản Âu - Mĩ ráo
riết tiến hành xâm lược các nước Đông Á. Trung Quốc trở thành một miếng mồi
ngon béo bở mà đế quốc tư bản phương Tây nào cũng thèm muốn có được.
Cuộc chiến tranh thuốc phiện xảy ra, mở đầu cho quá trình xâm lược của đế
quốc tư bản với Trung Quốc. Từ lâu, các nước Âu - Mĩ đã nhòm ngó đến Trung
Quốc đặc biệt là Anh. Trong khi triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách


8
“đóng cửa” ngoại thương thì người Anh đã dùng những mặt hàng đặc biệt là
thuốc phiện để tăng cường cho vào thị trường Trung Quốc với tốc độ nhanh
chóng. Như vậy, tình hình Trung Quốc lúc này trì trệ trên tất cả các mặt kinh tế,
văn hoá, chính trị, xã hội, giáo dục,…Tình hình của Trung Quốc có tác động
trực tiếp đến chính sách ngoại giao của triều Nguyễn ở Việt Nam.
2. Bối cảnh trong nƣớc tác động đến chính sách ngoại giao của triều
Nguyễn giai đoạn 1802 - 1858
Trong khi các nước tư bản phương Tây ngày càng phát triển thì tình hình
Việt Nam vào giữa thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX lại không ổn định. Chiến tranh
Trịnh - Nguyễn (1627 – 1775), chiến tranh Nam Bắc triều (1533 – 1592), phong
trào đấu tranh của nông dân Tây Sơn lật đổ các tập đoàn phong kiến trên để lập
nên triều Tây Sơn, cuối cùng là sự phục thù của dòng họ chúa Nguyễn lật đổ
triều Tây Sơn lập nên triều đại mới - triều đại phong kiến Nguyễn. Mặc dù nội
chiến kéo dài triền miên hơn 300 năm song tình hình kinh tế, chính trị cũng có

những bước phát triển nhất định. Đặc biệt là sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông
đã có xây dựng kinh đô Huế quy mô hơn và rộng lớn hơn. Triều Nguyễn cũng là
triều đại hoàn thành thống nhất lãnh thổ và chính quyền trên cơ sở nền tảng của
triều đại Tây Sơn để lại, tạo thế ổn định để xây dựng đất nước sau chiến tranh.
Triều Nguyễn xây dựng một đế quyền vững mạnh và chặt chẽ từ trung
ương đến tận làng xã, hải đảo, biên giới. Thông qua việc tổ chức địa bạ, triều
Nguyễn có một phương thức quản lý kết hợp giữa xã hội, kinh tế, tài chính, lãnh
thổ, chính quyền và luật pháp tốt nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam.
Triều nguyễn trong giai đoạn này có nhiều chính sách khẩn hoang phong
phú, sáng tạo và thích hợp đã giải quyết mâu thuẫn về ruộng đất, giải phóng sức
sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, bảo vệ trị an ở vùng đất
mới. Sự mở mạng phát triển ruộng đất ở miền Nam và một số duyên hải ở miền
Bắc cùng một số tỉnh trung du miền Trung là những thành quả to lớn của triều
Nguyễn, đặc biệt là dưới thời vua Minh Mạng được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Cùng với chính sách khẩn hoang, chính sách giao thông - thuỷ lợi dưới triều
Nguyễn nhất là ở miền Nam và một số tỉnh miền Trung đã có tác dụng thiết thực


9
trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân, đã làm thay đổi diện mạo của đất
nước là những thành tựu có ý nghĩa.
Nền kinh tế dưới triều nguyễn khá phát triển với nhiều chính sách tiến bộ,
song cũng không tránh khỏi những trận thiên tai hoành hành như hạn hán, lũ lụt
ảnh hưởng không nhỏ đến dời sống của người dân. Chẳng hạn như năm trận bão
năm 1842 làm tỉnh Nghệ An đổ sập hơn 40.000 ngôi nhà, chết hơn 5.000 người
hay vụ đói khủng khiếp năm 1856 - 1857 sau các trận lụt lớn đã làm chết hàng
chục vạn người ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Trước tình hình như thế, nhà
Nguyễn đã tìm mọi biện pháp cứu đói như: mở các kho thóc phát chẩn, cho vay,
vận động các nhà giàu cho vay thóc không lấy lãi, tăng cường khai khẩn đất đai,
chăm sóc đê điều,…

Sau khi Gia Long lên ngôi, phong trào đấu tranh của nhân dân nổi dậy
chống triều Nguyễn đã bùng nổ. Các cuộc đấu tranh nổ ra rầm rộ, lan rộng trong
cả nước, đặc biệt là các dân tộc ít người ở miền núi. Theo tính toán của các nhà
nghiên cứu, dưới thời Nguyễn có đến 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ các loại,
riêng thời Gia Long có khoảng 90 cuộc, thời Minh Mạng có khoảng 250 cuộc,
thời Thiệu Trị có khoảng 50 cuộc,…Với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Phan
Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi,…
Bên cạnh những mặt tích cực mà các vua Nguyễn đã làm được song cũng
nhiều khó khăn. Lợi dụng những khó khăn của tình hình đất nước và chính sách
cấm đạo của nhà Nguyễn, thực dân phương Tây, đặc biệt là Pháp đã tăng cường
can thiệp ngày càng mạnh mẽ vào Việt Nam
Từ lâu, Việt Nam đã nằm trong tầm ngắm của các nước tư bản phương
Tây. Bởi Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng, có đường bờ biển dài
1260 km nối liền Trung Quốc với vịnh Thái Lan, nằm xen giữa hai nước lớn là
Trung Quốc và Ấn Độ, là vị trí lí tưởng cho các nhà hàng hải, thương gia với các
hải cảng và đảo quan trọng như: Phú Quốc, Hoàng Sa, Côn Đảo,…Đặc biệt điều
kiện tự nhiên Việt Nam rất thuận lợi để trồng những loại cây hương liệu quý
hiếm mà người Phương Tây rất ưa chuộng như chè, hồ tiêu, điều,…Việt Nam có
lịch sử địa chất phát triển lâu đời hình thành nên những mỏ khoáng sản có giá trị


10
về mặt kinh tế cùng với đó là tình hình chính trị, kinh tế, xã hội không ổn định
đã làm cho Việt Nam trở thành mục tiêu mà nhiều nước tư bản phương Tây
hướng tới, trong đó có các thương nhân người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh,
Pháp,…
Từ bối cảnh thế giới và trong nước đã tác động đến chính sách ngoại giao
của các ông vua triều Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1858, hay nói cách khác
hoàn cảnh thế giới và trong nước nửa đầu thế kỷ XIX đã quy định chính sách
ngoại giao của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Do đặc điểm lịch

sử gần tương đồng nhau nên chính sách ngoại giao từ thời Gia Long đến Tự Đức
đều có nhiều điểm chung.
Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, lấy niên hiệu Gia Long đã thần
phục Mãn Thanh bên Trung Quốc một cách mù quáng. Mọi chính sách kinh tế,
chính trị, xã hội đều dập khuôn máy móc theo nhà Thanh. Chính sách ngoại giao
dưới thời Nguyễn lúc bấy giờ cũng không ngoại lệ, cũng thực hiện chính sách
đóng cửa khép kín không phương Tây như triều Thanh, không tiếp xúc, cự tuyệt
hoàn toàn với phương Tây, kể cả giao thương phi chính trị cũng được triều đình
Huế hạn chế một cách triệt để. Tư tưởng ngoại giao “không phương Tây” được
thực hiện nhất quán từ Gia Long đến Tự Đức. Vị vua khai sáng ra triều Nguyễn
đã từ chối mối quan hệ hình thức với phương Tây, chính sách này được vua
Minh Mạng tiếp tục thực hiện và đến thời Thiệu Trị, Tự Đức vẫn không có sự
thay đổi gì nhiều. Nội dung ngoại giao với phương Tây cơ bản vẫn được giữ
nguyên.
Vấn đề tôn giáo cũng được thực hiện trong suốt thời kì 1802 - 1858 của
triều Nguyễn, nhưng cấp độ của nó được tăng dần từ thời Gia Long đến thời Tự
Đức. Dưới thời Gia Long, khi đạo Thiên Chúa xâm nhập vào Việt Nam, Gia
Long đã dè chừng hạn chế sự phát triển của đạo Thiên Chúa trong nước. Tư
tưởng của ông là muốn chống lại đạo Thiên Chúa song ông lại thực hiện chính
sách mềm mại hơn các đời vua sau bởi ông còn kiêng nể người Pháp đã giúp đỡ
ông trong quá trình giành ngôi báu với Tây Sơn. Bởi vậy, Gia Long không muốn
trực tiếp dính dáng đến mà chỉ thông qua những đạo dụ, chính sách để hạn chế


11
sự lan toả của đạo Thiên Chúa trong lòng xã hội Việt Nam. Đến thời Minh
Mạng, Thiệu Trị và mười năm trị vì của vua Tự Đức đã trực tiếp can thiệp sâu
vào vấn đề truyền đạo, giảng đạo của các giáo sĩ phương Tây, đặc biệt là giáo sĩ
người Pháp. Thậm chí, dưới thời Minh mạng đã ra lệnh “cấm đạo, “sát đạo”.
Lệnh này được thực hiện mạnh mẽ, sát hại giáo sĩ cuồng bạo nhất là dưới thời

Tự Đức. Như vậy thực tế ta thấy chính sách “cấm đạo”, “giết đạo” là một trong
những nguyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm chiếm Việt Nam, mở đầu
bằng sự kiện ngày 1/9/1858 thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm bán đảo Sơn Trà
(Đà Nẵng), đưa lịch sử Việt Nam sang một trang mới, chấp nhận với thân phận
là một nước nô lệ, lệ thuộc và là một thuộc địa tiềm năng cho thực dân Pháp tiến
hành khai thác.
Mặc dù có những đặc điểm chung song bối cảnh thế giới và trong nước đã
tác động đến từng thời kì tạo nên nét đặc trưng trong chính sách ngoại giao của
từng đời vua.
Dưới triều vua Gia Long, đề phòng sự bành trướng của phương Tây đến
Việt Nam, ông đã hạn chế tối đa những cuộc tiếp xúc ngoại giao với các nước tư
bản Âu - Mỹ.
Đối với Pháp, do những ràng buộc tình cảm cá nhân của nhà vua Việt Nam
với Bá Đa Lộc người Pháp nên Gia Long phải hoạch định một đường lối ngoại
giao mềm dẻo, khôn khéo. Gia Long phân biệt rạch ròi quan hệ với nước Pháp
và người Pháp. Đối với nước Pháp, vua Gia Long vô cùng thận trọng trong giao
tiếp. Ông mềm mỏng, linh hoạt trong mọi tiếp xúc, nhưng nguyên tắc cứng rắn,
kiên quyết từ chối mọi yêu cầu phi lí của Pháp. Đối với người Pháp đã từng
quan hệ với ông, Gia Long luôn biệt đãi, nhưng thật tâm ông chẳng quý trọng gì
cả người Âu lẫn đạo Thiên Chúa.
Trên thực tế, Gia Long không có ý định thiết lập mối quan hệ chính thức
với Phương Tây, nhưng với những liên hệ đã có trước với người Pháp, Gia Long
không thể cự tuyệt thẳng thừng quan hệ với nước này. Ông đã cố gắng thể hiện
một sách lược ngoại giao mang tính “lưỡng xứ”, dung hoà và cố gắng rút
khoảng cách giữa Việt Nam và những người Pháp, đặc biệt là những người Pháp


12
trong bộ máy nội các của triều đình. Đường lối trị nước của vua Gia Long hoàn
toàn độc lập không bị chi phối bởi những người Pháp tại triều đình. Toàn cảnh

chính trị, ngoại giao thời Gia Long toát lên một tinh thần ứng xử tinh tế, nhẹ
nhàng đầy cẩn trọng. Gia Long đã suy nghĩ và thực sự lo lắng trước hiểm hoạ
đến từ phương Tây, nhưng Gia Long không có được một chính sách thích ứng
với tình hình mới, việc mà ông làm được với một sự cố gắng chỉ là: duy trì quan
hệ bình thường với người Pháp, nước Pháp. Đường lối ngoại giao “không
phương Tây” của Gia Long tuy bảo thủ nhưng vẫn có yếu tố tích cực. Dưới thời
trị vì của vua Gia Long, giao thiệp bình thường với các nước phương Tây,
nhưng tránh được những kí kết chính thức với các nước, mà theo Gia Long
những kí kết đó có thể gây hại cho an ninh quốc gia. Nhìn chung, dưới triều vua
Gia Long, quan hệ Việt Nam và các nước phương Tây chưa có gì khó khăn, mâu
thuẫn dẫn tới xung đột vũ trang.
Minh Mạng lên ngôi vua khi tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục có
những chuyển biến phức tạp khiến ông phải có những thay đổi chính sách ngoại
giao của mình. Đặc biệt trong thời kì này, sự bành trướng ngày càng mạnh mẽ
của chủ nghĩa tư bản phương Tây bằng nhiều thủ đoạn khác nhau đang đe doạ
nền độc lập của các nước châu Á. Điều này có tác động rất lớn đến đường lối
ngoại giao của Minh Mạng đối với phương Tây.
Về chính trị thế giới, trong thời gian từ 1825 - 1831 sự lấn lướt của các
nước tư bản phương Tây ở châu Á ngày càng tăng. Lúc này, Anh đã kiểm soát
vùng ven biển Sumatra, đường vòng tới bán đảo Đông Dương, Malacca,
Penang,…còn tàu thuyền của Pháp thì xuất hiện ngày càng đông và tấp nập trên
biển Trung Hoa.
Năm 1839, những loạt đại bác của thực dân Anh đã mở đầu cho việc can
thiệp quân sự vào Trung Hoa. Cuộc chiến tranh thuốc phiện là một hồi chuông
cảnh tỉnh cho những quốc gia còn đóng kín cửa. Trung Quốc, quốc gia tiêu biểu
cho Đông Á đang bị thực dân thi nhau xâu xé. Tất cả những biến động của tình
hình thế giới đã tác động đến chính sách ngoại giao của Minh Mạng. Tất cả
những hành động của chủ nghĩa tư bản châu Âu đã nhắc nhở thường xuyên cho



13
Minh Mạng biết vận mệnh đất nước đang trong tình trạng như thế nào. Nhà vua
của triều Nguyễn đã ý thức được nguy cơ xâm lược đang đe doạ nền độc lập dân
tộc, chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Đó là những lí do sâu sa khiến ông quyết
định điều chỉnh đường lối ngoại giao cổ truyền tự thủ, thụ động sang đường lối
ngoại giao cởi mở hợp tác với phương Tây trong những năm tháng cuối đời của
mình.
Cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất của Trung Quốc cùng với việc
bài đạo kéo dài ở trong nước gây rối ren xã hội là hai nguyên nhân lay động cái
tư tưởng “bất biến”, “bất dịch” trong ý thức vua quan nhà Nguyễn. Minh Mạng
hiểu rõ, nếu tiếp tục giữ đường lối đối ngoại như cũ, một cuộc xung đột Việt -
Pháp có thể xảy ra như ở Trung Quốc. Ông cho rằng: “nên thăm dò ý đồ các
nước châu Âu hầu đi đến một thoả hiệp về đạo Thiên Chúa, cũng như về buôn
bán”[10;tr53].
Trước những nhận thức của mình một mặt Minh Mạng cho phòng vệ ở
những nơi hiểm yếu như: đặt thêm pháo đài Phòng Hải tại cửa biển Đà Nẵng,
xây dựng pháo đài Kì Hổ ở cửa biển Thị Nại (Bình Định), đặt đồn bảo và chia
phát lính thú tuần phòng ở Côn Lôn và Phú Quốc. Hơn nữa, Minh Mạng cũng
hiểu cần phải tăng cường thăm dò dự định của các cường quốc ở châu Âu để sửa
đổi chính sách đối ngoại của mình. Mặt khác, đường lối ngoại giao của ông đối
với người phương Tây cũng đã có chiều hướng “tích cực” hơn, cụ thể là tiến
hành thăm dò tin tức cũng như nối lại các mối liên lạc với các nước phương Tây.
Giai đoạn 1838-1840 được coi là thời kì định hợp tác quốc tế của vua Minh
Mạng
Ngày 12/2/1841, Thiệu Trị lên ngôi. Ngay từ khi mới lên ngôi, Thiệu Trị đã
phải đối mặt với tình hình khó khăn trong nước và thế giới.
Trong nước thì các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tục diễn ra. Những
cuộc đàn áp đẫm máu của triều đình nhà Nguyễn đã làm cho tình hình trong
nước thêm
rối ren mất ổn định.



14
Ở khu vực, triều đình Nguyễn gặp sự chống đối mạnh mẽ từ phía Chân Lạp
khi các quan lại Việt Nam áp dụng chính sách cai trị hà khắc lên đất nước này.
Do vậy uy tín của Việt Nam đối với Chân Lạp sụp đổ, Thiệu Trị phải cho rút
quân về. Đó là chưa kể những cuộc chiến tranh dai dẳng với Xiêm làm cho triều
đình nhà Nguyễn phải tốn nhiều công sức và vật lực.
Trong lúc đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây tăng cường sự bành trướng của
chúng đối với các quốc gia châu Á và đã đạt được mục đích của mình: Anh buộc
Trung Quốc phải kí hiệp ước Nam Kinh (1842), nhượng Hồng Kông cho người
Anh và cho tàu thuyền nước này tự do buôn bán trên năm cửa biển quan trọng
của Trung Quốc. Pháp cũng được tự do truyền đạo ở Trung Quốc khi buộc nước
này kí hiệp ước Hoàng Phố (1844). Không dừng lại ở Trung Quốc, các nước tư
bản phương Tây bắt đầu mở cuộc bành trướng của mình sang các nước Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thắng lợi của Pháp tại Trung Quốc đã tạo điều
kiện thuận lợi cho Pháp can thiệp vào Việt Nam.
Có thể nói, những khó khăn, thử thách nêu trên đã ảnh hưởng lớn đến
đường lối ngoại giao của Thiệu Trị đối với các nước phương Tây. Nhưng thực
chất, Thiệu Trị ở ngôi có 7 năm, thời gian không đủ để ông có thể thay đổi nội
dung, tính chất mối quan hệ với các nước phương Tây do các vua triều Nguyễn
trước để lại. Tuy vậy, trong thời gian đầu mới lên nắm quyền, đường lối ngoại
giao Thiệu Trị tỏ ra ôn hoà với các nước phương Tây, đặc biệt là vấn đề truyền
đạo. Nhưng các nước phương Tây, cụ thể là Pháp, đã liên tục gây hấn với Việt
Nam. Thiệu Trị lập tức thực hiện chính sách “không phương Tây” của Minh
Mạng trở lại và tiến hành “cấm đạo”. Quan hệ Việt Nam và các nước phương
Tây trở nên căng thẳng.
Thiệu Trị mất cuối năm 1847, Tự Đức lên thay. Đến lúc này chế độ phong
kiến nhà Nguyễn trên đường suy thoái đã trở nên sâu mọt và phản động hơn.
Tình hình trong nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết trên tất cả

các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục,…Do đó, phong trào đấu tranh
của nông dân ngày càng phát triển. Việc Tự Đức lên ngôi đã gây nên một phản


15
ứng mạnh mẽ của những người cùng cha khác mẹ làm cho nội bộ vương triều
mâu thuẫn.
Trong lúc này ở bên ngoài, các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là thực
dân Pháp đang có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc xâm lược Việt
Nam bằng bạo lực. Chính sách “cấm đạo”, “giết đạo” từ thời Minh Mạng cũng
là tiền đề cho sự can thiệp của thực dân Pháp tại Việt Nam.
Trước tình hình đó, Tự Đức không có sự thay đổi mà ngược lại, tiếp tục
thực hiện một chính sách ngoại giao với phương Tây cứng rắn và cực đoan thể
hiện qua chính sách “cấm đạo” và “sát đạo” gắt gao của Tự Đức. Có thể nói,
đường lối ngoại giao “không phương Tây” của Tự Đức đã gây khó khăn cho
giáo hội và tư bản Pháp và Pháp đã mượn cớ đó để can thiệp quân sự vào Việt
Nam.
Chính những biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới cũng như khu vực đã
tác động đến chính sách ngoại giao của tất cả các nước trong đó có cả Việt Nam.
Việt Nam đang chìm đắm trong chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng
hoảng suy tàn. Chủ nghĩa tư bản phát triển, quá trình xâm lược thuộc địa được
đẩy mạnh. Để có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước tất cả phụ thuộc
vào chính sách ngoại giao của các vị vua triều Nguyễn. Với mỗi một quốc gia
triều Nguyễn có chính sách ngoại giao khác nhau phù hợp với tình hình. Như
vậy hoàn cảnh lịch sử tác động quy định đến chính sách ngoại giao.









16
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA NHÀ NGUYỄN ĐỐI
VỚI CÁC NƢỚC PHƢƠNG TÂY TRONG GIAI ĐOẠN 1802 – 1858

1. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với ngƣời Pháp
Quan hệ giữa Việt Nam với Pháp đã có từ rất lâu nhưng đến thế kỉ XIX
quan hệ này có sự thay đổi. Với sự giúp đỡ của người Pháp đánh đổ vương triều
Tây Sơn tháng 5 - 1802 Ngyễn Ánh lên ngồi vua, lấy niên hiệu Gia Long và từ
đây tiến hành ngoại giao với tư cách một quốc vương mở đầu triều đại mới.
Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Pháp trong thời gian này phát
triển hơn hẳn so với các nước phương Tây khác. Chính sách ngoại giao của nhà
Nguyễn có thiện chí, đối xử nhã nhặn hơn với Pháp. Nhưng trong thời gian trị vì
của mình mỗi ông vua có đưa ra những chính sách ngoại giao khác nhau nhằm
duy trì và bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc.
Mở đầu cho triều đại mới là vua Gia Long (1802 – 1829). Thông qua việc
cầu viện Pháp trước đó Gia Long đã nhận thức được sức mạnh của văn minh
phương Tây – văn minh vất chất đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thái
độ dè chừng đối với Pháp của Gia Long sau khi lên ngôi. Gia Long thực hiện
chính sách “bế quan tỏa cảng” nên việc buôn bán với phương Tây bị hạn chế.
Thực chất đường lối ngoại giao của vua Gia Long là “không phương Tây”,
không dính líu tới Pháp dưới bất kỳ hình thức nào. Chính vì vậy, dù ứng xử của
ông có mềm dẻo, khôn khéo đến bao nhiêu, Gia Long vẫn không che dấu được
sự mâu thuẫn trong thái độ và cách suy nghĩ của mình đối với Pháp. Có thể nói,
chính sách ngoại giao “không phương Tây” của Gia Long xuất phát từ nhiều
nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất là dã tâm của các nước phương Tây
muốn xâm chiếm Việt Nam. Gia Long sợ điều đó nên đã hạn chế giao thương
với bên ngoài, hạn chế ngoại giao với phương Tây, ngay cả nước Pháp.

Tuy nhiên, do những sai lầm ngay từ đầu trong việc dựa vào các thế lực
bên ngoài để khôi phục ngai vàng nên Gia Long tỏ ra lúng túng trong đường lối
ngoại giao với các nước phương Tây nhất là Pháp. Trên thực tế chính sách ngoại
giao của Gia Long không phải là một chính sách đóng cửa hoàn toàn. Chính


17
sách ngoại giao của Gia Long đối với phương Tây mang tính hai mặt: bên ngoài
thì mềm dẻo, hoà hoãn, bên trong thì thực hiện chính sách đóng cửa để tự vệ
nhưng ông vẫn có những ưu đãi đặc biệt đối với Pháp. Gia Long vẫn cố né tránh
được những cam kết thắt chặt quan hệ ngoại giao chính trị đối với Pháp.
Như vậy, thực chất là thực hiện chính sách “đóng cửa”, “không phương
Tây” nhưng do nhận được sự giúp đỡ của người Pháp nên kể từ khi vua Gia
Long lên ngôi thì ông luôn tỏ lòng biết ơn đối với Pháp. Ông đã trả ơn những
người Pháp có công giúp ông bằng cách giữ lại một vài người quan trọng trong
triều như Jean Baptiste Chaigneau, Philippe Vannier, de Forsans, Despiau.
Những người này được đối đãi rất hậu, phong cho họ các chức võ quan cao cấp,
được mang tên Việt như Vannier là Chấn, de Forsans là Lê Văn Lang…Để tỏ
lòng sùng ái Gia Long ra lệnh miễn cho họ lệ mỗi khi vào chầu không phải sụp
lạy năm lần như các quan lại người Việt mà chỉ cần khấu đầu năm vái. Nhà vua
còn cấp cho họ mỗi người một đội lính hầu 50 người hoàn toàn thuộc quyền sai
phái. Những người này tuy làm quan triều Nguyễn nhưng họ không bao giờ
quên “nước mẹ”, họ tìm mọi cơ hội để phục vụ quyền lợi của chính quốc Pháp.
Năm 1805, nhưng người này đã tiến hành thành lập Toà lãnh sự Pháp ở Huế
[13;tr57].
Ngày 25/11/1801, nguyên toàn quyền của Pháp đã báo cáo về nước đề nghị
chính phủ Pháp gửi gấp sứ thần và tàu chiến sang Việt Nam để “kí kết một hiệp
ước liên minh hữu nghị và thương mại” với chúa Nguyễn. Tuy nhiên do hai bên
đang “bận rộn” đối đầu với những công việc cấp bách trong nước nên việc kí kết
tạm được gác lại [13;tr58].

Trên thực tế, từ năm 1802 - 1812, do bận chiến tranh ở châu Âu nên Pháp
không có hoạt động buôn bán gì đáng kể với Việt Nam, chỉ sau khi Napoleong
lên cầm quyền thì ông mới thật sự chú ý đến Việt Nam. Người Pháp nhắm đến
Việt Nam bởi việc “thành lập một căn cứ Pháp trong vùng bể Trung Hoa, đứng
về mặt quân sự mà thôi, là một điều kiện rất lợi trong trường hợp giao chiến với
Anh” [11;tr518].


18
Sau đế chế I của Napoleong hoàn toàn sụp đổ (1815), chiến tranh chấm dứt
ở châu Âu, việc giao thương của người Pháp ngày càng có điều kiện phát triển,
giao lưu buôn bán với bên ngoài hơn, đặc biệt là đối với Việt Nam. Trong suốt
thời gian từ 1815 – 1817 rất nhiều đề nghị đã được đưa lên triều đình Pháp yêu
cầu nối lại quan hệ với Việt Nam.
Đến năm 1817, những chiếc tàu mang lá cờ nước Pháp đã xuất hiện ở cửa
biển Việt Nam (Sài Gòn và Đà Nẵng) sau hơn 30 năm ngừng giao thương. Tàu
buôn của Pháp xin vào kính dâng tặng phẩm nhưng Gia Long không nhận,
không để họ lên kinh đô Huế nhưng vẫn tiếp đón chu đáo. Gia Long còn truyền
lệnh: nếu Tàu Pháp kéo cờ và bắn 21 phát súng trào mừng thì trên đài Điện Hải
của ta cũng bắn 21 phát súng đáp lại. Nhưng từ đấy về sau tàu các nước khác
đến, dù họ bắn súng trào nhiều thế nào, ta cũng chỉ bắn ba phát súng làm hiệu
đáp, không bắn hơn [2;tr147]
Những chuyến tàu đến Việt Nam đều được vua Gia Long hết sức hoan
nghênh và giúp đỡ tận tình. Chẳng hạn như tàu của Henry và tàu Lapaix khi đến
Đà Nẵng và Sài Gòn đều được vua Gia Long phái hai người Pháp trong triều
đến giúp đỡ, vua còn cho các quan địa phương giúp đỡ thuỷ thủ tàu mua bán.
Gia Long miễn hoàn toàn thuế cho tàu buôn Pháp. Gia Long cũng đích thân chỉ
ra những thứ hàng hoá gì nên mang sang Việt Nam buôn bán, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao thương buôn bán của thương nhân Pháp tại Việt Nam.
Các chuyến tàu sau hàng Pháp mang sang Việt Nam bán rất chạy. Quan hệ ngoại

giao giữa Pháp và triều Nguyễn Gia Long rất tốt đẹp, “thái độ Gia Long niềm
nở đón tiếp, hàng hóa mang sang bán hết và được thanh toán song phẳng, đến
lúc ra về còn được nhiều hàng quý như: đường, trà, bạc nén,…” [1;tr519]. Nhìn
chung, dưới thời Gia Long các tàu buôn Pháp sang Việt Nam thông thương,
buôn bán khá dễ dàng và thuận lợi.
Trong khi quan hệ buôn bán giữa hai nước đang phát triển thì có sự kiện
không thể không làm cho Gia Long khỏi nghi đề phòng ý đồ của người Pháp đó
là: năm 1817, tàu Pháp đến của Hàn mang theo quà biếu và nhắc đến hiệp ước
1787. Gia Long cho tiếp đãi tử tế, nhưng ông không cho thuyền trưởng triều


19
kiến và không nhận tặng phẩm với lý do không có quốc thư. Người Pháp đã thất
bại trong cuộc ngoại giao này bởi Gia Long đã thấy được những âm mưu của
Pháp. Song bất chấp sự thất bại, Pháp vẫn tăng cường ráo riết thiết lập mối quan
hệ buôn bán ngày càng thường xuyên hơn với Việt Nam.
Ngày 17/9/1817, thủ tướng Pháp là Richelieu tìm cách liên lạc với
Chaigneau và Vannier. Ông đề nghị Chaigneau cung cấp những tin tức cần thiết
về triều Nguyễn. Thực tế, sau sự kiện này triều đình Huế đã có sự lo ngại trước
các cuộc viếng thăm của các phái đoàn, tàu buôn và chiến hạm Pháp. Xét cho
cùng chính triều Nguyễn cũng sợ hãi một sự quan hệ với kẻ mạnh hơn mình, sợ
một hoà ước có tính chất đầu hàng như Hào ước 1787. Vì vậy, mọi quan hệ kinh
tế riêng lẻ và tư nhân triều Nguyễn hoàn toàn có thể thoả mãn nhưng kí kết dù là
thoả ước gì cũng đáng nghi ngại.
Để thắt chặt hơn nữa hoạt động ngoại giao giữa năm 1818, Gia Long
chuẩn y cho các thương nhân các nước phương Tây đến buôn bán ở Gia Định
được nộp thuế cảng và thuế hàng hóa bằng bạc ngoại quốc, hoặc bằng nửa bạc
nửa tiền, hoặc toàn bằng tiền đều được cả. Thuế thuyền nước ngoài đến buôn
bán từ năm 1818 định ngạch ở hai nơi, Thuận An, Đà Nẵng và Gia Định khác
nhau. Tới buôn ở Gia Định thuyền chiều ngang từ 25 thước đến 14 thước, mỗi

thước đánh thuế 160 quan. Thyền chiều ngang từ 3 thước đến 7 thước, mỗi
thước đánh thuế 100 quan. Tới buôn bán ở Thuận An, Đà Nẵng thuyền chiều
ngang từ 25 thước đến 14 thước, mỗi thước đánh thuế 96 quan, thuyền chiều
ngang 13 đến 7 thước mỗi thước đánh thếu 60 quan. Ngoài những thuế trên
thuyền buôn nước ngoài còn phải nộp tiền cho ba thứ lễ là lễ dâng vua, lễ dâng
hoàng thái hậu (mẹ vua) và lễ dâng hoàng thái tử (con trưởng của vua), thêm
một lễ thứ tư nữa là lễ cho quan cai tàu. Riêng tiền lễ cai tàu mỗi năm cũng thu
được 8 - 9 quan.
Sang năm 1819, Tàu Herry của Pháp đến Việt Nam vua Gia Long cũng
cho phép họ đến Huế mở cửa hàng cạnh nhà Vannier, vua có đến thăm và đặt
hàng. Khi tàu Herry về Pháp, Chaigneau xin phép về nước 3 năm. Gia Long đã
ưu đãi cho trở hàng và miễn thuế hàng khi ông trở lại Việt Nam. Thời gian này


20
các công ty thương mại lớn của Pháp được các nhà cầm quyền giúp đỡ khuyến
khích nên tăng cường hoạt động, liên tiếp cử tàu chở hàng sang Việt Nam trao
đổ, buôn bán.
Dưới thời Gia Long quan hệ thương mại Việt - Pháp còn chưa bị gây khó
khăn. Việc buôn bán giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi. Gia Long tạo điều kiện
cho thương nhân, ưu đãi cho họ nhưng không cho họ một đặc quyền nào. Mọi đề
nghị kí kết các hiệp ước thương mại từ Pháp đề bị Gia Long tìm mọi lý do để từ
chối.
Song song với việc buôn bán chính là quá trính truyền đạo của các giáo sĩ
người Pháp. Ngay từ khi Gia Long lên ngôi, người Pháp đã bắt đầu vào truyền
đạo tại đất nước ta. Giáo sĩ người Pháp đẩy mạnh việc truyền đạo, vận động dân
chúng theo đạo, phát triển các cơ sở đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, trên cơ sở
khuếch trương sức mạnh, thế lực chính trị và tinh thần nước Pháp. Điều này làm
cho Gia Long lo ngại, đặc biệt khi các giáo sĩ Pháp nhúng tay vào việc chọn
hoàng tử kế vị càng làm vua tức giận và tỏ thái độ không bằng lòng.

Trong suốt thời kỳ trị vì của mình, Gia Long chủ trương dung hoà. Ông
không thể chống đạo một cách công khai, cũng không thể “cải đạo”. Gia Long
đã nhìn thấy trong Thiên Chúa có một thế lực có thể tranh chấp vương quyền.
Ông cũng thấy được trong đạo Thiên Chúa mối liên hệ dẫn tới sự nguy hại độc
lập quốc gia và quyền lợi của nhà Nguyễn bị đe doạ trực tiếp. Sự phát triển của
đạo Thiên Chúa sang Việt Nam cũng là mục tiêu của người Pháp. Ngay từ đầu
nhòm ngó vào Việt Nam, các giáo sĩ và thương nhân Pháp đã hợp tác chặt chẽ
với nhau, giáo sĩ đi trước dọn đường cho thương nhân tư bản Pháp và sau đó là
sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp. Bản thân Gia Long ngay từ đầu cũng
đã nhận thức được điều này. Ông hiểu rõ hơn ai hết những mối nguy hiểm của
những kẻ đi truyền đạo, sự ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa đối với hoàng tử
Cảnh và các con dân của mình. Dù biết như vậy, Gia Long không thể cấm đạo
được bởi Gia Long đang phải chịu ơn của người Pháp, nhưng qua điều lệ Hương
Đảng cho các xã dân ở Hà Bắc, ông cũng tỏ rõ thái độ của mình đối với đạo
Thiên Chúa. Để đảm bảo mối quan hệ với Pháp, Gia Long cố gắng đứng ngoài


21
việc chống đạo. Đây là chủ trương nhằm giữ nguyên hiện trạng đạo Thiên chúa,
không xoá bỏ triệt tiêu, song cũng không cho phát triển thêm.
Như vậy, hướng giải quyết của Gia Long trong những năm ở ngôi báu là
dàn xếp ổn thoả quan hệ với Pháp, dễ dãi tạo điều kiện cho thương nhân Pháp
làm ăn, còn đối với đạo Thiên Chúa ông đề nghị theo hướng đạo này nên dung
nạp thêm lễ tục thờ cúng tổ tiên và các tín đồ Thiên Chúa giáo nên gần gũi với
dân chúng bên lương hơn nữa. Thực chất Gia Long không hề chống lại các giá
trị vật chất, tinh thần của giáo hội phương Tây, nhưng ông cũng bảo vệ những
giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Rõ ràng là ngay từ khi lên nắm quyền
Gia long đã thực thi chính sách ngoại giao khá thận trọng với Pháp nhằm hạn
chế tới mức tối đa sự can thiệp của Pháp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Điều đó đã làm cho quan hệ giữa triều Nguyễn với nước Pháp thời Gia Long còn

giữ được hòa khí tương đối thân thiện. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao hai mặt
vừa “mở cửa” cho thương nhận Pháp vào buôn bán nhưng lại vừa “đóng cửa” để
ngăn chặn sự xâm nhập của thực dân Pháp đã phản ảnh sự mâu thuẫn trong bản
thân chính sách ngoại giao của triều Nguyễn.
Thời kì từ Minh Mạng (1820 - 1840) đến Thiệu Trị (1840 - 1847) và 10
năm dưới thời Tự Đức (1847 - 1858) tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Pháp
có những thay đổi.
Thời gian trị vì của vua Minh Mạng (1820 – 1840) đường lối ngoại giao
không khác thời Gia Long là mấy. Ông vẫn đi theo đường lối của vua Gia Long
đã hoạch định. Nhưng quan hệ giữa triều Nguyễ với Pháp bắt đầu căng thẳng.
Thực ra sự căng thẳng giữa triều Nguyễn với thực dân Pháp có nguyên nhân sâu
xa từ thời Gia Long. Việc thi hành chính sách đối ngoại hai mặt của Gia Long
trong nhưng năm trị vì thực chất là để tìm kế hoãn binh. Khi điều kiện cho phép
Gia Long sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Pháp. Việc Gia Long chọn hoàng tử Đảm
(vua Minh Mạng) là người kế vị ngôi vua thay cho hoàng tử Cảnh là bằng chứng
xác thực cho ý muốn đoạn tuyệt của Gia Long đối với thực dân Pháp. Để biện
minh cho hành động trên Gia Long đã giải thích “Khi người ta chết còn để lại
những món nợ trên đời thì chủ nợ thường tìm đến con mình chứ không phải


22
cháu mình. Vì vậy, Trẫm không thấy sai trái khi chọn một đứa con mà không
chọn một đứa cháu”.[6;tr367].
Minh Mạng là người sớm bộc lộ tư tưởng bài ngoại nên có thể đảm
đương được trách nhiệm Gia Long giao phó. Trong nhưng năm đầu chính sách
ngoại giao của Minh Mạng vẫn đối xử nhã nhặn với Pháp thể hiện thiện chí,
lòng biết ơn của mình. Nhưng tình hình quan hệ quốc tế ngày một thay đổi,
nước Pháp sau khi ổn định trong nước tìm cách nối lại quan hệ với Việt Nam
nhằm đạt được cam kết với nước ta trên lĩnh vực thương mại, chính trị dẫn đến
về sau quan hệ giữa Việt - Pháp thêm căng thẳng.

Năm 1821 Chaigneau được Pháp cử sang làm lãnh sự ở Việt Nam, đồng
thời làm khâm sai đem phẩm vật và đưa quốc thư Pháp đến triều đình thông
thương với Việt Nam. Chaigneau sang thì Minh Mạng đã lên làm vua thay cho
Gia Long. Minh Mạng cho viết thư chả lời vua Pháp là hai nước Việt Nam và
Pháp không việc gì phải làm điều ước thương mại, tới buôn bán ở Việt Nam thì
cứ theo luật pháp của Việt Nam là được [2;tr156]
Ngày 17/5/1821, tàu Larose chở phái đoàn lãnh sự Pháp tới Việt Nam dâng
thư cùng lễ vật lên vua Minh Mạng. Vua Việt Nam cho phép tàu buôn của Pháp
tới Việt Nam buôn bán nhưng từ chối thiết lập một thương ước giữa hai nước.
Minh Mạng gửi cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp một bức thư đề cập đến vấn
đề xa cách giữa hai nước. Tuy Pháp và Việt Nam từ lâu có giao thiệp, nhưng gần
đây vì ít liên lạc nên không có người nào tại triều để dịch và hiểu đúng bức thư
của giáo Hoàng. Còn vấn đề thông thương thì có thể giải quyết theo lối thông
thường: xuất cảng, nhập cảng, nước Đại Nam đã có lệ định rõ ràng, các nước
ngoài vẫn áp dụng xưa nay,…[15;tr92]. Ngay lần đầu tiên Minh Mạng đã phủ
nhận việc giao hảo với người Pháp. Chính phủ Pháp đã hi vọng đạt được vài kết
quả tốt về thông thương nhưng không ngờ sứ giả của vua Pháp nhận lại được sự
bất hợp tác của triều đình Huế.
Năm 1822, một tàu chiến của Pháp là tàu Cléopâtre do đại tá Ville Hélio
đến Đà Nẵng xin được tiếp kiến vua Việt Nam qua chức vụ đặc sứ của vua
Pháp. Mặc dù Chaigneau đã tìm đủ mọi cách vận động nhưng Minh Mạng vẫn


23
từ chối không cho vào yết kiến. Nguyên nhân mà Minh Mạng từ chối là do tàu
chiến của Pháp chở cả các giáo sĩ ngoại quốc và định lợi dụng không ai theo dõi
sẽ thả các giáo sĩ xuống bờ để hoạt động tryền giáo.
Năm 1824, vua Pháp Louis XVIII phái hai chiến thuyền đến Việt Nam
dâng quốc thư và vật phẩm xin giao hiếu và thông thương nhưng Minh Mạng
cũng từ chối đồng thời không nhận thư, vật phẩm của vua Pháp. Những hành

động của người Pháp đều mong muốn xác định độc quyền của Pháp đối với Việt
Nam trong phạm vi cạnh tranh giữa các nước tư bản nhưng đều không thành.
Trong năm 1825 Pháp lại tiếp tục mọi cố gắng để thiết lập một quan hệ ngoại
giao với Việt Nam. Mùa thu năm 1825 một tàu buôn của Pháp tới buôn bán ở
Đà Nẵng, đưa tặng phẩm của Chaigneau và Vannier gửi cho nhà vua. Minh
Mạng cho đưa quà tặng vào kho coi như hàng mua và trả tiền đầy đủ. Đáp lại
Minh Mạng cũng gửi thư thăm và quà tặng cho Chaigneau và Vannier. Sau đó
Pháp tiếp tục cử hai chiến hạm cập bến Đà Nẵng dâng vật phẩm và yết kiến vua
Minh Mạng nhưng vẫn bị Minh Mạng tìm mọi lý do từ chối. Điều lạ là đến Việt
Nam lần nào phái viên cũng trên tàu chiến. Việc các phái viên đến Việt Nam
bằng tàu chiến chứng tỏ dã tâm của Pháp đối với Việt Nam ngày càng lớn. Thêm
vào đó là trên các tàu này đều có các giáo sĩ phương Tây sẵn sang bất cứ lúc nào
cũng có thể xuống truyền đạo đã làm cho triều đình Huế mất cảm tình với Pháp.
Minh Mạng đã nhận thấy được mối nguy hại nên đã tìm đủ mọi lý do cự tuyệt
chúng về tất cả.
Trước tính hình đó, sau một thời gian Minh Mạng đi theo đường lối ôn hoà
của vua Gia Long đã chuyển dần từ chính sách mềm dẻo sang chính sách cứng
rắn trong quan hệ với Pháp. Có thể ông tỏ ra hơi vội vã không làm đúng như lời
vua cha dặn nhưng tình thế đã làm cho Minh Mạng không thể làm khác được.
Quan hệ ngoại giao của Minh Mạng đối với Pháp ngày một thêm khó khăn.
Năm 1825, Chaigneau trở lại Việt Nam với tư cách là một đặc sứ của
hoàng đế Pháp. Triều đình Huế đón tiếp một cách khá chu đáo, kèm theo thư gửi
của hoàng đế cho Minh Mạng còn có nhiều vật phẩm có giá trị như đồng hồ,
đèn, các bức tranh, gương,…Vua Minh Mạng nhận thư và gửi cho hoàng đế


24
Pháp nhiều vật phẩm như da voi, da hổ,…Nhưng trong thư Minh Mạng trả lời
hoàng đế Pháp, ngài tỏ ý thái độ lạnh nhạt, ông viện lí lo hai nước quá xa nhau
và bất đông về ngôn ngữ, thông dịch Pháp tại Việt Nam hiếm hoi. Còn việc kí

kết một thương ước Việt - Pháp, Minh Mạng trả lời dứt khoát: “nước Đại Nam
đã có lệ định rõ ràng, các nước ngoài đã áp dụng xưa nay, nếu muốn khỏi phiền
phức cho cả hai bên, quả nhân tưởng không nên lập thêm, hay là lập riêng một
thương ước khác” [15;tr32]. Ngay cả hai người Pháp còn lại của triều đình cũng
bị xa lánh, lạnh nhạt. Năm 1825, hai ông này xin trở về Pháp vĩnh viễn.
Tuy từ chối các thương ước nhưng ông không cấm tàu bè thương nhân
Pháp và các nước khác đến Việt Nam buôn bán. Tuy triều Nguyễn đã từ chối
việc thiết lập một thương ước nhưng Pháp vẫn không từ bỏ. Song tất cả các
chuyến đi của người Pháp đến Việt Nam đều không thành công trong việc
thương thuyết về một cam kết với nhà Nguyễn. Đối với những cuộc tiếp xúc phi
chính trị vua Minh Mạng không hề ngăn cản một cách phi lí. Đối với tàu buôn
của ngoại quốc tới Việt Nam mà gặp khó khăn thì vua có chủ định giúp đỡ tận
tình, tạo điều kiện cho họ sớm hoạt động trở lại.
Vua Minh Mạng không ký kết những văn bản trên lĩnh vực kinh tế, ngoại
giao với Pháp nhưng từ năm 1820 - 1825, việc buôn bán và truyền đạo tại Việt
Nam của Pháp không hề bị ngăn cấm.
Năm 1829, Eugene Chaigneau được cử sang Việt Nam làm lãnh sự nhưng
vua Minh Mạng không chấp nhận. Trong thời gian này Tòa lãnh sự Pháp tại Huế
bị vô hiệu và đến năm 1830 thì bị đóng cửa vĩnh viễn. Tháng 12/1830, Eugene
lại sang Việt Nam và cũng không thành công trong nhiệm vụ ngoại giao của
mình [15;tr100].
Năm 1830 là năm ghi nhận sự cố gắng cuối cùng của Pháp với sự kiện đại
tá Laplace được cử đến Việt Nam xin thông thương song viên đại tá này đã có
những hành động sai trái. Đến tháng 1/1831, triều Nguyễn hạ lệnh trục xuất
chiếc tàu Laplace. Năm 1830 có thể coi là cột mốc đánh dấu sự chấm dứt các cố
gắng ngoại giao của chính phủ Pháp hòng kí kết các thoả ước kể cả ngoại giao

×