Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG GIÁO NHẬT BẢN VÀ CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ TOKUGAWA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.5 KB, 60 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


VŨ THỊ CHANG

QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
GIÁO NHẬT BẢN VÀ CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA
CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ TOKUGAWA




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Sơn La, năm 2014
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo,
Th.S Lƣờng Hoài Thanh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em lựa chọn,
nghiên cứu và hoàn thành tốt khóa luận này.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Sử - Địa, trường Đại học
Tây Bắc đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững


chắc và tự tin. Em cũng xin gửi lời cảm ơn phòng thư viện trường Đại học Tây
Bắc, tập thể lớp K51 Đại học sư phạm Lịch Sử đã giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận này.
Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận không thể tránh khỏi sai sót,
em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô để em học
thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 04 năm 2014
Sinh viên

Vũ Thị Chang








MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Mục đích 3
3.2. Đối tượng 3
3.3. Phạm vi nghiên cứu 3
3.3.1. Về không gian 3

3.3.2. Về thời gian 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Đóng góp khóa luận 3
6. Bố cục của khóa luận 4
CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
GIÁO NHẬT BẢN 5
1.1 Hoàn cảnh xã hội Nhật Bản trước sự du nhập của Công giáo 5
1.1.1. Chính trị 5
1.1.2. Kinh tế 6
1.1.3. Xã hội 8
1.1.4. Văn hóa - tư tưởng 9
1.2 Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản 12
1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi Công giáo du nhập vào Nhật Bản. 12
1.2.1.1. Thuận lợi……………………………………………………………….12
1.2.1.2. Khó khăn…………………………………………………………… 14
1.2.2. Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản 16
1.3 Quá trình phát triển của Công giáo ở Nhật Bản 18
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ
TOKUGAWA ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO 27
2.1. Nguyên nhân cấm đạo 27
2.2. Diễn biến quá trình cấm đạo 32
2.3. Hệ quả của chính sách cấm đạo 49
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử nhân loại từ trước đến nay đã chứng minh rằng: một Nhà nước
muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải đề ra các chính sách phù hợp về

đối nội, đối ngoại, đồng thời trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tôn
giáo. Mỗi tôn giáo khác nhau, khi truyền bá vào các nước, tùy từng hoàn cảnh
lịch sử - xã hội cụ thể mà chính quyền của nước đó có những chính sách khác
nhau đối với từng tôn giáo.
Nhật Bản là nước nằm ở khu vực Đông Bắc Á, các tôn giáo ở đây được du
nhập và phát triển mạnh mẽ với nhiều thăng trầm. Trong đó, chính quyền
Tokugawa là triều đại phong kiến cuối cùng của Nhật Bản, có vị trí đặc biệt
quan trọng đối với lịch sử, được thiết lập trong giai đoạn cuối của thời trung đại
và chiếm trọn thời cận đại trong tiến trình phát triển của lịch sử. Đã có nhiều
công trình đề cập đến vấn đề tôn giáo tín ngưỡng của Nhật Bản thời kì Mạc Phủ
Tokugawa. Tuy nhiên, quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và
chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc phủ Tokugawa còn rất nhiều điểm
đáng quan tâm và tìm hiểu sâu hơn nữa.
Mặt khác, tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng đã và đang là vấn đề thu
hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tìm hiểu
“Quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo
của chính quyền Mạc phủ Tokugawa” sẽ đóng góp thêm một phần tư liệu quý
cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa và lịch sử chính trị của đất nước này, cụ thể
hơn là trong các thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quá trình du nhập, phát triển của Công
giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc phủ Tokugawa”
làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và chính sách
cấm đạo của chính quyền Mạc phủ Tokugawa là đề tài được nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu. Tiêu biểu một số công trình:
2
+ Cuốn “ A History of the Catholic Church in Japan” (Lịch sử Giáo hội
Công giáo Nhật Bản, bản dịch của nhóm: Phil. Nguyễn Hữu Anh Vương, Jos.
Trương Văn Thơm) của Joseph Jennes, CICM, Nhà xuất bản Tokyo,1973. Đây

là cuốn sách khá công phu với độ dày hơn 400 trang, theo trình tự thời gian với
hai phần lớn. Phần 1: Kirishtan thời đại (1549 – 1639); Phần 2: Tỏa quốc và cấm
cách thời đại ( 1639 – 1873). Bên cạnh việc trình bày những phương thức và
cách thức truyền giáo, tác phẩm còn đề cập đến những chính sách của chính
quyền Nhật Bản đối với Công giáo qua từng thời kì.
+ Cuốn “Tôn giáo Nhật Bản” của Murakami Shigeyoshi (bản dịch của
Tiến sĩ Trần Văn Trình) Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội, 2005. Trong đó tác
phẩm giới thiệu một cách cơ bản về sự truyền bá, quá trình phát triển và sự kiểm
soát của Mạc Phủ Edo đối với Công giáo.
+ Cuốn “Lịch sử Tôn Giáo Nhật Bản” của Sucki Fumihiko, bản dịch của
dịch giả Phạm Thu Giang, Viện Ngiên cứu Đông Bắc Á, 1988. Tác phẩm đã sơ
lược về lịch sử, đặc điểm các tôn giáo Nhật Bản trong đó có Công giáo Nhật
Bản qua từng thời kì lịch sử.
+ Cuốn “A History of Japan” (Lịch sử Nhật Bản), Nhà xuất bản Tuttle
Publishing, Tokyo, 1997 (bản dịch của dịch giả Nguyễn Văn Sỹ, nhà xuất bản
lao động Hà Nội, 2003). Công trình đã khái quát về lịch sử của Nhật Bản từ thời
xưa cho đến hiện đại qua năm phần và mười bảy chương. Trong đó, đề cập đến
sự phát triển và chính sách tôn giáo qua các thời kì, ở các chương XVII, XVIII.
+ Cuốn “ Đại cương văn hóa phương Đông” của tác giả Lương Duy Thứ
(Chủ biên), Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 1997. Cuốn sách chia làm ba phần:
Phần một: Văn hóa Trung Hoa; Phần hai: Văn hóa Ấn Độ; Phần ba: Văn hóa
Nhật Bản. Trong phần văn hóa Nhật Bản, tác giả đề cập đến các tín ngưỡng tôn
giáo ở Nhật Bản trước khi Công Giáo truyền vào đất nước này như: Thần đạo,
Phật đạo
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu sử
học, tôn giáo học trong nước cũng như thế giới đề cập đến vấn đề này nhưng
3
chưa được hệ thống. Do đó, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề nêu trên một
cách cụ thể và có hệ thống hơn.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình du nhập và phát
triển của Công giáo vào Nhật Bản. Chính sách cấm Công giáo của chính quyền
Tokugawa. Nguyên nhân, diễn biến và những hệ quả của chính sách cấm đạo để
lại trong thời gian tồn tại của chính quyền này.
3.2. Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chính là quá trình du nhập, phát triển
của Công giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc phủ
Tokugawa
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Về không gian
Khóa luận nghiên cứu trong toàn không gian nước Nhật Bản trước sự du
nhập của Công giáo và chính sách cấm đạo của chính quyền Tokugawa trong
thời gian trị vì.
3.3.2. Về thời gian
Khóa luận nghiên cứu chính sách của nhà phong kiến Nhật Bản đối với
Công giáo từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Đây chính là thời gian mà chính quyền
Tokugawa tồn tại và thi hành những chính sách của mình đối với Công giáo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là : phương pháp
lịch sử và phương pháp logic.
5. Đóng góp khóa luận
- Hoàn thành khóa luận có ý nghĩa và đóng góp thêm những hiểu biết về
Công giáo, một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới.
- Về quá trình du nhập và phát triển của Công giáo ở Nhật Bản, chính sách
cấm Công giáo của chính quyền Mạc Phủ Tokugawa.
4
+ Rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Nhật Bản hiện nay trong
việc giải quyết vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng đang nổi lên là một vấn đề thời sự
nóng bỏng trên thế giới.

+ Là một nguồn tư liệu quý, một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng
dạy, nghiên cứu về Công giáo, cũng như nghiên cứu về chính quyền Tokugawa.
Qua đó, có đánh giá đúng đắn và toàn vẹn hơn đối với lịch sử của thời kì lịch sử
đầy biến động này.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa
luận gồm hai chương.
CHƢƠNG 1: Quá trình du nhập và phát triển của Công giáo Nhật Bản
1.1 Hoàn cảnh xã hội Nhật Bản trước khi Công giáo du nhập
1.2 Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản
1.2.1 Những thuận lợi và khó khăn khi Công giáo du nhập vào Nhật Bản.
1.2.1.1. Thuận lợi
1.2.1.2. Khó khăn
1.2.2 Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản
1.3 Quá trình phát triển của Công giáo ở Nhật Bản
CHƢƠNG 2: Chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc Phủ Tokugawa
2.1. Nguyên nhân cấm đạo
2.2. Diễn biến quá trình cấm đạo
2.3. Hệ quả của chính sách cấm đạo




5
CHƢƠNG 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG GIÁO NHẬT BẢN

1.1 Hoàn cảnh xã hội Nhật Bản trƣớc sự du nhập của Công giáo
1.1.1. Chính trị

Thế kỉ XIV – XVI, trước khi Công giáo được truyền vào, Nhật Bản ở vào
một thời kì bất ổn về chính trị, một trong những thời điểm hỗn loạn nhất mà lịch
sử nước này gọi là sengoku jidai (chiến quốc thời đại) do hàng loạt những cuộc
xung đột, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến. Tình trạng vô chính phủ
tràn lan và trong nhiều năm đất nước bị nội chiến tàn phá.
Cuối thế kỉ XV, ở Nhật Bản đã nảy sinh một chế độ phong kiến mới lạ “chế
độ phong kiến cụt ngón” [31; 153]. Tôn ti trật tự ở địa phương thì ổn định và
hoàn chỉnh, còn tôn ti trật tự ở quốc gia thì không có ngọn, vì hoàng đế và các
tướng quân đều không có khả năng bắt các lãnh chúa địa phương tuân phục. Mỗi
lãnh chúa địa phương trở thành các ông hoàng tự trị. Họ có đất riêng, chư hầu
riêng, quân đội và luật pháp riêng. Tiêu biểu nổi lên một số dòng họ như họ
Yamana, Takeda, Ouchi, Amako và Imagawa… Các dòng họ này luôn tìm cách
mở rộng lãnh thổ của mình, bằng cách đánh lẫn nhau hoặc liên minh với nhau
dẫn tới sự ra đời của các tập đoàn phong kiến. Cuộc chiến tranh này kéo dài và
diễn ra rất khốc liệt. Cho đến năm 1600, nhiều dòng họ đã lần lượt bị tiêu diệt và
chỉ còn khoảng vài chục dòng họ có thế lực là tồn tại được.
Đến nửa đầu thế kỉ XVI, một quá trình khác cũng diễn ra trên quy mô toàn
Nhật Bản, nó là một quá trình hủy diệt. Các liên minh cũ tan vỡ, các đơn vị của
chúng không bị tiêu diệt thì cũng được bố trí lại. Tiếp đó, sau khi các phần tử yếu
hơn bị loại bỏ thì một quá trình thống nhất lại được bắt đầu. Trong nửa sau thế kỉ,
khoảng từ năm 1560 trở đi, các cuộc xung đột thu gọn lại thành sự tranh giành
giữa năm, sáu tập đoàn. Và trong lịch sử chính trị Nhật Bản giai đoạn này, xuất
hiện những con người tài năng đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất
đất nước. Đứng đầu trong những người này là Oda Nobunaga, Toyotomi
Hideyoshi và cuối cùng đồng thời là người quan trọng nhất là Tokugawa Ieysu.
6
Những nhân vật này, lần lượt thay nhau nắm giữ quyền lực tối cao của
chính quyền trung ương Nhật Bản trong suốt một thời kì dài. Tháng 10 năm
1600, sau khi đánh bại các thế lực chống đối ngoan cố như họ Mori, họ
Shimadzu và họ Uesugi trong trận Sekigahara, “Tokugawa Ieyasu đã mở ra một

thế cục chính trị mới, thời kì hòa bình thống nhất của dân tộc Nhật Bản kéo dài
suốt 267 năm” [22; 147].
Chính trị Nhật Bản bất ổn. Tuy vậy, về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa Nhật
Bản lại có những bước phát triển tương đối mạnh.
1.1.2. Kinh tế
Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù giai đoạn này nổ ra nhiều cuộc chiến tranh
nhưng nền kinh tế Nhật Bản vẫn có những bước phát triển nhất định. Trong thời
kì chiến tranh (1467 – 1573), các lãnh chúa địa phương đều thi hành chính sách
“phú quốc cường binh” (nước giàu quân mạnh) để đảm bảo sự tồn tại quyền lực
của mình. Thủ công nghiệp có nhiều bước tiến thuận lợi và đạt được nhiều thành
tựu mới trong kĩ thuật cũng như là ngành nghề, như nghề dệt ở Tokyo, nghề len
dạ, nghề sơn, nghề rèn vũ khí… Nghề khai mỏ cũng là một bộ phận quan trọng
trong nền kinh tế lúc này. Mạc phủ Tokugawa càng quan tâm đến sự phát triển
của thủ công nghiệp, đặc biệt là nghề đóng thuyền và khai mỏ. Chính Ieyasu
Tokugawa đã nhờ một người Anh là Adam đến Nhật Bản năm 1600 để dạy kĩ
thuật đóng thuyền cho người Nhật. Do sự phát triển của nông nghiệp và thủ
công nghiệp, đồng thời do sự phân công lao động giữa các ngành sản xuất, đến
thế kỉ XVI, XVII thương nghiệp bắt đầu trở thành một nền kinh tế mới. Lúc đầu
đó chỉ là những phiên chợ họp theo phiên và mang tính chất địa phương nhỏ
hẹp, nhưng chẳng bao lâu do hoạt động của tầng lớp lái buôn, giữa các chợ đã có
mối liên hệ với nhau, giá cả tương đối đồng nhất và dần tạo ra một hệ thống thị
trường rộng khắp trong cả nước. Ở những nơi trung tâm giao thông đã xuất hiện
những thị trấn, ở đó hiệu buôn và dân buôn cư trú thường xuyên. Trên cơ sở
kinh tế hàng hóa, tầng lớp dân buôn ngày càng đông đảo, họ tổ chức thành nhiều
phường hội khác nhau như phường sắt, phường muối, phường dầu… những
phường hội này đều được các lãnh chúa bảo hộ. Việc buôn bán với bên ngoài
7
giai đoạn này phát triển cực thịnh, ngoài Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản còn
buôn bán với Philippin, Indonexia, Việt Nam, Ayuthaya… Đến đầu thế kỉ XVII,
việc buôn bán với bên ngoài còn phát triển mạnh mẽ hơn do được chính quyền

Tokugawa khuyến khích. “Mạc phủ đã bãi bỏ hàng rào thuế quan nội địa, tạo ra
cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của thị trường quốc gia. Họ đã cố gắng thay thế
một loạt các đơn vị đo lường ở địa phương và xác lập những đơn vị chuẩn mực
trên toàn quốc; đã tạo ra một đơn vị tiền tệ chung;khuyến khích xây dựng hệ
thống đường giao thông nối liền các vùng xa xôi nhất và hải đảo với thủ phủ của
Shogun ở Edo… Những biến đổi đó tạo nên một sợi dây liên kết kinh tế trên toàn
quốc cũng như các tác nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế” [22; 184]. Trong giai
đoạn này, vấn đề buôn bán với phương Tây được ưu tiên hàng đầu. Các thương
nhân Châu Âu mà chủ yếu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sau này là Hà Lan
được đặc biệt khuyến khích buôn bán nhờ các mặt hàng mới lạ do họ đem tới.
Do sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của nền sản xuất hàng hóa, đến thế
kỉ XVII, những hình thức đầu tiên của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
chớm nở. Thành thị giai đoạn này đã xuất hiện, đồng thời với sự xuất hiện của
một số nhà công thương giàu có. Song song với việc thi hành chính sách cấm
Công giáo khắc nghiệt, chính quyền Tokugawa cũng từng bước thi hành chính
sách đóng cửa với thương nhân phương Tây. Trong thời gian từ năm 1639 cho
đến năm 1854, Nhật Bản thi hành chính sách đóng cửa triệt để, cấm chỉ việc
buôn bán với nước ngoài, lái buôn và các giáo sĩ phải rời khỏi Nhật Bản nếu
không sẽ bị trục xuất hoặc bị giết. Tuy nhiên, giai đoạn này chính quyền
Tokugawa vẫn cho phép Hà Lan và Trung Quốc đến buôn bán ở Nagasaki.
Chính sách này được thi hành cho đến năm 1854 khi Mĩ dùng vũ lực để bắt
chính quyền Nhật mở cửa. Mặc dù thi hành chính sách đóng cửa, nhưng Nhật
Bản vẫn tiến hành buôn bán với bên ngoài và khuyến khích nền kinh tế hàng hóa
phát triển. Đây là một nét đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản so với các nước
cùng thời trong khu vực.


8
1.1.3. Xã hội
Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội Nhật Bản cũng có sự

chuyển biến rõ rệt. Tình hình xã hội Nhật Bản giai đoạn này khá ổn định. Sự ổn
định này là do chính quyền Tokugawa lúc này còn rất mạnh nên có khả năng
đàn áp mọi phong trào đấu tranh của mọi tầng lớp và duy trì một cục diện hòa
bình cho Nhật Bản trong suốt hơn 250 năm. Và “Đây chính là biểu hiện tiêu
biểu về sự lớn mạnh của các thế lực phong kiến địa phương muốn phá bỏ trật tự
xã hội cũ, thiết lập một trật tự xã hội mới nhằm khẳng định quyền lực của mình”
[11; 173]. Tiêu biểu cho sự chuyển biến sâu sắc trong xã hội Nhật Bản là sự xuất
hiện của các daimyo (đại danh), đó là những người có ít hay nhiều quyền lực
hơn tùy theo phạm vi lãnh địa và sức mạnh tính bằng con số các samurai (thuộc
hạ và võ sĩ ) mà họ có. Daimyo và samurai là những giai cấp quý tộc, họ cai trị
dân thường gồm nông dân, thợ thủ công và thương nhân.
Trong sự suy yếu chung của chính quyền Trung ương, sự hiện diện của
các daimyo đã khiến cho địa vị chính trị của giới quan lại địa phương ngày càng
trở nên mờ nhạt và cuối cùng bị vô hiệu hóa. Về kinh tế, các daimyo là những
người nắm quyền sở hữu về đất đai và họ thực hiện uy quyền của mình bằng
cách phân cấp ruộng đất cho nông dân và tiến hành việc thu thuế theo đơn vị
làng. Đối với đẳng cấp võ sĩ thì tùy theo mức độ quan hệ, địa vị xã hội và công
trạng mà được cung cấp lương thực (như một hình thức trả lương) hoặc lợi tức
từ những vùng đất do lãnh chúa cấp.
Xã hội Nhật Bản giai đoạn này, cũng bao gồm hai giai cấp cơ bản: giai
cấp phong kiến và giai cấp nông dân. Nhưng cùng với sự thay đổi về chính trị và
kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xã hội phong kiến Nhật Bản cũng thay đổi khá
phức tạp. Bên cạnh sự phân hóa mạnh mẽ của tầng lớp phong kiến và sự bần
cùng của giai cấp nông dân còn có sự xuất hiện của tầng lớp công thương. Đây
là kết quả tất yếu do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa mang lại. Mặc dù
chưa trở thành một giai cấp có vị trí quan trọng trong xã hội Nhật Bản giai đoạn
này, nhưng tầng lớp công thương vẫn từng bước chứng tỏ sức mạnh của mình
trên lĩnh vực kinh tế. Dựa vào lĩnh vực kinh tế, những nhà công thương giàu có
9
cũng dần có ảnh hưởng lớn về mặt chính trị. Họ thường trở thành cố vấn kinh tế

của Tướng quân hoặc phụ trách tài chính của các đại danh. Hơn nữa, sự phát
triển không ngừng của nền kinh tế hàng hóa và sự thay đổi về phương thức kinh
doanh đã biến họ thành những nhà tư sản.
Đến cuối thời kì Mạc phủ Tokugawa, do những biến đổi trong xã hội và
sự suy yếu của chính quyền Tokugawa, nhiều trào lưu chống đối chính quyền
Mạc phủ đã xuất hiện, lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia. Đến nửa sau thế kỉ XIX,
tinh thần chống Mạc phủ đã bùng lên thành một cuộc nội chiến, giữa một bên là
các thế lực ủng hộ Thiên hoàng với một bên là các thế lực ủng hộ Mạc phủ.
Cuộc nội chiến này đã làm cho nền kinh tế đất nước đã tồi tệ ngày càng trở nên
suy sụp, phong trào đấu tranh của quần chúng đã làm cho xã hội Nhật Bản
khủng hoảng sâu sắc. Các nước phương Tây cũng vì thế mà nhúng tay vào cuộc
nội chiến này với mưu toan giành thêm những quyền lợi mới. Cuối cùng, năm
1867 do thấy mình không đủ sức duy trì một xã hội Nhật Bản ổn định, chính
quyền Tokugawa đã trao trả lại quyền lực cho Thiên hoàng. Sự kiện đó đã đánh
dấu sự sụp đổ của chính quyền Tokugawa, đồng thời đánh dấu sự kết thúc của
chế độ phong kiến Nhật Bản, chuyển sang một chế độ mới khác hẳn với các
nước phương Đông khác – xã hội tư bản chủ nghĩa.
1.1.4. Văn hóa - tư tưởng
Trước khi Công giáo du nhập, đời sống văn hóa tinh thần của người dân
Nhật Bản khá phong phú. Với hình thức sùng bái nguyên thủy Thái Dương Thần
Nữ Amaterasu, đấng được xem là tổ tiên của Tiên hoàng và rất nhiều thần khác
được gọi là kami, hình thức thờ cúng tổ tiên và hình thức sùng bái thiên nhiên,
có một vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. Bên
cạnh đó tư tưởng Thần đạo, Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong
xã hội Nhật Bản.
Trước tiên phải nói đến Thần đạo (Shinto) - tôn giáo sơ khai bản địa của
người Nhật Bản, do người Nhật sáng tạo ra từ thời nguyên thủy và tồn tại cho
đến ngày nay. Nó hình thành từ niềm tin, từ lòng thành kính của mỗi người dân
Nhật Bản đối với tổ tiên, thiên nhiên và thánh thần. Họ tin rằng, tất cả mọi sự
10

vật, hiện tượng trong tự nhiên đều do thánh thần sinh ra, kể cả tổ tiên của họ
cũng đều là con cháu của thánh thần. Từ đó, họ coi những sự vật, hiện tượng đó
là một thế giới thần quyền, có quyền quyết định số phận con người. Thế giới ấy
được phản ánh qua các thần núi, thần mưa, thần gió, thần sông, thần suối, thần
mặt trăng, mặt trời…và cần phải thờ phụng nó. Thần đạo là một hình thái tín
ngưỡng tự nhiên, xuất phát từ nhận thức của con người cho rằng, tất cả mọi vật
đều có linh hồn và đều có tình cảm. Những biểu hiện của tự nhiên lớn hay nhỏ
đều do sự hiện diện của thánh thần hay linh hồn “Kami”. Kami sẽ căn cứ vào sự
đối xử của con người mà đáp lại những ý nguyện của họ. Vì thế, tất cả mọi sự
vật và linh hồn đều được thờ cúng để nó phù hộ cho con người. Trải qua quá
trình phát triển lâu dài, Thần đạo vẫn duy trì được sức sống mãnh liệt của nó. Là
một tôn giáo thờ những vị thần bản địa tự nhiên, Shinto đã tiếp nhận nhiều ảnh
hưởng của Phật giáo và do vậy, tôn giáo này đã hòa nhập được với khuynh
hướng phát triển chung của đời sống văn hóa, tư tưởng Nhật Bản. “Thêm vào đó,
bằng việc luôn đề cao những giá trị tinh thần dân tộc, Thần đạo đã khơi dậy
niềm tự hào, tinh thần đoàn kết trong tâm thức của mỗi người Nhật, đặc biệt là
những khi đất nước trải qua những thử thách chính trị gay gắt” [11; 181]. Việc
luôn tôn sùng các vị thần bản địa, đặc biệt là Thần Mặt trời, biểu trưng cho sự
thống nhất dân tộc cũng như chủ trương trở về với những giá trị lịch sử, văn hóa
xa xưa đã làm cho Shinto giáo vượt qua được thử thách của thời gian và có sức
sống lâu bền trong xã hội Nhật Bản.
Ngoài Thần đạo, tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã
hội Nhật Bản trước khi đạo Công giáo truyền vào phải kể đến là Phật giáo. Phật
giáo giữ vai trò là dòng chủ lưu trong nhiều lĩnh vực văn hóa của Nhật Bản. Đây
là tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, được truyền bá vào Nhật Bản từ giữa thế kỉ
VI. Đến cuối thế kỉ VI, Phật giáo đã trở thành tôn giáo chính thức của Nhật Bản,
được sự bảo trợ của triều đình, tiêu biểu là Thái tử Sotoku. Đặc biệt, dưới thời kì
Nara, Phật giáo đã trở thành quốc giáo, tăng lữ trở thành một thế lực chính trị.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh đó, Phật giáo được chia thành 6 tông phái khác
11

nhau gọi là sáu tông phái Nara. Đó là Tông phái Tam Luận Tông, Câu Xá Tông,
Luật Tông, Pháp Tướng Tông, Duy Thực Tông và Hoa Nghiêm Tông.
Vào đầu thời Heian (794 – 1185), hai tông phái mới độc lập, được các học giả
và các chức sắc tôn giáo thành lập. Họ là những người đã từng du học ở Trung
Quốc và có công trong việc truyền bá Phật giáo cho dân thường. Hai tông phái đó
là Tendai và Shingon. Hai trong số các tông phái này đã thống trị đời sống tôn giáo
Nhật Bản trong nhiều thế kỉ. Bên cạnh đó, vào các thời kì sau còn có các tông phái
khác như: Tông phái Tịnh Độ, tông phái Thiền (Zen), Nichiren – shu…
Ngoài Thần đạo, Phật giáo, “Ảnh hưởng của Nho giáo đối với người Nhật
rất sâu nặng, tư tưởng Nho giáo đã chiếm một vị trí quan trọng trong các thời kì
lịch sử Nhật Bản” [22; 27]. Giai cấp thống trị Nhật Bản coi đó là phương tiện để
giáo dục nhân dân, có người sử dụng nó làm phương tiện để chế định “luật lệnh”
giải thích những quy phạm đạo đức. Nho giáo du nhập vào Nhật Bản gắn liền
với quá trình ra đời của Nhà nước phong kiến Nhật Bản. Vì vậy, tôn giáo này đã
kịp thời đáp ứng cho người Nhật trong việc xây dựng nền móng chính trị, hành
chính, pháp luật của nhà nước. Tư tưởng Nho giáo chiếm ưu thế, người Nhật tôn
sùng Khổng Tử, coi đó là bậc thánh nhân quan trọng của đất nước.
Thần đạo, Phật giáo, Nho giáo là những tôn giáo lớn ở Nhật Bản. Sự kết
hợp giữa Thần đạo với Nho giáo và Phật giáo ở Nhật Bản có vai trò quan
trọng. Phật giáo có tác động tới sự phát triển của Thần đạo và các triết lý của
Nho giáo. Ngược lại, Thần đạo và Nho giáo ở một mức độ nào đó có ảnh
hưởng lớn tới tính chất của đạo Phật. Sự kết hợp đó cho thấy người Nhật vẫn
giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc mình bên cạnh việc tiếp thu các dòng tư
tưởng ngoại nhập, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mỗi cá nhân
trong cộng đồng xã hội Nhật Bản.
Tóm lại, trước khi Công giáo truyền vào Nhật Bản, mặc dù có sự bất ổn về
chính trị, nhưng kinh tế, văn hóa, xã hội khá phát triển, đặc biệt là đời sống tinh
thần hết sức đa dạng và phong phú. Sự kết hợp giữa tôn giáo bản địa (Thần đạo)
với tôn giáo ngoại nhập (Nho giáo, Phật giáo) đã ăn sâu bám rễ vào tâm thức
người dân. Trong hoàn cảnh đó, Công giáo truyền bá vào Nhật Bản bên cạnh

12
những thuận lợi cũng gặp phải không ít trở ngại, khó khăn để tồn tại trên đất
nước này.
1.2 Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản
1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi Công giáo du nhập vào Nhật Bản.
1.2.1.1. Thuận lợi
Công giáo du nhập vào Nhật Bản trong thời kì đất nước có nhiều bất ổn
về chính trị, xã hội. Chiến tranh, loạn lạc liên miên giữa các lãnh chúa phong
kiến và các nhà cầm đầu tôn giáo nhằm chia lại quyền lực phong kiến. Lúc này,
đời sống của người dân vô cùng cực khổ, lầm than và bế tắc. Thể hiện sự bất lực
của con người trước sức mạnh thiên nhiên và xã hội. Để thoát khỏi hiện thực
tang tóc, sự đày đọa đau khổ, tàn phá của chiến tranh họ chỉ còn biết tìm cách
trốn tránh hiện thực, tin vào một đấng cứu thế cứu vớt linh hồn và vì đau khổ
cho nên cần tới sự an ủi của tôn giáo.
Công giáo du nhập vào Nhật Bản tại thời điểm khi mà Thần đạo, Phật giáo,
Nho giáo đã phát triển và chiếm một vị trí quan trọng trong các thời kì lịch sử
của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự tha hóa của một bộ phận sư tăng nên một bộ phận
người dân mất niềm tin vào tôn giáo cũ của mình, tin theo tôn giáo mới. Công
giáo xuất hiện, nhanh chóng được người dân Nhật Bản tiếp nhận như một luồng
gió mới.
Trên thực tế, Công giáo là tôn giáo của các thương nhân phương Tây, khi
lần đầu tiên tiếp xúc với phương Tây, Nhật Bản rất háo hức trao đổi ý tưởng của
họ, như thương mại và hàng hóa. Từ cuộc đổ bộ đầu tiên của người Bồ Đào Nha
vào nước Nhật Bản, thương nhân nước ngoài được khuyến khích cập bến hải
cảng Nhật. Giới chức thống trị địa phương của Nhật Bản thảo luận với nhau mở
cửa, để thương nhân phương Tây lui tới buôn bán. Các nhà truyền giáo cũng
được tiếp đón như các thương nhân, từ đây đức tin Công giáo cũng được thiết
lập tại vùng đất mới. Vì các lãnh chúa Nhật Bản nhìn thấy sự kính trọng của các
thương nhân phương Tây giành cho các tu sĩ và Công giáo; và họ cũng cảm thấy
có một mối quan hệ khá khăng khít nào đó giữa các thương nhân và giáo sĩ. Do

đó, để kiếm lợi cho mình, các lãnh chúa đã tạo những điều kiện đặc biệt cho các
13
nhà truyền giáo, với hi vọng sẽ làm cho các thương nhân và các đoàn thuyền
buôn chú ý nhiều hơn đến lãnh địa của mình. Chỉ vài năm sau khi Xavie đến
Nhật Bản, các lãnh chúa phong kiến đã ra lệnh cho dân chúng phải biết kính
trọng các giáo sĩ dòng Chúa Cứu thế hoặc phải theo Công giáo hàng loạt.
Công giáo được truyền bá thuận lợi vì nhận được sự bảo trợ trực tiếp của
các lãnh chúa có thế lực lớn. Nobunaga, một nhà độc tài quân phiệt Nhật Bản,
trong thời gian từ năm 1573 tới năm 1582, ông khuyến khích người Công giáo
mới tới bằng cách cho họ quyền truyền bá tôn giáo trên lãnh thổ của mình. Ông
tặng họ đất ở Kyoto và thậm chí còn hứa hẹn bảo trợ hàng năm. Nhờ vậy, chưa
bao giờ Công giáo có một cơ hội lan tràn khắp nước như lúc này. Hàng ngàn
người đã chuyển đạo sang Công giáo. Nhiều trung tâm Công giáo được thiết lập
hoặc mở rộng. Có thể nói, không giống như các nước trong khu vực, điển hình
là Việt Nam, Công giáo du nhập và phát triển từ trong lòng dân chúng. Con
đường du nhập và phát triển của Công giáo Nhật Bản có được thuận lợi rất lớn,
giới cầm quyền lãnh đạo tiếp nhận rồi áp đặt, ảnh hưởng rộng ra dân chúng, theo
hình thức từ trên xuống dưới. Chính vì vậy, nó sẽ gây sức ép và tầm ảnh hưởng
rất lớn trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, các lãnh chúa có hải cảng ở
Kyushu như Kagoshimna, Hirado, Omura và Funai đã tranh nhau bảo trợ cho
các thương nhân ngoại quốc, thậm chí còn đi xa hơn nữa là đàn áp Phật tử.
Nhật Bản tiếp thu Công giáo một cách nhiệt tình với động cơ thực dụng
của các lãnh chúa muốn kiếm lời qua ngoại thương. Bởi, trên các thuyền buôn
của các thương nhân phương Tây không chỉ có hàng hóa trao đổi, những mặt
hàng xa xỉ đem lại quyền lợi lớn cho họ về kinh tế mà còn cả về mặt quân sự,
với những vũ khí quân sự hiện đại lúc bấy giờ như súng ống, đạn dược, phục
vụ cho chiến tranh, tranh giành đất đai, lãnh địa, sức mạnh quân sự của các lãnh
chúa, daimyo.
1.2.1.2. Khó khăn
Khó khăn đầu tiên, đối với việc truyền giáo của các giáo sĩ Công giáo khi

đến với Nhật Bản chính là về ngôn ngữ. Bởi vì, tiếng Nhật là một thứ tiếng rất
14
khó và hoàn toàn xa lạ đối với các giáo sĩ, do đó họ rất khó giải thích một cách
rõ ràng về tôn giáo mà họ đang họ rao giảng cho những người dân bản xứ hiểu.
Bên cạnh đó, chính là mâu thuẫn của Công giáo với các tôn giáo bản địa.
Công giáo khi du nhập vào, nó kiên quyết không khoan dung đối với bất kì một
tín ngưỡng bản địa nào, thể hiện ở việc đề cao tuyệt đối tôn giáo và văn hóa
phương Tây, đánh giá thấp và khinh miệt mọi nền văn hóa phương Đông, tuyệt
đối không dung nạp một nền văn hóa địa phương nào, đã áp dụng phương pháp
áp đặt mọi tôn giáo mới nguyên vẹn trên cơ sở tiêu diệt các tôn giáo khác, các
truyền thống địa phương và coi đó là hành động truyền giáo nhân ái nhất. Chính
vì vậy, khiến nó rất khó hội nhập vào tâm linh của người dân bản xứ, gây nên
mâu thuẫn, xung đột với các tôn giáo bản địa. Quan điểm truyền giáo ấy tất
nhiên sẽ gặp phải sức đẩy của các nền văn hóa đã phát triển thông qua chính
sách cấm đạo của nhà nước.
Nhật Bản đã có những tôn giáo tồn tại lâu đời nên khó tiếp nhận tôn giáo
mới. Không giống như các quốc gia mà nền văn hóa còn đang ở buổi ban sơ,
Nhật Bản là một nước có nền văn hóa định hình và phát triển từ xa xưa. Phật
giáo và Nho giáo đã được truyền bá vào Nhật Bản, ăn sâu bám rễ vào đời sống
xã hội người Nhật. Đặc biệt, ở thời kì Nara, Phật giáo đã trở thành quốc giáo.
Còn Nho giáo cũng có ảnh hưởng khá sâu đậm trong các thời kì lịch sử Nhật
Bản. “Mặc dù quan niệm và giáo lý của Thần đạo và Phật giáo khác nhau.
Nhưng hai tôn giáo này đã có điều chỉnh để hòa hợp với nhau, cùng nhau tồn tại
gọi là Thần – Phật tập hợp. Phật được xem là một Kami (Thần) thượng đẳng và
các Kami cũng là các thần hộ pháp bảo vệ chùa chiền. Nhiều vị thần được đưa
vào điện thờ Phật giáo và nhiều chùa chiền cũng được xây quanh các đền thần.
Các hòa thượng cũng được cử đến các đền thờ Thần đạo để tụng kinh, niệm
Phật, cầu nguyện để tránh tai họa trong những dịp thiên tai. Những người dân
và thậm chí cả quan chức mặc dù theo đạo Phật, đồng thời mang trong người
những tư tưởng nghiêm khắc (đạo Nho) nhưng họ vẫn thờ cúng thần (Kami) của

Thần đạo…” [22; 31].
15
Như vậy, trước khi Công giáo du nhập vào Nhật Bản, tất cả các tông phái
này đã có một lịch sử lâu đời. “Bất chấp những bất đồng bên trong và những
bách hại lẫn nhau giữa các tông phái này với tông phái kia, Nhật Bản đã trở
thành đất nước toàn tòng Phật giáo với Butsudan (Phật đàn), bàn thờ Phật tại
gia, mà hầu như nhà nào cũng có” [13; 24]. Nhiều tông phái nhỏ xuất hiện trong
lòng những tông phái lớn hơn, nhưng trong suốt thời kì Ashikaga (1392 – 1568)
chúng đã đánh mất hầu hết lòng nhiệt thành tôn giáo và trở nên thế tục hóa. Do
tầm ảnh hưởng của các tông phái Phật giáo, các nhà sư đóng vai trò quan trọng
trong đời sống chính trị của đất nước: họ không thuộc bất cứ giai cấp nào của
bốn giai cấp trong xã hội, nhưng tự họ hình thành nên một giai cấp bên ngoài thế
giới này. Có những nhà sư được Thiên hoàng và tướng quân bổ nhiệm làm cố
vấn hay đôi khi còn sử dụng làm gián điệp. Một số tu viện Phật giáo thật sự là
những thành trì quân sự, vì các nhà sư có dính líu đến các mưu đồ chính trị.
Điều đó khẳng định tầm ảnh hưởng của Phật giáo là hết sức to lớn trong đời
sống xã hội Nhật Bản. Điều này chứng tỏ người Nhật vẫn giữ được bản sắc văn
hóa truyền thống của nước mình trước những ảnh hưởng của dòng tư tưởng
ngoại nhập.
Thực tế lịch sử cũng cho thấy, Công giáo là một tôn giáo không khoan
dung đối với bất cứ tín ngưỡng nào. Khi vào Nhật Bản, các linh mục đã làm cho
người dân cải đạo theo tín ngưỡng của mình, phá hủy các đền thờ Thần đạo,
chùa chiền Phật giáo, xúc phạm đến nguyên tắc làm điều lành và gây tổn thương
Nho giáo. Do đó, các nhà cầm quyền phong kiến Nhật Bản đã cấm Công giáo để
nhằm ngăn chặn ngay từ đầu nguy cơ xâm hại tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống,
giữ gìn bản sắc dân tộc. Có thể nói rằng, Nhật Bản khó có thể chấp nhận một tôn
giáo ngoại nhập như Công giáo.
Tóm lại, nói đến Nhật Bản là nói đến một quốc gia đa tôn giáo. Nhìn vào
quá trình phát triển lịch sử Nhật Bản ta luôn thấy sự hiện diện của nhiều tôn
giáo, chủ yếu là ba tôn giáo sau: Thần đạo (đạo Shinto), Phật giáo và Công giáo.

Mỗi một tôn giáo khác nhau, trong quá trình du nhập và phát triển đều có những
16
khó khăn và thuận lợi riêng. Và cho đến nay, ảnh hưởng của ba tôn giáo này đã
để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hoá của người Nhật
1.2.2 Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản
Nhật Bản tiếp xúc đầu tiên với phương Tây vào năm 1543, thuộc mạt kì
Chiến Quốc; người Bồ Đào Nha đến đảo Tanegashima để trực tiếp trao đổi buôn
bán. Vài năm sau đó, vào năm 1549, Phanxico Xavie (1506 – 1522) được mệnh
danh là “sứ giả phương Đông” và hai tu sĩ Tây Ban Nha khác thuộc dòng Chúa
Cứu thế đã đổ bộ lên đảo Kagoshima. Tại đây, Xavie đã được Shimadu
Takahisa, lãnh chúa xứ Sátuma tiếp đãi nồng hậu và cho phép giảng đạo trong
lãnh địa của ông. Đây chính là sự kiện mở màn cho thời kỳ Công giáo vào
Nhật Bản, đánh dấu sự tồn tại của một yếu tố văn hóa mới, tín ngưỡng mới –
Công giáo. Việc đồng ý cho Xaviê và hai tu sĩ Tây Ban Nha đến truyền đạo
cho thấy sự khoan dung của người Nhật trong việc tiếp thu một tôn giáo mới,
xa lạ từ bên ngoài.
Kế hoạch của Xaviê là đi đến Miyako gặp Thiên hoàng và xin phép để
được giảng dạy trong tất cả các lãnh địa của vương quốc. Tuy nhiên, Takahisa
lại muốn giữ vị tông đồ càng lâu càng tốt trong lãnh thổ của mình để giữ mối
quan hệ thân thiết với người Tây Ban Nha và lôi kéo tàu thuyền đến các cảng
của mình. “Một năm sau, nhờ học tiếng Nhật với sự trợ giúp của thông ngôn
Yajirô, Xaviê đã rửa tội cho khoảng một trăm người. Trong số những người theo
đạo này có một Samurai nghèo, nhận tên thánh Fernando và có lẽ là người Nhật
đầu tiên đi sang châu Âu” [13; 26].
Bên cạnh đó, Xaviê còn thiết lập được những mối quan hệ với các nhà sư
của tông phái Thiền và tông phái Shingon tại địa phương. Khi nhận thấy sự tha
hóa trong cuộc sống và nhân cách của một số nhà sư, ngài quyết định tấn công
vào tư cách vô đạo đức của họ thông qua các bài giảng. Ngay lập tức, sự phản
đối từ phía các nhà sư đã nổ ra chống lại nhà truyền giáo ngoại quốc này. Lúc
này, lãnh chúa Takahisa đã cho phép Xaviê đi lên kinh đô như mong muốn.

Sau hơn một năm lưu trú, Xaviê đã rời Kagoshima qua các địa phương
như Hirado, Yamaguchi. Đến năm 1551, ông đã đến Kyoto và dự định gặp
17
Thiên hoàng hoặc tướng quân để xin phép truyền giáo khắp Nhật Bản. Nhưng
Kyoto bị hoang tàn do chiến tranh loạn lạc. Hoàng cung không tiếp một cha cố
người nước ngoài không mang theo đồ cống nạp này. Còn tướng quân Ashikaga
Yoshiteru thì đang bỏ chạy khỏi Kyoto do có sự chống đối của gian thần. Nghe
tiếng là trung tâm học vấn cao nhất của Nhật, Xaviê tìm đến Tủy Duệ Sơn đề
nghị tranh luận về tôn giáo, nhưng bị khước từ vì có nguyên tắc cha cố nước
ngoài không được phép vào chùa Tủy Duệ Sơn. Sau đó, ông bị đuổi trở lại
Sakamato. Tuy nhiên, ngài nhận ra, Thiên hoàng và tướng quân không còn thực
quyền nữa mà những người thống trị thực sự là các đaimyo địa phương. Ngài
còn biết được lí do tại sao ngài bị chế nhạo và khinh thường là bởi vì bộ dạng
khiêm tốn và ăn mặc nghèo khổ của ngài.
Xaviê quay về Hirado, kiếm một bộ quần áo thật đẹp và trở lại
Yamaguchi. Vào yết kiến Yoshitaka, Xaviê tự xưng là sứ giả toàn quyền Bồ Đào
Nha ở vùng Goa dâng lên ông thư của phó vương Ấn Độ, các thư của Đức Giám
Mục Goa và nhiều quà tặng quý giá như đồng hồ để bàn có nhạc, gương, súng,
vải vóc. Vị đaimyo này tặng lại cho ngài một ngôi chùa để làm nhà ở và cho
phép ngài giao giảng Tin Mừng. “Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1551, ngài đã
rửa tội cho khoảng 500 người” [13; 28].
Tuy nhiên, trong quá trình giảng đạo, Xaviê đã tập hợp dân phố
Yamaguchi lại để chỉ trích giáo lí của Phật giáo là sai lầm, lên án đời sống đồi
bại của các tăng lữ. Các nhà sư nổi giận trước sự công kích đó, đã phản kích lại
rằng Công giáo là sự dối trá, nhưng khi tranh luận về giáo lí, khi đề cập đến vấn
đề sự mở đầu của vũ trụ và sự cứu vớt của con người thì Xaviê chiếm ưu thế
mạnh hơn vì ông đã được trang bị truyền thống “luận chiến thần học” lâu đời ở
châu Âu. Và như vậy, trong giới võ sĩ và nam, nữ giới công thương, số người tin
vào giáo lí về sự cứu thế của một vị Chúa tuyệt đối duy nhất mà Xaviê thuyết
giảng đã tăng lên.

Sau hơn hai năm truyền giáo tại miền Tây Nhật Bản như ở Kagosima và
Yamaguchi, năm 1511, Xaviê rời Nhật Bản trở về Goa. Kết quả sứ vụ tông đồ của
thánh Phanxicô Xaviê tại Nhật Bản khá nghèo nàn so với thành công mà ngài
18
gặt hái được trên nhiều xứ truyền giáo khác. Khi Xaviê ra đi, chỉ có một linh
mục Cha de Torres và một trợ sĩ, Fernander ở lại cùng với khoảng 800 tín đồ.
Kế hoạch ban đầu của ngài không thành hiện thực. Mặc dù thất bại rõ ràng như
thế, thánh Phanxicô Xaviê vẫn không bao giờ đánh mất lòng kính phục và yêu
mến của ngài dành cho người dân Nhật Bản, “niềm say mê trong trái tim ngài”.
“Ngài rất hi vọng họ sẽ trở lại đạo và xem Nhật Bản là một trong những cánh
đồng truyền giáo đầy hứa hẹn” [13; 29].
Tóm lại, thánh Phanxicô Xaviê là thừa sai đầu tiên giới thiệu đạo Công
giáo cho đất nước Nhật Bản. Ngài để lại cho người kế tục ngài trách nhiệm thiết
lập Giáo hội trên những nền tảng vững chắc. Các thừa sai ấy phải đương đầu với
những tình thế cực kì khó khăn và nhiều vấn đề tồn đọng cần phải giải quyết.
1.3 Quá trình phát triển của Công giáo ở Nhật Bản
Với sự nỗ lực của thánh Phanxicô Xaviê, Công giáo đã được truyền bá
vào Nhật Bản, trải qua tiến trình lịch sử lâu dài ( từ thế kỉ XVI – XIX), Công
giáo đã từng bước thâm nhập vào đời sống xã hội Nhật Bản dù gặp phải nhiều
khó khăn, thăng trầm.
Sau hơn hai mươi năm dành nhiều tâm lực gây dựng cơ sở tôn giáo ở
Nhật Bản, năm 1511, Xaviê đã rời Nhật Bản sang Trung Quốc. Tại đây, ông
luôn hi vọng được tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền giáo của mình nhưng đã
lâm trọng bệnh rồi qua đời gần Kanton (Quảng Châu – Trung Quốc) năm 1552.
Sau khi Xaviê qua đời, sứ mệnh truyền giáo ở Nhật Bản được giao cho
giáo sĩ người Tây Ban Nha là Cosme de Torre đảm trách. C. Torre mất năm
1570, tức là chỉ vài tháng sau khi giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco Cabral đến Nhật
Bản và thay thế cương vị này. F. Cabral đảm nhận công việc với tư cách là cha
bề trên trong vòng 9 năm cho đến khi Alessandro Valignano (1539 – 1606) đến
Kuchinostu ở miền Nam Nhật Bản vào ngày 25/7/1579. Với cương vị là cha

Giám quản của các vùng Đông Ấn có quyền lực bao trùm từ mũi Hảo Vọng đến
Nhật Bản, A. Valignano là một người rất có uy thế, giữ trọng trách trong các
hoạt động truyền giáo của tổ chức dòng Tên tại châu Á. Với Nhật Bản, ông đã
dành rất nhiều nhiệt huyết và tâm sức trong cuộc đời truyền giáo của mình. Nhờ
19
tầm hiểu biết sâu rộng, tài tổ chức, óc nhạy bén cũng như khả năng nắm bắt
nhanh những biến chuyển của tình hình chính trị cùng những đặc trưng căn bản
của đời sống xã hội, văn hóa Nhật Bản mà những tư tưởng và biện pháp do A.
Valignano thực hiện đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến khuynh hướng phát triển của
Công giáo Nhật Bản cũng như đời sống tôn giáo nước này giai đoạn cuối thế kỉ
XVI đầu thế kỉ XVII.
Có thể nói, với một khoảng thời gian không dài, chỉ trong vòng bốn thập
kỉ, nhưng Xaviê và những người kế tục sự nghiệp của ông đã đạt được những
thành công nhất định trong hoạt động truyền giáo ở Nhật Bản cũng như tại một
số nước châu Á khác. Mặc dù phải trải qua biết bao trở ngại, bị giàng buộc bởi
những quy định khắt khe của giáo luật, sự nghi ngờ của một số lãnh chúa cũng
như chính quyền Nhật Bản, những bất đồng trong ngôn ngữ, tập quán và quan
niệm sai lệch về bản chất Công giáo của người Nhật…nhưng ảnh hưởng của
Công giáo vẫn tăng lên đáng kể. Sự giàu có, tính cách mạnh mẽ, thẳng thắn của
các thương nhân Bồ Đào Nha, những chiếc tàu buôn lớn đầy ắp hàng hóa, được
trang bị vũ khí hiện đại đã có sức hấp dẫn với người Nhật. Thêm vào đó, hầu hết
các giáo sĩ là những người có tri thức uyên bác trên rất nhiều lĩnh vực. Họ không
chỉ là những người làm công việc truyền giáo mà thông qua hoạt động của mình
đã đem đến Nhật Bản những thành tựu của một nền văn minh mới, hoàn toàn
khác lạ với những gì mà người Nhật đã từng biết về văn minh Trung Hoa hay
những giá trị văn hóa của một số quốc gia phương Đông đương thời.
Thấm nhuần những lời răn của Chúa, lúc mới đặt chân đến Nhật Bản, các
giáo sĩ đã chú ý ngay đến những lớp người nghèo khổ dưới đáy xã hội. Nhưng
sau đó, họ hiểu ra rằng, trong một xã hội có trật tự, kỉ cương, với cơ chế đẳng
cấp khắt khe như xã hội Nhật Bản thì muốn cho công cuộc truyền giáo thu được

kết quả phải thiết lập bằng được quan hệ mật thiết với những người thuộc đẳng
cấp thống trị, đồng thời phải gắn kết chặt chẽ công cuộc truyền giáo với nền văn
minh vật chất châu Âu. Vì vậy, các nhà truyền giáo luôn tỏ ra tích cực trong việc
hỗ trợ, môi giới cho những hoạt động thương mại và thu hút thiện cảm của các
đaimyo, giới quý tộc triều đình bằng các vật phẩm lạ, hấp dẫn. Nhiều lãnh chúa
20
vùng Kyushu do bị tác động mạnh bởi những mối lợi trong quan hệ thương mại
với người châu Âu đã nhanh chóng tiếp nhận tôn giáo mới, thậm chí, một số
lãnh chúa còn có những hành động cực đoan như ra lệnh xóa bỏ đền thờ Shinto
giáo, chùa Phật giáo và buộc cư dân trong khu vực mình quản chế phải cải đạo.
Ảnh hưởng của Công giáo ngày càng mạnh mẽ ở vùng Tây Nam Nhật
Bản, thậm chí đã phần nào tìm được vị trí của mình trong đời sống tâm linh của
một bộ phận cư dân khu vực kinh đô Kyoto, nơi được coi là chịu ảnh hưởng của
tư tưởng Phật giáo sâu đậm nhất của Nhật Bản. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, năm
1559, Gaspar Villela (1525 – 1572) đã thiết lập được trung tâm Công giáo thứ
hai ở Kyoto. Đáng chú ý là trong thời điểm nhất định, hoạt động của các giáo
đoàn đã được Nobunaga, lãnh chúa có thế lực nhất về quân sự ở Nhật Bản từ
năm 1568 ủng hộ. Ông đã bảo vệ các giáo sĩ, cho phép họ xây dựng nhà thờ và
tiến hành nghi lễ rửa tội cho người Nhật. Trong khoảng thời gian 1568 – 1582,
khi Oda Nobunaga nắm thực quyền ở Nhật Bản, Công giáo đã gặp được những
điều kiện thuận lợi nhất.
Với phương châm “đưa ánh sáng phúc âm tới mọi góc trời và tới mọi
lòng người”, để “dang rộng hai tay đón nhận hết thảy mọi tầng lớp trên thế
gian, đừng để một ai bị mất linh hồn trước sự cứu rỗi của Chúa” [18; 81], các
nhà truyền giáo đã cố gắng quảng bá tinh thần nhân đạo của Công giáo bằng các
hoạt động từ thiện như mở cơ sở y tế, trường học miễn phí… “Chỉ trong vòng
30 năm, đặc biệt là thời kì sau khi A. Valignano đến Nhật Bản, giáo hội đã xây
dựng được 200 trường tiểu học, hai trường trung học và một trường cao đẳng
Công giáo” [18; 81]. Một số cơ sở nghiên cứu về Nhật Bản cũng được thiết lập
trong thời gian này.

Cùng với việc phát triển giáo dục, biên soạn giáo lí, các giáo sĩ còn: “cứu
bần, trị bệnh miễn phí công cộng, lập trại riêng nuôi dưỡng người lao tù, đặt lệ
ân xá, ân giảm; khuyến khích chế độ nhất phu nhất phụ; thâu nhận và nuôi
dưỡng các trẻ hoang thai bỏ rơi; khuyến khích bãi bỏ tục mua bán người làm tôi
tớ, nô lệ hay con đòi, thì từ tư tưởng đến hành động thực tế này quả là luồng gió
21
mới do Gia Tô giáo đưa tới để mở ra những trang sử mới cho “tri” và “thức”
trong lịch trình tiến hóa của Nhật Bản bắt đầu từ thời cận đại” [12; 529 – 530].
Ở vùng Kyushu, mảnh đất đầu tiên của Nhật Bản đón nhận Công giáo,
được chứng kiến thái độ hết sức kính cẩn của hầu hết thương nhân đối với giáo
sĩ mà một số đaimyo có thái độ thân thiện, tạo những điều kiện thuận lợi cho
giáo đoàn hoạt động. Trong số đó, Omura Sumitara (1532 – 1587) được coi là
một trong những lãnh địa chịu ảnh hưởng của tôn giáo mới mạnh nhất. Năm
1570, ông đã ủng hộ kế hoạch của các thương nhân và giáo sĩ Bồ Đào Nha xây
dựng cảng Nagasaki và cho phép họ xây dựng nhà thờ ở đây. Chính ông đã trở
thành tín đồ Công giáo năm 1563 và sau đó đã ra lệnh cho toàn bộ dân trong
lãnh địa theo tôn giáo mới. Cùng với Omura Sumitada, Asima Harunobu (1567
– 1612) và Otomo Yoshishige (1530 – 1587) còn có Phật danh là Sorin, đã làm
nên cái gọi là “Tam gia Thiên Chúa” ở Nhật Bản.
Năm 1582, qua sự giới thiệu của các giáo sĩ Bồ Đào Nha, A. Valignano
đã lựa chọn một số thanh niên trẻ, có năng lực đã được cải đạo và là con của các
gia đình võ sĩ thuộc phạm vi quản lí của ba lãnh chúa trên sang Châu Âu học
tập. Đoàn du học gồm bốn tín đồ là: Ito Mancio, Chijiwa Miguel, Nakaura
Juliao và Hara Matinho đã thực hiện một chuyến đi dài tới Ma Cao, Ấn Độ,
vòng qua mũi Hảo Vọng, tới Lisbon rồi đến Rome và trở về Nhật Bản năm
1590. Mục đích của chuyến đi này được nêu rõ trong thư của A. Valignano gửi
cho cha Diogo de Méquita vào cuối năm 1583: “Việc cử bốn thiếu niên đến Bồ
Đào Nha và Rome là xuất phát từ ý định của chúng tôi cả về trần thế và tâm linh
mà chúng ta cần ở Nhật Bản. Thứ đến là để người Nhật nhận thức về sự vẻ vang
và vĩ đại của Thiên Chúa giáo, vua và các lãnh chúa – những người xứng đáng

với đức tin ấy, sự lớn lao và sự giàu có của vương quốc cũng như các thành phố
của chúng ta, niềm vinh dự của tôn giáo chúng ta có vị thế như thế nào với
quyền lực bao trùm tất cả. Những người Nhật này sẽ là những nhân chứng, họ
sẽ xem xét những thứ đó, con người đó và họ sẽ trở về Nhật Bản kể về những
điều mắt thấy tai nghe. Nếu như người Nhật không được chứng kiến những điều
đó thì họ sẽ không thể tin được điều chúng ta nói. Họ sẽ tôn vinh bản chất và

×