Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Báo cáo thực tập công ty TNHH tiếp vận VINAFCO co , ltd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 71 trang )

Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
MỤC LỤC
II. Các lĩnh vực hoạt động của công ty 3
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
1
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ khi còn học cấp III em đã có cùng mơ ước mai sau sẽ theo
học khoa công nghệ thông tin, chúng em có sở thích đặc biệt và lòng say
mê học hỏi về máy tính PC với suy nghĩ rằng mình muốn trở thành một
người am hiểu và giỏi về nguyên lý hoạt động của hệ thống máy tính.
Đối với ngành máy tính nói chung và ngành công nghệ thông tin nói
riêng thì việc hiểu biết về một hệ thống máy tính làm việc hoạt động như
thế nào là rất quan trọng vì chỉ có vậy ta mới có thể khắc phục và sửa chữa
chúng một cách rễ dàng được, máy tính là một phần quan trọng không thể
không nói đến khi đề cập đến lĩnh vực công nghệ thông tin, ở nước ta
ngành công nghệ thông tin hình thành muộn nhưng có tiềm năng phát triển
rất lớn như theo nhận định của một số các nhà đầu tư nước ngoài về Việt
Nam, chính vì hiểu được tiềm năng phát triển và sự quan trọng của nó để
góp phần phát triển ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam mà chúng em
quyết định chọn đề tài Bảo trì và nâng cấp máy tính PC làm đề tài thực tập
tốt nghiệp. Em xin chân thành cám ơn các thầy trong khoa CNTT đã giảng
dạy cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích đặc biệt em xin chân thành cám
ơn thầy Hứa Xuân Đồng đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt
đợt thực tập này. Em rất mong trong thời gian thực tập này chúng em sẽ
học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích thực tế để khi ra trường chúng em
hoàn thành tốt những công việc được giao làm và học hỏi tăng cường tích
luỹ kinh nghiệm cho bản thân tốt hơn.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU NƠI THỰC TẬP
CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO - Co., Ltd.
LỊCH SỬ RA ĐỜI


Trong tình hình sôi động cấp thiết của thị trường tin học, thiết bị
công nghệ số hoá, đo lường điều khiển Việt nam những năm đầu 1990, một
bộ phận của liên hiệp Quang Hoá Điện tử (IMAG) đã được thành lập vào
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
2
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
năm 1994 mang tên Trung tâm Điện tử tin học, chuyên sâu về các hoạt
động thương mại công nghệ thông tin, công nghệ điều khiển tự động, các
thiết bị đo lường. Các thành công nổi bật trong thời gian đầu hoạt động trên
lĩnh vực này là việc xâm nhập thị trường kinh doanh, làm chủ kỹ thuật
công nghệ cao, lắp ráp máy tính, thiết bị mạng, công nghệ các thiết bị ngoại
vi và các thiết bị văn phòng khác, đặc biệt là công nghệ in số hoá (máy in
laser, in phun, máy photocopy…).
Sau khoảng thời gian hoạt động 5 năm của Trung tâm Điên tử Tin
học -IMAG cùng với sự lớn mạnh của mình, đã có nhu cầu trở thành một
công ty hoạt động độc lập tự chủ. Năm 1999 công ty CP Đầu tư xây dựng
thiết bị công nghệ Nam Tuấn đã được thành lập và chuyển trụ sở về địa
điểm hiện nay tai 40/108/Ngô Gia tự/Đức giang/Long biên/ Hà nội.
I. Công ty TNHH Tiếp Vận VINAFCO hiện nay.
- Tổng số nhân viên: 32 người, trong đó có 1 tiến sĩ, 6 kỹ sư
- Bao gồm các bộ phận cấu thành:
o Phòng kinh doanh
o Phòng kỹ thuật 1,2,3
o Phòng nghiên cứu và phát triển
o Phòng kế toán
o Phòng Hành chính tổng hợp
o Phòng chăm sóc khách hàng
II. Các lĩnh vực hoạt động của công ty
Nghiên cứu phát triển chuyển giao các sản phẩm và
công nghệ

- Các linh kiện nhạy quang cho thiết bị in số hoá.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
3
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
- Các vật liệu Quạng tử cho kỹ thuật thông tin quang học và đã chế tạo
thành công HUB quang dẫn đồng bộ.
- Các hệ thống bảo vệ đồng bộ
thông minh: theo dõi, giám sát,
liên lạc …
- Nghiên cứu chuyển giao các công nghệ, thiết
bị tự động hoá phục vụ công nghiệp nặng
- Các thiết bị đo lường điều khiển tự động
hoá có độ chính xác cao.
- Hệ thống thiết bị phục vụ tự động hoá dây
chuyền sản xuất.
III. Dịch vụ kỹ thuật:
- Lắp đặt thiết bị tin học phần cứng, cài đặt phần mềm. Lắp đặt và
hướng dẫn vận hành các thiết bị văn phòng,
các máy móc công nghiệp điều khiển số hoá.
- Lắp đặt hệ thống thông tin, bảo vệ nội bộ và
các thiết bị phụ trợ.
- Lắp đặt các hệ thống quan sát diện rộng.
- Lắp đặt các thiết bị công nghiệp dây chuyền điều khiển tự động.
- Dịnh vụ bảo trì sửa chữa, nâng cấp các thiết
bị tin học, thiết bị văn phòng, tư vấn kỹ thuật
bảo trì các thiết bị công nghiệp.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
4

Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Phát triển thiết bị và phần mềm chuyên dụng phục vụ ngành may mặc:
• Phần mềm quản lý ngành may EZGarment.
• Phần mềm trợ giúp
thiết kế, hợp lý hoá cắt
may, tối ưu hoá dây
chuyền sản xuất …
• Phần mềm hệ thống quản trị thiết bị trên cơ sở công nghệ RFID.
• Đầu tư xây dựng cho các công ti mới thành lập liên quan đến
công nghệ số.
IV. Các khách hàng của Công ty
Bộ tư lệnh công binh, Công ty công nghiệp tầu thuỷ Nam Triệu, Học
viên kỹ thuật quân sự, Viện công nghệ sinh học, Trường đại học hàng hải,
Công ty May Nam Định (Nagaco), Tổng công ty Bảo Việt, Công ty
Maxport, Canon Việt Nam, Ngân hàng ABN AMROBANK, Công ty ống
thép Việt nam (VINAPIPE), ZamilSteel Việt nam, Tổng công ty XD Thăng
long, Đại sứ quán Phần Lan, Đại sứ quán Achentina, Đại sư quán Brazil,
Ngân hàng Calyon, Viện kỹ thuật cơ giới quân sự, Đai học Luật Hà nội,
Văn phòng Đài bắc, Công ty Viễn thông GPC, Trung tâm thông tin – Trung
tâm KHTN & CNQG, Telerate Việt nam, Trung tâm viễn thông khu vực 1
và rất nhiều các doanh nghiệp khác….
V. Định hướng phát triển của Công ty
• Phát triển rộng rãi mạng lưới cung cấp trang thiết bị và dịch vụ đồng bộ
cho tất cả các khách hàng truyền thống.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
5
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
• Tiến tới thiết kế và thi công các giải pháp thông minh đồng bộ cho các
khu đô thị và công chình công cộng.
• Tập trung phát triển các ứng dụng trên nền công nghệ RFID.
• Nghiên cứu phát triển, đầu tư cho công nghệ quang dẫn và mực in laser

sử dụng than Nano lỏng chế tạo tại Việt nam.
• Tăng trưởng hàng năm doanh thu từ 15% đến 30%. Phấn đấu đạt doanh
thu 30 tỷ VNĐ vào năm 2010
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
6
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH PC
I. SƠ ĐỒ KHỐI CẤU TRÚC CHUNG CỦA MÁY TÍNH PC
Gồm năm thành phần cơ bản:
- Bộ xử lý CPU(processor).
- Hệ thống nhớ(Memory).
- Hệ thống vào ra(I/O system).
- Bus liên kết hệ thống.
- Chương trình.
Hình 1: Sơ đồ khối cấu trúc chung của máy tinh IBM-PC
1. CPU ( Center Processor Unit ) - Đơn vị xử lý trung tâm :
Là một linh kiện quan trọng nhất của máy tính, được ví như bộ lão của con
người, toàn bộ quá trình xử lý, tính toán và điều khiển đều được thực hiện
tại đây.
CPU có 3 khối chính đó là
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
7
CPU Bộ nhớ chính
Bus liên kết hệ thống
Hệ thống vào ra
(Bàn phím, màn hình, ổ đĩa,chuột,….
Và các mạch ghép nối)
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
􀁺 ALU ( Arithmetic Logic Unit ) : Đơn vị số học logic : Khối này thực

hiện các phép tính số học và logic cơ bản trên cơ sở các dữ liệu .
􀁺 Control Unit : Khối này chuyên tạo ra các lệnh điều khiển như điều
khiển ghi hay đọc v v
􀁺 Registers : Các thanh ghi : Nơi chứa các lệnh trước và sau khi xử lý
2. Hệ thống nhớ:
Bộ nhớ là thành phần quan trọng thứ hai trong hệ thống máy tính, không
có bộ nhớ thì máy tính không thể hoạt động được, trong máy tính có hai
loại bộ nhớ hay dùng nhất là RAM và ROM
*. Các thành phần cơ bản:
a. Bộ nhớ chính (Main memory):
Là thành phần nhớ được nối trực tiếp với CPU và được điều khiển bởi
CPU. Các chương trình đang thực hiện phải nằm trong bộ nhớ chính.
bộ nhớ chính gồm các ngăn nhớ và mỗi ngăn nhớ có một địa chỉ xác định,
các ngăn nhớ được tổ chức theo Byte.
Bộ nhớ chính có tốc độ cao, dung lượng nhỏ gồm:
Bộ nhớ RAM ( Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên ) :
Bộ nhớ này lưu các chương trình phục vụ trực tiếp cho quá trình xử lý của
CPU, bộ nhớ RAM chỉ lưu trữ dữ liệu tạm thời và dữ liệu sẽ bị xoá khi mất
điện.
Bộ nhớ ROM ( Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc ) : đây là bộ nhớ cố
định, dữ liệu không bị mất khi mất điện, bộ nhớ này dùng để nạp các
chương trình BIOS ( Basic Input Output System - Chương trình vào ra cơ
sở ) đây là chương trình phục vụ cho quá trình khởi động máy tính và
chương trình quản lý cấu hình của máy.
b. Bộ nhớ ngoài:
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
8
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Để lưu trữ các tài nguyên phần mềm của máy tính.Về mặ tổ chức được tổ
chức như một thiết bị vào ra.

c. Bộ nhớ Cache:
Là bộ nhớ truy cập nhanh. Được đặt xen giữa bộ nhớ chính và CPU để
tăng tốc độ chao đổi thông tin giữa CPU và hệ thống nhớ.
3. Bus liên kết hệ thống:
Hê thống Bus có trức năng liên kết các thành phần khác nhau trong
hệ thống do vậy hê thống bus còn được gọi là Bus liên kết hệ thống.
Đinh nghĩa Bus:
Là tập hợp các đường dây để vận chuyển thông tin(các Bit) từ phần
mạch này đến phần mạch khác trong phạm vi máy tính.
Bit là từ viết tắt của Binary digit.
bản chất vật lý: - Không có điện áp truyền 0
- Có điên áp truyền 1
Tập các đường dây vận chuyển thông tin đồng thời được gọi độ rộng
của Bus.
Bus chia làm ba loại: - Bus địa chỉ.
- Bus dữ liệu.
- Bus điều khiển.
4. Hệ thống vào ra:
a. Chức năng:
Dùng để chao đổi thông tin giữa máy tính với thế giới bên ngoài.
b. Các thành phần:
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
9
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Các thiết bị ngoại vi: làm nhiệm vụ chuyển đổi thông tin ở dạng vật
lý nào đó về dạng dữ liệu phù hợp với máy tính.
Các mach ghép nối vào ra: Các thiết bị ngoại vi không được ghép nối
trực tiếp với CPU mà phải thông qua các mạch ghép nối vào ra. Trong các
mạch ghép nối vào ra có các cổng được đánh những địa chỉ xác định. Các
thiết bị vào ra được ghép nối thông qua cổng.

II. CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG MÁY TÍNH PC.
1. Các bộ phận trong System box:
CPU, mainbroad, ổ cứng, ổ quang, ổ đĩa mềm, Ram, các dây nguồn,
cáp dữ liệu, nguồn, bộ tản nhiệt (có hai loại bộ tản nhiệt là quạt, kim loại và
bằng chất lỏng.
1.1. CPU(Central Processing Unit):
a. Chức năng:
Chúng ta đã biết chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình,
chương trình được thực thi gồm một dãy các chỉ thị được lưu trữ trong bộ
nhớ, đơn vị xử lý trung tâm(CPU) đảm nhận việc thực thi này. Quá trình
thực thi chương trình gồm hai bước: CPU đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi
chỉ thị đó. Việc thực thi chương trình là sự lặp đi lặp lại quá trình lấy chỉ thị
và thực thi chỉ thị.
Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó
cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch
đồ họa).
Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ
Core 2 Duo. Core i.
Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng
các đơn vị như MHz, GHz, ). Đối với các CPU cùng loại tần số này càng
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
10
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa
chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu
nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ
đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared
cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so
với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 ( Intel Core Duo và Intel Pentium D) với mỗi
core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng,

giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ sản xuất
CPU làm công nghệ 65nm.
Hiện đã có loại CPU Quad-Core (4 nhân). Hãng AMD đã cho ra
công nghệ gồm 2 bộ xử lý, mỗi bộ 2-4 nhân.
CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit, tạm dịch là đơn vị xử
lí trung tâm. CPU là một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy tính.
Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU
có nhiều kiểu dáng khác nhau.
Bộ vi xử lý intel 80486 DX2
Bộ điều khiển (CU-Control Unit):
Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và
điều khiển hoạt động xử lí,được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ
hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác
xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.Khoảng thời
gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp.Tốc độ theo đó xung nhịp
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
11
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp -
tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây-Mhz. Thanh ghi là phần tử
nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ nhớ trong máy khi
đang thực hiện tác vụ.
Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit):
Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín
hiệu, theo tên gọi,đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số
học(+,-,*,/)hay các phép tính logic(so sánh lớn hơn,nhỏ hơn ).
Ta có thể hiểu kỹ hơn về cấu tạo, sự hoạt động bên trong của CPU như sau:
- Số nhân:
Trong quá trình làm việc, các phép xử lý được thực hiện trong nhân
của CPU, vì vậy nhân là bộ phận căn bản nhất của CPU, các CPU hiện nay

có các loại một nhân, hai nhân, bốn nhân. Trong đó phổ biến đang là các
CPU hai nhân.
- Tốc độ, còn gọi là xung nhịp (Clock Speed):
Các thông tin được CPU xử lý ở dạng bit nhị phân chỉ nhận các giá
trị 0 và 1, hai giá trị này tương ứng với hai trạng thái có/không có dòng
điện chạy qua.
Như vậy trong một đơn vị thời gian, nếu CPU có khả năng chuyển
trạng thái có/không có dòng điện càng nhiều lần thì khả năng xử lý các
phép toán sẽ càng cao, tức là CPU càng hiệu năng.
Mỗi lần CPU chuyển trạng thái như trên được gọi là một xung nhịp,
kí kiệu Hz và đơn vị thời gian là 1 giây, công thức quy đổi là:
1000Hz = 1KHz, 1000KHz = 1MHz, 1000MHz = 1GHz.
Như vậy nếu ta có một CPU tốc độ 3GHz thì có thể hiểu trong 1 giây
CPU đó đã 3 tỷ lần chuyển trạng thái.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
12
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
- Bộ đệm thứ cấp (Cache L2): trong quá trình làm việc, CPU cần một vùng
lưu trữ tạm thời các thông tin đợi xử lý hoặc chuyển tiếp ở ngoài nhân của
CPU – đó là cache L2 (viết tắt là Cache). Cache có vai trò vô cùng quan
trọng vì nếu cache nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng nghẽn cổ chai trong quá trình
xử lý của CPU, giảm hiệu năng điện toán. Các CPU Intel Pentium 4 hiện
nay thường có Cahce 1MB, 2MB, Intel Pentium D, Core 2 Duo là 2MB,
4MB trong khi Intel Celeron chỉ có 128KB. 256KB, 512KB. Công thức
quy đổi là 1024KB = 1MB.
Khi nói cache của CPU theo cách thông thường ta hiểu đó là cache L2.
- Bus hệ thống (bus mặt trước – Front Side Bus - FSB): đặc trưng cho khả
năng chuyển tải dữ liệu từ CPU xuống mainboard, FSB càng lớn hiệu suất
càng cao. Các CPU Intel hiện nay thường có các bus 533MHz, 800MHz,
1066MHz.

- Kiểu giao tiếp (socket) với mainboard:
Các CPU Intel hiện nay có 2 kiểu socket phổ biến là socket 478 và đặc biệt
socket 775. Loại socket 478 sử dụng 478 chân cắm cắm xuống 478 lỗ nhỏ
trên mainboard, loại socket775 không dùng chăn cắm mà dùng điểm tiếp
xúc, nó có 775 điểm tiếp xúc với mainboard.
CPU socket nào thì phải sử dụng với mainboard tương ứng với socket ấy,
không sử dụng lẫn cho nhau được.
b. Các phiên bản CPU:
Dòng CPU nói lên “đẳng cấp” của nó, với các CPU Intel có các phiên bản
sau:
b.1- Celeron: đây là dòng CPU một nhân giá rẻ, phù hợp các ứng dụng cơ
bản. Đặc điểm kỹ thuật của các CPU này là hạn chế về cache và bus. Các
CPU celeron hiện nay đang sản xuất có bus 533MHz và cache là 256KB
hoặc 512KB.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
13
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
b.2- Pentium 4: là dòng một nhân tương đối cao cấp với bus hệ thống 533
hoặc 800MHz và cache 1MB hoặc 2MB.
b.3- Pentium D: là thế hệ đầu tiên của CPU hai nhân, mỗi nhân dùng một
cache riêng rẽ. Pentium D được coi là dòng vi xử lý hiệu năng cao.
b.4- Core 2 Duo: là thế hệ thứ hai của dòng CPU hai nhân, có đặc điểm
dùng chung cache cho cả hai nhân (cache share), ngoài ra kiến trúc của
CPU loại này có rất nhiều cải tiến so với các CPU các thế hệ truớc.
b.5- Pentium Dual-Core: là một phiên bản đặc biệt cũng sử dụng công nghệ
cache share và một vài công nghệ của core 2 duo nhưng dung lượng cache
rất hạn chế, có thể nói Pentium-DualCore là phiên bản CPU đứng giữa
Pentium D và Core 2 Duo về mặt hiệu năng.
b.6- Quad Core: CPU bốn nhân.
c. Các công nghệ cho CPU:

c.1- Công nghệ siêu luồng (HT – Hyper Threading): trong khi hoạt động,
các tài nguyên dư thừa của một nhân có thể sẽ được tận dụng để giả lập
một nhân khác, nghĩa là CPU với công nghệ này sẽ có một nhân thật và
một nhân ảo, tất cả các CPU Pentium 4 bus 800MHz và một số bus
533MHz được tích hợp công nghệ này. Công nghệ HT đòi hỏi phải có sự
hỗ trợ của hệ điều hành, các hệ điều hành Micosoft Windows XP, Vista đều
hỗ trợ HT.
c.2- Công nghệ Dual Core: công nghệ hai nhân, khác với HT, Dual Core có
hai nhân thực sự nên hiệu năng đạt rất cao. Công nghệ này chỉ áp dụng cho
các dòng Pentium D và Core 2 Duo. Khác với HT, Dual Core không đòi
hỏi sự hỗ trợ của hệ điều hành.
c.3- Công nghệ EM64T, còn gọi là 64bit: CPU loại này có thể hỗ trợ tới
264 địa chỉ nhớ, cao hơn rất nhiều so với các CPU 32 bit trước đây.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
14
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
d. Mã CPU: (mã định danh – CPU number):
Trước đây người ta chỉ gọi các CPU theo tốc độ nên đã dẫn tới sự
nhầm lẫn giữa nhiều CPU khác nhau cùng tốc độ, ví dụ nhầm giữa CPU
Pentium 4 2.4GHz bus 533MHz cache 1MB và Pentium 4 2.4GHz bus
800MHz cache.
Hơn nữa, sức mạnh của một CPU phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
xung nhịp, dung lượng cache, FSB, các công nghệ tích hợp trong nó… vậy
làm thế nào để so sánh sức mạnh của một CPU?
Để khắc phục, năm 2005 Intel đã đưa ra khái niệm mã định danh cho
CPU, theo đó mỗi CPU sẽ được gán một mã nhất định và CPU có con số
mã càng cao càng hiệu năng.
Theo đó các CPU Intel dành cho máy bàn (desktop) được đánh mã
như sau:
+ Dòng Celeron: 3xx (310, 315…)

+ Dòng Pentium 4: 5xx, 6xx trong đó 5xx là loại cache 1MB, 6xx là loại
cache 2MB.
+ Dòng Pentium D: 8xx,9xx.
+ Dòng Core 2 Duo: E4xxx, E6xxx.
Ví dụ: Intel Pentium 4 630 3.0GHz, Cache 2MB, FSB 800MHz, HT, mã
của CPU này là 640.
e. Đặc điểm nhận dạng CPU:
CPU là một con chíp nhỏ làm bằng kim loại trên mặt nó là một chiếc
quạt tản nhiệt lớn, và nó có rất nhiều chân được cắm vào đế cắm trên
mainboard. Tuỳ vào đời CPU mà nó có thể có các đế cắm khác nhau.
1.2. Mainboard
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
15
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
a. Chức năng:
Trong một hệ thống máy tính có khoảng 10 thiết bị khác nhau như:
- CPU
- RAM
- Card Video
- Card Sound
- Card LAN
- HDD
- CDROM
- FDD
- Keyboard
- Mouse
* Các thiết bị này có tốc độ chạy rất khác nhau:
- Ví dụ: Tốc độ ra vào qua chân CPU là 800MHz nhưng tốc độ qua chân
RAM là 400MHz và tốc độ qua Card Sound chỉ có 66MHz.
- Ngoài ra số đường mạch (số BUS) cũng khác nhau, vì vậy mà các thiết bị

trên không thể kết nối trực tiếp với nhau được.
- Mainboard chính là thiết bị đóng vai trò trung gian để kết nối tất cả các
thiết bị trên hệ thống máy tính liên kết lại với nhau thành một bộ máy thống
nhất, vì vậy Mainboard có những chức năng sau:
Gắn kết các thành phần trên một hệ thống máy tính lại với nhau
Điều khiển thay đổi tố độ BUS cho phụ hợp với các thành phần khác nhau
Quản lý nguồn cấp cho các thành phần trên Mainboard. Cung cấp xung
nhịp chủ (xung Clock) để đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ thống.
Chính vì những chức năng quan trọng trên mà khi Main có sự cố thì
máy tính không thể hoạt động được.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
16
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Hệ thống máy tính với các thiết bị gắn trên nó, Mainboard có các thành
phần chính là North Bridge (Chipset cầu bắc), Sourth Bridge (Chipset cầu
nam), IC SIO (IC điều khiển các cổng). Ba thành phần chính của
Mainboard đóng vai trò trung gian để gắn kết các thiết bị của hệ thống
máy tính lại thành một bộ máy thống nhất.
Ta có thể nói kỹ hơn về sơ đồ cấu trúc của mainboard như sau:
- Các thành phần chính của Mainboard:
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
17
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
a.1- Socket (đế cắm CPU):
Có nhiều loại đế cắm cho CPU tuỳ theo chủng loại Mainboard:
Socket 370 trên các Mainboard Pentium 3
Socket 478 trên các Mainboard Pentium 4
Socket 478 trên các Mainboard Pentium 4
Các chân Socket do Chipset bắc điều khiển.
+ North Bridge (Chipset cầu bắc):

Chipset cầu bắc có nhiệm vụ điều khiển các thành phần có tốc độ cao
như CPU, RAM và Card Video.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
18
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Chipset điều khiển về tốc độ BUS và điều khiển chuyển mạch dữ
liệu, đảm bảo cho dữ liệu qua lại giữa các thành phần được thông suốt và
liên tục, khai thác hết được tốc độ của CPU và bộ nhớ RAM.
a.2- Sourth Bridge (Chipset cầu nam):
Chức năng của chipset cầu nam tương tụ như chipset cầu bắc, nhưng
chipset cầu nam điều khiển các thành phần có tốc độ chậm như: Card
Sound, Card Net, ổ cứng, ổ CD ROM, các cổng USB, IC SIO và BIOS v
v…
a.3- ROM BIOS (Read Only Memory - Basic In Out System):
ROM là IC nhớ chỉ đọc, BIOS là chương trình nạp trong ROM do
nhà sản xuất
Mainboard nạp vào, chương trình BIOS có các chức năng chính sau đây:
Khởi động máy tính, duy trì sự hoạt động của CPU.
Kiểm tra lỗi của bộ nhớ RAM và Card Video.
Quản lý trình điều khiển cho chipset bắc, chipset nam, IC-SIO và card
video onboard.
Cung cấp bản cài đặt CMOS SETUP mặc định để máy có thể hoạt động ta
chưa thiết lập CMOS.
a.4- IC SIO (Super In Out) - IC điều khiển các cổng vào ra dữ liệu
SIO điều khiển các thiết bị trên cổng Parallel như máy In, máy Scaner, điều
khiển ổ mềm, các cổng Serial như cổng COM, cổng PS/2.
Ngoài ra SIO còn thực hiện giám sát các bộ phận khác trên Main hoạt động
để cung cấp tín hiệu báo sự cố.
Tích hợp mạch điều khiển tắt mở nguồn, tạo tín hiệu Reset hệ thống.
a.5- Clockgen (Clocking) - Mạch tạo xung Clock:

SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
19
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Mạch tạo xung Clock có vai trò quan trọng trên Main, chúng tạo xung nhịp
cung cấp cho các thành phần trên Main hoạt động đồng thời đồng bộ sự
hoạt động của toàn hệ thống máy tính, nếu mạch Clock bị hỏng thì các
thành phần trên Main không thể hoạt động được, mạch Clocking hoạt động
đầu tiên sau khi Main có nguồn chính cung cấp.
a.6- VRM (Vol Regu Module) - Modul ổn áp.
Đây là mạch điều khiển nguồn VCORE cấp cho CPU, mạch có nhiệm vụ
biến đổi điện áp 12V/2A thành điện áp khoảng 1,5V và cho dòng lên tới
10A để cấp cho CPU, mạch bao gồm các linh kiện như đèn Mosfet, IC dao
động, các mạch lọc L,C.
a.7- Khe AGP hoặc PCI Express:
Khe AGP và PCI Express dùng để gắn Card video, khe AGP hoặc PCI
Express do Chipset bắc điều khiển.
a.8- Khe RAM:
Khe RAM do Chipset bắc điều khiển dùng để gắn bộ nhớ RAM, đây là bộ
nhớ trung gian không thể thiếu được trong một hệ thống máy tính.
a.9- Khe PCI :
Khe PCI do Chipset nam điều khiển dùng để gắn các Card mở rộng như
Card sound, Card Net …
a.10- Cổng IDE:
Cổng IDE do Chipset nam điều khiển, cổng IDE dùng để gắn các ổ đĩa như
HDD, CDROM, DVD …
b. POST (Power On Self Test) là quá trình khởi động và kiểm tra của
máy:
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
20
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin

+ Quá trình khởi động và kiểm tra của máy tính diễn ra ngay sau khi bạn
bấm công tắc mở nguồn, khi mà màn hình chưa có gì cả là lúc một loạt quá
trình đã đựơc thực hiện bởi chương trình POST máy do BIOS thực hiện.
c. Các bước trong quá trình khởi động máy tính (sau khi bật công tắc)
Bật công tắc, nguồn chính hoạt động cung cấp cho Mainboard các điện
áp chính 12V, 5V và 3.3V
Bước 1- Mạch VRM cấp nguồn VCORE cho CPU đồng thời báo tín hiệu
VRM_GD (VRM_Good) đến Chipset cầu nam
Bước 2- Mạch tạo xung Clock (Clocking) hoạt động, cung cấp cho các
thành phần trên Main xung Clock để hoạt động
Bước 3- Khi có Vcc, có xung Clock IC-SIO hoạt động.
Bước 4- IC-SIO tạo tín hiệu Reset để khởi động Chipset cầu nam
Bước 5- Chipset cầu nam hoạt động
Bước 6- Nếu có tín hiệu VRM_GD thì Chipset cầu nam tạo tín hiệu Reset
hệ thống.
Bước 7- Chipset bắc hoạt động
Bước 8- Chipset bắc tạo ra tín hiệu Reset CPU
Bước 9- CPU hoạt động
Bước 10- CPU phát tín hiệu truy cập ROM để nạp chương trình BIOS
Bước 11- Chương trình BIOS kiểm tra bộ nhớ RAM
Bước 12- Chương trình BIOS kiểm tra Card Video
Bước 13- BIOS cho nạp bản lưu cấu hình máy trong RAM CMOS
Bước 14- Kiểm tra các cổng và các ổ đĩa theo thiết lập trong CMOS
Bước 15- Khởi động ổ cứng và nạp hệ điều hành từ ổ cứng lên RAM
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
21
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
1.3. Ổ cứng:
a. Chức năng:
Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu để máy tính thực hiện các chương trình,

tác vụ của máy tính.
b. Đặc điểm nhận biết:
Khi ta tháo bên trong HDD, chúng ta sẽ tận mắt thấy những mạch
điện chỉ huy hoạt động đọc - ghi, túi lọc khí hút mọi bụi bặm bay vào trong,
hệ thống đường xẻ rãnh và keo để bảo vệ đĩa khỏi bị va đập
Cụ thể hơn chúng ta sẽ tìm hiểu bên trong ổ cứng Scorpio 2,5 inch
160 GB của hãng Western Digital dành cho máy tính xách tay:
Trước tiên ta tháo 6 con ốc giữ vỏ kim loại của HDD, chúng ta sẽ
thấy các kết nối SATA để chuyển dữ liệu tới máy tính.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
22
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Ta tháo thêm vài con ốc nữa để nâng kiến trúc điện tử PCBA (bảng
mạch in) khỏi vỏ HDD. Phần phủ màu xám là miếng xốp cản âm để giảm
tiếng ồn phát ra từ đĩa.
Bỏ miếng xốp cản âm đi, bạn sẽ thấy kiến trúc PCBA. Hình thoi màu
đen bên trái là nơi tiếp năng lượng để chạy các mô tơ, giúp ổ cứng đọc và
ghi. Hình thoi màu đen bên phải là SOC (hệ thống trên một chip), chính là
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
23
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
đầu não chỉ huy các hoạt động của HDD. Tại đây cũng có CPU, điều khiển
cache và một ít bộ nhớ flash.
Khi mở phần chính của đĩa, người ta sẽ thấy tất cả thành phần quan
trọng nhất. Bên trái là bộ phận đầu đĩa, bao gồm một đĩa tròn chứa dữ liệu
và đầu đọc dữ liệu. Western Digital thêm một giá đỡ màu vàng vào góc
trên bên phải để giữ chắc đầu đĩa với khoảng cách cố định so với đĩa khi
không thực hiện việc đọc - ghi. Điều này giúp bảo vệ đầu đọc và dữ liệu
trong đĩa khỏi bị hủy hoại nếu chẳng may máy tính hoặc ổ bị va đập.
Mặt trong của nắp (hình bên phải) cũng có vai trò quan trọng. Đường

rãnh và keo được thiết kế để tạo ra lá chắn chống bụi và những phân tử có
thể gây xước hay hỏng đĩa.
Phần màu trắng giống hình thang là túi carbon có vai trò là bộ lọc
không khí. Trong đó có một viên carbon hút bất kỳ loại bụi nào. Chất liệu
màu trắng bọc quanh hiệu GoreTex có khả năng cho không khí đi qua dễ
dàng nhưng không thể kháng được hơi ẩm - thứ có thể giết chết ổ cứng cơ -
từ.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
24
Trường T.C Công Nghệ Hà Nội Khoa: Công Nghệ Thông Tin
Để tháo phần màu vàng, đầu đọc cơ phải được đẩy qua đĩa tròn. Điều
này bạn không được tự thử vì sẽ làm hỏng hoàn toàn ổ cứng.
Phần màu trắng dưới cùng góc trái cũng là một bộ lọc khí nữa để loại bỏ
chất bẩn đến mức bằng 0.
Ở góc thấp bên phải là mô tơ cuộn có chức năng điều khiển đầu đọc
cơ di chuyển trên đĩa trong để ghi hoặc lấy thông tin cho máy tính.
Đây là toàn bộ các thành phần của ổ cứng. Hai đĩa tròn, mỗi đĩa có
dung lượng 80 GB đều phản quang và được bọc bằng gương. Trong khi
một số nhà sản xuất bọc đĩa bằng kim loại, Western Digital dùng gương để
tăng cường sức bền.
SV: Nguyễn Hồng Nhiệm GVHD: Hứa Xuân Đồng
25

×