Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ĐỀ TÀI: Công tác thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với gia đình liệt sỹ tại xã Nghi Liên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.43 KB, 69 trang )

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống yêu nước, nó là một nét đặc
sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta và được hun đúc, ăn sâu vào mỗi tâm
hồn con người Việt. Mặc dù có phải trải qua bao khó khăn vất vả, mất mát
nhưng những con người của dân tộc vẫn quyết giữ lấy non sông đất nước. Khi
đất nước chịu nhiều đau khổ, mất mát từ những cuộc chiến vô nghĩa của lũ
cướp nước, nhân dân tràn ngập trong khó khăn, nhưng chúng ta luôn đánh
đuổi được bọn tàn ác đó nhờ vào những tinh thần yêu nước của toàn nhân dân
nói chung và các tấm gương anh hùng của lịch sử như hai bà Trưng, bà Triệu,
Trần Hưng Đạo nói riêng. Cứ thế, truyền thống này cứ được nối tiếp từ thế
hệ này đến thế hệ khác đặc biệt nó lại được sôi sục lên khi Pháp và Mỹ tiến
hành chiến tranh xâm lược với ham muốn thôn tính Việt Nam về tay họ.
Không cam chịu sự bóc lột chèn ép của những chế độ thực dân đó nhân dân ta
đã đồng sức, đồng lòng đứng lên đấu tranh quyết giữ hòa bình.
Đã có biết bao nhiêu chàng trai, cô gái đã từ giã gia đình, vợ con, quê
hương, những người thân của họ để lên đường nhập ngũ với một tinh thần: “
quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Họ sẵn sàng gạt lại phía sau lưng biết bao
niềm hạnh phúc riêng tư, những ước mơ, hoài bão đẹp đẽ của tuổi thanh xuân tất
cả cho tiền tuyến vì khát vọng độc lập tự do, vì lý tưởng cao đẹp độc lập cho
nước nhà. Và cũng từ đó phải đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đã ngã
xuống đã có nhiều chiến sỹ phải bị thương, tàn tật, nhưng đau thương và mất
mát hơn cả là nhiều chiến sỹ đã phải hy sinh lại tại chiến trường. Dân tộc ta
đã phải mất đi những người con đầy sự bản lĩnh, dũng cảm, kiên cường. Đau
thương hơn cả là có rất nhiều anh hùng dã hy sinh khi thi thể không còn
nguyên vẹn hay có rất rất nhiều người đã hy sinh nhưng đồng đội không thể
nhận dạng được , họ trở thành những liệt sỹ vô danh. Hy sinh và cống hiến
như vậy tuy nhiên họ lại không được chứng kiến cảnh đất nước hòa bình, độc
lập, không được tận hưởng cuộc sống tự do và đang càng ngày đổi mới.
Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm với ngần ấy thời gian, Việt Nam đã
được ghi danh vào sử sách chống giặc ngoại xâm, và ngày đang từng bước đi
1


lên xây dựng phát triển để có thể sánh vai với các cường quốc với năm châu.
Đạt được những thành quả như ngày hôm nay, Đảng và nhân dân luôn ghi
nhớ về cội nguồn, công lao của những người đã hi sinh để dựng nước và giữ
nước. Điều đó thể hiện qua chính sách ưu đãi, công tác chăm sóc thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng của nhà nước. Hệ
thống chính sách đó luôn được sửa đổi, bổ sung nhằm từng bước cải thiện đời
sống của người có công với cách mạng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước và đời sống chung của nhân dân. Không chỉ vậy Đảng và
nhà nước luôn chỉ đạo các chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các
hoạt động: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đối với các gia đình
có công, gia đình chính sách nhằm thể hiện trọn nghĩa đạo của thế hệ sau đối
với thế hệ trước. Trong đó thì nhà nước luôn giành các chính sách ưu tiên,
quan tâm tới các gia đình có thân nhân là liệt sỹ, hy sinh vì độc lập dân tộc.
Tuy nhiên việc hy sinh của các anh bộ đội không những để lại sự đau
thương, mất mát, tiếc nuối cho gia đình mà còn để sự hy sinh của các chiến sỹ
thường để lại cảnh mẹ già, con côi. Gia đình họ không những mất đi một
nguồn lao động mà còn mất đi chỗ dựa tinh thần, mất đi một người chăm sóc
cho mẹ, vợ, con cái Theo thực tế hiện nay thì nhiều gia đình liệt sỹ còn gặp
nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống của họ chủ yếu dựa vào khoản trợ cấp của
nhà nước. Trong khi đó hoàn cảnh kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, nguồn
lực ngân sách còn hạn chế, số lượng người có công nước ta đông, trợ cấp ưu
đãi của Nhà nước không thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày của họ.
Bên cạnh đó sự trợ giúp của nhà nước đang còn hạn chế về việc quan tâm đến
đời sống tinh thần của các gia đình liệt sỹ.
Từ thực trạng trên và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách ưu
đãi cho người có công với cách mạng cùng với mong muốn làm sao để đời
sống người có công ngày một nâng lên, phần nào bù đắp những mất mát hy
sinh mà họ đã dâng hiến cho tổ quốc. Từ những lý do trên tôi đã lựa chọn : “
Công tác thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với gia đình liệt sỹ tại xã
2

Nghi Liên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp
của mình. Với mong muốn phần nào đó giúp gia đình các liệt sỹ vượt qua
được những khó khăn về kinh tế và nguôi ngoai về nỗi đau tinh thần mất mát
người thân.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vốn có truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”, chiến tranh kết thúc, đất
nước đã giành độc lập, nhưng người con của dân tộc không bao giờ quên
những công ơn của các bậc anh hùng hy sinh vì dân tộc. Vì thế chủ đề về
thương binh, liệt sỹ luôn là đề tài tiêu biểu không chỉ trong lĩnh vực nghệ
thuật như thơ ca, nhạc, họa , báo chí truyền thông mà trong các đề tài nghiên
cứu khoa học rất phổ biến. Đặc biệt từ khi nhà nước có chủ trương xây dựng
hệ thống các chính sách ưu đãi đối với những người có công và thân nhân của
những người có công với cách mạng thì đã có nhiều nhà khoa học tập trung
nghiên cứu về chính sách xã hội với người có công. Để đảm bảo chất lượng
và hiểu quả nghiên cứu về chính sách xã hội thì đã có nhiều trung tâm, tổ
chức xã hội được thành lập như: Viện khoa học lao động và xã hội, trung tâm
nghiên cứu và phân tích chính sách của trường đại học Khoa học xã hội và
nhân văn Hà Nội. Cùng với sự ra đời của các tổ chức, trung tâm nghiên cứu
đó thì các đề tài nghiên cứu khoa học về công tác thực hiện chính sách an sinh
xã hội lại càng đa dạng và phong phú.
Đầu tiên phải kể đến đề tài nghiên cứu : “Một số vấn đề về chính sách
đảm bảo xã hội ở nước ta hiện nay”. Công trình này được thực hiện bởi nhiều
nhà khoa học tại Viện khoa học lao động và xã hội. Đề tài này chủ yếu tập
trung đi sâu vào nghiên cứu mục đích, ý nghĩa của các chính sách xã hội đối
với người có công thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, nạn nhân chất độc gia cam
và thân nhân của những người có công Từ đó đề tài nghiên cứu này cũng
đưa ra các giải pháp chung cho việc xây dựng chính sách an sinh xã hội đối
với những đối tượng thuộc diện chính sách.
3
Công trình nghiên cứu: “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà

nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam ” của nhà
nghiên cứu Nguyễn Văn Chiều thuộc Học viện khoa học xã hội Việt Nam.
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả có cách nhìn từ góc độ triết học về chính
sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách
an sinh xã hội. Thành công của đề tài này là phân tích và làm rõ trên phương
diện lý luận và thực tiễn trong các vấn đề:
- Khái quát một cách hệ thống lý luận cơ bản về chính sách an sinh xã
hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.
- Khái quát chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong
việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ bối cảnh, đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh
xã hội ở Việt Nam hiện nay
Bên cạnh đó còn có công trình nghiên cứu: “Chính sách chăm sóc
người có công với cách mạng, thực trạng và giải pháp” do sinh viên trần Thị
Mai trường Đại học Đà Lạt nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu này lại tập trung đi
sâu vào phân tích thực trạng công tác thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe
của người có công trong đó bao gồm cả thân nhân liệt sỹ. Đồng thời đề tài đã
đưa ra giải pháp để thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe đối với những
người có công và thân nhân của họ.
Mới đây nhất là đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Phan Thị
Thanh Bình, lớp CTXHK30, trường đại học Khoa học Huế về : “ An sinh xã
hội cho người có công cách mạng ở Việt nam hiện nay”. Đề tài khóa luận này
đã phân tích thực trạng chung về những người có công cách mạng cũng như
thực trạng thực hiện các chính sách an sinh xã hội của chính quyền địa
phương đối với họ. Cuối cùng nhà nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp nhằm
thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam.
4
Như vậy nhìn chung các công trình nghiên cứu an sinh xã hội đó đều
rất đa dạng, được phân tích, đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau

nhưng các công trình này còn mang tính chất giành chung cho đối tượng
người có công. Tất cả các công trình nghiên cứu đều mong muốn hoàn thiện
hơn hệ thống chính sách an sinh xã hội và nâng cao hiểu quả của việc thực
hiện chính sách. Tuy nhiên số lượng công trình nghiên cứu giành riêng về lĩnh
vực thực hiện chính sách an sinh xã hội đối gia đình liệt sỹ lại còn đang rất
hạn chế, trong khi đó việc thực hiện chính sách cho các gia đình liệt sỹ lại
đang có rất nhiều vấn đề bức thiết.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu đó tôi thấy rằng đề tài :
“: Công tác thực hiện chính sách an sinh xã hội với gia đình liệt sỹ tại xã Nghi
Liên, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An” là rất cần thiết
3. Mục tiêu nghiên cứu vấn đề
3.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua việc áp dụng các kiến thức lý thuyết về công tác xã hội cùng
với quá trình tiến hành thực tập, thực tế tại địa phương nhằm tìm hiểu về
những kết quả đạt được và những hạn chế của chính quyền địa phương trong
quá trình thực hiện các chính sách xã hội đối với gia đình liệt sỹ, đồng thời
kiến nghị các giải pháp nhằm giúp đỡ các gia đình liệt sỹ vượt qua khó khăn.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
• Tìm hiểu về cuộc sống của các gia đình liệt sỹ
• Tìm hiểu việc thực hiện chính sách xã hội, các ưu đãi cho gia đình liệt
sỹ theo quy định của nhà nước tại xã Nghi Liên
• Phân tích những ưu, nhược điểm của việc thực hiện chính sách xã hội
đối với gia đình liệt sỹ
• Đề xuất các khuyến nghị đối với các cơ quan ban ngành nhằm nâng
cao hiểu quả công tác thực hiện chính sách với gia đình liệt sỹ
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1Đối tượng nghiên cứu
Cuộc sống của những gia đình liệt sỹ và sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương đối với các gia đình liệt sỹ.
4.2. Khách thể nghiên cứu

• Các gia đình thân nhân liệt sỹ
• Nhân dân địa phương tại địa bàn nghiên cứu
5
• Cán bộ phòng lao động thương binh xã hội thành phố Vinh, cán bộ
chính sách xã Nghi Liên cùng các ban nghành, đoàn thể liên quan khác của xã
4.3. Phạm vi nghiên cứu
• Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Nghi Liên, thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An
• Thời gian nghiên cứu: 31/03/2014 – 30/04/ 2014
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Trước khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề thì việc tìm hiểu tài liệu,
các thông tin liên quan đến vấn đề là một công việc không thể thiếu. Nó nhằm
giúp cho nhà nghiên cứu biết được về lịch sử nghiên cứu của vấn đề này đồng
thời cung cấp thêm các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu. Do
vậy tôi đã sử dụng phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu. Nguồn
tài liệu mà tôi sử dụng trong đề tài này bao gồm: các văn bản, báo cáo tổng
kết hàng năm về công tác thực hiện chính sách của ban chính sách xã hội xã
Nghi Liên, phòng chính sách xã hội thành phố Vinh.
Bên cạnh đó tôi còn tham khảo một số bài viết như: “Uống nước nhớ
nguồn Cục thương binh, liệt sỹ và người có công” của tác giả Đỗ Mười, các
bài báo liên quan đến liệt sỹ kết hợp với việc tìm hiểu thông tin ở một số trang
website: />www.dantri.com.vn;
www.google.com.vn; www.vn.socialworks.com.vn.
Việc sự dụng phương pháp nghiên cứu này đã giúp tôi có được các số
liệu, nội dung của các quyết định, các căn cứ đã có sẵn một cách nhanh chóng
và tiết kiệm thời gian.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
5.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhằm mục đích khai thác những thông tin có tính chuyên sâu vào

những khó khăn của các gia đình liệt sỹ, những tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng
của các gia đình liệt sỹ thì tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 gia đình có thân
nhân là liệt sỹ. Bên cạnh đó việc tiến hành phỏng vấn sâu còn giúp tôi biết
6
thêm được những khó khăn hay thuận lợi mà các gia đình gặp phải trong quá
trình tiếp cận tới chính sách, chế độ ưu đãi của nhà nước. Đồng thời để khai
thác được những ý kiến đánh giá của các gia đình liệt sỹ đối thái độ, phong
cách làm việc của cán bộ chính sách.
Ngoài ra đề có được những thông số cơ bản về số lượng liệt sỹ, giới
tính, năm sinh, địa điểm hy sinh của các chiến sỹ đã hy sinh tôi đã tiến hành
phỏng vấn sâu cán bộ chính sách xã Nghi liên tại phòng làm việc của Ban
chính sách xã. Đồng thời ttooi cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ chính
sách để có thêm những hiểu biết về các quyết định, các chế độ chính sách ưu
đãi của nhà nước dành cho các gia đình liệt sỹ
5.2.2. Phương pháp quan quan sát
Quan sát vừa được xem như là một phương pháp nghiên cứu và cũng là
một kỹ năng của nhân viên công tác xã hội. Bởi để quan sát được, thu thập
được thông tin mang tính chính xác cao, và mang tính khách quan thì đòi hỏi
người quan sát cần linh động trong quan sát. Trong quá trình nghiên cứu này
tôi đã sự dụng kết hợp giữa quan sát công khai và quan sát bí phương pháp
này xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài này của mình.
Trước hết thì tôi tiến hành quan sát công khai và tìm hiểu các điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội, các phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, lối sống
của người dân trên địa bàn nghên cứu. Đồng thời tôi đã quan sát về hoàn cảnh
sống, hoạt động sản xuất (đối với gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp)
thực tại của các gia đình liệt sỹ trên địa bàn.
Bên cạnh đó tôi tiến hành quan sát bí mật về thái độ, cử chỉ, cách đối
xử của những người dân xung quanh đối với các gia đình liệt sỹ. Không
những thế tôi đã tiến hành quan sát bí mật những buổi làm việc của cán bộ
chính sách xã với những gia đình có thân nhân liệt sỹ. Thông qua phương

pháp này có thể giúp tôi đánh giá được một phần về hiểu quả, phương pháp
và thái độ làm việc của các cán bộ chính sách. Ngoài ra tôi đã tiến hành quan
sát bí mật đài tượng niệm liệt sỹ của xã Nghi Liên để thông qua đó đánh giá
7
cách chăm sóc, tu dưỡng, tưởng nhở công ơn của các cán bộ và nhân dân xã
Nghi Liên đối với các anh hùng liệt sỹ.
5.2.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Ngoài việc dựa vào thông tin thu thập được từ chính quyền địa phương
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài của mình bằng phương pháp điều tra bảng
hỏi. Mặc dù trên địa bàn nghiên cứu có 45 gia đình liệt sỹ, tuy nhiên do một
số gia đình có thân nhân sống đơn thân một mình, trí nhớ không còn tốt; đồng
thời để tết kiệm thời gian nghiên cứu nên tôi đã chọn ra 35 thân nhân/35 hộ
gia đình để tiến hành điều tra bảng hỏi. Các gia đình được chọn ngẫu nhiên
đồng đều ở tất cả các xóm.
Thông qua bảng hỏi giúp tôi tìm kiếm được những thông tin liên quan
đến các mức trợ cấp của nhà nước đối với gia đình liệt sỹ, các chương trình
chính sách mà gia đình được hưởng. Bên cạnh đó tôi đã sự dụng các câu hỏi
mở để thông qua đó giúp các gia đình trình bày các ý kiến, kiến nghị của
mình đối với công tác thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
6.Đóng góp của đề tài
Đóng góp về mặt lý luận:
Quá trình nghiên cứu thực tiễn của đề tài là một quá trình ứng dụng
thực tiễn các hệ thống, khái niệm, phạm trù, lý thuyết CTXH vào việc mô tả,
phân tích và giải thích tìm hiểu các vấn đề cần quan tâm thuộc chính sách xã
hội và đưa ra các giải pháp cụ thể. Do đó đề tài này góp phần làm sáng tỏ, cụ
thể hóa nội dung của lý thuyết chuyên nghành công tác xã hội đã nêu trên.
Ngoài ra, đây cũng là nguồn tư liệu góp phần làm phong phú hơn các lý
luận về lĩnh vực an sinh xã hội, và đồng thời cũng là một trong những tài liệu
góp phần vào giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Đóng góp về mặt thực tiễn:

Đề tài này được nghiên cứu trên các khía cạnh: hoàn cảnh của các gia
đình liệt sỹ, những khó khăn của các gia đình liệt sỹ trong việc tiếp cận và
hưởng các chế độ chính sách của nhà nước, việc thực hiện các chính sách xã
hội của các cấp chính quyền địa phương cho các gia đình liệt sỹ. Vì vậy
8
Đối với xã hội: Đề tài nghiên cứu mong muốn góp phần nâng cao
truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc nhằm thúc dục những người
dân trong cộng đồng xã hội luôn tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm tới các gia
đình liệt sỹ hơn.
Đối với chính quyền địa phương: đề tài giúp cho chính quyền địa
phương đưa ra được những giải pháp thực hiện hiểu quả các chính sách an
sinh xã hội mà nhà nước đã xây dựng. Đồng thời giúp chính quyền địa
phương xây dựng thêm một số chương trình, chính sách giúp đỡ các gia đình
liệt sỹ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế cũng như văn hóa của địa
phương.
Ngoài ra thông qua việc thực tập, thực tế, nghiên cứu đề tài này giúp
bản thân tôi rút được những kinh nghiện thực tiễn cuộc sống, từ đó hoàn thiện
hơn công tác sau này.
7.Bố cục của đề tài
Nội dung của bài niên luận này ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, mục lục và các phần phụ lục thì được chia làm 3 chương chính:
Chương 1 Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu và các khái niệm lý
thuyết liên quan
Chương 2 Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với gia
đình liệt sỹ tại xã Nghi Liên, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 3. Vai trò của nhân viên CTXH trong việc thực hiện chính
sách an sinh xã hội đối với gia đình liệt sỹ
9
10
NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu và các khái niệm lý
thuyết liên quan
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Thực tiễn về gia đình liệt sỹ
Vì sự nghiệp đấu tranh của dân tộc lâu dài và gian khổ lịch sử dân tộc
ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ. Trong đó thì
chúng ta đã phải đối mặt với 2 cuộc chiến tranh lớn nhất, ác liệt nhất là cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ(1954-
1975). Đây là khoảng thời gian mà dân tộc ta phải trải qua đầy đau thương,
máu lửa nhất. Trong hai cuộc chiến ác liệt này chúng ta đã phải đối đầu với
một đội quân hùng hậu của giặc đồng thời là những trang bị vũ khí hiện đại
của một nền công nghiệp hiện đại như: hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép, trọng
pháo, tàu chiến, máy bay trinh sát, chất độc hóa học Trong khi đó quân đội
chúng ta chỉ có trong tay những khẩu súng ngắn, súng tiểu liên, lựu đạn, mìn,
thủy lôi thô sơ. Chính từ những chênh lệch lớn này đã làm cho quân đội ta
gặp nhiều tổn thất trong cuộc chiến tranh. Nhưng với một lòng quyết tâm vì
sự nghiệp độc lập bảo vệ dân tộc nên các đồng chí chiến sỹ của chúng ta đã
mạnh dạn, dũng cảm chiến đấu đến từng hơi thở cuối cùng. Vì sự càn quét ác
liệt của quân địch nhằm tiêu diệt quân đội chúng ta nên nquân đội chúng ta đã
phải hy sinh vô vàn các chiến sỹ.
Do điều kiện chiến tranh diễn ra liên tục lúc bấy giờ cùng với điều kện
kinh tế khó khăn, số lượng quân binh lớn khó kiểm soát nên Việt nam chúng
ta chưa có thể thống kê chính xác được con số hy sinh của các chiến sỹ.
Nhưng mới đây đã có nhiều tài liệu nước ngoài có liên quan đến việc hy sinh
của quân đội Việt Nam. Trong báo cáo sau trận đánh của Mỹ thì họ đã ước
tính làm giết hại khoảng 500.000 chiến sỹ quân đội chúng ta [19]. Theo tư
liệu giải mã của Chính phủ Việt Nam năm 1995 cũng như sự xác nhận của
11
các viên chức chính phủ từng tham gia vào cuộc chiến trong một phim tài
liệu trình chiếu trên kênh truyền hình The History Channel, có rất nhiều viên

chức của Việt Nam trong các cuộc phỏng vấn đã xác nhận con số gần đây từ
tài liệu giải mã, và số chiến binh tử trận của Quân đội Nhân dân Việt Nam
vào khoảng 1,1 triệu, bao gồm 300.000 mất tích chưa tìm được thi thể. [19].
Hay dựa vào số lượng mộ ở nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn - nghĩa trang liệt
sỹ lớn nhất của cả nước có hơn 7.000 ngôi mộ. Mặc dù chưa có được con số
chính xác về số lượng các chiến sỹ đã hy sinh nhưng chúng ta có thẻ thấy
được sự hy sinh đó không phải là một con số nhỏ. Không những các chiến sỹ
đã hy sinh trong trận chiến mà nhiều chiến sỹ đã hy sinh do bệnh tật, tai nạn,
kiệt sức, rắn cắn, thú dữ trên đường hành quân. Trong lúc bận rộn tiếp tục
hành quân hay tiếp tục chiến đấu nhiều chiến sỹ không may đã hy sinh nhưng
được các đồng chí, đồng đội tiến hành chôn cất chu đáo. Nhưng bên cạnh đó
cũng có nhiều chiến sỹ hy sinh trong hoàn cảnh cấp bách, cuộc chiến đang
diễn ra căng go, nên các đồng đội đành phải ngậm ngùi nước mắt mà không
thể thực hiện việc chôn cất các chiến sỹ đã hy sinh của chúng ta. Bên cạnh đó
cũng có nhiều chiến sỹ trong khi làm nhiệm vụ bị bắt cóc, giam cầm rồi giết
hại mà đồng đội không hề hay biết. Chính vì vậy có rất nhiều chiến sỹ chúng
ta sau khi hy sinh nhưng không thể toàn thi, không có nấm mộ để yên nghỉ.
Có thể nói rằng các chiến sỹ đã anh dũng hy sinh vì non sông đát nước mà
không màng đến danh lợi, hạnh phúc riêng tư cùng gia đình.
Sự ra đi của các chiến sỹ là nỗi đau chung của cả dân tộc, để lại trong
mỗi người dân những niềm tiếc thương vô hạn đối với các chiến sỹ. Sự hy
sinh của các chiến sỹ để lại phía sau họ gia đình yêu dấu, mẹ già, vợ hiền, con
thơ. Chính vì thế hơn ai hết thì chính gia đình của các đồng chí, thân nhân của
họ mới phải chịu nhiều mất mát lớn. Nhiều liệt sỹ khi hy sinh họ để lại người
vợ với đứa con chưa kịp cất tiếng khóc chào đời, người vợ của họ cùng lúc
phải gánh trên vai trách nhiệm vừa làm cha vừa làm mẹ. Hay nhiều gia đình
chỉ còn lại những người cha mẹ già tự phải an ủi chăm sóc qua tuổi già. Khi
12
các chiến sỹ đã hy sinh thân nhân của họ chỉ còn có thể biết ngậm ngùi
thương đau, vươn lên để sống những cuộc sống tốt với đời và trọn nghĩa cử

của những liệt sỹ sỹ không tiếc xương máu vì biển trời của Tổ quốc. Mặc dù
với những sự cố gắng đó nhưng nhiều gia đình không thể tránh khỏi được
những khó khăn, vấp ngã về kinh tế. Bởi điều đó cũng dễ hiểu khi gia đình
liệt sỹ đã mất đi một nguồn nhân lực tạo ra thu nhập của gia đình. Hơn thế
trong điều kiện của nền kinh tế thị trường để có thể phát triển kinh tế gia đình
thì nó đòi hỏi ở gia đình nhiều yếu tố như nguồn vốn, kinh nghiệm, thị trường
tiêu thụ, nhân lực trong khi đó các gia đình lại hạn chế về những điều kiện
này. Đặc biệt những gia đình liệt sỹ thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít
người thì kinh tế gia đình lại càng khó khăn hơn bởi họ không đủ điều kiện để
tiếp cận với các khoa học, công nghệ tiến bộ để áp dụng vào đổi mới và phát
triển kinh tế. Một con số được đưa ra trong bài viết khó khăn của gia đình liệt
sỹ đã đưa ra có tới 30% hộ gia đình liệt sỹ đang sống trong những ngôi nhà
tạm bợ, hư hỏng nặng.
Trước những khó khăn đó, Đảng và Nhà nước đã lần xây dựng các hệ
thống chính sách nhằm hỗ trợ các gia đình liệt sỹ. Từ đó đã giúp nhiều hộ gia
đình liệt sỹ vượt qua cảnh khó khăn, bần cùng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn
đang còn nhiều gia đình có người thân đã hy sinh vì tổ quốc nhưng lại chưa
được gi nhận công lao vì vậy gia đình không hề được nhận từ một sự hỗ trợ,
giúp đỡ nào từ nhà nước. Và đang còn nhiều hơn thế những nối oan ức, những
thiệt thòi mà các gia đình liệt sỹ đang gặp phải, cũng như đang nhiều những
câu chuyện đau lòng đáng thương tâm liên quan đến gia đình liệt sỹ vẫn đang
còn tồn đọng giải quyết ở Việt Nam.
1.1.2. Công tác hỗ trợ của Nhà nước
Với truyền thống “Thủy chung, nhân nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”,
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Việt nam,
công tác đền ơn đáp nghĩa chăm sóc tới gia đình liệt sỹ nói riêng và các gia
đình có công với cách mạng nói chung luôn được quan tâm. Điều này được
13
thể hiện một phần khá rõ trong việc xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã
hội cũng như các chế độ ưu đãi đối với gia đình liệt sỹ. Hệ thống chính sách,

chế độ ưu đãi đó đã được ban hành trong các pháp lệnh ưu đãi người có công,
nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành pháp lệnh, thông tư liên tịch, quyết định
hỗ trợ người có công và được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước.
Bao gồm:
 Về trợ cấp tuất thân nhân liệt sỹ
Liệt sỹ là những người đã anh dũng chiến đấu bảo vệ sự nghiệp chung
của Tổ quốc mà sẵn sàng hy sinh gia đình, bản thân nhưng họ không được
hưởng quyền lơi. Vì vậy Đảng và nhà nước phải có trách nhiệm bù đắp thiệt
thòi của họ thông qua việc chăm lo cuộc sống yên ổn về vật chất, tinh thần
cho gia đình của các liệt sỹ. Nhằm góp phần tạo mọi điều kiện để gia đình có
mức sống ngang bằng với mức sống trung bình trong cộng đồng.
Tại Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04/9/2013 của Chính phủ quy
định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ củ thể như sau:
 Thân nhân của một liệt sỹ được hưởng tiền trợ cấp tiền tuất hàng
tháng bằng một lần mức chuẩn là 1.220.000 đồng/tháng
 Thân nhân của 2 liệt sỹ được hưởng tiền trợ cấp tiền tuất hàng tháng
bằng hailần mức chuẩn là 2.440.000 đồng/tháng
 Thân nhân của 3liệt sỹ trở lên được hưởng tiền trợ cấp tiền tuất
hàng tháng bằng ba lần mức chuẩn là 3.660.000 đồng/tháng
 Vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác thì được hưởng trợ
cấp hàng tháng bằng một lần mức chuẩn là 1.220.000 đồng/tháng
 Thân nhân của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng
mà chết, người tổ chức mai tang phí, đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp
một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi là 3.660.000 đồng/tháng
 cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con
từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi
mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm
trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng là 976.000 đồng/tháng.
 Chính sách ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe
14

Sức khỏe là yếu tố quan trọng đối với con người nên Đảng và nhà
nước đã có chính sách ưu đãi về y tế chăm sóc sức khỏe đối với thân nhân của
liệt sỹ.
Tại khoản 2 Điều 14 trong Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13 sửa
đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng đã
quy định rõ: “ Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, cấp
phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết” . Ngoài ra vào các ngày lễ
như 27/7 các trung tâm y tế huyện hoặc tỉnh trên cả nước còn tổ chức các hoạt
động khám sức khỏe định kỳ và cáp phát thuốc miễn phí đối với thân nhân
của liệt sỹ.
 Chính sách ưu đãi giáo dục
Bộ LĐTBXH và Bộ GDĐT, Bộ TC đã kết hợp xây dựng chế độ giáo
dục đào tạo đối với con em liệt sỹ được thể hiện rõ trong Thông tư liên tịch số
2013/TTLT-BLĐTBXH - BGDĐT – BTC như sau:
 Chế độ đối với học sinh thuộc diễn ưu đãi đang học tại cơ sở giáo dục
+ Học phí:
Hỗ trợ 100% tiền học phí tại các trường công lập
Hỗ trợ học phí đối với học sinh học tại các trường ngoài công lập theo
mức học phí của các trường công lập cùng cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định
+ Trợ cấp một lần hàng năm để mua sách vở đồ dùng học tập
Cơ sở giáo dục mầm non: 400.000 đồng
Cơ sở giáo dục phổ thông thường xuyên: 500.000 đồng
 Chế độ đối với học sinh , sinh viên thuộc diễn ưu đãi đang học tại
cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
+ Học phí:
Trường trung cấp chuyên nghiệp: 300.000đồng/ tháng
Trường dạy nghề: 400.000đồng/ tháng
Trường Cao đẳng : 400.000đồng/ tháng
Trường Đại học : 500.000đồng/ tháng

+ Trợ cấp một lần hàng năm để mua sách vở, đồ dùng học
tập:600.000đồng
 Chính sách giải quyết việc làm
15
Theo quy định thì những người thân nhân là bố, mẹ, vợ hoặc chồng của
liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ trên 10 năm được miễn 100% thuế
sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất, lao động. bên cạnh đó là chính sách ưu
tiên tuyển dụng lao động đối với những con em của liệt sỹ.
 Chính sách ưu đãi về nhà ở
Theo điều 55 của Nghi định số 31/2013/NĐ – CP nêu rõ:
 Thân nhân liệt sỹ được hỗ trợ cải thiện nhà ở tùy theo hoàn cảnh,
công lao đóng góp của từng người và khả năng của Nhà nước, địa phương.
Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào chế độ ưu đãi cao nhất mà người đó
được hưởng và chỉ giải quyết một lần
 Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ nếu mua nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước thì được miễn, giảm tiền sự dụng đất theo quy định
của pháp luật về đất đai
Các hệ thống chính sách an sinh xã hội đó đã góp phần lớn trong việc
hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình liệt sỹ vượt qua được những khó khăn về mặt
kinh tế, đồng thời xoa dịu bớt những nỗi đau, mất mát của các gia đình, cũng như
tạo dựng được niềm tin của gia đình vào đường lối của Đảng và Nhà nước.
1.2. Một số khái niệm, lý thuyết liên quan
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Liệt sỹ
Liệt sỹ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của nhà nước, của
nhân dân và được nhà nước truy tặng bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu
Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch

Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn
không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt
tù, vượt ngục mà hy sinh
Làm nghĩa vụ quốc tế
Đấu tranh chống tội phạm
Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc
phòng an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân
16
Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa
bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn
Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập tìm kiếm hài cốt
liệt sỹ do cơ quan thẩm quyền giao
Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ
quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm
Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh chết do
thương tật tái phát
Người mất tin, mất tích trong các trường hợp vừa nêu trên
Liệt sỹ được tổ chức báo tử, truy điệu, an táng. Nhà nước và nhân
dân xây dựng quản lý, chăm sóc, giũ gìn các công trình ghi công liệt sỹ, bao
gồm phần mộ, nghĩa trang, đài tượng niệm, bia ghi tên liệt sỹ.[16]
1.2.1.2. Gia đình liệt sỹ
Bao gồm những thân nhân của liệt sỹ: vợ hoặc chồng, con, cha mẹ đẻ,
người có công nuôi liệt sỹ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
“Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ”
17
1.2.1.3. Chính sách xã hội
Chính sách xã hội là các quan điểm, chủ trương được thể chế hóa để tác
động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần
thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ và phát triển con người.
1.2.1.4. An sinh xã hội

An sinh xã hội đã được hình thành và tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau và ở tất cả các quốc gia lại có các mô hình của an sinh xã hội khác
nhau. Do tính chất phức tạp và đa dạng của ASXH nên vẫn còn nhiều nhận
thức khác nhau và có nhiều khái niệm về ASXH khác biệt giữa các quốc gia.:
Theo H. Beveridge, nhà kinh tế học và xã hội học người Anh (1879-
1963), ASXH là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo
đảm một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa.
Trong Đạo luật về ASXH của Mỹ, ASXH được hiểu khái quát hơn, đó
là sự bảo đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân,
đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát
triển tài năng đến tột độ.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: ASXH là sự bảo vệ của
xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công
cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc
giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,
thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp
cho các gia đình đông con.
Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời
sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các
biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên
trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
18
1.2.1.5. Ưu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và
toàn xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt ưu tiên hơn mức bình thường về mọi mặt trong
đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công lao đặc biệt với đất nước
1.2.2. Các lý thuyết liên quan
Để trở thành một ngành khoa học thực sự thì một trong những yếu tố
quan tọng không thể thiếu là các cơ sở lý thuyết của ngành đó. Nó sẽ trở
thành cơ sở khoa học để ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, thí nghiệm, thực

ành trong thực tiễn. Công tác xã hội cũng là một ngành khoa học có đầy đủ cỏ
sở các lý thuyết, nhưng trong đề tài nghiên cứu này tôi chỉ vận dụng các lý
thuyết sau:
1.2.1.1. Lý thuyết vai trò
Lý thuyết vai trò chỉ ra rằng: mỗi cá nhân khi sinh ra, họ sẽ đảm nhận
những vị thế xã hội khác nhau và những vai trò xã hội khác nhau. Những vai
trò đó là do xã hội quy định, đặt sãn cho mỗi cá nhân, mong muốn cá nhân
thực hiện. những cá nhân thực hiện đúng những vai trò trách nhiệm đó thì
được xã hội tôn trọng, thừa nhận, và ngược lại không thực hiện được thì chịu
sự trừng phạt, chê trách của xã hội. Những vai trò đó có thể là vai trò ẩn, hay
vai trò hiện ra bên ngoài mà con người có thể nhìn thấy được. Mục đích của
lý thuyết này là nhằm giúp thay đổi thân chủ có những hành vi, thái độ phù
hợp với những vai trò của mình đac được xã hội định sẵn. Tuy nhiên mở rộng
phạm vi là những cá nhân và phát triển nó lên thì đó là những vai trò của các
nhóm, tổ chức, những tập thể, những cộng đồng. Vì vậy tôi đã ứng dụng lý
thuyết này để phân tích vai trò của từng cá nhân, nhóm, tổ chức trong việc
thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với gia đình liệt sỹ. Đồng thời cũng để
tìm hiểu rõ những cá nhân, cơ quan, tổ chức nào chưa thực hiện đầy đủ trách
nhiệm của mình làm ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách cho các gia
đình, thân nhân liệt sỹ.
19
1.2.1.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng lý thuyết về nhu
cầu của con người vào những năm 1990. Lý thuyết của ông nhằm giải thích
những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một
cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh
thần. các nhu cầu của con người được sắp xếp từ đáy lên tới đỉnh phản ánh
mức độcơ bản của nó với sự tồn tại và phát triển con người vừa là một sinh
vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.
Do vậy có thể ứng dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu để tìm

kiếm, đánh giá đúng được chính xác những nhu cầu thiết thực của các gia
đình liệt sỹ, Để thông qua đó đưa ra những giải pháp kiến nghị về xây dựng
chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của các gia đình liệt sỹ.
1.2.1.3. Lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội
Các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội cũng như các vấn đề xã hội có
thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, mỗi cách tiếp cận cho phép chúng
ta giải thích vấn đề theo những khía cạnh khác nhau. Và theo lý thuyết hệ
thống xã hội cho rằng: hệ thống là toàn bộ các thành tố, các thành phần, các
bộ phận và các mối liên hệ giữa chúng theo một kiểu nào đó tạo thành một
chỉnh thể, toàn vẹn.Trong hệ thống đó con người được xem như bị lôi cuốn
vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi
trường.Vì vậy con người cần phải biết cải thiện mối quan hệ tương tác trong
hệ thống đó. Từ nội dung, ý nghĩa của lý thuyết tôi đã ứng dụng vào để tài
nghiên cứu của mình nhằm phân tích chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, chính
sách, các cộng đồng, nhóm cá nhân ảnh hưởng đến các thân nhân, gia đình lệt
20
sỹ. Thông qua đó cũng đựa vào sự tác động của các hệ thống xã hội này để
đưa ra giải pháp phù hợp với các thân nhân liệt sỹ.
1.2.1.4. Lý thuyết về hành động xã hội
Quan điểm của lý thuyết này cho rằng: Hành động xã hội là sự trao đổi
trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các khuôn mẫu quan hệ được cấu trúc hóa
bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát
được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã
hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình
thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối.
Đối với các cá nhân, những điều trên là rõ ràng và hiển nhiên, dựa trên nhận
thức và kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy tôi dựa vào lý thuyết này để tìm hiểu
được nguyên nhân của những thành công trong công tác thực hiện chính sách
xã hội cho gia đình liệt sỹ. Đồng thời dựa vào lý thuyết này đua ra các giải
pháp mang tính giáo dục hành động cho các thành viên xã hội cùng hướng

đến gia đình liệt sỹ.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ
HỘI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH LIỆT SỸ TẠI XÃ NGHI LIÊN, TP VINH,
TỈNH NGHỆ AN
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
21
 Vị trí địa lý
Xã Nghi Liên là một xã đồng bằng thuộc khu vực thành phố Vinh, cách
trung tâm thành phố về phía Bắc khoảng 9km. Xã nằm ở tọa độ: 18°39′30″B
105°40′10″Đ .
Phía Đông Nam giáp với xã Nghi Ân
Phía Đông và phía Bắc giáp với xã Nghi Trung
Phía Tây giáp với xã Nghi Vạn
Phía Nam giáp với xã Nghi Ân
Xã Nghi Liên được thành lập và có tên trên bản đồ hành chính từ năm
1954, nhưng từ trước đó Nghi Liên vốn có tên gọi:làng Kim Yên. Từ trước
năm 2007 xã Nghi liên là một xã thuộc địa phận hành chính của huyện Nghi
Lộc. Đến tháng 12/2007 thực hiện Nghị quyết 215/2007/NQ-HĐND về việc
thông qua nội dung đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Vinh đến
năm 2025 với mục đích xây dựng thành phố Vinh được công nhận đô thị loại
I vào năm 2008. Do đó, phải hoàn thành cơ bản công tác điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng mở rộng thành phố Vinh; quy hoạch chung gắn với
quy hoạch mở rộng địa giới hành chính để đưa 4 xã của huyện Nghi Lộc là:
Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân, Nghi Đức và 2 xã của huyện Hưng Nguyên
là: Hưng Chính, và một phần phía Bắc đường Quốc lộ 1A tránh Vinh của xã
Hưng Thịnh sát nhập vào thành phố Vinh. Chính từ mộc thời gian đó Nghi
Liên trở thành đơn vị hành chính thuộc địa phận của Thành phố Vinh. Dù có
thay đổi về tên gọi đơn vị hành chính thì Nghi Liên luôn được biết đến là một
vùng đất giàu truyền thống đánh giặc trên mảnh đất quê hương xứ Nghệ. Nơi

đây cũng chính là một trong những trận địa oanh liệt của cả nước trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
 Địa hình
Nghi Liên là một xã nằm ở khu vực đồng bằng, địa hình bằng phẳng,
đặc biệt Nghi Liên là một xã tương đối thuận lợi về giao thông vận tải bởi trên
địa bàn xã có có sân bay Vinh, có tuyến đưường Quốc lộ 1A và đường sắt
Bắc Nam chạy qua.
22
 Khí hậu
Là một xã nằm trong khu vực của Miền Trung, vì vậy khí hậu của xã
mang đầy đủ những nét đặc trưng riêng của khí hậu Miền trung: khí hậu nhiệt
đới gió mùa, khắc nghiệt, biến đổi thất thường, chịu tác động của gió phơn
Tây Nam khô nóng ( từ thangs4 đến tháng 8).
 Đất đai
Với tổng diện tích là 946,6 ha, phần lớn là đất sản xuất nông nghiệp.
thổ nhưỡng nhìn chung là đất sét, đất cát pha ít bazan thuận lợi cho việc trồng
lúa nước và thâm canh hoa màu. Tuy nhiên một số vị trí do chịu ảnh hưởng
của chiến tranh, bom mìn tàn phá nên đất đai bị khô cằn, bạc màu, hay thậm
chí thành những hố sau nguy hiểm.
 Tài nguyên khoán sản
Một trong những hạn chế lớn nhất của xã về điều kiện tự nhiên là hạn
chế về tài nguyên. Vì vậy xã chỉ có thể tận dụng vào tài nguyên đất màu mỡ,
phù sa cùng với nguồn nước dồi dào từ các trạm bơm để phát triển kinh tế
nông nghiệp, phát triển các cây hoa màu.
2.1.2. Điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội
 Cơ sở hạ tầng
Nghi Liên từ một xã thuộc huyện Nghi Lộc, sau hơn 5 năm sát nhập
vào TP Vinh (2008) Nghi Liên có những bước phát triển đáng khích lệ. Thực
hiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chỉ thị
05-CT/Th U ngày 2508/2011 của Thành Ủy Vinh thì Nghi Liên đã tích cực

cải thiện, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng sang trang hơn:
 Giao thông: Ngoài việc xây dựng mở rộng các tuyến đường liên
thôn, liên xã thì xã Nghi Liên trong năm 2013 đã làm tốt công tác giải phóng
mặt bằng để mở rộng con dường huyết mạch của đất nước thêm đẹp và sang
trang hơn.
 Điện: Trên địa bàn toàn xã 100% hộ gia đình đều có điện để sự
dụng. Không chỉ vậy xã còn đầu tư lắp đặt điện đường ở tất cả các xóm nhằm
đáp ứng nhu cầu của người dân.
23
 Y tế: Để đáp ứng được nhu cầu thăm khám chữa bệnh của nhân dân
trên địa bàn xã, thì xã đã đầu tư xây dựng thêm 2 dãy nhà phục vụ bệnh nhân,
tổng diện tích sàn là 260,5 m2 với 08 phòng chức năng được trang bị các thiết
bị y tế hiện đại.
 Trường học: Trên xã có 3 cấp học với 4 ngôi trường: 2 trường mẫu
giáo, một trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở với những phòng học đều
mới, khang trang, hiện đại phục vụ nhu cầu học tập cho tất cả con em trên
toàn xã.
 Chợ: Khác với những năm trước đây, do khuôn viên chợ chật hẹp
cũng như đời sống nhân dân chưa cao nên một tháng chị họp 12 ngày/ phiên.
Cho đến nay thì đến nay chợ đã được sửa sang và xây dựng thêm nhiều gian
hàng mới rộng rãi và đẹp hơn.
 Nước sạch: Mặc dù trên địa bàn xã chưa được sử dụng nước sạch
nhưng trong thời gian qua xã đang từng bước hoàn thành công tác lắp đặt các
thiết bị cung cấp nước nhằm hướng tới mục tiêu cung cấp nước cho toàn bộ
nhân dân trong năm 2015.
Công sở: UBND xã được xây dựng mới năm 2010, đáp ứng cho yêu
cầu làm việc phục vụ nhân dân.
Đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho người dân trong xã thì năm
1997 xã đã xây dựng và thành lập 1 trung tâm bưu điện xã.
Có thể nói nhìn chung về cơ sở hạ tầng tương đối đáp ứng nhu cầu cơ

bản của nhân dân trên địa bàn xã, nhưng khi so sánh với các phường xã khác
trên địa bàn thành phố thì xã Nghi liên cần phải cố gắng hơn nữa trong công
tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt các dịch vụ cung cấp nước sạch cho
người dân.
 Kinh tế
Phát huy những kết quả đã đạt được những năm qua , xã Nghi Liên đã
quyết tâm khai thác tốt hơn nữa những tiềm năng lợi thế, tập trung một số giải
pháp để tiếp tục đưa kinh tế xã đi lên. Trong đó quan tâm nhất vẫn là khuyến
khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào địa bàn xã để sản
xuất kinh doanh., cùng với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho
24
người dân. Nhờ vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đã có sự chuyển biến
tích cực: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 9,1%( năm 2012 : 8,8%) ,
giá trị sản xuất tăng 12% so với năm 2013. Trong đó giá trị sản xuất nông
nghiệp đạt 56,2 tỷ đồng chiếm 15,71%, công nghiệp-tiểu thủ CNXD ước đạt
229 tỷ đồng chiếm 64,11%; dịch vụ thương mại đạt 72 tỷ đồng chiếm
20,16%. [ 2]
 Văn hóa xã hội
Bên cạnh những thành công trên lĩnh vực kinh tế thì văn hóa - xã hội
của xã đều gặt hái được nhiều thành quả đáng khen ngợi. Kinh tế phát triển
tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao phát triển
cả bề sâu lẫn chiều rộng. Các hoạt động về văn hoá – TDTT cũng diễn ra
thường xuyên, sôi nổi. Nghị quyết 06 về nếp sống văn hoá đô thị được tổ
chức thực hiện tốt. Liên hoan tiếng hát Làng Sen, hội diễn Hoa phượng đỏ,
hội khỏe Phù đổng, các ngày lễ lớn được tổ chức chu đáo, thiết thực,thiết chế
văn hóa được tăng cường: trong đó có 13/19 nhà văn hóa được xây dựng lại
khang trang. Ngoài ra xã còn tuyên truyền, phổ biến và thực hiện tốt các
phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”, “Uống
nước nhớ nguồn”.
2.1.3. Dân cư và nguồn gốc dân cư

Xã Nghi Liên được thành lập từ năm 1954 với 17 xóm từ xóm 1 đến
xóm 18 và thuộc địa phận của huyện Nghi Lộc. Ngày 17/4/2008 Chính phủ ra
Nghị Định số 45/2008/NĐ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghi
Lộc và Hưng Nguyên để mở rộng thành phố Vinh vì vậy xã Nghi Liên chính
thức trở thành đơn vị hành chính của thành phố Vinh. Sau đó do ảnh hưởng
của quá trình đô thị hóa, số lượng nhập cư của người dân đến xã tăng lên, dân
số lần lượt tăng theo vì vậy xã đã tách xóm 18 thành 3 xóm 18A, 18B, 18C.
Hiện nay trên toàn xã có 2.314 hộ, dân số là 11.223 người .
Từ khi mới được hình thành thì xã Nghi Liên đã biết đến là một vùng
đất có truyền thống yêu nước sâu sắc, một tinh thần truyền thống cách mạng ,
tinh thần chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất luôn sãn sàng hy sinh vì
25

×