Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

“Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (trường hợp nghiên cứu ở thôn Thuận Hóa, xã Lộc bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 78 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CNH-HĐH
NXB
THCS
THPT
KT-XH
CTXH
UBND
VACR
HTX
NVCTXH
Hội LHPN
PVS
Từ hoàn thiện
Công nghiệp hóa hiện đại
hóa
Nhà xuất bản
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Kinh tế xã hội
Công tác xã hội
Uy ban nhân dân
Vườn ao chuồng rừng
Hợp tác xã
Nhân viên công tác xã hội
Hội liên hiệp phụ nữ
Phỏng vấn sâu
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG:
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất


Bảng 2 : Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành
Bảng 3: Ai quyết định các khoản chi tiêu sau?
Bảng 4 : Ai là người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình?
Bảng 5 : Ai trong gia đình là lao động chính trong các loại việc sau?
Bảng 6: Thời gian biểu hàng ngày của một phụ nữ làm thêm nghề
phụ ở thôn Thuận Hóa (Đây là những hoạt động diễn ra hàng ngày suốt
những năm qua của gì Điệp thôn Thuận Hóa)
Bảng 7: Nam giới cần chia sẻ việc nhà với nữ giới không?
Bảng 8 : Chồng đánh vợ có bị coi là nghiêm trọng không?
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1:Tháp nhu cầu của Maslow
Lời mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
Bình đẳng giới một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại
đã theo đuổi hàng nhiều thế kỉ. Đầu thế kỉ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ
nghĩa không tưởng pháp S.Phurie đã nhận định: trình độ giải phóng phụ nữ
là thước đo trình độ phát triển xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng
định trong học thuyết Mác – Lênin ngay từ khi nó ra đời và được phát triển
ở trình độ mới cao hơn ở các giai đoạn tiếp theo.
Trong những năm qua,cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã
hội ,vai trò và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao.Vấn đề
bình đẳng giới ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn. Hội nghị các
quốc gia tại NewYork(Mỹ) năm 2000 đã xác định: bình đẳng giới là một
trong tám mục tiêu của thiên niên kỷ. Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy bình đẳng nam nữ nhằm đảm
bảo quyền lợi và phát huy vai trò của phụ nữ.Tiêu biểu như luật chống bạo
hành phụ nữ, đặc biệt là luật bình đẳng giới đuợc thông qua trong kì họp thứ
10,quốc hội khóa 11(21/11/2006). Đuợc sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự nỗ
lực của các ban ngành trung ương, địa phương và người dân , Việt Nam đã trở

thành một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới, đuợc xếp thứ
80/136 quốc gia về chỉ tiêu phát triển giới.
Thế nhưng, trên thưc tế, vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn
nhiều bất cập. Sự giải phóng phụ nữ dường như chỉ dừng lại ở cái mà cơ chế
xã hội mới mang lại , chưa vào sâu đuợc đời sống gia đình. Trong các gia
đình ít nhiều vẫn tồn tại các hiện tượng bất bình đẳng giói như chưa ghi
nhận đúng vai trò của nữ giới, sự phân công lao động trong gia đình chưa
hợp lý, còn sự phân biệt đối xử nam nữ, bạo hành phụ nữ vv…
Do đó em muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề giới trong phạm vi gia đình,
một lĩnh vực còn thiếu sự quan tâm đúng mức.
2
Mặt khác, địa bàn thực tế là thôn Thuận Hóa, xã Lộc Bổn, huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, là vùng đất cố đô, chỉ cách kinh thành huế có 20
km, nhiều dấu tích của chế độ phong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của
người dân nơi đây. Đặc biệt tàn dư của nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ
vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng. Vì vậy em muốn
tìm hiểu xem ở vùng đất còn đậm dấu ấn phong kiến này, vấn đề bình đẳng
giới, đặc biệt là bình đẳng giới trong gia đình được nhìn nhận và thực hiện
như thế nào.
Hơn nữa, vì thời gian hạn chế, chỉ có 7 ngày để thực hiện đề tài mà
vấn đề bình đẳng giới thì quá rộng. Việc đi sâu nghiên cứu một vấn đề như
bình đẳng giới trong gia đình sẽ có kết quả tốt hơn .
Vì những lý do trên ,em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
trong chuyến thực tế này là: “Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình: thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp (trường hợp nghiên cứu ở thôn Thuận Hóa,
xã Lộc bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế)
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua đã tác động mạnh
mẽ tới cơ cấu và phân công lao động giữa nam và nữ ở nông thôn.
Nghiên cứu sự phân công lao đọng theo giới ở nông thôn trong quá

trình CNH – HĐH sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt được sự biến đổi của gia
đình và cấu trúc phân công lao động giữa nam và nữ, và sự biến đổi cấu trúc
xã hội. Sự biến đổi đó tác động đến sự phân công lao động theo giới ở nông
thôn nói chung và trong gia đình nói riêng làm thay đổi các mối quan hệ xã
hội trong đó có mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là
mối quan hệ giới. Vấn đề phân công lao động theo giới ở nông thôn đã được
nhiều người nghiên cứu, trong đó có các công trình nghiên cứu sau:
TS. LÊ THỊ KIM LAN trong nghiên cứu “ Sự phân công lao động
theo giới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Vân
Kiều, tỉnh Quảng Trị”.
3
Đề tài này cũng xuất hiện một số giải pháp để xoá bỏ bất bình đẳng
giới và nâng cao địa vị của phụ nữ Vân Kiều.
- “ Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế nông thôn” được nghiên
cứu bởi trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình vào năm 1995. Đề tài này
đề cập đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân trong
quả trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như các vấn đề xã hội đặt ra xung
quanh mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với tính công bằng và sự bình đẳng
giới từ sự phân công lao động đó.
- Giáo sư LÊ THI, “ Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt
Nam”, trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ lại khẳng định mục tiêu
của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và sự phân công
lao động hợp lý giữa hai giới nam và nữ.Ở cả hai lĩnh vực hoạt động gia
đình và xã hội đều có sự tham gia và phát triển tài năng trí tuệ của cả hai
giới, phù hợp với đặc điểm giới của họ, góp phần tạo nên sự hài hoà trong
gia đình.
- “ Gia đình và địa vị phụ nữ trong xã hội” trung tâm nghiên cứu giới,
gia đình và môi trường trong phát triển, NXB Khoa học xã hội 1995”
Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến
vấn đề phân công lao động theo giới ở nông thôn trong quá trình hiện nay.

Đời sông không ngừng biến đổi, vì thế sự phân công lao động ở nông
thôn nói chung và sựu phân công lao động ở gia đình nói riêng cũng cần sự
biến đổi, để tạo nên một môi trường xã hội ổn định và phát triển.
Trong bài viết này người viết sẽ nhìn nhận vấn đề từ cả hai góc độ
quan điểm của phụ nữ và nam giới trong việc xem xét sự phân công lao
động chủ yếu từ độ tuổi từ 18 đến 55, 60 tuổi trong gia đình ở nông thôn để
thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động vào các
công việc sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng của cả hai giới, hy
vọng đưa ra khuyến nghị hướng tới sự phát triển toàn diện của cả hai giới
trong mối quan hệ với nông thôn và xu thế biến đổi xã hội.
4
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.1.Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học: lý
thuyết hành vi ,lý thuyết bất bình đẳng xã hội,lý thuyết về giới,bất bình đẳng giới
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với chính quyền địa phương: Giúp cán bộ thôn, xã và các ban
ngành chuyên môn đánh giá, nhìn nhận lại thực trạng bình đẳng giới trong
gia đình tại địa phương. Những thông tin thu đuợc qua quá trình nghiên cứu
sẽ tạo cơ sở cho chính quyền địa phương có những bổ sung, điều chỉnh về
chính sách ,chủ trương nhằm thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả, tạo động
lực cho sự phát triển chung của địa phương.
Đối với người dân: Giúp người dân có cơ hội nhìn nhận đúng hơn vai
trò của người phụ nữ và thực trạng bình đẳng giới trong gia đình ở địa
phương mình.Từ đó giúp người dân thay đổi lối tư duy cũ,góp phần thực
hiện có hiệu quả bình đẳng giới trong gia đình nói riêng và bình đẳng nam
nữ nói chung.
Đối với bản thân : Qua đợt thực tế này, mà cụ thể là việc đi sâu tìm
hiểu vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ở một cộng đồng dân cư, là cơ hội
tốt để em có thể áp dụng những phương pháp và lý thuyết đã học (phương

pháp thực hành công tác xã hội, các lý thuyết về xã hội học, các kiến thức về
gia đình học ) vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời qua quá trình thực hiện đề
tài, em tiếp thu được nhiều kiến thức về vấn đề giới và hiểu thêm về một cộng
đồng dân cư với những bản sắc riêng. Từ đó giúp em được kiểm nghiệm thực
tế, rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài này được thực hiện với một nhận thức rõ ràng rằng bình đẳng
giới vấn đề bình đẳng giới đang rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Vì
vậy trên cơ sở xem xét bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình, đề tài mong
muốn đưa đến một cách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ và thực trạng
5
bình đẳng giới trong gia đình hiện nay.Từ đó hướng tới các giải pháp nâng
cao năng lực cho nữ giới và thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả.
4.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong gia đình ở thôn Thuận Hóa:
những thành tựu đạt được và những hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia
đình còn tồn tại.
- Tìm hiểu cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề bình đẳng giới trong
gia đình ở địa phương .
- Tìm hiểu nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện
bình đẳng giới trong gia đình có hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương, làm thay đổi lối
tư duy cũ, lạc hậu, giúp họ có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng có được trong quá trình tìm hiểu.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tình hình bình đẳng giới trong gia đình ở thôn Thuận Hóa: những
thành công và những hiện tượng bất bình đẳng còn tồn tại,nguyên nhân và
giải pháp.

5.2. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ và nam giới trong các gia đình trên địa bàn, cán bộ phụ nữ, đại
diện chính quyền địa phương
5.3 Phạm vi nghiên cưú
Không gian: nghiên cứu trên địa bàn thôn Thuận Hóa
Thời gian thực địa: 14/6/2014 – 20/6/2014
Thời gian nghiên cứu vấn đề: ở những năm gần đây.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Báo cáo đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử như một cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu: Quá
trình nhận thức không chỉ dừng lại ở những nhận thức bên ngoài sự vật hiện
6
tượng mà còn phải nhận thức được bản chất bên trong hoặc tính quy luật vốn
có của nó. Phải xem xét các hiện tượng xã hội trong mối quan hệ biện
chứng với các hiện tượng khác, nghiên cứu phải được xem xét trong lịch sử
cụ thể để thấy được mối quan hệ biến đổi giới trong phân công lao động, tiếp
cận các nguồn lực và quyết định, tìm ra được bản chất của mối quan hệ giữa
nhận thức và hành động.
Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể bằng cách tiếp cận, nghiên cứu,
xem xét vấn đề theo quan điểm tôn trọng, giữ gìn và phát huy những nét
đẹp, tích cực của quá khứ và xoá bỏ những cái lạc hậu, tiêu cực, không phù
hợp với sự biến đổi của xã hội.
Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận Mác xít nhằm giải thích sự
vận động, biến đổi và phát triển mối quan hệ giới trong gia đình. Các lý thuyết
về giới như: Lý thuyết nhu cầu, lý thuyết hành động, lý thuyết nữ quyền.
Bên cạnh đó báo cáo cũng vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước, các văn kiện về đổi mới, về giải phóng phụ nữ được
ban hành, những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin từ đối tượng mà chúng ta cần nghiên cứu, từ những người
xung quanh, những người dân trong thôn Thuận Hóa, cán bộ xã, các tổ chức.
6.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là thông tin chưa qua xử lý, do cá nhân tự thu thập được.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu, mẫu nghiên cứu là những hộ gia
đình tại thôn Thuận Hóa, đây là một thôn có đủ tiêu chí phù hợp với đề tài.
Người nghiên cứu chọn mẫu bao nhiêu hộ tuỳ thích miễn đảm bảo điều kiện
tối thiểu là 30 phiếu. Trong đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng 32 phiếu
tương ứng với 32 người, sau đó tiến hành khảo sát được phát cho mỗi hộ gia
đình, số phiếu sẽ được thu lại, xử lý và làm sạch.
Cơ cấu mẫu như sau:
Cơ cấu chủ hộ:
- Chồng
7
- Vợ
- Người khác
Cơ cấu giới tính: nam, nữ
Cơ cấu tuổi:
- Từ 18 – 26 tuổi
- Từ 26 – 35 tuổi
- Từ 36 – 45 tuổi
- Từ 46 – 60 tuổi
Cơ cấu trình độ học vấn
- Chưa đi học
- Tiểu học
- THCS
- THPT
- Cao đẳng, đại học
- Trung cấp

Cơ cấu nghề nghiệp
- Sản xuất trồng trọt
- Chăn nuôi
- Cán bộ nhà nước
- Khác
- Đi lào
6.2.1.2. Phỏng vấn sâu
Bên cạnh việc phỏng vấn bằng bảng hỏi, tôi đồng thời tiến hành
phỏng vấn sâu đối với người dân để thu thập thông tin chi tiết, sâu sắc và cụ
thể hơn xoay quanh đề tài nghiên cứu của mình. Những câu hỏi nhằm làm
rõ, chứng minh giả thiết của đề tài bằng thông tin định lượng thu được từ
bảng hỏi lẫn thông tin định tính.
6.2.1.3. Phương pháp quan sát
Trong 6 ngày thực tế ở thôn Thuận Hóa, sống với dân, tôi có cơ hội
quan sát những hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt gia đình, trong lao đông
sản xuất và 1 số hoạt động xã hội của chị em phụ nữ địa phương
6.2.1.4. Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là thông tin đã được xử lí và phổ biến trong khắp xã hội,
những thông tin đã được chọn lọc… ví dụ như: các bào báo, các tạp chí, sách…
8
6.2.2. Phương pháp xử lí thông tin
Xử lý thông tin bằng EXCEL, SPSS.
7. Bố cục
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham
khảo, bảng biểu đồ, sơ đồ, đề tài gồm 3 chương sau:
Chương 1. Tổng quan về điạ bàn nghiên cứu và các lý thuyết liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Thực trạng bình đẳng giới trong gia đình nông thôn ở thôn
Thuận Hóa hiện nay.
Chương 3: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội với vấn đề bình

đẳng giới trong gia đình ở thôn Thuận Hóa.
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Lộc Bổn là xã đồng bằng bán sơn địa nằm ở vị trí cách thị trấn Phú Lộc
18 Km về phía nam và cách thành phố Huế 20 Km về phía Bắc. Có tọa độ địa lý
từ 16o17’ đến 16o 23’ vĩ độ Bắc và từ 107o41’ đến 107o47’ kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Thủy Phù –thị xã Hương Thủy.
- Phía Nam giáp xã Lộc Sơn và xã Xuân Lộc huyện Phú Lộc.
- Phía Đông giáp xã Lộc Sơn, xã Lộc An huyện Phú Lộc.
- Phía Tây giáp xã Thủy Phù, xã Dương Hòa và xã Phú Sơn thuôc thị
xã Hương Thủy.
Có đường Quốc lộ 1A đi qua, nằm tiếp giáp với thị xã Hương thủy và
thị xã Lộc Sơn trong tương lai, do đó rất thuận lợi trong phát triển KT – XH
theo hướng mở cửa bên ngoài.
1.1.1.2. Diện tích tự nhiên:
10
3273,23 ha. Chiếm 4.54% diện tích của toàn Huyện
Địa bàn xã có 8 thôn, trong đó có 4 thôn thuộc vùng tái định cư Bến
Ván chuyên làm nghề rừng, không có đất trồng lúa.
1.1.1.3. Đặc điểm địa hình, khí hậu:
-Về địa hình: Lộc Bổn là xã đồng bằng bán sơn địa, phân bố thành 3
vùng. Phía Tây đồi núi thấp có độ nghiêng không cao phù hợp tiềm năng
phát triển trồng rừng và trang trại tổng hợp; Phía Đông là vùng sâu trũng
phù hợp với việc trồng lúa nước 2 vụ và nuôi cá nước ngọt; Khu vực trung
tâm xã có địa hình bằng phẳng khá thuận lợi trong việc phát triển hạ tầng,

kinh tế, và các ku dân cư. Có con Sông Nong bắt nguồn từ vùng núi thấp đi
qua trung tâm của xã và đỗ về sông Đại Giang với chiều dài khoảng 20km.
-Về khí hậu: Là xã nằm tròng vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, có thời tiết
khắc nghiệt, khí hậu trong năm chia làm 2: Mùa ít mưa từ tháng 01 đến
tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình cả năm
khoảng từ 250C. Lượng mưa trung bình cả năm từ 2800-3400mm, những
tháng ít mưa khoảng 900mm
1.1.1.4. Tài nguyên:
1.1.1.4.1. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất xã Lộc Bổn được thể hiện thông qua bảng 1
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 3273,23 100
1 Đất nông nghiệp NNP 2413.72 73.74
1.1 Đất lúa nước DLN 467.60
11
1.2 Đất trồng cây hàng năm HNR 46.91
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 193.94
1.4 Đất rừng sản xuất RSX 1640.77
1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 64.50
2 Đất phi nông nghiệp PNN 539.98 16,50
2.1 Đất XD cơ quan, công trình
sự nghiệp
CTS 0.37
2.2 Đất cơ sở kinh doanh SKC 0.09
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 12.72
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 197.42
2.5 Đất có mặt nước chuyên
dùng
SMN 3.83

2.6 Đất sông suối SON 56.47
2.7 Đất phát triển hạ tầng DHT 269.28
3 Đất chưa sử dụng DCS 17.12 0,52
4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 302.41 9,24
1.1.1.4.2. Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích rừng trồng là 1640,77ha, trong đó rừng thông HTX
quản lý 185 ha. Trên địa bàn xã có 02 trang trại lớn, 4 trang trại vừa và nhỏ
sản xuất nông lâm kết hợp, chủ yếu trồng keo và cây cao su. Ngoài ra còn có
hơn 400 hộ tham gia trồng rừng.
1.1.1.4.3. Tài nguyên nước
Có mạng lưới sông ngòi, kênh mương khá dày đặc, có Sông Nong đi
qua trung tâm xã và đỗ về sông Đại Giang khoảng 20km, nguồn nước
thường hội tụ từ các khe suối như: Khe Ngang và Khe Chứa, Khe Trái, Khe
con Bồng, Khe Sơn và khe su. Ngoài ra xã có hệ thống kênh dẫn nước từ Hồ
Truồi đổ về cho nên hàng năm lưu lượng nước sông luôn đảm bảo dồi dào,
phục vụ sản xuất nông nghiệp khá thuận lợi.
Có 64,5ha diện tích nuôi cá nước ngọt, có gần 16 ha ruộng thấp trũng,
người dân tận dụng làm 1 vụ lúa 1 vụ cá, toàn xã có 92 hộ nuôi cá nước ngọt.
12
-Nguồn nước ngầm: Tuy chưa có cơ quan nghiên cứu khoa học vào
nghiên cứu, nhưng ở đây nguồn nước ngầm rất phong phú và chất lượng khá
tốt, có độ sâu đến 40 mét, nguồn nước ngầm của xã hiện là nguồn nước rất
quan trọng cùng cấp tốt cho việc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
1.1.2. Nhân lực:
1.1.2.1. Dân số:
Tổng số hộ: 2765 hộ; Dân số toàn xã: 14.713 nhân khẩu; mật độ dân
số bình quân 220 người/km2. Trong đó:
+ Nông nghiệp: 3.075 người, ứng với 1224 hộ
+ Phi nông nghiệp: 3.874 người, ứng với 1357 hộ
Dân số của xã phân bổ không đều, thời gian qua do làm tốt công tác kế

hoạch hoá gia đình, nên công tác dân số đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên vị trí xã Lộc Bổn nằm liền kề thị xã Hương Thuỷ và khu đô
thị của Lộc Sơn trong tương lai nên sẽ đón nhận một lượng không nhỏ dân
số từ nơi khác đến sống và làm việc trong các khu công nghiệp. Điều này có
tác độn lớn đến sự hình thành và thúc đẩy phát triển các điểm, khu dân cư
tập trung, các tụ điểm kinh tế, các ngành nghề truyền thống…Từ đó sẽ dẫn
đến sự thay đổi phân bổ dân cư, phát triển sản xuất; đồng thời tác động nhất
định đến việc sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Về hộ sản xuất nông nghiệp: 1224 hộ, chiếm tỷ lệ 44% tổng số hộ.
Đặc điểm: trong các hộ sản xuất nông nghiệp còn có các hộ sản xuất thuần
nông, có một số hộ kết hợp các ngành nghề khác như: ngành nghề nông
thôn, buôn bán nhỏ, làm công nhân và một số hộ thiếu việc làm khi nông
nhàn…. Bình quân diện tích canh tác 6,8 sào/lao động nông nghiệp; qua số
liệu trên ta thấy số hộ dân của xã sống bằng nghề nông nghiệp còn khá cao;
tuy nhiên diện tích bình quân cho 1 lao động nông nghiệp lại không cao.
Điều đó cho thấy diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lộc Bổn
13
còn nhỏ lẽ, manh mún; đồng thời đây là xã có hương đô thị hoá nhanh nên
việc phát triển kinh tế của xã theo hướng đẩy mạnh tỷ trọng các ngành tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm dân tỷ trọng nông nghiệp là hoàn toàn phù
hợp và đúng hướng.
1.1.2.2. Lao động:
Theo số liệu điều tra tháng… toàn xã có 6949 người trong độ tuổi lao
động, chiếm tỷ lệ 47,23% dân số toàn xã.
trong đó:
- Lao động làm việc trong lĩnh vực nông , lâm ngiệp 3.075 người,
chiếm tỷ lệ 44.36 % lực lượng lao động của xã.
- Lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp ( dịch vụ thương
mại,công nhân viên chức, vận tải, khu công nghiệp) 3.874 Chiếm 55.74 %
(Lao động sang Lào 1.000 người),

Hiện nay tại xã vẫn còn khoảng 142 lao động chưa có việc làm, (tỷ lệ
2%), lao động rãnh khi nông nhàn còn nhiều. Do đó để phát huy tổng thể
mọi nguồn lực trong quy hoạch –phát triển của xã cần đặc biệt quan tâm đào
tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho các thành phần này.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
1.1.3.1. Điều kiện kinh tế
- Cơ cấu kinh tế: Lộc Bổn là một xã nông nghiệp (thuần nông), tuy
nhiên thực tế là xã có tiềm năng phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ,
có tốc độ phát triển nhanh, do đó cơ cấu kinh tế hiện nay là Tiểu thủ công
nghiệp –Dịch vụ và Nông nghiệp.
Với tỷ trọng được ước tính như sau:
Bảng 2 : Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành
Ngành Giá trị sản xuất (ướt
tính
Tỷ lệ
14
Tiểu thủ công nghiệp-
xây dựng
155,00 tỷ 48,6%
Thương mại -Dịch vụ 104,47 tỷ 32,7%
Nông nghiệp 59,53 tỷ 18,7%.
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 22 triệu/người/năm (tương
đương 1.100USD). Đạt 1.6 lần so với toàn Huyện.
Nhìn chung, ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng việc bảo đảm
an ninh lương thực và trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng
18,7% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế. Do phát triển cơ sở hạ tầng,
khu dân cư nên diện tích sản xuất nôg nghiệp giảm dân qua từng năm, tuy nhiên
nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên các loại cây trồng, vật
nuôi đều có hiệu quả và ổn định, năng suất luôn đi đầu trong toàn huyện.
+Lĩnh vực trồng trọt: Diện tích đất canh tác sản xuất các loại cây

trồng gồm: cây hành năm như đất trồng lúa 467,6ha (thực tế làm lúa
399,65ha; còn lại chuyển sang trồng các loại cây rau màu hoặc chuyển đổi
nuôi cá). Cây lâu năm, cây ăn quả: 193,94ha; cây lâm nghiệp (trồng rừng)
1640,77ha; cây công nghiệp như cây cao su 176ha. Ngoài ra có các mô hình
trồng cây cảnh và đang thực hiện mô hình trồng rau an toàn.
Tổng số hộ nghèo (mức thu nhập dưới 400.000đ/tháng/người) hiện có
357 hộ (tại thời điểm điều tra có 357/2719 hộ) chiếm tỷ lệ 13,12%.
Cơ cấu lao động: Khảo sát, thống kê tổng số lao động trong độ tuổi
của xã 6949 người, chiếm tỷ lệ 47,23%. Trong đó lao động có việc làm ổn
định khoảng 6500 người, lao động thiếu việc làm hoặc thất nghiệp khoảng
154 người, còn lại đang đi học.
Cơ cấu lao động làm việc (%) theo các lĩnh vực Nông nghiệp -
TTCN,xây dựng -thương mại, dịch vụ, vận tải được tính theo tỷ lệ tương
ứng: 44,26% - 25,35% - 24,87%.
15
-Lao động phân theo trình độ chuyên môn: trong 6949 người lao
động, chỉ có khoảng 1.184 Người lao động đã qua đào tạo chuyên môn,
-Trong nhiều năm qua, để nâng cao đời sống cho người lao động được
Đảng bộ, chính quyền xã rất quan tâm, thông qua các nguồn vốn vay tín
dụng, ưu đãi của các hội đoàn thể để giải quyết công ăn việc làm cho nhiều
người dân. Số vốn vay hàng năm bình quân hơn 2 tỷ đồng.
- Địa bàn xã có 2 Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp, cơ cấu
gồm 17 đội sản xuất và 25 tổ chuyên môn với 1552 hộ xã viên nông nghiệp
và hơn 1950 lao động hoạt động có hiệu quả. Có 14 doanh nghiệp tư nhân
hoạt động bằng các hình thức như xây dựng, vận tải, nông lâm kết hợp và
các dịch vụ khác ….
Có 2 trang trại VACR, nuôi heo kết hợp nuôi cá, làm vườn và trồng
rừng, với diện tích mỗi trang trại từ 6-10 ha. Hiện có 4 trang trại nông lâm
kết hợp với diện tích mỗi trang trại từ 80 đến 150 ha. Hàng năm giải quyết
được công ăn việc làm cho nhiều người lao động lúc nhà rỗi. Đặc biệt là mô

hình trồng cao su hiện nay nhiều hộ bước đầu đi vào thu hoạch mũ có hiệu
quả kinh tế cao.
1.1.3.2. Về văn hóa - xã hội - môi trường
- Giáo dục : Hằng năm tổ chức huy động học sinh đến trường đúng
độ tuổi bậc mầm non đạt tỷ lệ >95%, bậc tiểu học đạt 100%, bậc THCS đạt
> 95 %. Việc phổ cập giáo dục Trung học cơ sở luôn đạt chuẩn theo sự chỉ
đạo của ngành dọc là đạt 100%.
- Y tế : Trạm Y tế xã từ năm 2006 đến 2010 đạt chuẩn quốc gia giai
đoạn 2 về nhân sự cũng như các trang thiết bị. Những do có dự án xây dựng
trạm y tế mới của tỉnh nên hiện nay đang còn xây dựng theo hướng đạt
chuẩn, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, với phòng khám và giường bệnh,
đến nay có 1 bác sĩ, 6 y sĩ và 2 nhân viên điều dưỡng. Hàng năm trạm phối
16
hợp cấp trên khám và phát thuốc miễn phí cho khoảng 10.000 đến 12.000
lượt người, đồng thời kết hợp với UBND xã và Hội chữ thập đỏ vận động
các đoàn y bác sĩ Bệnh viện trung ương Huế khám và điều trị miễn phí cho
niều người dân trên địa bàn.
Song song với việc khám chữa bệnh, trạm y tế không ngừng đẩy mạnh
cuộc vận động, tuyên truyền người dân tham gia các hình thức bảo hiểm.
Nhờ vậy lượng người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế khá cao, chiếm
tỷ lệ 55% dân số toàn xã. Điều này cho thấy người dân tại đây dần dần có ý
thức cao trong việc bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình.
- Văn hóa: Toàn xã được chia thành 8 thôn, thực hiện cuộc vận động của
Trung ương Mặt trận về xây dựng phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”; 8/8 thôn đã đăng ký thực hiện xây dựng phong trào này, đến
nay đã có 2/8 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn văn hoá, chiếm tỷ lệ 25%.
Các lễ hội mang tính thuần phong mỹ tộc tại địa phương vẫn duy trì,
như tế lễ tại Đình Làng An Nong vào ngày 22 tháng 12 âm lịch hàng năm,
để cầu cho mua thuận gió hoà, con cháu của Làng làm ăn phát đạt….
- Môi trường: Những năm trước đây nhân dân trong xã sử dụng nước

sinh hoạt chủ yếu bằng nguồn nước song Nong và giếng đào và giếng khoan.
Từ năm 2005 được nhà nước đầu tư hệ thống nước sạch từ khu công nghiệp
Phú Bài thì nhân dân phần nhiều đã sử dụng nước máy, một số hộ sử dụ
Công tác thu gom, xử lý rác thải hết sức khó khăn, do không có xe
vận chuyển đi gom rác, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao,
còn vức rác bừa bãi, đặc biệt là khu vực Chợ Nong. Hiện nay Sông Nong là
đoạn cuối của dòng chảy từ Hồ chứa Truồi đỗ về, tuyến kênh này băng qua
các xã Lộc Hòa, Lộc An, Lộc Sơn do đó khối lượng rác trôi về Sông Nong
rất lớn gây ô nhiễm nặng.
17
Một số hộ làm chuồng trại chăn nuôi chưa hợp vệ sinh; rãnh thoát
nước và hố xử lý nước thải trong thôn, xóm chưa được quan tâm….
Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 90%, trong đó hộ sủ dụng
nước máy 1745 hộ chiếm tỷ lệ 64,2%; sử dụng nước giếng đào hoặc giếng
khoan chiến khoảng 28,8%.
Tỷ lệ hộ có 3 công trình hợp vệ sinh chiếm 35,1% (hấu hết là ở Bến Ván)
Tỷ lệ hộ chăn nuôi hợp vệ sinh ước tính: 56,25%
Đất nghĩa trang: Trên địa bàn xã có quy hoạch 3 khu vực nghĩa trang,
đã ban hành Nội quy bảo vệ. Tuy nhiên vấn đề chôn cất mồ mã vẫn chưa đi
vào nề nếp, đa phần là người dân tự ý chôn cất.
- Hệ thống tổ chức chính trị xã hội
Hệ thống chính trị xã, gồm: Một Đảng bộ có 14 chi bộ trực thuộc, với
120 đảng viên.Trong đó có 1 Chi bộ quân sự, 8 chi bộ thôn, 5 chi bộ trường
học. Kết quả đánh giá, phân loại Đảng bộ, chính quyền của xã trong 3 năm
gần nhất: Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền; chính quyền và
các đoàn thể luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Uỷ ban nhân dân xã: Thực hiện mô hình “Một cửa” liên thông về cải
cách hành chính, hoạt động có nề nếp. Trình độ cán bộ, công chức không
ngừng được nâng cao. Gồm 37 người, trong đó cán bộ chuyên trách 12 người,
công chức 8 người, không chuyên trách và hợp đồng 17 người. Trong đó:

* Tốt nghiệp đại học: 4 người
* Đang học đại học 2 người
* Tốt nghiệp trung cấp: 10 người
* Tốt nghiệp sơ cấp và được bồi dưỡng: 5 người
* Tốt nghiệp trung học phổ thông: 14 người
* Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông 2 người.
Về trình độ chính trị: Cao cấp 01 người, trung cấp 14 người.
18
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các đoàn thể: Hàng năm tổ
chức tốt các phong trào hoạt động, thực hiện tốt công tác phối hợp vận động
tuyên truyền, hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp huyện giao.
* Khối Mặt trận: có 8 Ban công tác Mặt trận thôn.
* Hội Nông dân: có 8 chi hội
* Hội LHPN: có 8 chi hội.
* Hội Cựu chiến binh: có 5 chi hộ trực thuộc.
* Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: có 12 chi đoàn trực thuộc.
So với tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Chưa đạt
- An ninh, trật tự xã hội
Tình hình trật tự xã hội, an ninh trên địa bàn cơ bản ổn định. Tuy
nhiên vẫn còn tiềm ẩn những tệ nạn và trật tự an toàn xã hội. Trong năm
2010, trên địa bàn xã không xảy ra trọng án, khiếu kiện đông người, không
có tệ nạn mại dâm; về tiêm chích, sử dụng ma tuý.
1.1.4. Đánh giá tiềm năng của xã.
1.1.4.1. Thuận lợi
Với vị trí địa lý của xã có đường Quốc lộ 1A đi ngang, kết nối với các
đô thị như thị xã Hương Thủy và đô thị La Sơn trong tương lai, thuận tiện
trong việc trao đổi mua bán các sản phẩm.
Xã vừa có vùng đồng bằng và gò núi thuận tiện trong việc trồng lúa
nước và phát triển trồng rừng và các cây công nghiệp, phát triển các ngành
ngề TTCN, dịch vụ; góp nguồn nước mặt phong phú để nuôi các nước ngọt.

Xã Lộc Bổn có diện tích đất tương đối lớn, đất có độ phì tự nhiên cao,
khả năng thấm và giữ nước tốt, có nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào
rất thuận tiện cho phát triển nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây công
nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp, cây thực phẩm, màu …
thuận tiện cho phát triển chăn nuôi thủy sản.
19
Về văn hóa, là xã có điều kiện để nâng cao trình độ dân trí, luôn quan
tâm để phục hồi những truyền thống văn hóa, xây dựng lại các cơ sơ văn hóa
của làng, họ tộc.
Về xã hội, là xã có truyền thống cách mạng, được Nhà nước phong tặng
Anh Hùng lực lượng vũ trang, có hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh nông
thôn khá tốt. Có đủ điều kiện để khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương.
Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống cần cù chịu
khó trong lao động, sản xuất, tinh thần tự lực, tự cường cao.
1.1.4.2. Khó khăn
Điều kiện tự nhiên cũng còn nhiều bất lợi: địa hình phức tạp, thời tiết,
khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.
Mật độ dân số đông, lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
còn nhiều và thiếu đất sản suất, thiếu công ăn việc làm….
Trình độ dân trí không đồng đều, chưa dám mạnh dạn đầu tư vào một số
mô hình kinh tế có hiệu quả và khá thích hợp với địa phương vào mở rộng sản
xuất nên việc phát triển kinh tế hiện tại và trong tương lai còn gặp nhiều hạn chế.
1.1.5.Những đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến
vấn đề bình đẳng giới trong gia đình
Ảnh hưởng tích cực:
- Đối với vùng nông thôn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh, Thừa
Thiên Huế nói chung cũng như thôn Thuận Hóa nói riêng là một vùng sống
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng cũng chuyển biến tích cực về
cách nhìn nhận sự phân công lao động theo giới giữa nam giới và nữ. Với hệ
thống sông ngòi nhiều giúp cho việc sản xuất lúa, và các loại cây trồng khác

đem lại hiệu quả kinh tế cao.
20
- Người dân nơi đây cần cù, chịu thương, chịu khó không ngại gian
khổ làm việc chăm lo cho gia đình và các con có cuộc sống ổn định, nhất là
người phụ nữ.
- Khí hậu phân bố hai mùa mưa, nắng rõ rệt giúp trong việc sản xuất
nông nghiệp nhất là trồng lúa thuận lợi, mưa nắng không thất thường sẽ
giúp thuận tiện trong việc gặt hái.
Ảnh hưởng tiêu cực:
- Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước mà công việc
này cần nhiều sức lao động trong khi đó nam giới lại lao động chính là đi làm xa
nhà nên phụ nữ phải đảm nhận mọi công việc từ trong nhà ra ngoài ruộng.
- Sản xuất nông nghiệp lúa nước đòi hỏi cần chịu cực khổ, mất nhiều
thời gian nên phụ nữ ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội.
1.2. Khái niệm
1.2.1. Khái niệm giới
Khi nghiên cứu và phân tích khái niệm “giới” ta phải đi từ khái niệm
“giới tính” để làm rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này từ đó giúp ta hiểu
rõ hơn khái niệm “giới”.
1.2.1.1.Giới tính
Là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ bộ môn sinh vật học dùng để
chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt phổ thông và
không thể thay thế được. Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới
tính và đặc điểm này tồn tại trong suốt cuộc đời ( Đặng Cảnh Khanh – Lê
Thị Quý, 2007).
1.2.1.2. Giới
21
Là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân loại học nói vai
trò trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm
việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề

cập đến các qui tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá
nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hoá, không theo khía cạnh sinh vật
học và có thể thay đổi theo thời gian, theo các xã hội và các vùng địa lý khác
nhau. Khi sinh ra chúng ta không mang theo những đặc tính giới mà chúng
ta học được những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hoá của
chúng ta ( Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý, 2007).
1.2.2. Vai trò giới
Vai trò giới là những công việc và hoạt động cụ thể mà nam giới và
phụ nữ thực tế đang làm, thông thưòng đây cũng chính là công việc mà xã
hội trông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hoặc đàn bà ( Đỗ Thị
Bình – Trần Vân Anh, 2007).
Theo quan niêm cá nhân em: Vai trò giới là chức năng mà mỗi con
người đang đảm nhận, thông qua những hành vi được thiêt lập một cách
khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội, của gia đình đối với nam và nữ để
thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng với vị thế của họ trong gia đình và
ngoài xã hội. Vai trò của giới khác nhau theo từng môi trường và thay đổi
theo thời gian và phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của xã hội.
1.2.3. Nhu cầu giới
Nhu cầu giới là nhu cầu mà mỗi người có nguyện vọng, yêu cầu được
đáp ứng để thực hiện tốt vai trò của mình. Nhu cầu của nam khác nhu cầu
của nữ và do nhiều yếu tố khác nhau tạo thành. Nhu cầu nảy sinh từ đời sống
hằng ngày và thường góp phần củng cố phân công lao động theo giới ( Theo
Caroline Moer, 1996).
22
Nhu cầu giới chia làm 2 loại: Nhu cầu giới thực tế và nhu cầu giới
chiến lược.
+ Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu có liên quan đến cải thiện
điều kiện sống hiện tại nhưng vẫn duy trì mối quan hệ lệ thuộc của phụ nữ
vào nam giới.
+ Nhu cầu giới chiến lược là những nhu cầu giúp cho người phụ nữ

thoát khỏi vị trí lệ thuộc, yếu kém làm thay đổi mối quan hệ bất bình đẳng
giữa nam và nữ.
1.2.4. Gia đình
“Gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực
hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Các mối quan hệ gia đình còn
được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết ít nhất cũng là của hai
người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi. Những người
này cũng phải sống cùng với nhau”. (Theo: Đặng Cảnh Khanh - Lê Thi Quý)
Mai Huy Bích: Không có định nghĩa phổ biến về gia đình do gia đình
rất đa dạng theo thời gian và không gian. “Gia đình là một nhóm người có
quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác
về kinh tế với nhau để thoả mãn nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về
sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và người ốm…Dạng phổ
biến nhất cho tới hiện nay của gia đình gồm thành viên hai giới có con đẻ
hoặc con nuôi”.
Định nghĩa của gia đình người Kinh Việt nam “Gia đình là một nhóm
người có quan hệ hôn nhân,huyết thống với nhau, sống cùng với nhau”.
1.2.5. Nông thôn
Có nhiều cách hiểu khác nhau về “nông thôn”.
“Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu về một phân hệ xã
hội có lãnh thổ xác định đã được hình thành từ lâu trong lịch sử. Đặc trưng
23
của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt của môi trường nhân tạo với
các điều kiện địa lí tự nhiên ưu trội, với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về
mặt không gian. Tuy nhiên, nông thôn có những đặc trưng riêng biệt của nó.
Nông thôn phân biệt với đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp
kém hơn, bởi thua kém hơn về mức độ phúc lợi xã hội, sinh hoạt. Điều này,
thể hiện rõ trong cơ cấu xã hội và trong lối sống của cư dân nông thôn. Ở
nông thôn, loại hình lao động kém đa dạng hơn (so với đô thị), tính thuần
nhất về xã hội và nghề nghiệp cao hơn. Nông thôn là hệ thống độc lập tương

đối ổn định, là một tiểu hệ thống không gian xã hội. Các thành phần cơ bản
của nó đồng nhất với đô thị. Nông thôn và đô thị hợp lại thành chỉnh thể xã
hội và lãnh thổ (không gian) của cơ cấu xã hội”. (V. Staroverov, 1990: 214
T. Nga; Tô Duy Hợp).
Khái niệm khác: Nông thôn còn là khái niệm chỉ những khu vực dân
cư sinh hoạt có hoạt động nông nghiệp. thích ứng với hoạt động nông nghiệp
là một kiểu tổ chức sinh hoạt đặc thù của dân cư.
Theo quan niệm của cá nhân em: Nông thôn là khái niệm chỉ vùng cư
dân sống, sinh hoạt và hoạt động sinh tồn chủ yếu bằng nghề nông ( trồng
lúa nước), cư dân sống tập trung theo đơn vị làng, xã, đoàn kết gắn bó với
nhau trong hoạt động sản xuất.
1.2.6. Bất bình đẳng
Theo tác giả Lê Ngọc Hùng và các cộng sự “Bất bình đẳng là sự
không ngang bằng nhau về các cơ hội hay lợi ích đối với các cá nhân khác
nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội”.
Một số tác giả cho rằng: Bất bình đẳng là khái niệm gắn với vị thế của
mỗi cá nhân để chỉ ra sự khác nhau về mặt quyền lực, uy tín và những đặc
quyền, đặc lợi gắn liền với quyền lực và uy tín ấy.
24
Theo quan niệm của cá nhân em: Bất bình đẳng là sự bất công, sự
không công bằng về quyền lợi, việc ra quyết định, thiếu tiếng nói trong tất cả
các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày.
Bất bình đẳng là khái niệm rộng lớn, trong báo cáo này em chỉ giới
hạn ý nghĩa của khái niệm ở việc phân công lao động, tiếp cận nguồn lực và
quyền quyết định của nam giới và nữ giới và những hệ quả nảy sinh từ vấn
đề đó.
1.2.7. Công tác xã hội
Nói đến khái niệm CTXH có rất nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa
khác nhau:
- Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi

con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên
quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế
nhằm hướng tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.
- Công tác xã hội còn là dịch vụ xã hội đã được chuyên môn hoá, góp
phần giải quyết những vấn đề về xã hội, về con người mang tính bức xúc nhằm
thoả mãn các lợi ích căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt
khác, góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình.
- Theo quan niệm của cá nhân em: Công tác xã hội là hoạt động nhằm
hướng đến những cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế để nhằm mục đích giúp
họ vượt qua khó khăn trước mắt và nâng cao kĩ năng, kiến thức để họ tự bảo
vệ chính mình khi có tình huống tương tự xảy ra, giúp họ tự đứng vững
không phụ thuộc vào NVCTXH.
1.2.8. Bình đẳng giới
“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều
kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của
gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
25

×