Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

LUẬN VĂN: Giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn Duxã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.29 KB, 50 trang )

Lời cảm ơn
Lựa chọn và thực hiện đề tài “ Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại
trường Tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng
Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ. Qua đây tôi xin gửi lời cảm
ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Tiểu học Nguyễn Du.
- Các thầy cô giáo tại trường Tiểu học Nguyễn Du nói chung và cô giáo Ngô
Thị Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A nói riêng.
- Một số phụ huynh lớp 1A , trường Tiểu học Nguyễn Du.
…đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Phạm Tiến Sỹ, đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do kiến thức, năng lực còn hạn chế nên chắc chắn đề tài nghiên cứu của tôi còn
nhiều thiếu xót vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp Huế, ngày 5 tháng 8 năm 2014.
Sinh viên: Ngô Thị Văn Thư
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ Viết tắt
Cán bộ quản lý CBQL
Chậm phát triển trí tuệ CPTTT
Giáo dục hòa nhập GDHN
Học sinh HS
Nhà xuất bản NXB
Khuyết tật KT
Trẻ khuyết tật TKT
Uỷ ban nhân dân UBND
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành


Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan”
Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em chính là niềm vui, là tương lai của cả
thế giới.Các em cần được vui chơi, học hành, được người lớn dành cho những gì
tốt đẹp nhất.Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều được hưởng những điều cơ
bản đó. Ở trên trái đất này vẫn còn đó những mảnh đời cơ cực, những tâm hồn bé
nhỏ cần được chở che, đặc biệt là những em khuyết tật. Đây cũng là đối tượng dễ
bị tổn thương nhất, những nỗi đau tật nguyền của các em không ai có thể gánh
giúp. Bản thân mỗi em, bố mẹ, người thân đau xót trước những mất mát, không
bình thường của con em mình; trẻ khuyết tật luôn phải sống trong sự tuyệt vọng,
xem thường, khinh bỉ của mọi người, bị hạn chế trong các hoạt động xã hội, bị hạn
chế trong học tập và vui chơi.
Trong những năm qua, Quốc hội nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật về quyền của trẻ em khuyết tật như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
luật giáo dục, pháp lệnh người tàn tật… Đồng thời, đã có nhiều chương trình, dự
án hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập cộng đồng thông qua giáo dục hòa nhập và đã
đạt được những thành công nhất định. Số lượng HS khuyết tật được học giáo dục
hòa nhập đã tăng lên đáng kể. Qua giáo dục hòa nhập, các em cũng đã có những
thay đổi tích cực về tình trạng bệnh của mình cũng như có thể học tập, sinh hoạt
với các bạn không khuyết tật trong lớp.
Thông qua những kết quả đạt được thì chiến lược giáo dục hoà nhập trẻ
khuyết tật đã đề ra mục tiêu là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ
hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để
phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội.
Giáo dục hòa nhập là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao
không chỉ đối với gia đình có trẻ khuyết tật, với bản thân trẻ khuyết tật, mà cả
những đứa trẻ bình thường và cả toàn xã hội. Khi được giáo dục hòa nhập với
những bạn bình thường thì bản thân trẻ khuyết tật sẽ được nâng cao năng lực
không những về trí tuệ mà cả trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay mọi người có cái nhìn thoáng hơn về trẻ khuyết tật, thế nhưngvẫn
tồn tại nhiều bất cập: trẻ ít có cơ hội học tập, hạn chế trong tham gia các hoạt động

của trường - lớp, sự xem thường, khinh miệt của bạn bè – thầy cô – cộng đồng xã
hội, sự hạn chế các thiết bị dạy học dành cho trẻ khuyết tật…. Đó là những hạn chế
rất lớn cản trở việc giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật .
Trong giáo dục, gia đình, cộng đồng và xã hội cần tạo ra sự hợp tác hoà
nhập với trẻ em khuyết tật trong mọi hoạt động. Vì thế, các em phải được học ngay
tại trường gần nhất, nơi các em sinh ra và lớn lên, các em được tham gia đầy đủ và
bình đẳng mọi công việc trong nhà trường, xã hội .
Xác định rõ quan điểm“ trường học cho mọi trẻ em, trong một xã hội cho
mọi người ” đồng thời cũng từng bước thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn cũng như
giúp học sinh khuyết tật có cơ hội được thực hiện các quyền của mình, Phòng giáo
dục Thành phố Tam KỳTỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các bên liên quan cũng
như các địa phương trong Thành phố, trong đó có trường Tiểu học Nguyễn Du
triển khai thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trên
địa bàn.Những kết quả bước đầu cho thấy đây không phải là một hoạt động không
khả thi songnó cũng cho thấy đó là vấn đề khó khăn đòi hỏi các cấp, chính quyền
địa phương cần phải xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.Với mong muốn tìm hiểu về
công tác giáo dục hòa nhập cũng như nhận thức, quan niệm của giáo viên, gia đình,
cộng đồng….về học sinh khuyết tật nên tôi đã chọn đề tài: “ Giáo dục hoà nhập
cho học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn Du-xã Tam Thanh, Thành phố
Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Giáo dục hòa nhập là phương thức chính đáp ứng nhu cầu của người khuyết
tật đã được khẳng định ở Việt Nam. Hơn một thập kỷ qua, giáo dục hòa nhập đã
được thực hiện ở các cấp học, bậc học từ Mầm non đến Đại học và đã thu được
những kết quả đáng khích lệ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục hòa nhập trong trường học, trong cuộc
sống hằng ngày của người khuyết tật nói riêng và trẻ khuyết tật nói chungvấn đề về
giáo dục hòa nhập đã trở thành đề tài nghiên cứu, bàn luận của rất nhiều người.
Với sự giúp đỡ về chuyên gia và tài chính của Tổ chức Catholic Relief
Services(CRS) và cơ quan phát triển Hoa Kỳ( USAID), Bộ giáo dục và Học viện

Quản lý giáo dục đã xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu “Quản lý giáo dục
hòa nhập” .
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này như:
- Giải pháp nào cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Nghệ An, đăng trên
báo Nghệ An, ngày 30-10-2010 của tác giả Khánh Ly- Nguyễn Duy.
- Tạo điều kiện để học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, đăng trên báo
Thanh Niên số ra ngày 15-12-2010 của tác giả Thúy Quỳnh.
- Để trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng, của tác giả Minh Hoàng đăng trên
báo Cần Thơ ra ngày 2-6-1014…
Tuy nhiên nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật tại trường
Tiểu học Nguyễn Du, xã Tam Thanh thì từ trước đến nay không ai nghiên cứu. Do
đó, nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường Tiểu học
Nguyễn Du là cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật
tại trường tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam, từ đó đề xuất một số biệp pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa
nhập cho học sinh khuyết tật tại trường.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu thực trạng về học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn
Du.
- Đánh giá việc thực hiện những chương trình giáo dục hòa nhập cho học
sinh khuyết tật đã thực hiện tại trường trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn cũng như đưa ra các
chương trình mới, cách làm mới nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục hòa
nhập cho học sinh khuyết tật tại trường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giáo dục hòa nhập nói chung.
- Điều tra, khảo sát thực trạng vấn đề giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết

tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du.
- Xác định các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho
học sinh khuyết tật tại trường.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường Tiểu học
Nguyễn Du xã Tam Thanh Thành phố Tam Kỳ Tỉnh Quảng Nam.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh khuyết tật tạilớp 1A ( 3 học sinh) trường Tiểu học Nguyễn Du xã
Tam Thanh.
- 3 gia đình có học sinh khuyết tật lớp 1A trường Tiểu học Nguyễn Du.
- 12 giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật và cán bộ quản lý tại
trường tiểu học Ngyễn Du.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
5.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại trường tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
5.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ ngày15/6/2014 đến ngày 15/8/2014.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu này vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền
tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu vấn đề.
Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng
giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự
vận động và biến đổi không ngừng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên
cứu cuộc sống xã hội cũng như nghiên cứu các hình thức sinh hoạt xã hội. Các lý
thuyết hành vi của xã hội học giúp chúng ta phát hiện giải thích những tương tác
hành vi của con người trong cuộc sống. Do vậy, khi tìm hiểu nghiên cứu về giáo
dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật chúng ta cần phải xem xét trong mối quan hệ xã

hội với các quá trình xã hội khác để tìm ra nguyên nhân cũng như những giải pháp
tác động đến đối tượng này, những cản trở giáo dục hoà nhập cho người khuyết tật.
6.2. Phương pháp thu thập thông tin
Đểthu được kết quả chính xác, khách quan trong quá trình điều tra, khảo sát,
tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
6.2.1. Phương pháp quan sát
Tại trường Tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, tôi đã xin phép đượctham
gia vào một số buổi sinh hoạt hè của lớp 1A để tiến hành quan sát quá trình học
tập, vui chơi của các em tại trường học. Bên cạnh đó tôi cũng quan sát sinh hoạt tại
gia đình, cộng đồng của các em. Từ đó giúp tôi biết được thể chất, tâm lý, tình
cảm, trí tuệ của các em.
Thông qua quan sát tôi biết được sự quan tâm của thầy cô, gia đình, cộng
đồng đối với trẻ khuyết tật tạo thuận lợi cho việc hoàn thành đề tài của mình.
6.2.2. Phương pháp vấn đàm
Là cuộc trò chuyện, mặt đối mặt trực tiếp giữa nhân viên công tác xã hội với
một số học sinh khuyết tật để biết được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của trẻ.
Thông qua trò chuyện với thầy cô đang dạy các trẻ khuyết tật để biết được
những thuận lợi, khó khăn cũng như những định hướng trong tương lai đối với việc
giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật.
Vấn đàm tại gia để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn cũng như sự hỗ trợ từ
phía gia đình đối với các em.
6.2.3. Điều tra bằng bảng hỏi
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhận thức, kiến thức, kỹ năng của Cán bộ quản
lý, giáo viên cũng như đánh giá được những yếu tố khác một cách khách quan tôi
đã sử dụng phương pháp điều tra bảng bảng hỏi. Đồng thời sử dụng các bài kiểm
tra để khảo sát thực trạng, chất lượng hòa nhập của học sinh khuyết tật tại lớp 1A.
6.3. Phương pháp tổng hợp , phân tích tài liệu
Trên cơ sở thông tin tài liệu thu thập được tiến hành lựa chọn và phân loại
các thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các báo cáo của trường Tiểu
học Nguyễn Du, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ đó tổng hợp và hệ thống

hóa các số liệu đã thu thập và điều tra, tiến hành phân tích để tìm ra mối tương
quan giữa chúng.
7. Ý nghĩa của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu hữu ích, góp phần làm sáng tỏ
một số lý thuyết: lý thuyết về năng lực, lý thuyết về hành động xã hội.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với quá trình nghiên cứu của mình về thực trạng công tác giáo dục hòa nhập
tại lớp 1A tôi đã đưa ra những đánh giá, biện pháp để có thể nâng cao công tác này
tại trường Tiểu học Nguyễn Du.
Đối với bản thân
Đợt thực tế này là chuyến đi hết sức quý báu với bản thân, tôi có thể áp dụng
những lý thuyết đã học, các phương pháp ở nhà trường vào thực tế cuộc sống. Giúp
tôi trao dồi thêm kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc, đặc biệt làm việc với
trẻ khuyết tật. Từ đó giúp tôi có cái nhìn đúng hơn, sâu hơn về trẻ khuyết tật và
những khả năng của các em, giúp tôi biết được các phương pháp nhà trường áp
dụng để tạo điều kiện cho các em khuyết tật hăng say, nhiệt tình trong học tập và
các hoạt động xã hội.
8. Bố cục của đề tài
Đề tài này ngoàiphần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, mục lục.Nội
dung được chia làm 3 phần chính:
Chương 1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về giáo
dục hòa nhập.
Chương 2.Thực trạng giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật tại trường
Tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3.Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập cho học
sinh khuyết tật tại trường tiểu học Nguyễn Du xã Tam Thanh.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Trường Tiểu học Nguyễn Du nằm trên địa bàn thôn 2 xã Tam Thanh, Thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Trường được thành lập năm 2009 trên cơ sở tách ra
từ trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh cơ sở 2 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học
tập của học sinh trên địa bàn xã Tam Thanh cũng như để có thể tận dụng được sự
đầu tư nhiều hơn từ UBND Tỉnh Quảng Nam và Sở giáo dục Tỉnh- Phòng giáo dục
Thành phố Tam Kỳ khi Tam Kỳ được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh.
1.1.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trường
Sau khi được thành lập cho đến nay nhà trường đã từng bước xây dựng hệ
thống cơ sở vật chất…Cho đến nay nhà trường đã có một hệ thống cơ sở vật chất
đảm bảo cho công tác dạy và học.Trường Tiểu học Nguyễn Du có diện tích khá
rộng đảm bảo cho học sinh học tập và vui chơi, trường có sân bóng đá thuận lợi
cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ và cắm trại….
Nhà trường có đầy đủ các phòng chức năng như: phòng hiệu trưởng, phòng
phó hiệu trưởng, y tế, tin học, phòng truyền thống đội…
Hệ thống các trường học tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất với số học sinh
từ 25-30 em trong một lớp.Với sự phân bố học sinh này đảm bảo cho việc học tập
và giảng dạy của học sinh và giáo viên nhà trường. Phòng học được trang bị đầy đủ
bảng chống lóa, quạt, bóng đèn đảm bảo điều kiện ánh sáng cho học sinh học tập.
Năm 2011 để phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia cấp 1nhà trường còn đầu tư hơn
40 triệu đồng để xây dựng phòng thư viện với đầy đủ sách, tranh ảnh và thiết bị
khác phục vụ cho công tác dạy- học của giáo viên, học sinh nhà trường. Với sự đầu
tư đồng bộ về hệ thống cơ sở vật chất cũng như đạt được những kết quả tích cực
trong công tác giảng dạy, ngày 14.5.2013 trường Tiểu học Nguyễn Du đã được
công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia cấp 1.
1.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất hổ trợ giáo dục đặc biệt
Có thể nói trường tiểu học Nguyễn Du là ngôi trường có khá đầy đủ về cơ sở
vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học của
học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó là một trường hòa nhập đòi hỏi cần phải có những
trang thiết bị chuyên dụng trong giáo dục hòa nhập, do đó trong quá trình thành lập
cũng như phát triển nhà trường cũng đã từng bước trang bị các phương tiện học tập

cho học sinh đặc biệt, như: giấy viết, sách giáo khoa nổi(Braille), sách tranh hình
nổi, sách nói…phụ vụ cho việc dạy –học của học sinh khuyết tật.
Tuy nhiên để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy học cũng như nâng cao
hơn nữa chất lượng của công tác giáo dục hòa nhập nhà trường cần đầu tư hơn
trong việc mua sắm trang thiết bị phụ vụ cho giáo dục hòa nhập.
1.1.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên, học sinh của nhà trường
Năm học 2013-2014 vừa qua nhà trường có 415 học sinh gồm 16 lớp từ khối
1-5, trong đó: khối 1- 3 lớp, khối 2- 3 lớp, khối 3- 3 lớp, khối 4- 3 lớp, khối 5- 4
lớp.
Về học sinh khuyết tật học hòa nhập có 13 học sinh: gồm khối 1- 6 em, khối
3- 3 em, khối 4- 3 em, khối 5- 1 em.
Về đội ngũ giáo viên:
Tính đến năm học 2013-2014, toàn trường Tiểu học Nguyễn Du có 30 Cán
bộ, giáo viên và nhân viên. Trong đó Ban giám hiệu gồm 2 người, 17 giáo viên dạy
văn hóa, 5 giáo viên chuyên ngành, 1 giáo niên tổng phụ trách và 5 nhân viên.
Tất cả giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn giáo viên tiểu học: 14 cán bộ,
giáo viên có trình độ Đại học, 7 người có trình độ Cao đẳng.
Số lượng giáo viên trực tiếp tham gia giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại
trường tiểu học Nguyễn Du là 12 người.
1.2. Một số vấn đề lý luận về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
1.2.1. Trẻ khuyết tật
Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng
hoạt động, khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn.
Từ định nghĩa trên: Trẻ khuyết tật là những đứa trẻ bị tổn thương về cơ thể
hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các
hoạt động học tập, vui chơi và lao động.
1.2.2. Những đặc điểm phát triển tâm lý của một số dạng khuyết tật ở trẻ
em
Các khuyết tật như khiếm thị (Khó khăn về khả năng nhìn), khiếm thính

(khó khăn về khả năng nghe – nói) Bại liệt ( Khó khăn về vận động) thường tạo ra
những ức chế, trẻ trở nên trầm cảm hay dễ nổi nóng, bộc lộ hung tính và không
muốn giao tiếp.
Các khuyết tật như chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), hội chứng Down và bại
vì các em thiếu đi hai khả năng quan trọng là khả năng tiếp nhận thông tin và khả
năng thiết lập các quan hệ tương tác nên các em thường rất dễ rơi vào sự lo lắng,
trầm uất hoặc bực tức, cáu gắt, hung hãn vì không hiểu được những thông tin bên
ngoài và cũng không biết cách diễn tả để cho người khác hiểu mình và đó là một
trở ngại lớn mà người chăm sóc trẻ cần quan tâm để có những biện kháp khắc phục
thích hợp.Trong những năm đầu tiên, ở trẻ CPTTT thường xuất hiện những dấu
hiệu khác thường về mặt cảm xúc: trẻ dễ bị kích động hoặc ngược lại, trẻ ù lỳ, trẻ
khó hình thành hứng thú và các động cơ hoạt động xã hội.
Trong việc giáo dục phục hồi (còn gọi là giáo dục đặc biệt hay chuyên biệt),
trước đây nhiều phụ huynh thường có mong muốn con mình sau thời gian được
giáo dục và điều trị sẽ có khả năng bình phục, trở về cuộc sống bình thường như
bao đứa trẻ khác, và sau một thời gian đưa con đến các trường giáo dục đặc biệt, sự
tiến bộ chậm chạp thậm chí là không tiến bộ bao nhiêu của trẻ đã khiến cho nhiều
phụ huynh thất vọng, sau đó lại bỏ bê vì không còn sức để tiếp tục chăm sóc trẻ
nữa, chính thái độ lúc quá chăm chút, khi lại thờ ơ sẽ khiến trẻ dễ rơi vào những rối
nhiễu tâm lý hoặc có những hành vi không kiểm soát được. Phụ huynh cần chấp
nhận là đối với các tình trạng khuyết tật về trí tuệ sẽ không có biện pháp nào giúp
trẻ trở lại tình trạng bình thường. Nhưng việc giáo dục các kỹ năng theo những
phương pháp chuyên biệt sẽ giúp trẻ có khả năng thích nghi với môi trường bên
ngoài, trẻ có thể tham gia những hoạt động đơn giản trong gia đình cũng như ngoài
xã hội. Điều này không những giúp cho trẻ phát triển các kỹ năng ngày một tốt hơn
mặc dù rất chậm chạp, mà còn giúp cho trẻ không rơi vào các rối nhiễu tâm lý và
điều này mới thực sự là một thách thức.
Bên cạch đó các bậc cha mẹ thường có những sự quan tâm quá mức đối với
trẻ khuyết tật do đó chúng dần trở nên ỷ lại và ích kỷ. Trẻ chỉ muốn bố mẹ phải
luôn luôn bên cạnh mình, rồi đòi hỏi và sai bảo dựa vào chính “ưu thế” khuyết tật

của mình, để rồi khi lớn lên trẻ sẽ càng ỷ lại, không chịu phấn đấu “vượt lên chính
mình” mà chỉ muốn thụ hưởng mọi sự ưu ái và quyền lợi của một người khuyết tật,
nếu không được thì lại trở nên một kẻ bất mãn, chán đời …
1.2.3. Giáo dục hòa nhập
1.2.3.1. Định nghĩa giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học
với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.
Giáo dục hòa nhập là “hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội
bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù
hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành
viên đầy đủ của xã hội”[9; 57].
1.2.3.2. Bản chất của giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Mọi trẻ em đều được học trong môi trường giáo dục, mà trong đó trẻ khuyết
tật có điều kiện và cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng
của mình. Để có một môi trường học tập như vậy cho mọi trẻ em, GDHN cho trẻ
khuyết tật cần đề cập đến những nội dung cơ bản sau đây trong dạy và học:
Trẻ em học theo một chương trình giáo dục phổ thông
Tuỳ theo năng lực và nhu cầu của từng trẻ mà giáo viên có trách nhiệm điều
chỉnh nội dung phù hợp
Đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt giáo viên cần biết cách điều
chỉnh và lựa chọn những hoạt động học tập sao cho mọi trẻ em đều có đủ những
điều kiện thuận lợi và cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới.
Môi trường giáo dục phù hợp cho mọi đối tượng
1.2.3.3. Các yếu tố của giáo dục hoà nhập
- Giáo dục mọi đối tượng học sinh
- Học sinh được học ở trường thuộc khu vực sinh sống
- Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi trong môi trường
giáo dục phổ thông
- Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ học sinh
- Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác

- Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau
- Học sinh với khả năng khác nhau được học theo nhóm
- Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và cách đánh giá
- Mọi học sinh đều là thành viên của tập thể
- Lớp học có tỷ lệ học sinh hợp lý
- Mọi học sinh đều được học cùng một chương trình giáo dục phổ thông
- Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi
đối tượng học sinh.
- Chú trọng đến điểm mạnh của học sinh
- Cân bằng hiệu quả giữa kiến thức và kỹ năng xã hội
1.2.3.4. Tất yếu của giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Trên tất cả các phương diện lý luận và thực tiễn GDHN trẻ khuyết tật là một
xu thế, là một sự tất yếu của thời đại.
Tại Hội nghị về giáo dục cho trẻ khuyết tật tại Agra(Ân Độ- 1998) do
UNESCO tổ chức đã khẳng định xu hướng giáo dụ hòa nhập cho trẻ khuyết tật là
một xu thế tất yếu.
Tính tất yếu của GDHN cho trẻ khuyết tật được thể hiện ró qua những điểm
sau:
+ Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đáp ứng mục tiêu giáo dục:
UNESCO đã đề ra 4 mục tiêu đào tạo con người như sau:
Học để làm người
Học để biết
Học để làm
Học để cùng chung sống
+Giáo dục hòa nhập làm thay đổi quan điểm giáo dục.
Chúng ta biết rằng giáo dục trong nhà trường là đào tạo ra những con người
có kỹ năng, thái độ, kiến thức cần thiết cho xã hội. Trước đây người ta quan niệm
rằng cần phải phân loại trẻ em càng tỉ mỹ càng tốt, những trẻ em sau khi được phân
loại cần được dạy theo một chương trình, phương pháp riêng, người ta cho rằng
cách này đào tạo sẽ có hiệu quả hơn. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng trẻ em được học

theo cách này không phát huy hết khả năng của mình nhất là những trẻ em khuyết
tật, thậm chí các em có thể phát triển lệch lạc.
+Tính hiệu quả.
Được giáo dục trong môi trường hòa nhập trẻ có những dạng khuyết tật khác
nhau đều có thể tiến bộ hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt
hơn so với cách giáo dục trong môi trường khác.
+Tính kinh tế: Chi phí đỡ tốn kém, nhiều trẻ khuyết tật được đi học
+ Giáo dục hòa nhập đáp ứng được sự gia tăng số lượng trẻ khuyết tật.
Theo Tổ chức Ytế thế giới thì hiện tại số người khuyết tật trên thế giới
chiếm khảng 8-10% dân số thế giới, đến năm 2020 sẽ là 12-15 %, và ở Việt Nam
là 1,2-1,8 triệu người.
Tính tất yếu của GDHN còn được nhận thấy rõ khi ta so sánh giữa các mô
hình giáo dục cho trẻ khuyết tật với nhau:
Chuyên biệt Hội nhập Hòa nhập
Trẻ Đặc biệt Được đưa tới càng
gần bình thường
càng tốt
Đứa trẻ tồn tại như
chính bản thân nó
Trường
học
Chuyên biệt Có sự lựa
chọn
Trường học ngay tại
nơi trẻ sinh sống
Chươn
g trình,
phương
pháp
Đặc biệt

Môn học làm
trung tâm
Lấy trẻ làm trung tâm
Giáo
viên
Chuyên biệt Giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên
chuyên biệt, chuyên
gia của các lĩnh vực
liên quan
Giáo viên chủ nhiệm
Hiệu
quả
giảng
dạy của
giáo
viên
Chuyên biệt
cho nhóm trẻ
cùng dạng tật
Không thay đổi, chỉ
có kỹ năng dạy trẻ
khuyết tật
Có khả năng giúp đỡ
mọi trẻ trong quá trình
học hòa nhập
Sự tự
tin ở trẻ
Thấp, cảm
giác mình bị

khác biệt
Có cảm giác bị cách
biệt
Cảm giác tự tin về bản
thân
Môi
trường
Gần như bị
tách biệt
Không thay đổi Giới hạn thấp nhất,
mở rộng ngang bằng
với trẻ khác
Ngân
sách
Rất cao Đỡ đắt hơn Hầu hết đều có hiệu
quả
Tính
bền
vững
Không bền
vững
Không cao Hoàn toàn bền vững
Quyền
học tập
Đối tượng của
từ thiện
Được thừa nhận có
quyền nhưng không
triệt để
Được thực thi hoàn

toàn bình đẳng
Cơ hội
tham
gia
Rất hạn chế Một phần Bình đẳng như mọi
người
1.2.3.5. Qui trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Giáo dục hòa nhập được tiến hành theo một chu trình khép kín gồm 4 bước,
và qui trình này mang tính tuần hoàn sau mỗi giai đoạn thực hiện giáo dục, cần
thiết phải đánh giá lại kết quả giáo dục và xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho giai
đoạn tiếp theo.
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu, năng lực của trẻ khuyết tật và xây dựng mục tiêu
giáo dục cá nhân
Nội dung cần tìm hiểu:
- Sự phát triển về thể chất: sự phát triển cân đối của cơ thể về hình dáng bề
ngoài, khả năng vận động- lao động, phát triển các giác quan…
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp: khả năng tiếp nhận và biểu đạt
thông tin bằng các phương thức khác nhau…
- Khả năng nhận thức: nghe, nhìn, ghi nhớ, tư duy…
- Quan hệ xã hội: quan hệ của trẻ với người xung quanh…
- Môi trường phát triển của trẻ: gia đình, nhà trường…
Bước 2: Lập kế hoạch giáo dục cá nhân
Căn cứ vào mục tiêu đã đề ra để xây dựng kế hoạch giáo dục, nghĩa là tìm
cách đáp ứng những nhu cầu của trẻ.
Bước 3: Thực hiện kế hoach giáo dục
Sau khi kế hoạch giáo dục cá nhân được xây dựng, các hoạt động nhằm đạt
được các mục tiêu trong bảng kế hoạch được nhà trường, học sinh, giáo viên, gia
đình… thục hiện.
Bước 4: Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập
Đánh giá để thấy được mặt tích cực mà trẻ đạt được trong quá trình giáo dục

hòa nhập đồng thời phản ánh những hạn chế mà trẻ gặp phải từ đó có những biện
pháp giúp trẻ cải thiện.
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO HỌC SINH
KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU XÃ TAM THANH
THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập tại Việt Nam
Từ năm 1991-1999, Chính phủ Việt Nam và một số tổ chức quốc tế đã tiến
hành chương trình giáo dục hòa nhập với việc thử nghiệm mô hình giáo dục hòa
nhập tại một số tỉnh trên cả 3 miền Bắc- Trung- Nam. Năm 2002 có 70.000 trẻ
khuyết tật học trong 1.900 trường phổ thông thuộc 97 quận/huyện của 51 tỉnh
thành trong cả nước.Trong năm 2003- 2004, có khoảng 107.500 trẻ khuyết tật đi
học, trong đó có khoảng 100.000 trẻ khuyết tật học hòa nhập tại các quận huyện
trong cả nước. Sự phát triển của giáo dục hòa nhập trên phạm vi cả nước là điều
kiện bảo đảm số lượng trẻ khuyết tật đi học hòa nhập và phát triển tăng
nhanh[9;23].
Bảng 2.1.Số học sinh khuyết tật đi học theo năm
Số học sinh 1996 1998 2000 2002 2004 2008
Cơ sở chuyên biệt 6000 6332 6664 7000 7500 8700
Hòa nhập 36.000 47.332 58.664 70.000 222.164 469.80
0
Tổng số học sinh 42.000 53.664 65.328 77.000 229.664 478.50
0
Nguồn:[9;101]
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy: tỉ lệ trẻ khuyết tật đến lớp tăng liên
tục qua các năm, đặc biệt là số học sinh khuyết tật học hòa nhập tăng gần gấp đôi ở
năm 2004, 2008.
Năm 2013 trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam,trẻ khuyết tật có khoảng
1,2 triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Năm học 2010 -
2011chỉ có khoảng gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học
ở các loại hình trường lớp. Năm học 2012 - 2013, có gần 390.000 trẻ khuyết tật đi

học hoà nhập . Tỉ lệ trẻ khuyết tật trong độ tuổi Tiểu học đi học đạt 67%, kết quả
học tập của học sinh khuyết tật có tiến bộ đáng kể, số học sinh xếp loại học lực
trung bình trở lên đạt 48,5%[9;105].
Những số liệu trên cho thấy có sự chuyển biến cơ bản trong vấn đề tăng
cường cơ hội để trẻ khuyết tật được đến trường cũng như sự quan tâm của gia đình
và nhà trường, xã hội đối với học sinh khuyết tật.Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn
khoảng 700 nghìn trẻ khuyết tật chưa từng được đến trường và 32,99% trẻ khuyết
tật bỏ học.
Sau hơn 20 năm thực hiện, giáo dục hòa nhập Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng kể:
- Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và
bước đầu đi vào hoạt động.
- Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ
khuyết tật được hình thành và đang phát triển.
- Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện.
Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được
áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng.
Tuy nhiên, thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam vẫn còn
những hạn chế:
- Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội
trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi
được giáo dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các
trường.Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo,
bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng
của trẻ khuyết tật.
- Hầu hết, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng
kiến thức về giáo dục trẻ khuyết tật và quản lý chuyên môn trong trường trẻ khuyết
tật học hòa nhập. Số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục trẻ
khuyết tật, trình độ đại học mới có 339 người và trình độ cao đẳng là 688 người.Số
lượng này không đáp ứng đủ nhu cầu của gần 35 nghìn trường học từ mầm non đến

trung học cơ sở trong cả nước mà mới chỉ đáp ứng được ở những nơi có chương
trình dự án.Vì vậy nên hơn 700 nghìn trẻ khuyết tật chưa được đến trường.Tập
trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, miền núi.
- Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục trẻ khuyết tật chưa chính thức và
còn quá ít.
- Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho việc
xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật. Các dịch vụ hỗ trợ
đồng bộ chưa bảo đảm những điều kiện phù hợp sự tham gia của trẻ khuyết tật
trong hệ thống giáo dục quốc dân, công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật chưa
hợp lý và kém hiệu quả, chưa hình thành được các mối quan hệ phối hợp hữu cơ
chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp quản lý từ Trung
ương đến địa phương. Công tác nghiên cứu, giáo dục trẻ khuyết tật chưa được đầu
tư về nhân lực và kinh phí.Những vấn đề về thực hiện và lý luận chưa được nghiên
cứu, tổng kết, đánh giá một cách đúng mức.Bất cập này đã dẫn đến mâu thuẫn.
Mục tiêu vĩ mô, chính sách quốc gia là đúng đắn, hợp lòng dân, hợp xu thế thời
đại, nhưng không có nguồn nhân lực và giải pháp triển khai thực hiện.…vì vậy quá
trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cần được quan tâm hơn nữa.
2.2. Thực trạng về công tác giáo dục hòa nhập tại trường Tiểu học Nguyễn Du
Nhằm tìm hiểu về công tác giáo dục hòa nhập tại trường Tiểu học Nguyễn
Du, mà cụ thể là tìm hiểu về nhận thức, kiến thức, kỹ năng giáo dục hòa nhập của
giáo viên và chất lượng hòa nhập của học sinh khuyết tật học hòa nhập tôi đã tiến
hành xây dựng và sử dụng một số bộ công cụ sau:
Các phiếu bài tập, các bài kiểm tra nhanh cho học sinh lớp 1A ở hai môn
Toán- Tiếng Việt.
Bảng hỏi gồm 14 câu dành cho giáo viên. Sau đây là kết quả tôi đã thu thập,
nghiên cứu được:
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên về khả năng học hòa nhập của trẻ khuyết tật
Trong quá trình nghiên cứutôi đã tiến hành khảo sát nhận thức của 12 giáo
viên về khả năng học hòa nhập của 6 đối tượng học sinh khuyết tật ở 6 mức độ

khác nhau( trong đó mức 1- thuận lợi nhất, mức 6- khó khăn nhất) và thu được kết
quả nghiên cứu sau:
Bảng 2.2.1.1.Nhận thức của giáo viên về khả năng học hòa nhập của trẻ khuyết tật
Đối
tượng
Mức độ(%)
1 2 3 4 5
6
Không ý
kiến
Khiếm
thính 8.33 24.99 0 0 33.32
0
33.32
Khiếm
thị 24.99 0 16.66 33.32 0 8.33 16.66
Vận
động 33.32 33.32 16.66 0 0
0
16.66
Khó
khăn về
ngôn
ngữ
24.99 0 33.32 16.66 0 0 16.66
CPTTT
0 24.99 8.33. 0
24.99
0 41.56
Đa tật

0 0 0 8.33
0
49.98 41.56
[Kết quả điều tra của cá nhân]
Theo bảng số liệu ta thấy:
Nhóm 1( cột 1) là nhóm đối tượng ở mức độ thuận lợi nhất khi học hòa
nhập, theo bảng trên thì thuận lợi nhất khi học hòa nhập là học sinh thuộc dạng
khuyết tật vận động khi có 33.32% ý kiến đồng ý.
Nhóm 6( cột 6) là nhóm học sinh gặp khó khăn nhất khi học hòa nhập, có
gần 50% giáo viên cho rằng học sinh đa tật gặp khó khăn nhất.
Cũng theo số liệu trên ta thấy có rất nhiều giáo viên không có ý kiến gì về
vấn đề này. Điều này nói lên sự thờ ơ của các giáo viên trong việc quan tâm đến
khả năng học hòa nhập của học sinh khuyết tật.
Như vậy, qua kết quả bảng khảo sát ở trên có thể nhận xét rằng việc nhận
thức của các giáo viên về khả năng học hòa nhập của các đối tượng học sinh
khuyết tật là hoàn toàn khác nhau. Các con số trên cho thấy rằng sự nhận thức về
khả năng học hòa nhập tốt nhất (thuận lợi nhất) của trẻ khuyết tật chưa tập trung
vào một đối tượng nào cụ thể. Nói cách khác, sự nhận thức này rất khác nhau và
dàn trãi trên các đối tượng.
2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên về mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Về vấn đề này, qua quá trình khảo sát tôi nhận thấy có gần 50% giáo viên
cho rằng: “ giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật học
chung lớp với học sinh bình thường trong trường phổ thông tại địa phương nơi các
em sinh sống ( theo chương trình riêng)”, chỉ có 24.99% giáo viên cho rằng “ giáo
dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật học chung lớp với
học sinh bình thường trong trường phổ thông tại địa phương nơi các em sinh sống
(theo chương trình chung)” và 24.99% giáo viên không có ý kiến.
Như vậy qua các số liệu trên ta thấy: nhận thức của các giáo viên dạy học
hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du là khác nhau. Có gần một
nửa số giáo viên nhận thức chưa đúng về mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật,

30% giáo viên có nhận thức đúng và 1/4 giáo viên không có ý kiến.
Điều này nói lên rằng, mặc dù thực hiện giáo dục hòa nhập nhiều năm nhưng
cho đến nay vấn đề nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Du về mô
hình GDHN TKT còn rất nhiều hạn chế. Vấn đề này cần được các cấp lãnh đạo
trong và ngoài trường quan tâm nhiều hơn để giúp các giáo viên dạy học hòa nhập
TKT có cái nhìn đúng đắn về mô hình GDHN TKT ngay tại trường nơi mình công
tác, từ đó đảm bảo cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
2.2.1.3. Nhận thức của giáo viên về các vấn đề xung quanh việc giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật
+ Ảnh hưởng của giáo dục hòa nhập TKT đối với nhà trường
Bảng 2.2.1.3.a.Ảnh hưởng của giáo dục hòa nhập TKT đối với nhà trường
Quan điểm Đồng ý Phân vân Không
đồng ý
Việc học sinh khuyết tật học hòa nhập sẽ
giúp nhà trường trở thành ngôi trường đáp
ứng được các học sinh khác nhau
50% 50%
Nhà trường bị áp lực từ gia đình phụ huynh
học sinh bình thường nếu cho học sinh
khuyết tật vào học cùng
41.66% 50% 8.33%
[ Kết quả khảo sát của cá nhân]
Như vậy qua các số liệu trên, ở cả quan điểm thứ nhất và thứ hai đều cho
chúng ta thấy rằng, hiện nay vấn đề nhận thức của giáo viên dạy hòa nhập tại
trường Tiểu học Nguyễn Du về ác quan điểm trong GDHN TKT mà Đảng và Nhà
nước ta đưa ra vẫn còn nhiều hạn chế. Có đến hơn một nửa giáo viên nhận thức
chưa đúng đắn, đầy đủ về các vấn đề này.
+ Ảnh hưởng của góa dục hòa nhập trẻ khuyết tật đối với HS bình thường
Ở lĩnh vực này tất cả giáo viên dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường
tiểu học Nguyễn Du đểu đồng ý với quan điểm mà tôi đưa ra, 100% ý kiến cho

rằng, học cùng với bạn khuyết tật, học sinh bình thường học được cách tôn trọng
sự khác biệt của mỗi cá nhân và học được tính tương thân tương ái, biết chia sẻ với
nhưng bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Nhìn chung tất cả giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về quan điểm này.
Việc nhận thức đúng đắn quan điểm này sẽ tạo thuận lợi cho các giáo viên trong
việc giáo dục học sinh, đặc biệt là trong quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh
bình thường giúp các em có tấm lòng nhân ái, bao dung.
+ Ảnh hưởng của giáo dục hòa nhập TKT đối với giáo viên dạy hòa nhập
Bảng 2.2.1.3.b. Ảnh hưởng của giáo dục hòa nhập TKT đối với giáo viên dạy hòa
nhập
Quan điểm Đồng ý Phân vân Không
đồng ý
Khi HS khuyết tật học hòa nhập giáo viên có
thêm nhiều phương pháp giáo dục mới .
91.66 8.33 0
Việc HS khuyết tật học hòa nhập làm giáo viên
vất vả hơn do phải hổ trợ thêm cho HS khuyết
tật.
91.66 8.33 0
Việc HS khuyết tật học hòa nhập làm giáo viên
không đảm bảo được tốc độ, chương trình dạy
và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung.
50.00 16.66 33.32
Có HS khuyết tật trong lớp làm giáo viên bị áp
lực tâm lý trước các phụ huynh, cán bộ quản
lý…
41.66 33.32 24.98
[ Kết quả khảo sát của cá nhân ]
Với số liệu trên có thể thấy, giáo viên tại trường tiểu học Nguyễn Du còn
nhiều lo lắng cũng như chưa nhiệt tình trong công tác giáo dục hòa nhập cho HS

khuyết tật.
Như vậy qua bảng số liệu trên chúng ta thấy được mức độ nhận thức của
giáo viên về sự ảnh hưởng của GDHNTKT đối với giáo viên dạy hòa nhập là khác
nhau.
Ở quan điểm thứ nhất và thứ hai, đa số các giáo viên đều đồng ý. Hầu hết
giáo viên đều cho rằng: khi học sinh KT học hòa nhập giáo viên có thêm nhiều
phương pháp giảng dạy hữu hiệu và những trải nghiệm với những dạng học sinh
khác nhau, cùng với đó là việc học sinh KT học hòa nhập làm giáo viên vất vả hơn
do phải hỗ trợ thêm học sinh khuyết tật. Theo tôi nhận định của giáo viên ở hai
quan điểm này hoàn toàn đúng và phù hợp với thực tế GDHN TKT hiện nay.
Tuy nhiên ở quan điểm thứ ba và thứ tư, có đến gần 50% giáo viên đồng ý
với quan điểm này, bên cạnh đó chỉ có 1/4-1/3 giáo viên khôn đồng ý. Như vậy ở
các quan điểm này sự nhận thức của đa số giáo viên là chưa hoàn toàn chính xác,
chỉ có một số lượng nhỏ giáo viên có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
2.2.1.4. Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục hòa nhập đối với học sinh
khuyết tật
Bảng 2.2.1.4.Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục hòa nhập đối với
học sinh khuyết tật
Quan điểm Đồng ý Phân vân Không
đồng ý
GDHN giúp HSKT có cơ hội được hòa nhập
trong môi trường gần nhà các em
91.66 0 8.33
GDHN giúp các em có cơ hội có thêm nhiều
bạn và cải thiện tâm lý mặc cảm.
100 0 0
HSKT mặc cảm tự ti vì bị bạn bè bình thường
không chấp nhận
66.64 24.99 8.33
HSKT ít có cơ hội được quan tâm cá nhân và

thiếu những phương tiện hỗ trợ học tập.
8.33 58.31 33.32
[Kết quả khảo sát của cá nhân]
Ở quan điểm này đa số các giáo viên đều đồng ý với quan điểm mà tôi đưa
ra nhưng điều đó không có nghĩa là nhận thức về vai trò của GDHN TKT đều
chính xác.
Ở quan điểm 1,2 và 3 có 66.66% số giáo viên đồng ý, điều này nói lên cách
nhìn của các giáo viên về vai trò của GDHN TKT là tích cực. Tuy nhiên ở quan
điểm 4, đa số giáo viên đã có cách nhìn chưa chính xác, một số khác thì đang phân
vân.Như vậy những hạn chế về sự hiểu biết về GDHN TKT của các giáo viên đa
được thể hiện ở quan điểm này.
Tóm lại: Qua quá trình khảo sát thực tế tôi nhận thấy rằng nhận thức của các
giáo viên dạy hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường Tiểu học Nguyễn Du về các vấn đề
liên quan đến GDHN TKT còn nhiều hạn chế, bất công trong quá trình thực hiện
GDHN TKT tại ngôi trường này.
2.2.2. Mối quan hệ giữa học sinh bình thường và học sinh khuyết tật tại lớp 1A
Qua quá trình quan sát buổi sinh hoạt hè của các em học sinh lớp 1A tôi
nhận thấy: không có sự phân biệt hay kỳ thị nào của HS bình thường với HS
khuyết tật. Mối quan hệ giữa HS bình thường và HS khuyết tật rất thuận lợi cho
quá trình GDHN. Thậm chí HS khuyết tật còn là trung tâm của các hoạt động học

×