Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.38 KB, 128 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ THẾ TÌNH



GI¸O DôC HOµ NHËP CHO HäC SINH TIÓU HäC
SèNG T¹I LµNG TRÎ SOS Hµ NéI





LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI







HÀ NỘI - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LÊ THẾ TÌNH



GI¸O DôC HOµ NHËP CHO HäC SINH TIÓU HäC
SèNG T¹I LµNG TRÎ SOS Hµ NéI


Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC



HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Với tinh thần, thái độ làm việc, nghiên cứu khoa học
nghiêm túc tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận văn là trung
thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì đƣợc công
bố trong luận văn của mình.
Hà Nội, 12/2014

Lê Thế Tình
MỤC LỤC

Trang
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa của đề tài 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 9
6. Câu hỏi nghiên cứu 9
7. Giả thuyết khoa học 9
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
9. Phạm vi nghiên cứu 11
10. Cấu trúc của luận văn 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC
HOÀ NHẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC SỐNG TẠI LÀNG TRẺ
SOS HÀ NỘI 12
1.1. Một số vấn đề cơ bản của đề tài 12
1.1.1. Một số khái niệm liên quan 12
1.1.2. Chương trình GDHN cho HSTH 14
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội và

các TTBTXH 20
1.1.4. Vai trò của NVCTXH trong GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ
SOS Hà Nội và các TTBTXH 26
1.1.5. Tiêu chí đánh giá GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà
Nội dưới góc độ CTXH 31
1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 34
1.2.1. Lý thuyết hệ thống môi trường sinh thái 35
1.2.2. Thuyết nhu cầu của A.Maslow 37
1.2.3. Thuyết nhận thức - hành vi 41
1.3. Một số văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 43
1.3.1. Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em 43
1.3.2. Văn bản pháp lí Việt Nam về quyền trẻ em 44
1.4. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 49
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIÁO DỤC HÕA NHẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC SỐNG
Ở LÀNG TRẺ SOS HÀ NỘI DƢỚI GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI 50
2.1. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống ở làng
trẻ SOS Hà Nội 50
2.1.1. Về nội dung giáo dục 50
2.1.2. Về phương pháp giáo dục 69
2.1.3. Về hình thức tổ chức giáo dục 81
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ
SOS Hà Nội 87
2.2.1. Gia đình – cộng đồng làng trẻ 87
2.2.2. Trường Hermann Germeiner 88
2.2.3. Cộng đồng và các tổ chức xã hội 89
2.2.4. Bản thân trẻ sống ở làng SOS Hà Nội 90
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả GDHN cho HSTH sống ở
làng trẻ SOS Hà Nội dƣới góc độ CTXH 91

2.3.1. Giải pháp của CTXH đối với HSTH và gia đình của trẻ 91
2.3.2. Giải pháp của CTXH trong việc trợ giúp giáo viên thực hiện
các nhiệm vụ GDHN tại trường tiểu học 96
2.3.3. Giải pháp của CTXH trong việc trợ giúp cán bộ quản lý làng trẻ
và cán bộ quản lý trường học 100
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 114



DANH MỤC VIẾT TẮT

CTXH: Công tác xã hội
GDHN: Giáo dục hòa nhập
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
HS: Học sinh
HSTH: Học sinh tiểu học
NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội
PVS: Phỏng vấn sâu
TTBTXH: Trung tâm bảo trợ xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong làng trẻ SOS Hà Nội 54




1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một lĩnh vực mà mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm, ở
Việt Nam giáo dục luôn luôn đƣợc Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu. Hiện
nay, giáo dục của Việt Nam đang có những đổi mới mạnh mẽ theo hƣớng tích
cực. Những kết quả đó có đƣợc là do sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà
nƣớc ta. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI định hƣớng đổi mới căn bản,
toàn diện về giáo dục là xây dựng 4 mục tiêu của quá trình giáo dục - đào tạo:
“Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống”.
Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2009-2020 nêu rõ:
“Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thoả mãn nhu cầu cá nhân, mang
đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập”. Nhƣ vậy,
giáo dục của Việt Nam đang phát triển theo hƣớng đào tạo ra những con
ngƣời có tri thức toàn diện trong công việc, trong cuộc sống và giáo dục
không phải chỉ là sự nghiệp của một cá nhân mà là sự nghiệp của toàn xã hội.
Những mục tiêu trên cũng đƣợc đề cập trong Luật Giáo dục của Việt
Nam: “Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập,
mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo
dục phổ cập” (Điều 11). “Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm
tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định, chăm lo
sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện môi trường giáo dục,
xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn” (Điều 12). Trong đó
Luật giáo dục đặc biệt quan tâm đến nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn (bao gồm trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, tàn tật…).
Điều luật về chăm sóc và giáo dục trẻ em lƣu ý rõ: “Phải tạo điều kiện cho trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học tập hoà nhập hoặc được học ở
cơ sở giáo dục chuyên biệt”.

2

- Học sinh tiểu học là lứa tuổi thiếu nhi có độ tuổi từ 6 - 11 tuổi, đây
là lứa tuổi có những thay đổi đáng kể về mặt sinh học và xã hội đầu đời con
ngƣời. Các em luôn tìm sự gần gũi yêu thƣơng, chiều chuộng của ngƣời lớn
khác giới, bé gái thƣờng gần gũi với cha, bé trai thƣờng gần gũi với mẹ. Nếu
ngƣời lớn quá khắc nghiệt hoặc lơi lỏng quan tâm sẽ gây ra ở các em những
ấn tƣợng lệch lạc về mặt nhân cách và ứng xử. Các em bắt đầu thích làm
quen với nhiều bạn nhỏ và nhiều ngƣời lớn khác. Nếu nhận đƣợc sự che chở,
cảm thông của ngƣời lớn các em sẽ dần dần thân thiết và tin cậy đến mức
tuyệt đối. Đặc trƣng tâm lý độ tuổi này là các em rất nhạy cảm, dễ xúc động
vì vậy bất cứ hành động thô bạo nào đối với các em đều gây tổn thƣơng và
để lại trong tâm trí của các em những ám ảnh khó phai nhạt. Vì thế đối với
hoc sinh tiểu học nói chung, học sinh tiểu học sống tại Làng trẻ SOS Hà Nội
và các TTBTXH nói riêng rất cần sự quan tâm đặc biệt của mọi ngƣời khi
các em đến trƣờng.
- Học sinh tiểu học đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội
(TTBTXH) là đối tƣợng không đƣợc sống cùng ngƣời thân ruột thịt, không
có gia đình mà dựa hoàn toàn vào các tổ chức Bảo trợ xã hội. Thực tế cho
thấy học sinh tiểu học đang sống tại các TTBTXH thƣờng có tâm lý bất ổn
khi đến trƣờng học vì khi đó cảm giác không có cha mẹ và không có một
gia đình bình thƣờng nhƣ những học sinh khác thể hiện rất rõ nét. Các em
thƣờng sống khép mình, ít tiếp xúc với mọi ngƣời và ít tham gia các hoạt
động tập thể. Điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả học tập, rèn luyện
và phát triển nhân cách. Hơn nữa, các em thƣờng thiếu thốn cả về vật chất
lẫn tình cảm, từ đó ảnh hƣởng rất lớn đến sự hoà nhập với môi trƣờng xã
hội. Vì vậy, các em rất cần những ngƣời thƣơng yêu, có trách nhiệm nhƣ
ngƣời cha ngƣời mẹ và cần sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía nhà trƣờng
cũng nhƣ toàn xã hội.

3
Khi học sinh tiểu học không đƣợc hoà nhập trong các hệ thống trƣờng

học, xã hội thì thƣờng tìm cách để hoà nhập vào những hệ thống không đƣợc
xã hội chấp nhận, chẳng hạn nhƣ vào băng đảng trên đƣờng phố, internet – thế
giới ảo với các trò chơi không lành mạnh. Thế nhƣng, giáo dục hoà nhập
(GDHN) cho hoc sinh tiểu học có hoàn cảnh khó khăn nói chung, giáo dục hoà
nhập cho học sinh tiểu học sống ở làng trẻ SOS Hà Nội và các TTBTXH nói
riêng hiện còn tồn tại rất nhiều những vấn đề cần phải đƣợc quan tâm giải
quyết nhƣ: môi trƣờng giáo dục hiện nay ở các trƣờng tiểu học chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức, các TTBTXH hiện đang vẫn còn nhiều vƣớng mắc trong việc
giáo dục hoà nhập cho các em khi đến trƣờng, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa TTBTXH với trƣờng tiểu học trong việc giáo dục hoà nhập cho các em,
nội dung giáo dục chƣa phù hợp, phƣơng pháp giáo dục hòa nhập chƣa đƣợc áp
dụng tích cực và phổ biến, hình thức giáo dục chƣa linh hoạt đa dạng. Vì vậy,
các em còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoà nhập ở trƣờng tiểu học.
Mặt khác, trong thực tế chƣa có công trình chuyên ngành CTXH nào
nghiên cứu nào về GDHN cho học sinh tiểu học ở làng trẻ SOS Hà Nội để từ
đó làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp cũng nhƣ cách thức trợ giúp
từ góc độ của nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) chuyên nghiệp cho các
em. Nên việc GDHN cho học sinh tiểu học ở Làng trẻ SOS Hà Nội vẫn chƣa
đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục hoà
nhập cho học sinh tiểu học sống ở làng trẻ SOS Hà Nội” làm đề tài luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Giáo dục hoà nhập đã và đang là một vấn đề cấp thiết đƣợc nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm. Hiện nay, trên thế giới cũng có nhiều quan điểm về

4
GDHN, chẳng hạn: quan điểm “GDHN là phương thức nhằm thực hiện Giáo
dục cho mọi người” đại diện cho quan điểm này là ở Lào, Ấn Độ, các nƣớc

châu Phi, Ý, Tây Ban Nha, UNESCO, UNICEF, Liên minh các tổ chức cứu
trợ trẻ em và một số các tổ chức quốc tế khác hay quan điểm: “GDHN là một
bộ phận trong giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của
trẻ”, đây là cách nhìn nhận tƣơng đối phổ biến về GDHN ở Mỹ và một số
nƣớc ở châu Âu nhƣ Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Ở châu Á nhƣ Hồng
Kông, Thái Lan, Philippine [33, 7-9]
Ngoài ra, cũng đã có rất nhiều cuộc hội thảo khoa học bàn về vấn đề
giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có việc đề cập đến
vấn đề giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học, chẳng hạn: tài liệu đƣợc xuất
bản ở Anh do hai tác giả Tony Booth và Mel Ainscow soạn thảo đã đƣợc
UNESCO công nhận giá trị và hiện đang đƣợc sử dụng ở nhiều nƣớc trên thế
giới đó là cuốn “Hướng dẫn thực hiện giáo dục hoà nhập”. Đóng góp lớn nhất
của tài liệu là quan điểm không coi giáo dục hoà nhập là dành riêng cho học
sinh khuyết tật hay học sinh có nhu cầu đặc biệt mà GDHN là giáo dục cho tất
cả mọi trẻ em và thanh thiếu niên.
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề GDHN cho học sinh tiểu học cũng đã đƣợc các cơ
quan tổ chức, các nhà nghiên cứu, khoa học quan tâm, đề cập trong các công
trình nghiên cứu của mình. Trong cuốn “Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn” của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội xuất bản
năm 2000 [5], là một cẩm nang cho cán bộ các cấp cũng nhƣ ở các trung tâm
bảo trợ xã hội (TTBTXH) làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đây cũng là
một tài liệu tham khảo có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng và tổ chức
thực hiện chƣơng trình hành động quốc gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, tài liêu mới chỉ dừng ở việc khái quát về khái niệm,

5
thực trạng và một số giải pháp bảo vệ nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mà
chƣa đề cập đến việc giáo dục hòa nhập cho các em. Cũng đề cập về vấn đề
quyền trẻ em có tài liệu tập huấn Công ƣớc về Quyền trẻ em “Tăng cường

Quyền trẻ em” của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2000 [10]. Đây là tài
liệu tham khảo cho các cán bộ và những ngƣời quan tâm về nhóm Quyền trẻ
em. Tài liệu tập trung giới thiệu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời
cung cấp một số phƣơng pháp, nhận thức, kỹ năng thực hành cơ bản đối với
các trƣờng hợp nghiên cứu điển hình qua đó cung cấp cho những ngƣời làm
công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em những kiến thức và kinh nghiệm để áp dụng
vào hoàn cảnh thực tế của cơ sở và bối cảnh của Việt Nam.
Trong tài liệu “Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học” – của Bộ
Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 2006 [29] trong dự án phát triển giáo
viên tiểu học chủ yếu nhằm hƣớng bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ, những đổi mới về nội dung, phƣơng pháp dạy học và kiểm
tra đánh giá kết quả dạy học cho giáo viên tiểu học. Đóng góp của tài liệu đó
là về mặt thiết kế, trình bày đƣợc viết theo mô đun nhằm tích cực hóa các
hoạt động học tập của ngƣời học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải
quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của ngƣời học; chú
trọng sử dụng nhiều phƣơng tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu, băng
hình/băng tiếng ,) giúp cho ngƣời học dễ học, dễ hiểu và gây đƣợc hứng
thú học tập. Tài liệu này chỉ tập trung vào việc hƣớng dẫn, bồi dƣỡng đội
ngũ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ trong vấn đề can thiệp, trợ giúp chủ
yếu dành cho đối tƣợng trẻ khuyết tật ở tiểu học. Trong kỷ yếu hội thảo
Bệnh tự kỉ ở trẻ em có báo cáo của PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến với
tiêu đề: “Bước đầu thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ có rối loạn tự kỉ ở
Hà Nội” trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm hoạt động của lớp Tƣơng
Lai đặt trong trƣờng mầm non Bình Minh đề cập đến mô hình can thiệp sớm

6
và GDHN cho trẻ có rối loạn tự kỉ đầu tiên ở nƣớc ta và đã đƣợc áp dụng
thực hiện từ năm 2002. Tuy nhiên, báo cáo cũng mới chỉ đề cập đến mô hình
GDHN trợ giúp cho đối tƣợng là trẻ tự kỉ và mô hình này cũng chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu thực tiễn ở nƣớc ta hiện nay.

Trong cuốn “Quản lí giáo dục hòa nhập” của Bộ giáo dục và Đào tạo,
xuất bản năm 2010 [13] đây là tài liệu dành cho cán bộ quản lí các cơ sở giáo
dục các cấp học, bậc học đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho học viên cao
học, nghiên cứu sinh, sinh viên các trƣờng cao đẳng, đại học đào tạo về chuyên
ngành quản lí giáo dục, CTXH, giáo dục đặc biệt. Tài liệu tập trung làm rõ các
khái niệm GDHN, ngƣời khuyết tật; nội dung, cách thức quản lí GDHN ngƣời
khuyết tật; nội dung, cách thức quản lí GDHN trong các cơ sở giáo dục từ cấp
mầm non đến cao đẳng, đại học và các trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN. Tài
liệu vừa mang tính phổ quát rộng về các cấp lại vừa mang tính cụ thể chi tiết
trong việc áp dụng từng cấp quản lí GDHN nhằm hỗ trợ về mặt xây dựng nội
dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục hòa nhập để can thiệp trợ giúp
cho ngƣời khuyết tật ở Việt Nam nói chung. Trong luận án: “Sử dụng phương
tiện trực quan trong dạy học hoà nhập môn Tự nhiên - Xã hội có trẻ khuyết tật
trí tuệ” [33], TS.Nguyễn Thị Thân Thuỷ đã nghiên cứu về các phƣơng pháp
dạy học trực quan qua môn học Tự nhiên - Xã hội cho trẻ chậm phát triển trí
tuệ hoà nhập. Tuy vậy, đề tài mới chỉ giải quyết đƣợc giáo dục hoà nhập trong
một phạm vi rất nhỏ đó là một môn học cụ thể và đối tƣợng là trẻ chậm phát
triển trí tuệ. Trong giáo trình: “Giáo dục hoà nhập cấp tiểu học cho Trẻ em
khuyết tật” của nhóm tác giả: Huỳng Thị Thu Hằng - Lê Thị Hằng - Trần Thu
Hoà của ĐH Đà Nẵng đã đƣa ra đƣợc lý thuyết về giáo dục hoà nhập cấp tiểu
học nhƣng cũng chỉ dành cho đối tƣợng là trẻ em khuyết tật. Ở lĩnh vực giáo
dục đặc biệt, các tác giả nhƣ Đỗ Văn Ba, Lê Nguyên Huân, Lê Văn Tạc,
Nguyễn Văn Hƣờng, Trịnh Thiên Tự, Trần Văn Bích, Phạm Thị Phú có viết về

7
đồ dùng dạy học trong lớp học hoà nhập đối với các dạng trẻ khác nhau nhƣ
khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, ngôn ngữ, vận động, đối tƣợng ở đây
mới chủ yếu tập trung vào nhóm trẻ khuyết tật.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các
bậc làm cha mẹ, cho cán bộ chăm sóc, giáo dục, giáo viên và những ngƣời

quan tâm có điều kiện học hỏi, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, ở nƣớc ta hiện
nay đã ra đời một số website dành cho trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn nói riêng nhƣ: www.webtretho.com, www.lamchame.com,
www.tretuky.com Tuy nhiên, thông tin từ các trang mạng này còn quá ít,
sự tham gia hỗ trợ về kiến thức, chuyên môn của các chuyên gia, các nhà
nghiên cứu, những ngƣời có kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Ngoài ra,
cũng có một số nghiên cứu dừng ở mức độ bài viết, những sáng kiến kinh
nghiệm đề cập đến vấn đề GDHN cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở một
trƣờng học, địa phƣơng nhƣng thông tin còn mang tính nội bộ.
Nhìn chung, ở nƣớc ta hiện nay, vấn đề GDHN cho trẻ em nói chung và
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng đang đƣợc các cấp, các ngành
và cả cộng đồng quan tâm trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Tuy nhiên,
hầu hết các công trình, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, lí luận
và mới chỉ tập trung cho nhóm trẻ khuyết tật là chủ yếu. Bên cạnh đó, hiện nay
vẫn chƣa có tài liệu, công trình nghiên cứu nào về GDHN cho HSTH sống ở
làng trẻ SOS Hà Nội. Do đó, để hƣớng đến đáp ứng nhu cầu GDHN tốt hơn cho
học sinh tiểu học sống ở các TTBTXH nói chung và ở làng trẻ SOS nói riêng
vẫn cần thiết có những công trình nghiên cứu khoa học vừa mang tính chiều sâu
vừa mang tính phổ quát vừa có tính cụ thể để áp dụng vào thực tiễn một cách
hiệu quả trong việc trợ giúp cho các em nâng cao khả năng hòa nhập với môi
trƣờng trƣờng học, cộng đồng xã hội trong tƣơng lai. Xuất phát từ lí do trên
chúng tôi nhận thấy tính cấp thiết của đề tài có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.

8
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Về mặt lí luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận,
phƣơng pháp GDHN cũng nhƣ vai trò và phƣơng pháp hỗ trợ của CTXH trong
GDHN cho HSTH sống ở các TTBTXH. Trên cơ sở đó để làm căn cứ lí luận bổ
sung, hoàn thiện cho công tác GDHN cho HSTH ở làng trẻ SOS Hà Nội.

3.2. Về thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ thêm về cơ sở thực tiễn trong việc xây dựng
những biện pháp cụ thể giúp cho cán bộ quản lí, cán bộ giáo dục, các bà mẹ trực
tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục các em có đƣợc những định hƣớng tốt hơn
trong công tác GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội.
- Luận văn cũng góp phần bổ sung nguồn học liệu, làm tài liệu tham khảo
cho những nhà quản lí giáo dục, giáo viên giảng dạy, NVCTXH, sinh viên ngành
CTXH về những vấn đề có liên quan đến GDHN cho HSTH có hoàn cảnh khó
khăn sống ở các TTBTXH nói chung và HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng GDHN cho HSTH sống ở Làng trẻ SOS Hà Nội từ
đó đề xuất các biện pháp trợ giúp dƣới góc độ CTXH nhằm nâng cao khả
năng hòa nhập và tự hòa nhập cho các em.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về GDHN và phƣơng pháp hỗ trợ
của CTXH cho HSTH sống tại các TTBTXH và làng trẻ SOS Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng GDHN cho HSTH sống tại Làng trẻ SOS Hà Nội.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và nhu cầu của HSTH ở làng trẻ
SOS Hà Nội khi học hòa nhập tại trƣờng học.
- Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ của CTXH cho HSTH sống ở làng trẻ
SOS Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả GDHN đối với nhóm học sinh này.

9
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh tiểu học sống tại Làng trẻ SOS Hà Nội.
- Cán bộ quản lí, cán bộ giáo dục và các bà mẹ chăm sóc, nuôi dƣỡng,
giáo dục cho HSTH ở làng trẻ SOS Hà Nội.
- Cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên tiểu học trƣờng Hermann

Germeiner.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục hoà nhập cho học sinh tiểu học ở Làng trẻ SOS Hà Nội
và cách tiếp cận hỗ trợ của CTXH.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Làng trẻ SOS Hà Nội đã có nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục
nhƣ thế nào để giúp HSTH ở đây hòa nhập với trƣờng học và xã hội?
- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quá trình GDHN cho HSTH sống ở
làng trẻ SOS Hà Nội?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN cho HSTH ở đây?
Các em cần sự trợ giúp của những ai?
7. Giả thuyết khoa học
- Học sinh tiểu học sống ở Làng trẻ SOS Hà Nội luôn gặp phải những
vấn đề khó khăn về tâm lý, các kỹ năng sống, phƣơng pháp học tập và khả
năng hòa nhập so với HSTH trong trƣờng học nói chung.
- Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của các em trong việc hòa
nhập là do sự thiếu hụt trong phƣơng pháp, cách thức giáo dục, chính sách hỗ
trợ nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhận thức của cộng đồng, công tác
tuyên truyền giáo dục chƣa phát huy tính hiệu quả.
- Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp GDHN trên cơ sở một nền tảng

10
lý thuyết vững chắc sẽ giúp các em hoà nhập đƣợc nhƣ những học sinh bình
thƣờng, đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, CTXH có vai trò tích cực
trong việc trợ giúp HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội hòa nhập trong quá
trình học tập tại trƣờng học và xã hội.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phƣơng pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu với:

- Cán bộ quản lí, cán bộ giáo dục đang công tác tại làng trẻ SOS Hà Nội
gồm 7 ngƣời trong đó: cán bộ quản lí (3 nam), 4 cán bộ giáo dục (2 nam và 2 nữ)
- Các bà mẹ, dì trực tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục các em gồm: 16
bà mẹ và 7 dì.
- Cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên trƣờng Hermann Germeiner bao gồm:
2 cán bộ quản lí giáo dục (1 nam và 1 nữ); 5 giáo viên tiểu học (Nữ)
8.2. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
Sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung với:
- Các bà mẹ, dì trực tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục các em, gồm: 2
nhóm (mỗi nhóm 5 ngƣời) mỗi nhóm tiến hành thảo luận 1 lần.
- Các em HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội, gồm 4 nhóm (mỗi nhóm 10
học sinh), mỗi nhóm tiến hành thảo luận 1 lần.
8.3. Phương pháp quan sát
- Quan sát các hoạt động, phƣơng pháp giáo dục của cán bộ, các bà mẹ tại
làng trẻ SOS Hà Nội.
- Quan sát các cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử của các em trong sinh
hoạt, học tập, lao động vui chơi giải trí trong ngôi nhà các em ở, khuôn viên làng
trẻ SOS Hà Nội, trong lớp học, sân trƣờng.
- Quan sát điều kiện vật chất của làng trẻ, hoàn cảnh sống của các em tại làng

11
8.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu về GDHN và vai trò của CTXH
học đƣờng cũng nhƣ các báo cáo của làng trẻ SOS Hà Nội để làm cơ sở lí
luận, thực tiễn cho luận văn.
- Nghiên cứu một số văn bản, chính sách liên quan đến đối tƣợng nghiên
cứu từ đó đƣa ra cách thức kết nối, hỗ trợ các dịch vụ CTXH cho các em.
8.5. Phương pháp phân tích số liệu điều tra
Sử dụng phƣơng pháp này trong việc việc phân tích, xử lí số liệu, thông tin
liên quan đến đề tài nghiên cứu.

9. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
Làng trẻ SOS Hà Nội.
- Phạm vi thời gian:
Từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát thực trạng GDHN của học sinh
tiểu học ở Làng trẻ SOS Hà Nội để biết đƣợc những khó khăn và nhu cầu của
các em khi theo học tại trƣờng tiểu học, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ từ
phía ngành CTXH nhằm nâng cao khả năng hòa nhập và tự hòa nhập trong
môi trƣờng trƣờng học và môi trƣờng xã hội cho các em.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 2 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục hòa nhập cho học
sinh tiểu học sống ở làng trẻ SOS Hà Nội
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo
dục hoà nhập cho học sinh tiểu học ở Làng trẻ SOS Hà Nội dƣới góc độ hỗ
trợ của Công tác xã hội.

12
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC SỐNG TẠI LÀNG TRẺ SOS HÀ NỘI

1.1. Một số vấn đề cơ bản của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Khái niệm giáo dục hoà nhập
Trƣớc khi tìm hiểu khái niệm GDHN, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm
khái niệm và bản chất của hoạt động giáo dục.
- Giáo dục

Giáo dục là một khái niệm đa nghĩa, khi phân tích giáo dục với tƣ cách
là một hiện tƣợng xã hội, ta thấy: giáo dục là dấu hiệu đánh giá trình độ văn
minh của xã hội loài ngƣời, về bản chất đó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội
tri thức, kinh nghiệm theo dòng lịch sử xã hội loài ngƣời.
Giáo dục có thể đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
+ Với nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình tác động giữa nhà giáo dục với
các đối tƣợng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách
toàn diện (trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, kỹ năng sống, lao động ). Quá
trình tƣơng tác này đƣợc cụ thể hóa trong nhà trƣờng chính là quá trình sƣ
phạm tổng thể bao gồm hai quá trình bộ phận, đó là quá trình dạy học và quá
trình giáo dục (theo nghĩa hẹp).
+ Với nghĩa hẹp: Giáo dục đƣợc hiểu là quá trình tác động của nhà giáo
dục lên các đối tƣợng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi
ứng xử với cộng đồng xã hội.
Tóm lại, hoạt động giáo dục là quá trình đƣợc thực hiện bởi nhà giáo
dục lên đối tƣợng giáo dục bằng các phƣơng pháp, cách thức cụ thể nhằm
giúp đối tƣợng giáo dục hình thành nhân cách, hành vi, thói quen, lý tƣởng,
động cơ, tình cảm, năng lực phù hợp với chuẩn mực xã hội.

13
- Giáo dục hòa nhập
Hoà nhập là một thuật ngữ để chỉ nhu cầu của tất cả mọi cá nhân đƣợc
cảm thấy là một phần của cộng đồng xã hội. Hoà nhập cũng có thể đề cập
đến nhu cầu của một ngƣời cần cảm thấy mình là một phần của gia đình, của
nhóm bạn cùng trang lứa hay của xóm làng, khu dân cƣ, của cộng đồng hay
của xã hội. Trong đó, nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là nhóm trẻ gặp
nhiều khó khăn trong việc hoà nhập xã hội.
GDHN là một thuật ngữ ngày càng đƣợc phổ biến hiện nay và có nhiều
ngƣời quan tâm nghiên cứu bản chất của nó. Thuật ngữ này đƣợc xuất phát từ
Canada và đƣợc hiểu là những trẻ ngoại lệ đƣợc hòa nhập, quy thuộc vào

trƣờng hòa nhập. GDHN là phƣơng thức giáo dục mọi trẻ em, trong đó có trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn, trong lớp học bình thƣờng của trƣờng phổ thông.
Hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
trong trƣờng lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn
toàn nhƣ nhau trong mục tiêu giáo dục. GDHN đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để
mọi học sinh phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó đƣợc
thể hiện trong việc điều chỉnh chƣơng trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ
trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù….Trƣờng hòa nhập là "Tổ chức
giải quyết vấn đề đa dạng nhằm chú trọng đến việc học của mọi trẻ. Mọi giáo
viên, cán bộ và nhân viên nhà trường cam kết làm việc cùng nhau tạo ra và
duy trì môi trường đầm ấm có hiệu quả cho việc học tập. Trách nhiệm cho
mọi trẻ được chia sẻ”. [13, tr.94]
Ở Việt Nam, theo sự hiểu biết của bản thân thì hầu hết các tài liệu khi
trình bày về GDHN thƣờng gắn với các hoạt động cho Ngƣời khuyết tật, trong
đó nhấn mạnh đến việc đƣa HS khuyết tật vào học cùng trƣờng với HS bình
thƣờng, để các em đƣợc học chung một chƣơng trình, đƣợc giao tiếp, hòa đồng
với các bạn đồng trang lứa nhằm giảm sự mặc cảm cho HS khuyết tật, giảm sự

14
kỳ thị từ phía HS không khuyết tật và cộng đồng nhằm đem lại sự bình đẳng
cho mọi thành viên trong xã hội. Và đây là cơ hội tốt giúp các em khuyết tật
hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, trong khái niệm về trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn không chỉ có nhóm trẻ khuyết tật mà nó còn bao gồm
nhóm trẻ em mồ côi, trẻ lang thang, trẻ em lao động sớm Do đó, khái niệm
GDHN cần đƣợc hiểu một cách rộng hơn, bao quát hơn.
Khái niệm GDHN cũng đã đƣợc đề cập, phản ánh trong nhiều văn bản
hành chính, trong đó, theo thông tƣ 39/2009-TT-BGDĐT ban hành quy định về
GDHN cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (trong đó có trẻ em mồ côi) giải thích
khái niệm GDHN nhƣ sau: Là phương thức giáo dục đáp ứng nhu cầu giáo dục
cá nhân cho mọi trẻ em trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, không

phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, điều kiện kinh tế, thành phần xã hội, hoàn
cảnh sống và điều kiện học tập.
Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi xin phép đƣợc đƣa ra khái niệm
GDHN: “GDHN là một bộ phận trong giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu
cầu giáo dục cho mọi người”
- Bản chất của GDHN
GDHN dựa trên quan điểm tích cực, giáo dục cho mọi đối tƣợng học sinh.
Đây là tƣ tƣởng chủ đạo, yếu tố dầu tiên thể hiện bản chất của GDHN. Trong
GDHN không có sự tách biệt HS với nhau. Mỗi trẻ đều có những năng lực nhất
định, do đó trong quá trình giáo dục các em phải đƣợc tham gia đầy đủ và bình
đẳng trong các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng và cộng đồng với tƣ tƣởng
“trường học cho mọi trẻ em trong một xã hội, cho mọi người” [19, 31-45].
1.1.2. Chương trình GDHN cho HSTH
Chƣơng trình GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội đƣợc thể hiện ở
mục tiêu GDHN đặt ra cho các em, nội dung cần GDHN, phƣơng pháp giáo
dục đƣợc sử dụng và hình thức tổ chức GDHN.
- Mục tiêu GDHN

15
Mục tiêu của tổ chức SOS quốc tế nói chung và làng trẻ SOS Hà Nội
nói riêng trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục cho trẻ em đó là hƣớng
đến sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức – Trí – Thể - Mỹ. Vì vậy, trong
mục tiêu giáo dục hoà nhập cho các em trong làng trẻ là hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện, giúp trẻ tăng tính tự lập, tự tin, tăng khả năng học
tập, đồng thời chuẩn bị tốt các kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội, làm tiền đề
cho trẻ em tự khẳng định, hoà nhập cộng đồng xã hội. [27]
Bên cạnh đó, mục tiêu của giáo dục hoà nhập còn là tạo ra một môi
trƣờng giáo dục trong đó tất cả học sinh (bao gồm học sinh trong làng trẻ và
học sinh bên ngoài) đều đƣợc tham gia cùng nhau trong hệ thống giáo dục nói
chung. Đƣợc vui chơi, học tập, đƣợc đáp ứng các nhu cầu giáo dục cơ bản và

nâng cao mà không có bất kỳ sự phân biệt, rào cản nào.
Mục tiêu GDHN cho HSTH đƣợc xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc:
+ Mọi trẻ em đều có quyền nhận đƣợc sự chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo
dục từ phía gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng xã hội.
+ Mọi trẻ em đều đƣợc học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo dục của
hệ thống giáo dục quốc dân, đƣợc giáo dục toàn diện về các mặt: kĩ năng
sống, học văn hoá, hƣớng nghiệp, học nghề để hoà nhập cộng đồng.
+ Mọi trẻ em đƣợc nhận một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh sống,
nhu cầu và khả năng học tập trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.
- Nội dung GDHN cho HSTH:
Nội dung dạy học là một yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học.
Nội dung cùng với phƣơng pháp dạy học có vai trò quyết định, hƣớng hoạt
động của giáo viên và học sinh đạt đƣợc mục tiêu của giáo dục.
Theo Luật giáo dục Việt Nam, nội dung dạy học đƣợc xây dựng phải
phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ở từng độ tuổi, từng cấp học. Dạy
học ở tiểu học là sự kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức về khoa học

16
tự nhiên, kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết ban đầu về nghệ
thuật với rèn kỹ năng và hành vi cho học sinh. Do đó, nội dung dạy học tiểu
học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã
hội và con ngƣời, có kỹ năng nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen
rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
Học sinh tiểu học sống ở làng trẻ SOS Hà Nội có những thiệt thòi, hạn
chế nhất định xuất phát từ hoàn cảnh, nguồn gốc xuất thân. Vì vậy, trong nội
dung giáo dục cho nhóm đối tƣợng học sinh này ngoài việc thực hiện các nội
dung giáo dục theo quy chuẩn của Luật giáo dục áp dụng chung cho tất cả học
sinh nói chung thì những ngƣời làm công tác giáo dục phải chú ý thực hiện
nguyên tắc giáo dục “Tôn trọng sự khác biệt của trẻ” chính điều này sẽ giúp
cho các em hòa nhập tốt hơn với môi trƣờng giáo dục nhà trƣờng, cộng đồng

xã hội. Vì vậy, trong nội dung GDHN cho HSTH ở làng trẻ SOS Hà Nội
chúng ta cần chú ý thêm về:
+ Giáo dục tƣ tƣởng, tâm lý, tình cảm, đạo đức, giao tiếp, ứng xử trong
gia đình, trƣờng học và cộng đồng xã hội
+ Nội dung dạy học hƣớng đến nâng cao khả năng học tập, lĩnh hội tri
thức, văn hóa
+ Nội dung dạy học nhằm nâng cao sự tự tin trong các hoạt động tập thể
+ Nội dung dạy học nhằm hình thành các giá trị sống và kỹ năng sống
cho các em
- Phương pháp giáo dục hoà nhập cho HSTH:
Để đạt đƣợc mục tiêu và nội dung giáo dục hòa nhập nêu trên thì đòi
hỏi các lực lƣợng giáo dục phải áp dụng một cách đa dạng, linh hoạt các
phƣơng pháp giáo dục đối với các em và đảm bảo đƣợc các yếu tố:
+ Việc dạy học cho HSTH ở làng trẻ SOS Hà nội phải đảm bảo hình
thành cho học sinh hệ thống những biểu tƣợng trực quan- cảm tính về các
hiện tƣợng của cuộc sống xung quanh, bảo đảm những khái quát hóa sơ đẳng,

17
thiết lập những mối liên hệ đơn giản và trên cơ sở đó đảm bảo sự phát triển
nhận thức chung.
+ Phƣơng pháp dạy học cần hƣớng đến nâng cao hoạt động nhận thức,
phát triển trí tuệ, kích thích sự hoạt động tích cực và hình thành hứng thú
nhận thức cho học sinh. (Luật Giáo dục 2004, điều 24)
+ Việc dạy học phải đƣợc kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục. Giáo viên
cần tăng cƣờng sử dụng các biện pháp động viên, khuyến khích của giáo viên
trong việc phát huy các thế mạnh của trẻ, trong các hoạt động tập thể, xã hội
+ Phƣơng pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, từng học
sinh, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học

tập cho học sinh.
+ Giáo viên cần tăng cƣờng sử dụng các phƣơng pháp dạy học thông qua
làm việc nhóm, vận dụng kiến thức cá môn học tổ chức trò chơi tạo điều kiện
cho các em lĩnh hội tri thức, giao tiếp, ứng xử, hòa nhập một cách tự nhiên.
+ Ngoài những phƣơng pháp dạy học chính khóa trên lớp, giáo viên cần
tích cực sử dụng nhiều các phƣơng pháp dạy học ngoại khóa ngoài giờ học.
Đây chính là điều kiện để các em đƣợc giao lƣu, học hỏi một cách sâu, rộng
và là cơ hội tốt để hòa nhập với bạn bè, cộng đồng xã hội.
- Hình thức tổ chức GDHN cho HSTH:
Hình thức tổ chức giáo dục là hình thức tổ chức quá trình hoạt động
dạy học của thầy và hoạt động học tập của trò theo một trật tự và chế độ nhất
định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Căn cứ vào các yếu tố khác nhau ta có các hình thức tổ chức giáo dục
nhƣ sau:
+ Xét theo số ngƣời tham gia vào quá trình học tập ta có: hình thức học
cá nhân, học nhóm, học tập thể.

×