Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Dạy học dự án cho sinh viên đại học khối kỹ thuật và kết quả đạt được

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.18 KB, 9 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 28 -36
DẠY HỌC DỰ ÁN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
KHỐI K Ĩ THUẬT VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nguyễn Thanh Nga
Trường Đại học Giao thông Vận tải (cơ sở 2)
Đỗ H ương Trà
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Mở đầu
Dạy học dự án (DHDA) được hiểu như một phương pháp dạy học, trong đó
người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tậ p phức hợ p, có sự kết hợp giữa lí
thuyết và thực tiễn, trong đó cá nhân hay nhóm người học thiết lập một dự án có
nội dung gắn kết với nội dung học tập. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng vố n
có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùng với tài liệu, phương
tiện, người học đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, thực hiện và hoàn chỉnh dự án.
Trong các trường đại học kĩ thuật, sinh viên khá vất vả khi học các môn đại
cương (Vật lí đại cương, Hoá học đại cương, ). Một mặt, do họ không thấy được
tính thực tiễn của các kiến thức khoa học này nên không hứng thú khi học; mặt
khác, họ thường coi nhẹ các môn đại cương vì nhận thấy dường như nó không liên
quan gì đến chuyên ngành học, dẫn đến chán học và chất lượng học tập chưa cao.
Người học sẽ học tập tích cực nếu các kiến thức được vận dụng vào giải quyết
những vấn đề thực tế, điều này làm cho kiến thức trở nên có nghĩa đối với người
học, khơi dậy lòng say mê, hứng thú ở họ. Với mục đích trang bị cho sinh viên kiến
thức vững chắc, rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tế, khơi dậy tính tích
cực, tự chủ của sinh viên thì việc tổ chức dạy học dự án sẽ đem lại hiệu quả cao. Bài
báo giới thiệu kết quả thu được ở năm học 2008 - 2009 qua việc vận dụng DHDA
với đối tượng sinh viên năm thứ nhất, ngành kĩ thuật công trình tại trường Đại học
Giao thông (cơ sở 2) khi dạy các kiến thức về Từ trường và Cảm ứng điện từ - học
phần Điện và từ đại cương.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu


Đặc điểm của dạy học dự á n có thể được trình bày như ở sơ đồ dưới đây:
28
Dạy học dự án cho sinh viên đại học khối kĩ thuật và kết quả đạt được
Hình 1. Một s ố đặc điểm của d ạ y học dự án
Trên cơ sở hiểu biết các đặc điểm của dạy học dự án, chúng tôi đề xuất ý tưởng
cho việc lập kế hoạch bài học, trong đó bài học được xây dựng dựa trên những câu
hỏi định hướng, lồng ghép nội dung trong những bối cảnh thực tế.
* Giai đoạn 1: Lập kế hoạch.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, kế hoạch của giáo viên gồm:
Hình 2. Sơ đồ triển khai bài học thành d ự án
- Triển khai bài học thành dự án.
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài dạy bao gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi
bài học và câu hỏi nội dung.
- Thiết kế dự án. Tr ước nội dung dự định cho sinh viên thực hiện dự án, chúng
tôi quan tâm đến các vấ n đề:
+ Trong thực tế những ai cần những kiến thức này (người học đóng vai là các
nhà tư vấn, các chuyên gia, các nhà chế tạo để giải quyết vấn đề thực tiễn).
+ Lựa chọn nội dung kiến thức cần vận dụng hoặc cần xây dựng.
+ Đưa ra dự án dự kiến (người học đóng vai là các nhà thiết kế dự án) gồm:
Mục tiêu của dự án, giải pháp thực hiện dự án; Công việc chính cần thực hiện (thực
hiện giải pháp); Địa điểm thực hiện dự án; Kết quả dự án thu được,
Từ ý tưở ng dự án và nội dung kiến thức cần học (cần vận dụng), chúng tôi
hướng dẫn người học thiết kế 3 bài tập gồm: Bài trình diễn đa phương tiện; Một áp
phích hay tờ rơi; Một trang web để làm sao cho khi thực hiện xong một dự án như
thế thì người học trả lời tốt bộ câu hỏi định hướng.
Để đảm bảo sinh viên có thể thực hiện được nhiệm vụ của dự á n, chúng tô i
đã tiến hành biên soạn, sắp xếp, bổ sung các nội dung kiến thức phần Từ trường và
29
Nguyễn Thanh Nga và Đỗ Hương Trà
Cảm ứng điện từ làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết, qua đó giúp người học thiết

kế ý tưởng dự án, xác định nhiệm vụ cần giải quyết.
- Thiết kế tài liệu hỗ trợ gi á o viên và người học.
+ Những hỗ trợ cần thiết cho người học trong quá trình thực hiện dự án gồm:
Một số dự án để tham khảo, giáo trình, các nguồn tài liệu tham khảo về Từ trường
và Cả m ứng điện từ, các phiếu phân công công việc tro ng nhóm, các mẫu phiếu
đánh giá từng sản phẩm,
+ Giáo viên cần dự kiến trước được quá tr ình thực hiện, kết quả đạt được,
nghĩa là phải t hiết kế được sơ đồ tiến trình hình thành (vận dụng) kiến thức khi
thực hiện dự án để đảm bảo cho sự định hướng đạt hiệu quả.
- Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án.
+ Để tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án, chúng tôi giới thiệu, tuyên truyền
về dạy học dự án, cách thức thực hiện nhiệm vụ trong dạy học dự án, đồng thời
chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện.
+ Tiến hành tập huấn, bổ sung các kĩ năng sử dụng Powerpoint và kĩ năng
làm việc nhóm.
- Kế hoạch của người học gồm:
+ Lựa chọn chủ đề: Xuất phát từ bộ câu hỏi định hướng, người học lựa chọn
cho mình chủ đề phù hợp với mục tiêu kiến thức, kĩ năng, nhu cầu và hứng thú của
họ. Các chủ đề cần có tính thực tiễn, có thể là các vấn đề liên quan trong đời sống
hàng ngày, các vấn đề về văn hoá - xã hội, các vấn đề thời sự cập nhật hay là việc
nghiên cứu so sánh, việc ứng dụng một thành tựu nào đó của khoa học - kĩ thuật
liên quan đến kiến thức về Từ trường và Cảm ứng điện từ.
+ Xây dựng tiểu chủ đề: Một ý tưởng hoặc chủ đề ban đầu sẽ được mở rộ ng
thành nhiều tiểu chủ đề để thực hiện tìm hiểu thông tin. Chúng tôi hướng dẫn sinh
viên sử dụng mạng sơ đồ tư duy nhằm tập hợp các ý kiến của các thành viên trong
nhóm, kết hợp các ý tưởng, xây dựng cấu trúc kiến thức, xác định quy mô tìm hiểu
và xác định các nhiệm vụ học tập.
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập: Hoạt động này nhằm giúp các thành
viên trong nhóm biết được a i sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành. Đây là
hoạt động hợp tác giữa các thành viên, đòi hỏi mỗi thành viên phải phối hợp, hỗ

trợ nhau để thực hiện việc lập kế hoạch, hoàn t hành dự án.
* Giai đoạn 2: Thực hiện dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án, sinh viên thu thập thông tin, dữ liệu từ sách,
báo, tạp chí, internet tiến hành các thí nghiệm, gặ p gỡ các nhân vật cần thiết,
phân tích, so sánh, tranh luận, tổng hợp. Người học liên hệ chặt chẽ và tham vấn
giáo viên hướng dẫn để đảm bảo dự án đi đúng hướng.
Chúng tôi tôn trọng kế hoạch đã xây dựng và sự hợp tác giữa các cá nhân
30
Dạy học dự án cho sinh viên đại học khối kĩ thuật và kết quả đạt được
người học, mặt khác, chúng tôi mời các nhóm thường xuyên đánh giá sự tiến triển
của công việc và tận dụng dịp này để động viên, kích thích sinh viên nhằm đưa dự
án đi đến đích. Những chiến lược người học sử dụng trở thành đối tượng của sự
quan sát liên tục của giáo viên.
* Giai đoạn 3: Tổng hợp kết quả và khai thác dự án.
- Tổng hợp các kết quả và xây dựng sả n phẩm: Người học tổng hợp các thông
tin, giới thiệu cho toàn lớp những đóng góp của nhóm để qua đó có thể điều chỉnh
sản phẩm của nhóm. Sản phẩm của các nhóm sẽ được giới thiệu và đóng góp của
mỗi nhóm mang đến những sản phẩm chung cho toàn lớp.
- Khai thác dự án: Trong quá trình thực hiện dự án, người học làm chủ kiến
thức, kĩ năng và thái độ. Tuy nhiên, họ cần phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Dự án đã thực hiện có mang lại hiệu quả học tập đích thực hay không?
+ Trong tương lai, dự án có thể thực hiện khác được không?
+ Dự án tiếp theo có thể là gì?
- Xem xét lại dự á n: Việc xem xét lại dự án nhằm cho phép sinh viên xem lại
cách mà họ đã cam kết theo đuổi trong dự án: Họ đã tìm kiếm câu trả lời cho vấn
đề như thế nào? Trước một tình huống họ đã thực hiện các chiến lược nào? Các
phương pháp nào đã được sử dụng để có thể đi đến kết quả? Họ đã đánh giá thường
xuyên công việc như thế nào? Họ đã kiên nhẫn ra sao? Việc xem xét lại dự án tạo
cơ hội cho các nhóm quan tâm đến việc bổ sung thông tin liên quan đến dự án và
kích thích mong muốn thực hiện dự án khác.

Quá trình dạy học được chúng tôi ghi hình, các sản phẩm của người học được
thu thập lại. Dựa vào các thông tin ghi lại được, giáo viên tiến hành phân tích diễn
biến, đánh giá tính khả thi, kết quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo để từ đó
có những chỉnh sửa cho phù hợp.
2.2. Kết quả thu được
Nghiên cứu được tiến hành trong 3 tuần của học kì II năm thứ nhất, mỗi tuần
học Vật lí đại cương 2 buổi, mỗi buổi 3 tiết.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập để lựa chọn chủ đề dự án, lập kế hoạ c h.
Câu hỏi khái quát do giáo viên đưa ra: “Việc tìm hiểu các kiến thức về Từ
trường và Cảm ứng điện từ có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển
của khoa học kĩ thuật?” đã dẫn dắt sinh viên thảo luận, hình thành các ý tưởng
ban đầu về các dự án.
Trên cơ sở các ý tưởng do sinh viên đề xuất, họ được quan sát một số hình
ảnh về các thiết bị máy móc kĩ thuật như: máy phát điện, loa điện, động cơ điện,
hệ thống rơ le điều khiển tự động, bếp từ, ghita điện . . ., sau đó, yêu cầu sinh viên
thảo luận, trao đổi, bổ sung để tìm ra những ứng dụng khác có liên quan đến kiến
31
Nguyễn Thanh Nga và Đỗ Hương Trà
thức Từ trường và Cảm ứng điện từ. Điều này đã gợi được sự tập trung chú ý của
sinh viên đến phần nội dung kiến thức quan trọng này và dẫn sinh viên một cách
tự nhiên đến câu hỏi:
+ Trong giao thông vận tải, con người đã ứng dụng những kiến thức đó để
chế tạo ra các thiết bị máy móc gì?
+ Ng uyên tắc cấu tạo và hoạt động của các thiết bị máy móc đó như thế nào?
Bằng việc thảo luận câu hỏi nội dung, lớp chia thành 6 nhóm tương ứng với
6 dự án dựa trên sự quan tâm, hứng thú của người học.
Các nhóm đều đã trình bày được lí do lựa chọn dự án và nêu được mục tiêu
của các dự án. Sau đó các nhóm sử dụng sơ đồ tư duy để lên kế hoạch thực hiện dự
án, phân công nhiệm vụ và dự kiến sản phẩm cuối cùng.
Với sự hướng dẫn và góp ý của giáo viên, các nhóm lần lượt trình bày sơ đồ

tư duy một cách hào hứng và có tính thống nhất cao. Kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư
duy giúp sinh viên làm việc một cách khoa học, xác định được mục đích công việc
rõ ràng, đạt hiệu quả cao. Thông qua sơ đồ tư duy sinh viên đã xác định được các
tiểu chủ đề và đưa ra được giải pháp thực hiện để giả i quyết vấn đề đã được chuyển
giao, hình thành nên các dự án học tập rõ ràng. Điều này chứng tỏ việc chuyển giao
nhiệm vụ của giảng viên đã thành công, phát huy được tính tự lực, tích cực chủ
động của sinh viên.
- Thực hiện dự án và sản phẩm dự án.
Sáu dự án tương ứng với 6 vấn đề cần giải quyết. Dưới đây chúng tôi tr ình
bày kĩ một trong số các dự án đó. Với dự án Nghiên cứu giải pháp đảm bảo an toàn
cho các phương tiện lưu thông trong đường hầm - hoàn chỉnh hệ thống cung cấp điện
thắp sáng trong đường hầm, nhóm sinh viên đã biết tự đặt ra ý tưởng (lí do) của
dự án, vấn đề cần giải quyết, giải pháp giải quyết vấn đề và dự kiến được sản phẩm
của nhóm. Quá trình thực hiện dự án đã tiến hành theo các giải pháp đặt ra thể
hiện như trong sơ đồ dự án như Hình 3.
Nhóm Blue Fire đặt vấn đề cho dự án của mình bằng một bài toán thực t ế
về việc giải quyết nạn ùn tắc giao thông trong đường hầm, việc thiếu ánh sáng bên
trong đường hầm đã gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra ở Việt Nam cũng như
trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, nhóm đã đưa ra giải pháp thiết kế hệ thống
phát điện chiếu sáng trong đường hầm bằng cách tận dụng nguồn năng lượng gió
để chuyển thành điện năng thắp sáng hệ thống đèn. Qua đó, nhóm nêu được yêu
cầu tấ t yếu phải chế tạo hệ thống cánh quạt gắn trên các lỗ thông gió của đường
hầm làm quay tua bin của máy phát điện.
Để thực hiện dự án, nhóm đã tìm hiểu và phân tích đặc điểm của đường hầm
thông qua các tài liệu sách vở, internet, báo chí Sau đó các t hành viên trong nhóm
trao đổi thảo luận với nhau và trao đổi với các thành viên khác trong lớp, tham vấn
với giáo viên hướng dẫn. Nhóm đã phân tích đượ c nhiều chi tiết rất quan trọng, làm
32
Dạy học dự án cho sinh viên đại học khối kĩ thuật và kết quả đạt được
Hình 3. Sơ đồ dự án Hoàn thiện

hệ thống cung cấp đ iện trong đường hầm
cơ sở cho việc thiết kế hệ t hống máy phát điện chiếu sáng trong đường hầm, cụ thể:
+ Trên thế giới có rất nhiều các hầm đào xuyên núi để mở đường, chẳng hạn
ở Việt Nam là đường hầm Hải Vân. Ở các hầm như vậy, lượng điện năng tiêu thụ
cho việc thắp sáng hầm là rất lớn.
+ Trong hầm, gió lúc nào cũng nhiều do sự chênh lệch áp suất bên trong và
bên ngoài.
+ Các núi ở nước ta một bên gió rất mạnh (do vị trí địa lí).
33
Nguyễn Thanh Nga và Đỗ Hương Trà
+ Gió đi lên cao khi di chuyển vào trong hầm.
+ Các khí trong hầm thường là khí độc, nên hầm nào cũng cần có hệ thống
thông gió.
+ Nhiệt độ trong hầm lúc nào cũng nóng hơn bên ngoài
Điều thành công nhất trong dự á n là nhóm đã xây dựng được mô hình hệ
thống phát điện bằng sức gió lấy từ bên trong đường hầm, hệ thống phát điện này
sẽ cung cấp điện liên tục chiếu sáng bên trong đường hầm, tiết kiệm một khoản chi
phí rất lớn và bảo đảm được an toàn giao thông cho các phương t iện lưu thông qua
đường hầm.
Hình 4. Mô hình hệ thống phát đ iện, chiếu sáng,
lấy gió từ bên trong đường hầm
(1) - Luồng gió thoát ra trong đường hầm làm quay tua bin máy phát điện.
(2) - Luồng gió nóng bốc lên trong đường hầm và luồng gió do các phương
tiện lưu thông g ây ra.
(3) - Trạm đặt hệ thống cánh quạt làm quay tua bin máy phát và trạm đặt
máy phát điện.
(4) - Cột thông gió của đường hầm.
(5) - Trạm đặt máy biến áp để cung cấp điện cho hệ thống đèn chiếu sáng
trong đường hầm.
(6) - Hệ thống máy hút gió từ bên ngoài vào trong đường hầm.

(7) - Hệ thống trụ điện.
(8) - Hệ thống dây dẫn.
(9) - Hệ thống bóng đèn thắp sáng đường hầm.
Nhóm đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động
34
Dạy học dự án cho sinh viên đại học khối kĩ thuật và kết quả đạt được
của hệ thống máy phát điện chạy bằng sức gió, từ đó tìm cách bố trí hệ thống cánh
quạt làm quay tua bin của máy phát điện.
Bên cạnh đó, nhóm cũng phân tích được ưu, nhược điểm và những khó khăn
gặp phải khi tiến hành xây dựng công tr ình thực tế cho các đường hầm như chi phí
ban đầu là không nhỏ, tuy nhiên lợi ích của công trình này thì vô cùng to lớn, cả về
mặt an toàn cho các phương tiện lưu thông cũng như tiết kiệm chi phí điện năng.
Điều này thể hiện khả năng đánh giá, phân tích độc lập.
Ngoài ra, nhóm cũng nêu lên được những ứng dụng quan trọng khác từ ý
tưởng này, chẳng hạn, dùng máy phát điện loại nhỏ gắn trên các ngọn cây ở những
cánh rừng sử dụng năng lượng gió để chạy những con chíp báo động khi có cháy
rừng, các vùng gần biển trên các con đường có thể bố trí các tua pin gió tạo điện
năng thắp sáng đèn đường (có thể ứng dụng ở Việt Nam), qua đó cho thấy tính
tích cực, chủ động và khả năng tư duy sáng tạo của sinh viên.
Sản phẩm của tất cả 6 nhóm không chỉ là các bài trình chiếu mà sinh viên
còn thiết kế các trang web để giới thiệu sâu hơn các vấn đề của dự án cũng như họ
đã chế tạo các sản phẩm thật: máy phát điện; bo mạch dùng tr o ng máy dò kim loại
sử dụng trong các công trình xây dựng, giao thông; phanh từ, . .
Kết quả thu được từ 6 nhóm cũng rất tốt thể hiện được sự chủ động tích cực,
sáng tạo trong học tập, các kĩ năng tư duy bậc cao được rèn luyện tốt. Ngoài ra
phương pháp dạy học mới đã phát triển được các kĩ năng trong cuộc sống như kĩ
năng g ia o tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin, kĩ
năng thực hành,
3. Kết luận
Việc giới thiệu tới sinh viên khái niệm, đặc điểm, các bước chuẩn bị trong dạy

học dự án đã góp phần tạo nên sản phẩm của các nhóm khá tốt. Cụ thể là:
- Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đặt ra của dự án, các nhóm đều đưa
ra được giải pháp và thực hiện được giải pháp. Điều đó chứng tỏ sinh viên đã nắm
vững và vận dụng được các pha của tiến trình giải quyết vấn đề để giải quyết nhiệm
vụ của nhóm.
- Các kết luận thu được ở các nhóm đều đảm bảo tính khoa học và phù hợp
với sơ đồ xây dựng (vận dụng) kiến thức đã soạn thảo. Đặc biệt có nhóm còn thực
hiện được yêu cầu ngoài dự kiến được giao. Điều đó thể hiện đặc trưng tự tìm tòi,
tự nghiên cứu mong muốn giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn trong học tập của
sinh viên.
- Điểm nổi bật nữa trong các bài trình bày về các dự án của các nhóm là được
soạn thảo theo hướng mở, có tính tương tác cao giữa người trình bày (nhóm thực
hiện) với khán giả (người theo dõi) thông qua các câu hỏi mở khi đề xuất vấn đề
nghiên cứu, giải pháp thực hiện, Điều này khác rất nhiều so với các bài trình bày
35
Nguyễn Thanh Nga và Đỗ Hương Trà
mang tính một chiều thông thường. Điều đó là m cho không khí lớp học sôi nổi và
không có sự khác biệt nhiều về vai trò g iữa nhóm thực hiện dự án và khán giả.
- Sự lĩnh hội kiến thức một cách sáng tạo, có phê phán của sinh viên được thể
hiện rất rõ khi các nhóm trình bày trong hoạt động thảo luận toàn lớp.
Với những biểu hiện rất tích cực từ phía người học, việc tổ chức dạy học dự
án các ứng dụng kĩ thuật của vật lí tỏ ra có ưu thế trong việc phát huy tính tích
cực, tự chủ của người học, góp phần kích t hích nhu cầu, hứng thú của họ đối với
môn học. Kết quả thu được mở ra hướng áp dụng dạy học dự án cho một số nội
dung có nhiều ứng dụng thực tiễn khi dạy khoa học cơ bản, nhất là môn Vật l í đại
cương trong các trường đại học thuộc khối kĩ thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Hương Trà, 2006. Một vài suy nghĩ về học tập thông qua tiếp cận dự
án. Tạp chí khoa học, số 06, HNUE.
[2] Đỗ Hương Trà, 2007. Dạy học dự án và tiến trình thực h i ệ n. Tạp chí Giáo

dục, số 1 5 7, trang 12-14, 23.
[3] Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2004. Dạy học theo dự án -
một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên. Tạp chí Giá o dục, số
80, trang 15-17.
[4] Thomas, J.W., 1998. Dạy học theo dự án - Tổng quan. Novato, CA: Viện
giáo dục Buck.
[5] Thomas, J.W., 2000 . Đ i ểm lại các nghi ên cứu về phương pháp dạy học dựa
theo dự án. San Rafa el, CA: Autodesk.
[6] Wiggins, G. & McTighe, J., 2001. Chiếm lĩnh tri thức thông qua việc thiết
kế. New Jersey: Prentice-Hall, Inc.
[7] Thomas, H. W., Mergendoller, J. R. and Michaleson, 1999. A. Project
based learning: a handbook for middle and high school teachers. The Buck Institute
for Education, CA.
[8] Christiansen, J., 2004. Project based learning.
ABSTRACT
Project based upon learning (PBL) for technical students
in Universities and obtaining subtantial results
PBL is a learning method by activities. It attracts students to use their gained
knowledge realistically. This article presents the learning by training and projects
and its process. The article also analyses and introduces the obtained results at the
faculty of scientific basic in the University of Transport and Communication (Unit
2).
36

×