Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vacine thế hệ mới_Thanh Huy_ĐHSP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.04 KB, 10 trang )

Chuyên đề thú y cơ bản
Trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM
Khoa : Sinh học
Lớp: Sinh nông 4
CHUYÊN ĐỀ THÚ Ý
GVHD: T.S Nguyễn Tất Toàn
SVTH: Phan Thanh Huy
Tp.HCM, ngày 15 tháng 5 năm 2011
1
Chuyên đề thú y cơ bản
Phần 1:VACCINE THẾ HỆ MỚI
I.Giới thiệu chung về vaccine
1. Khái niệm
• Vaccin là một huyễn dịch vi sinh vật hoặc chiết chất của vi sinh vật đã làm giảm độc lực
hoặc bị giết chết gọi là chế phẩm sinh học chứa “ kháng nguyên”. Khi đưa vào cơ thể
kích thích đáp ứng miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại mầm
bệnh.
2. Phân loại.
- Vaccine truyền thống
- Vaccine thế hệ mới
 Vaccine sống
 Vaccine bất hoạt
 Vaccine tiểu đơn vị
 Vaccine tái tổ hợp virus sống
 DNA Vaccine
3. Thành phần chủ yếu:
- Kháng nguyên (Ag)
- Chất bổ trợ: có hoạt tính kích thích miễn dịch không đặc hiệu dùng bổ sung vào
vaccine để nâng cao hiệu lực và độ dài miễn dịch.
Tác dụng:
 Hấp thu và lưu giữ kháng nguyên trong cơ thể lâu hơn


 Tạo kích thích đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
 Giảm kích thích của độc tố ( nếu có) trong vaccine đối với cơ thể.
4. Cơ chế tác động
a. Hệ thống miễn dịch đặc hiệu
Bao gồm:
• Lymphocyte
– Bạch cầu chịu trách nhiệm phản ứng miễn dịch đặc hiệu
• Kháng n guyên (Ag)
– Chất được nhận biết như là lạ đối với cơ thể và gây ra một đáp ứng miến dịch
• Kháng thể (Ab)
– Proteine được tổng hợp bởi cơ thể khi đáp ứng với một kháng nguyên và có khả
năng liên kết đặc hiệu đối với kháng nguyên đó và chúng có đặc tính sinh học đặc
biệt
• Huyết thanh :
– Là một phần dịch của máu sau khi máu đông lại
2
Chuyên đề thú y cơ bản
– Có chứa kháng thể
• Huyết thanh học :
– Dùng định lượng tỉ lệ kháng thể trong máu, nhằm:
• Xác định xem đó là một phản ứng hay một sự nhiễm.
• Kiểm tra hiệu quả của vaccin (15 ngày sau khi chủng vaccin sống/28-56
ngày sau khi đưa vaccin vô hoạt)
• Kiểm tra kháng thể mẹ truyền
b. Cơ chế tác động của vaccine
3
Kháng nguyên
Cơ thể
Lymphocte B Lymphocte T
Tạo ra các kháng thể

lưu hành trong máu
Tế bào độc Tiết các lymphokine
Tạo phức hợp miễn dịch
KN +KT
Huy động và thu hút các đại thực
bào
Duy trì các đại thực bào tại chỗ
Hoạt hóa sự thực bào
Phá hủy màng của tế bào
độc
Trung hòa các vật thể lạ
Tạo điều kiện thực bào
Khởi đầu sự hoạt hóa hệ thống enzyme
Chuyên đề thú y cơ bản
II. Sản xuất vaccine thế hệ mới
1. Ưu và nhược điểm
a. Ưu điểm
• Độ bền cao, không cần thiết đảm bảo hệ thống trữ lạnh vaccine.
• Kích thích đáp ứng miễn dịch cả ở mức độ tế bào và mức độ thể dịch.
• Dễ sản xuất, giá thành thấp.
• An toàn và công hiệu
• Không cần chứa toàn bộ tác nhân gây bệnh
• Phân biệt được thú tiêm vaccine và thú bệnh bằng kĩ thuật huyết thanh học.
b. Nhược điểm
- Vaccine không chuyên biệt loại và có thể gây kích thích đáp ứng miễn dịch ở nhiều
loài.
- Virus có thể nhiễm trên loài động vật, kể cả con người.
2. Sản xuất vaccine tái tổ hợp
- Vaccine sống tái tổ hợp dùng một vi sinh vật sống ( virus hoặc vi khuẩn) như một
vector để mang các gen từ một vi sinh vật khác. Vi sinh vật tái tổ hợp mới được dùng

như một vaccine cho cả hai loại vi sinh vật.
3. Ứng dụng trong thú y
• Vector là virus
4
Chuyên đề thú y cơ bản
- Virus đậu được dùng làm vector mang cho gen của nhiều virus khác: glycoprotein từ
virus dại, dịch tả ở bò, Newcastle
- Vaccine chống Myxomatosis và bệnh xuất huyết ở thỏ: gen của virus VP60 gây
bệnh xuất huyết của thỏ được gắn vào virus Myxomotasis (vector). Tạo nên vaccine
có khả năng chống lại cả hai bệnh.
- Virus AD:
 Loại bỏ gen của protein gE virus AD
 Gắn glycoprotein gp55 của virus DTH vào
 Tạo vaccine có khả năng chống lại cả hai bệnh
• Vector là vi khuẩn
- Phổ biến nhất là chủng Salmonella vì chúng có khả năng gây đáp ứng miễn dịch
tốt.
III. Kết luận.
Khi công nghệ sinh học tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là kĩ thuật cấy truyền gen đã tạo
tiền đề cho sự phát triển không ngừng những công nghệ về sinh học. Nước ta là một nước
có nền nông nghiệp truyền thống, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Đó cũng chính là nguồn
kinh tế cho nông dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi hiện nay đang đối diện với những
nguy cơ dịch bệnh cao.
Xuất phát từ những tiền đề đó, công nghệ sản xuất vaccine thế hệ mới đã phần nào
giải quyết được nhu cầu chăn nuôi của thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng.
5
Chuyên đề thú y cơ bản
Phần II:THUỐC KHÁNG SINH
I. Giới thiệu chung
1. Khái niệm

Thuốc kháng sinh là những chất có tác động chống lại sự sống của vi khuẩn, ngăn
vi khuẩn bằng cách tác động ở mức phân tử, hoặc tác động vào một hay nhiều giai
đoạn chuyển hóa cần thiết của vi khuẩn.
II. Cơ chế tác động
1. Ức chế sự thành lập vách tế bào
• Cơ chế: gồm 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: thuốc gắn vào thụ thể PBPs → phong bế traspeptidase→ ngăn tổng hợp
peptidoglycan.
- Giai đoạn 2: Hoạt hóa các enzyme tư liệu → ly giải tế bào trong môi trường đẳng
trương.
2. Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào.
• Cơ sở khoa học:
- Màng tế bào phân hủy à đại phân tử và ion thoát ra khỏi tế bào à tế bào chết
- Màng tế bào vi khuẩn và vi nấm dễ bị phá hủy bởi một số tác nhân
• Cơ chế tác động của một số thuốc kháng sinh
- Imidazole làm suy yếu sự toàn vẹn của màng tế bào vi nấm bằng cách ức chế sự tổng
hợp lipid của màng tế bào
- Polymycins tác động lên vi khuẩn Gram (-)
- Polyenes tác động lên vi nấm
3. Ức chế sự tổng hợp protein
• Aminoglycosides : Streptomycin. Có 4 giai đoạn tác động:
- Giai đoạn 1: thuốc gắn vào thụ thể trên tiểu đơn vị 30S
- Giai đoạn 2 : gây mất hoạt tính phức hợp đầu tiên trong quá trình thành lập chuỗi peptid
- Giai đoạn 3 : thông tin mRNA bị đọc sai à 1 acid amin không phù hợp
- Giai đoạn 4 : làm vỡ các polysomes à không tổng hợp được protein
• Tetracyclines
- Thuốc gắn vào tiểu đơn vị 30S / ribô thể à ngăn chặn các amino acid mới gắn vào
chuỗi peptid mới được thành lập
• Chloramphenicol
- Thuốc gắn vào tiểu đơn vị 50S / ribô thể à ức chế peptidyltransferase à ngăn các

amino acid mới gắn vào chuỗi peptid mới thành lập
4. Ức chế tổng hợp acid nucleic
• Actinomycin
6
Chuyên đề thú y cơ bản
- Thuốc gắn vào DNA tạo nên một phức hợp à ức chế polymerase à ngăn sự tổng hợp
RNA (mRNA)
• Mitomycin
- Thuốc gắn vào 2 chuỗi DNA ngăn 2 chuỗi tách rời ra à không sao chép được
• Trimethoprim
III. Sự đề kháng của vi khuẩn
1. Các cách đề kháng của vi khuẩn
a. Tạo enzyme phân hủy thuốc
VK sản xuất enzym phá hủy hoạt tính của thuốc
- Staphylococci sản xuất ß-lactamase à kháng penicillin G
- VK Gr (-) sản xuất adenylase, phosphorylase, acetylase à phá hủy aminoglycoside
- VK Gr (-) sản xuất chloramphenicol acetyltransferase à kháng chloramphenicol
b. Thay đổi tính thấm của màng
VK làm thay đổi khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với thuốc
- Tetracyclin tích tụ bên trong vi khuẩn nhạy cảm
- Polymycins, Amikacin
- Một số Aminoglycosides khác
c. Thay đổi cơ cấu vi khuẩn và receptor của thuốc.
Điểm gắn của thuốc có cấu trúc bị thay đổi
- Vi khuẩn đột biến NST à mất hoặc thay đổi protein đặc biệt trên tiểu đơn vị 30S à
mất điểm gắn của Aminoglycosides à đề kháng
- Vi khuẩn bị mất hoặc thay đổi PBPs à đề kháng penicillin
- Vi khuẩn thay đổi thụ thể trên tiểu đơn vị 50S / ribô thể à đề kháng Erythromycin
d. Thay đổi đường chuyển hóa
VK thay đổi đường biến dưỡng làm mất tác dụng của thuốc

- Vi khuẩn sử dụng acid folic có sẳn à Vi khuẩn không còn cần PABA à đề kháng
với Sulfonamides
e. VK có enzym đã bị thay đổi
- Enzym bị thay đổi vẫn còn chức năng biến dưỡng nhưng ít bị ảnh hưởng bởi thuốc
- Ở vi khuẩn nhạy cảm với Sulfonamides : Tetrahydropteroic acid synthetase có ái lực
với Sulfonamides cao hơn nhiều so với PABA.
2. Nguồn gốc của sự kháng thuốc
7
Ức chế
Dihydrofolic acid redutase
Kháng sinh ( Trimethoprim)
Dihydrofolic acid
Tetrahidrofolic acid
Tổng hợp purines/ DNA
Chuyên đề thú y cơ bản
a. Không do di truyền
- Sự nhân lên của vi khuẩn cần thiết cho tác động của thuốc
 Vi khuẩn không nhân lên được à kháng thuốc
 Những thế hệ sau có thể nhạy cảm trở lại
- Mất điểm gắn đặc biệt dành cho thuốc
b. Do di truyền
- Đề kháng do nhiễm săc thể: đột biến ngẫu nhiên một đoạn gen kiểm soát tính nhạy
cảm với thuốc
- Đề kháng ngoài nhiễm sắc thể : do cảm ứng với kháng sinh
IV. Sử dụng thuốc kháng sinh:
1. Nguyên tắc:
- Chẩn đoán
- Lựa chọn kháng sinh
- Cách sử dụng
- Sự phối hợp kháng sinh

- Phòng ngừa kháng sinh
2. Chỉ định
- Nhiễm trùng nặng, suy giảm miễn dịch
- Giảm chủng đột biến kháng thuốc
- Nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn phối hợp
- Cần có tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn
- Giảm liều à giảm độc tính của thuốc
V.Ứng dụng sử dụng thuống kháng sinh trong thú y
Phối hợp thuốc có tác dụng hiệp đồng Một số phối hợp đối kháng cần tránh
• ß-lactamin + aminoglycoside Aminoglycoside + chloramphenicol
• Glycopeptid + aminoglycoside Aminoglycoside + tetracyclin
• Sulfamide + trimethoprim Quinolon + chlormphenicol
• ß-lactamin + fluoroquinolon Penicillin G / ampicillin + tetracyclin
• Rifampicin + vancomycin Penicillin G / ampicillin + macrolide
Phần III: THUỐC SÁT TRÙNG
1. Khái niệm:
- Chất sát trùng : là những chất hóa học có tác động mạnh đối với vi khuẩn, làm vi khuẩn bị
phá hủy và thường gây độc hai cho mô sống của cơ thể
- Chất tẩy uế: là những chất có khả năng tiêu diệt vi sinh vậ, rất độc hại và gây độc cho cơ
thể vật chủ.
2. Yêu cầu đối với thuôc sát khuẩn:
- Có phổ tác dụng rộng với nhiều loại mầm bệnh.
- Không hoặc ít độc hại với cơ thể người và vật nuôi
8
Chuyên đề thú y cơ bản
- Không dễ gây cháy nổ
- Giá thành thấp, chi phí hợp lí
- Tiện sử dụng
3. Cơ chế tác dụng của thuốc sát khuẩn
a. Với vi khuẩn

b. Với nha bào
Nha bào có sức đề kháng cao với thuốc sát khuẩn.
Lớp bào tương chịu đựng tốt với nhiều loại thuốc sát khuẩn
→ Thuôc sát khuẩn có nồng độ cao và thời gian tác động kéo dài
c. Với virus:
Chưa rõ đầy đủ cở chế tác dụng của thuốc.
Có hiện tượng kháng thuốc với thuốc kháng sinh hay không?
Một số có khả năng kháng tự nhiên như vi khuẩn lao kháng với thuôc có gốc amoni bậc 4.
4. Một số thuốc sát trùng ứng dụng trong thú y
a. Clo tự nhiên
- Là chất oxi hóa mạnh. Với liều cao có tác dụng diệt khuẩn
b. Cồn Iod
- Dùng để sát trùng da trước khi tiêm hay trước khi làm phẫu thuật ở gia suc
c. Aldehyd
- Phổ biến nhất là Formaldehyd là chất khử mạnh, diệt khuẩn, virus, nấm. Không có tác
dụng với kí sinh trùng. Gây kích ứng rất mạnh với da và niêm mạc
d. Thuốc oxy hóa
- Phổ biến nhất là Hydrogen perocid (H
2
O
2
)
9
Tác động đến quá trình chuyển hóa tế
bào. Làm vi khuẩn chết
Hệ men của vi khuẩn
Thấm vào bên trong
Đông vón protein và bào tương
Hủy tính thấm của màng Bề mặt vi khuẩnThuốc
Chuyên đề thú y cơ bản

- Là thuốc sát trùng rất tốt. trong tất cả mọi tế bào ta đều gặp enzim Catalase. Enzim
này dưới tác động của H
2
O
2
sẽ bị phân hủy
5. Tổng kết
Mầm bệnh luôn luôn tồn tại xung quanh môi trường sống của con người vật nuôi. Nguy cơ bị
nhiễm bệnh do các mầm bệnh đó là rất cao. Vì vậy thuốc sát trùng là đối tượng sử dụng phổ biến
trong việc tiêu diệt các mầm bệnh này.
Rõ ràng, với sự phát triển vượt bậc của khoa học, thế giới đã xuất hiện rất nhiều loại thuốc sát
trùng có hiệu quả cao.
Như vậy thuốc sát trùng ngoài vai trò bảo vệ con người và vật nuôi khỏi sự xâm nhập của mầm
bệnh
10

×