Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Chuyên đề giáo dục hướng nghiệp lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.94 KB, 12 trang )



BÀI 1
GV: giới thiệu cho học sinh cơ sở của việc chọn nghề?.
Trong đời sống hằng ngày, con người luôn luôn đứng trước
những sự lựa chọn. Đến một độ tuổi nào đó, không đeo kính lão
sẽ không đọc được sách . Nhgưng, mua cái kính như thế nào lại
là một câu hỏi phải có sự lí giải: “ Đeo kính số mấy, gọng kính có
hình dáng ra sao thì phù hợp với khuôn mặt, kính lắp tròng hay
không …?”
Muốn ra cửa hiệu thực phẩm mua hộp sữa, người mua
phải biết mình nên mua sữa loại gì cho hợp với lứa tuổi , mình
có bệnh gì nên kiêng loại sữa nào, khẩu vị của mình ra sao…
để chọn được hộp sữa đúng ý muốn. Do vậy, người bán hàng
thường giới thiệu các mặt hàng với người mua, góp ý để người
mua suy nghĩ trước khi quyết định sự lựa chọn. Người mua
cũng nên nghe ý kiến tư vấn của người bán, trừ khi đã có đủ
hiểu biết về mặt hàng mình cần.

Việc chọn nghề của các em học sinh cũng vậy, không phải cứ thích nghề
nào là viết đơn xin thi vào trường có dạy nghề mà mình yêu thích . Cần
lưu ý rằng, mua phải cái kính không ưng ý thì có thể đổi lại (nếu cửa
hàng đồng ý) hoặc mua cái kính khác (nếu còn sẳn tiền). Tóm lại việc sửa
sai này không khó. Còn xin vào học một nghề nào đó mà cảm thấy không
thể theo đuổi công việc mãi được thì sẽ rất mất công sức để giải quyết.
Khi học nghề xong, nếu làm theo chế độ hợp đồng thì lại phải tính đến
các thiệt hại phải chịu khi phá hợp đồng, hơn nữa rút ra khỏi hợp đồng
đâu có phải sẽ tìm được ngay việc mới , và làm gì để theo đuổi việc mới
mà không lập lại tình trạng như trước…Còn nếu được ký hợp đồng dài
hạn rồi thì việc xin đi khỏi nghề cũng không đơn giản: có cơ quan nào
nhận mình vào làm việc sau khi rời cơ quan cũ, thủ trưởng cơ quan cũ có


chấp nhận cho mình chuyển công tác hay không.

Nói tóm lại , việc chọn nghề là cơng việc cần được lý giải rõ ràng,
hay nói cách khác, là phải có cơ sở khoa học của nó. Đối với học sinh,
nhà trường phải giúp các em làm được việc đó, tức là hướng nghiệp cho
các em . Đối với những người ngồi trường học, muốn chọn nghề phải
dựa vào các cơ quan tư vấn nghề nghiệp.
H: Khi nào sự lựa chọn nghề được coi là có cơ sở khoa học?
H: Ví dụ cao 1,6 m nhưng muốn làm cầu thủ bóng rổ được không?
H: Một người tính nóng nảy, thiếu bình tónh, thiếu kiên đònh liệu có
làm được nghề cảnh sát hình sự không ?
H: Có gì trở ngại khi làm nghề mình thích nhưng từ nơi làm ở đến
nơi làm việc quá xa ?
H: Những vấn đề đặt ra khi chọn nghề mà không đáp ứng được thì
việc chọn nghề có cơ sở khoa học không ?

1.Cơ sở khoa học của việc chọn nghề:
–Về phương diện sức khỏe.
–Về phương diện tâm lí.
–Về phương diện sinh sống.

TÌM HIỂU BA NGUYÊN TẮC CHỌN NGHỀ
HS: Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi sau:
1/ Em sẽ làm gì cho cuộc sống tương lai ?
2/ Em thích nghề gì ?
3/ Em làm được nghề gì ?
4/ Em cần làm nghề gì ?
Từng nhóm báo cáo kết qủa thảo luận của nhóm mình

GV: Tổng hợp và cho HS đọc đoạn “Ba câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề “

Tốt nghiệp THCS, chúng ta sẽ đứng trước một vấn đề cần có sự cân nhắc:
sẽ chọn nghề gì trong cuộc sống tương lai ?
1. “Tơi thích nghề gì”?
Muốn làm nghề gì trước hết bản thân phải thích nó, tức là có hứng thú
với cơng việc trong nghề, nếu khơng thích thì đừng chọn. Khi may một
cái áo ta phải chọn vải sao cho chất liệu và màu sắc hợp với mình,lại
phải u cầu người thợ cắt theo kiểu phù hợp với lứa tuổi, tầm vóc và
cơng việc mà ta sẽ sử dụng. Việc chọn nghề phải cân nhắcnhiều hơn
việc may áo, bởi việc tìm mua vải khơng khó nhưng tìm nghề đúng với
mong muốn thì rất khó. Hơn nữa, cái áo may hỏng thì dễ có điều kiện
may cái khác. Đối với nghề, việc thay đổi nghề, việc thay đổi khơng đơn
giản như vậy.
Chỉ khi nào ta thích nghề của mình thì cuộc sống mới thanh thốt, quan
hệ với đồng nghiệp sẽ cởi mở, tinh thần làm việc sẽ hăng say hơn.

2. “Tôi làm được nghề gì ?
Để trả lời câu hỏi này, phải tự kiểm tra năng lực học tập và năng khiếu của
mình. Vào nghề là mang tài năng ra phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
Năng suất lao động cao, thành tích hoạt động tốt … đều phụ thuộc vào trình độ
năng lực của chính mình.
Cần nhớ rằng, có nghề mình thích nhưng không làm được, có nghề mình
không thích nhưng nó lại đang kêu gọi tuổi trẻ tham gia. Trong trường hợp này,
ta nên vì lý tưởng phục vụ con người, phục vụ đất nước mà phấn đấu, mà rèn
luyện năng lực, lấy việc mang lại lợi ích cho dân, cho nước làm niềm vui.

3. “ Tôi cần làm nghề gì” ?
Câu hỏi này liên quan tới điều vừa nói ở trên. Những nghề không
có nhu cầu nhân lực, không nằm trong kế hoạch phát triển thì dù có thích
hoặc có năng lực tương ứng thì ta cũng không nên lựa chọn. Vì thế, để
trả lời câu hỏi này, chúng ta phải căn cứ vào những mục tiêu chiến lược

phát triển kinh tế-xã hội, vào hướng phát triển kinh tế trong kế hoạch nhà
nước, vào kế hoạch sản xuất và hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động của địa phương mình.
Nhận thức sâu sắc nội dung câu hỏi này, chúng ta có thể điều
chỉnh, phát triển hứng thú và năng lực của mỗi cá nhân.

H: Mối quan hệ chặt chẽ giữa ba câu hỏi đó được thể hiện ở chỗ nào ? Trong chọn
nghề có cần bổ sung câu hỏi nào khác không ?
H: Trong việc chọn nghề cần tuân thủ theo nguyên tắc nào ? Có chọn nghề mà
bản thân không yêu thích không ? Có chọn nghề mà bản thân không đủ điều
kiện tâm lý, thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề không? Có chọn
nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đòa phương nói riêng hay
của đất nước nói chung không?
GV giới thiệu ba nguyên tắc chọn nghề.

2.Nguyên tắc chọn nghề:
1- Không chọn nhưnõg nghề mà bản thân không yêu thích.
2- Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lí,thể chất hay
xã HS hội để đáp ứng yêu cầu của ngh .ề
3-Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đòa
phương nói riêng và của đất nước nói chung.
Khi còn học trong trường THCS, mỗi HS phải chuẩn bò cho mình sự sẵn sàng
về tâm lí đi vào lao động nghề nghiệp thể hiện ở các mặt sau đây
1.Tìm hiểu một số nghề mà mình yêu thích, nắm chắc yêu cầu mà nghề đó đặt
ra.
2.Học thật tốt các môn học có với thái độ vui vẻ thoả mái.
3.Rèn luyện một số kỹ năng kỹ xảo lao động mà nghề đó yêu cầu, một số
phẩm chất nhân cách mà người lao động trong nghề cần có.

GV: Cho HS các nhóm thi tìm ra những bài hát ,bài thơ hoặc một truyện ngắn nói về

sự nhiệt tình lao động xây dựng đất nước của những người trong các nghề khác
nhau.
Ví dụ: “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”, ”Đường cày đảm đang”, ”Mùa Xuân trên
những giếng dầu”, “Tôi là người thợ lò”….

×