Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

1000 tình huống về kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.09 KB, 58 trang )



HỎI:
Câu hỏi 1: Kế toán các công ty đang thanh lý: Hiện nay chưa có
nguyên tắc kế toán đối với các công ty đang trong quá trình thanh lý
vì vậy việc kiểm toán đối với các công ty này gặp nhiều khó khăn do
chưa có được một cơ sở thống nhất cho Kiểm toán viên thực hiện
công việc. Vậy, Kiểm toán viên cần căn cứ trên cơ sở nào khi thực
hiện kiểm toán các Công ty trong quá trình thanh lý?

Gửi bài trả lời:
Chuẩn mực kế toán chung và Chuẩn mực “Lập và trình bày báo cáo
tài chính” đã qui định về khái niệm hoạt động liên tục. Doanh nghiệp
đang thanh lý là doanh nghiệp không có hoạt động liên tục, do đó tài
sản và nợ phải trả của doanh nghiệp này được xác định trên cơ sở
giá trị có thể thu hồi của tài sản và các khoản nợ phải trả. Tuy nhiên,
việc chuyển đổi tài sản, nợ phải trả về giá trị có thể thu hồi ở Việt
Nam hiện nay đang còn rất khó khăn, phải mất nhiều thời gian. Do
đó nếu doanh nghiệp chưa thực hiện việc chuyển đổi về giá trị có thể
thu hồi thì KTV phải đưa ra ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm
toán.


HỎI:
Câu hỏi 2: Trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính cho năm kết
thúc ngày 31/12/2005. Nếu ngày ký báo cáo kiểm toán và báo cáo
tài chính là ngày 28 tháng 3 năm 2006, nhưng tại ngày 20 tháng 2
năm 2006, doanh nghiệp được kiểm toán đổi tên và cũng có sự thay
đổi về giám đốc, vậy trên báo cáo tài chính sẽ sử dụng tên mới hay
tên cũ của doanh nghiệp và giám đốc mới hay cũ sẽ ký báo cáo tài
chính này?



Gửi bài trả lời:
Giám đốc cũ ký Báo cáo tài chính, tên doanh nghiệp phải ghi theo
tên cũ và đóng dấu cũ (nếu còn dấu cũ). Trường hợp đã đổi dấu thì
phải ghi tên doanh nghiệp cũ đồng thời ghi cả tên doanh nghiệp mới
(Ví dụ: Doanh nghiệp A từ ngày 20/2/2006 đổi tên thành doanh


nghiệp B) và đóng dấu doanh nghiệp mới (DN B). Trong phần thuyết
minh Báo cáo tài chính phải trình bày rõ tình hình này.

HỎI:
Câu hỏi 3(Bạn Quách Anh Thy): Tôi đang học kiểm toán và có
một thắc mắc xin được giải đáp: Khi đưa ra ý kiến sai về tình hình tài
chính của DN sau khi kiểm toán thì KTV phải bồi thường bao nhiêu
tiền? Có mâu thuẫn gì với Thông tư 64 DN kiểm toán chỉ được trích
lập quĩ dự phòng từ 0,5 – 1% doanh thu hàng năm. Tuy nhiên Thông
tư qui định nếu số dư khoản dự phòng này tương đương 10% doanh
thu dịch vụ kiểm toán năm hiện tại thì sẽ không trích nữa. Vậy xin
hỏi nếu KTV bị kiện và bắt bồi thường thì họ sẽ lấy ở đâu và những
bất lợi mà KTV gặp phải khi bị kiện và bắt bồi thường?

Gửi bài trả lời:
Trả lời bạn Quách Anh Thy: Khi một công ty kiểm toán đưa ra ý kiến sai
về tình hình tài chính của DN gây ra thiệt hại về kinh tế cho khách hàng, có
thể bị khách hàng đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điểm 6, Mục B
Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính. Thông
thường công ty kiểm toán bị phạt bằng cách không được trả phí hoặc do hai
bên tự thoả thuận. Trường hợp không tự thoả thuận được thì phải kiện ra toà
án theo qui định của pháp luật. Khoản tiền bồi thường của công ty kiểm toán

cho khách hàng được lấy từ khoản tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo
hiểm (nếu công ty kiểm toán đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp)
hoặc lấy từ quĩ dự phòng rủi ro nghề nghiệp. Nếu số tiền phải chi bồi thường
lớn hơn số dư quĩ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thì chênh lệch lớn hơn được
hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ hoặc trừ vào vốn kinh doanh sau
khi trừ số thu bồi thường của đơn vị, cá nhân gây ra (nếu có) theo qui định
hiện hành. Nếu số tiền phải chi bồi thường quá lớn làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình tài chính của công ty kiểm toán, thậm chí có thể dẫn tới
phá sản, thì việc xử lý tài chính tiếp theo được căn cứ vào qui định hiện hành
của Luật DN đối với từng loại hình công ty kiểm toán (Công ty TNHH kiểm
toán, công ty hợp danh kiểm toán, DN tư nhân kiểm toán).
Khi bị kiện và bị bắt bồi thường thì KTV trực tiếp thực hiện kiểm toán và
công ty kiểm toán sẽ gặp nhiều bất lợi như: Uy tín của KTV và công ty kiểm
toán bị ảnh hưởng, tổn thất về tài chính và có nguy cơ mất các khách hàng
khác.


(Mức trích dự phòng chỉ từ 0,5 – 1% doanh thu hàng năm nhưng luỹ kế đến
10% doanh thu là rất lớn, ví dụ 1 công ty kiểm toán trung bình có doanh thu
là 10 tỷ đồng 1 năm thì quĩ dự phòng đã là 1 tỷ đồng).
Phùng Thị Đoan - Trưởng Ban Tư vấn VACPA


HỎI:
Câu hỏi 4(Bạn Trần Minh): Sắp tới sẽ có rất nhiều công ty kiểm
toán mới ra đời, theo đó chất lượng kiểm toán sẽ có vấn đề lo ngại.
Đối với các DN phải được kiểm toán theo Luật, nhưng có nhiều vấn
đề làm họ không muốn kiểm toán, họ mời các công ty quen biết làm
qua loa (đôi khi không kiểm toán, chỉ ra báo cáo cho họ) với giá phí
rất thấp (vì cũng không ai xem báo cáo của họ). Hội Kiểm toán viên

hành nghề Việt Nam đã có chương trình hành động cụ thể nào để
khắc phục tình trạng nay ?

Gửi bài trả lời:
Trả lời bạn Trần Minh: Chương trình hành động của VACPA gồm nhiều
nội dung, dưới đây là một số điểm chủ yếu:
1. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đang phối hợp với Bộ
Tài chính soạn thảo “Qui chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm
toán” để ban hành trong thời gian sớm nhất làm cơ sở pháp lý cho việc tự
kiểm tra của các công ty; giao trách nhiệm kiểm soát chất lượng dịch vụ cho
VACPA và thực hiện kiểm tra của Bộ Tài chính.
2. Năm 2006 Bộ Tài chính đã có kế hoạch phối hợp với VACPA tổ chức
kiểm tra chất lượng dịch vụ của 18 công ty kiểm toán mới thành lập và hoạt
động khoảng 2 năm gần đây.
3. Ngày 04/08/2006, Bộ Tài chính có sự tham gia của VACPA sẽ Tổng kết
15 năm hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam để đánh giá những mặt
được và các tồn tại hiện có, bàn phương hướng và biện pháp tăng cường
hoạt động trong năm 2006, 2007 và các năm tới.
4. Bộ Tài chính đã có Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/07/2005
giao cho VACPA một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán,
kiểm toán. VACPA đã và đang triển khai các hoạt động có tính chất cơ bản
như:
- Tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức cho KTV để nâng cao năng lực
nghề nghiệp và đạo đức cho KTV;
- Thực hiện quản lý hành nghề KTV chặt chẽ hơn;


- Thực hiện xử lý các chanh chấp và vi phạm đạo đức nghề nghiệp
của Hội viên khi có bằng chứng và sự phản ảnh từ công chúng hoặc Hội viên
khác;

- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá qui định pháp luật để chính các
DN khách hàng phải nâng cao trách nhiệm của mình và sự giám sát chất
lượng dịch vụ của công chúng
VACPA hy vọng các tồn tại trên sẽ được khắc phục dần dần
Phùng Thị Đoan - Trưởng Ban Tư vấn VACPA


HỎI:
Câu hỏi 5: Nghị định 105/Thông tư 64 yêu cầu các Công ty kiểm
toán phải thay đổi người ký báo cáo kiểm toán cho một khách hàng
sau 3 năm. Chỉ cần thay đổi một chữ ký hay cả hai chữ ký trên báo
cáo? Thời gian 3 năm sẽ được tính từ thời gian nào ? Nếu vào năm
2004, KTV nhận kiểm toán cho một công ty trong 3 năm liền từ 2002
đến 2004, đây sẽ coi là một lần kiểm toán và năm 2005 công ty
không phải thay đổi KTV hay sẽ được coi là 3 lần kiểm toán riêng biệt
và năm 2005 công ty phải thay đổi KTV?

Gửi bài trả lời:
Phải thay đổi cả hai chữ ký trên báo cáo kiểm toán đó là KTV mới được cử
thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng A thay cho KTV cũ đã
thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính khách hàng A 3 năm trước đó. Còn
chữ ký của Giám đốc công ty kiểm toán có thể thay bằng chữ ký Phó Giám
đốc công ty kiểm toán.
Thời gian 3 năm được tính là 3 năm tài chính của khách hàng được kiểm
toán. Nếu kiểm toán báo cáo tài chính năm 2002, 2003, 2004 của khách hàng
thì thực chất là 3 lần kiểm toán riêng biệt.
Trong ví dụ đã nêu, năm 2005 công ty kiểm toán phải thay đổi kiểm toán
viên và thay đổi người ký báo cáo kiểm toán cho khách hàng.

HỎI:

Câu hỏi 6: Trường hợp doanh nghiệp được phép kiểm toán gộp 2
năm thì mẫu báo cáo kiểm toán có gì thay đổi so với mẫu bình
thường (một năm) hay không ?



Gửi bài trả lời:
Trường hợp kiểm toán gộp 2 năm thông thường chỉ áp dụng trong trường
hợp doanh nghiệp có năm tài chính đầu tiên rất ngắn (từ 4 – 6 tháng). Nếu
doanh nghiệp lập một báo cáo tài chính cho năm đầu tiên và năm thứ 2 thì
chỉ cần một báo cáo kiểm toán gộp cho cả 2 năm tài chính đó. Nhưng nếu
doanh nghiệp lập báo cáo tài chính riêng cho từng năm tài chính thì công ty
kiểm toán phải lập hai báo cáo kiểm toán.

HỎI:
Câu hỏi 7:
(đưa ngày 02/08/2006)
Nếu một công ty kiểm toán thực
hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho một DNNN tại thời điểm
31/12/2005 thì có được phép xác định giá trị doanh nghiệp để cổ
phần hoá công ty đó trong năm 2006 không? (ví dụ như thời điểm
30/06/2006 hoặc 30/09/2006).

Gửi bài trả lời:
Trả lời bạn Nguyễn Trung Kiên: Điều 27 Nghị định 105/2004/NĐ-CP
ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập qui định “Doanh
nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp đang
cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán… định giá tài sản… hoặc đã thực hiện các
dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng”
Như vậy: Nếu năm 2005 đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thì năm

2006 không được cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp (định giá
tài sản) vì hai dịch vụ này có liên quan đến nhau, nếu đã kiểm toán năm
2005 mà lại thực hiện định giá doanh nghiệp trong năm sau là không độc
lập, khách quan.
MC - Web

HỎI:
Câu hỏi 08:
(đăng ngày 07/08/2006)
Kiểm toán viên tại công ty
kiểm toán A kiểm toán doanh nghiệp C, sau 3 năm Kiểm toán viên đó
chuyển sang công ty kiểm toán B, doanh nghiệp C lúc này lại ký hợp
đồng kiểm toán với công ty kiểm toán B thì KTV đó có được tiếp tục
kiểm toán doanh nghiệp C hay không?

Gửi bài trả lời:


Trả lời: Thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004, Phần I, Mục
2.1 qui định sau 3 năm phải thay đổi Kiểm toán viên hành nghề chịu
trách nhiệm kiểm toán và ký tên trên báo cáo kiểm toán và người
chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán là Giám đốc (hoặc người được
uỷ quyền) của doanh nghiệp (hoặc chi nhánh doanh nghiệp) kiểm
toán.
Lý do chính của yêu cầu này là để tránh những người ký báo cáo
kiểm toán (chứ không phải công ty nói chung) có quan hệ quá thân
mật với khách hàng, ảnh hưởng đến tính độc lập cần thiết. Do đó
trường hợp này Kiểm toán viên nêu trên không được tiếp tục kiểm
toán doanh nghiệp C.
Nguyễn Hải Hà - BBT Web


HỎI:
Câu hỏi 9:
(đăng ngày 10/8/06)
Công ty kiểm toán A ký hợp đồng
xác định giá trị DN của DNNN B, thời điểm xác định giá trị DN là ngày
31/03/2006. Vậy công ty kiểm toán A có được thực hiện kiểm toán
BCTC cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2005 của DNNN B hay không?

Gửi bài trả lời:
Trả lời: Điều 27 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 qui
định doanh nghiệp kiểm toán không được kiểm toán khi đang cung
cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán
nội bộ, định giá tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý hoặc đã thực
hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng.
Qui định như vậy được hiểu là trong một thời kỳ, kiểm toán viên và
công ty kiểm toán không được cung cấp từ hai loại dịch vụ ảnh
hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên. Như vậy công ty kiểm
toán A không được kiểm toán báo cáo tài chính cho DNNN B.
Nguyễn Hải Hà - BBT Web


HỎI:
Câu hỏi 10:
(đăng ngày 11/08/2006)
Điều chỉnh báo cáo kiểm toán

Gửi bài trả lời:
Câu hỏi 10: Năm n DN A được miến thuế TNDN, BCTC năm n của DN A đã



được kiểm toán và đã quyết toán thuế với cơ quan thuế. Tuy nhiên năm n+1,
KTV phát hiện sai sót trọng yếu liên quan đến doanh thu năm n. Vì là sai sót
trọng yếu liên quan đến TNDN (do năm n+1 DN A bắt đầu chịu thuế) nên
phải điều chỉnh sai sót này vào số dư đầu kỳ (theo Chuẩn mực thuế TNDN).
Như vậy:
- DN có cần yêu cầu điều chỉnh báo cáo kiểm toán năm n hay không?
- Điều chỉnh này có được cơ quan thuế chấp nhận không ?
Trả lời:
- Có thể tham khảo các đoạn từ 19 đến 24 trong CKIV 560 "Các sự kiện phát
sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính" để xử lý vấn đề này.
Hai trường hợp được đưa ra: (a) Sửa Báo cáo tài chính của năm n và sửa
Báo cáo kiểm toán năm n, lưu ý có giải thích nguyên nhân phải sửa đổi
BCTC và Báo cáo kiểm toán đã được công bố; (b) Đoạn 24 - áp dụng điều
chỉnh hồi tố vào BCTC của năm n+1, không cần phải sửa BCTC và Báo cáo
kiểm toán của năm n, nhưng phải có những thuyết minh thích hợp trong
BCTC và Báo cáo kiểm toán của năm n+1.
- Tuỳ thuộc vào bản chất của sai sót, ví dụ: Cơ sở ghi nhận của doanh thu sai
sót này cho mục đích kế toán có trùng với cơ sở ghi nhận doanh thu cho mục
đích tính thuế hay không. Nếu trùng nhau thì có nghĩa là doanh thu của năm
n cho cả mục đích kế toán và mục đích tính thuế đều bị sai. Chúng tôi cho
rằng khi đó thì cả cơ quan thuế cũng phải xem xét lại doanh thu tính thuế
của năm n trong quyết toán thuế của họ.
Nguyễn Hải Hà - BBT Web

HỎI:
Câu hỏi 11:
(ngày 22/08/06)
Hiện nay, có một số công ty có kiểm
toán viên đăng ký hành nghề bán thời gian nhưng thực tế không hề

tham gia kiểm toán ở công ty, không ký báo cáo kiểm toán; hoặc có
người không tham gia kiểm toán nhưng vẫn ký báo cáo kiểm toán,
Bộ Tài chính có biện pháp gì để xử lý các sai phạm trên?

Gửi bài trả lời:
Trả lời:
- Điểm 2 Phần II Thông tư 64/2004/TT-BTC cho phép kiểm toán viên làm
việc bán thời gian ở Công ty kiểm toán nếu được doanh nghiệp làm việc
chính thức đồng ý. Tuy nhiên, nếu không thực tế làm việc thì không được ký
báo cáo kiểm toán. Bộ Tài chính và VACPA đã kiểm tra các công ty có hiện


tượng trên và sẽ có thông báo công khai.
- Năm 2006 VACPA sẽ kiểm tra thường xuyên hơn và công khai trên trang
Web để khách hàng giám sát. Bộ Tài chính sẽ xử lý nếu phát hiện công ty
vẫn còn sai phạm trên.
PTĐ–BBT Web

HỎI:
Câu hỏi 12:
(ngày 27/09/06)
Những câu hỏi và trả lời trong khoá
cập nhật kiến thức KTV lớp nâng cao tại Hà Nôi và TP. HCM

Gửi bài trả lời:
Câu hỏi 1:
Phó Giám
đốc v
à các kiểm toán viên khác có thể làm việc ở cả công ty
khác (có thể là công ty kiểm toán khác).

Điều n
ày có phù hợp quy
định về đạo đức nghề nghiệp không? Các công ty kiểm toán có thể quy định
trong Điều lệ công ty ti
êu chuẩn
để Phó
Giám
đốc v
à các kiểm toán viên
khác phải làm việc 100% cho chính công ty không?
Trả lời:
Theo quy định hiện hành Phó Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán và kiểm
toán viên khác có thể vừa làm việc ở một doanh nghiệp kiểm toán
vừa làm việc ở một doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp
kiểm toán. Nhưng khi cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán phải tuân
thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là nguyên tắc độc lập.
Doanh nghiệp kiểm toán có thể quy định trong Điều lệ công ty về việc
Phó Giám đốc và các kiểm toán khác phải làm việc 100% thời gian
cho chính công ty kiểm toán.
Câu hỏi 2:
1)
Đ
ề nghị Bộ Tài chính thông báo thời
điểm n
ào thì Bộ Tài chính sẽ
hướng dẫn nguyên tắc, nội dung chuyển
đổi các công ty của Bộ chuyển
đổi theo NĐ 105 v
à N
Đ 133 của Chính Phủ.

2) Các nguyên tắc,
điều kiện, ti
êu chuẩn
để các công ty kiểm toán trực
thuộc Bộ T
ài chính xây dựng mô hình, phương án chuyển
đổi th
ành
công.
Trả lời:
Bộ Tài chính sẽ không có hướng dẫn nguyên tắc, nội dung chuyển
đổi mà việc chuyển đổi các doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp Nhà


nước, công ty TNHH, công ty cổ phần kiểm toán thành công ty
TNHH, công ty hợp danh kiểm toán hoặc doanh nghiệp tư nhân kiểm
toán được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại mục II thông tư
60/2006/TT-BTC, đó là:
Việc chuyển đổi công ty cổ phần kiểm toán thành lập trước ngày Nghị
định 105 có hiệu lực thành công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp
danh kiểm toán hoặc doanh nghiệp tư nhân kiểm toán phải đảm bảo
các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại TT60 và quyết định của Đại hội cổ
đông, hoặc theo nguyên tắc giải thể công ty cũ và đồng thời thành lập
công ty mới.
Công ty TNHH kiểm toán, công ty hợp danh kiểm toán đã thành lập
trước ngày thông tư 60 có hiệu lực nếu xét thấy chưa đảm bảo các
tiêu chuẩn, điều kiện quy định phải cơ cấu lại tổ chức nhằm đảm bảo các
tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại TT60 và đăng ký kinh doanh bổ sung
theo quy định hiện hành.
Các công ty kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính phải căn cứ vào tiêu

chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán
quy định tại TT60 để xây dựng phương án chuyển đổi trình Bộ Tài
chính duyệt trước khi thực hiện.
Câu hỏi 3:
Trường hợp vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh
nghiệp kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính không có ai
mua, hoặc mua không hết thì xử lý như thế nào?
Là người rất tâm huyết với hoạt
động kiểm toán Ông (B
ùi
V
ăn Mai) sẽ có đóng góp g
ì cho sự chuyển
đổi th
ành công
của các doanh nghiệp kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính.
Trả lời:
1. Trong phương án chuyển đổi các doanh nghiệp kiểm toán
cần xác định rõ các thành viên góp vốn (nếu chuyển đổi
thành công ty TNHH kiểm toán từ hai thành viên trở lên),
hoặc thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (nếu
chuyển đổi thành công ty hợp danh kiểm toán) và mức
vốn đăng ký mua của từng người theo nguyên tắc đảm bảo
bán hết phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp kiểm toán
có vốn sở hữu Nhà nước. Đồng thời trong phương án chuyển
đổi cũng phải xác định rõ cách thức xử lý phần vốn không
bán hết trên cơ sở vận dụng các quy định hiện hành về cổ


phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Sau một thời hạn nhất

định phần vốn không bán hết sẽ được xử lý theo quyết
định của cơ quan Nhà nước đại diện chủ sở hữu vốn Nhà
nước.
2. Ông Mai trả lời: Sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất trách nhiệm của
mình
Câu hỏi 4:
Một công ty TNHH kiểm toán
được th
ành lập trước ngày có hiệu lực
của TT60/2006/TT-BTC, Giám
đốc công ty kiểm toán n
ày tham dự kỳ
thi KTV tháng 8/2006,
đạt kết quả v
à
được cấp chứng chỉ KTV. Trường
hợp n
ày, sau ngày 21/4/2007
được xem l
à phù hợp tiêu chuẩn,
điều
kiện của Giám đốc công ty TNHH kiểm toán hay không?
Trả lời:
Từ nay đến 21/04/2007 những người này vẫn có thể làm Giám đốc
công ty TNHH kiểm toán nhưng sau ngày 21/4/2007 Giám đốc công ty
kiểm toán nêu trong câu hỏi không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của
Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán. Công ty TNHH kiểm toán này cẩn phải
bổ nhiệm thành viên khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện (theo TT60) làm
Giám đốc công ty.
Câu hỏi 5:

Cùng là
điều kiện th
ành lập công ty kiểm toán, tại sao lại có sự khác
biệt về loại hình công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu
trách nhiệm hữu hạn còn công ty hợp danh và công ty tư nhân thì
chiụ trách nhiệm vô hạn.
Trả lời:
Điều này đã được qui định rõ trong Luật doanh nghiệp năm 2005.
Thành lập công ty chịu trách nhiệm vô hạn sẽ được khách hàng tin
tưởng hơn và vì thế sẽ có nhiều khách hàng, doanh thu cao… nhưng
nếu rủi ro thì trách nhiệm cũng sẽ rất lớn.
Câu hỏi 6:
Theo TT 60/2006/TT-BTC thành viên làm Giám
đốc công ty kiểm toán
phải được cấp chứng chỉ KTV từ 3 năm trở l
ên. Những kiểm toán viên thi
đỗ v
à
đủ điều kiện cấp chứng chỉ KTV năm 2003 nhưng năm 2004 mới cấp
chứng chỉ KTV (c
ùng với các KTV thi
đỗ năm 2004) do thay đổi quy định
từ đủ 5 năm kinh nghiệm xuống c
òn 4 n
ăm. Vậy các trường hợp n
ày có
được tính thời điểm có chứng chỉ KTV từ năm 2003 để đủ điều kiện l
àm
Giám
đốc không?



Trả lời:
Thông thường các kỳ thi tuyển KTV được tổ chức vào tháng 8 hàng
năm và việc cấp chứng chỉ KTV cho những người trúng tuyển được
thực hiện vào cuối năm. Do đó thời điểm để tính thời gian thực tế làm
công tác kiểm toán của KTV là tính từ ngày được cấp chứng chỉ KTV.
Trường hợp nêu trong câu hỏi thi đỗ năm 2003 nhưng năm 2004 mới
được cấp chứng chỉ thì thời điểm tính thời gian công tác kiểm toán cũng vẫn
tính từ ngày được cấp chứng chỉ KTV (năm 2004)
Câu hỏi 7:
Thành viên của công ty TNHH nếu không có chứng chỉ hành nghề thì
không nhất thiết phải làm việc trực tiếp tại công ty, còn nếu có
chứng chỉ hành nghề thì bắt buộc phải làm việc trực tiếp tại công ty

đúng không? Tại sao có sự phân biệt n
ày? Nếu là thành viên có chứng
chỉ nhưng không làm việc tại công ty có
được không?
Trả lời:
Thành viên được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty TNHH kiểm toán phải
có chứng chỉ KTV, có thời gian thực tế công ty kiểm toán từ 3 năm trở lên,
phải góp ít nhất 10% vốn điều lệ vào công ty và phải làm việc 100%
thời gian tại công ty kiểm toán. Thành viên khác có chứng chỉ KTV
hoặc chứng chỉ hành nghề khác không bắt buộc phải làm việc 100%
thời gian tại công ty kiểm toán (có thể vừa làm việc ở công ty kiểm
toán vừa làm việc ở doanh nghiệp khác không phải là doanh nghiệp
kiểm toán). Một người là thành viên góp vốn vào công ty TNHH
thuộc đối tượng có chứng chỉ hành nghề (thành viên Ban Giám đốc trực
tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có chứng chỉ kiểm toán viên; thành

viên Ban Giám đốc phụ trách các dịch vụ khác như dịch vụ kế toán, dịch vụ
định giá tài sản phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy
định) thì người đó phải trực tiếp làm việc tại công ty.
Những quy định này nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ do công ty kiểm
toán cung cấp cho các đơn vị khác và đảm bảo quản lý đăng ký hành
nghề của các KTV.
Câu hỏi 8:
Ngoài Giám
đốc công ty kiểm toán, KTV khác có nhất thiết phải l
àm ở
công ty
đó không? (có thể v
ì KTV khác chỉ giám sát công việc và vẫn
làm việc tại công ty khác nhưng
đảm bảo trách nhiệm công việc).
Trả lời:
Ngoài Giám đốc công ty kiểm toán, Phó Giám đốc có chứng chỉ KTV và


các KTV khác phải trực tiếp làm việc ở công ty kiểm toán nhưng
không bắt buộc phải làm việc 100% thời gian.
Câu hỏi 9:
Khi DNNN thực hiện chuyển
đổi theo Thông tư 60/2006/TT-BTC (Ví dụ:
AASC, VACO) th
ì người lao
động tại công ty có được Nh
à nước ưu
đ
ãi gì

không? (Ví dụ ưu
đ
ãi về giá mua hay vận dụng Thông tư 41).
Trả lời:
Vấn đề bạn nêu đã được đưa ra thảo luận khi xét duyệt phương án
chuyển đổi của VACO nhưng đến nay (08/09/2006) chưa có câu trả
lời chính thức.
Câu hỏi 10:
Ngoài Giám
đốc, các KTV c
òn lại có cần thiết phải góp vốn không?
(theo Thông tư 60/2006/TT-BTC và Nghị
định 105/2004/NĐ-CP th
ì
không cần nhưng khi giảng chuyên
đề nói cần góp vốn để có trách
nhiệm)
Trả lời:
Đối với doanh nghiệp TNHH kiểm toán, các thành viên là tổ chức
hoặc thành viên là cá nhân phải góp vốn vào DN kiểm toán.
Các KTV khác chỉ làm việc và đăng ký hành nghề tại DN TNHH
kiểm toán thì không phải góp vốn vào DN kiểm toán.
Đối với DN Hợp danh kiểm toán nếu là thành viên hợp danh,
thành viên góp vốn thì phải góp vốn vào DN. Các KTV khác chỉ
làm việc và đăng ký hành nghề tại DN kiểm toán thì không phải
góp vốn.
Câu hỏi 11:
Doanh nghiệp tư nhân thành lập trước khi Thông tư 60/2006/TT-BTC
có hiệu lực có phải cơ cấu lại không? Theo qui
định n

ào?
Trả lời:
Đến nay (08/09/2006) chưa có DNTN kiểm toán nào được thành lập tại
Việt Nam nên Thông tư 60/2006/TT-BTC không hướng dẫn điểm này.
Câu hỏi 12:
Một người có Chứng chỉ KTV làm việc cho 3 công ty kiểm toán. Vậy
cả 3 công ty này có
được sử dụng Chứng chỉ của 1 người n
ày làm
điều
kiện th
ành lập và hoạt
động không?
Trả lời:
Một người có Chứng chỉ KTV chỉ được làm việc và đăng ký hành nghề
tại 1 công ty kiểm toán trong cùng một thời gian. Nếu chuyển sang


làm việc và đăng ký hành nghề tại một công ty kiểm toán khác thì
phải có Quyết định thôi việc ở công ty kiểm toán cũ. Trường hợp nêu
trong câu hỏi là không được chấp nhận.

Câu hỏi 13:
Hiện nay
đang có sự phân cấp giữa các công ty kiểm toán (
ví dụ chỉ có
một số công ty
được kiểm toán
công ty niêm yết). Bộ Tài chính có
hướng xử lý thế nào

để đảm bảo sự b
ình
đẳng của các DN hoạt động
trong lĩnh vực kiểm toán.
Trả lời:
Kiểm toán công ty niêm yết đòi hỏi chất lượng dịch vụ khá cao vì Báo
cáo tài chính của công ty niêm yết cung cấp thông tin cho đông đảo
những người sử dụng, trước hết là UBCKNN – cơ quan quản lý Nhà nước
về Thị trường Chứng khoán, sau đến là những nhà đầu tư, những chủ
nợ, khách hàng hiện tại và tiềm năng, công chúng. Báo cáo kiểm toán
phải đảm bảo độ tin cậy cao. Do đó Bộ tài chính (UBCKNN) có quyền
xem xét, chấp thuận cho những công ty kiểm toán nào đủ điều kiện,
tiêu chuẩn để kiểm toán công ty niêm yết theo yêu cầu của Bộ Tài
chính, tương tự khách hàng có quyền lựa chọn các hàng hoá có chất
lượng cao theo ý kiến của mình.
Câu hỏi 14:
Kế toán trưởng của một DNNN có
được tham gia th
ành lập công ty
kiểm toán không? Có thể là:
Thành viên góp vốn;
Giám
đốc
;
Phó Giám
đốc
.
Trả lời:
Kế toán trưởng của một DNNN có chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ
hành nghề khác có thể tham gia thành lập công ty kiểm toán với tư

cách là thành viên góp vốn, là Phó Giám đốc công ty TNHH kiểm toán
nhưng không được làm Giám đốc, không được làm thành viên công ty
hợp danh. Tuy nhiên ở cả hai trường hợp người kế toán trưởng
DNNN này phải được Giám đốc DNNN đồng ý và phải trực tiếp làm
việc tại công ty kiểm toán, tuy không bắt buộc làm việc 100% thời
gian.
MC - Web




HỎI:
Câu hỏi 13:
(ngày 05/10/06)
Tôi nghe nói Hội Kiểm toán viên hành
nghề Việt Nam đang đưa ra dự thảo nâng một số môn thi lấy “Chứng
chỉ Kiểm toán viên” lên 12 môn, thời gian bắt dầu áp dụng là khi
nào? Nếu tôi đã dự thi năm nay nhưng chưa đủ điều kiện để đậu thì
nếu áp dụng Qui chế mới là thi 12 môn thì tôi có phải thi bổ sung
thêm 4 môn mới hay không?

Gửi bài trả lời:
Trả lời:
Dự kiến đưa số môn thi lấy “Chứng chỉ Kiểm toán viên” lên 12 môn là ý
kiến tham luận của Bà Phùng Thị Đoan – Phó Tổng Thư ký VACPA (ý kiến
cá nhân) tại Hội nghị tổng kết 15 năm Kiểm toán độc lập Việt Nam. Tuy
nhiên, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cũng đang nghiên cứu, trao
đổi và dự kiến đề xuất với Bộ Tài chính “Đề án đổi mới đào tạo, thi tuyển và
cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam nhằm hướng tới sự thừa nhận của
các nước đối với Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam”. Trường hợp của bạn

trong 1, 2 năm tới chưa có liên quan gì.
PTĐ - Web

HỎI:
Câu hỏi 14:
(ngày 03/11/06)
Trong trường hợp Giám đốc công ty ty
vấn tài chính kế toán có chứng chỉ hành nghề kiểm toán có được
đăng ký hành nghề kiểm toán ở một công ty kiểm toán hay không và
thủ tục đăng ký như thế nào?

Gửi bài trả lời:
Trả lời bạn Đỗ Phương Linh:
Tại điểm 6.5, mục 6 “Những hành vi nghiêm cấm đối với kiểm toán viên
hành nghề” Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài
chính, Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP
ngày 30/03/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, qui định: Nghiêm
cấm kiểm toán viên hành nghề làm việc cho từ 2 doanh nghiệp kế toán, kiểm
toán trở lên trong cùng một thời gian.
Như vậy, Giám đốc công ty tư vấn tài chính kế toán không được đăng ký
hành nghề kiểm toán ở một công ty kiểm toán (khác).


MC - Web

HỎI:
Câu hỏi 15:
(ngày 03/11/06)
Câu hỏi của bạn Lê Đức Tùng ngày
01/11/2006 về công ty AASC


Gửi bài trả lời:
Câu hỏi:
Theo Báo Pháp luật Việt Nam ngày 31/10/2006 đăng bài: Chiếm đoạt
thương hiệu hay chỉ là giữ tên doanh nghiệp thì phần giải thích của Giám
đốc Công ty AASC trong Công văn 489/TVKT cũng như phần trả lời của ông
Đặng Minh Tuấn - Trưởng phòng ĐKKD của Sở KH & ĐT Hà Nội là để giữ
tên và bảo hộ thương hiệu là không thuyết phục, bởi vì thương hiệu của một
công ty đang hoạt động được pháp luật bảo vệ, không thể mất được. Như
vậy việc đăng ký giữ thương hiệu này là một việc làm thừa và không cần
thiết. Thực tế đằng sau sự cố này có những uẩn khúc gì? điều mà đã gây nên
sự hoang mang, bất bình và phản ứng trong tập thể CB-CNV trong công ty
AASC

Hiện nay trên trang web của Sở KH & ĐT Hà Nội lại có sự điều chỉnh tiếp
so với thông tin đã điều chỉnh sau khi Công ty AASC có công văn đề nghị
đính chính bổ sung ngày 16/10/2006, có thêm thông tin : Ngày cấp đăng ký
kinh doanh là ngày 10/10/2006 và Tình trạng doanh nghiệp là đang hoạt
động. Những nội dung này lại càng mâu thuẫn vì như vậy hiện tại có đồng
thời 2 công ty cùng đang hoạt động? Một là Công ty AASC thuộc doanh
nghiệp Nhà nước, một là công ty AASC TNHH?

Theo tìm hiểu ý kiến một số chuyên gia kiểm toán đang làm việc tại công ty
AASC họ đều nhận định đây là một việc làm khó hiểu của Giám đốc Công ty,
có phải Giám đốc muốn chiếm riêng cho mình thương hiệu AASC khi Công
ty chuyển đổi hình thức sở hữu nếu Ông không được bầu làm Giám đốc nữa
thì Ông đã có sẵn một công ty TNHH có thương hiệu đã rất nổi tiếng trong
ngành kiểm toán của Việt Nam (mà thương hiệu này do mấy trăm cán bộ
kiểm toán viên tạo nên trong suốt hơn 15 năm qua) nếu sự việc này không bị
phát hiện trên trang web của Sở KH & ĐT Hà Nội? các chuyên gia kiểm

toán cũng đặt dấu hỏi với Cơ quan ĐKKD bởi vì nếu chỉ có một công văn
yêu cầu giữ thương hiệu thì không thể có đăng đầy đủ các thông tin về
doanh nghiệp đang thành lập như vậy được, liệu có sự thông đồng hay điều


gì mờ ám ở đây?. Bởi vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp để có được
những thông tin như vậy thì người thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ
hồ sơ thành lập theo quy định.
Với những sự việc nêu trên dư luận cũng như người lao động trong Công ty
AASC mong muốn được làm sáng tỏ những uẩn khúc trong sự cố của Giám
đốc Công ty AASC này.

Trả lời bạn Lê Đức Tùng:
Vấn đề bạn nêu ra cũng như bài viết trên báo Pháp luật Việt Nam ngày
31/10/2006 có nhiều tình tiết cần được xác minh cụ thể mới hiểu đúng được.
Việc đăng ký giữ tên công ty chưa được qui định cụ thể nhưng không thể chỉ
bằng một công văn mà có ngay thông tin chính thức cả tên công ty, địa chỉ,
họ tên Giám đốc và số đăng ký kinh doanh. Việc này (nếu có) phải là chủ
trương của Ban lãnh đạo, Ban chuyển đổi công ty (?); Đương nhiên một
người không thể làm Giám đốc của 2 công ty kiểm toán… Để sáng tỏ, bạn
đọc có thể tham gia bình luận trên trang web này.
MC - Web

HỎI:
Câu hỏi 16:
(ngày 08/11/06)
Hiện nay tôi đang là giảng viên vậy tôi
có thể dự thi lấy chứng chỉ KTV được không? VACPA có thể cung cấp
cho tôi địa chỉ nơi ôn và thi lấy chứng chỉ KTV?


Gửi bài trả lời:
Trả lời bạn Nguyễn Hồng Minh:
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) xin gửi bạn thông tin về
điều kiện, tiêu chuẩn dự thi lấy chứng chỉ KTV để bạn tham khảo. Vì qua
thư hỏi chúng tôi không biết bạn là giảng viên trường nào, đã tốt nghiệp đại
học chuyên ngành gì và đã công tác thực tế ở đâu, lĩnh vực nào?

Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi KTV:
- Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực,
liêm khiết, không thuộc đối tượng không được hành nghề kế toán, kiểm
toán theo qui định của pháp luật.
- Có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành tài chính, ngân hàng hoặc
kế toán, kiểm toán và đã làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán đủ 5
năm trở lên, hoặc đã làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ


4 năm trở lên.
- Có chứng chỉ tin học trình độ B trở lên.
- Có chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ C trở lên của 1 trong 5 thứ tiếng:
Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức.

Về nơi ôn thi:
VACPA là tổ chức nghề nghiệp được Hội đồng thi tuyển Kiểm toán viên
và Kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước cho phép mở lớp ôn thi để lấy
chứng chỉ KTV. Lớp học ôn thi được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh, khai giảng vào khoảng đầu quí 2/2007. Khi mở lớp học ôn thi
VACPA sẽ thông báo trên trang web của Hội: www.vacpa.org.vn

Về thời gian ôn thi:
Hàng năm Hội đồng thi tuyển Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề

cấp Nhà nước thường tổ chức một kỳ thi để lấy chứng chỉ KTV và chứng
chỉ hành nghề kế toán vào khoảng 17 – 23/08 hàng năm tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Trước kỳ thi vài tháng Hội đồng thi sẽ có thông
báo rộng rãi trên báo chí và trang web của Bộ tài chính và của VACPA./.
PTĐ - Web

HỎI:
Câu hỏi 17:
(ngày 22/11/06)
Xin tư vấn giới thiệu của một số công
ty kiểm toán và phí kiểm toán của các công ty đó. Xin cảm ơn.

Gửi bài trả lời:
Trả lời bạn Cao Tuyết Nhung:
Ngày 22/11/2006 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã
công khai lần 1 các công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán Báo cáo tài
chính năm 2006 và năm 2007 (công văn số 127/VACPA) gồm 107 công ty.
Bạn có thể tiếp cận danh sách các công ty kiểm toán này qua Website của
Hội (www.vacpa.org.vn). Còn mức phí kiểm toán sẽ phụ thuộc vào từng
hợp đồng dịch vụ kiểm toán mà công ty kiểm toán cung cấp cho các doanh
nghiệp, đơn vị cụ thể không có mức phí chung theo từng công ty kiểm toán.
PTĐ - Web

HỎI:
Câu hỏi 18:
(ngày 14/12/06)
Tại sao trong thông báo số 127/VACPA


ngày 22/11/2006 của VACPA lại có câu ghi chú: “Đến 21/04/2007

các công ty (*) cần chuyển đổi hình thức sở hữu; các công ty
(**) cần chuyển đổi Giám đốc công ty để có đủ điều kiện
hành nghề kiểm toán theo qui định tại Nghị định
105/2004/NĐ-CP ”

Gửi bài trả lời:
Trả lời:
1. Theo qui định của Thông tư 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của
Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động của
doanh nghiệp kiểm toán thì Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty
kiểm toán phải là thành viên công ty, phải có Chứng chỉ Kiểm toán viên
và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ
khi được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên. Những công ty có dấu (**) là
những công ty mà Giám đốc chưa đủ các điều kiện nêu trên nên chỉ có
thể làm Giám đốc đến 21/04/2007. Đó là thời hạn Nghị định
105/2004/NĐ-CP qui định phải hoàn chỉnh việc tổ chức lại công ty kiểm
toán (3 năm từ khi Nghị định 105 có hiệu lực).
2. Theo qui định tại Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Nghị định
133/2005/NĐ-CP thì công ty kiểm toán chỉ được thành lập và hoạt động
công ty TNHH, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các công ty
có dấu (*) là những công ty đang còn là doanh nghiệp Nhà nước, công ty
cổ phần là các hình thức công ty chỉ được tồn tại đến 21/04/2007 – Đó là
thời hạn Nghị định 105 cho phép còn nhiều loại hình doanh nghiệp kiểm
toán.
MC - Web

HỎI:
Câu hỏi 19:
(ngày 15/12/06)
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán

độc lập kiểm toán thì có giá trị pháp lý như thế nào?

Gửi bài trả lời:
Trả lời:
Theo qui định tại Điều 3 Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của
Chính phủ về Kiểm toán độc lập thì:
Các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán
sau khi được Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán kiểm tra, xác nhận


là căn cứ tin cậy để:
- Cơ quan Nhà nước và đơn vị cấp trên sử dụng cho quản lý, điều hành
theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, liên kết,
các khách hàng và tổ chức, cá nhân khác xử lý các mối quan hệ về quyền
lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của
đơn vị.
- Giúp cho đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp
thời các sai sót có thể xảy ra trong hoạt động của đơn vị, góp phần thực
hiện công khai báo cáo tài chính, phục vụ công tác quản lý, điều hành
đơn vị, làm lành mạnh môi trường đầu tư.
MC - Web

HỎI:
Câu hỏi 20 (bạn Lê Văn Chương):
(ngày 10/01/07)
Trách nhiệm
của kỹ thuật viên (kỹ sư xây dựng) đối với sai sót trong báo cáo kiểm
toán


Gửi bài trả lời:
Câu hỏi 20 (bạn Lê Văn Chương): Tôi là kỹ sư xây dựng làm việc cho một
công ty kiểm toán độc lập, chức danh: Kỹ thuật viên. Theo Chuẩn mực kiểm
toán số 1000 thì không có chữ ký của kỹ thuật viên trên báo cáo kiểm toán,
tuy nhiên, theo qui định của công ty (TNHH) thì kỹ thuật viên phải ký trên
báo cáo kiểm toán cùng Giám đốc và kiểm toán viên. Tôi muốn hỏi như vậy
có đúng không? Trách nhiệm của kỹ thuật viên đối với báo cáo kiểm toán
như thế nào? Chịu trách nhiệm trước ai về kết quả làm việc của mình? Nếu
có sai sót trong công việc kiểm toán (đối với công ty đang làm) thì có phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?

Trả lời:
Theo qui định của Nghị định 105/2003/NĐ-CP và Chuẩn mực kiểm toán thì
báo cáo kiểm toán chỉ cần chữ ký của 01 kiểm toán viên và 01 kiểm toán
viên là Giám đốc công ty. Việc công ty yêu cầu có chữ ký của kỹ thuật viên
(kỹ sư xây dựng) trên báo cáo kiểm toán quyết toán công trình xây dựng cơ
bản là do Giám đốc công ty quyết định. Pháp luật không cấm điều này.
Trong trường hợp này, nếu báo cáo kiểm toán có sai sót thì kỹ thuật viên
cũng liên đới chịu trách nhiệm. trước hết là chịu trách nhiệm trước Giám đốc


công ty.
MC – Web

HỎI:
Câu hỏi 21 (bạn KTV - địa chỉ CACC):
(ngày 11/01/07)
Về điều
kiện của Giám đốc công ty kiểm toán theo Thông tư 60/2006/QĐ-
BTC.


Gửi bài trả lời:
Câu hỏi: Theo nghị định 105 và nghị định 133 tôi đã thành lập công
ty TNHH. Tôi đã dồn cả trí lực cũng như tiền bạc, gia sản của cả gia
đình tôi vào công ty này. Theo đó tôi là giám đốc và tỉ lệ vốn góp của
tôi chiếm 80% vốn điều lệ. Đến nay công ty vừa mới hoạt động được
một số thời gian thì đột nhiên BTC lại ra thông tư số 60/2006/TT-BTC
yêu cầu phải thay đổi Giám Đốc công ty do chứng chỉ không đủ 3
năm. Điều này đẩy tôi tới bờ vực phá sản. Tôi và một số các công ty
tương tự khác vô cùng bất bình trước một sự tham mưu hết sức vớ
vẩn của vụ CĐKT. Lẽ ra ĐKiện này chỉ được áp dụng đối với các
công ty mới thành lập. Đề nghị ban tư vấn cho biết quan điểm về vấn
đề này.


Trả lời bạn KTV – Địa chỉ CACC, điện thoại 6666667:
08h00 sáng ngày 08/01/2007 Ban tư vấn VACPA có nhận được câu
hỏi của bạn KTV, địa chỉ CACC, điện thoại 6666667, email:
Chúng tôi đã liên hệ theo địa chỉ trên thì được ông
Nguyễn Anh Tuấn, công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô trả lời
như sau: “Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ Đô không có
thư gửi đi với nội dung và địa chỉ như của bạn KTV và khẳng
định hoàn toàn không gửi thư này lên VACPA. Người gửi bức
thư này đã mạo danh, địa chỉ email của công ty chúng tôi.”
Ban tư vấn xin trả lời như sau: “Thông tư 60/2006/TT-BTC đưa ra
tiêu chuẩn Giám đốc công ty kiểm toán phải có Chứng chỉ Kiểm toán
viên và sau 3 năm thực tế hành nghề kiểm toán” là nhằm nâng cao
chất lượng công ty kiểm toán, gián tiếp là nâng cao chất lượng kiểm
toán. Với các công ty kiểm toán quá nhỏ bé, Giám đốc chưa có nhiều
kinh nghiệm thì chưa thể đào tạo được nhân viên mới, khó có thể



đảm bảo chất lượng kiểm toán, dễ xảy ra rủi ro thiệt hại cho chính
bạn và cho cả xã hội. Nếu bạn là Giám đốc lại đưa ra câu hỏi này,
với lời lẽ thiếu xây dựng, lại mạo danh người khác thì cũng
đúng là bạn chưa đủ điều kiện làm Giám đốc thực sự đấy.
Ban tư vấn VACPA

HỎI:
Câu hỏi 22:
(ngày 11/01/07)
Một số ý kiến về điều kiện làm Giám
đốc doanh nghiệp kiểm toán.

Gửi bài trả lời:
Câu hỏi 22: Theo qui định của Thông tư 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006
của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động
của doanh nghiệp kiểm toán thì Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty
kiểm toán phải là thành viên công ty, phải có Chứng chỉ KTV và phải có thời
gian công tác thực tế về kiểm toán là từ 3 năm trở lên kể từ khi được cấp
Chứng chỉ KTV. Vậy sẽ có tình trạng sau:
- Người có Chứng chỉ KTV đã được 3 năm, nhưng đã nghỉ làm kiểm
toán ngay sau khi có Chứng chỉ KTV (hoặc chưa từng làm việc cho tổ
chức kiểm toán).
- Người có Chứng chỉ KTV nhưng đến thời điểm được cấp chứng chỉ
đã có thời gian công tác thực tế liên tục trên 5 năm trong ngành kiểm
toán
Vậy theo qui định của Thông tư 60/2006/TT-BTC về điều kiện người đứng
đầu tổ chức kiểm toán đã phù hợp chưa? Bên cạnh đó, đây sẽ là một trong
các yếu tố gây lên tình trạng thuê Chứng chỉ KTV. Vậy Bộ Tài chính sẽ thực

hiện quản lý và xử lý thế nào về các trường hợp này?

Trả lời:
Thông tư 60/2006/TT-BTC qui định: “Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc)
công ty kiểm toán phải là thành viên công ty, phải có Chứng chỉ KTV và
phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên kể từ khi
được cấp Chứng chỉ KTV ” là nhằm nâng cao chất lượng công ty, cũng là
điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Khi xem xét Giám
đốc có đủ điều kiện thời gian thực tế về kiểm toán hay không là xem ngày,
tháng, năm được cấp ghi trên chứng chỉ KTV. Người xem xét không có điều
kiện để kiểm tra xem người đó có thực tế làm kiểm toán hay không ngoài lời
khai về quá trình làm việc ghi trên “Đơn xin đăng ký hành nghề kiểm toán”.


Nếu có cơ sở chắc chắn khẳng định người đó chưa từng thực tế làm kiểm
toán thì cũng sẽ không chấp nhận là đủ điều kiện làm Giám đốc.
MC - Web

HỎI:
Câu hỏi 23 (bạn Thế Viên):
(ngày 19/01/07)
Theo Quyết định số
76/2004/QĐ-BTC ngày 22/09/2004 và Quyết định số 121/2005/QĐ-
BTC ngày 02/02/2005 quy định về việc lựa chọn doanh nghiệp kiểm
toán để kiểm toán BCTC của các tổ chức phát hành, tổ chức niêm
yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức tín dụng. Một công
ty được thành lập cách đây trên 15 năm, nhưng theo quy định mới
(Nghị định 105 và Nghị định 133) thì các công ty này phải chuyển
sang loại hình khác không phải là doanh nghiệp Nhà nước. Và khi
chuyển đổi thì lại tách ra thành hai hoặc nhiều công ty độc lập (bắt

đầu hoạt động từ tháng 04/2007). Như vậy trong trường hợp này,
các công ty kiểm toán mới này có được Uỷ ban chứng khoán Nhà
nước và Ngân hàng Nhà nước chấp nhận kiểm toán BCTC cho năm
tài chính 2007 – 2008 của các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết,
tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức tín dụng hay không về
mặt thời gian hoạt động (về mặt vốn điều lệ và số lượng kiểm toán
viên đủ điều kiện theo Quyết định 76 và Quyết định 121 nói trên) ?

Gửi bài trả lời:
Trả lời:
Việc tách nguyên một bộ phận, chi nhánh ra thành công ty riêng (ví
dụ chi nhánh AASC Tp Hồ Chí Minh) có thể được tính ngày thành lập
là ngày thành lập chi nhánh (AASC Tp HCM) vì vẫn giữ nguyên bộ
máy quản lý, đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên, thậm trí cả trụ sở
làm việc, danh sách khách hàng Còn trường hợp một số kiểm toán
viên xin chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty cũ, chi nhánh cũ để
đứng ra thành lập công ty hoàn toàn mới thì không được tính theo
ngày thành lập cũ. Tuy nhiên, việc này còn do UBCK Nhà nước nà
Ngân hàng Nhà nước quyết định.
MC - Web

HỎI:


Câu hỏi 24:
(ngày 21/03/07)
Một số vướng mắc của Công ty TNHH
Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam về kiểm toán các công ty đã,
đang và sẽ đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán?


Gửi bài trả lời:
Câu hỏi 24: Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
mong Quý Hội xem xét và giải đáp giúp một số vướng mắc sau:
1. Công ty chúng tôi có đủ điều kiện để kiểm toán Báo cáo tài
chính năm 2006 – 2007 của các công ty đang và sẽ đăng ký giao
dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội hay không?
2. Công ty chúng tôi có được kiểm toán Báo cáo tài chính năm
2006 – 2007 của các công ty (tổ chức) sẽ thực hiện niêm yết cổ
phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh (tức là kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước
khi thực hiện niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh) hay không?

Trả lời:
Căn cứ vào các quy định pháp luật Chứng khoán hiện hành, các
công ty kiểm toán không được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp
thuận theo Quyết định số 76/2004/QĐ- BTC ngày 22/09/2004 của Bộ
Tài chính sẽ không được kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 của
các công ty đã niêm yết chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng
khoán Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và các công ty cổ phần đang làm
thủ tục để niêm yết chứng khoán tại hai Trung tâm giao dịch chứng
khoán nói trên.
Tuy nhiên, do số lượng công ty phát hành, niêm yết và các tổ chức
kinh doanh chứng khoán cần sử dụng dịch vụ của các công ty kiểm
toán được chấp thuận ngày càng tăng, gần đây, Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước đã có tờ trình Bộ Tài chính và đề nghị cho phép
UBCKNN tiếp tục xét bổ sung công ty kiểm toán được chấp thuận
kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và các tổ chức
kinh doanh chứng khoán cho năm 2007- 2008.
Đồng thời trong tờ trình này UBCKNN đề nghị Bộ Tài chính sớm

chỉnh sửa Quyết định số 76/2004/QĐ- BTC ngày 22/09/2004 cho phù
hợp với các văn bản pháp luật chứng khoán mới. Theo đề nghị của


UBCKNN thì điều kiện lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán thành lập và
hoạt động tại Việt Nam có thể rút xuống tối thiểu là 3 năm tính đến
ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán hoặc có tối thiểu 10 Kiểm
toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên và kinh nghiệm hành nghề ít
nhất từ hai năm trở lên nếu là công ty kiểm toán mới thành lập. Các
điều kiện tiêu chuẩn khác vẫn giữ nguyên theo Quyết định số
76/2004/QĐ- BTC.
Trên đây là ý kiến trả lời của VACPA. Khi nào Bộ Tài chính có quy
định mới về vấn đề này Hội sẽ có thông tin sớm cho công ty.
PTĐ - Web

HỎI:
Câu hỏi 25 (bạn Nguyễn Huy Hùng):
(ngày 03/05/07)
Tôi đang
là sinh viên năm thứ 3, chuyên ngành kế toán – kiểm toán của
trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Ước mơ của tôi là
muốn trở thành Kiểm toán viên, vậy mong Quí Hội cho biết chương
trình đào tạo phù hợp với chúng tôi sau khi tốt nghiệp ra trường ?

Gửi bài trả lời:
Trả lời:
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) hoan nghênh ước mơ
của bạn và chúc bạn thực hiện được ước mơ của mình. Để trở thành Kiểm
toán viên, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán – kiểm toán bạn
có thể lựa chọn làm việc tại các công ty kiểm toán với ngành nghề kiểm toán

hoặc vào làm tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các công ty dịch vụ
kế toán, các cơ quan hành chính sự nghiệp với ngành nghề kế toán. Sau khi
bạn có kinh nghiệm thực tế với thời gian 4 năm (nếu là trợ lý kiểm toán)
hoặc 5 năm (nếu là kế toán viên) thì bạn đủ điều kiện tham dự kỳ thi kiểm
toán viên, kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước để trở thành kiểm toán viên.
Kỳ thi kiểm toán viên bao gồm 8 môn thi: Pháp luật kinh tế, Tiền tệ tín
dụng, Tài chính doanh nghiệp, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài
chính, Ngoại ngữ, Tin học.
Kỳ thi thường được tổ chức vào tháng 8 hàng năm tại Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Hội Kiểm toán viên hành nghề thường tổ chức các khoá học
và hướng dẫn ôn thi từ 1 – 2 tháng trước ngày thi (khoảng từ tháng 5 – tháng
7 hàng năm) tại Hà Nội và TP.HCM. Lớp học được tổ chức tập trung trong


giờ hành chính và ngoài giờ hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
học viên tham dự.
Hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu hoàn thiện Qui chế thi, tài liệu học
thi. Bạn có thể tiếp cận dễ dàng những thông tin về hành nghề kiểm toán, về
thi KTV cũng như nhiều thông tin bổ ích về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
thông qua trang web của Hội.
Cuối cùng, VACPA chúc các bạn toại nguyện và trở thành Hội viên của Hội
trong tương lai.
PTĐ Web

HỎI:
Câu hỏi 26:
(ngày 03/05/07)
Tại điều 2, điểm b về Quy chế thi
tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế
toán ban hành kèm theo Quyết định số 59/2004/QĐ-BTC ngày

9/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính có quy định về điều kiện dự
thi: Có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
hoặc Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính,
kế toán, kiểm toán đủ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý
kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán đủ 4 năm trở lên. Tôi có bằng
cử nhân kinh tế đủ điều kiện như trên, đã làm kế toán tại doanh
nghiệp 2 năm, làm công tác thanh tra thuế 3 năm, như vậy tôi có đủ
điều kiện như đã nêu ở trên để tham gia thi cấp chứng chỉ kiểm toán
viên không?

Gửi bài trả lời:
Trả lời:
Theo quy định tại Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên
và chứng chỉ hành nghề kế toán ban hành kèm theo Quyết định số
59/2004/QĐ-BTC ngày 9/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thì điều
kiện dự thi để lấy “Chứng chỉ kiểm toán viên” như sau: người dự thi
phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán đủ
5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh
nghiệp kiểm toán đủ 4 năm trở lên. Trong đó thời gian công tác thực
tế được tính từ ngày người dự thi được cấp bằng cử nhân (bằng đại
học), theo ngày ghi trên bằng đại học, đến thời điểm dự thi. Như vậy
nếu anh/ chị có bằng cử nhân kinh tế thuộc đúng chuyên ngành qui
định và có thời gian công tác đủ 5 năm ( 2 năm làm kế toán và 3 năm

×