Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.81 KB, 41 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn. Trong giai
đoạn độc quyền chủ nghĩa, một biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa tư bản là sự
ra đời của các tổ chức độc quyền. Khi các tổ chức này bành trướng các hoạt
động của mình ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia, chúng trở thành các tổ
chức độc quyền quốc tế, hay tổ chức độc quyền xuyên quốc gia.
Ngày nay, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tồn tại dưới hình thức
mới, các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này có vai trò quan trọng trong
đời sống kinh tế thế giới và ngày càng trở thành lực lượng cơ bản vận hành nền
kinh tế thế giới. Chính vì vậy các công ty xuyên quốc gia đã trở thành chủ đề thu
hút sự quan tâm của không chỉ các học giả, mà cả các doanh nhân và giới chính
khách của hầu hết các quốc gia.
Các công ty xuyên quốc gia của chủ nghĩa tư bản hiện đại được xem như
là một hình thức vận động mới của độc quyền tư bản chủ nghĩa. Việc nghiên
cứu các công ty xuyên quốc gia nhằm hiểu rõ thêm đặc điểm của chủ nghĩa tư
bản ngày nay.
Xét ở góc độ rộng hơn các công ty xuyên quốc gia chính là hình thức vận
động của quan hệ sản xuất quốc tế. Việc nghiên cứu các công ty xuyên quỗc gia
sẽ giúp ta hiểu rõ sự tác động của chúng tới nền kinh tế Việt Nam và qua đó có
các giải pháp đúng đắn để phát triển nền kinh tế nước ta. Chính vì vậy, trong
phạm vi một bài đề án kinh tế chính trị, đề tài “ Bản chất và vai trò của các tổ
chức độc quyền xuyên quốc gia” nhằm có được cái nhìn đúng đắn hơn về các
công ty xuyên quốc gia.

1
NỘI DUNG
1. Bản chất và quá trình phát triển của các công ty xuyên quốc gia
1.1. Khái niệm, quá trình hình thành và phát triển
a.Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về các công ty xuyên quốc gia đồng thời
cũng tồn tại nhiều tên gọi khác nhau để chỉ các công ty hoạt động sản xuất kinh


doanh quốc tế . Song có thể hiểu các công ty xuyên quốc gia có những đặc điểm
cơ bản sau:
- Về mặt xuất xứ là các công ty tư bản độc quyền
- Hầu hết chúng có tầm cỡ quốc tế
- Có chi nhánh nước ngoài
- Hình thành từ các công ty quốc gia ( tức mang một quốc tịch nếu xem
xét ở công ty mẹ )
- Có cơ cấu hai bộ phận chủ yếu : công ty mẹ và công ty chi nhánh
Như vậy có thể định nghĩa các công ty xuyên quốc gia của chủ nghĩa tư
bản hiện đại như sau : “ Các công ty xuyên quốc gia, về xuất xứ, là những công
ty tư bản độc quyền của một quốc gia, thực hiện việc bành trướng quốc tế bằng
hình thức thiết lập một hệ thống chi nhánh ở nước ngoài nhằm phân chia thị
trường thế giới và tìm kiếm lợi nhuận độc quyền”.
Ngày nay xuyên quốc gia hoá trong sản xuất kinh doanh trở thành xu
hướng chung của thời đại. Vì vậy không chỉ những nước tư bản phát triển mới
có các công ty xuyên quốc gia mà hầu hết các quốc gia đều có công ty xuyên
quốc gia. Vì vậy có thể đưa ra định nghĩa chung như sau: “ Các công ty xuyên
quốc gia hiện đại là những công ty của một quốc gia thực hiện việc sản xuất
kinh doanh quốc tế thông qua việc thiết lập hệ thống chi nhánh ở nước ngoài
nhằm thực hiện việc mở rộng thị trường và nguồn thu lợi nhuận”.
b. Một số nét chung về các công ty xuyên quốc gia trên thế giới
2
Cho đến nay, toàn thế giới có khoảng 60 nghìn công ty xuyên quốc gia mẹ
và trên 500 nghìn công ty con (chi nhánh của các công ty mẹ). Theo báo cáo của
Liên Hợp Quốc cho thấy trong số 53.607 công ty xuyên quốc gia mẹ trên thế
giới các nền kinh tế phát triển có 43.442 công ty tức là chiếm hơn 4/5 tổng số
công ty xuyên quốc gia mẹ trên thế giới. Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới,
các nước G7 chiếm phần lớn số công ty này. Mỹ là nước có nhiều công ty nhất
trong danh sách này với 175 công ty đồng thời tổng thu nhập và lợi nhuận của
các công ty Mỹ cũng là lớn nhất.

c. Quá trình hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia
Xét cả về logic và lịch sử, sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia trên
thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa.
Về thực chất chúng là sự phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, là
sự vận động mở rộng và sâu sắc hơn của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,
khi các mối quan hệ kinh tế vượt dần ra khỏi phạm vi quốc gia và gia nhập vào
guồng máy sản xuất kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển.
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và P.
Ăngghen đã dự đoán rằng; tích tụ và tập trung tư bản thông qua hiệp tác giản
đơn và công trường thủ công, cùng với sự phân công lao động ngày một hoàn
thiện tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa có quy mô
lớn và sự cạnh tranh của những xí nghiệp này ngày càng trở nên gay gắt. Sự
cạnh tranh giữa các xí nghiệp tất yếu sẽ đưa đến kết quả là các xí nghiệp nhỏ và
vừa bị phá sản hoặc sáp nhập với nhau để thành những xí nghiệp lớn hơn và
theo đó, quá trình tập trung tư bản được đẩy mạnh hơn một bước.
Hình thức hiệp tác giản đơn và công trường thủ công là những hình thức
tổ chức sản xuất đầu tiên của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Những người
thợ thủ công được tổ chức, sắp xếp vào dây chuyền sản xuất bằng hai cách: liên
kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc qua đó thực hiện chuyên môn
hoá sản xuất và thực hiện phân công lao động. Việc quản lý trong công trường
thủ công do người sở hữu xí nghiệp gánh vác. Tuy tính chất và quy mô của loại
3
xí nghiệp như vậy còn hết sức đơn giản và nguyên thủy nhưng nó đã trở thành
cơ sở để công trường thủ công thay thế cho cơ chế trao đổi của thị trường. Chế
độ công trường thủ công là hình thức phôi thai tế bào của xí nghiệp hiện đại và
đi cùng với nó, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất dưới tác động của quy luật
thị trường cũng diễn ra ngay thời kì đầu xuất hiện của các hình thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
Chế độ xí nghiệp là chế độ điển hình sinh ra trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất. Cùng với chế độ tự do cạnh tranh của thị trường phát triển

lên đã điều tiết sự phân công và trao đổi của xã hội, xí nghiệp nhà máy cũng
nhanh chóng trở thành hình thức tổ chức sản xuất điển hình để tổ chức sự phân
công lao động xã hội. Đồng thời, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất chế độ xí nghiệp nhà máy đã mở rộng phạm vi lĩnh vực phân công xã hội từ
nội bộ quốc gia sang địa bàn quốc tế. Và do vậy, phân công lao động và trao đổi
quốc tế giữa các nước ngày càng phát triển. Như vậy, cạnh tranh tự do không chỉ
làm cho quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tăng lên, mà còn là nguyên nhân
cho sự ra đời của nền sản xuất dựa trên máy móc và theo đó, chế độ xí nghiệp tư
bản chủ nghĩa xuất hiện và ngày càng hoàn thiện. Đến lượt nó, chế độ xí nghiệp
ra đời lại thúc đẩy phân công lao động mở rộng từ nội bộ quốc gia sang địa bàn
quốc tế đồng thời làm cho tích tụ và tập trung tư bản, sản xuất tăng lên cao độ và
theo đó các tổ chức độc quyền bắt đầu xuất hiện.
Một đặc trưng nổi bật trong giai đoạn độc quyền là sự cùng tồn tại đan
xen nhau giữa độc quyền quốc gia và quốc tế. Cùng với sự phát triển quan hệ
buôn bán quốc tế làm cho các công ty tư bản ở các nước liên minh với nhau sản
xuất và phân phối hàng hóa trên thị trường thế giới, đã hình thành nên các công
ty độc quyền quốc tế. Các tổ chức độc quyền quốc tế trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa có một đặc trưng cơ bản là sự đấu tranh để phân chia thế giới về mặt kinh
tế. Vì vậy khi nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền
quốc tế nói chung và các tổ chức độc quyền quốc tế xuyên quốc gia nói riêng
phải xuất phát từ sự tích tụ và tập trung sản xuất. Tích tụ và tập trung sản xuất
4
đạt đến một độ nhất định làm cho các nhà độc quyền quốc gia vươn ra khỏi biên
giới quốc gia hoạt động trên phạm vi quốc tế, thực hiện phân chia thế giới về
mặt thị trường.
Xí nghiệp hiện đại là hình thức phát triển tiếp theo của các xí nghiệp
truyền thống. Các xí nghiệp hiện đại được hình thành bởi sự kết hợp giữa quá
trình sản xuất quy mô lớn và quá trình phân phối quy mô quốc tế vào trong một
công ty đơn nhất, nghĩa là trong xí nghiệp bao gồm cả các hoạt động sản xuất
công nghiệp, lẫn thương mại, dịch vụ, tài chính và chúng được gọi là xí nghiệp

công thương hiện đại. Xí nghiệp công thương hiện đại đã từng bước thay thế cho
tổ chức xí nghiệp đơn nhất truyền thống và trở thành hình thức điển hình, thích
ứng với sự phát triển kĩ thuật hiện đại và đặc điểm thị trường được quốc tế hóa
ngày càng mở rộng. Đến những thập kỉ 50, 60 một loạt các xí nghiệp hiện đại
khổng lồ đã khống chế các ngành kinh tế then chốt và trở thành các tập đoàn độc
quyền quốc gia. Chúng trở thành lực lượng chủ yếu chi phối nền kinh tế rhế
giới.
Các xí nghiệp công thương hiện đại có quy mô, mức độ phức tạp trong
quản lý và phạm vi phân công trong nội bộ cực kì lớn mà không có bất kì một xí
nghiệp nào trước đây có thể sánh kịp. Mức tiêu thụ hàng năm của một xí nghiệp
công thương hiện đại thậm chí còn vượt tổng giá trị thu nhập quốc dân của một
số nước vừa và nhỏ. Phạm vi phân công lao động của nó ngày càng mở rộng. Và
đến khi phạm vi địa lý của sự phân công nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại
vượt quá biên giới quốc gia thì các công ty xuyên quốc gia hình thành. Có thể
nói, các công ty xuyên quốc gia là tổ chức độc quyền quốc tế kiểu mới, là hình
thức độc quyền quốc tế chủ yếu ngày nay.
Ngày nay các công ty xuyên quốc gia xuất hiện ở mọi lĩnh vực trong đời
sống con người. Chúng ta có thể bắt gặp những thương hiệu của các công ty
xuyên quốc gia ở mọi nơi như Microsoft, Coca-Cola, hay Honda…Chúng đã
thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới
5
và có những ảnh hưởng nhất định. Chúng đã trở thành một nhân tố quan trọng
trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
1.2. Bản chất và đặc trưng của các công ty xuyên quốc gia
a. Bản chất của công ty độc quyền xuyên quốc gia
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tư
bản ở các nước tư bản phát triển đã dẫn đến những biến đổi quan trọng về lượng
và chất trong các mặt quan hệ sản xuất, mà khâu quan trọng nhất là các quan hệ
sở hữu. Vì vậy khi nghiên cứu bản chất các công ty xuyên quốc gia trên thế giới
cần xuất phát từ những vấn đề này.

Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tư bản đã dẫn đến sự ra đời của các
xí nghiệp khổng lồ có khả năng thâu tóm nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ
đó ra đời các tổ chức độc quyền, các tổ chức này sử dụng cơ chế độc quyền, tức
là cơ chế vận động dựa trên giá cả độc quyền, thay cho cơ chế tự do cạnh tranh
dựa trên giá cả thị trường để thu lợi nhuận độc quyền cao. Do vậy có thể coi các
tổ chức độc quyền là hình thức mà trong đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
vận động và tồn tại dưới dạng sở hữu độc quyền. Khi các tổ chức độc quyền
quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi biên giới một quốc gia đồng thời
dưới sự thúc đẩy của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trên quy mô quốc tế
thì các hình thức siêu độc quyền, tức là công ty xuyên quốc gia xuất hiện. Khi
đó nền sản xuất sẽ đòi hỏi những nguồn lực khổng lồ đặc biệt là vốn và công
nghệ làm cho khả năng tài chính của một số công ty không thể đáp ứng được.
Đồng thời quá trình cổ phần hóa mở rộng và sự gia tăng quá trình huy động vốn
thông qua thị trường tài chính làm cho số lượng các chủ đồng sở hữu trong các
công ty xuyên quốc gia tăng lên. Và như vậy sở hữu tư bản cổ điển truyền
thống nảy sinh và phát triển trong cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ
hai mất dần vai trò điều tiết trong cơ cấu của công ty xuyên quốc gia. Đối tượng
tham gia góp vốn ngày càng được mở rộng tuy nhiên không ai trong số họ có đủ
số vốn để kiểm soát hay can thiệp nhiều vào hoạt động quản lý của công ty. Kết
quả là tài sản đã trở thành vốn đầu tư. Đồng thời do sự cạnh tranh với các công
6
ty khác, công ty xuyên quốc gia không có sự lựa chọn nào khác trong việc dùng
các vốn đầu tư đó vào đảm bảo tối đa hoạt động đổi mới, hoàn thiện kĩ thuật,
công nghệ, tổ chức sản xuất với tư cách người chủ theo những phương thức,
hành vi kinh tế khác nhau tùy thuộc vào thành phần ban quản lý của chúng.
Trong quá trình đó, người công nhân hiện đại, từ đối tượng bị bóc lột trở thành
chủ thể sở hữu kinh tế đầy tiềm năng do họ đã có trong tay phương tiện sản xuất
mới- đó là tri thức và các kĩ năng có chuyên môn riêng cao của họ, và họ ngày
càng được thu hút với tư cách đồng sở hữu.
Như vậy, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, bản

chất của các công ty xuyên quốc gia đựoc thể hiện qua hai thay đổi lớn trong các
quan hệ sở hữu:
Một là, sở hữu độc quyền siêu quốc gia là hình thức sở hữu hỗn hợp đã
được quốc tế hóa. Đây là một hình thức sở hữu mang tính khách quan tạo nên
bởi quá trình tích tụ, tập trung hóa và xã hội hóa sản xuất trên quy mô quốc tế
của chủ nghĩa tư bản dưới sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ và của các quy luật cạnh tranh, quy luật kinh tế cơ bản của
chủ nghĩa tư bản. Tồn tại dưới hình thức các tổ hợp đa ngành khác nhau như
concern và conglomerate, hiện nay có tới trên 70% các xí nghiệp chi nhánh của
chúng là các xí nghiệp liên doanh với số lượng các chủ đồng sở hữu từ 2 tới 4
nước hoặc nhiều hơn nữa với những tỉ lệ góp vốn khác nhau. Điều này phản ánh
tính chất đa dạng phức tạp và tính chất hỗn hợp của loại hình sở hữu xuyên quốc
gia.
Hai là, sở hữu hỗn hợp, được tạo ra do sự thay đổi về căn bản địa vị, vai
trò của người công nhân, trí thức, những người làm việc trực tiếp trong các
ngành nghề khác nhau, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học và công
nghệ cao, là những người quyết định chất lượng của lao động và sản xuất. Loại
hình này diễn ra theo hướng tăng đáng kể số người có cổ phần trong công ty
nhưng tỉ trọng sở hữu cổ phần trong tổng số vốn kinh doanh không lớn.
7
Như vậy, sự biến đổi của hình thức sở hữu trong công ty xuyên quốc gia
là thay đổi rất căn bản đặc trưng của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong
chủ nghĩa tư bản hiện đại. Có thể thấy rằng, các công ty xuyên quốc gia không
còn là sở hữu của một người hay một nước nữa, mà là sở hữu hỗn hợp quốc tế
nhưng vẫn có một quốc tịch nhất định.
Về thực chất, việc xuất hiện các loại hình sở hữu trên là kết quả của sự
biến đổi dưới sự tác động của quy luật về sự phù hợp giữa sự phát triển lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà C.Mác đã vạch ra ở thế kỉ trước. Tuy
người công nhân đã trở thành một chủ sở hữu kinh tế trong các công ty xuyên
quốc gia nhưng sở hữu của các nhà tư bản vẫn giữ vị trí trọng yếu, còn sở hữu

của người lao động chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, không đáng kể và còn được các nhà
tư bản sử dụng như là một biên pháp trong quản lý để thu hút sự quan tâm của
người lao động. Dù “ hệ thống tham dự mới về sở hữu” có cả sự tham gia của
các công nhân làm thuê, nhưng đây chỉ là sự biến đổi trong cách thức tổ chức
quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu suất của tư bản do tác động của quá
trình xã hội hóa quy định, chứ không có nghĩa là người công nhân đã thực sự trở
thành chủ sở hữu về tư liệu sản xuất hay chủ sở hữu tư bản bởi vì tổng giá trị cổ
phiếu mà họ sở hữu thấp hơn nhiều so với số cổ phiếu mà các nhà tư bản nắm
giữ.
Về mặt quản lý, việc tổ chức hoạt động quản lý sản xuất và các hoạt động
kinh tế đã dịch chuyển từ kiểu đại trà, được tiêu chuẩn hóa theo hàng loạt lớn
sang kiểu sản xuất loạt nhỏ và linh hoạt theo đơn đặt hàng, cũng như dịch
chuyển từ các tổ chức có quy mô lớn được liên kết theo chiều dọc sang phi liên
kết kiểu mạng lưới theo chiều ngang giữa các đơn vị kinh tế trong nước và ngoài
nước. Sự dịch chuyển này trong điều kiện đổi mới công nghệ như vũ bão đã làm
nổi bật vai trò năng động của các doanh nghiệp, xí nghiệp có quy mô nhỏ và vừa
so với các tập đoàn lớn mang nặng tính chất quan liêu hóa, buộc công ty xuyên
quốc gia phải tự tách mình ra thành các nhân tố của cạnh tranh nhằm tạo ra sự
năng động và linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến sự xuất hiện
8
liên kết công ty xuyên quốc gia kiểu mới, kiểu các công ty vệ tinh hoạt động
xoay quanh một công ty mẹ tạo nên một mạng lưới phủ lên thị trường các nước.
Đây là sự chuyển hóa về mặt tổ chức quản lý của mọi hoạt động kinh tế để tăng
cường tính linh hoạt và khả năng thích ứng với thị trường đang được đa dạng
hóa và biến đổi từng ngày, từng giờ. Nhờ các đột phá của công nghệ thông tin,
công nghệ tự động hóa, phương thức tổ chức quản lý sản xuất vật chất của xã
hội hiện đại bắt đầu thay đổi ngược lại với phương thức tổ chức quản lý sản xuất
trong xã hội công nghiệp theo xu thế:
- Phi hàng loạt hóa và đa dạng hóa các sản phẩm : có nghĩa là việc tổ chức
quản lý sản xuất các sản phẩm được tiến hành theo loạt nhỏ hay đơn chiếc theo

đúng yêu cầu và thị hiếu đa dạng của khách hàng.
- Phi chuyên môn hóa : tức là việc sản xuất sản phẩm được tổ chức quản
lý theo phương thức chế tạo tổ hợp các khối cấu kiện, phụ kiện, chứ không từ
hàng trăm hàng ngàn cấu kiện, phụ kiện được sản xuất chuyên môn hóa như
trước.
- Phi tập trung hóa : là quá trình sản xuất được phân bố và tổ chức quản lý
trên diện rộng trong các chi nhánh đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, với các nguồn
nhân lực, vật lực và tài lực phân tán trên quy mô quốc gia và quốc tế. Với mục
tiêu không chỉ sản xuất ra các sản phẩm với giá thành thấp trong phạm vi một
nước mà với giá thành thấp trên phạm vi toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia
đã tiến hành tổ chức và quản lý việc phân công lao động và sản xuất vượt qua
các đường biên giới giữa các quốc gia.
- Tổ chức quản lý từ xa: là việc tổ chức quản lý đồng thời và rộng rãi cùng
ở một nơi nhiều loại hình sản xuất và dịch vụ khác nhau. Hoạt động từ xa sẽ
được tăng cường mạnh mẽ và những cản trở của hàng rào không gian và khoảng
cách giữa nơi làm việc và nơi ở, thời gian làm việc và giải trí đang và sẽ được
phá bỏ hoàn toàn.
- Quốc tế hóa và toàn cầu hóa hoạt động tổ chức quản lý: trong nền kinh
tế mới mang tính chất toàn cầu, tất cả các yếu tố như vốn tư bản, các thị trường,
9
lao động, thông tin và công nghệ đều được tổ chức quản lý xuyên qua các đường
biên giới quốc gia. Cái mới không phải chỉ ở chỗ thương mại quốc tế là một bộ
phận quan trọng của nền kinh tế một nước, mà là ở chỗ nền kinh tế đó bắt đầu
hoạt động với tư cách thực sự là một đơn vị ở cấp toàn cầu. Việc tổ chức và
quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ không những
đã được quốc tế hóa, mà còn đang được toàn cầu hóa trong quá trình thâm nhập
qua lại giữa các hoạt động kinh tế và nền kinh tế của các quốc gia trên quy mô
thế giới. Trong đó, các công ty xuyên quốc gia có vai trò và lợi thế to lớn, do
chúng có nhiều ưu thế về nguồn lực và các tri thức, thông tin cần thiết đối với
việc tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ trên quy mô

quốc tế.
Như vậy quan hệ sở hữu hỗn hợp, phức tạp và được quốc tế hóa thể hiện
bản chất sâu xa của hình thức tổ chức sản xuất xã hội quốc tế phát triển nhất
hiện nay, đó là công ty xuyên quốc gia.
b. Các đặc trưng cơ bản của công ty xuyên quốc gia
Một đặc trưng cơ bản mà bất kì một công ty xuyên quốc gia nào cũng
phải có là đặc trưng cắm nhánh nước ngoài. Để thực hiện cắm nhánh, các công
ty xuyên quốc gia thường sử dụng nhiều hình thức khác nhau, song chủ yếu là
các hình thức sau:
- Hình thức đầu tư 100% vốn : Đây là hình thức đã có ngay từ thời kì đầu
tiên khi các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào nền kinh tế các nước. Đây là
hình thức cắm nhánh cổ truyền, trong đó công ty xuyên quốc gia được hoàn toàn
tự chủ trong kinh doanh theo luật đầu tư của nước chủ nhà mà không sợ thất
thoát về bí quyết công nghệ và quản lý hoặc chia sẻ bạn hàng. Tuy nhiên các
công ty xuyên quốc gia phải chịu sự kiểm soát của nước chủ nhà, sự kiểm soát
đó cũng theo những phương thức và mức độ khác nhau, đồng thời cũng đưa lại
những hậu quả không giống nhau. Mặt khác với xí nghiệp 100% vốn của mình,
các công ty xuyên quốc gia không tránh khỏi những khó khăn trong việc khai
thông các mối quan hệ với các cơ quan quản lý, cũng như việc tìm hiểu thị
10
trường nước chủ nhà. Ngoài ra một số công ty còn gặp khó khăn trong việc
tuyển dụng công nhân. Chính vì một số khó khăn này nên một số công ty đã lựa
chọn hình thức liên doanh.
- Hình thức liên doanh : Đây là một trong những hình thức phổ biến trong
giai đoạn hiện nay mà các công ty xuyên quốc gia đã và đang sử dụng. Để thực
hiện liên doanh, các công ty xuyên quốc gia thường sử dụng một số biện pháp
như tham gia cổ phần đối với xí nghiệp mới xây dựng, lập ra xí nghiệp mới có
sự tham gia của đối tác nước chủ nhà, mà công ty mẹ nắm giữ số cổ phần khống
chế, hoặc mua cổ phiếu của công ty đang hoạt động. Có thể lấy một ví dụ :
trường hợp liên doanh giữa công ty GMC (Mỹ) với công ty Isuzu (Nhật Bản)

vào thập kỉ 80 : Isuzu bán 34% cổ phần của mình cho GMC, vì đang gặp khó
khăn trong việc chuyển từ sản xuất xe tải, xe buýt sang xe con. Còn với GMC
nếu mua được cổ phần của Isuzu sẽ giúp cho việc thâm nhập vào thị trường
Nhật Bản, củng cố được mặt hàng của mình. Hiện nay hình thức liên doanh
thường chiếm tỷ trọng lớn (60-70%, thậm chí có trường hợp 85% tổng số dự án
đầu tư nước ngoài), vì hình thức này có nhiều nhân tố làm tăng hiệu suất của tư
bản.
Ngoài hai hình thức chủ yếu trên, các công ty xuyên quốc gia còn thực
hiện các hình thức khác, như thông qua các hợp đồng gia công để chuyển giao
một số công đoạn sản xuất ra nước ngoài nhằm thực hiện chuyên môn hóa sản
phẩm, tận dụng các lợi thế như giá lao động, giá nguyên vật liệu rẻ, tiết kiệm chi
phí vận chuyển, khắc phục khó khăn về thuế quan…Hiện nay hầu hết các công
ty xuyên quốc gia đều thực hiện cách này. Ví dụ như công ty Ford Motor có tới
25.000 đơn vị sản xuất gia công ở khắp các nước trên thế giới.
Để thực hiện cắm nhánh ngoại quốc các công ty xuyên quốc gia thường
sử dụng một số hình thức nêu trên đồng thời với chiến lược hết sức linh hoạt, mà
đáng chú ý là một số chiến lược sau:
- Chiến lược đối với khu vực địa lý : Nhìn chung các công ty xuyên quốc
gia tập trung vào các nước tư bản phát triển nhiều hơn so với các nước đang phát
11
triển. Sở dĩ có xu hướng như vậy là vì trong điều kiện tác động của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đã xuất hiện nhiều ngành mới, trong khi đó các nước
đang phát triển (trừ các nước công nghiệp mới) do trình độ lạc hậu nên không đủ
điều kiện tiếp nhận đầu tư. Hầu hết các ngành được chuyển dịch sang các nước
đang phát triển là các ngành đã hao mòn vô hình, giá trị thấp cũng góp phần làm
cho tỉ trọng vốn giảm đi. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay lĩnh vực cạnh tranh
là những ngành hiện đại, trong khi đó các nước đang phát triển không phải là đối
thủ cạnh tranh, hơn nữa mức thu nhập thấp làm cho mức tiêu thụ sản phẩm cao
cấp còn hạn chế. Điều đó đã làm thay đổi hướng đầu tư của các công ty xuyên
quốc gia.

- Chiến lược đối với các ngành kinh doanh : Từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến nay việc đầu tư cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia đã có sự
thay đổi. Đó là tỉ trọng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp khai khoáng có xu
hướng giảm. Thay vào đó là các ngành sản xuất hàng hóa công nghệ cao như
sản xuất ôtô, hàng điện tử… và đặc biệt là các ngành dịch vụ. Chính xu hướng
đầu tư cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia đối với các ngành trên đã góp
phần thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu ngành của nền kinh tế thế giới trong những
thập kỉ gần đây.
- Chiến lược thôn tính và sáp nhập của các công ty xuyên quốc gia : Cùng
với xu hướng trên, các công ty xuyên quốc gia đã thực hiện chiến lược sáp nhập
và thôn tính lẫn nhau. Hiện nay các vụ sáp nhập có đặc điểm là quy mô rất lớn.
Ví dụ như số vụ trị giá trên 1 tỉ USD tăng từ 35 vụ năm 1995 lên 45 vụ năm
1996 và 58 vụ năm 1997 với giá trị lần lượt là 59 tỷ, 86 tỷ và 161 tỷ USD và
diễn ra ở tất cả các ngành. Trong ngành sản xuất ôtô năm 1999 đã diễn ra sự sáp
nhập của 9 tập đoàn hàng đầu thế giới gồm Ford, GMC, BMW, Volswagen,
Daimler Benz, Chrysler, Volvo, Mazda, Toyota hình thành một liên minh khổng
lồ. Chính sự thôn tính và sáp nhập của các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra
những công ty có quy mô khổng lồ. Theo thống kê quốc tế, vào cuối thập kỉ 90,
số công ty có vốn trên 60 tỷ USD là 50 công ty, trong đó có 14 công ty có số
12
vốn trên 100 tỷ USD. Đồng thời bằng sự sáp nhập, thôn tính như vậy, cạnh tranh
sẽ diễn ra một cách gay gắt hơn, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoa sản xuất và
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa càng gay gắt và mang tính toàn cầu.
Ngoài ra mỗi công ty xuyên quốc gia còn có chiến lược riêng của mình.
Chẳng hạn một số công ty xuyên quốc gia có xu hướng đầu tư cắm nhánh tại
vùng trung tâm của mỗi quốc gia chủ nhà. Song lại có công ty thực hiện chiến
lược cắm nhánh ở những vùng biên giới giữa các nước vì từ đó có thể mở rộng
hoạt động đối với các quốc gia lân cận. Về chiến lược thị trường, sản phẩm cũng
vậy, có công ty thực hiện chiếm lĩnh thị trường ngách với sản phẩm độc đáo
trong khi hầu hết các công ty có xu hướng đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện

chuyên môn hóa.
Ngoài đặc trưng cắm nhánh kể trên, do trình độ phát triển sản xuất kinh
doanh tư bản chủ nghĩa, nhất là trình độ quản lýkinh doanh và một số đặc điểm
riêng, như văn hóa, tập quán và truyền thống… mà các công ty xuyên quốc gia
của các nước có những nét đặc trưng khác nhau nhất định. Thực ra, sự khác
nhau này trong hệ thống quản lý, hay cơ chế quản lý của các công ty xuyên quốc
gia của các nước là có tính tương đối.
Mỗi nước khác nhau thì cơ chế hoạt động và quản lý của các công ty
xuyên quốc gia ở những nước này cũng có những nét khác nhau nhất định do sự
khác biệt về truyền thống, văn hóa…Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa
ra một số đặc trưng chủ yếu về quản lý của các công ty xuyên quốc gia phương
Đông và phương Tây như sau :
- Các công ty phương Tây :
+ Không có xu hướng sử dụng lao động dài hạn.
+ Sự thăng tiến của người lao động chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng của
cá nhân.
+ Nhấn mạnh vai trò của cá nhân, cá nhân ra quyết định là chủ yếu
+ Chú trọng đến lợi nhuận ngắn hạn, trên cơ sở chiến lược phát triển dài
hạn.
13
+ Cởi mở hơn, sẵn lòng đương đầu với khó khăn.
- Các công ty phương Đông:
+ Có xu hướng sử dụng lao động dài hạn thậm chí cả cuộc đời làm việc
gắn với một công ty.
+ Sự thăng tiến của người lao động chủ yếu dựa trên thâm niên công tác.
+ Nhấn mạnh vai trò trách nhiệm tập thể và phương thức ra quyết định
quản lý chủ yếu là tập thể.
+ Có xu hướng chú trọng đến khối lượng hơn là chất lượng.
+ Coi trọng kinh nghiệm, mối quan hệ và liên hệ gia đình.
2. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia

Với khoảng 60.000 công ty mẹ và 500.000 công ty chi nhánh, các công ty
xuyên quốc gia đóng vai trò quan trong trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay
chúng đang kiểm soát 40% sản lượng công nghiệp, 60% ngoại thương, 80% kĩ
thuật mới của thế giới tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các công ty xuyên quốc gia
là lực lượng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chúng tác động mạnh mẽ đến
đời sống kinh tế - xã hội của thế giới. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia thể
hiện trên các mặt cơ bản sau :
2.1. Vai trò thúc đẩy thương mại thế giới
Ngày nay, với mạng lưới chi nhánh dày đặc, các công ty xuyên quốc gia
đã khai thác được mọi nguồn hàng tiềm tàng của thế giới và có thể nói mọi sản
phẩm của thế giới được chúng cuốn vào thị trường và cùng với việc phân công
chuyên môn hóa, các công ty xuyên quốc gia đã khai thác được thị trường tại
chỗ, giảm chi phí vậ chuyển, hạ giá thành. Cùng với những sản phẩm hàng hóa
thông thường mang tính truyền thống, thế giới hàng hóa được bổ sung hàng loạt
các mặt hàng mới dưới tác động của các công ty xuyên quốc gia. Ngay cả tri
14
thức con người được thể hiện trong những phát minh sáng chế cũng được trao
đổi dưới hình thức hàng hóa. Có thể nói các công ty xuyên quốc gia thực hiện “
hàng hóa hóa” mọi sản phẩm, tạo ra sự đa dạng trong trao đổi trên phạm vi quốc
tế. Bằng cách đó chúng đã phá bỏ những hàng rào biên giới quốc gia vốn đã
từng kìm hãm quá trình quốc tế hóa lưu thông. Điều đó còn góp phần thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển và nâng cao trình độ xã hội hóa.
Tổng giá trị thương mại của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới ngày
càng tăng. Ví dụ như năm 1995 tổng giá trị thương mại của 100 công ty xuyên
quốc gia lớn nhất thế giới đã đạt tới 2000 tỷ USD tăng 26% so với năm 1993.
Điều này chứng tỏ các công ty xuyên quốc gia đã đóng vai trò rất to lớn đối với
thúc đẩy thương mại thế giới. Hay như ở Việt Nam, mức độ gia tăng kim ngạch
xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn nhiều
so với các doanh nghiệp nội địa. Nếu như năm 1992, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài mới xuất khẩu được 52 triệu USD thì đến năm 1995, con số

này đã lên tới 352 triệu USD và năm 1997 là 1500 triệu USD. Trong 10 tháng
đầu năm 1998, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đã xuất khẩu được 1625 triệu USD, chiếm gần 22% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tuy có một số đóng góp đáng kể đối với việc thúc đẩy thương mại thế
giới nhưng các công ty xuyên quốc gia cũng có những mặt trái không thể tránh
khỏi. Đó là do quá chạy theo mục đích lợi nhuận, các công ty xuyên quốc gia đã
làm biến dạng mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, gây ra những hiện tượng tiêu cực
với quy mô thế giới. Cụ thể là dựa vào tiềm lực kinh tế to lớn, với hàng trăm tỷ
đôla trong tay, với những nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào đặt dưới sự
kiểm soát của mình, các công ty xuyên quốc gia đã thực hiện những hoạt động
đầu cơ, nâng giá, trao đổi nội bộ giữa các chi nhánh mà khối lượng trao đổi này
thường rất lớn, có khi chiếm tới 60% tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển của
các công ty xuyên quốc gia. Điều đó gây nên tình hình mất ổn định trong lưu
thông hàng hóa, cũng như nền tài chính – tiền tệ của thế giới. Người ta có thể
15
thấy là các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, như khủng hoảng thị trường
chứng khoán, cũng như sự bùng nổ về nợ nần của thế giới thứ ba… đều có
nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự lũng đoạn của các công ty xuyên
quốc gia. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, việc tự do đầu tư vào
thị trường cổ phiếu, một mặt giúp cho các nước chủ nhà có thêm nguồn vốn đầu
tư lớn, song cũng có thể khiến cho các nước này bị một số công ty xuyên quốc
gia sử dụng các hành vi mờ ám để kiếm lời. Chính vì vậy không chỉ những nước
đang phát triển mà ngay cả các nước tư bản phát triển đều hết sức quan tâm đến
việc đưa ra những luật lệ ngăn cấm sự lộng hành của các công ty xuyên quốc
gia, trong đó lĩnh vực lưu thông hàng hóa và tiền tệ được nhấn mạnh nhiều nhất.
Như vậy, vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với thương mại thế
giới có thể tóm tắt như sau:
- Tỷ trọng trao đổi của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn trong
tổng giá trị thương mại thế giới. Sản phẩm trao đổi của công ty xuyên quốc gia

phần lớn là hàng chế tạo và hướng vào xuất khẩu do các công ty xuyên quốc gia
có tiềm lực to lớn về vốn, công nghệ, khoa học, nên chúng đã tập trung vào lĩnh
vực này là chính. Vì vậy đối với các nước đang phát triển nên chú trọng thu hút
các công ty xuyên quốc gia vào các ngành công nghiệp chế tạo và hướng sản
phẩm của họ vào xuất khẩu. Điều này vừa có lợi cho các công ty xuyên quốc gia
lại vừa có lợi đối với quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển.
- Cần tăng cường kiểm soát để hạn chế các công ty xuyên quốc gia sử
dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như giá chuyển giao và giá độc
quyền.Thực tế cho thấy, phần lớn các nguyên liệu sử dụng trong các chi nhánh
của công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển là nhập khẩu từ các chi
nhánh của họ ở nước ngoài (trao đổi nội bộ trong công ty xuyên quốc gia), vì thế
khả năng các công ty xuyên quốc gia áp dụng giá chuyển giao là khó tránh khỏi.
Điều này đồng nghĩa với việc cần có luật chống độc quyền, luật cạnh tranh,
chống bán phá giá… đặc biệt là ở Việt Nam để chống lại những tiêu cực mà các
công ty xuyên quốc gia đem lại.
16

×