Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm pjico – chi nhánh thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.65 KB, 70 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn cuối khóa: " Giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại Công ty cổ
phần bảo hiểm PJICO – Chi nhánh Thăng Long” là công trình nghiên cứu của
tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, xuất phát từ
tình hình thực tế của Chi nhánh PJICO Thăng Long.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Huệ
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ 7
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm thân tàu biển và công tác giám định, bồi
thường tổn thất trong bảo hiểm thân tàu biển 8
1.1. Khái quát về bảo hiểm thân tàu biển 8
1.1.1. Sự hình thành của bảo hiểm thân tàu biển 8
1.1.1.1. Khái quát về tàu thủy 8
1.1.1.2. Sự cần thiết và lịch sử hình thành của bảo hiểm thân tàu 9
1.1.1.3. Các loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu biển 12
1.1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu biển 13
1.1.2.1. Đối tượng, điều khoản bảo hiểm thân tàu biển 13
1.1.2.2. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu 14
1.1.2.2.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải 14
1.1.2.2.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu 15
1.1.2.3. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, số tiền bảo hiểm 15
1.1.2.4. Tổn thất, phí bảo hiểm và phương pháp tính phí 18


1.2. Lý luận chung về công tác giám định, bồi thường bảo hiểm thân tàu 20
1.2.1. Khái niệm công tác giám định, bồi thường tổn thất trong bảo hiểm thân
tàu 20
1.2.2. Nội dung công tác giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu 21
1.2.2.1.Nguyên tắc giám định 21
1.2.2.2.Yêu cầu với công tác giám định 21
1.2.2.3.Giám định viên 22
1.2.2.4. Quy trình giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu 24
1.2.3. Nội dung công tác bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu 24
1.2.3.1. Nguyên tắc bồi thường 24
1.2.3.2. Quy trình bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu 25
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
Chương 2: Thực trạng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu tại chi
nhánh PJICO Thăng Long 25
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh PJICO Thăng Long 25
2.1.2. Khái quát chung về chi nhánh PJICO Thăng Long 25
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 25
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý 26
2.1.2.3. Đội ngũ nguồn nhân lực và Cơ sở vật chất 26
2.1.2.4. Tình hình kinh doanh bảo hiểm tại chi nhánh 26
2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác giám định bồi thường tổn
thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại chi nhánh PJICO Thăng Long 28
2.2.1. Thuận lợi 28
2.2.2. Khó khăn 29
2.3. Thực trạng công tác giám định, bồi thường nghiệp vụ bảo thân tàu tại Chi
nhánh PJICO Thăng Long 31
2.3.1. Vai trò của công tác giám định bồi thường 31
2.3.2. Công tác giám định 33

2.3.3. Công tác bồi thường 37
2.3.4. Đánh giá chung về công tác giám định bồi thường tổn thất nghiệp vụ
bảo hiểm thân tàu giai đoạn 2009-2012 40
2.4. Vấn đề trục lợi bảo hiểm thân tàu biển tại Chi nhánh 44
2.4.1. Nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm 44
2.4.2. Các hình thức trục lợi và hậu quả của trục lợi bảo hiểm 46
2.4.3. Tình hình trục lợi bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển và hướng
giải quyết tại Chi nhánh PJICO Thăng Long 46
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
giám định bồi thường thân tàu tại chi nhánh PJICO Thăng Long 47
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Chi nhánh PJICO Thăng Long
trong những năm tiếp theo 47
3.2. Một số giải pháp 49
3.2.1. Giải pháp để nâng cao chất lượng trong công tác giám định bảo hiểm
thân tàu biển 49
3.2.1.1. Công ty giám định độc lập tiến hành giám định 49
3.2.1.2. Tăng cường, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giám định viên
50
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
3.2.1.3. Phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình giám định 52
3.2.2. Giải pháp đối với công tác bồi thường tổn thất 52
3.2.3. Giải pháp tăng cường biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất 54
3.2.4. Giải pháp chống gian lận và trục lợi bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu
55
3.3. Một số kiến nghị 56
3.3.1. Về phía nhà nước 56
3.3.2. Về phía hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 58
3.3.3. Kiến nghị với chi nhánh PJICO Thăng Long 59

Phụ Lục 1: Các tài liệu trong một bộ hồ sơ giám định tàu thủy nói chung bao
gồm: 61
Phụ lục 2: Sơ đồ quá trình giám định bảo hiểm tàu thủy 62
Phụ lục 3: Quy trình BT thuộc phân cấp của Phòng Nghiệp vụ/ Chi nhánh: 64
Phụ lục 4: Hồ sơ bồi thường 65
Phụ lục 5.Tổ chức bộ máy quản lý 66
LỜI MỞ ĐẦU
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, quan hệ mua bán của
nước ta đã được mở rộng với nhiều quốc gia, vùng và lãnh thổ trên thế giới. Đây
là kết quả của sự phát triển việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Chính vì
vậy, việc đóng bảo hiểm cho hàng hóa hay các phương tiện chuyên chở đường
biển đang là vấn đề cần được quan tâm.Với đường bờ biển dài trên 3.260km ở cả
3 hướng Đông, Nam và Tây, trung bình khoảng 1km
2
đất liền có 1km bờ biển, và
ở vị trí là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có điều kiện thuận lợi
trong việc thông thương bằng đường biển.
Tàu thủy là phương tiện vận tải thủy tiện lợi, giá thành vận chuyển rẻ…
nhưng tốc độ chậm, hành trình dài ngày trên biển nên thường chịu nhiều rủi ro,
gây tổn thất lớn cho các chủ tàu. Đội tàu biển của Việt Nam tuy không lớn, song
các vụ tổn thất cũng gây không ít khó khăn cho các chủ tàu. Chính vì vậy mà
việc tham gia bảo hiểm thân tàu, sẽ hỗ trợ các chủ tàu rất nhiều khi gặp phải sự
cố gây thiệt hại tài chính. Cũng như các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác trên
thị trường,công ty cổ phần bảo hiểm PJICO cũng chọn nghiệp vụ bảo hiểm thân
tàu biển làm một mũi nhọn để phát triển kinh doanh.
Với mục đích phân tích đánh giá quy trình giám định bồi thường và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giám định bồi thường sản phẩm này tại

công ty cổ phần bảo hiểm PJICO hiện nay em chọn đề tài “Một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu
biển tại Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO – Chi nhánh Thăng Long” cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề được kết cấu:
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm thân tàu biển
Chương 2: Thực trạng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu tại
chi nhánh PJICO Thăng Long
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
giám định bồi thường thân tàu tại chi nhánh PJICO Thăng Long
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ths. Đoàn Thu Hương cùng các
anh chị ở phòng bảo hiểm hàng hải tại chi nhánh PJICO Thăng Long đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Do thời gian và kiến thức thực tế về nghiệp
vụ chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong những
ý kiến đóng góp của cô và các anh chị để đề tài hoàn chỉnh hơn về mặt lý luận và
mang tính khả thi hơn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty.
DANH MỤC VIẾT TẮT
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
Stt Từ viết tắt Viết đầy đủ
1 BTV Bồi thường viên
2 BPGĐ Bộ phận giám định
3 GĐV Giám định viên
4 GĐ Giám đốc đơn vị PJICO
5 ĐVBT Đơn vị bồi thường
6 ĐVKT Đơn vị khai thác

7 NĐBH Người được bảo hiểm
8 NĐPC Người được phân công
9 NĐUQ Người được ủy quyền
10 PJICO Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex
11 P.TCKT Phòng Tài chính Kế toán
12 TBH Tái bảo hiểm
13 TGĐ Tổng giám đốc PJICO
14 TNDS Trách nhiệm dân sự
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng biểu Trang
Bảng 2.1: Tình hình thuê công ty giám định độc lập trong BH thân
tàu biển tại chi nhánh PJICO Thăng Long 34
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
Bảng 2.2: Chi giám định tổn thất trong bảo hiểm thân tàu biển tại
chi nhánh PJICO Thăng Long
36
Bảng 2.3. Tình hình bồi thường bảo hiểm thân tàu biển tại PJICO Thăng
Long từ năm 2009 đến 2012
38
Bảng 2.4: Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo
hiểm thân tàu tại PJICO Thăng Long giai đoạn 2010-2012
41
Bảng 2.5: Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm
thân tàu tại một số chi nhánh năm 2012 42
Bảng 2.6: Tình hình trục lợi bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
biển giai đoạn 2009-2012 47
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm thân tàu biển và công tác giám
định, bồi thường tổn thất trong bảo hiểm thân tàu biển

1.1. Khái quát về bảo hiểm thân tàu biển
1.1.1. Sự hình thành của bảo hiểm thân tàu biển
1.1.1.1. Khái quát về tàu thủy
Tàu thủy là một công trình kỹ thuật nổi, có thể dịch chuyển trên mặt nước theo
hướng đã định, được sử dụng để chuyên chở hàng hóa, hành khách hoặc thực
hiện một số nhiệm vụ khác tùy theo đặc tính sử dụng của tàu.
Tàu thủy chia thành phương tiện thủy nội địa và tàu biển:
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
 Phương tiện thủy nội địa bao gồm: tàu thuyền có động cơ hoặc không có
động cơ; bè mảng; các cấu trúc nổi được sử dụng vào mục đích giao thông, vận
tải hoặc kinh doanh dịch vụ trên đường thủy nội địa.
 Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác, chuyên dùng hoạt động
trên biển.
Trong đó tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong sổ Đăng ký tàu
biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ
quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc
tịch Việt Nam.
1.1.1.2. Sự cần thiết và lịch sử hình thành của bảo hiểm thân tàu
 Sự cần thiết của bảo hiểm thân tàu
Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp
tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho
huyết mạch giao thông của đất nướcluôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Có 5
loại hình giao thông vận tải cơ bản: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải
đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống. Tuy nhiên, trong
những loại hình đó, vận tải bằng đường thuỷ, đặc biệt là đường biển chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng giá trị giao dịch của tất cả những loại hình vận tải khác.
Hiện nay, đội tàu biển của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ về khối lượng
trọng tải với tốc độ tăng bình quân 20%/năm. Đội tàu Việt Nam đến nay có hơn

1880 chiếc với tổng trọng tải khoảng 8,4 triệu tấn, xếp vị trí 60/152 thế giới và
xếp thứ 4 trong khối ASEAN.
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
Với lợi thế về địa lý, vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất
trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam. Vận chuyển bằng tàu biển có
thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn. Để hoạt động được trên biển,
tàu phải có trọng tải và dung tích lớn, hơn nữa thời gian hoạt động lại kéo dài
nên bất cứ lúc nào cũng đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn
bất ngờ như bão, sóng thần, gió giật, lốc xoáy…Trị giá vỏ tàu rất lớn nên khi có
tổn thất xảy ra chủ tàu sẽ phải đứng trước khó khăn về tài chính không nhỏ.
Ngày nay các con tàu được trang bị rất hiện đại, chính vì thế nếu gặp sự cố trên
biển sẽ khó khắc phục, khả năng rủi ro bị dừng hành trình là rất lớn, gây tổn thất
nghiêm trọng. Về mặt chủ quan thậm chí còn có thể đối mặt với nguy cơ thủy
thủ đoàn có hành vi ác ý. Bên cạnh đó, hoạt động của con tàu trên biển trong quá
trình khai thác rất dễ gây tổn thất cho người khác và chủ tàu phải chịu trách
nhiệm đối với những tổn thất đó
Khi tham gia bảo hiểm thân tàu các chủ tàu sẽ khắc phục được khó khăn
tài chính khi vướng phải tổn thất.
 Lịch sử hình thành của bảo hiểm thân tàu
Hoạt động hàng hải được hiểu là hoạt động có liên quan đến việc sử dụng tàu
biển vào các mục đích kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, thể thao, quân sự và
công vụ nhà nước. Hoạt động hàng hải là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro
và những nghiên cứu về lịch sử bảo hiểm đã chỉ ra rằng hợp đồng bảo hiểm đầu
tiên trên thế giới là hợp đồng bảo hiểm hàng hải.
 Sự hình thành bảo hiểm thân tàu trên thế giới
Hình thức sơ khai nhất của bảo hiểm thân tàu ra đời từ thế kỉ XIV,
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
10

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
XV khi các nhà buôn vay nặng lãi, cấp vốn vay cho các thuyền buôn đi biển.
Chính vì vậy nếu các thuyền buôn bị đắm thì người cho vay mất cả vốn lẫn lãi.
Ngược lại nếu chuyến đi trót lọt, thuyền cập bến an toàn thì người đi vay phải trả
cả vốn lẫn lãi rất nặng, người ta coi lãi suất này là tiền đề của phí bảo hiểm. Đến
thế lỷ XVII thì hình thức bảo hiểm như ngày nay xuất hiện tại quán cà phê của
người thuyền trưởng giàu kinh nghiệm tên là Lloyd. Tại đây các hang buôn
thuyền trưởng, sĩ quan đến trao đổi tin tức, bàn và đề cập đến những rủi ro hiểm
họa xảy ra với các tàu đi biển. Để thu hút khách hang, Lloyd cho tổng hợp tin tức
thu được phát hành bản tin trên báo. Năm 1678, hội bảo hiểm thân tàu ra đời tại
quán cà phê của Lloyd. Đến năm 1971, nhờ nghị viện của Anh tổ chức thành
công ty Lloyd như ngày nay, và được điều khiển bởi một hội đồng các nhà bảo
hiểm và môi giới hàng hải, phi hàng hải.
Đến đầu thế kỷ XVIII, Chính phủ Hoàng gia Anh ban hành luật thắt chặt
thương mại. Điều này dẫn đến sự độc quyền của một số công ty, đặc biệt trong
lĩnh vực bảo hiểm thân tàu. Hơn nữa, trị giá thân tàu rất cao, các chủ tàu lien kết
lại với nhau và tự bảo hiểm cho nhau, hình thành các hiệp hội chủ tàu để giảm
phí bảo hiểm. Như vậy sự hình thành của bảo hiểm thân tàu trên thế giới đã có từ
rất lâu đời vì vận tải hàng hóa bằng đường biển là một phương thức vận tải được
ưa chuộng trên thế giới nên các con tàu được sản xuất ngày càng tăng chất lượng
và giá trị do vậy ngày càng có nhiều chủ tàu tham gia mua bảo hiểm thân tàu để
hạn chế và phòng tránh thiệt hại khi có rủi ro xảy ra đối với con tàu của họ.
 Sự hình thành bảo hiểm thân tàu ở Việt Nam
Ngành bảo hiểm ở Việt Nam ra đời sau so với nhiều quốc gia trên Thế
giới và đặc biệt là bảo hiểm thân tàu trước đó chưa được chú trọng mãi đến ngày
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
14/11/2007 đã diễn ra một cuộc hội thảo lớn tại Hà Nội với sự tham gia đông đảo
của những cán bộ quản lý và chuyên trách về bảo hiểm, pháp chế , an toàn hàng

hải cho đến chủ tàu từ các tỉnh phía bắc Việt Nam đã bàn về các điều kiện, điều
khoản, thủ tục bảo hiểm thân tàu và công nhận bảo hiểm thân tàu Việt Nam xem
là một ngành bảo hiểm mới mẻ chính thức đi vào hoạt động. Bảo hiểm thân tàu
Việt Nam đã không ngừng phát triển và thị trường đã thu hút được nhiều chủ tàu
tham gia mua bảo hiểm để đảm bảo cho hoạt động của các tàu biển trong xu
hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
1.1.1.3. Các loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu biển
 Rủi ro thông thường
Bốn rủi ro chính thường gặp phải:
 Mắc cạn: là hiện tượng đáy tàu chạm sát với đáy biển hoặc chướng ngại
vật do một sự cố bất thường gây ra làm cho tàu không chạy được nữa khiến hành
trình của tàu bị gián đoạn hoặc thậm chí bị chấm dứt.
 Chìm đắm: Là hiện tượng toàn bộ phần nổi của con tàu bị chìmxuống
nước do một sự cố bất ngờ xảy ra khi tàu đang hành thủy hoặc neo đậu.
 Cháy: Là hiện tượng oxy hóa có tỏa nhiệt cao gây ra bởi một sự cố bất ngờ
không kiểm soát được xảy ra trên tàu.
 Đâm va: Là hiện tượng phương tiện vận chuyển bị va chạm với một vật
thể cố định hoặc di động.
Các rủi ro thông thường khác: tàu mất tích; động đất, núi lửa phun, sét
đánh; hành vi phi pháp của thuyền trưởng, thủy thủ; cướp biển
 Rủi ro riêng
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
 Rủi ro chiến tranh: Chiến tranh ở đây không chỉ bao gồm các hành động
thù địch của các thế lực chính trị tham chiến ở các nước khác nhau mà còn bao
gồm các biến cố như: nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa, xung đột dân
sự phát sinh từ biến cố này hoặc do bất kỳ hành động thù địch nào khác của một
thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó.
 Rủi ro đình công: Đình công nói đến trong rủi ro này bao gồm các cuộc

đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động, phá rối trật tự, bạo động, hành động
khủng bố do bất kỳ những người đình công, công nhân bị cấm xưởng, những
người tham gia gây rối loạn lao động, phá rối trật tự, bạo động hoặc bất kỳ một
kẻ khủng bố hay bất kỳ người nào hành động vì một lý do chính trị.
1.1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu biển
1.1.2.1. Đối tượng, điều khoản bảo hiểm thân tàu biển
 Đối tượng bảo hiểm: bảo hiểm thân tàu có đối tượng bảo hiểm là toàn bộ
con tàu bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị trên tàu có liên quan đến hoạt
động của con tàu. Như vậy, thực chất bảo hiểm thân tàu biển là bảo hiểm giá trị
con tàu đó, bao gồm giá trị vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị.
 Điều khoản bảo hiểm thân tàu biển
Các điều khoản tiêu chuẩn về bảo hiểm thân tàu do Học hội bảo hiểm
London soạn thảo đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Các điều khoản bảo
hiểm thân tàu được Học hội bảo hiểm London sửa đổi nhiều lần, gần đây nhất là
vào các năm 1970, 1983, 1995. Bộ điều khoản bảo hiểm thân tàu ban hành năm
1995 hiện đang là bộ điều khoản mới nhất. Việt Nam là một trong số nhiều nước
sử dụng các điều khoản tiêu chuẩn của Anh đối với bảo hiểm thân tàu biển. Hợp
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
đồng bảo hiểm thân tàu biển có thể ký theo một trong những điều khoản sau:
Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu ITC 01/11/1995, điều khoản bảo hiểm
tiêu chuẩn về tổn thất toàn bộ ITC-TLO 01/11/1995, điều khoản bảo hiểm chiến
tranh và đình công 01/11/1995, điều khoản bảo hiểm rủi ro đóng tàu 01/06/1988.
Ngoài ra còn có điều khoản bảo hiểm rủi ro ở cảng và điều khoản bảo hiểm giá
trị gia tăng thân tàu.
Các quy tắc áp dụng ở Việt Nam: dựa trên những nội dung cơ bản trong
ITC 01/11/1995 của Anh quốc, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã soạn
thảo và ban hành một số quy tắc bảo hiểm áp dụng cho tàu song, tàu cá và các
tàu khác hoạt động trong phạm vi lãnh hải Việt Nam. Hai quy tắc bảo hiểm thân

tàu hiện đang được áp dụng bao gồm:
 Quy tắc bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm rủi ro chiến tranh đối với tàu thuyền
hoạt động trong vùng nội thủy và vùng biển Việt Nam.
 Quy tắc bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ, bảo hiểm rủi ro chiến tranh, bảo
hiểm rủi ro chiến tranh đối với tàu thuyền đánh cá hoạt động trong vùng nội thủy
và vùng biển Việt Nam.
1.1.2.2. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu
1.1.2.2.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải,
theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn
thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa
thuận trong hợp đồng.
Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải:
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
 Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: hợp đồng bảo
hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao
 Hợp đồng bảo hiểm thân tàu: hợp đồng bảo hiểm chuyến thân tàu và hợp
đồng bảo hiểm thời hạn thân tàu
 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
1.1.2.2.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu
Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có đối tượng bảo hiểm là bản thân con tàu
bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị trên tàu.
 Hợp đồng bảo hiểm chuyến thân tàu bảo hiểm cho con tàu trong một hành
trình nhất định từ cảng này đến cảng khác. Hiệu lực của hợp đồng chỉ giới hạn
trong thời gian thực hiện chuyến hành trình và kết thúc khi tàu neo đậu an toàn
tại cảng đến cuối cùng của hành trình đó.
 Hợp đồng bảo hiểm thời hạn thân tàu bảo hiểm cho con tàu trong một
khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này có thể là một năm hoặc ít hơn

tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên. Trong thực tế, hợp đồng bảo hiểm thời
hạn thân tàu được áp dụng phổ biến hơn.
1.1.2.3. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
 Phạm vi bảo hiểm
Người bảo hiểm chịu những trách nhiệm sau đây về những tổn thất,
thiệt hại xảy ra cho đối tượng bảo hiểm:
 Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi: thứ nhất hiểm
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
họa của biển, sông, hồ hoặc các vùng nước có thể hoạt động được bao gồm
các sự cố bất ngờ như: chìm đắm, lật, mắc cạn, đâm va với bất kể vật thể gì
không kể nước; thứ hai hỏa hoạn, nổ; cướp bạo động bởi những người ngoài tàu;
vứt bỏ xuồng biển (vứt bỏ bộ phận hoặc đồ dự trữ của tàu xuống biển khi có
nguy hiểm đe dọa được bảo hiểm không phụ thuộc vào việc vứt bỏ này có được
tính vào tổn thất chung hay không); cướp biển; va chạm với phương tiện chuyên
chở bộ, trang bị hay thiết bị bến cảng; động đất, núi lửa phun, sét đánh; tai nạn
khi bốc dỡ hoặc chuyển dịch hàng hóa, nhiên liệu;
 Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi các nguyên nhân
sau đây trừ khi do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm hoặc người
quản lý của họ: thứ nhất nổ nồi hơi, gẫy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc, thân
tàu. Thiệt hại của phòng máy và các phần khác của tàu do nồi hơi nổ được bảo
hiểm bất kể nổ nồi hơi do nguyên nhân gì. Tuy nhiên, thiệt hại của bản thân nồi
hơi bị nổ chỉ được bảo hiểm khi nổ là do một hiểm họa được bảo hiểm gây ra.
Ẩn tỳ là khuyết tật có trong vỏ tàu hay máy tàu từ khi đóng tàu hoặc từ khi sửa
chữa tàu mà không phát hiện ra. Tổn thất của tàu gây ra bởi ẩn tì được bảo hiểm
nhưng chi phí sửa chữa, thay thế bộ phận ẩn tì lại không được bảo hiểm; thứ hai
bất cẩn của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, hay hoa tiêu; thứ ba bất cẩn của
người sửa chữa (dù việc sửa chữa ấy có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không),
người thuê tàu với điều kiện những người này không phải là người được bảo

hiểm; thứ tư manh động của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ (hành động sai trái
cố ý của thủy thủ đoàn làm thiệt hại cho chủ tàu hoặc người thuê tàu trừ khi hành
động này được thực hiện bởi những người đình công, khủng bố); thứ năm va
chạm với máy bay, trực thăng, các vật tương tự hoặc các vật rơi ra từ đó;
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
 Tổn thất, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm gây ra từ quyết định của nhà chức
trách nhằm đề phòng hoặc hạn chế rủi ro ô nhiễm hay nguy cơ ô nhiễm với điều
kiện là hành động này không phải do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo
hiểm trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro hay nguy cơ ô nhiễm
 3/4 trách nhiệm đâm va của người được bảo hiểm phát sinh trong các vụ
đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác không vượt quá 3/4 số tiền bảo
hiểm thân tàu;
 Chi phí cứu nạn, đóng góp tổn thất chung của tàu được bảo hiểm;
 Loại trừ bảo hiểm: Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về những tổn
thất, thiệt hại hay chi phí phát sinh do các nguyên nhân sau: Hành vi cố ý của
người được bảo hiểm; chậm trễ; cũ kỹ, hao mòn tự nhiên, hư hỏng máy móc
thông thường không phải do hiểm họa được bảo hiểm gây ra; vi phạm cam kết
về lai kéo tàu; vi phạm cam kết về bốc dỡ hàng ngoài biển từ một tàu khác sang
một tàu khác (trừ khi có thỏa thuận khác); chiến tranh; đình công; khủng bố hoặc
bất kỳ hành vi của người nào có mục đích chính trị; nhiễm phóng xạ;
Trừ khi có thỏa thuận khác, hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên kết thúc
vào lúc: thứ nhất thay đổi cơ quan phân cấp tàu hoặc thay đổi, đình chỉ, gián
đoạn, thu hồi hay mãn hạn cấp của tàu; thứ hai chậm trễ giám định tàu định kỳ
trừ khi cơ quan phân cấp tàu đồng ý gia hạn. Nếu đến kỳ giám định mà tàu đang
ở ngoài biển thì hợp đồng bảo hiểm kéo dài cho đến khi tàu đến cảng gần nhất.
Nếu việc thay đổi, đình chỉ… hoặc chậm trễ giám định tàu định kỳ do các hiểm
họa được bảo hiểm gây ra thì việc kết thúc mặc nhiên này chỉ áp dụng nếu tàu
khởi hành từ cảng kế mà không được cơ quan phân cấp tàu đồng ý. Thứ ba thay

đổi cờ tàu, thay đổi quyền sở hữu, chuyển quyền quản lý mới hoặc cho thuê tàu
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
trống (người thuê tàu tự cung cấp thủy thủ đoàn). Nếu mọi thay đổi hoặc cho
thuê tàu trống nói trên tiến hành khi tàu đang thực hiện hành trình hoặc khi tàu
đang ẩn náu tại cảng lánh nạn thì hợp đồng bảo hiểm sẽ kết thúc khi tàu đến cảng
dỡ hàng cuối cùng hoặc đến cảng dự kiến nếu tàu chạy không tải.
 Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm thân tàu được xác định dựa trên cơ sở
giá trị của đối tượng bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Giá
trị bảo hiểm thân tàu bao gồm giá trị vỏ tàu và giá trị máy móc trang thiết bị trên
tàu. Số tiền bảo hiểm là giá trị thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người
bảo hiểm với điều kiện không vượt quá giá trị bảo hiểm thân tàu.
1.1.2.4. Tổn thất, phí bảo hiểm và phương pháp tính phí
 Tổn thất và chi phí
 Tổn thất toàn bộ:
- Tổn thất toàn bộ thực tế: xảy ra khi tàu bị phá hủy, người được bảo hiểm
bị tước quyền sở hữu tàu không thể lấy lại được hoặc tàu bị tuyên bố mất tích.
Nếu tổn thất toàn bộ thực tế do những hiểm họa được bảo hiểm gây ra, người
bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm ghi trên
đơn bảo hiểm. Sau khi bồi thường, người bảo hiểm có quyền nhận hoặc từ chối
nhận quyền sỏ hữu xác tàu.
- Tổn thất toàn bộ ước tính: xảy ra khi tổn thất toàn bộ thực tế là không
thể tránh khỏi; hoặc người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu con tàu và giá trị
ước tính để lấy lại sẽ vượt quá trị giá của nó khi thu hồi; hoặc tàu bị tổn thất và
giá trị ước tính sửa chữa sẽ vượt quá giá trị của nó khi đã sửa.
 Tổn thất bộ phận được xét bồi thường trong hai trường hợp : thứ nhất
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương

chi phí đã sửa chữa bao gồm chi phí sửa chữa, chi phí điều tàu, chi phí đà cạn,
chi phí thay mới, chi phí công tác vỏ tàu; thứ hai hư hại chưa sửa chữa trường
hợp này người được bảo hiểm có quyền khiếu nại đòi bồi thường về giảm giá trị
tàu vì hư hại chưa sửa chữa nếu việc sửa chữa này được tiến hành sau khi đơn
bảo hiểm mãn hạn. Số tiền bồi thường khiếu nại về hư hại chưa sửa chữa là số
giảm giá trị hợp lý trị giá thị trường của tàu khi đơn bảo hiểm kết thúc do những
tổn hại chưa sửa chữa gây ra song không vượt quá chi phí sửa chữa hợp lý. Tuy
nhiên, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về hư hại chưa sửa chữa trong
trường hợp có tổn thất toàn bộ.
 Tổn thất chung: là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ tàu nhằm cứu
vãn an toàn cho tất cả các quyền lợi chung trên hành trình khi có nguy cơ đe
dọa. Hành động tổn thất chung là hành động hy sinh tự nguyện, có chủ ý của con
người nhằm đem lại an toàn chung cho toàn bộ hành trình
Các nguyên tắc xác định tổn thất chung: thứ nhất phải có nguy cơ đe dọa thực
sự cho toàn bộ cuộc hành trình; thứ hai phải do hành động hy sinh tự nguyện, cố
ý, có dụng ý của người trên tàu; thứ ba sự hy sinh tài sản và các chi phí bỏ ra
phải hợp lý; cuối cùng hành động tổn thất chung phải đem lại an toàn cho tàu và
hàng;
 Các chi phí khác: chi phí phòng ngừa, hạn chế tổn thất, chi phí tố tụng
khiếu nại
 Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí
Phí bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả dựa theo thỏa
thuận trong HĐBH để nhận được cam kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm của
DNBH, được xác định trên cơ sở STBH và tỷ lệ phí bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
là giá trị thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm với điều kiện
không vượt quá giá trị bảo hiểm thân tàu. Ngoài ra, STBH đối với các bảo hiểm
bổ sung được xác định dựa trên nguyên tắc dưới đây:

- Phần bổ sung về phí tổn điều hành, thù lao quản lý, lời lãi thặng dư hay
gia tăng giá trị của thân tàu và máy móc: STBH không vượt quá 25% STBH thân
tàu.
- Phần bổ sung về cước phí, tiền cước cho thuê tàu: STBH không vượt
quá 25% STBH thân tàu trừ đi STBH về phí tổn điều hành, thù lao quản lý, lời
lãi thặng dư hay gia tăng giá trị của thân tàu và máy móc.
- Phần bổ sung về phí bảo hiểm (với điều kiện STBH không vượt quá số
phí bảo hiểm 12 tháng của mọi quyền lợi bảo hiểm): STBH giảm dần theo tỷ lệ
1/2 mỗi tháng.
Trong đó, tỷ lệ phí có thể được tính bằng một trong những cách sau:
- Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí cơ bản + tỷ lệ phụ phí, hoặc
- Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí bồi thường cho tổn thất toàn bộ + tỷ lệ phí phí bồi
thường cho tổn thất bộ phận + tỷ lệ phụ phí, hoặc
- Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí chính thống + tỷ lệ phí tàu già (tàu từ 15 tuổi trở lên).
1.2. Lý luận chung về công tác giám định, bồi thường bảo hiểm thân tàu
1.2.1. Khái niệm công tác giám định, bồi thường tổn thất trong bảo hiểm
thân tàu
Giám định tổn thất là công việc được tiến hành nhằm mục đích xác định
loại tổn thất, bản chất, mức độ, nguyên nhân và thời gian xảy ra tổn thất.
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
Bồi thường tổn thất là việc người bảo hiểm thực hiện cam kết hợp đồng,
chi trả một khoản tiền nhất định nhằm đền bù cho người được bảo hiểm khi hàng
hóa bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
1.2.2. Nội dung công tác giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
1.2.2.1.Nguyên tắc giám định
Nguyên tắc khi giám định luôn luôn phải: nhanh chóng; chính xác; trung
thực và khách quan.
Thật vậy, sự chậm trễ, thiếu chính xác trong khâu giám định có thể làm

trầm trọng thêm tổn thất. Khi gặp tai nạn rủi ro, chủ tàu nếu muốn được PJICO
bồi thường thì phải tìm mọi cách trình báo ngay cho chính quyền địa phương nơi
gần nhất để lập biên bản theo quy định. Và chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày xảy
ra tai nạn hoặc từ ngày tàu về đến bến cảng đầu tiên phải thông báo cho PJICO
hoặc đại diện PJICO tại nơi gần nhất. Bên cạnh đó, chủ tàu phải kịp thời áp dụng
mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ người, phương tiện và tài sản để
ngăn ngừa, hạn chế tổn thất. Giúp giám định viên PJICO làm tốt nhiệm vụ giám
định và giải quyết nhanh chóng hậu quả tai nạn.
1.2.2.2. Yêu cầu với công tác giám định
Quá trình giám định có ảnh hưởng rất lớn đến việc bồi thường và hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, bởi vậy yêu cầu đối với công tác giám định phải đảm bảo:
thứ nhất phải xác định rõ nguyên nhân và mức độ tổn thất. Xem xét nguyên nhân
có thuộc trách nhiệm bồi thường hay không. Nếu không thuộc trách nhiệm bồi
thường thì từ chối bồi thường bằng văn bản cho khách hàng. Nếu thuộc trách
nhiệm bồi thường thì cần đánh giá sơ bộ về mức độ tổn thất.Đây là công việc hết
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
sức quan trọng, làm tốt nó sẽ giúp cho công tác bồi thường được nhanh chóng,
hạn chế xảy ra tranh chấp sau này. Thứ hai có phương án đề phòng hạn chế tổn
thất rồi từ đó đưa ra phương án khắc phục và sửa chữa. Khi tổn thất thuộc phạm
vi bảo hiểm, nhà bảo hiểm luôn tìm cách tối thiểu hóa số tiền bồi thường bằng
việc hướng dẫn các tàu thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất để
mức độ tổn thất không lan rộng. Trong quá trình giám định phải có biên bản hiện
trường, biên bản khác nếu có liên quan đến người thứ 3( ví dụ tàu được bảo hiểm
bị tàu khác đâm va, hoặc cháy nổ do nơi khác gây nên…). Thực tế như thế nào
thì phản ánh một cách trung thực, chuẩn xác vào biên bản hiện trường. Và để
đảm bảo khả năng đi biển của tàu cũng như toàn bộ thuyền viên trên tàu cần tập
trung kiểm tra được toàn bộ giấy tờ, đăng kiểm của tàu, giấy tờ của thuyền
trưởng, máy trưởng và các thuyền viên khác. Muốn công tác giám định thêm

phần chính xác thì cần thu thập mọi thông tin khác có liên quan đến tổn thất. Các
thông tin đó sẽ đem đến đánh giá khách quan hơn về những tổn thất.
1.2.2.3. Giám định viên
Kết luận của giám định viên có ảnh hưởng rất lớn tới công tác bồi thường sau
này vì vậy đòi hỏi giám định viên phải thực hiên hoàn chỉnh vụ giám định một
cách trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác và lập chứng thư
giám định. Những thông tin mà giám định viên cung cấp cho người bảo hiểm
phải kịp thời bởi vì nó là bằng chứng để tiến hành công tác giải quyết khiếu nại
bồi thường thân tàu biển sau đó. Chính vì vậy mà một giám định viên không
những cần có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn giỏi mà nhất thiết phải tôn
trọng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Giám định viên bảo hiểm phải công
minh, cẩn thận, hiểu biết thấu đáo về đặc điểm, bản chất của tàu cũng như kiến
thức về thương mại và hàng hải thông thường. Giám định viên được người bảo
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
hiểm lựa chọn và chỉ định phải độc lập với các lợi ích liên quan. Thông thường
mỗi giám định viên do người bảo hiểm chỉ định được ủy nhiệm có giới hạn sự ủy
nhiệm nên không cho phép được tùy tiện giao cho người khác và luôn luôn chịu
sự giám sát của người bảo hiểm.
Với bước đầu tiên khi thực hiện giám định là tìm hiểu nguyên nhân tổn thất.
Việc xác định chính xác nguyên nhân tổn thất là rất quan trọng, quyết định đến
việc bồi thường hay từ chối bồi thường. Nguyên nhân tổn thất phải được nêu rõ
ràng, xác đáng và phù hợp với thực tế tổn thất và các căn cứ cụ thể. Sau khi đã
kiểm tra xong thực tế tổn thất, giấy tờ pháp lý và báo cáo của thuyền trưởng
(máy trưởng), GĐV cần phân tích, xác định nguyên nhân tổn thất. Muốn xác
định đúng nguyên nhân tổn thất, GĐV cần tìm hiểu kỹ hiện trường, thu thập đầy
đủ hồ, sơ tài liệu từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc giám định, nghiên cứu, xem
xét quá trình sửa chữa, vận hành trước đó để xác định nguyên nhân tổn thất.
Trong khi giám định cần tiến hành thu thập đầy đủ tài liệu ban đầu liên quan

đến vụ tại nạn như: kháng nghị hàng hải, giấy tờ đăng kiểm, bằng cấp, trích sao
nhật ký hàng hải, máy, thời tiết, báo cáo tổn thất của thuyền trưởng (tổn thất
thuộc phần vỏ), máy trưởng (tổn thất thuộc phần máy), điện trưởng (tổn thất
thuộc phần điện), sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn (trường hợp đâm va, mắc cạn). Trong
trường hợp nguyên nhân tổn thất quá phức tạp vượt quá khả năng của GĐV thì
GĐV cần tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia, nếu cần thì thuê cơ quan
chuyên ngành như Đăng kiểm tiến hành giám định để có kết luận chính xác,
khách quan. Khi kết luận nguyên nhân tổn thất GĐV không được vội vàng, chủ
quan và tuỳ tiện thiếu cơ sở thực tiễn, thiếu khoa học, cần hạn chế đến mức thấp
nhất việc sử dụng các câu chữ chung chung không phân định được trách nhiệm
của các bên liên quan gây khó khăn cho việc xét duyệt bồi thường sau này.
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
Sau khi thực hiện giám định, giám định viên sẽ tiến hành lập biên bản
giám định. Trong biên bản cần nêu rõ người yêu cầu; đối tượng giám định; ngày
giờ giám định; địa điểm giám định; hạng mục giám định; và các bên tham gia
(người được bảo hiểm, nhà bảo hiểm, bên thứ ba,…). Đặc biệt trong mục kết quả
ghi nhận tại thời điểm giám định nhất thiết phải nêu rõ tình trạng, mức độ sự cố
kể cả các chi tiết nhỏ có ảnh hưởng tới tổn thất. Biên bản càng chi tiết thì việc
xem xét bồi thường càng chính xác. Phần cuối biên bản giám định, giám định
viên cũng có thể đưa ra các đề nghị khuyến cáo tới chủ tàu và các bên liên quan.
Giám định viên phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhận thiệt hại, mức độ thiệt hại
trong biên bản mình lập ra.
Thời gian thực hiện cũng là một khía cạnh để đưa ra đánh giá về công tác
giám định. Công tác giám định càng thực hiện khẩn trương hợp lý thì càng được
đánh giá cao. Tuy nhiên thời hạn cụ thể không xác định do phụ thuộc vào việc
thu thập các tài liệu, bằng chứng liên quan.
1.2.2.4. Quy trình giám định tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
Phụ lục 1,2

1.2.3. Nội dung công tác bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
1.2.3.1. Nguyên tắc bồi thường
Theo nguyên tắc bồi thường chung, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm
phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái
chính như trước khi có tổn thất xảy ra không hơn không kém. Các bên không
được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Chính vì thế, đây là khâu mà người được bảo
hiểm quan tâm hàng đầu và cũng là khâu phức tạp nhất trong mỗi nghiệp vụ
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.Đoàn Thu Hương
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm thân tàu: thứ nhất miễn thường trong bảo
hiểm thân tàu là miễn thường có khấu trừ và được tính trên mỗi tai nạn sự cố.
Thứ hai đối với tổn thất toàn bộ thì số tiền bồi thường là số tiền bảo hiểm. Thứ
ba số tiền bồi thường với tổn thất bộ phận là chi phí sửa chữa, nó không phụ
thuộc vào giá trị bảo hiểm con tàu mà phụ thuộc vào giới hạn số tiên bảo hiểm
với mỗi tai nạn sự cố. Đồng thời bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật,
đồng tiền bồi thường là đồng tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có
thỏa thuận thì nộp phí đồng tiền nào thì được bồi thường đồng tiền đó. Thứ tư áp
dụng việc đóng góp tổn thất chung hay thu đòi người thứ 3
1.2.3.2. Quy trình bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
Phụ lục 3,4
Chương 2: Thực trạng công tác giám định bồi thường bảo hiểm thân tàu
tại chi nhánh PJICO Thăng Long
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh PJICO Thăng Long
2.1.2. Khái quát chung về chi nhánh PJICO Thăng Long
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Thăng Long - Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO có tên giao
dịch: PJICO Thăng Long đặt trụ sở: 114C Trần Phú - Quận Hà Đông – Tp. Hà
Nội
Quá trình thành lập : Chi nhánh bảo hiểm PJICO Thăng Long hoạt động

trực thuộc Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex được thành lập theo Quyết định
số 84 ngày 09 tháng 04 năm 2001 của Tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo
SVTH: Vũ Thị Huệ Lớp CQ47/03.01
25

×