Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại eib – cần thơ(2009-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 68 trang )

Mục lục

i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EIB CẦN THƠ
TỪ 2009 – 2011 31
Bảng 2.1: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ GHI NỢ TẠI EIB CẦN THƠ
TỪ 2009 – 2011 36
Bảng 3.1: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG TẠI EIB CẦN THƠ
TỪ 2009 – 2011 37
Bảng 4.1: SO SÁNH SỐ THẺ PHÁT HÀNH CỦA THẺ GHI NỢ VÀ THẺ
TÍN DỤNG CỦA EIB CẦN THƠ 38
Bảng 5.1: DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ GHI NỢ TẠI EIB CẦN THƠ
TỪ 2009 – 2011 40
Bảng 6.1: DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG TẠI EIB CẦN
THƠ TỪ 2009 – 2011 42
Bảng 7.1: SO SÁNH DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA THẺ GHI NỢ VÀ
THẺ TÍN DỤNG TẠI EIB CẦN THƠ TỪ 2009 – 2011 43
Bảng 7.2: Bảng 7.2: LỢI NHUẬN THU TỪ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN
TẠI EIB – CẦN THƠ 44

ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA EIB CẦN THƠ 11
Hình 2.1: SƠ ĐỒ MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ THẺ EXIMBANK. .13
Hình 3.1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ TẠI EXIMBANK CẦN THƠ
14
Hình 4.1: QUY TRÌNH SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN 29
Hình 5.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EIB CẦN THƠ
TỪ 2009 -2011 31
Hình 6.1: SO SÁNH SỐ THẺ PHÁT HÀNH CỦA THẺ GHI NỢ VÀ THẺ


TÍN DỤNG CỦA EIB CẦN THƠ 38
Hình 7.1: SO SÁNH DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA THẺ GHI NỢ VÀ
THẺ TÍN DỤNG TẠI EIB CẦN THƠ TỪ 2009 – 2011 44
Hình 7.2: LỢI NHUẬN THU TỪ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI EIB –
CẦN THƠ 45

iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHXNK : Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
NHTM : Ngân hàng Thương mại
TMCP : Thương mại cổ phần
PGD : Phòng giao dịch
ATM : Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
POS : Point of sales (Máy cấp phép tự động)
EIB : Eximbank (Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu)
ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ
WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)
PIN : Personal Indentificate Number (Mã số cá nhân)
ĐVT : Đơn vị tính
TP : Thành phố
KCN : Khu công nghiệp
CB : Cán bộ
CNV : Công nhân viên
KH : Khách hàng
GD : Giao dịch

iv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện đại hóa công cụ thanh toán, thay đổi dần thói quen sử dụng tiền mặt trong
thanh toán, tạo tiền đề cho thương mại điện tử phát triển là một xu thế phát triển
tất yếu của kinh tế thị trường và cũng là một trong những định hướng lớn của
Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó cũng nhằm đáp ứng nhu thanh toán của người
Việt Nam khi đi nước ngoài học tập, làm việc, du lịch và chữa bệnh, cũng như
lượng khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng cao thúc đẩy cho sự ra đời
của các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Thẻ thanh toán – là
một trong những phương thức thanh toán không mới đối với các quốc gia phát
triển nhưng riêng đối với Việt Nam chúng ta thì đây là một dịch vụ khá mới và
khá xa lạ đối với mọi người. Em mong muốn những chiếc thẻ gọn nhẹ, an toàn,
tuyệt mật và đầy đủ tiện ích bên cạnh tính sành điệu và khoa học sẽ phổ biến đối
với mọi người. Hơn thế nữa, để đóng góp một phần thành công trong công cuộc
phát triển và hội nhập của EIB Cần Thơ và để có thể giúp Ngân hàng có những
giải pháp và chiến lược nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ thanh
toán. Đó là những lý do em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích thực trạng hoạt động thẻ thanh toán của Ngân hàng qua ba năm
(2009 – 2011) và những nhân tố tác động đến việc sử dụng thẻ EIB tại TP. Cần
Thơ. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
thẻ thanh toán tại EIB chi nhánh Cần Thơ.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, chuyên đề cần hướng đến các chỉ tiêu sau:

v
- Phân tích thực trạng về hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán của EIB chi
nhánh Cần Thơ qua ba năm (2009 – 2011).
+ Phân tích tình hình phát hành thẻ thanh toán tại EIB Cần Thơ.
+Phân tích tình hình sử dụng thẻ thanh toán tại EIB Cần Thơ.

+Kết quả thanh toán qua thẻ tại EIB Cần Thơ.
- Tìm các nhân tố tác động đến việc sử dụng thẻ EIB tại TP. Cần Thơ.
3. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
3.1 Không gian:
Đề tài được thực hiện tại EIB chi nhánh Cần Thơ.
3.2 Thời gian:
Thời gian thực tập tại Ngân hàng khoảng 03 tháng (từ ngày 06/01/2011 đến
ngày 28/03/2012).
3.3 Đối tượng:
Do giới hạn về không gian và thời gian thực tập nên đề tài chủ yếu tập trung
vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh các loại thẻ thanh toán tại EIB –
Cần Thơ, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối với dịch
vụ thẻ Eximbank tại TP. Cần Thơ.
4. Lược khảo tài liệu liên quan:
TS. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. ĐH Mở TP.
HCM. NXB Thống Kê.
PGS. TS Phan Thị Cúc. 2008. Giáo trình tín dụng Ngân hàng. ĐH Công
Nghiệp TP. HCM. NXB Thống Kê.
Nguyễn Huỳnh Tú Trinh. 2007. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh
Cần Thơ.

vi
5. Cấu trúc của chuyên đề khóa luận:
Chương 1: Những vấn đề chung về thẻ Ngân hàng, khái quát tổng thể về thẻ
thanh toán, các loại thẻ hiện hành, tổng quan về Ngân hàng, các loại thẻ của Ngân
hàng, kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011).
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán, số lượng thẻ phát
hành, doanh số thanh toán qua thẻ, loại nhuận từ hoạt động thẻ. Từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán.

Chương 3: Kết luận và kiến nghị: Khái quát lại tổng thẻ các mặt hoạt động của
Ngân hàng. Đánh giá tình hình chung.

vii
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG .
1.1.1 Khái niệm thẻ thanh toán.
Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu
ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển, có rất nhiều
phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời được gọi
chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Và thẻ thanh toán là một
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến nhất trong
giai đoạn hiện nay.
- Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ
phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng
công nghệ tin học trong lĩnh vực Ngân hàng.
- Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng
hóa, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc
các máy rút tiền tự động.
- Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà
người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa,
dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
- Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông
qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa tổ chức Ngân
hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực
hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham
gia thanh toán.


1
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
* Tóm lại: Thẻ thanh toán là một phương thức thanh toán mà người sở
hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ hay rút tiền mặt tự
động thông qua máy đọc thê hay các máy rút tiền tự động.
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo thẻ thanh toán
Hầu như các loại thẻ thanh toán hiện nay đều làm bằng nhựa ABS hoặc PC có
cấu tạo 3 lớp được ép kỹ thuật cao. Thẻ có kích thước 84 mm x 54 mm x 0.7 mm
có góc tròn bao gồm hai mặt.
- Mặt trước thẻ bao gồm:
+Các huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ, tên thẻ.
+Biểu tượng của thẻ: Tên và biểu tượng của thẻ là yếu tố cho biết Ngân
hàng phát hành. Biểu tượng này do Ngân hàng thiết kế và in trên bề mặt thẻ. Biểu
tượng này rất khó giả mạo nên được xem là yếu tố an ninh chống giả mạo.
+Số thẻ: Đây là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên
thẻ, số này được in trên hóa đơn khi chủ thẻ đi mua hàng, tùy từng loại thẻ có các
chữ số khác nhau và cấu trúc khác nhau.
+Ngày hiệu lực của thẻ: Đây là thời hạn thẻ được lưu hành.
+Họ và tên chủ thẻ: Được in bằng chử nổi.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: chữ ký chủ thẻ, hình chẻ thẻ…
- Mặt sau của thẻ bao gồm:
+ Dãy băng từ: Chứa các thông tin đã được mã hóa.
+ Mã số bí mật cá nhân (số PIN).
+ Ô chữ ký dành cho chủ thẻ: Khi dùng thẻ để thanh toán, cơ sở chấp
nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký trên hóa đơn so với chữ ký mẫu để so sánh. Băng
chữ ký này được làm từ một nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn chặn mọi sự
cố gắng tẩy xóa, sửa đổi trên bề mặt của nó và được ép chặt trên bề mặt thẻ.

2

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
1.1.3 Phân loại thẻ thanh toán.
Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: Phân loại theo công nghệ sản xuất,
theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ…
a) Phân loại theo công nghệ sản xuất:
Có 3 loại:
- Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): Dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm
thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử
dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
- Thẻ băng từ ( Magnetic stricpe) : Dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ
chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong 25 năm
qua, nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã
hóa được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp
dụng được kỹ thuật mã hóa, bảo mật thông tin…
b) Phân loại theo tính chất thanh toán thẻ
- Thẻ tín dụng ( Credit Card): Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo
đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để
mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay …
chấp nhận loại thẻ này.
Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà
không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc
điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit
card) hay chậm trả.
- Thẻ ghi nợ (debit card) : Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền
với tài khoản tiền gửi. loại thẻ này được sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ,
giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ

3
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn… Thẻ ghi nợ còn

hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu
trên tài khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
* Thẻ online: Là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay
lập tức vào tài khoản chủ thẻ.
* Thẻ offline: Là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài
khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
- Thẻ rút tiền mặt ( Cash card) : Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền
tự động hoặc ở Ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu
cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản Ngân
hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
* Loại 1: Chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng.
* Loại 2: Được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà
còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán
với Ngân hàng phát hành thẻ.
c) Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
- Thẻ trong nước: Là loại thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do
vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng tiền bản tệ của nước đó.
- Thẻ quốc tế: Đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các
ngoại tệ mạnh để thanh toán.

4
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
d) Phân loại theo chủ thể phát hành:
- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank card): Là loại thẻ do Ngân
hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín
dụng.
- Thẻ do tổ chức phi Ngân hàng phát hành: Là loại thẻ du lịch và giải trí của

các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn…
phát hành như Diner’s Club, Amex…
e) Tại Việt Nam EIB nói chung và EIB Cần Thơ nói riêng. Có 3
cách phân loại:
Cách 1: Theo thương hiệu của Tổ chức thẻ
- Thẻ Visa: Là loại thẻ mang thương hiệu của Tổ chức thẻ quốc tế Visa.
- Thẻ Mastercard: Là loại thẻ mang thương hiệu của Tổ chức thẻ quốc tế
Mastercard.
Cách 2: Theo hạn mức tín dụng (Đối với thẻ tín dụng):
- Thẻ chuẩn: Là loại thẻ tín dụng có hạn mức từ 10 đến dưới 50 triệu đồng.
+ Thẻ Visa chuẩn, tiếng Anh: Visa Classic, viết tắt: VC
+ Thẻ Mastercard chuẩn, tiếng Anh: Mastercard standard, viết tắt MS.
- Thẻ vàng: Là loại thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng từ 50 triệu đồng trở
lên.
+ Thẻ Visa vàng, tiếng Anh: Visa Gold, viết tắt: VG
+ Thẻ Mastercard vàng,tiếng Anh: Mastercard Gold, viết tắt: MG.
Cách 3: Theo hình thức đảm bảo tín dụng (đối với thẻ tín dụng)
- Thẻ có đảm bảo tín dụng: Điều kiện để EIB phát hành thẻ:
+ Chủ thẻ phải thế chấp tài sản, cầm cố sổ tiết kiệm hoặc ký quỹ.

5
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
- Thẻ không có đảm bảo tín dụng (tín chấp): Đối tượng đặc biệt được EIB
ưu tiên phát hành thẻ như: Bác sĩ, giảng viên đại học, giám đốc, chủ doanh nghiệp
có quan hệ với EIB.
1.1.4 Các thuật ngữ cần biết
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng trong nước có sự
tham gia của 4 thành phần cơ bản: Ngân hàng phát hành thẻ, Ngân hàng thanh
toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ. Đối với thẻ quốc tế có thêm một
thành phần nữa là các Tổ chức thẻ quốc tế.

- Tổ chức thẻ quốc tế: Là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh
toán thẻ trong mạng lưới của mình. Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng
lớn có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên thế giới với các tổ chức sản phẩm dịch
vụ đa dạng và phong phú như: Tổ chức thẻ Visa, công ty thẻ American Express,
công ty thẻ JCB, công ty thẻ Dinner’s club,… Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra những
quy định cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò
trung gian giữa các tổ chức và công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối
các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên.
- Ngân hàng phát hành: Là Ngân hàng được tổ chức thẻ quốc tế hoặc công
ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những Tổ chức và công ty
này. Ngân hàng phát hành là Ngân hàng có tên in trên thẻ do Ngân hàng đó phát
hành thể hiện đó là sản phẩm của mình.
- Ngân hàng thanh toán: Là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một
phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các
điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn. Ngân hàng thanh toán sẽ cung cấp
cho các đơn vị chấp nhận thẻ thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ, hướng dẫn
đơn vị cách thức vận hành, chấp nhận thanh toán thẻ cũng như quản lý và xữ lý
những giao dịch thẻ tại đơn vị này.

6
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
- Chủ thẻ: Là những cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công
ty ủy quyền sử dụng) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử
dụng theo những điều khoản, điiều kiện ngân hàng quy định.
- Đơn vị chấp nhận thẻ - Điểm POS: Các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ
ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán được gọi là đơn
vị chấp nhận thẻ. Các ngành kinh doanh của các đơn vị chấp nhận thẻ trãi rộng từ
những cửa hiệu bán lẻ đến các nhà hàng ăn uống, khách sạn sân bay…
1.1.5 Lợi ích của thẻ thanh toán
- Đối với khách hàng là cá nhân: Có được một cách thức sử dụng đồng tiền

an toàn, tiện lợi văn minh và hiệu quả vì không phải mang theo tiền trong người,
giúp khách hàng đảm bảo an toàn tài sản, tránh được rủi ro khi phải mang theo
tiền mặt, khi cần thì rút mà không cần phải trả phí nhưng vẩn được hưởng lãi suất
tiền gửi không kỳ hạn.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Với xu hướng tinh gọn biên chế như
hiện nay, việc sử dụng dịch vụ trả lương qua Ngân hàng thông qua tài khoản của
cán bộ công nhân viên để họ rút tiền từ máy ATM là rất kinh tế và hiệu quả, nhờ
vậy doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nhân sự cũng như giờ công của doanh
nghiệp.
- Đối với ngân hàng:
+ Ngân hàng Nhà nước: Tiết kiệm được chi phí in ấn, phát hành tiền lưu
thông.
+ Ngân hàng thương mại: Mở rộng được mạng lưới cung ứng dịch vụ,
tiết kiệm chi phí như mở chi nhánh, các quầy, phòng giao dịch, vận chuyển, bảo
quản, kiểm điếm, mất tiền… Vì những máy ATM với khả năng cung cấp một số
dịch vụ đa năng được xem như là một ngân hàng tự động, nhanh chóng, mọi lúc,
mọi nơi. Khuyến khích được người dân sử dụng dịch vụ của ngân hàng, từ đó huy
động được nguồn tiền nhàn rỗi để phát triển kinh tế.

7
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
- Đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại
EIB Chi nhánh Cần Thơ” được phân tích dựa trên cơ sở số liệu: Được thu thập
trực tiếp từ Phòng Khách Hàng Cá Nhân của Ngân hàng qua 3 năm (2009 –
2011). Bên cạnh đó, một số tài liệu còn được thu thập từ sách báo, tạp chí Ngân
hàng và từ mạng internet có liên quan đến tài liệu nghiên cứu.
1.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
a) Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của 2 chỉ tiêu,

chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc.
∆y = y
1
– y
0
Trong đó:
y
0
: chỉ tiêu năm trước
y
1
: chỉ tiêu năm sau
∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của
các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
b) Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.


8
∆y
y
1
– y
0
y
0
=
*100%

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
Trong đó:
y
0
: chỉ tiêu năm trước
y
1
: chỉ tiêu năm sau
∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rỏ tình hình biến động của mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu để từ đó tìm ra
nguyên nhân biến động và đề ra những biện pháp khắc phục.
Đề tài sử dụng phương pháp này để phân tích các số liệu thu thập từ Phòng
Khách Hàng Cá Nhân và Phòng Kế Toán của Ngân hàng để phân tích thực trạng
hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán của EIB Cần Thơ qua 3 năm 2009, 2010,
1011.
1.3 TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK VIỆT NAM).
1.3.1 Giới thiệu về Eximbank Việt Nam.
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của
Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam ( Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép
Ngân hàng hoạt động trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN
tương đương 12.5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam ( Vietnam Export Import Commercial Joint – Stock Bank),
gọi tắt là Việt Nam Eximbank.


9
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
Đến nay vốn điều lệ của EIB đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ
đồng. EIB hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sỏ hữu lớn nhất trong
khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Hiện ngân hàng TMCP XNK Việt Nam có địa bÀn hoạt động rộng khắp cả
nước với trụ sở chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 183 chi nhánh, phòng giao dịch
đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quãng Ngãi, Nghệ An, Huế, Hải
Phòng, Long An, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bạc Liêu và TP. Hồ Chí Minh. Đã thiết
lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng ở hơn 80 quốc
gia trên thế giới.
1.4 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI
NHÁNH EXIMBANK - CẦN THƠ
1.4.1 Giới thiệu về Eximbank chi nhánh Cần Thơ.
Cần Thơ là thành phố trọng điểm về kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Nằm trong vùng trọng điểm nên Cần Thơ được Nhà nước đầu tư cảng biển,
khu chế xuất Trà Nóc cùng với đội ngủ quản lý, khoa học kỹ thuật từ các trường
Đại học trong vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.
Thấy được những thuận lợi cũng như những điểm mạnh đó của Cần Thơ, ngày
15/03/1995 Việt Nam EIB đã quyết định đặt chi nhánh tại Cần Thơ theo “ Giấy
chấp thuận mở chi nhánh ở trong nước thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần” số
0024/GCT của Vụ Trưởng Vụ các định chế tài chính Đặng Thanh Bình, với tên
gọi Ngân hàng thương mại Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cần Thơ,
gọi tắt là Eximbank Cần Thơ hay EIB - Cần Thơ. Đây là chi nhánh thứ 3 sau chi
nhánh Hà Nội và Đà Nẵng.

10
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ

1.4.2 Cơ cấu tổ chức:
1.4.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
1.4.3.1 Ban giám đốc: Gồm có Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
* Giám đốc:
- Đại diện pháp nhân của chi nhánh EIB Cần Thơ.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh và việc chi tiêu tài
chính, trích lập quỹ theo qui định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và của
Tổng giám đốc.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh
doanh.
- Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán bộ
của chi nhánh.
- Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động và công tác của chi nhánh.

11
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
PHÒNG KH
DOANG NGHIỆP
P. GIÁM ĐỐC
PHÒNG KH CÁ
NHÂN
PHÒNG TT
QUỐC TẾ
PHÒNG DỊCH
VỤ - KH
PHÒNG
NGÂN QUỸ
PHÒNG HC
NHÂN SỰ

Các Phòng GD
trực thuộc
Hình 1.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA EIB CẦN THƠ
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
- Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động
của chi nhánh. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
- Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ
nhiệm vụ của Việt Nam EIB.
* Phó giám đốc:
- Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.
- Tham gia với giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về
chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
- Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lỉnh vực được
phân công.
- Điều hình mọi mặt công tác của chi nhánh lúc vắng mặt có sự ủy quyền
của giám đốc.
1.4.3.2 Phòng Hành chính - Nhân sự:
Thực hiện công tác văn thư, lể tân, quản trị tuyển dụng, chính sách, bảo hiểm
lao vụ…
1.4.3.3 Phòng Khách Hàng Doang Nghiệp – Khách Hàng Cá
Nhân:
Thực hiện nhiệm vụ: công tác tín dụng, ký kết hợp đồng phát vay tín dụng, lập
kế hoạch giám sát và theo dõi các khoản vay, bão lãnh khi có nhu cầu, kinh doanh
ngoại tệ, tư vấn tài chính và đầu tư, thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán
các loại thẻ quốc tế, thẻ nội địa, mở các đơn vị chấp nhận thẻ, tư vấn du học trọn
gói.
1.4.3.4 Phòng dịch vụ khách hàng:
Thực hiện các chức năng: Giao dịch, chăm sóc khách hàng, khuyến mãi…
1.4.3.4 Phòng thanh toán quốc tế


12
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
Thực hiện các nhiệm vụ như: thanh toán hàng xuất nhập khẩu, công tác quan
hệ quốc tế, công tác dịch thuật và thông dịch, công tác mật mã…
1.1.3.5 Phòng ngân quỹ
Thực hiện các nhiệm vụ như: thu chi đồng Việt Nam và ngoại tệ, công tác tiết
kiệm, công tác chuyển ngân và lưu kho; kế toán tài vụ và kế tóan tập trung ;
thống kê kế hoạch…
1.5 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THẺ
Hình 2.1: SƠ ĐỒ MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ THẺ EXIMBANK
1.5.1 Qui trình phát hành thẻ thanh toán tại EIB Cần Thơ

13
EIB
CARD
THẺ
GHI
NỢ
THẺ
TÍN
DỤNG
NỘI ĐỊA
Eximbank-Visa debit
QUỐC TẾ
V - TOP
V – TOP VIP
QUỐC TẾ
Teacher – card
Eximbank-Visa Platinum
Eximbank-Master Card

Eximbank-Visa
Eximbank-Visa Business
KHÁCH HÀNG
TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ PHÁT
HÀNH THẺ
KIỂM TRA HỒ SƠ
THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ
QUYẾT ĐỊNH
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG, TẠO VÀ
CẬP NHẬP HỒ SƠ
HỘI SỞ SẼ IN DẬP THẺ, MÃ
HÓA DỮ LIỆU
ĐÓNG GÓI GỬI VỀ EIB CẦN
THƠ
(2) Kiểm tra hồ sơ
(3) Không hợp lệ
(1)
(4) Hợp lệ
(5) Từ chối cấp thẻ
(6) Đồng ý cấp thẻ
(7) Chuyển thông tin của chủ thẻ lên Eximbank Hội Sở
(8) Tiến hành dập thẻ và mã hóa dữ liệu
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
Hình 3.1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ TẠI EXIMBANK CẦN THƠ.
* Tiếp nhận hồ sơ và xin phát hành thẻ của khách hàng bao gồm:
- Giấy đề nghị phát hành thẻ tín dụng quốc tế (Theo mẫu của EIB).
- Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế (Theo mẫu của EIB).
- Bản sao CMND/PASSPORT
- 01 ảnh 3x4
* Thẩm định hồ sơ

• Đối với khách hàng tín chấp (Credit customers)

14
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
- Thẩm định các thông tin phi tài chính và nhân thân của khách hàng
- Uy tín của khách hàng trong xã hội
• Đối với khách hàng có đảm bảo bằng tài chính (collaterals)
-Trường hợp khách hàng thế chấp tài sản: Thẩm định trị giá tài sản thế chấp
có đủ để cấp hạn mức tín dụng theo yêu cầu của khách hàng hay không.
- Trường hợp khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm: Kiểm tra số dư sổ tiết kiệm
có đáp ứng yêu cầu về hạn mức tín dụng hay không. Sổ tiết kiệm sẽ bị phong tỏa
trong thời gian sử dụng thẻ.
- Trường hợp khách hàng ký quỹ: Kiểm tra giấy gửi tiền vào tài khoản ký
quỹ để đảm bảo phát hành thẻ tín dụng
EIB Cần Thơ gửi các thông tin về chủ thẻ thông qua hệ thống vi tính nối mạng
cho phòng thẻ EIB Hội Sở để tiến hành dập thẻ, mã hóa dữ liệu. Sau đó thẻ và số
pin sẻ được gửi về EIB Cần Thơ bằng EMS để giao trực tiếp cho khách hàng. Chủ
thẻ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiệt hại tài chính do mình gây ra
nếu để lộ số pin.
1.5.1.1 Thẻ ghi nợ nội địa
Là một trong những Ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ ghi nợ nội địa, đến nay
EIB đã có hơn 400.000 khách hàng tin tưởng sử dụng. Không chỉ dừng lại ở các
tiện ích cơ bản của một chiếc thẻ ghi nợ như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh
toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, các tiện ích dành cho chủ thẻ
ghi nợ của EIB ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng tối ưu nhu cầu của
khách hàng.
Tại máy ATM của EIB, chủ thẻ có thẻ sử dụng thẻ ghi nợ mang thương hiệu
của EIB để:
- Rút tiền mặt từ tài khoản cá nhân tiền VND.
- Kiểm tra số dư tài khoản.


15
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
- In sao kê các giao dịch gần nhất
- Chuyển khoản trong hệ thống EIB
- Thanh toán hóa đơn dịch vụ: điện. nước, điện thoại trả trước và cước thuê
bao trả sau của Vinaphone, Mobifone, Viettel và EVN, phí bảo hiểm, dịch vụ trả
tiền trước…
- Một số dịch vụ khác.
a) Thẻ V-TOP
Là thẻ ghi nợ nội địa được EIB phát hành cho khách hàng sử dụng để thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt.
Phạm vi sử dụng: Tại Viêt Nam.
Tiện ích sử dụng: Với thẻ V-TOP quý khách có thể:
- Rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, xem số dư tài khoản, in sao kê và
chuyển khoản trong hệ thống EIB tại máy ATM 24/7 của EIB, các ngân hàng liên
minh SMARTLINK, BANKNETVN và VNBC.
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng tự động tại máy ATM của EIB như:
thanh toán các hóa đơn dịch vụ tiện ích ( điện, nước, diện thoại, Internet, bảo
hiểm…)
- Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ và trên các
website có liên kết.
- Tiền chưa sử dụng vẫn sinh lãi hằng ngày
Nguồn tiền sử dụng:
- Số dư có trong tài khoản cá nhân
Hạn mức sử dụng:
- Bằng số dư có trong tài khoản
Thủ tục phát hành thẻ

16

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
- Khi có nhu cầu sử dụng thẻ ATM quý khách cung cấp cho Ngân hàng giấy
tờ, hồ sơ như sau:
+ Giấy phát hành thẻ kiêm hợp đồng sử dụng thẻ (đối với người nước
ngoài)
+ CMND/Hộ chiếu, thị thực nhập cảnh còn hiệu lực (đối với người nước
ngoài)
+ Đăng ký phát hành thẻ tại các điểm giao dịch của EIB trên toàn quốc
hoặc đăng ký phát hành qua mạng.
b) Thẻ V-TOP VIP
Là thẻ ghi nợ nội địa được EIB phát hành cho khách hàng VIP của EIB.
Ngoài tính năng của thẻ ghi nợ nội địa, thẻ V-TOP VIP còn dùng để nhận diện
khách hàng VIP khi đến giao dịch tại các điểm giao dịch trong hệ thống và các
đối tác của EIB; thẻ V-TOP VIP có thể sử dụng song song vói thẻ V-TOP.
Đối tượng phát hành:
- Tất cả khách hàng cá nhân thuộc diện chính sách ưu đãi của EIB bao gồm
khách hàng kim cương, vàng, bạc, thân, thiết, đồng hành.
Hiệu lực thẻ: 2 năm
Tính năng và tiện ích:
- Tương tự như thẻ ghi nợ nội địa V-TOP hiện hành (thanh toán tiền hàng
hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ của EIB và ngân hàng
thành viên trong liên minh SMARTLINK, BANKNETVN, VNBC.
Quyền lợi của chủ thẻ:
- Khi xuất trình thẻ khách hàng được nhận các dịch vụ:
+ Hưởng mức lãi suất ưu đãi đặc biệt cho các khoản tiền gửi, các khoản
tiền vay và được hưởng mức phí ưu đãi khi sử dụng dịch vụ của EIB.

17
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán tại EIB – Cần Thơ
+ Được miễn phí thường niên 01 năm đối với thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín

dụng quốc tế ( thẻ chuẩn, thẻ vàng, thẻ doanh nhân Visa-Business, thẻ Teacher
card) phát hành trước ngày 31/12/2011.
+ Được cấp thẻ tín dụng Platium với hạn mức tương ứng lên đến
1.000.000.000 đồng cho khách hàng thuộc chính sách kim cương, vàng hoặc
khách hàng gửi từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
+ Được tham gia các chương trình ưu đãi giảm giá và nhận quà tặng từ
các chương trình điểm thưởng hấp dẫn khi khách hàng sử dụng thẻ.
+ Được cấp hạn mức cho vay lên đến 70% giá trị tài sản với thời hạn
vay tối đa 25 năm.
+ Khách hàng được chăm sóc trong dịp đặc biệt ( sinh nhật, 8/3, tết…)
+ Được cung cấp miễn phí các thông tin về tài chính – Ngâng hàng cho
khách hàng đăng ký nhận tin nhắn qua email ( bản tin trên website EIB).
1.5.1.2 Thẻ ghi nợ quốc tế
Bên cạnh tính năng của một thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế thẻ
Eximbank – VisaDebit còn có những ưu việt như:
- Thanh toán tại hàng chục triệu đơn vị chấp nhận thẻ và rút tiền tại hàng
triệu ATM trên toàn cầu có biểu tượng của các tổ chức thẻ quốc tế
- Thanh toán qua mạng Internet.
- Được giảm giá và hưởng các dịch vụ ưu đãi tại rất nhiều đơn vị chấp
nhận thẻ của EIB.
* Thẻ Eximbank-Visa debit

18

×