Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án địa lý 10 bài 10 thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.16 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
BÀI 10: THỰC HÀNH
NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG
ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế
giới.
- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, các vùng
núi trẻ và các mảng kiến tạo.
b. Về kĩ năng:
Xác định được trên bản đồ các vùng núi trẻ, các vùng có nhiều động đất, núi lửa và
nêu
nhận xét
c. Về thái độ: Có thái độ học tập tốt hơn về môn Địa lí
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu tích hợp, bảng
phụ, bản đồ mảng kiến tạo.
b.Học sinh: SGK, vở ghi
3.Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ- định hướng bài: (2 phút)
Kiểm tra:Câu hỏi: Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá
trình bóc mòn tạo thành (Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại
lực(nước chảy, sóng biển, băng hà, gió ) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị
trí ban đầu của nó; Một số dạng địa hình bóc mòn:mương xói, khe rãnh, thung
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
lũng sông, hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ, hồ băng hà, nấm đá,
phio )
Định hướng bài: Hôm nay các em tìm hiểu về bài thực hành để củng cố kiến thức.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính


HĐ 1: Xác định các yêu cầu của bài
thực hành(HS làm việc cả lớp: 3 phút ).
Bước 1: GV yêu cầu HS xác định yêu
cầu bài thực hành.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức gợi ý HS
thực hiện
HĐ 2:Xác định các vành đai động đất,
núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ
(HS làm việc theo cặp:15 phút)
Bước 1: GV chia lớp thành hai dãy,
dãy trái xác định vành đai động đất
theo cặp; dãy phải xác định vành đai
núi lửa và vùng núi trẻ.
Bước 2: Đại diện HS trình bày, GV
chuẩn kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ
trên bảng và chỉ trên bản đồ.
* HS phải phân biệt thế nào là núi già
* Yêu cầu:
1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa,
các vùng núi trẻ trên bản đồ.
2.Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa,
núi trẻ.
3.Mối quan hệ giữa các vành đai động đất,
núi lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo của
Thạch quyển.
1.Xác định các vành đai động đất, núi lửa,
các vùng núi trẻ trên bản đồ.
*Các vành đai động đất: vành đai động đất
lớn nhất kéo dài từ Địa Trung Hải đến Tây
Nam Á, Nam Á, Đông Á, Nhật Bản, khu vực

Bắc Thái Bình Dương, rồi sang phía tây châu
Mĩ; vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đai
Tây Dương,
* Các vành đai núi lửa: vành đai lửa Thái
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
và núi trẻ: “ Núi già là núi hình thành
cách đây hàng trăm triệu năm có đỉnh
tròn, sườn thoải, thung lũng rộng và
nông; Còn núi trẻ là núi hình thành
cách đây mới vài chục triệu năm có
đỉnh tròn, sườn dốc, thung lũng hẹp,
sâu”. Hiện nay núi trẻ vẫn được nâng
cao thêm
HĐ 3: Nhận xét về sự phân bố của các
vành đai núi lửa, động đất và các vùng
núi trẻ(HS làm việc cả lớp:15 Phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS nhận xét về vị
trí phân bố của các khu vực có động
đất, núi lửa, các vùng núi trẻ để rút ra
nhận xét.
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến
thức và yêu cầu HS quan sát H10 và
H7.3 trang 38 và trang 27 SGK
HĐ 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các
vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ với
các mảng kiến tạo của thạch quyển(HS
làm việc cá nhân:8 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS trình bày mối
quan hệ giữa chúng
Bình Dương, Địa Trung Hải,

* Vùng núi trẻ:
- Dãy Himalaya (châu Á)
- Dãy Coocđie (Bắc Mĩ), An đét ( Nam Mĩ)
2. Nhận xét về sự phân bố của các vành đai
núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ.
-Thường phân bố trùng với nhau
-Thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các
mảng kiến tạo của thạch quyển.
- Ví dụ: Dãy Himalaya nằm ở nơi tiếp xúc
giữa mảng Ấn Độ- Ôxtrâylia với mảng Á-Âu;
vùng núi trẻ Coocđie nằm ở nơi tiếp xúc của
mảng Thái Bình Dương với mảng Bắc Mĩ;
vành đai lửa ở phía tây TBD nằm ở nơi tiếp
xúc của mảng TBD với mảng Á- Âu…
3.Mối quan hệ giữa các vành đai động đất,
núi lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo của
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến
thức yêu cầu HS ghi nhớ và chỉ bản đồ
Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô
chờm vào nhau hoặc tách dãn xa nhau
thì tại vùng tiếp xúc giữa chúng sẽ là
nơi xảy ra các hiện tượng động đất, núi
lửa, các hoạt động tạo núi
* Tích hợp GDBVMT: Tác động của
động đất và núi lửa tới con người và
môi trường sống của con người rất lớn,
đây có thể coi là một thảm họa thiên tai
lớn vì vậy ta phải biết quy luật để
phòng tránh thiệt hại thấp nhất

thạch quyển.
Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng
núi trẻ nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến
tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng(
tách rời hoặc xô húc vào nhau)
-Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống
núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất và
núi lửa:Sự tách rời của mảng Bắc Mĩ- Á-Âu,
mảng Nam Mĩ- Phi hình thành nên vành đai
động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
-Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành
nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi
lửa, kèm theo là động đất, núi lửa cũng xảy
ra: Sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam
Mĩ với Mảng TBD hình thành nên hệ thống
núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ kèm theo đó là
vành đai động đất, núi lửa
c. Củng cố – luyện tập : ( 1 phút)
GV chỉ trên bản đồ các vùng động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ và yêu cầu HS ghi
nhớ
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: ( 1 phút)
Hoàn thiện bài thưc hành, chuẩn bị bài mới

×