Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.82 KB, 100 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––





KIỀU THỊ NHUNG






NHÂN VẬT NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60. 22. 01. 21




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Tôn Thảo Miên





THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Người cam đoan


Kiều Thị Nhung


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CẢM ƠN

Được sự giúp đỡ và chỉ bảo ân tình của cô hướng dẫn PGS – TS Tôn
Thảo Miên trong suốt quá trình tìm đọc tài liệu, thiết lập đề cương cũng như
tìm ra các phương pháp nghiên cứu, đến nay bản luận văn của em đã được hoàn
thành. Trước tiên, cho phép em được bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc

đến cô Tôn Thảo Miên (Viện Văn học).
Có được luận văn này, em cũng xin gửi tới những người thân, bạn bè,
đồng nghiệp gần xa lòng biết ơn vô hạn vì đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều
kiện và thắp lên ngọn lửa nhiệt tình để em có thể hoàn thành được luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, em cũng xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo
khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên cũng như Ban giám hiệu,
Ban chủ nhiệm khoa, phòng quản lí khoa sau đại học của trường lòng biết ơn
chân thành vì luôn tạo điều kiện để em có được kết quả như ngày hôm nay.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn



Kiều Thị Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC

Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 8

7. Cấu trúc luận văn 8

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG DÒNGCHẢY TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
1.1. Khái quát tiểu thuyết Việt Nam đương đại 9
1.1.1. Đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam đương đại 9
1.1.2. Đội ngũ nhà văn viết tiểu thuyết 15
1.1.3. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết đương đại 18
1.2. Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới 22
1.2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn 22
1.2.2. Quan niệm sáng tác của Lê Lựu 25
1.2.3. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG
TIỂU THUYẾT LÊ LỰU.

2.1. Khái niệm nhân vật văn học và tầm quan trọng của nhân vật trong tác
phẩm văn học 33
2.2. Khái quát hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu 35
2.3. Các kiểu nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu 37
2.3.1. Nhân vật nữ có số phận bi kịch và luôn khát khao được yêu thương 37
2.3.1.1. Nhân vật nữ có số phận bất hạnh, luôn cam chịu trước hoàn cảnh 37
2.3.1.2. Nhân vật nữ luôn khát khao yêu thương 54
2.3.2. Nhân vật nữ thông minh, giàu bản lĩnh, luôn tìm cách khẳng định mình 57
2.3.3. Nhân vật nữ tha hoá 65

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU.
3.1. Nghệ thuật tổ chức tình huống…………………………………………… 71
3.2. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật…………………………………………… 74
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình………………………………………… 74
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động………………………………………… 78
3.2.3. Nghệ thuật biểu hiện độc thoại tâm…………………………………… . 81
3.3. Ngôn ngữ nhân vật……………………………………………………… . 83
3.4. Giọng điệu miêu tả nhân vật………………………………………… 86
3.4.1. Giọng điệu châm biếm, hài hước……………………………………… 86
3.4.2. Giọng điệu xót thương, day dứt ……………………………88
KẾT LUẬN………………………………………………………………… . 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Nói đến văn học đương đại là nói đến văn học Việt Nam giai đoạn 1975
đến nay. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự cách tân sáng tạo về cả nội dung
và hình thức ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết. Chiến thắng vĩ đại 1975 đã
ghi mốc quan trọng không chỉ trong lịch sử đất nước mà còn là mốc quan trọng
đánh dấu sự chuyển mình của văn học. Nếu như trước kia, văn học phục vụ
kháng chiến và phản ánh công cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc thì giờ đây văn
học đã có sự thay đổi cả về cảm hứng và đề tài sáng tác để phù hợp với tình
hình mới. Văn học giai đoạn này, đòi hỏi các nhà nghệ sĩ phải đi sâu khám phá
đời sống của con người đời thường nhân bản với tất cả những cái hay cái dở
vốn có trong đời sống hiện thực. Vì thế, các nhà nghệ sĩ phải tiếp cận đời sống
bằng cái nhìn mới, cách tiếp cận mới. Trong số những nhà văn có sự đổi mới
sáng tạo ấy, ta không thể không kể đến nhà văn Lê Lựu với một số tiểu thuyết
đặc sắc. Với sự miệt mài, nhiệt huyết, Lê Lựu đã sáng tác được một khối lượng

tác phẩm đáng trân trọng, đạt nhiều giải thưởng và đóng góp không nhỏ cho sự
phát triển của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi kì đổi mới.
Có thể thấy rằng, người phụ nữ là mạch nguồn tuôn chảy không bao giờ
cạn trong văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết đương đại nói riêng, trong
đó có sáng tác của Lê Lựu. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu đã để lại dấu
ấn sâu sắc đối với người đọc qua nhiều số phận, nhiều cảnh đời. Đó là hình ảnh
những người phụ nữ trong các tiểu thuyết: Thời xa vắng, Chuyện làng cuội,
Sóng ở đáy sông, Hai nhà, Thời loạn Hình tượng người phụ nữ trong các
tiểu thuyết này là bước đột phá trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn.
Với tình cảm và hứng thú khi tiếp cận với hình tượng người phụ nữ trong
tiểu thuyết Lê Lựu, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Lê Lựu cho luận văn thạc sĩ của mình. Qua đề tài này, một mặt chúng
tôi muốn khẳng định đóng góp của nhà văn Lê Lựu vào sự phát triển của văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

học Việt Nam đương đại, mặt khác muốn có thêm những phát hiện mới về cách
thể hiện hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của ông.

2. Lịch sử vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều
bài viết, bài nghiên cứu về tác giả, các tác phẩm của Lê Lựu. Bên cạnh những
bài nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học còn
có nhiều bài viết được đăng tải trên các báo, nhiều khoá luận tốt nghiệp, các
luận văn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm của Lê Lựu…Vốn là nhà văn có nhiều
tác phẩm xuất sắc trong văn học thời kỳ tiền đổi mới và đổi mới, sáng tác của
Lê Lựu đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng độc giả trong suốt một thời
gian dài. Có thể kể ra nhiều công trình, bài viết về tác giả, về tiểu thuyết Lê
Lựu nói chung, cũng như về từng tác phẩm cụ thể của ông như: Hỏi chuyện tác
giả, tìm hiểu tác phẩm Báo văn nghệ tháng 12-1986. Thời xa vắng - Một tâm
sự nóng bỏng của Lê Thành Nghị, Chuyện phiếm với anh Sài của Hồng Vân,

Nhu cầu nhận thức lại thực tại Thời xa vắng của Nguyễn văn Lưu, Đọc Thời
xa vắng của Lê Lựu của Hoàng Ngọc Hiến, Suy tư một thời xa vắng của
Nguyễn Hoà, Hình tượng nguời nông dân và nhà văn đô thị của Nguyễn Thu
Hằng, Tâm sự phim Sóng ở đáy sông của Hồng Thái, Quan niệm nghệ thuật về
con người trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới của Đoàn Thị Thuỷ, Vấn đề
con người và thời gian trong tiểu thuyết hậu chiến Việt Nam qua Thời xa vắng
của Lê Lựu và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trong luận văn thạc sĩ của
Đinh Thi Huyền, Lê Lựu – chân dung văn học của Trần Đăng Khoa, Lê Lựu-
Thời xa vắng của Đinh Quang Tốn, Nhà văn Lê Lựu đi đến tận cùng tính cách
nhân vật của Lê Hồng Lâm, Những đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Lê Lựu
trong chuyện làng cuội - Vũ Xuân Triệu, Nghĩ về một thời xa vắng của Thiếu
Mai…Trong những bài nghiên cứu này, có nhiều bài được chính Lê Lựu tập
hợp trong cuốn tạp văn của mình. Qua những bài viết, bài nghiên cứu đó, người
đọc không chỉ hình dung ra bức tranh xã hội muôn màu của đời sống hiện thực
mà còn cảm nhận được sự chuyển biến sâu sắc, tinh tế trong đời sống tư tưởng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

tình cảm con người thời đại. Từ đó, ta thấy được những đóng góp to lớn của Lê
Lựu cho đời sống văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, làm cho đời sống văn học
nước nhà thêm sôi động. Đúng như nhà văn Đinh Quang Tốn nhận xét: “Lê
Lựu lớn lên giữa lúc dân có ruộng dập dìu hợp tác. Tất cả những niềm vui và
nỗi buồn của làng quê thời kỳ ấy anh đều chứng kiến. Bản chất là anh nông
dân mặc áo lính, anh luôn nghĩ về quê hương, chú ý đến những người nông dân
và nông thôn. Nông thôn và nông dân là cội nguồn, là quê hương văn học của
anh từ tác phẩm đầu tiên đến tác phẩm anh viết gần đây nhất, dẫu cả đời anh
gắn bó với quân đội, ăn lương quân đội và làm việc cho quân đội’’[35, tr. 656].
Từ đó, ông cũng khẳng định vị trí của Lê Lựu trong nền văn học Việt Nam thời
kỳ đổi mới: “Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên hội nhà văn Việt Nam, cứ
mười người chọn lấy một người tiêu biểu thì Lê Lựu là một trong tổng số sáu
mươi nhà văn ấy. Nếu về văn xuôi Việt Nam hiện đại, chọn lấy ba mươi tác

phẩm thì có mặt thời xa vắng. Nói thế để có thể thấy trong văn học Việt Nam
hiện đại, Lê Lựu đã có một vị trí đáng kể” [35, tr . 663].
Bên cạnh đó, còn có một số bài nghiên cứu, đánh giá về các tác phẩm
của Lê Lựu. Trần Đăng Khoa cũng đã thẳng thắn đánh giá về tác phẩm của Lê
Lựu “ đã cuốn hút người đời bằng một thứ văn không nhạt. Ngay cả những
chuyện xoàng xĩnh, người đọc vẫn thu lượm được cái gì đấy, có khi là một chi
tiết , một đoạn tả cảnh hoặc một nét phác họa tính cách nhân vật. Nghĩa là đọc
anh không bị lỗ trắng. Cũng bởi lẽ Lê Lựu là nhà văn không chấp nhận được
sự nhạt nhẽo tầm thường” [35, tr. 669]. Và riêng với “đứa con cưng” của Lê
Lựu thì Trần Đăng Khoa cũng dành lời lẽ sắc sảo “Với ba trăm trang sách, tiểu
thuyết Thời xa vắng đã ôm chứa một dung lượng lớn. Đấy là một chặng đường
lịch sử oai hùng. Chặng đường ba mươi năm, từ buổi lập nước đến lúc giải
phóng xong toàn bộ đất nước. Lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết” [35, tr .
676]. Qua những lời nhận xét ấy, ta có thể thấy “tiểu thuyết Thời xa vắng của
Lê Lựu phản ánh sinh động và chân thực quá trình chuyển biến trong cách
nhìn nhận đánh giá lại hiện thực. Sự phản ánh chân thực, sinh động tạo nên
hoàn cảnh nhào nặn nên con người đó, sự nín nhịn nhẫn nhục và vùng vẫy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

cuống cuồng, những thay đổi trong tâm lý và hành động của anh ta đã được Lê
Lựu dựng lại rất sinh động, đã lôi cuốn mạnh người đọc, gợi ra những liên
tưởng có ý nghĩa xã hội mà hiện nay mọi người đang rất quan tâm Thời xa
vắng phản ánh khá sâu sắc một giai đoạn tâm lý của nông dân, giai đoạn vùng
lên, hoà theo, nhập thân hoàn toàn vào đời sống của xã hội mới” [24, tr.588 -
589]. Đến với những trang viết của Lê Lựu, mỗi người đọc đều cảm thấy sự
cuốn hút đặc biệt. Nhân vật hiện lên trên trang viết với số phận đầy bi kịch.
Những bi kịch do xã hội tạo ra và những bi kịch do chính họ tạo ra. Chúng ta
vừa giận lại vừa thương Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Núi trong Sóng ở
đáy sông và ngay cả sự tha hoá của Lưu Minh Hiếu trong Chuyện làng cuội…
Các tác phẩm của Lê Lựu ra đời vào lúc này đã làm cho đời sống văn học Việt

Nam thêm sôi động.
Ở một số bài viết như: Thời xa vắng – Một tâm sự nóng bỏng của Lê
Thành Nghị, Nghĩ về một thời xa vắng của Thiếu Mai, Nhận thức lại thực tại
qua một thời xa vắng của Nguyễn Văn Lưu, Suy tư từ một thời xa vắng của
Nguyễn Hoà Ở những bài viết này, các tác giả đã đề cập đến những suy nghĩ
mới mẻ của Lê Lựu. Đó là những vấn đề nhận thức lại một thời xa vắng - Một
thời sống hộ, yêu hộ. Cũng đánh giá về vấn đề này, có bài viết Hình tượng
người nông dân và nhà văn đô thị của Nguyễn Thu Hằng. Tác giả đã nhận xét:
“Có thể họ chưa có tủ lạnh, nhưng họ đã có xe chở đá về, quán nào ở quê mà
chả đọc thấy Giải khát có đá! Còn xe máy à, có đấy nhưng họ khác dân thành
phố, anh thành phố thì cưỡi nghênh ngang cho oai. Anh nhà quê họ thực tế
hơn, họ đi Sim sơn, đi Minxcơ, hợp với đường quê, lại thồ được gà, được lợn.
Cái xe của họ thồ được bốn người, họ tính toán kỹ lắm chứ” [15, tr.652]. Cùng
những bài viết ấy, có bài viết Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu của Hoàng Ngọc
Hiến, bài Nhà văn Lựụ đi đến tận cùng tính cách nhân vật của Lê Hồng Lâm. Ở
bài viết này, ông nhận định, đánh giá về vị trí của Lê Lựu: “Ông Lê Lựu từ khi
được bạn đọc chú ý, hễ cứ viết ra cuốn nào là gây dư luận cuốn đó. Có cuốn
nổi tiếng bởi bản thân nội dung đặc sắc, nó đi vào mạch ngầm trong tâm tư,
tình cảm nhân vật như Thời xa vắng, có cuốn nổi tiếng bởi tai tiếng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Chuyện làng cuội, lại có cuốn mãi vài năm sau khi lên phim mới nổi đình nổi
đám kéo theo đó là tai bay vạ gió như Sóng ở đáy sông’’ [22, tr. 708].
Cũng có bài viết lại đi sâu về sự nghiệp và hoàn cảnh sáng tác của Lê
Lựu như bài Lê Lựu –Thời xa vắng của Đinh Quang Tốn. Trong bài Lê Lựu –
Chân dung văn học, Trần Đăng Khoa lại nhấn mạnh đến nghệ thuật trong Thời
xa vắng.
Đến với bài viết Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới của Đỗ Hải Ninh, tác
giả lại nêu ra những nét khái quát nhất về tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ sau
1975, tuy nhiên tác giả không đi sâu vào phân tích cụ thể. Tiểu thuyết Lê Lựu

còn được nhìn ở góc độ khác. Tác giả Nguyễn Bích Thu nhận xét về việc khai
thác đề tài trong tiểu thuyết Lê Lựu và khẳng định đến tính tích cực trong việc
đề cập đến hạnh phúc con người “Tiểu thuyết không ngần ngại miêu tả sắc dục,
tình yêu nhục thể là một lĩnh vực rất riêng của mỗi cá nhân. Miêu tả nhưng con
người, khai thác yếu tố tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh
nhân bản của văn học” (Hai nhà của Lê Lựu). Nguyễn Tường Lịch cũng
khẳng định thành công của Lê Lựu trong tiểu thuyết Thời xa vắng ở việc khai
thác những xung đột của trái tim con người có thể khẳng định nét đổi mới ở
Thời xa vắng là tác giả không hướng ngòi bút của mình mô tả các sự kiện lịch
sử bên ngoài theo thời gian tự sự nơi chiến trường máu lửa như một số tác
phẩm cùng thời và trước đó mà đi sâu khai thác những xung đột đầy bi kịch của
trái tim con người trong bối cảnh từ giã chiến tranh về hậu phương thời hoà
bình.
Nhìn chung qua các bài nghiên cứu, ta có thể nhận thấy tiểu thuyết Lê
Lựu trong thời kì đổi mới được giới nghiên cứu phê bình quan tâm sâu sắc. Hầu
hết các nhà nghiên cứu đều trân trọng những thành công của nhà văn. Những
bài nghiên cứu đã mở ra cho chúng tôi hứng thú khi tìm hiểu về vấn đề này.
Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu, phê bình, các luận văn,
luân án chủ yếu tập trung tìm hiểu tiểu thuyết Lê Lựu nói chung hoặc một số
nhân vật, tác phẩm quen thuộc gắn liền với tên tuổi nhà văn. Vì thế, chúng tôi
mạnh dạn đi tìm hiểu về năm cuốn tiểu thuyết tiêu biểu trong sáng tác của nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

văn: Thời xa vắng, Chuyện làng cuội, Sóng ở đáy sông, Thời loạn, Hai nhà
để thấy được sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tác qua nhân vật phụ nữ. Từ
đó, chúng tôi muốn chỉ ra những đóng góp của Lê Lựu trong hành trình tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.

3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu những đặc điểm, những nét đặc sắc của nhân

vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu trên phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật với mục đích tìm kiếm, phát hiện những nét khác biệt và sự đổi mới trong
cách nhìn và cách thể hiện hình ảnh người phụ nữ của nhà văn. Qua đó, khẳng
định đóng góp, vị trí của nhà văn trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới.
Đối tượng nghiên cứu là nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết Lê Lựu
thời kỳ đổi mới: Thời xa vắng (1986); Chuyện làng cuội (1993); Sóng ở đáy
sông (1994); Hai nhà (2000);Thời loạn (2010). Từ đó, khái quát về bức chân
dung người phụ nữ trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chủ yếu đi sâu tìm hiểu để chỉ
ra các kiểu nhân vật nữ, quan niệm nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, nghệ thuật
xây dựng nhân vật qua một số tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê
Lựu, luận văn làm rõ những vấn đề sau:
Xác định vị trí các tiểu thuyết: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở
đáy sông, Hai nhà, Thời loạn trong sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu và trong
tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Phân tích những đặc điểm nổi bật của các kiểu nhân vật nữ trong các tiểu
thuyết Lê Lựu và những nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật như nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thuật tạo tình huống, nghệ thuật khắc họa nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu nhân
vật Từ đó, khẳng định sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tác về đề tài người
phụ nữ của Lê Lựu.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi lựa chọn một số phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:

5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Để làm rõ những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật khi xây
dựng hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu thì không thể không đi
sâu tìm hiểu, khám phá tác phẩm. Vì vậy, sử dụng phương pháp này, sẽ giúp
chúng tôi đi sâu khám phá mọi cung bậc tình cảm, diễn biến tâm lý của nhân
vật cũng như những trăn trở của nhà văn trên từng trang viết. Từ đó sẽ rút ra
được những mạch chuyển đổi trong cảm hứng sáng tác về nhân vật nữ trong
tiểu thuyết cuả Lê Lựu.
5.2. Phương pháp so sánh
Văn học phản ánh hiện thực và chịu sự chi phối của hoàn cảnh xã hội. Sự
chuyển biến và đổi mới của văn học gắn với quá trình vận động và biến đổi của
xã hội. Việc sử dụng phương pháp so sánh giúp chúng tôi có điều kiện so sánh
sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ của Lê
Lựu trong thời kỳ đổi mới cũng như những điểm độc đáo, đặc sắc của tiểu
thuyết Lê Lựu so với tiểu thuyết của các tác giả cùng thời.
5.3. Phương pháp hệ thống
Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống nhằm xem xét những bình
diện, những yếu tố và những mối quan hệ cơ bản tạo nên đặc điểm nổi bật của
hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết Lê Lựu.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


6. Đóng góp của luận văn
Qua luận văn Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu, chúng tôi muốn
chỉ ra sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tạo của Lê Lựu khi viết về người phụ
nữ. Từ đó, khẳng định vị trí cùng những đóng góp to lớn của Lê Lựu trong nền
văn học Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ
đổi mới.
Chương 2: Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết Lê Lựu.
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ trong
tiểu thuyết Lê Lựu.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG DÒNG CHẢYTIỂU THUYẾT VIỆT
NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1.1.Khái quát tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại
1.1.1. Đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Văn xuôi Việt Nam từ 1975 đến nay có sự đổi mới rõ nét trên mọi bình

diện, ở nhiều cấp độ và trong mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết. Tiểu thuyết là
một loại hình tự sự cỡ lớn đang có sự chuyển mình liên tục để đáp ứng yêu cầu
của thời đại, của đời sống văn học. Ở đó, các nhà văn đã thể hiện sự đổi mới về
tư duy nghệ thuật, cách tiếp cận hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người,
nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ Càng về sau trong sự tiếp xúc giao lưu văn
học hiện đại phương Tây, các cây bút tiểu thuyết càng tích cực và tỏ ra nhạy
bén trong việc làm mới chính mình. Tác phẩm của họ đã làm nên diện mạo đa
dạng của tiểu thuyết đương đại. Tiểu thuyết thời kỳ này đã vượt qua một chặng
dài trên con đường đổi mới. Nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức cách tân
trong cách nhìn và lối viết. Vì thế, tiểu thuyết đã thực sự trở thành nhân vật
chính trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại. Có thể kể đến những cây bút
khá thành công như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Xuân
Thiều, Lê Lựu Tiếp đến là lớp nhà văn trưởng thành sau cuộc chiến như: Bảo
Ninh, Chu Lai, Hồ Anh Thái, Dương Hướng, Phan Thị Vàng Anh Càng về
sau, trong sự tiếp xúc, giao lưu với các thành tựu văn học phương Tây và
những yêu cầu đổi mới của văn học, các cây bút tiểu thuyết càng tỏ ra nhạy bén
trong việc làm mới chính mình. Tác phẩm của họ tạo nên sự đa dạng của tiểu
thuyết Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tạo nên dòng
chảy của văn học hậu hiện đại.
Trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới, một loạt các tiểu thuyết đã gây
tiếng vang như những tín hiệu mở đầu trong sáng tạo và đổi mới của văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thời kỳ này. Từ Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Trong cơn gió lốc (Khuất
Quang Thuỵ) đến Thời gian của người (Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong
vườn (Ma Văn Kháng) Vào thời điểm 1986 và những năm tiếp theo trong cao
trào đổi mới, tiểu thuyết đã thực sự bộc lộ ưu thế của mình. Đội ngũ viết tiểu
thuyết đã cố gắng đổi mới tư duy, tìm ra một hướng đi mới trong sáng tạo nghệ
thuật của mình. Họ mải miết trên cánh đồng văn chương để khai sinh ra những
đứa con tinh thần của mình. Có thể kể đến một số tác phẩm của các tác giả tiêu

biểu như: Thời xa vắng, Hai nhà ( Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma
(Nguyễn Khắc Trường), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng),
Luật đời và cha con (Nguyễn Bắc Sơn) Tiểu thuyết thời kỳ này đã khẳng định
được vị trí của mình. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà người ta đã cảm nhận
thời bây giờ là “ thời của tiểu thuyết” ( Nguyễn Huy Thiệp ), thời của dân chủ
hoá trong sáng tạo và tiếp nhận. Những nhà văn lão thành như Nguyễn Xuân
Khánh đã từng thành công với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn – Cuốn tiểu
thuyết vừa ráo mực đã được nhận giải thưởng cao nhất của Hội nhà văn Hà Nội
với số phiếu tuyệt đối; Nguyễn Khải với Thượng đế thì cười dường như muốn
khép lại một hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút để lại nhiều tiếng vang trong sự
nghiệp tác giả. Dù đã thuộc vào hàng cây cao bóng cả, Mạc Can vẫn không thôi
làm người đọc ngạc nhiên và cảm động với tiểu thuyết đầu tay Tấm ván phóng
dao. Qua nhiều năm tích luỹ kinh nghiêm và nếm trải, Bùi Ngọc Tấn làm nóng
dư luận với Chuyện kể năm 2000. Và không thể không nhắc đến một Ma văn
Kháng vẫn dồi dào bút lực trong Ngược dòng nước lũ. Cùng đồng hành với
những nhà văn lớp trước là hàng loạt các cây bút của các thế hệ kế tiếp luôn ý
thức về sự đổi mới sáng tạo, sẵn sàng thể nghiệm, cách tân, sáng tạo và chấp
nhận thử thách. Người đọc đã dần quen và nhớ tên hàng loạt tiểu thuyết Thoạt
kỳ thuỷ, Ngồi ( Nguyễn Bình Phương); Cõi người rung chuông tận thế ( Hồ
Anh Thái); Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh) Trong bối cảnh giao lưu và hội
nhập văn hoá quốc tế, sáng tác của các cây bút hải ngoại đã xuất hiện ở Việt
Nam và được giới thiệu tới bạn đọc ở trong nước: Sông Côn mùa lũ (Nguyễn
Mộng Giác), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Và khi tro bụi (Đoàn Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Phượng) Những tác phẩm của các cây bút ấy đã góp phần làm cho diện mạo
tiểu thuyết hậu hiện đại phong phú và đa dạng hơn.
Như vậy, tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã thực hiện khá thành
công nhu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết. Nhìn từ góc độ thể loại, ở thời kỳ này
tiểu thuyết có sự tìm tòi, cách tân trên nhiều phương diện: Đề tài, cốt truyện,

kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ Ở phương diện đề tài, tiểu thuyết đã nhìn thẳng
vào sự thật, vào những mảnh vỡ, những bi kịch đời thường để mổ xẻ, phơi bày
nó bằng cái nhìn mới mẻ, trung thực. Văn học chính là tấm gương phản ánh
hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Cuộc sống riêng tư với những tâm
tư, tình cảm và nguyện vọng cá nhân được các nhà văn đi sâu khai thác. Chủ đề
thế sự đời tư trở thành chủ đề xuyên suốt các sáng tác văn học thời kỳ này.
Cuộc sống với những trạng thái khác nhau: cao cả - thấp hèn, ánh sáng – bóng
tối, khát vọng – ham muốn được phơi bày, tạo nên diện mạo mới cho văn
học. Các nhà văn đã đi sâu khám phá những va đập của đời sống chiến
tranh đến cuộc sống của con người thời hậu chiến với nỗi đau, sự mất mát,
những bi kịch của cuộc sống đời thường. Vì thế, văn học đã gần với con
người và cuộc đời hơn.
Bên cạnh sự thay đổi đề tài là sự đổi mới, cách tân ở cốt truyện. Trong
một số tiểu thuyết trước đây người ta thường kể lại cốt truyện, chú ý nhiều đến
cốt truyện mà ít để ý đến cách viết của nhà văn. Nhưng từ sau 1975, nhất là
trong thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết đã phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, tự
do hơn ở cách thức dựng truyện. Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là
những cốt truyện giàu tâm trạng. Có những kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch
lạc, có mở đầu, có kết thúc; cũng có những tiểu thuyết có cấu trúc lỏng lẻo, lắp
ghép, kết thúc mở - kết thúc bỏ ngỏ, không hoàn kết. Tất cả các dạng thức trên
đều nhằm phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của con người,
cuộc sống đương đại. Cốt truyện tiểu thuyết từ những năm đổi mới đến nay,
một mặt kế thừa những đặc trưng của cốt truyện truyền thống mặt khác đã tiếp
cận một cách có chọn lọc những tinh hoa của tiểu thuyết hiện đại thế giới. Nghệ
thuật đồng hiện, những độc thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp ghép, nghệ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

gián cách, đa giọng điệu đã được tiểu thuyết thời kỳ này vận dụng một cách
linh hoạt. Nhiều tác giả đã đổi mới tư duy, tìm một hướng đi mới trong sáng tạo
thể loại: Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Dương Hướng, Hồ Anh Thái, Bảo

Ninh Ở các tiểu thuyết Chim én bay, Ăn mày dĩ vãng tác giả đã sử dụng cấu
trúc đồng hiện trong tác phẩm. Ở đó, quá khứ và hiện tại được đan xen trong
cốt truyện. Tiểu thuyết được viết một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi
pháp truyền thống. Có nhiều tiểu thuyết giai đoạn này được tạo dựng từ các
mảnh cốt truyện, các mảnh tâm trạng không theo trình tự thời gian mà theo ý
đồ sáng tạo của tác giả.
Làm nên tác phẩm không thể thiếu nhân vật. Nhân vật văn học thể hiện
quan niệm của nhà văn về con người. Tiểu thuyết ngoài khả năng tái hiện bức
tranh toàn cảnh xã hội còn đi sâu khám phá số phận con người. Nếu như văn
học giai đoạn 1945 -1975 nhìn con người dưới góc độ cộng đồng dám xả thân
vì nghĩa lớn, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong sự gắn bó với cộng đồng. Đến văn
học thời kỳ đổi mới lại là giai đoạn chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư duy
tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư. Vì thế,
tiểu thuyết quan tâm đến số phận con người trước những va đập của chiến
tranh. Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những con người
bình thường với những bi kịch của đời họ. Trong văn học đổi mới vấn đề con
người cá nhân được các nhà văn quan tâm hàng đầu. Đó không phải là con
người của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, không chịu sự tác động của
xã hội như trước kia. Mà ở đây, số phận cá nhân được giải quyết một cách thoả
đáng trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội. Đằng sau mỗi cá thể là
những vấn đề mang ý nghĩa của thời đại. Tiểu thuyết thời kỳ này, đề cập đến
khát vọng sống, về hạnh phúc cá nhân, về tình yêu đôi lứa. Các tác giả đã khai
thác con người tự nhiên trước nhu cầu của hạnh phúc đời thường, của cuộc
sống riêng tư. Khi con người trở về với cuộc sống đời thường, trong hàng loạt
tác phẩm của Lê Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Dương Hướng, Nguyễn Khắc
Trường các nhà văn đã thể hiện được sự gắn bó giữa sự nghiệp chung với
hạnh phúc riêng, giữa con người cá nhân và con người xã hội. Các cây bút tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thuyết ấy đã đi sâu khám phá thế giới nội tâm của con người. Ở đó, các tác giả

đã đi sâu vào thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con người. Tiểu
thuyết từ sau đổi mới đã quan niệm con người cá nhân như một nhân cách kiểu
mới. Các nhà văn đã nhận diện con người đích thực với nhiều kiểu dáng nhân
vật, biểu hiện phong phú và đa dạng, có sự kết hợp hài hoà giữa con người tự
nhiên và con người xã hội.
Ngôn ngữ là phương tiện, chất liệu để xây dựng nên tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ gần với đời sống, ẩn chứa những đặc trưng
của thể loại: Tính văn xuôi, tính tổng hợp, tính đa thanh. Xoá bỏ khoảng cách
sử thi, tiểu thuyết miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần
thuật, với cách nhìn nhân vật như những con người bình thường. Do yêu cầu cá
thể hoá cao độ ngôn ngữ nhân vật nên tiểu thuyết thâu nạp các dạng thức khác
nhau của nhiều tầng lớp trong xã hội. Nhà văn được giải phóng khỏi sự lệ thuộc
vào một ngôn ngữ duy nhất mà có thể hoán vị ngôn ngữ của nhà văn và ngôn
ngữ nhân vật. Miêu tả cuộc đời như nó vốn có, ngôn ngữ tiểu thuyết không chỉ
được soi sáng bởi ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn ngữ nhân
vật. Tính đối thoại nội tại là một yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ tiểu thuyết.
Ngôn ngữ tiểu thuyết không bao giờ thoả mãn với một ý thức, một tiếng nói mà
luôn mang tính đa thanh. Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật tạo
nên giá trị nghệ thuât của tác phẩm qua đối thoại. Nhờ đối thoại mà các vấn đề
trong tác phẩm được xem xét, thể hiện dưới những điểm nhìn khác nhau. Ngôn
ngữ đối thoại trong tác phẩm thường tạo ra những tình huống bất ngờ và cảm
giác thực của đời sống qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Bên cạnh đối thoại,
độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình
tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm bí ẩn của nhân vật. Bên cạnh
đó là bút pháp trào lộng, giễu nhại. Dường như càng về sau sự xuất hiện của
bút pháp này càng nhiều trong tiểu thuyết đương đại. Có thể nói, Thời xa vắng
(Lê Lựu), Thiên sứ (Phạm Thị Hoà), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải) là
những tác phẩm sử dụng bút pháp trào lộng, giễu nhại thành công. Góp phần
làm nên gương mặt của tiểu thuyết đương đại cũng phải kể đến bút pháp phúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


dụ, huyền thoại. Đây là bút pháp nghệ thuật được rất nhiều nhà tiểu thuyết thời
kỳ này sử dụng. Sự có mặt của bút pháp này vừa giúp nhà văn đi sâu hơn vào
thế giới hiện thực vừa tạo ra sự lạ hoá để thu hút người đọc đem đến cho họ
nhiều cảm xúc mới mẻ về một hiện thực đầy nghiệt ngã và phức tạp qua những
huyền thoại giàu chất tưởng tượng. Từ đó, người đọc có cái nhìn đa dạng, nhiều
chiều về đời sống hiện thực.
Nhìn từ góc độ khác, tiểu thuyết thời kỳ này đã tiếp cận vấn đề đạo đức
một cách tối đa. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống xã hội
biến đổi nhanh chóng, vấn đề đạo đức của con người đang bị xuống cấp. Với
thiên chức của mình – là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là phương tiện giáo dục con
người, văn chương đã góp phần thức tỉnh lương tri, nâng đỡ tâm hồn, hướng
con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Và lẽ dĩ nhiên, không thể dửng dưng đứng
ngoài cuộc, tiểu thuyết sau 1975 thâm nhập vào cuộc sống con người. Trên
hành trình tìm kiếm đạo đức, nhân cách mới cho con người hôm nay và mai sau
thì việc đặt con người trong các mối quan hệ đạo đức xã hội là điều cần thiết.
Tiểu thuyết hôm nay đã hướng vào việc phản ánh mặt trái của những con người
phi nhân tính, đánh mất đạo lý Thấp thoáng ở đó, người đọc tìm thấy những
mảnh đời, những số phận được tái tạo mang chiều sâu triết lý nhân sinh cụ thể
mà phổ quát. Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới hoà nhập để phản ánh chân thực, gần
gũi những vấn đề mà các nhà văn trăn trở. Ở đó, các tác giả đặt ra nhu cầu về ý
thức, trách nhiệm lương tri trước những biến động ghê gớm của các chuẩn mực
giá trị đạo đức, góp phần làm cuộc sống hoàn thiện, tốt đẹp hơn. Hàng loạt các
tác phẩm như: Thời xa vắng, Chuyện làng cuội, Hai nhà, Thời loạn của (Lê
Lựu); Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng); Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường) Cùng với đó là sự góp mặt của truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp Từ đó, giúp
người đọc nhận thấy đời sống xã hội không còn là một chiều, giản đơn, dễ hiểu
mà chúng luôn biến chuyển phức tạp, nhiều chiều. Bằng trách nhiệm của người
cầm bút, các nhà văn đã đưa ngòi bút của mình len lỏi tới những ngõ ngách của

đời sống xã hội để viết lên những mặt tiêu cực, những mảnh đời đau khổ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

những cảnh đời éo le, những tấn bi hài kịch của con người. Thực tế xã hội Việt
Nam những năm sau đổi mới có nhiều phức tạp, nhiều biến động. Con người bị
cuốn theo cuộc sống xô bồ, hỗn độn. Trong đó có một bộ phận không nhỏ bị
chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, gia đình, dòng tộc.
Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới thể hiện sự nhạy bén về tư duy nghệ thuật trong
việc nhận thức thực trạng suy thoái, sự băng hoại về đạo đức, nhân cách con
người. Nhờ vậy, tiểu thuyết đã đáp ứng được những yêu cầu của văn học giai
đoạn đổi mới.
Như vậy với những đổi mới, cách tân trên, ta có thể khẳng định rằng tiểu
thuyết đã thực sự trở thành nhân vật chính trên sân khấu văn học hiện đại.
Sở dĩ chúng tôi muốn luận giải một cách khái lược về tiểu thuyết Việt
Nam đương đại là bởi nhà văn Lê Lựu luôn nằm trong guồng quay hối hả đó.
Với sự miệt mài, dẻo dai cày xới trên cánh đồng văn chương, chữ nghĩa, ông đã
gặt hái được nhiều thành quả đáng kính phục. Đúng như lời nhận xét của nhà
phê bình Bùi Việt Thắng: “Nếu như nhà văn Nguyễn Minh Châu được tấn
phong là “người mở đường tinh anh” cho đổi mới văn học Việt Nam sau 1975
thì Lê Lựu tôi sẽ gọi ông là “người lính xung kích” trong trận đánh mở đường
ngoạn mục đổi mới văn chương đương đại Việt Nam. Người lính xung kích
thường hi sinh nhiều hơn đồng đội của mình. Lê Lựu là như thế!” (Lê Lựu,
người lính xung kích trong trận đánh mở đường ngoạn mục).

1.1.2. Đội ngũ nhà văn viết tiểu thuyết.
Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới, ở thời kỳ này các nhà tiểu
thuyết đã ý thức được vai trò, sứ mệnh của mình nên họ ra sức sáng tạo để
khẳng định mình. Với nội lực riêng trong cá tính sáng tạo, các nhà văn đã và
đang chiêm nghiệm, vừa ở trong tư thế nhập cuộc vừa biết lùi xa và đứng trên
tầm cao của đất nước trong những năm có sự chuyển đổi về cách nhìn, cách

khám phá nghệ thuật của nhà văn. Hoà mình vào dòng chảy văn học thời kỳ
này, các nhà tiểu thuyết đương đại ra sức sáng tạo để khẳng định mình. Điều đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

đã tạo nên một đội ngũ tiểu thuyết đông đảo có tên tuổi trong nền văn học Việt
Nam hiện đại. Có thể kể đến các cây bút như: Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Khắc Trường, Lê Lựu, Chu Lai, Dương Hướng,
Nguyễn Thị Thu Huệ… Họ quan tâm đến nhiều vấn đề của đời sống hiện thực.
Các nhà tiểu thuyết đã nhìn sâu hơn vào những mảnh vỡ, những bi kịch của con
người ở trong đời thường cũng như trong gia đình như: gia đình ông Bằng
(Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng), gia đình ông đồ Khang (Thời xa
vắng – Lê Lựu), gia đình lão Khổ (Lão khổ - Tạ Duy Anh), gia đình ông Phúc
(Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Trường), gia đình bà cả
Thuần (Dòng sông mía - Đào Thắng)…
Bằng trách nhiệm của người cầm bút, các nhà văn đã hoà nhập cùng với
sự phát triển mau lẹ của đời sống hiện thực. Từ đó, họ đưa ngòi bút của mình đi
sâu vào đời sống hiện thực xã hội với nhiều mặt vừa tích cực vừa tiêu cực. Từ
đó, họ nhận ra được những mảnh đời đầy éo le, những tấn bi kịch của đời sống
con người. Cũng xuất phát từ nhu cầu đổi mới văn học thời kỳ này mà các nhà
tiểu thuyết đương đại đã đổi mới tư duy nghệ thuật và quan niệm về con người,
thể loại. Vì thế mà kiểu nhân vật được mở rộng, đa dạng hoá sự đổi mới trong
nghệ thuật về con người nhằm tạo ra những đột phá trong văn học đương thời.
Chính điều đó đã khẳng định được bước tiến của tiểu thuyết cũng như các cây
bút tiểu thuyết thời kỳ này. Hoà chung vào không khí văn học giai đoạn này,
đội ngũ tiểu thuyết cũng vận hành trong cơ chế vận động và đổi mới của văn
xuôi đương đại. Những người cầm bút hoà mình vào cuộc sống hiện thực để cho ra
đời những tác phẩm có giá trị, thể hiện sự sáng tạo, những nỗ lực đổi mới của họ.
Đến với nhà văn của đồng bào các dân tộc miền núi - Ma Văn Kháng,
người đọc thấy được sự sáng tạo không nhỏ trong sự nghiệp của nhà văn. Ma
Văn Kháng được mọi người biết đến không chỉ bởi tác phẩm, nhân vật của

vùng núi cao mà hơn hết là sự nhập sâu ngòi bút của mình vào đời sống hiện
thực con người thời đổi mới. Các tiểu thuyết của ông đều mang theo một bài
học nhắc chúng ta về tình đời, tình người, tình yêu cuộc sống. Đúng như nhà
phê bình văn học Lưu Khánh Thơ kể lại: …Có thể nói tác phẩm đánh dấu sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

chuyển biến quan trọng của Ma Văn Kháng là tiểu thuyết “Mưa mùa hạ”. Tôi
còn rất nhớ khi tiểu thuyết ấy ra đời gặp rất nhiều sóng gió. Càng ngày càng
thấy rằng chỉ sau một thời gian ngắn thôi, tiểu thuyết Mưa mùa hạ ấy đặt ra
nhiều vấn đề của văn học đổi mới cũng như vai trò dự báo của tác phẩm văn
học đối với đời sống xã hội nói chung và trong văn học nói riêng. Trong những
năm đầu đổi mới, ngòi bút Ma Văn Kháng liên tục cho ra đời nhiều tác phẩm
gây được sự chú ý của bạn đọc. Đối với ông viết văn trước tiên là câu chuyện
về số phận con người, sự đấu tranh của mỗi người để hướng tới cái cao đẹp, cái
thiện. Thấp thoáng trong những trang sách, người đọc có thể nhìn ra nỗi buồn,
nỗi đau đời, những ưu tư của ông trước nhân tình thế thái. Ông muốn dùng sức
mạnh trong ngòi bút của mình để thể hiện những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc
đời. Ông là nhà văn luôn kiên trì lao động sáng tạo. Vì vậy mà tên tuổi của ông
được khẳng định trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại. Đúng như lời nhận
xét của nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân: Có thể nói trong số những cây
bút cùng thời với anh, có những người đã bỏ nghề, cũng có những người viết
thưa đi…Thế nhưng Ma Văn Kháng vẫn cặm cụi, tìm tòi, kiên trì viết đều lên
rất đều đặn. Và thật lạ những tác phẩm của anh đều gây được sự chú ý. Thành
ra Ma Văn Kháng đã thu được một kết quả khả quan về mặt sáng tác.
Hoà mình trong dòng chảy văn học thời kỳ đổi mới, Tạ Duy Anh cũng
có những sáng tạo không nhỏ và để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trong khoảng
hai mươi năm cầm bút, ông đã xuất bản sáu cuốn tiểu thuyết, hàng chục truyện
ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi Là nhà văn luôn đổi mới, tìm tòi và sáng tạo,
Tạ Duy Anh không lúc nào không nghĩ về sự thay đổi, thay đổi để tiếp tục sáng
tạo. Từ đó, mỗi tác phẩm, đặc biệt là cách viết mô tả cuộc sống với tất cả cái

xấu, cái ác và bóng tối đã làm nên sự thành công của ông qua một số tác phẩm
như: Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối, truyện ngắn Lãng du. Cũng trong
quãng thời gian cầm bút, Tạ Duy Anh vẫn luôn trăn trở tìm cách đổi mới tư
duy, quan niệm nghệ thuật, làm mới tác phẩm từ nội dung đến hình thức, từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ngôn ngữ tới cấu trúc. Điều đó làm cho sự nghiệp và tên tuổi của ông được
đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước biết đến.
Góp mặt trong đội ngũ các nhà tiểu thuyết đương đại, chúng ta cũng phải
kể đến sự đóng góp của Nguyễn Bình Phương. Mặc dù nhìn bề ngoài giản dị,
hiền hoà, nhân hậu, ít nói nhưng con người bên trong của ông lại vô cùng mạnh
mẽ, sắc sảo, thẳng thắn. Ông luôn nhìn vào sự thật để viết. Vốn là một nhà văn
quân đội, nhờ thời gian trong quân ngũ “rèn luyện cho tôi nhiều về tính cách
biết kìm nén hơn. Tôi có nhiều thời gian dong duổi lang thang cuộc chiến bảo
vệ bờ cõi của các vùng đất ấy. Quân ngũ cho tôi cái cảm quan về tình đồng đội,
về sự sống chất giữa những người bạn lính với nhau. Quan trọng nhất là nó rèn
luyện bản lĩnh đơn phương độc mã cho tôi”. Vì thế mà ông không ngừng sáng
tạo và đổi mới trong sự nghiệp sáng tác để khẳng định chỗ đứng của mình trong
tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn đã mang đến cho bạn đọc
những cảm quan mới mẻ và phong phú. Ông luôn ý thức tiếp thu cái mới và
khai thác đề tài ở những vùng đất mới với những cách tân độc đáo cả về nội
dung và hình thức thể hiện. Đó là những đóng góp đáng ghi nhận của một nhà
văn luôn nỗ lực sáng tạo làm mới tiểu thuyết Việt Nam.
* * *
Như vậy có thể thấy, với những nỗ lực đổi mới, sáng tạo, các nhà tiểu thuyết
đương đại đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Cũng nhờ đó mà đội ngũ tiểu thuyết đương đại ngày càng đông đảo, đa dạng.

1.1.3. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết đương đại.
Đề tài người phụ nữ là mạch nguồn bất tận trong văn học từ xưa đến nay.

Từ các áng ca dao dân ca, ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ bị ràng buộc bởi
những luật lệ, lễ giáo phong kiến hà khắc. Họ không làm chủ được số phận của
mình, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. ( Ca dao)
Đến thời kỳ văn học trung đại, hình ảnh người phụ nữ xuất hiện với số
phận bất hạnh “ hồng nhan bạc mệnh”. Đó là nàng Vũ Nương nết na thuỳ mị,
chung thuỷ nhưng bị chồng nghi ngờ ngoại tình đến nỗi phải lấy cái chết để
minh oan (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ). Đó là nàng
Kiều xinh đẹp, tài hoa, hiếu hạnh nhưng số phận chìm nổi với mười lăm năm
lưu lạc (Truyện kiều – Nguyễn Du)… Họ đều là những người phụ nữ xinh đẹp,
mang những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam nhưng gặp nhau
ở số phận bất hạnh. Đến thời kỳ văn học cách mạng, ta lại gặp hình ảnh các chị,
các mẹ sẵn sàng đứng lên cầm súng chiến đấu như: chị Út Tịch (Người mẹ cầm
súng – Nguyễn Thi), chị Sứ (Hòn Đất – Anh Đức), Nguyệt (Mảnh trăng cuối
rừng – Nguyễn Minh Châu) Ở họ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của
người phụ nữ Việt Nam: Nhân hậu, thuỷ chung, đảm đang, dũng cảm, dám hi
sinh hết mình.
Chiến thắng vĩ đại 1975 đã khép lại 30 năm chiến tranh gian khổ, hào hùng và
mở ra một chặng đường mới. Đây cũng là dấu mốc ghi nhận sự đổi mới, chuyển
mình của văn học. Sự thay đổi trong quan niệm về con người đã ảnh hưởng đến cách
nhìn và cách thể hiện về người phụ nữ. Nếu trước kia nhân vật nữ là những người anh
hùng thì sau chiến tranh họ trở về với con người thực, cuộc đời thực và trong lòng
không khỏi day dứt với nỗi đau thời hậu chiến. Người phụ nữ trong văn học giai đoạn
này được nhìn nhận nghiêng về khía cạnh đời tư, với những suy tư, trăn trở về cuộc
đời, con người. Bước ra khỏi chiến tranh nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại, thậm
chí ám ảnh đến cuộc sống của con người thời hậu chiến. Các nhà tiểu thuyết đương

đại cũng nằm trong mạch nguồn sáng tạo ấy. Họ đã đi sâu khám phá cuộc sống hiện
thực của con người thời kỳ này
. Vì thế, hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết
đương đại hiện lên với những gì như nó vốn có. Họ không điển hình cho mô típ
người được định trước mà hiện lên với cả mặt tốt và mặt xấu trong cuộc sống đời
thường. Từ cái nhìn đầy rẫy những chấn thương nên thế giới nhân vật trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

tiểu thuyết thời kỳ này là những con người nạn nhân của những chấn động xã
hội. Trước cuộc sống hiện thực luôn xô bồ, khắc nghiệt; trước sự cám dỗ của
lối sống thực dụng đang hoành, con người trở nên chao đảo mất phương hướng
dẫn đến tình trạng tha hoá hoặc bị chìm vào những bi kịch không lối thoát. Đến
với Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, người đọc bắt gặp hình ảnh
cô Lý vừa ý nhị kín đáo vừa vô cùng tàn nhẫn. Lý là nhân vật được tác giả khắc
hoạ rất đậm nét. Cô là người vừa có cá tính vừa có đời sống nội tâm phong phú.
Có lúc cô chăm sóc gia đình chu đáo, khéo léo trong nội trợ, điều đó khiến cô
thật dễ thương. Nhưng cũng có lúc cô nanh nọc như một kẻ thất học lắm điều
với những thói đố kị ganh ghét. Lý vừa là đoá hoa bừng nở, ngào ngạt khoe
hương sắc vừa là kẻ cô độc lầm lũi như cái bóng “xam xám cái áo nhuộm pin
đèn, sùm sụp cái nón, xách cái cặp lồng cơm, lặng lẽ đi làm”. Lý chính là sản
phẩm của thời đại mới dễ thích ứng nhưng cũng dễ thay đổi trước những biến
động của môi trường. Mặc dù, cô mồ côi bố mẹ từ lúc nhỏ. Tuổi thơ không
được sống trong mái ấm gia đình, lớn lên không được cắp sách đến trường như
bao đứa trẻ khác nhưng cô lại sớm bị tiêm nhiễm lối sống xô bồ nơi thành thị.
Vì vậy, khi Đông xuất hiện trong bộ quân phục sĩ quan, sao vàng lấp lánh trên
mũ là Lý cảm mến và chẳng bao lâu đã yêu tha thiết anh đại uý quân đội nhân
dân Việt Nam nọ. Thế nhưng sau khi gắn cuộc đời mình với Đông, Lý không
bằng lòng với cuộc sống đơn giản, buồn tẻ, điều đó làm cho Lý hoàn toàn vỡ
mộng. Trong khi đó, bên cạnh chị không thiếu những kẻ cơ hội muốn lợi dụng
chị, luôn khen chị quá mức “ cô là con người năng động nhất” hay “chị ấy là

con dao phay của chúng tôi”. Từ đó, Lý rơi vào cái ảo tưởng mình có vai trò rất
quan trọng “chị ngây ngất vì vinh quang, lòng tràn ngập tràn ngập cái cảm giác
mình là nhân vật nổi trội nhất, tài năng nhất, có quyền hành cao nhất lúc này”.
Cũng từ đó, chị đã rơi vào chỗ buông xuôi bị trượt ngã trên đường đời. Cộng
với sự cô độc, trơ trọi trong gia đình, mọi người trong nhà không còn chở che,
nâng đỡ, vỗ về, an ủi chị nữa. Bao nhiêu bực dọc, bao nhiêu cay đắng, bao

×