Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.56 KB, 107 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu








ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ THẤM




NHÂN VẬT THIẾU NHI QUA HAI TIỂU THUYẾT CÔI
CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA
MA VĂN KHÁNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN





Thái Nguyên, 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng
Sau đại học, quý thầy cô khoa Ngữ văn - Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái
Nguyên và quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập. Đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang; Ban giám hiệu, giáo viên dạy
Ngữ văn cùng toàn thể các em học sinh của trƣờng THPT Xuân Huy - huyện Yên
Sơn - tỉnh Tuyên Quang đã tận tình hợp tác giúp đỡ tôi, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn
Ngọc Thiện - ngƣời thầy hƣớng dẫn Luận văn đã tận tình giúp đỡ tôi về tri thức,
phƣơng pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn nhà văn Ma Văn Kháng cùng bạn bè, đồng nghiệp và
ngƣời thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Học viên



Nguyễn Thị Thấm





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Trong
suốt quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả nghiên cứu khoa học
của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn nhƣng những nội dung nghiên cứu
của tôi không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những trích dẫn
tài liệu đã đƣợc sử dụng trong Luận văn là đúng sự thật và đƣợc trích dẫn nguồn gốc
từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, công bố. Các giải pháp
nghiên cứu nêu trong Luận văn đƣợc rút ra từ những cơ sở lý luận và nghiên cứu thực
tiễn, trong quá trình học tập và giảng dạy.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Học viên


Nguyễn Thị Thấm



Xác nhận Xác nhận
của khoa chuyên môn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS : Giáo sƣ
TS : Tiến sĩ
PGS : Phó giáo sƣ
Nxb : Nhà xuất bản
THPT : Trung học phổ thông
H : Hà Nội
tr : trang
























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
7. Đóng góp của luận văn 9
8. Cấu trúc của luận văn 9
NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1. BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG HAI TIỂU

THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN
KHÁNG 10
1.1. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại 10
1.1.1. Khái niệm về đề tài 10
1.1.2. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng 11
1.1.2.1. Đời sống thiếu nhi trong gia đình 12
1.1.2.2. Đời sống thiếu nhi trong học đường nhà trường 20
1.1.2.3. Đời sống thiếu nhi trong các mối quan hệ xã hội khác 23
1.2. Hệ thống nhân vật trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa
cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng 27
1.2.1. Khái niệm về hệ thống nhân vật 27
1.2.2. Hệ thống nhân vật trong hai tiểu thuyết 27
1.2.2.1. Hệ thống nhân vật trẻ em 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.2.2.2. Hệ thống nhân vật người lớn 31
1.3. Đặc sắc bức tranh đời sống xã hội trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi
Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng 41
CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT THIẾU NHI TRONG
HAI TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ
CỦA MA VĂN KHÁNG 44
2.1. Khái niệm về nhân vật thiếu nhi trong văn học 44
2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa
cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng 44
2.2.1. Khái niệm về miêu tả 44
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết 45
2.2.2.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật 45
2.2.2.2. Nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm nhân vật 55
CHƢƠNG 3. ĐẶC SẮC TRONG NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU QUA HAI

TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ THIẾU NHI CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ
CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG 65
3.1. Ngôn ngữ của hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng 65
3.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật 65
3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong hai tiểu thuyết 66
3.1.2.1. Ngôn ngữ dung dị, đời thường đậm đặc chất liệu dân gian và mang đậm
phong vị miền núi 66
3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ, chất biểu cảm 71
3.2. Giọng điệu của hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng 74
3.2.1. Khái niệm về giọng điệu nghệ thuật 74
3.2.2. Các sắc thái giọng điệu trong hai tiểu thuyết 76
3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha 76
3.2.2.2. Giọng điệu suy ngẫm, triết lí sâu xa, hướng về nhân bản, bênh vực quyền
con người 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3.2.2.3. Giọng điệu thương cảm, xót xa 84
3.2.2.4. Giọng điệu mỉa mai, phê phán 88
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng (sinh ngày 1/12/1936) là nhà văn xuôi Việt Nam hiện đại nổi

tiếng trên Văn đàn. Ông đƣợc đánh giá là “một cây bút văn xuôi sung sức, một đời
văn sáng tạo” [55]. Kể từ năm 1961, khi cho ra đời truyện ngắn đầu tay Phố cụt
đăng trên báo Văn nghệ, số 136 đến nay, Ma Văn Kháng đã có một sự nghiệp văn
chƣơng đồ sộ có giá trị với trên 200 truyện ngắn, 16 cuốn tiểu thuyết, 4 truyện thiếu
nhi, một cuốn hồi ký - tự truyện, một cuốn tiểu luận và bút kí văn học. Song ở thể
loại nào ông cũng thành công và đƣợc đông đảo bạn đọc đón nhận, nhất là truyện
ngắn và tiểu thuyết.
Ở mảng truyện ngắn, Ma Văn Kháng tỏ ra là một ngòi bút khá điêu luyện về
nghề nghiệp và đã đạt đƣợc những đỉnh cao của phong độ, đem đến vinh quang cho
nhà văn ngay từ buổi đầu khởi nghiệp: Truyện ngắn Xa Phủ đƣợc Giải nhì (không có
giải nhất) trong Cuộc thi viết Truyện ngắn 1967 - 1968 của Báo Văn nghệ; Tập
truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ đƣợc Giải thƣởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà
văn Việt Nam năm 1995 và Giải thƣởng Văn học Đông Nam Á (ASEAN) năm
1998; Truyện ngắn San Cha Chải đƣợc Giải thƣởng “Cây bút vàng” trong cuộc thi
viết Truyện ngắn và Ký năm 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam
đồng tổ chức. Tập truyện ngắn Móng vuốt thời gian đƣợc Giải thƣởng của Hội Văn
học nghệ thuật các dân tộc thiểu số 2003…
Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất thành công
ở thể loại tiểu thuyết và đã đoạt đƣợc nhiều giải thƣởng cao quý nhƣ: Giải thƣởng
Văn học Công nhân lần thứ 3 năm 1984 cho tiểu thuyết Mưa mùa hạ; Giải thƣởng
Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985 cho tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn; Giải
thƣởng Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số 2001 cho tiểu thuyết Gặp gỡ ở
La Pan Tẩn; Giải thƣởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2009 cho tiểu thuyết Một mình
một ngựa; Giải thƣởng về đề tài Nông Nghiệp 2011 với tiểu thuyết Mưa mùa hạ;
Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001; Giải thƣởng Hồ Chí
Minh về Văn học Nghệ thuật đợt IV năm 2012 cho cụm tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi
cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn; Giải thƣởng đặc biệt của Hội Văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2013 cho tiểu thuyết Chuyện của Lý.

Cũng trong năm 2013, nhà văn còn đoạt Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam cho
cuốn Phút giây huyền diệu, tập tiểu luận và bút kí về nghề văn 320 trang.
Nhƣng dù thành công ở thể loại nào thì các tác phẩm của Ma Văn Kháng cũng
đều tập trung vào ba đề tài lớn: Miền núi; Thiếu nhi; Đô thị và tri thức. Nói về các
tác phẩm của Ma Văn Kháng, thầy giáo ngoại ngữ Thanh Thông trong bài viết: “Vài
cảm nghĩ khiêm tốn sau khi đọc tác phẩm Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng” đã
bộc lộ sự ngƣỡng mộ và khâm phục về tài năng văn chƣơng của nhà văn nhƣ sau:
“Tác phẩm nào anh viết cũng tường tận, chi li, đằm thắm và giầu tình tiết, anh hoàn
toàn được gọi là nhà tâm lí học, giáo dục học, dân tộc học, nhân chủng học, khoa
học hình sự, một lương y có tay nghề…”. Cùng với lời nhận xét đó và những thành
tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định đƣợc tài năng và vị thế của mình trong
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
1.2. Lâu nay, đã có nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng và
các tác phẩm của ông. Nhƣng hầu hết là các đánh giá, nhận định chung về từng tác
phẩm cụ thể, về hình tƣợng nghệ thuật. Các công trình nghiên cứu công phu nhƣ các
luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ tuy đã hƣớng vào những khía cạnh chuyên biệt. Ví
dụ nhƣ: Kiểu nhân vật, đặc trƣng thể loại, cảm hứng nghệ thuật, phân tích đặc sắc
nghệ thuật tự sự của truyện ngắn, tiểu thuyết trên các loại đề tài: đề tài ngƣời tri
thức, hình ảnh ngƣời phụ nữ, hình tƣợng ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết…
Tuy nhiên, đứng về góc độ nghiên cứu, Ma Văn Kháng là nhà văn có không ít
tác phẩm viết thành công về đề tài thiếu nhi nhƣng còn ít đƣợc đề cập đến. Côi cút
giữa cảnh đời là một trong ba cuốn tiểu thuyết nằm trong cụm tác phẩm đƣợc Giải
thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012 và Chuyện của Lý đoạt Giải
thƣởng đặc biệt của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2013 đều viết
về đề tài thiếu nhi rất sâu sắc nhƣng vẫn chƣa đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá.
Với lí do đó, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học: Nhân vật
thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma
Văn Kháng. Luận văn này là một công trình nghiên cứu quy mô nhỏ để lấp vào
khoảng trống đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu nhân vật thiếu nhi
qua hai tiểu thuyết xuất bản cách nhau 24 năm, cho thấy sự tiến triển trong cái nhìn
nghệ thuật, bút pháp cũng nhƣ phong cách tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trên cùng
một đề tài.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hơn 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng là một trong những
nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới. Các tác
phẩm của nhà văn, đặc biệt là những tác phẩm viết về thiếu nhi đã thu hút đƣợc sự
quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học.
2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời của Ma
Văn Kháng
Ngay từ khi ra đời, tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời (xuất bản lần đầu 1989) đã
đƣợc dƣ luận quan tâm và chú ý đến. Có rất nhiều bài viết, ý kiến về thiên truyện
đặc sắc này nhƣng đáng chú ý là: Bài viết của Văn Hồng dƣới dạng thƣ viết cho các
bạn đọc nhỏ tuổi, in ở đầu sách:“Gửi em, người bạn đọc sắp bước vào đời!”. Văn
Hồng đánh giá cao tƣ tƣởng nghệ thuật sâu sắc của tác phẩm có cái vị đắng cay và
ngọt bùi, nhận ra tấm lòng đau đớn và lời nhắn gửi của tác giả: “Đồng tiền, quyền
lực cũng nhƣ tất cả tài sản vật chất khác chung quy chỉ là phƣơng tiện. Ngƣời nào
coi đồng tiền, quyền lực là mục đích, ngƣời đó sẽ trở thành kẻ ác, giẫm đạp lên
ngƣời khác và tự phá hoại cuộc sống của chính mình! Mục đích của chúng ta cao
đẹp biết bao nhiêu, một cuộc sống có nghĩa, có tình, giàu về vật chất và tinh thần,
giàu cho tất cả mọi ngƣời, hòa bình và hữu nghị cho tất cả các dân tộc!” [24, tr. 9].
Giáo sƣ Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện Văn và Người đã nhận xét: “Côi cút
giữa cảnh đời - viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Cuốn sách chất đầy những đau khổ, oan
khiên lên thân phận ba bà cháu còm cõi, bơ vơ. Nếu chỉ là đau khổ và oan khiên
thì chỉ làm nẩy ở ngƣời đọc sự uất ức, phẫn nộ. Ngƣời ta mím môi nghiến
răng. Nhƣng để làm rơi đƣợc giọt nƣớc mắt thì phải có một cái gì khác, hoặc
cao hơn sự căm giận, sự phẫn nộ. Cái đó chỉ có thể khơi gợi đƣợc ở cái thiện,
cái đẹp và tình ngƣời. Chƣa thể nói ở đây cái thiện, tình ngƣời đã thắng, đã

vƣợt lên đƣợc cái ác, đã đè bẹp đƣợc những tâm địa tối tăm. Nhƣng nó đã có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thể tồn tại mà không bị vùi dập. Và tôi nghĩ đó là chiến thắng của tác giả
Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó nhƣ nhiều
cuốn sách khác. Nhƣng thật lạ, anh lại đƣa con ngƣời vào quỹ đạo những tình cảm
nhân hậu, tốt lành. Có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả
thanh lọc này vốn giành cho nghệ thuật; và dƣờng nhƣ cũng chỉ có một nghệ thuật
đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới làm nổi Cuốn sách mạnh mẽ đẩy ta
vào giữa giòng sống hôm nay với cảm hứng lớn là cảm hứng sự thật, và khát vọng
bao trùm là khát vọng dân chủ; cũng đồng thời cho ta một sự gắn nối với văn mạch
truyền thống là chủ nghĩa nhân văn và tình thƣơng yêu con ngƣời”. Còn về nhân vật
thiếu nhi trong truyện, Giáo sƣ Phong Lê cũng nhận định: “Nhân vật bé Duy cho ta
một hình ảnh một sự chống chọi để vƣợt lên bao đau khổ, đau khổ mà không quá
tầm thƣờng với của lứa tuổi lên mƣời, mà không cƣờng điệu, giả tạo” [31, tr. 193 -
198 ].
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết: “Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và
miền núi của Ma Văn Kháng” cho rằng: “Trong thể tài truyện vừa của văn học thiếu
nhi, Ma Văn Kháng đã góp vào đó bốn truyện hay. Tác phẩm tâm huyết về chủ đề
này của ông là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, đƣợc tái hiện trên cơ sở thu hút
nhiều yếu tố tự truyện, đã đƣợc tổ chức SIDA (Thụy Điển) trao giải thƣởng, bởi tác
phẩm là tiếng nói xác tín và truyền cảm bảo hộ quyền sống và nhân cách con ngƣời
ngay từ khi nó vẫn còn là một đứa trẻ non nớt và vụng dại” [25, tr. 231].
PGS.TS.Vân Thanh - Tác giả cuốn sách Phác thảo Văn học thiếu nhi Việt Nam
cũng đã trích dẫn một số ý kiến của một số nhà phê bình về cuốn tiểu thuyết Côi cút
giữa cảnh đời. Tác phẩm thu hút ngay ngƣời đọc ở sự thể hiện cuộc sống thực đầy
cay đắng và cũng không thiếu chất thơ diễn ra quanh ta. “Cuốn sách thể hiện cuộc
sống nhƣ một sự toàn vẹn” “không một cuộc phiêu lƣu, không một pha đuổi bắt, nhƣ
bất cứ văn học đích thực nào. Ở đây cái hấp dẫn là do tính cách và số phận những
con ngƣời” (Văn Hồng). “Đọc Côi cút giữa cảnh đời, có trang rơi nƣớc mắt, có đoạn

muốn gào lên” (Quần Phƣơng) [50, tr. 388].
Văn Trọng, trên báo Tiền Phong số 26, ngày 30/6/2002 cho rằng: “Tôi rất thích
truyện Côi cút giữa cảnh đời của nhà văn Ma Văn Kháng bởi tác phẩm đó giúp thiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

nhi giáp mặt với thực tế xã hội ngƣời lớn, trang bị cho các em một cái nhìn đúng về
cuộc đời, giúp các em biết phân biệt ngƣời và quỷ” [50, tr. 388].
Ma Văn Kháng - tác giả cuốn sách cũng đã tự bộc lộ cảm xúc của mình và đƣa
ra những lời nhận xét nhƣ sau: “Tác phẩm tôi yêu thích nhất là cuốn Côi cút giữa
cảnh đời, in năm 1989. Vì “cuốn sách đặt con ngƣời vào dòng đời đƣơng đại trong
một hiện thực gay gắt và không ít buồn phiền đau đớn Côi cút giữa cảnh đời triển
khai một cấu trúc gồm một loạt những gian truân cùng cực của ba bà cháu trong
cuộc vật lộn với thiếu thốn vật chất, mất mát tình cảm và những ức chế tinh thần.
Tôi nghĩ, văn học ta đã xây dựng khá sắc sảo hình tƣợng ngƣời vợ, ngƣời mẹ đại
diện cho ngƣời phụ nữ Việt Nam trong những cơn thăng trầm của lịch sử. Bây giờ
tôi muốn có hình ảnh của một ngƣời bà độ lƣợng, khoan dung thƣơng yêu hết mực,
hi sinh hết thảy vì con, cháu và bền bỉ, ngoan cƣờng, dũng cảm đối mặt với cái xấu,
cái ác; là hiện thân cho lẽ phải, lòng tin và sự can đảm. Trong Côi cút giữa cảnh đời
có hình bóng ngƣời mẹ kính yêu của tôi, ngƣời bà nội, bà ngoại của các con cháu
tôi” [29, tr. 247 - 248].
Nhƣ vậy, qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà văn Ma Văn Kháng và ý kiến
của các độc giả về cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, chúng ta nhận thấy, điều
mẫu chốt làm nên thành công tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời - tác phẩm nghệ
thuật đích thực là ở sự xúc động và chinh phục đƣợc lòng ngƣời. Đó cũng chính là
sự trải nghiệm mọi cung bậc cuộc đời của Ma Văn Kháng.
2.2. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Chuyện của Lý của Ma Văn
Kháng
Tiểu thuyết Chuyện của Lý vừa mới đƣợc xuất bản năm 2013, nhƣng tại buổi
giới thiệu cuốn tiểu thuyết đã có rất nhiều ý kiến phát biểu và lí giải về sự thành
công của cuốn sách này. Tuy nhiên, Ma Văn Kháng là ngƣời đầu tiên đã tâm sự: “Số

phận con ngƣời trong chiến tranh cùng với những gian nan trong cuộc sống bất toàn
mà nó phải chịu. Đó là câu chuyện của hàng trăm cuốn tiểu thuyết ở xứ ta rồi. Thế
còn số phận của những đứa trẻ thì sao? Về đề tài này tôi đã viết cuốn tiểu thuyết Côi
cút giữa cảnh đời, trong đó trung tâm là hình ảnh một ngƣời bà của hai đứa trẻ côi
cút thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Còn về Chuyện của Lý thì rõ ràng đứa trẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

mang tên Lý phải là nhân vật chủ yếu của cuốn sách. Lý là đứa trẻ đƣợc tác giả theo
dõi và miêu tả từ lúc là một ấu nhi, một sinh thể sống đơn thuần, tới khi hình thành
trọn vẹn nhân cách con ngƣời” [30]. Với việc theo dõi và miêu tả bé Lý nhƣ vậy,
Ma Văn Kháng muốn ngầm nhắc nhở những ông bố bà mẹ là phải phát huy hết khả
năng của mình trong việc nuôi dạy con cái. Cho nên, việc theo dõi và miêu tả bé Lý
ở trong cuốn sách Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng hoàn toàn trùng hợp với cách
giáo dục con cái của ông bố CarlWeter. Lý tƣởng giáo dục của ông là bồi dƣỡng con
trai trở thành một ngƣời phát triển toàn diện. Thực ra, đây có lẽ cũng là lý tƣởng của
mọi ông bố bà mẹ yêu con trên thế giới này. Chính vì thế, cuốn sách mới xuất bản
mà đã thu hút đƣợc cảm tình của độc giả. Điều này đúng nhƣ nhà Lí luận phê bình
Bùi Việt Thắng trong bài viết “Sự sống chẳng bao giờ chán nản” đã nhận định:
Chuyện của Lý là “một cái kết có hậu nhƣng không ai không đồng thanh tương ứng
đồng khí tương cầu cả. Khi Lý tròn mƣời bảy tuổi (tại sao lại không là mƣời tám
nhỉ?), đẹp rạng rỡ nhƣ trăng rằm, ấy là khi câu chuyện kết lại “Biết bao thời gian đã
qua đi và đọng lại cho hôm nay. Em là đứa bé đƣợc mẹ ấp ủ, đƣợc cha đẻ và bố
dƣợng soi đƣờng, hoàn thiện nhân cách, đƣợc bà ngoại, bà Pham, ông Thòn thƣơng
yêu nuôi dƣỡng, dạy bảo. Bất chấp những đổi thay của thời cuộc, thể chế và thời
gian, với em đó sẽ mãi mãi là những con ngƣời đẹp nhất, hoàn thiện nhất của mọi
cuộc đời. Em là Lý đây. Em đã đƣợc sống trong lòng cuộc sống của Phong Sa với đủ
các cung bậc buồn vui, đau khổ và sung sƣớng. Em là con đẻ của cuộc đời. Là con
của ngƣời đời, em đang can đảm bƣớc vào đời đây” (Ý kiến phát biểu trong buổi
giới thiệu tiểu thuyết Chuyện của Lý do Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức - Hà Nội,
ngày 15 tháng 11 năm 2013).

Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Văn học Việt Nam, một ngƣời em, ngƣời
bạn lâu năm của Ma Văn Kháng. Tại buổi lễ ra mắt cuốn sách Chuyện của Lý, nhà
thơ Hữu Thỉnh đã ghi nhận: “Nhà văn Ma Văn Kháng là một trong những ngƣời đạt
đƣợc nhiều thành tựu lớn trong văn xuôi. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện rất thật về
đời thƣờng, đồng thời là những chiêm nghiệm về cuộc sống của nhà văn đầy tinh
thần trách nhiệm, giàu nhiệt huyết, hăng say lao động. Đọc tác phẩm của ông, ta
thấy một vốn sống khổng lồ đƣợc chuyển hóa nhuần nhuyễn thành những câu từ hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

sức gần gũi” (Ý kiến phát biểu trong buổi giới thiệu tiểu thuyết Chuyện của Lý do
Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức - Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013).
Có thể nói, qua các ý kiến, các nhận định và lời tâm sự của nhà văn. Chúng ta
thấy, Chuyện của Lý cũng giống nhƣ tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn
Kháng. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đích thực, giàu tính chiến đấu và tràn đầy
tính nhân văn, làm cho ngƣời đọc xao xuyến, suy tƣ nhƣ đang thƣởng thức một món
ăn đặc sản tinh thần cao quý và thật sự cảm thấy bổ ích cho tâm hồn.
Tóm lại, với các bài viết, ý kiến, nhận định, các công trình nghiên cứu và bản tâm
sự của nhà văn về hai cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của
Ma Văn Kháng, chúng tôi đã có đƣợc những gợi ý tham khảo, những tƣ liệu quý báu
và cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài: Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết
Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng. Đây là hai cuốn tiểu
thuyết tiêu biểu xuất bản cách nhau 24 năm nhƣng đều có chung một đề tài là viết về
thiếu nhi. Điều này đã đƣợc PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: “Chuyện của
Lý (2013) - cuốn tiểu thuyết thứ 16 của đời văn Ma Văn Kháng, đã cùng với Côi cút
giữa cảnh đời (1989) hợp thành bộ đôi tiểu thuyết gia đình. Ở đây, nổi lên số phận
những đứa con côi cút từ trong bụng mẹ, gặp nhiều bất hạnh, nhƣng lại là những mầm
sống khỏe khoắn, cứng cỏi vƣơn lên, trụ vững trƣớc bao thử thách, bầm dập, bất công.
Với bút pháp hiện thực tỉnh táo mà bất ngờ đến tận chi tiết; giọng điệu trữ tình thƣơng
cảm đằm thắm, nhà văn đã gợi mở những thức nhận tƣờng minh, nhân bản, hƣớng
thiện vào miền hiện thực mới: đời sống tâm linh bí ẩn, nhục cảm…” (Ý kiến phát biểu

trong buổi giới thiệu tiểu thuyết Chuyện của Lý do Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ
chức - Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013).
Cùng với lời nhận xét đó, hầu nhƣ những trang viết nào ở trong hai cuốn
tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng, ta cũng
bắt gặp cách dùng từ ngữ phong phú, mới mẻ, có lối hành văn thật tự nhiên,
biến hóa, phức tạp một cách thú vị. Phải là một nhà văn bậc thầy, với một kho
tàng kiến thức sâu rộng thì mới viết đƣợc những trang đẹp đẽ dƣờng ấy!
Nhìn chung với hơn 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng vẫn
luôn là ngƣời cùng thời với bao thế hệ ngƣời viết, và cùng đồng hành với bạn đọc từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

những năm giữa thế kỷ trƣớc cho đến những ngày hôm nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là tìm hiểu nghệ thuật tự sự qua hai tiểu
thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng.
Đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi trong mối quan hệ với gia đình và
xã hội, qua đó khẳng định loại tiểu thuyết hƣớng về đời tƣ của con ngƣời gắn bó với
các thế hệ trong gia đình và đặt trong bối cảnh xã hội nƣớc ta mà nó tồn tại và có
khả năng đặt ra đƣợc nhiều vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh sâu sắc.
Việc tác giả chọn hai tác phẩm cách nhau 24 năm nhƣng lại cùng đề tài viết về
thiếu nhi là để ghi nhận sự tiến triển trong bút pháp tự sự cũng nhƣ phong cách nghệ
thuật của loại tiểu thuyết gia đình của Ma Văn Kháng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý trên cơ sở so
sánh với các tiểu thuyết khác cùng viết về đề tài thiếu nhi. Qua đó để thấy đƣợc
những nét chung, nét riêng của các nhà văn cũng nhƣ nét độc đáo của Ma Văn
Kháng khi viết về nhân vật thiếu nhi.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai cuốn tiểu thuyết Côi cút

giữa cảnh đời và Chuyện của Lý. Sau đó có thể mở rộng so sánh với các tiểu thuyết
khác cùng viết về đề tài thiếu nhi để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu một số vấn đề chính: Bức tranh đời sống xã hội; Nghệ
thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi; Đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu qua hai tiểu
thuyết viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng. Hi vọng luận văn này sẽ đóng góp một
cái nhìn toàn diện về những cống hiến của Ma Văn Kháng đối với một khu vực đề
tài của dòng văn xuôi Việt Nam hiện đại.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
7. Đóng góp của luận văn
Thông qua đề tài, luận văn muốn góp thêm tiếng nói mới về phƣơng diện nghệ
thuật tự sự, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi của Ma Văn Kháng,
cũng nhƣ có cái nhìn toàn diện về quá trình vận động tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà
văn.
Khẳng định những thành tựu và đóng góp của Ma Văn Kháng trong nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần thƣ mục tài liệu tham khảo, thì cấu trúc
của luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Bức tranh đời sống xã hội trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh
đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng
Chƣơng 2: Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút
giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng

Chƣơng 3: Đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa
cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG HAI TIỂU THUYẾT CÔI
CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.1.1. Khái niệm về đề tài
Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là phạm vi
cuộc sống mà nhà văn chọn lựa để sáng tác. Chỉ cần xem tác phẩm viết về cái gì là
có thể xác định đƣợc đề tài của tác phẩm đó. Hay nói cách khác, đề tài là phương
diện khách quan của nội dung tác phẩm [13, tr.110]. Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng
ta cũng bắt gặp những ngƣời, những cảnh và tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm
vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm. Tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong các
tác phẩm có thể hết sức đa dạng: có thể là chuyện con ngƣời, con thú, cây cỏ, chim
muông nên đề tài của tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu
tả cụ thể để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu
rộng hơn.
Đề tài là phạm vi đời sống đƣợc nhà văn nhận thức, lựa chọn, lí giải và tái hiện
trong tác phẩm. Con đƣờng nhận thức đề tài là đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm,
xác định những đƣờng nét xã hội lịch sử của nó. Mỗi nhân vật của tác phẩm đều có
thể tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, mang một tính cách xã hội, hoạt động trong
một lĩnh vực đời sống, đều có thể tiêu biểu cho một đề tài. Chẳng hạn, tác phẩm Tắt

đèn của Ngô Tất Tố, bên cạnh đề tài về cuộc sống bi thảm của ngƣời nông dân còn
có các đề tài về cuộc sống của bọn quan lại tham lam, ích kỉ, về cuộc đời của các em
bé nghèo khổ… Nhƣ vậy, khi nói đến đề tài của một tác phẩm văn học, chúng ta
không chỉ nói tới một đề tài mà là một hệ thống đề tài liên quan nhau, bổ sung cho
nhau tạo thành đề tài của tác phẩm.
Đề tài tác phẩm chẳng những gắn với hiện thực khách quan mà còn do lập
trƣờng tƣ tƣởng và vốn sống nhà văn quy định. Mỗi nhà văn, tùy theo sở trƣờng của
mình, có thể chọn lựa một địa hạt nào đó để phản ánh. Có những đề tài dƣờng nhƣ
thƣờng lặp đi lặp lại trong văn học ở mọi nơi và mọi thời đại nhƣ đề tài tình yêu và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

hạnh phúc, chiến tranh và hòa bình, sự sống và cái chết…Có ngƣời cho rằng đấy là
những đề tài vĩnh cửu của văn học. Thật ra, đó chỉ là một cách nói. Bởi vì, ngay
chính một nhà văn khi viết về một phạm vi cuộc sống thì đề tài của tác phẩm cũng là
một cái gì mới mẻ, không trùng lặp.
1.1.2. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng
Nếu nhƣ những trang viết của Ma Văn Kháng, kể cả viết cho thiếu nhi và viết
cho ngƣời lớn trƣớc thập kỷ 80 thể hiện cái nhìn mang tính sử thi, thì ở giai đoạn sau
nhà văn đã chuyển sang cái nhìn thế sự đời tƣ. Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm
của ông giờ đây không còn đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu xen lẫn cái
tốt, ma quỷ chen lẫn với thần thánh. Ông quan tâm, phản ánh số phận con ngƣời
trong nhiều quan hệ, nhiều hoàn cảnh khác nhau và cố gắng nắm bắt mọi khía cạnh
của cuộc sống để lột tả nó một cách đầy đủ nhất trong tính đa dạng, toàn vẹn của nó.
Ông thực sự muốn dùng sức mạnh ngòi bút của mình để mang tới những giá trị nhân
văn cho con ngƣời và con ngƣời ở nghĩa rộng nhất.
Với quan niệm viết văn là việc “Đào bới vào bản thể ở chiều sâu tâm hồn”. Ma
Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng nói, một phong cách nghệ thuật riêng. Đúng
nhƣ ông đã từng nói: “Chỉ viết đƣợc những gì mình đã trải nghiệm và mỗi cuốn văn
xuôi tự sự dài đều có một phần đời của tôi” [29, tr. 299]. Điều này đƣợc thể hiện rất

rõ ở trong các sáng viết về thiếu nhi của nhà văn.
Ở trong các sáng viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng nói chung hai cuốn tiểu
thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý nói riêng, ta thấy, Ma Văn Kháng
luôn quan tâm và đề cập đến vấn đề cốt tử của đời sống con người, của vận mệnh
dân tộc, đặc biệt là đời sống con ngƣời thiếu nhi. Đó là đời sống thiếu nhi trong gia
đình, đời sống thiếu nhi trong học đƣờng nhà trƣờng và trong các mối quan hệ xã
hội khác.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn, muốn giáo dục thiếu niên, nhi
đồng thì chúng ta “phải biết kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng, xã hội để nuôi dạy và
giáo dục các cháu. Tất cả mọi ngƣời, mọi đoàn thể, mọi ngành, mọi gia đình phải có
trách nhiệm chăm sóc các cháu…phải chú ý đến các cháu thiếu tình cảm gia đình,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

những ngƣời phụ trách cần tìm cách bù đắp cho các cháu. Lỗi các cháu một phần thì
lỗi ngƣời lớn chúng ta là mƣời phần”… Chính vì thế, mà các đề tài viết về đời sống
thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý cũng đã đƣợc
Ma Văn Kháng phản ánh tƣơng đối toàn diện, đề cập đến tất cả các khía cạnh trong
đời sống tâm hồn của các em.
1.1.2.1. Đời sống thiếu nhi trong gia đình
Trong nếp sống của ngƣời Á Đông, gia đình có vai trò rất lớn trong việc bồi
dƣỡng tâm hồn và giáo dục nhân cách con ngƣời. Vì “gia đình là một nhóm người
cùng sống chung thành đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong xã hội. Họ gắn bó với nhau
bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu. Gia đình thường bao gồm vợ chồng là cha mẹ
và con cái” [40, tr. 43]. Cho nên, khi viết truyện cho thiếu nhi, Ma Văn Kháng đặc
biệt quan tâm đến tình cảm gia đình. Bởi trẻ em là một trong những thành phần quan
trọng cấu thành gia đình. Phải xác định gia đình hạnh phúc chính là nơi an toàn nhất
cho trẻ em.
Ở trong các sáng tác của Ma Văn Kháng viết cho thiếu nhi, ta thấy đời sống
thiếu nhi trong gia đình hiện lên khá rõ nét. Đó là đời sống thiếu nhi trong các gia
đình khá giả, giàu có và đời sống thiếu nhi trong các gia đình nghèo khổ.

Đại diện cho lớp thiếu nhi sống ở trong các gia đình nghèo khổ nhƣng họ lại
chăm ngoan, hiếu học, giàu tình cảm và có ý chí vƣợt lên trên hoàn cảnh để sống tốt
nhƣ Duy, Thảm (Côi cút giữa cảnh đời) và Lý (Chuyện của Lý).
Trƣớc hết là Duy - một cậu bé đã từng đƣợc sống trong một gia đình rất hạnh
phúc có ngƣời bà hiền hậu nhƣ bà Tiên trong truyện cổ tích; có bố mẹ đều là những
ngƣời thợ giỏi rất thƣơng yêu nhau và quan tâm đến con. Thế nhƣng quãng thời gian
đó chẳng kéo dài đƣợc bao lâu thì lần lƣợt bao biến động không tốt đã ập đến gia
đình và tuổi thơ của cậu bé. Tai họa bắt đầu từ lúc bố Duy làm bộ đội lái xe ở chiến
trƣờng Cam - pu - chia biệt vô âm tín với gia đình. Mẹ Duy ở nhà tin vào lời một
quẻ bói là chồng đã chết nên chị đã bỏ gia đình, bỏ nghề nghiệp đi theo ngƣời đàn
ông lái xe tải, để lại cho mẹ chồng đứa con trai năm tuổi. Vậy là từ một tuổi thơ ăm
ắp hạnh phúc, tràn đầy tiếng cƣời nói vui vẻ, thế mà bỗng chốc Duy đã trở thành
một đứa trẻ côi cút, thiếu vắng sự chăm sóc, quan tâm của cả cha lẫn mẹ, chỉ có bà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

nội là chỗ dựa duy nhất của em.
Mẹ Duy vừa bỏ đi chƣa đƣợc bao lâu, thì cái căn nhà từng là tổ ấm êm đềm ngày
xƣa của gia đình Duy đã bị ông Đào Chí Hứng - Trƣởng phòng hành chính, nơi mẹ
Duy làm việc câu kết với ông Luông - Chủ tịch phƣờng Ngọc Sinh, nơi bà cháu Duy
cƣ trú đến thu hồi, thực chất là chiếm riêng cho bản thân. Từ căn hộ hai mƣơi tƣ mét
vuông, chỉ để lại cho bà cháu Duy một góc phòng sáu mét vuông vừa kê đƣợc một
chiếc giƣờng chen giữa lối đi chung cho cả hai nhà. Bây giờ hai bà cháu phải sống
trong cảnh chật chội, chèn ép và đặc biệt phải hàng ngày chứng kiến, chịu đựng
những hành động thô bỉ, xỉ vả, hành hạ, truy bức của bọn ma giáo kia vì lý do này
nọ, kể cả vu khống chính trị.
Thế rồi, số phận nghiệt ngã vẫn chƣa chịu buông tha cho hai bà cháu nghèo khổ,
bơ vơ. Giữa lúc thiếu thốn, cùng cực thì cô Quỳnh - em ruột bố Duy lại mang đứa
cháu gái còn đỏ hỏn - kết quả của mối tình lầm lỡ về nhờ bà ngoại nuôi hộ, còn bản
thân mình lại phải ra đi nơi khác để lập nghiệp. Với đồng lƣơng hƣu công nhân ít ỏi,
may ra chỉ đủ mua gạo cho hai bà cháu. Bây giờ bà cháu Duy lại bắt đầu quãng thời

gian phải chi tiêu tằn tiện, chắt bóp hơn để nuôi thêm một sinh linh bé nhỏ phải đêm
ngày giành giật sự sống với bệnh tật.
Phải nói, tuổi thơ của Duy là một tuổi thơ đầy rẫy những bất hạnh, những ngang
trái. Mặc dù sống trong gia đình có mẹ, có cha mà lại hóa ra côi cút. Nhƣng bằng
sức mạnh tình thƣơng và sự che chở của bà, bằng sự giúp đỡ, động viên của rất
nhiều ngƣời tốt đặc biệt là bằng tinh thần tự chủ, sức mạnh của ý chí và sự cố gắng
cao của bản thân đã giúp Duy vƣợt qua đƣợc những ngày tháng nhọc nhằn, oan
nghiệt để có ngày đƣợc gặp lại bố và mẹ trong những giây phút hạnh phúc đoàn tụ
muộn mằn sau này.
Số phận éo le và có phần buồn tủi hơn cả Duy là tuổi thơ của bé Thảm. Thảm
chƣa từng biết đến thế nào là hạnh phúc gia đình, em là con cô Quỳnh - cô ruột của
Duy, làm công nhân nông trƣờng bị một tên Sở Khanh lừa gạt, khiến đời cô phải lỡ
làng. Thảm sinh ra chẳng đƣợc bao lâu thì mẹ Quỳnh mang Thảm về nhờ bà ngoại
nuôi hộ. Còn mình thì bỏ nông trƣờng, bỏ làng để đi nơi khác lập nghiệp.
Thảm sinh ra chỉ đƣợc ít ngày bú sữa mẹ, còn những ngày về sau em đƣợc nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

nấng hoàn toàn nhờ vào sữa đi bú chực của các cô, các chị có con nhỏ trong phƣờng
và bằng những thìa nƣớc đƣờng, nƣớc cơm nặng tình bà.
Thảm vƣợt qua giai đoạn khó khăn nhất ở thuở ấu nhi. Vào tuổi thứ ba của cuộc
đời em mới tập đi và bập bẹ nói những tiếng nói đầu tiên. Em lớn nhanh, dễ nuôi,
khác với đứa trẻ cùng lứa, em chẳng đòi hỏi gì cả. Thảm nhanh nhẹn, thông minh,
hay nói, hay chuyện, rất đáo để. Nó là đứa trẻ không chịu khuất phục trƣớc một sức
mạnh nào từ trò ma cũ bắt nạt ma mới của mấy bạn trong lớp đến những lời nói
không mấy thiện cảm của cô giáo Thìn trong ngày đầu tiên vào lớp. Bé Thảm sống
dồi dào và phong phú hơn Duy. Nếu nhƣ nhiều lúc Duy cảm thấy chơ vơ, mặc cảm
giữa một tập thể gồm những cá nhân tí hon nhìn thì vui mắt nhƣng cũng đủ mọi
chuyện phức tạp, rắc rối thì bé Thảm hoàn toàn khác. Em “xông xáo, ngây thơ,
thẳng thắn, tin yêu. Nó không hề có mặc cảm kém cỏi để câm lặng, chịu nhận thua
thiệt. Nó lăn xả vào đòi công bằng. Và nó chinh phục đƣợc cả ngƣời có thành kiến

với nó” [24, tr. 270].
Cũng giống anh Duy, Thảm sống giàu tình cảm. Em gắn bó với bà bằng một
chiều sâu hiếm có không phải chỉ là tình bà cháu ruột thịt thông thƣờng mà còn là
mối quan hệ của hai phần một cơ thể. Với bà, nó không chỉ có lòng kính yêu mến
mộ. Bà còn là một từ mẫu tinh thần, là cái linh hồn sống động tỏa sáng trong tâm
hồn em. Với mẹ, tuy xa cách từ nhỏ nhƣng hình nhƣ vẫn có một sợi dây liên hệ vô
hình không thể hình dung nổi giữa Thảm và ngƣời mẹ yêu dấu bất chấp cả không
gian xa cách, thời gian đằng đẵng và sự hạn chế của các phƣơng tiện thông tin.
Trong thẳm sâu tâm hồn nó vẫn có những giây phút nhớ và mong ngóng mẹ đến
nhƣờng nào.
Đã thế, Thảm lại gặp vô vàn khó khăn. Em sinh ra trong hoàn cảnh không đƣợc
sự thừa nhận của xã hội, chịu nhiều thiệt thòi về vật chất và tinh thần. Nhƣng em lại
là đứa trẻ có tinh thần tự lập từ rất sớm. Khi bà ốm, Thảm cùng anh Duy tự bảo nhau
trông nom vƣờn rau, nuôi gà. Thảm giống nhƣ một ngƣời chủ quán xuyến gia đình
thật sự khi có thể thay bà lo cơm nƣớc, chợ búa rất chu toàn. Hơn nữa,Thảm còn biết
an ủi, chăm sóc bà rất chu đáo.
Bé Thảm đã bù đắp cho những gì còn thiếu hụt trong tính cách của Duy. Em đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

cùng Duy - hai đứa trẻ tội nghiệp lớn lên trong vòng tay yêu thƣơng của bà, cùng bà
vƣợt qua những quãng ngày khó khăn, thiếu thốn và khắc nghiệt nhất. Cuộc đời của
hai em tƣởng chừng nhƣ sẽ chìm vào đáy của vực sâu thất vọng đến tuyệt vọng nếu
nhƣ không có bàn tay một tấm lòng che chở, đỡ nâng: Đó là bà. Bà vừa là bà nội vừa
là bà ngoại của hai đứa trẻ thơ. “Bà là Phật bà, là cô tiên giáng trần đã che chở cƣu
mang chúng cháu bằng tình thƣơng yêu và các phép màu huyền nhiệm, thần kỳ!”
[24, tr. 289]. Bà có một sức lực lớn lao - sức lực toát ra từ tình thƣơng, từ một trí tuệ
nhạy bén và từng trải…Nhƣng trội lên tất cả vẫn là nét cứng cỏi, quả cảm và giàu
sức chống trả mà chống trả trong sự vật vã nội tâm và không cam chịu thất bại về
tinh thần; chống trả với sự bền bỉ và sáng láng của thiên lƣơng, của một tấm lòng vì
con, cháu. Bà cũng là ngƣời đã đƣa “chiếc bè gia đình” về bến an toàn mặc dù riêng

bà đã rơi vào cảnh “sức cùng lực kiệt” và phải ra đi - sau khi đã làm một cuộc bàn
giao lại “sự nghiệp” cho ngƣời con trai cả mà bà thƣờng trông ngóng, đợi chờ, hi
vọng, thắc thỏm và cũng vì đó mà bà đã cố gắng vƣợt lên.
Bà là ngƣời vốn có phẩm chất tốt đẹp. Điều đó còn đƣợc hiện ra rõ ràng hơn
trong tâm thức của Duy khi bà không còn hiện diện bằng xƣơng bằng thịt giữa cuộc
đời. Mơ ƣớc của Duy là bà sẽ sống mãi với mình nhƣng cuối cùng chỉ là ao ƣớc. Có
thể nói, Duy và Thảm chính là hiện thân của “tuổi thơ dữ dội” nhƣng rất tự chủ,
năng động và tràn trề năng lƣợng sống. Hai em đã biến những buồn đau, mất mát
trong cuộc sống thành những niềm vui nho nhỏ, những kỷ niệm ấm áp bên ngƣời bà
có tấm lòng nhân hậu, bao dung, chở che. Với những gì đã thể hiện, Thảm và Duy
thực sự là những mầm cây khỏe mạnh vƣơn lên từ mảnh đất khô cằn, khốc liệt bất
chấp những rào cản, những bão giông, nắng lửa của cuộc đời.
Luôn gần gũi, thân thiết với Duy và Thảm là Việt. Không phải sống trong sự
khốn khó, bĩ cực nhƣ Thảm và Duy, Việt đƣợc sống trong một gia đình rất hạnh
phúc, yên ấm, có “bố mẹ là cán bộ lãnh đạo cấp Sở”. Thế nhƣng, Việt hoàn toàn
khác với những đứa con nhà giàu khác ở trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời.
Việt sống giàu tình nhân ái, lòng trắc ẩn với ngƣời khó khăn. Cậu sở hữu một
tinh thần nghĩa hiệp cao cả, yêu công lí, một tấm lòng sẵn sàng sẻ chia. Bởi vậy,
vƣợt lên trên bức tƣờng phân biệt giàu nghèo, Việt đã trở thành ngƣời bạn thân,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ngƣời đồng hành với mọi éo le của Duy trong cuộc sống. Việt dám bênh vực
Duy, dám tố cáo những lời vu cáo Duy của bọn con nhà giàu hƣ đốn trong lớp
với cô giáo đòi công bằng, lẽ phải cho Duy. Ở nhà, Việt cùng Duy đọc sách, học
bài, bàn chuyện, chơi bi, chơi cờ, cùng làm việc giúp bà nội. Từ ngày có em
Thảm, Việt lại cùng Duy trông em. Những lúc em hay hờn dỗi, Việt tìm đủ mọi
cách dỗ dành em. Việt nặn đồ chơi, làm mặt nạ Tôn Ngộ Không, làm trò cƣời cho
em Thảm vui. Việt chính là một nốt nhạc thanh thoát trong bản hòa ca của cuộc
sống, một hình ảnh trong lành và thánh thiện tạo nên những niềm vui nho nhỏ
cho thời thơ ấu nhiều nỗi buồn đau của Duy và Thảm.

Cũng có hoàn cảnh tƣơng tự nhƣ bé Thảm là bé Lý trong tác phẩm Chuyện của
Lý. Lý là đứa trẻ sinh ra phải chịu nhiều thiệt thòi về cả vật chất lẫn tinh thần. Vì
“Lý là con không giá thú. Là con không cha. Là con hoang. Là một thành viên của
nhân loại năm tỷ con ngƣời. Nhƣng không phải là công dân nƣớc Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Đến cái giấy khai sinh cũng không có nữa là. Cái Lý không có tên trong
sổ hộ tịch. Nó không đƣợc hƣởng tiêu chuẩn gì hết từ khi hoài thai trong bụng mẹ.
Mẹ nó không đƣợc khám thai. Không có tiêu chuẩn nằm nhà hộ sinh. Không đƣợc
cấp tiền để sắm tã lót. Không có tiền bồi dƣỡng. Không đƣợc nghỉ một tháng trƣớc
và một tháng sau khi sinh” [28, tr. 83].
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng Lý lại là đứa trẻ rất ngoan, sớm có chí và can
đảm. Biểu lộ ý chí và can đảm của Lý là ở từ động tác tập lẫy, tập đi, tâp nói, rồi đối
mặt với ác thú. Lớn lên, Lý cũng không khác gì hồi còn là đứa trẻ sơ sinh, Lý vẫn là
một nết na đã ổn định ấy: “Chẳng hề khóc lóc vòi vĩnh bao giờ! Mẹ, bà Pham cho ăn
gì nó ăn nấy. Đến giờ, bà Pham ra bế lên giƣờng nằm một lúc nghe bà Pham hát ru
bài dân ca Dao, hay kể chuyện Sự tích mặt trăng mặt trời là y nhƣ rằng, nó nằm im
nhƣ lắng nghe, hết câu hát ru, hết câu chuyện kể mới gà gà mắt” [28, tr. 81]. Nhƣ
thế, Lý chẳng những ngoan ngoãn mà còn chóng khôn ngoan vì thông minh tiềm ẩn.
Lý là đứa trẻ khỏe khoắn, ngây thơ, xông xáo: “Cả năm liền không một lần hu hi
vang mình sốt mẩy, chẳng biết gì đến sài đẹn, cảm cúm”. Chƣa đến sáu tuổi nhƣng
Lý đã biết tự đánh răng, rửa mặt, tắm táp, giặt giũ hay đi lên rừng lấy củi cùng mẹ.
Lý biết giúp đỡ bà Pham nhặt rau, nấu cơm, quét nhà, quét sân, cho gà vịt ăn. Lý là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

đứa trẻ chịu thƣơng chịu khó, lao động giúp đỡ mẹ.
Nhƣng khác với Duy và Thảm, Lý đƣợc mẹ ấp ủ nên em là đứa trẻ giàu lòng tình
yêu thƣơng, Lý hết lòng giúp đỡ bạn bè, gần gũi với cha mẹ, ông bà. Lý là điểm
tựa tinh thần để mẹ vƣợt qua những cơn ốm đau hay sự mất mát đau thƣơng vì bố
Khánh. Lý đƣợc bố đẻ và bố dƣợng, hai mẫu hình hoàn thiện nhân cách, soi
đƣờng. Lý đƣợc mọi ngƣời đùm bọc yêu thƣơng và đƣợc cuộc sống, học vấn bồi
đắp, rèn đúc. Lý là cái mầm sống hồn nhiên và tràn đầy sinh lực, là hình ảnh một

con ngƣời sống trong dòng chảy lịch sử đa sắc tạp bằng tất cả sức mạnh tự nhiên
và ngạo nghễ, hoàn chỉnh tƣ cách con ngƣời của mình. Lý là hình ảnh một thiếu
nhi Việt Nam lớn lên trƣởng thành trong cuộc sống vừa phồn tạp vừa văn vẻ tƣơi
đẹp của đất nƣớc mình.
Nói chung, Lý là con bố Khánh, mẹ Nhu, bố dƣợng Dƣơng nhƣng cũng là máu
thịt của cuộc sống, là con đẻ của cuộc đời. Lý là đứa con sinh ra từ cuộc sống của
ngƣời đời, trong tình yêu thƣơng của con ngƣời.
Bên cạnh những đứa trẻ con nhà nghèo nhƣng lại năng động, tự chủ, giàu ý chí,
nghị lực, khát vọng, giàu tình yêu thƣơng, sự hi sinh, lòng bao dung còn có không ít
đứa trẻ con nhà giàu, có dƣ thừa điều kiện vật chất nhƣng sống ích kỷ, không biết
thƣơng yêu, đùm bọc những ngƣời khốn khó thậm chí còn bao bọc trong mình
những thói hƣ tật xấu ở dạng mới manh nha, dƣới hình thức ngây dại. Những đứa trẻ
không ngoan nhƣ Kim Phú, Văn Giang, Vàng Anh, Vành Khuyên (Côi cút giữa
cảnh đời) và Đào Lê Anh (Chuyện của Lý) đã gây không ít những đau khổ, rắc rối
cho cuộc đời vốn đã không bình lặng của Duy, Thảm và Lý
Văn Giang và Kim Phú là hai đứa bạn cùng học một lớp với Duy. Chúng đều là
những đứa con nhà giàu, nhiều tính xấu, học hành thì chểnh mảng nhƣng ỷ thế con
nhà giàu luôn lên mặt bắt nạt, gây sự với bạn, đặc biệt là Duy - đứa bạn con nhà
nghèo nhƣng lại học tốt luôn bị coi là cái gai trƣớc mặt chúng. Những ngày học đầu
tiên đƣợc sự bao che của cô Thìn, chúng đặt nhiều vu vạ gây nhiều oan ức, tủi hờn
cho Duy. Chúng chỉ đƣợc cái khoe mẽ bề ngoài, còn thực ra môn nào chúng học
cũng kém. Cô vừa đặt câu hỏi, chúng đã giơ tay nhanh chóng nhƣng đứng lên thì nói
huyên thuyên chẳng ra đâu vào đâu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Thực ra bề ngoài đấy chỉ là những trò chơi trẻ con không đáng phải lƣu tâm
lắm. Nhƣng nhìn nhận một cách sâu xa, mỗi đứa trẻ sẽ là một ngƣời lớn trong
tƣơng lai, nếu thói quen tạo nên hành động, hành động hình thành tính cách thì
chính những thói quen, những hành động không tốt của trẻ ngày nhỏ sẽ tạo nên
những ngƣời lớn không tốt trong tƣơng lai. Những thói hƣ tật xấu của Kim Phú,

Văn Giang manh nha từ nhỏ có thể chính là khởi đầu cho những hành động tội
ác, làm hại ngƣời khác sau này.
Ngoài Kim Phú và Văn Giang, hai chị em Vàng Anh và Vành Khuyên cũng là
đứa trẻ bộc lộ tính cách ích kỷ, ghê gớm và độc ác không thể chấp nhận đƣợc ở lứa
tuổi lẽ ra chúng còn rất trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên.
Sống trong cuộc sống sung sƣớng, đầy đủ thậm chí dƣ thừa cái ăn cái mặc nhƣng
hình nhƣ chúng không bằng lòng với những gì mình có. Hai chị em luôn luôn cãi
nhau, tranh giành từng thứ đồ bố gửi từ nƣớc ngoài về. Mẹ chúng là nơi chúng tha
hồ trút những cái giận dữ, tức tối và tha hồ hạch sách. Chúng quen lối sống hƣởng
thụ nên không ngày nào là không hạch sách tiền mẹ đòi mua sắm, ăn uống, tiêu xài.
Cậy việc đƣợc bố chiều chuộng, càng ngày chúng càng láo xƣợc và coi mẹ không ra
gì.
Mặc dù tranh giành, tức tối với nhau nhƣng khi làm trò quái ác để hại ngƣời
khác thì hai chị em Vàng Anh và Vành Khuyên tỏ ra đặc biệt thích thú và phối hợp
với nhau rất ăn ý. Chúng thƣờng xuyên móc máy, cạnh khóe nỗi đau của gia đình
Duy. Chúng không những vô cảm trƣớc nỗi đau của con ngƣời mà còn độc ác và vô
liêm sỉ đến mức biết em Thảm thèm sữa nên chúng cứ mỗi sáng mỗi đứa một cốc
sữa đầy quấy thìa leng keng, rồi leo lẻo ở ngoài sân trêu ngƣơi.
Có thể nói, hai chị em Vàng Anh đã đánh mất tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên của
mình cho đồng tiền, của cải, cho những mƣu mẹo quái ác của bọn ngƣời xấu. Và
hơn nữa, chúng đã sớm trở thành những kẻ vô học, những đứa con gái đầu đƣờng xó
chợ, chúng đã đánh mất sự trong trắng của tuổi mới lớn. Vàng Anh bỏ học để ăn
chơi đàn đúm khi chƣa quá tuổi mƣời năm. Đặc biệt, Vàng Anh còn sớm mắc vào
đƣờng tình ái vụng trộm hƣ hỏng bởi sự dâm đãng của tên Hứng và cũng chính bởi
thói ăn chơi của một đứa con gái hƣ thân. Nó chƣa kịp làm trẻ con một ngày nào đã

×