Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.65 KB, 72 trang )

Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã và đang diễn ra rất mạnh
mẽ, nền kinh tế Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Để đáp ứng thực
tiễn quá trình đó đòi hỏi phải thay thế các luật thuế không còn phù hợp với
thực tiễn bởi các luật thuế mới (luật thuế giá trị gia tăng và luật thuế thu nhập
doanh nghiệp). Luật thuế giá trị gia tăng đã được quốc hội khóa IX kỳ họp
thứ 11 (tháng 5/1997) thông qua và chính thức được áp dụng từ ngày
1/1/1999 thay thế cho luật doanh thu.Với những sửa đổi bổ sung, luật thuế
giá trị gia tăng càng tỏ ra phù hợp với xu thế quản lý mới của nước ta và đạt
được những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong thời gian tới việc áp dụng luật
thuế giá trị gia tăng cần phải có những phương pháp quản lý mới phù hợp hơn
nữa để khai thác tối đa tính ưu việt hiệu quả của sắc thuế tiên tiến này.
Với chính sách của Đảng và Nhà nước là khuyến khích các thành phần
kinh tế phát triển, điều này đã có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành của
các loại hình doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trong đó có mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Hơn 10 năm nay mô hình
công ty trách nhiệm hữu hạn nhanh chóng phát triển về cả số lượng và ngành
nghề kinh doanh. Sự phát triển này có tác động tốt đến nền kinh tế quốc dân,
nhưng cũng đòi hỏi các cơ quan chức năng trên các phương diện trong đó có
yêu cầu quản lý thuế của cơ quan thuế.
Với ý tưởng như trên, trong thời gian thực tập tại Chi cục thuế thành
phố Thái Nguyên em đã đi sâu tìm hiểu công tác thu thuế đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và đưa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng, mong muốn đưa các công
ty trách nhiệm hữu hạn vào khuôn khổ pháp luật thuế với đề tài:
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
1
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
“Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị
gia tăng đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn thành phố Thái


Nguyên”.
 Nội dung đề tài bao gồm:
Chương I: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công tác quản lý thuế giá trị
gia tăng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các
công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế
giá trị gia tăng đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
2
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
CHƯƠNG 1
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.
1.1. Một số vấn đề chung về công ty trách nhiệm hữu hạn.
1.1.1. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp mà vốn công ty
được các thành viên cùng đóng góp, cùng chia nhau lợi nhuận cũng như chịu
lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình và tự chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 loại: công ty trách nhiệm hữu hạn 1
thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên.
Đặc điểm chung của công ty trách nhiệm hữu hạn: Theo luật doanh
nghiệp 2005, công ty trách nhiệm hữu hạn có các đặc điểm sau:
+ Thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp
vào công ty. Ở đây có sự tách bạch tài sản: đó là tài sản của công ty và tài sản
của thành viên, nguyên tắc này được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản nợ
nần và trách nhiệm của công ty.

+ Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường
hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì số
vốn chưa được góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty, thành
viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ
và đúng hạn số vốn đã cam kết.
+ Phần vốn góp của thành viên chỉ có thể được chuyển nhượng 1 phần
hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình theo quy định:
Thành viên muốn chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp
phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương
ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
3
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải thành viên nếu các
thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày chào bán.
Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là tổ chức, cá nhân,
số lượng không vượt quá 50 thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách
pháp nhân là bởi vì thỏa mãn 4 diều kiện, đó là: Được nhà nước thành lập, cơ
cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng các tài sản đó, nhân danh mình tham gia một số quan hệ
nhất định.
1.1.2. Vai trò của công ty trách nhiệm hữu hạn:
Đất nước ta định hướng phát triển nền kinh tế theo con đường công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, sau nhiều năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn. Chúng ta không thể không kể đến sự đóng góp
của các công ty trách nhiệm hữu hạn, với nỗ lực phấn đấu trong tương lai

nước ta sẽ trở thành 1 nước công nghiệp thì vai trò của các công ty trách
nhiệm hữu hạn càng trở nên quan trọng hơn, thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất: Góp phần huy động các nguồn lực trong xã hội, giải quyết
công ăn việc làm, tạo nhiều sản phẩm. Lực lượng sản xuất nước ta trình độ
còn thấp, khả năng tích tụ của nền kinh tế chưa cao, trong khi đó tiềm năng về
vốn về con người trong dân cư lại rất lớn và công ty trách nhiệm hữu hạn
chính là nơi tập trung các nguồn lực đó, để đầu tư, mở rộng sản xuất, thúc đẩy
nền kinh tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, nó còn là nơi giải quyết nguồn lao động
nhàn rỗi cho xã hội. Theo thống kê năm 2010 trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên có 497 công ty trách nhiệm hữu hạn đã giải quyết trên 800 lao động
cho thành phố.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
4
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
Thứ hai: Trong điều kiện hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn là một
thực thể tồn tại để vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Nó ví như nhân tố xúc tác
quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Xét trong mối
quan hệ hợp tác, các công ty trách nhiệm hữu hạn là các đơn vị dịch vụ trung
gian, đại lý tiêu thụ sản phẩm hoặc tham gia sản xuất gia công một phần, một
công đoạn của quá trình kinh tế của các loại hình kinh doanh khác. Điều đó
tạo nên sự tác động tương hỗ cho các doanh nghiệp cùng phát triển cân đối trở
thành động lực phát triển, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Thứ ba: Các công ty trách nhiệm hữu hạn góp phần không nhỏ vào việc
tăng thu cho ngân sách nhà nước. Hàng năm đóng góp vào ngân sách hàng
ngàn tỷ đồng.
Hiện nay, các công ty trách nhiệm hữu hạn là mô hình doanh nghiệp rất
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế nước ta, với quy mô vừa và nhỏ là
chủ yếu, bộ máy tương đối đơn giản, gọn nhẹ, các thành viên trong công ty
quen biết, hiểu biêt lẫn nhau, không đòi hỏi tính xã hội hóa cao như công ty
cổ phần đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trách nhiệm hữu

hạn thích ứng linh hoạt với kinh tế thị trường.
1.2. Nội dung, yêu cầu công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn.
1.2.1. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn.
Luật thuế giá trị gia tăng được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa VIỆT NAM khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/06/2008 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 có những nội dung cơ bản sau:
Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng .
Thuế giá trị gia tăng có các đặc điểm cơ bản sau:
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
5
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng
lắp.
Thuế giá trị gia tăng có tính trung lập kinh tế cao.
Thuế giá trị gia tăng là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu.
Thuế giá trị gia tăng có tính chất lũy thoái so với thu nhập
• Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng:
Là tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức,
tổ chức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu
hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là người
nhập khẩu).
• Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng:
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa,dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa,dịch vụ mua
của tổ chức,cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị

gia tăng,
• Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng được tính dựa
trên 2 căn cứ đó là giá tính thuế và thuế suất.
Gía tính thuế giá trị gia tăng: Là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng
được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ
hoặc giá chưa có thuế giá trị gia tăng được ghi trên chứng từ của hàng hóa
nhập khẩu. Gía tính thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế
nhập khẩu (nếu có), cộng thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Gía nhập tại cửa
khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng nhập
khẩu.Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu thì giá
tính thuế giá trị gia tăng là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu cộng với
thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã
được miễn giảm.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
6
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
Đối với hàng hóa dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá
bán chưa có thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm
ngoài giá hàng hóa dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản
phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp cơ
sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành
cho khách hàng thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá bán đã giảm, đã chiết
khấu thương mại.
Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi
ra đồng Việt Nam đồng theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh
doanh thu để xác định giá tính thuế.
Thuế suất: Thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng thống nhất theo
loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh

doanh thương mại. Hiện hành các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng gồm có
0%, 5%, 10%.Việc quy định các mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách
điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ.Trong
điều kiện hiện nay của nước ta, do mặt bằng kinh doanh của các ngành nghề
chưa đồng nhất nên sự phân biệt về thuế suất là phù hợp.
+ Các trường hợp là hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây lắp, lắp
đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất, hàng bán cho cửa hàng miễn thuế,
vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị giâ tăng
khi xuất khẩu thì áp dụng mức thuế suất 0%.
+ Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ thiết yếu phục
vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hóa, dịch vụ cần ưu đãi như nước
sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, giáo
cụ; đồ dùng để giảng dạy và học tập, dịch vụ khoa học và công nghệ
+ Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc
các trường hợp áp dụng thuế suất 0% và 5%.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
7
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
• Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một
trong hai phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia
tăng.
 Phương pháp khấu trừ thuế:
Đối tượng áp dụng: Các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn
chừng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối
tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Cách tính:
Thuế GTGT phải
nộp

=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó: Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia
tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn gía trị gia tăng bằng giá tính thuế
của hàng hóa dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng
của hàng hóa dịch vụ đó.Trường hợp cơ sở bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
giá trị gia tăng không ghi cụ thể gía bán chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng
thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ đó,
trừ trường hợp được dùng hóa đơn, chứng từ thanh toán là giá đã có thuế giá
trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào: bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi
trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ ( bao gồm cả tài sản cố
định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia
tăng, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc
chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài áp dụng đối với các cá
nhân tổ chức nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Điều kiện được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
8
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
+ Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào
hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu.
+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa dịch vụ mua
vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào từng lần theo hóa
đơn dưới 20 triệu đồng theo giá mua đã có thuế giá trị gia tăng.

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và các trường hợp được coi là
xuất khẩu: được quy định cụ thể cho từng loại hình, nhưng nhìn chung phải
đảm bảo 2 điều kiện trên và có các chứng từ khác như hợp đồng bán hàng
hóa, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ ho tổ chức, cá nhân nước ngoài; tờ
khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu có xác nhận đã xuất khẩu của cơ
quan hải quan; hàng hóa dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng;
hóa đơn giá trị gia tăng bán hàng hóa,dịch vụ hoặc hóa đơn đối với tiền công
gia công.
Việc khấu trừ thuế thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất: Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa dịch vụ dùng cho
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu
trừ toàn bộ.
Thứ hai: Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ
khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay
còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu
vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hóa đơn hoặc chứng từ nộp thuế chưa kê
khai, khấu trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu
trừ bổ sung tối đa là 6 tháng, kể từ tháng phát sinh hóa đơn, chứng từ bỏ sót.
Thứ ba: Thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho
sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu
thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ.
 Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Đối tượng áp dụng: Các cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
9
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
pháp luật; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo luật đầu tư và
các tổ chức khác không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, hoạt động kinh doanh

mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ.
Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT * thuế suất.
GTG
T
=
giá thanh toán của hàng
hóa, dịch vụ bán ra
-
giá thanh toán của hàng
hóadịch vụ mua vào tương ứng
Trong đó: Gía thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra là giá thực tế bán
ra ghi trên hóa đơn hàng hóa,dịch vụ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các
khoản phụ thu,phí thu thêm.
Gía thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào được xác định bằng giá
trị của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu đã có thuế giá trị gia tăng
dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng bán ra tương
ứng.
 Hóa đơn, chứng từ mua bán dịch vụ:
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải sử dụng
hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị
gia tăng (trừ trường hợp dùng hóa đơn,chứng từ đặc thù).
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia
tăng khi bán hàng, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn bán hàng.
Ngoài ra trong luật thuế còn quy định cụ thể về khai thuế nộp thuếhoàn
thuế, tổ chức quản lý thu thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, luật thuế giá trị gia tăng đã tạo cơ sở pháp lý để chuẩn hóa
các quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật thuế.
Từ đó sẽ tạo cơ sở xem xét, đánh giá hành vi của các chủ thể về việc chấp
hành pháp luật thuế. Đồng thời, thông qua quá trình thực thi luật thuế, cần tìm

ra các hướng mới tồn tại của luật thuế để có hướng giải quyết, khắc phục
những vấn đề đó.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
10
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
1.2.2. Nội dung quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các công ty
trách nhiệm hữu hạn.
Quản lý thu thuế chính là quá trình tìm tòi và thực hiện những cách
thức và biện pháp hữu hiệu tác động lên đối tượng nộp thuế của cơ quam thuế
nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng của thuế. Để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc áp dụng phương pháp quản lý thu thuế hiện đại: tự tính, tự khai
và nộp thuế,Tổng cục thuế đã ban hành quy trình quản lý thu thuế đối với các
doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những loại hình
doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình này.
Đặc trưng của công tác quản lý thu thuế là nâng cao tính tự giác thực
hiện nghĩa vụ thuế theo luật pháp quy định của các công ty trách nhiệm hữu
hạn nói riêng, các loại hình doanh nghiệp nói chung thông qua việc thực hiện
phương pháp tự tính, tự khai thuế trong việc hành thu theo đúng chức năng
Nhà nước quy định. Xóa bỏ chế độ cán bộ thuế chuyên quản lý đối tượng nộp
thuế. Áp dụng biện pháp phạt nghiêm minh đối với các trường hợp khai man,
trốn lậu thuế.
Để quản lý tốt thuế giá trị gia tăng đối với các công ty trách nhiệm hữu
hạn cần tập trung vào những khía cạnh quản lý sau:
- Quản lý đối tượng nộp thuế.
- Quản lý thu nộp thuế.
- Công tác hoàn thuế.
- Công tác kiểm tra thanh tra thuế.
- Quản lý nợ, cưỡng chế thuế.
1.2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế.
Công tác quản lý đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng đầu tiên

trong quá trình quản lý thu thuế.Công tác này vừa đảm bảo chống thất thu cho
ngân sách nhà nước, vừa giúp các công ty kinh doanh theo đúng pháp luật. Để
thực hiện tốt công tác quản lý các công ty trách nhiệm hữu hạn cần quản lý
quá trình đăng ký thuế của các công ty.Nội dung quản lý đăng ký thuế như
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
11
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
sau: Người nộp thuế lập và nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế,hồ sơ
đăng ký thuế sẽ được bộ phận tuyên truyền hỗ trợ hoặc bộ phận hành chính
văn thư(nếu nộp qua Sở kế hoạch đầu tư hoặc đường bưu chính),hồ sơ này sẽ
được kiểm tra bởi bộ phận tuyên truyền hỗ trợ hoặc bộ phận tuyên truyền hỗ
trợ,nếu hồ sơ chưa đầy đủ,chưa đúng thủ tục,NNT sẽ được lập hồ sơ đăng ký
thuế thay thế hoặc chỉnh sửa bổ sung theo quy định,nếu đã đúng và đầy đủ thì
bộ phận tuyên truyền hỗ trợ/hành chính văn thư/đăng ký thuế sẽ đóng dấu,ghi
ngày nhận vào hồ sơ đăng ký thuế,cập nhật thông tin hồ sơ nhận vào ứng
dụng QHS.Sau đó bộ phận đăng ký thuế thực hiện nhập vào hệ thống đăng ký
thuế,hệ thống này sẽ tự động kiểm tra và truyền lên hệ thống đăng ký thuế tại
Tổng cục thuế để cập nhật,xác nhận và kiểm tra thông tin theo nguyên tắc quy
định và hệ thống này tự động cập nhật chuyển kết quả có xác nhận trạng thái
MST của NNT về hệ thống đăng ký thuế tại chi cục/cục thuế. Đối với NNT
nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế,bộ phận tuyên truyền hỗ trợ trả kết
quả đăng ký thuế đối với các trường hợp NNT trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký
thuế tại cơ quan thuế,bộ phận hành chính văn thư trả kết quả đăng ký thuế đối
với trường hợp NNT nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Đối với NNT nộp hồ sơ
đăng ký MSDN tại sở kế hoạch đầu tư,bộ phận đăng ký thuế chuyển danh
sách MSDN/Thông báo MST cho Sở kế hoạch đầu tư qua bộ phận hành chính
văn thư.
1.2.2.2. Quản lý thu nộp thuế.
Đây là công việc thứ hai trong công tác quản lý thuê, nội dung của quy
trình này là để đảm bảo số thuế kê khai là đúng, chính xác và phù hợp với hệ

thống chính sách thuế cũng như pháp luật có liên quan, quy trình quản lý thu
nộp thuế gồm: quản lý xử lý hồ sơ khai thuế và quản lý xử lý vi phạm về nộp
hồ sơ khai thuế.
A. Quy trình xử lý hồ sơ khai thuế.
(1) Cung cấp thông tin hỗ trợ NNT thực hiện kê khai thuế.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
12
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
Bộ phận hỗ trợ NNT thực hiện cung cấp thông tin mẫu biểu kê khai
thuế và hướng dẫn NNTthực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế,
báo cáo thuế theo đúng quy định. Bộ phận kê khai và kế toán thuế lập thông
báo cung cấp thông tin thực hiện nghĩa vụ thuế như: phương pháp tính thuế,
mục lục NSNN của NNT khi nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, tỷ lệ
tính giá trị gia tăng trên doanh thu, để thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp
tiền thuế đảm bảo đầy đủ, chính xác và đúng quy định.
(2) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế:gồm có tiếp nhận hồ sơ khai thuế; phân
loại hồ sơ khai thuế và chuyển cho các bộ phận kê khai và kế toán; kiểm tra
hồ sơ khai thuế và đọc mã vạch của hồ sơ khai thuế tại bộ phận kê khai và kế
toán thuế sau đó kiểm tra dữ liệu hồ sơ khai thuế khi đọc bằng thiết bị quét
mã vạch, cuối cùng là việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế gửi
đến cơ quan thuế bằng các phương tiện điện tử được thực hiện theo hướng
dẫn riêng của Bộ tài chính và Tổng cục thuế.
(3) Nhập hồ sơ khai thuế vào cơ sở dữ diệu quản lý thuế.
Bộ phận kê khai và kế toán thuế nhập đầy đủ các thông tin trên hồ sơ
khai thuế và các phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế không có mã vạch hoặc có
mã vạch nhưng không nhận được bằng thiết bị đọc mã vạch vào cơ sở dữ liệu
quản lý thuế.
(4)Hạch toán nghĩa vụ thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai trên hồ
sơ khai thuế.
Bộ phận kê khai và kế toán thuế căn cứ số thuế phải nộp phát sinh trên

hồ sơ khai thuế của người nộp thuế để hạch toán vào sổ theo dõi thu nộp thuế.
(5) Kiểm tra lỗi số học hồ sơ khai thuế.
Xác định thông tin sai thông tin định danh của người nộp thuế đã khai
trên hồ sơ khai thuế có sẵn trong cơ sở dữ liệu đăng ký thuế, nếu có sai lệch,
lập phiếu đề nghị giải quyết, chuyển bộ phận thực hiện công tác ĐKT đôn đốc
NNT thực hiện khai thay đổi bổ sung trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là
ngày làm việc tiếp theo. Sau đó xác định hồ sơ khai thuế có lỗi số học bởi hệ
thống máy tính, bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện thông báo yêu cầu
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
13
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
giải trình, điều chỉnh hồ sơ khai thuế và theo dõi việc điều chỉnh và giải trình
đó theo thông báo của cơ quan thuế.
(6) Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT: Bộ phận hỗ trợ người nộp
thuế, bộ phận hành chính văn thư thực hiện tiếp nhận đề nghị gia hạn nộp hồ
sơ khai thuế, giải đáp các vướng mắc cơ chế một cửa của Bộ trưởng bộ tài
chính. Sau đó bộ phận kê khai và kế toán thuế căn cứ hồ sơ đề nghị gia hạn
nộp hồ sơ khai thuế của NNT, trong thời hạn 5 ngày làm việc cơ quan thuế
nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn của NNT, cơ quan thuế phải lập thông báo
gia hạn nộp hồ sơ khai thuế gửi NNT.Tiếp đó bộ phận kê khai và kế toán thuế
phải theo dõi hồ sơ khai thuế, thực hiện các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính thuế nếu NNT nộp hồ sơ không đúng thời hạn theo quy định của luật
quản lý thuế.
(7) Xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của NNT: Bộ phận kê
khai và kế toán thuế thực hiện kiểm tra, phân loại hồ sơ khai điều chỉnh, bổ
sung của NNT, tính phạt nộp chậm đối với hồ sơ khai điều chỉnh, bổ sung của
NNT. Cuối cùng là kiểm tra số liệu khai điều chỉnh, bố sung của NNT.
(8) Điều chỉnh hồ sơ khai thuế của NNT do cơ quan thuế nhầm lẫn, sai
sót: Bộ phận kê khai và kế toán thuế nhập sai nhưng nếu chưa khóa sổ thuế
thì thực hiện điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu quản lý thuế. Nếu đã khóa sổ thì

lập phiếu điều chỉnh, sau đó thực hiện điều chỉnh dữ liệu quản lý.
(9) Lưu hồ sơ khai thuế của NNT: Có 2 hình thức đó là lưu bằng giấy
và lưu tại cơ sở dữ liệu của ngành thuế.
B. Xử lý vi phạm về nộp hồ sơ khai thuế.
(1) Đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế: Bộ phận kê khai và kế toán
thuế lập thư nhắc nộp hồ sơ khai thuế gửi NNT trước thời hạn phải nộp hồ sơ
khai thuế, sau đó thông báo đôn đốc NNT chưa nộp hồ sơ khai thuế như sau:
bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện theo dõi, đôn đốc NNT nộp hồ sơ
khai thuế; bộ phận kiểm tra thuế thực hiện kiểm tra địa chỉ trụ sở của NNT,
điền kết quả kiểm tra vào phiếu đề nghị giải quyết, chuyển cho bộ phận kê
khai và kế toán thuế trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
14
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
phiếu đề nghị giải quyết; bộ phận kê khai và kế toán thuế căn cứ kết quả
kiểm tra của bộ phận kiểm tra thuế, tiếp tục theo dõi, đôn đốc NNT nộp hồ sơ
khai thuế.
(2) Ân định số thuế phải nộp đối với NNT không nộp hồ sơ khai thuế:
Bộ phận kiểm tra thuế lập danh sách ấn định thuế chậm nhất trong vòng 10
ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế hoặc thời hạn gia
hạn, sau đó thực hiện ấn định thuế theo quy định, đồng thời chuyển bộ phận
kê khai và kế toán thuế ngay trong ngày làm việc. Trường hợp sau khi cơ
quan thuế đã ban hành quyết định ấn định tiền thuế phải nộp, trong vòng 90
ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nếu NNT nộp hồ sơ
khai thuế thì bộ phận kê khai và kế toán thuế xử phạt hành chính thuế đối với
hành vi nộp chậm hồ sơ đồng thời lập phiếu đề nghị giải quyết chuyển lên
phòng kiểm tra thuế; bộ phận kiểm tra thuế căn cứ hồ sơ khai thuế quyết định
ấn định thuế. Bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện tính số tiền phạt nộp
chậm còn thiếu đối với số thuế phải nộp trên hồ sơ khai thuế nếu có quyết
định bãi bỏ quyết định ấn định thuế, hạch toán số thuế phải nộp trên hồ sơ

khai thuế của NNT thay cho số thuế đã ấn định và nếu kết quả xử lý là không
chấp nhận hồ sơ khai thuế của NNT nộp sau khi cơ quan thuế ban hành quyết
định ấn định thì lưu kết quả trả lời của bộ phận kiểm tra thuế, đồng thời giữ
nguyên số thuế ấn định.Tiếp tục theo dõi thực hiện ấn định NNT không nộp
hồ sơ khai thuế.
(3) Xử phạt vi phạm hành chính đối với NNT nộp hồ sơ khai thuế quá
thời hạn quy định. Bộ phận kê khai và kế toán thuế căn cứ vào hồ sơ khai thuế
thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính đối với NNT nộp quá thời hạn, sau
đó ra quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính thuế đối với những
trường hợp này, hạch toán theo dõi thu nộp và cuối cùng là theo dõi kết quả
thực hiện xử phạt vi phạm hành chính thuế đối với NNT nộp hồ sơ khai thuế
quá thời hạn quy định.
1.2.2.3. Công tác hoàn thuế.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
15
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
Nội dung của công tác hoàn thuế như sau: Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
(đối với hồ sơ hoàn thuế NNT nộp trực tiếp tại cơ quan thuế) hoặc bô phận
hành chính văn thư (đối với hồ sơ NNT nộp đến cơ quan thuế qua đường bưu
chính) hoặc các bộ phận chức năng (nếu hồ sơ nộp thông qua giao dịch điện
tử)tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ hoàn
thuế. Sau đó chuyển hồ sơ đến các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế
như: bộ phận thu nhập cá nhân hoặc kê khai và kế toán thuế giải quyết, tại
đây các bộ phận này kiểm tra thủ tục, phân loại hồ sơ, giải quyết hồ sơ hoàn
trước kiểm sau, giải quyết hồ sơ thuộc diện kiểm trước hoàn sau, giải quyết
hồ sơ phải thanh tra thuế và giải quyết hồ sơ trong các trường hợp khác. Thủ
trưởng cơ quan thuế duyệt hồ sơ hoàn thuế, ký quyết định hoàn thuế theo
thẩm quyền quy định, bộ phận hành chính văn thư thực hiện thủ tục đăng ký
văn bản đi và gửi quyết định hoàn thuế cho NNT, các cơ quan có liên quan và
chuyển cho các bộ phận có liên quan trong cơ quan thuế, bộ phận tuyên

truyền hỗ trợ có trách nhiệm trả quyết định hoàn thuế và các văn bản khác có
liên quan trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho NNT trực tiếp đến
nhận tại cơ quan thuế theo đúng thời hạn. Sau đó bộ phận kê khai và kế toán
thuế thực hiện lập ủy nhiệm chi đối với hoàn thuế GTGT và trả lãi cho NNT
do chậm giải quyết hoàn thuế. Hàng tháng bộ phận kê khai và kế toán thuế
gửi danh sách hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau của
tháng trước đã có quyết định hoàn thuế đến bộ phận kiểm tra để thực hiện
kiểm tra sau hoàn thuế. Bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế
theo quy định; Bộ phận thu nhập cá nhân thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế đối
với các hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra
sau đã có quyết định hoàn thuế. Cuối cùng các bộ phận (kê khai và kế toán
thuế, bộ phận thu nhập cá nhân, bộ phận kiểm tra) báo cáo và lưu trữ hồ sơ
hoàn thuế.
1.2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
16
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
Khi thực hiện quy trình tự khai, tự tính nộp thuế vào ngân sách nhà
nước đã nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của các công ty trong
việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên trong thực tế, mọi công ty không
phải lúc nào cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.Việc trao quyền tự chủ cho
doanh nghiệp trong việc kê khai, tính và nộp thuế phải đi đôi với việc tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra chặt chẽ. Quy trình kiểm tra thuế như sau:
- Quy trình kiểm tra tại cơ quan thuế: Công chức thuế thực hiện việc
kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của
NNT và tài liệu có liên quan, so sánh với dữ liệu của NNT cùng ngành nghế
đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện trường hợp khai chưa đầy đủ. Sau đó
thực hiện kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế, nếu xét
thấy nội dung chưa đúng thì cơ quan thuế ra thông báo bằng văn bản đề nghị
NNT giải trình bổ sung thông tin trong thời hạn không quá 10 ngày. Sau khi

NNT giải trình bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thuế,nếu thông tin bổ sung
đã đầy đủ và chứng minh số thuế đã khai đúng thì hồ sơ được chấp nhận. Còn
nếu NNT đã giải trình bổ sung mà vẫn không đủ căn cứ chứng minh số thuế
đã khai là đúng thì cơ quan thuế yêu cầu nộp tờ khai bổ sung trong thời hạn 5
ngày, trường hợp hết thời hạn mà NNT không giải trình, bổ sung hoặc không
khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc không chứng minh được số thuế đã nộp là đúng
thì cơ quan thuế thực hiện ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho NNT
hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT nếu không đủ căn cứ ấn định số
thuế phải nộp.
- Quy trình kiểm tra tại trụ sở của đối tượng nộp thuế:
(1) Chuẩn bị kiểm tra: Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra
thuế tại trụ sở doanh nghiệp, khi có quyết định, cơ quan thuế tiến hành thu
thập thêm thông tin về đối tượng nộp thuế phục vụ công tác kiểm tra, sau đó
chuẩn bị nhân sự và các tài liệu cần thiết để tiến hành kiểm tra.
(2) Tiến hành kiểm tra: Cơ quan thuế ra thông báo quyết định kiểm tra
thuế tại trụ sở doanh nghiệp, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
17
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
quyết định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh được với cơ quan
thuế số thuế đã khai là đúng và nộp đủ thì thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết
định bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế, nếu không thì sau 10 ngày làm việc kể
từ ngày ra quyết định, cơ quan thuế bắt đầu kiểm tra thực tế. Trong quá trình
kiểm tra, đoàn kiểm tra thực hiên đối chiếu nội dung trong hồ sơ thuế với sổ
kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình
trạng thực tế trong phạm vi nội dung quyết định kiểm tra thuế.Thời hạn kiểm
tra tịa trụ sở doanh nghiệp không quá 5 ngày làm việc.
(3) Tổng hợp kết quả và kết thúc kiểm tra tại trụ sở NNT: Lập biên bản
kiểm tra, sau đó công bố kết luận kiểm tra, biên bản kiểm tra phải được
trưởng đoàn kiểm tra và NNT ký vào từng trang, đóng dấu của NNT.

(4) Xử lý kết quả kiểm tra thuế: Chậm nhất là 5 ngày làm việc trưởng
đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra thuế về kết quả kiểm
tra.Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có
dấu hiệu trốn thuế, gian lậu thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, đoàn kiểm tra
có trách nhiệm báo cáo với thủ trưởng cơ quan thuế để chuyển hồ sơ sang bộ
phận thanh tra thuế và bổ sung vào kế hoạch thanh tra theo luật quản lý thuế.
Bộ phận kiểm tra thuế tiến hành lưu hồ sơ kiểm tra thuế.
• Quy trình thanh tra thuế gồm 4 bước, bao gồm: Lập kế hoạch thanh
tra năm, tổ chức thanh tra tại trụ sở NNT, xử lý kết quả sau thanh tra và tổng
hợp báo cáo và lưu giữ kết quả sau thanh tra.
1.2.2.5. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế.
Trong quá trình quản lý thuế, việc xảy ra nợ thuế là điều không thể
tránh khỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo thu đủ số thuế phải
nộp của NNT vào ngân sách nhà nước thì phải làm tốt công tác quản lý nợ
thuế và cưỡng chế thuế.
Nội dung của công tác quản lý nợ là: Vụ quản lý nợ và cưỡng chế thuế
của Tổng cục thuế thực hiện xây dựng chương trình,chỉ tiêu, biện pháp quản
lý thu nợ thuế năm sau, báo cáo Tổng cục thuế phê duyệt, các Cục thuế căn cứ
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
18
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
vào chỉ đạo của Tổng cục thuế và tình hình quản lý nợ thực tế ở địa phương
để xây dựng chương trình quản lý nợ thuế năm sau, các chi cục thuế căn cứ
vào chỉ đạo của cục thuế để xây dựng chương trình quản lý nợ thuế năm sau.
Cục thuế tổng hợp chương trình, chỉ tiêu biện pháp quản lý thu nợ của cục
thuế gửi về Tổng cục thuế. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản
lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế các cấp, phụ trách bộ phận phân công công
việc cho từng công chức để thực hiện công tác quản lý nợ. Căn cứ vào tiêu
thức phân loại nợ theo quy định của Tổng cục thuế công chức quản lư nợ thực
hiện rà soát từng trường hợp nợ của từng người nợ thuế tháng trước chuyển

sang và nợ mới phát sinh tháng này theo nguyên nhân, tình trạng và tuổi nợ.
Sau đó công chức quản lý nợ cập nhật kết quả phân loại nợ vào sổ theo dõi nợ
thuế của từng người nợ thuế. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn quy
định nộp thuế, cơ quan thuế tiến hành đôn đốc nộp thuế bằng hình thức gọi
điện thoại hoặc phát hành thông báo nộp thuế, hàng tháng căn cứ vào sổ theo
dõi nợ thuế tháng trước và kết quả phân loại nợ, lập thông báo tiền nợ thuế và
tiền phạt chậm. Căn cứ vào sổ theo dõi nợ thuế, công chức được phân công
theo dõi và quản lý nợ phải thực hiện công việc phân tích, đánh giá và xử lý
thu nợ theo quy định và thực hiện lưu hồ sơ. Cuối cùng bộ phận quản lý nợ
báo cáo kết quả thực hiện công tác thu nợ và gửi báo cáo về Tổng cục thuế
trong thời hạn quy định.
Để đảm bảo mục tiêu buộc NNT tuân thủ quyết định hành chính thuế,
công tác cưỡng chế thuế có nội dung cơ bản là thông báo cho NNT biết trách
nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế và những hậu quả có thể phải chịu nếu
không thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời, bằng các biện pháp cưỡng chế như
dừng bán hóa đơn, đình chỉ hoạt động kinh doanh để buộc NNT phải thực
hiện nghĩa vụ thuế hoặc cưỡng chế chuyển tài sản do NNT đang nắm giữ hoặc
tài sản của NNT do bên thứ ba nắm giữ vào tay nhà nước để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ thuế của NNT.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
19
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
 Trên đây là toàn bộ nội dung quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn. Nắm rõ được nội dung này từ đó cơ quan
thuế cần đặt ra yêu cầu của công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:
- Đảm bảo số thu cho ngân sách nhà nước, hạn chế thấp nhất tình trạng
thất thu thuế ở loại hình công ty này. Muốn thế thì cơ quan thuế phải thực
hiện tốt công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý sát tình hình đăng ký
thuế của các cơ sở kinh doanh sản xuất, tuyên truyền cho các đối tượng nộp

thuế biết rằng, bất kì một công ty trách nhiệm hữu hạn nào tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành đăng ký thuế với cơ quan thuế.
Nếu có sự thay đổi ngành nghề kinh doanh hay bổ sung ngành nghề, mặt hàng
kinh doanh phải tiến hành đăng ký bổ sung với cơ quan thuế. Ngoài ra còn
phải tăng cường công tác đôn đốc các đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ
thuế đúng, đủ và kịp thời.
- Đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế, tạo sân chơi
bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Trong công tác quản lý thuế giá trị gia
tăng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn cần quán triệt sâu sắc vấn đề này để
tạo môi trường thuận lợi cho sự cạnh tranh, cùng phát triển của các doanh
nghiệp nói chung cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp nói chung, các
công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng trong việc chấp hành công tác kê khai
thuế với cơ quan thuế đúng theo thực tế ngành nghề, mặt hàng kinh doanh,
đúng theo thời gian quy định và công tác kế toán hóa đơn chứng từ, thực hiện
các nghĩa vụ với nhà nước. Công tác quản lý thu thuế phải hướng vào việc
nâng cao ý thức tự giác của các doanh nghiệp, giảm thiểu các hiện tượng vi
phạm về thuế.
Việc tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp
nói chung, các công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng đang là một đòi hỏi cấp
thiết,do:
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
20
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
+ Tính chất phức tạp của luật thuế giá trị gia tăng, mặc dù đã có sửa
đổi, bổ sung tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những vướng mắc phát sinh.
+ Một hệ thống thuế hiện đại hay một sắc thuế tiên tiến nhưng công tác
quản lý kém sẽ không phát huy hiệu quả cao tất yếu ảnh hưởng đến nguồn thu
của ngân sách nhà nước.
+ Và một lý do rất quan trọng đó là: loại hình công ty trách nhiệm hữu

hạn hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng, rất
phong phú đa dạng và phức tạp nên phải hết sức chú trọng quản lý.
1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý thu thuế giá
trị gia tăng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế tiên tiến qua hơn chục năm thực hiện
đã đạt được kết quả khả quan.Có được thành tựu đó, có sự đóng góp quan
trọng của công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng. Công việc đó trở nên cấp
thiết đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn và trong quá trình quản lý đã
nảy sinh những thuận lợi và khó khăn sau:
 Thuận lợi:
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn có cơ cấu gọn nhẹ, đơn giản nên dễ
dàng thích nghi với cơ cấu kinh tế mới của nhà nước, chính vì thế, việc áp
dụng thuế giá trị gia tăng được ủng hộ rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó, do quy mô
hoạt động không lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế. Các
cơ sở kinh doanh dễ dàng chủ động xây dựng phương án, lựa chọn kế hoạch
sản xuất kinh doanh khi luật thuế giá trị gia tăng được triển khai. Do đó, khi
luật thuế giá trị gia tăng được thực hiện ít gây tác động xấu đến quá trình sản
xuất kinh doanh.
- Thực thi thuế giá trị gia tăng còn thúc đẩy các cơ sở kinh doanh thực
hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, mua bán có hóa đơn, chứng từ hợp pháp để
được khấu trừ thuế. Việc sử dụng hóa đơn, chứng từ sẽ góp phần hạn chế
những sai sót, gian lận trong công tác thu nộp thuế, quản lý thuế dễ dàng hơn,
khoa học và hiệu quả hơn, chống thất thu thuế tốt hơn.
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
21
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
- Thuế giá trị gia tăng có tính ưu việt cao nên khi áp dụng sẽ tạo tâm lý
nhẹ nhàng cho đối tượng nộp thuế. Đặc biêt việc sửa đổi, bổ sung một số
hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và thuế suất
thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa dịch vụ đã làm giảm nhẹ gánh nặng của

người nộp thuế, góp phần cải cách hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả
chính xác từ việc khai thuế, tính thuế, ra thông báo thuế, nộp thuế và hoàn
thuế đã tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý thuế.
 Khó khăn:
Do các công ty trách nhiệm hữu hạn còn tồn tại những hạn chế nhất
định nên công tác quản lý thuế giá tri gia tăng còn gặp nhiều khó khăn:
+ Do vốn của các công ty trách nhiệm hữu hạn chủ yếu là vốn dân
doanh, vốn tự huy động mà uy tín của ngân hàng cũng chưa cao nên việc thế
chấp để vay vốn là rất khó khăn.Vậy nên, nhiều doanh nghiệp còn thiếu vốn
để mở rộng sản xuất,quy mô kinh doanh thường không lớn, trình độ quản lý
còn hạn chế ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác,
công tác kế toán của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn còn yếu kém và sơ
đẳng, việc ghi chép phản ánh tài liệu trên hóa đơn chứng từ của kế toán còn
yếu kém. Nhiều kế toán của công ty rất lúng túng trong việc lập định khoản
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đặc biêt là việc lập báo cáo tài chính quý, năm
cho các cơ quan chức năng. Lập sai chế độ, lập thiếu chỉ tiêu là những sai sót
điển hình của các công ty trách nhiệm hữu hạn. Do vậy, đây là trở ngại lớn
mà cơ quan thuế cần giải quyết.
+ Sự phát triển thời gian qua của các công ty trách nhiệm hữu hạn về số
lượng mang tính tự phát, chạy theo lợi nhuận, gây tình trạng gian lận trong
kinh doanh, trốn lậu thuế gây khó khăn cho công việc quản lý và ảnh hưởng
đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
+ Quy mô của các công ty trách nhiệm hữu hạn là vừa và nhỏ, điều này
rất thích ứng với nền kinh tế thị trường nhưng bên cạnh đó nó cũng có những
hạn chế nhất định như dễ bị phá sản, giải thể khi gặp phải những khó khăn
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
22
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
trong kinh doanh, dễ bị lay chuyển theo những chiều hướng có thể là tốt có
thể là không tốt của nền kinh tế thị trường. Điều này tạo nên sự phức tạp trong

công tác quản lý thuế và công tác hành thu cũng gặp nhiều khó khăn.
+ Khó khăn về phía ngành thuế đã có nhiều biện pháp để tăng cường
công tác quản lý. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp phát sinh sau khi luật
doanh nghiệp có hiệu lực rất lớn, công chức ngành thuế không được tăng
thêm biên chế, một bộ phận cán bộ trình độ còn hạn chế nên có ảnh hưởng
đến công tác quản lý.

SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
23
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát chung về hoạt động của công ty trách nhiệm hữu
hạn trên thành phố Thái Nguyên và quản lý thuế tại Chi cục thuế thành
phố Thái Nguyên.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc có vị trí thuận lợi, quan trọng trong
việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi Bắc
Việt.
Là một trong ba trung tâm giáo dục-đào tạo lớn trong cả nước. Đầu mối
giao thông trực tiếp với thủ đô Hà Nội, có đường sắt, đường sông, quốc lộ số
3 dài 80 km và cách sân bay nội bài 50 km. Thành phố Thái Nguyên là cửa
ngõ đi các tỉnh phía bắc như: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bắc Giang và là thành phố công nghiệp được thành lập từ
19/10/1962, thành phố là đô thị loại 1, trung tâm chính trị, văn hóa giáo dục,
khoa học kỹ thuật, y tế của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm vùng trung du, vùng
núi phía bắc, nguyên là thủ phủ khu tự trị Việt Bắc, tổng diện tích tự nhiên
177km

2
, phía bắc giáp Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã
Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía nam giáp huyện Phổ Yên và
huyện Phú Bình.Về khí hậu của Thái Nguyên mang những nét chung của khí
hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh
giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu thành phố Thái Nguyên chia
làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ẩm của tỉnh có lượng mưa
trung bình khá lớn, nguồn tài nguyên của thành phố rất đa dạng và phong phú.
Về tài nguyên đất, so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa
không được bồi đắp hàng năm với độ trung tính ít chua là 3125,35 ha chiếm
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
24
Luận văn Tốt nghiệp Học viện Tài chính
17,65% so với tổng diện tích tự nhiên. Tài nguyên rừng ở Thái Nguyên chủ
yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo
chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng các loại cây trồng của nhân
dân, cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu thích hợp và phát
triển ở những vùng đất bằng trên các loại phù sa, đất mới phát triển, đất glay
trung tính ít chua.Tài nguyên khoáng sản, 2 tuyến sông lớn chảy qua sông
Cầu và sông Công, do đó cung cấp cho thành phố lượng cát tương đối lớn đủ
để đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng
sinh khoáng đông bắc Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình
Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hòa thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất
lớn.Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh và các tỉnh miền núi
phía bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp, có bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam mới được tổ chức
SIDA Thụy Điển tài trợ sửa chữa,nâng cấp, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản
mang đậm đà bản sắc dân tộc, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ
Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hóa khác.Thành phố Thái Nguyên có 26 đơn
vị hành chính trong đó 18 phường,8 xã,với số dân 290 nghìn người .Trên địa

bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực có chất
lượng đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, tỉnh và cả
nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng của thành phố: nguồn cung cấp điện cho thành
phố hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế; cấp
nước cho thành phố hiện nay có 2 nhà máy lớn với tổng công suất là
40000m
3
/ng. đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho toàn thành phố.
Một lợi thế có tính quyết định và lâu dài tới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
Thái Nguyên là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của dân tộc, văn
kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010-2015 được tổ
chức vào 21/10/2010 đã nêu bật được các ưu điểm của tỉnh cũng như thành
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ45/02.01
25

×