Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Diễn biến lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiềm chế linh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.22 KB, 16 trang )

DIỄN BIẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LINH HOẠT

PGS.TS. Phan Thị Cúc
Khoa Tài chính – Ngân hàng - Trường ĐH Công Nghiệp TP. HCM

TÓM TẮT
Việt Nam, sau 12 năm kiểm soát đươc lạm phát (1995-2007), từ tháng 12 năm
2007, lạm phát quay trở lại với chỉ số CPI 2 con số. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết
yếu tăng vọt các tháng đầu năm 2008, Chính phủ đã thực hiện chiến lược kiềm chế lạm
phát “cả gói” với 8 giải pháp. Nhờ những biện pháp kịp thời và linh hoạt của Chính phủ,
tình hình lạm phát các tháng cuối năm 2008 đã được kiềm chế, tuy vậy giá cả vẫn ở mức
cao và vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Lạm phát là một hiện tượng mà cả thế giới đều
quan tâm, nghiên cứu về lạm phát để từ đó rút ra những bài học về lý luận và thực tiễn là
nhiệm vụ của các học giả, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các diễn đàn nghiên cứu khoa
học của chuyên ngành Kinh tế trong các trường Đại học. Đề tài đã hệ thống hóa lý luận
cơ bản về lạm phát, và phân tích các diễn biến thực tế của lạm phát ở Việt Nam qua chỉ
số CPI, lãi suất ngân hàng, tỉ giá hối đoái, tốc độ giảm GDP….trong nước, chỉ số giá
vàng, USD trên thế giới… trong giai đoạn từ tháng 12/2007 đến 11/2008, và dự báo rủi
ro, thách thức, đề xuất hệ giải pháp trong thời gian tới với kỳ vọng tham gia hoạch định
chính sách vĩ mô, bổ sung kiến thức về lý luận và thực tiễn, nâng cao chất lượng giảng
dạy, nghiên cứu, học tập cho sinh viên và các bạn đồng nghiệp.
ABSTRACT
After 12 years of curbing inflation (1995-2007), Vietnam has seen inflation come
back with the two-digit CPI (Customer Price Index) since December 2007. The prices of
basic commodities sharply surged in the early 2008 when Vietnam’s government
implemented a inflation-curbing strategy with “a packet” of 8 solutions. Through the
government’s promptly and flexible solutions, the inflation in the late 2008 has been
under control; however, the prices have still been high and fluctuated. In fact, inflation is
known as a big concern of the world where inflation researches have been done to take
lessons, both theoretical and practical, by scholars, researchers, and especially science


research forums of economics at universities.
My research aims to systemize fundamental theories of inflation, and analyze the
inflation situation in Vietnam through the CPI, banks’ interest rates, foreign exchange
rates, the GDP contraction rate in the country as well as the prices of gold and US
dollars in the world in the period from December 2007 to November 2008. In addition,
the research makes predictions about the risks and challenges in the field of business.
Then it will suggest a variety of solutions to deal with them. Hopefully, this research
could be considered as a contribution to the government’s macro economic plans and a
supplement to theoretical and practical knowledge of economics in order to enhance the
quality of teaching, researches, and studies of my students and colleagues.

I. MỞ ĐẦU
Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đều đã từng
đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phát cũng gây ra những tác động
tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia còn sử dụng lạm phát một con số
làm động lực để kích thích nền kinh tế phát triển. Nước ta sau 12 năm kiềm chế được lạm
phát (1995-2007) ở một con số, trong thời gian này chúng ta đã kiểm soát được lạm phát.
Nhưng từ tháng 12 năm 2007, do tác động của tình hình phát triển kinh tế chung của hội
nhập khu vực và thế giới, chỉ số giá tiêu dùng cho đến nay vẫn ở mức 2 con số, trong 8
tháng đầu năm 2008, tình hình diễn biến hết sức căng thẳng, Chính phủ đã kịp thời đưa ra
8 giải pháp cả gói để kiềm chế lạm phát. Vì vậy, có thể nói tình hình đã có phần dịu đi
nhưng nền kinh tế vẫn chưa ổn định, giá cả vẫn ở mức cao và chưa trở về mức khi chưa
có lạm phát. Diễn biến của tình hình lạm phát ở Việt Nam vẫn hết sức phức tạp, thậm chí
xuất hiện những dấu hiệu giảm phát ở cuối năm 2008 còn rất nhiều rủi ro, thách thức cần
được đưa lên diễn đàn nghiên cứu khoa học để các đồng nghiệp cùng nghiên cứu về cả
mặt lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra những giải pháp can thiệp một cách linh hoạt có
hiệu quả, tham gia các ý kiến thực hiện các chính sách vĩ mô của nước ta trong thời kỳ
hội nhập quốc tế.
Đó cũng chính là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài này để trao đổi cùng các bạn đồng
nghiệp.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về lạm phát và các phạm trù
liên quan đến lạm phát, đặc biệt là lý luận về các giải pháp giảm thiểu lạm phát để ổn
định và phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là đề tài đã đi vào thực tiễn về lạm
phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 12/2007 đến cuối năm 2008, từ đó tìm ra tính
quy luật phổ biến của diễn biến rất phức tạp của lạm phát trong một quốc gia đang phát
triển như là nước ta và các bài học kinh nghiệm,các giải pháp can thiệp về kiềm chế lạm
phát trong nền kinh tế đã có yếu tố hội nhập ở Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm về lạm phát của các nhà
kinh tế hiện đại của nước ngoài và Việt Nam, các quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng và Nhà Nước về kiềm chế lạm phát ở Việt Nam để phân tích, lý giải các chỉ số và
đề xuất các giải pháp can thiệp thông qua các phương pháp:
Nghiên cứu tài liệu, trao đổi, phỏng vấn tại Hội thảo của Hội đồng Khoa học cơ
sở Tài chính-Kế toán (cũ) với lãnh đạo Viện Nghiên cứu thị trường, giá cả- Bộ Tài Chính
tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa vào tháng 8 năm 2008, tác giả phân tích tổng hợp tư liệu
để hoàn thành đề tài.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cấu trúc của đề tài gồm 5 vấn đề lớn:
1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2007
2. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2008
3. Biện pháp cả gói về chống lạm phát của Việt Nam từ quý II năm 2008
4. Dự báo về lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới
5. Giải pháp can thiệp nhằm kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI:
1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giao đoạn 1995-2007
Nước ta kiểm soát được lạm phát (giai đoạn 1995-2007), lạm phát chỉ dừng lại ở 1 con
số, tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng CPI được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1:






(Nguồn : Viện NCKH thị trường và giá cả -BTC)
Nhưng đến tháng 12/2007 thì lạm phát đã tăng lên 2 con số. Điều đó cũng được thể hiện
ở biểu đồ trên.
2. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giao đoạn 2007-2008

Biểu đồ 2.1

Tè c ®é t ¨ n g GDP v µ CPI gia i ®o ¹ n 1995-2007
9.34
8.15
5.76
4.77
7.79
8.43
8.17
8.5
6.79
6.89
7.08
7.34
9.54
12.7
4.5
3.6
9.2

0.1
-0.6
0.8
4.0
3.0
8.4
9.5
12.63
6.6
-2
0
2
4
6
8
10
12
14
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
%/n¨m
Tèc ®é t¨ ng GDP (%n¨ m) CPI (%/n¨ m)
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Biểu đồ 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm 2008

Nguồn:www.tuoitre.com.vn
Bảng 2.1: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đôla Mỹ cả nước tháng 10
năm 2008
Chỉ số giá tháng 10 năm 2008 so với (%)

Kỳ gốc

năm
2005
Tháng
10 năm
2007
Tháng
12 năm
2007
Tháng 9
năm
2008
Chỉ số giá 10
tháng đầu năm
2008 so với
cùng kỳ năm
2007

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG 148,20 126,72 121,64 99,81 123,15
1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 172,14 140,56 132,12 99,58
136,95
Trong đó: 1- Lương thực
201,99 160,06 151,41 98,09
149,58
2- Thực phẩm
161,16 132,82 124,44 100,01
133,05
3. Ăn uống ngoài gia
đình
169,86 139,54 131,37 100,47
131,92

2. Đồ uống và thuốc lá 128,32 113,27 111,34 100,67
110,21
3. May mặc, mũ nón, giầy dép 126,05 112,55 110,82 100,70
109,81
4. Nhà ở và vật liệu xây dựng
(*)
148,40 122,84 116,76 98,92
122,39
5. Thiết bị và đồ dùng gia đình 125,94 111,99 111,26 100,73
108,36
6. Dược phẩm, y tế 123,00 109,76 108,75 100,58
108,72
7. Phương tiện đi lại, bưu điện 138,44 124,82 119,56 99,06
116,66
Trong đó: Bưu chính viễn thông 83,46 89,21 90,39 99,82
88,44
8. Giáo dục 115,02 106,71 106,56 100,69
103,63
9. Văn hoá, thể thao, giải trí 115,74 109,50 109,30 100,38
105,03
10. Đồ dùng và dịch vụ khác 132,35 114,65 111,69 100,85
113,11




CHỈ SỐ GIÁ VÀNG 206,76 125,15 112,53 103,21 137,43
CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ 104,45 102,46 102,95 99,95 101,71





(*) Nhóm này bao gồm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.
Như vậy, sau 12 năm, tình hình lạm phát lại bùng phát ở Việt Nam và có nguy cơ
bùng phát mạnh mẽ vào năm 2008, tình hình cụ thể thể hiện rõ ở biểu đồ 2.1, biểu đồ 2.2
và bảng 2.1.
• Chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng tăng vọt trong năm 2007:
Năm 2007, giá lương thực, thực phẩm (LT-TP) trên thị trường Việt Nam tăng cao đạt
mức 18.9%, cao hơn nhiều so với mức lạm phát 12,63%, trong đó nhóm lương thực tăng
15,5%, thực phẩm tăng 21,16%.
• Chỉ số giá tiêu dùng một số mặt hàng tăng vọt trong các quý đầu năm 2008.
Trong 4 tháng đầu năm, giá LT-TP đã tăng 18,01%, cao gấp rưỡi mức 11,6% của
lạm phát CPI và cao tương đương bằng mức tăng giá LT-TP của cả năm 2007, trong đó
lương thực tăng 25%, còn thực phẩm tăng 15,6%.
 Nguyên nhân của tăng lạm phát:
Ngày 22/5/2008, tăng giá xăng dầu từ 13.000đ lên 14.500đ (tương đương 11.5%).
- Cuối tháng 3 đầu tháng 4, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trên thế giới làm
cho giá gạo trong nước tăng nhanh có thời điểm từ 50% đến 100%.
- Kể từ tháng 5 giá gạo đã có xu hướng giảm nhưng mức tăng vẫn 15%-20% so với
trước khi sốt gạo. Dự báo từ nay đến cuối năm giá gạo sẽ bình ổn và không có sự tăng đột
biến.
Trong hai quý đầu năm, giá các loại nguyên vật liệu tăng mạnh trên TG khiến nước ta
ảnh hưởng bởi NK lạm phát.
Nếu giá dầu ổn định dưới 150 USD/ thùng, giá các nguyên, vật liệu sẽ có xu hướng
giảm và ổn định trong giai đoạn còn lại của năm.
 Hậu quả của tăng lạm phát:
- Giảm chỉ tiêu tăng trưởng từ 8.5% xuống 7% làm giảm tốc độ phát triển tiền mặt
trong XH không đưa được vào đầu tư gây ứ đọng vốn nguy cơ gây ra lạm phát ở các chu
kỳ sau. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay tốc độ tăng trưởng có thể sẽ được giảm xuống
6%- 6.5%.

- Sức tiêu thụ hàng hóa trong nước đang có dấu hiệu yếu dần, sản xuất công nghiệp
bước vào tháng đầu quý 4 năm nay lại tăng chậm hơn các tháng trước, đây là một xu
hướng ngược lại quy luật mọi năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng ước tính đạt 330.121 tỷ đồng tăng 12,1% so với
cùng kỳ 2007, thấp hơn mức tăng trung bình của 9 tháng đầu năm là 12,4%.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động
sản sụt giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nợ đọng, tính thanh khoản và độ an toàn của
hệ thống ngân hàng.
- Do nới lỏng tỷ giá hối đoái có thể dẫn đến đồng tiền Việt Nam (VNĐ) bị đánh giá
quá cao.
3. Biện pháp cả gói về chống lạm phát của Việt Nam từ quý II năm 2008
Như chúng ta đã biết Chính phủ đã ban hành các biện pháp cả gói về chống lạm
phát của Việt Nam từ quý II năm 2008 là:
Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ.
- Ngân hàng phát hành trái phiếu kho bạc trong 2008: 20.300 tỉ VNĐ
- Thay đổi lãi suất huy động tiền gửi để thu hút tiền trong lưu thông
Biểu đồ 3.1: Chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam từ tháng tư năm 2003 đến tháng 6
năm 2008











Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công

Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ bảo đảm
cân đối cung cầu về hàng hóa.
Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và giảm nhập siêu.
Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương
mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá.
Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở
rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền.
7.50
3.00
5.00
7.80
3.50
5.50
8.25
4.50
6.50
8.75
6.00
7.50
12.00
11.00
13.00
14.00
13.00
15.00
0.00
2.00
4.00

6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
16.00
Chính sách lãi suất của NHNNVN
LS cơ bản
7.50 7.80 8.25 8.75 12.00 14.00
LS tái chiết khấu 3.00
3.00 3.50 4.50 6.00 11.00 13.00
LS tái cấp vốn 5.00
5.00 5.50 6.50 7.50 13.00 15.00
April 1,
2003
February 1,
2005
Dec1.2005 Feb1.2008
May19.200
8
June11.200
8

×