Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC: TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG LỚP 4 Ở TIỂU HỌC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.47 KB, 64 trang )

/>TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC
TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN
DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
LỚP 4 Ở TIỂU HỌC.

HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Kỹ năng sống giúp học sinh nhận biết và có thái độ tích
cực đối với những tình huống căng thẳng, sẵn sàng chấp nhận
những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đồng thời, sinh
viên cũng có cách để ứng phó tích cực trong nhiều tình huống
khác nhau, biết cách giải tỏa cảm xúc và làm chủ bản thân,
luôn trau dồi kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng tự nhận thức cảm xúc của bản thân. Chính vì tầm quan
trọng to lớn ấy của kỹ năng sống, chúng ta cần tìm ra những
biện pháp để rèn luyện kỹ năng sống cho bản than và cho học
sinh- thế hệ tương lai…
Để rèn luyện kỹ năng sống, trước tiên ta phải hiểu về tính
chất của chúng. Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa
mang tính xã hội. Hay nói một cách đơn giản hơn, kỹ năng
sống mang hai đặc trưng: đặc trưng nghề nghiệp và đặc trưng
vùng miền. Về đặc trưng nghề nghiệp, mỗi nghề nghiệp lại
cần có một kỹ năng sống khác nhau. Ví dụ: Nếu bạn là sinh
viên sư phạm, nghĩa là rất có thể bạn sẽ trở thành một cô giáo.
Vì thế kỹ năng của bạn là: kỹ năng ăn nói, kỹ năng đứng lớp,
kỹ năng thuyết phục, kỹ năng truyền cảm hứng,… Nếu bạn là
nhà báo trong tương lai. Kỹ năng của bạn là: kỹ năng bảo vệ
sức khỏe, kỹ năng khai thác tư liệu, kỹ năng phát hiện đề tài,
… Về đặc trưng vùng miền, ở mỗi vùng miền lại cần có một


kỹ năng sống khác nhau để tồn tại và phát triển. Ví dụ, người
sống ở vùng núi cao cần có kỹ năng làm ruộng bậc thang, kỹ
năng dẫn nước từ suối về nhà,… người sống ở vùng biển cần
kỹ năng đi biển đánh cá, kỹ năng đối phó với mưa bão,…
/> /> Thực hành kĩ năng sống là biện pháp quyết định thành công
của quá trình học tập kĩ năng sống. Trong đó, vận dụng linh
hoạt và biến kỹ năng sống trên lý thuyết thành kĩ năng, khả
năng ứng xử linh hoạt, hiệu quả các tình huống xảy ra trong
cuộc sống là mục tiêu. Học phải đi đôi với hành, lĩnh vực nào
cũng vậy và học kỹ năng sống cũng không là ngoại lệ. Ví dụ:
một trong những kỹ năng sống cần kíp hiện nay là kỹ năng
giao tiếp, nếu bạn chỉ chăm chăm học thuộc lý thuyết rằng:
giao tiếp là phải kết hợp giữa nói và ánh mắt, giữa nói và ngôn
ngữ cơ thể, là thế này là thế khác,… Nhưng nếu bạn không
thường xuyên tiếp xúc với mọi người, không giao tiếp với
những kỹ năng đã được học thì tất cả sẽ chỉ là lý thuyết và
thiếu thực tế. “Mỗi chúng ta sinh ra là một viên kim cương lấp
lánh với vẻ đẹp khác nhau, điều quan trọng là bạn nhận diện
được điểm mạnh của mình, khai thác đúng và phát huy chúng
chắc chắn tạo nên sức mạnh tuyệt vời”. Việ dạy thực hành kí
năng sống cho học sinh là cần thiết, cấp bách vì các em học
sinh tiểu học như tờ giấy trắng, con non nớt rất dễ sa ngã…
Người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong dạy thực hành
kĩ năng sống cho học sinh.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC: TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN
DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG LỚP 4 Ở TIỂU
HỌC.
Chân trọng cảm ơn!

/> />TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:
Bài 1: THÁI ĐỘ KHI LẮNG NGHE
BÀI 2: ĐỘNG VIÊN CHĂM SÓC
Bài 3: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
Bài 4: TƯ DUY TÍCH CỰC
BÀI 5: NGƯỜI CHỦ NHÀ ĐÁNG YÊU
BÀI 6: SỨC MẠNH CỦA THÔNG ĐIỆP
BÀI 7: MỞ BÀI THU HÚT
BÀI 8: THÂN BÀI VÀ KẾT BÀI
BÀI 9: HAI BÁN CẦU NÃO
BÀI 10: ĐẶT MỤC TIÊU HỌC TẬP
BÀI 11: HỌC CÁCH TIẾT KIỆM
BÀI 12: TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI
BÀI 13: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỒNG ĐỘI
BÀI 14: NHẬN THỨC BẢN THÂN
BÀI 15: CUỘC SỐNG TÍCH CỰC
/> />Thực hành kĩ năng sống
Bài 1: THÁI ĐỘ KHI LẮNG NGHE (3)
I. MỤC TIÊU:
- Biết luôn chủ động và tích cực trong lắng nghe.
- HS có ý thức đồng cảm với người nói bằng cách lắng nghe
tích cực.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo
và kĩ năng hợp tác theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Lắng nghe chủ động
- Yêu cầu HS đọc tình huống trang 3.
- HS thảo luận nhóm đôi cùng bàn và đưa ra cách giải quyết
phù hợp. Khi muốn gặp người khác cần phải chuẩn bị tư thế

lắng nghe.
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở: Em cần chuẩn bị những
gì trước khi lắng nghe?
+ Thái độ mong muốn được nghe.
+ Hướng về tư thế người nói.
+ Tư thế ngồi nghe.
/> />- Thế nào là chủ động lắng nghe? (Luôn chủ động lắng nghe
trước khi giao tiếp với người khác)
- Chủ động lắng nghe mang lại lợi ích gì? (Chủ động lắng
nghe giúp em đạt được những điều mình mong muốn.)
- GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng (bài học ở SGK: Gọi 2
HS đọc.
* HĐ 3: Tích cực nhiệt tình
- Yêu cầu HS đọc tình huống trang 4.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4.
- HS thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét của nhóm mình trước
lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi và đưa ra kết luận đúng: Bi lắng
nghe như vậy là không nhiệt tình. Theo em, Bi nghe như vậy
thì Bốp sẽ không muốn nói chuyện với Bi nữa.
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở: Lắng nghe như thế nào là
tích cực nhiệt tình?
Đáp án đúng: Lắng nghe như thế nào là tích cực nhiệt tình là:
+ Tập trung chăm chú.
+ Quan tâm và quan sát.
+ Khen ngợi khích lệ.
+ Hưởng ứng câu chuyện.
*HĐ4: Lắng nghe đồng cảm
/> />a) Cấp độ lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi:Theo em, lắng nghe để làm gì?

- Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành:
1. Lắng nghe để làm gì ? (Lắng nghe để thấu hiểu người nói.)
2. Bước vào thế kỉ XXI, liên hợp quốc đã gửi tới thế giới 6
thông điệp quan trọng đó là:
- Tôn trọng mọi sự sống.
- Từ bỏ bạo lực.
- Chia sẻ với mọi người.
- Lắng nghe để thấu hiểu.
- Bảo vệ hành tinh.
- Tìm lại sự đoàn kết.
* Rút ra bài học ở VBT trang 5 ( 2 - 3 HS đọc lại)
b) Thể hiện đồng cảm.
- HS đọc truyện trang 6,7
- Mẹ đi làm về mệt Bi đã làm những việc gì? ( Bi hỏi han mẹ,
bóp đầu cho mẹ, hứa sẽ làm việc nhà để giúp đỡ mẹ.)
- Rút ra bài học: Lắng nghe đồng cảm là chủ động lắng nghe
với thái độ tích cực, nhiệt tình. Chờ bạn nói xong thì em mới
nói. Nhắc lại từ quan trọng và hỏi lại để hiểu rõ hơn tâm tư
của bạn.
/> />- HD HS thực hành theo nhóm đôi cùng bàn: Em hỏi bạn thân
của em về khó khăn mà bạn đang gặp phải và em lắng nghe
đồng cảm khi bạn nói.
* Luyện tập: Em thể hiện lắng nghe đồng cảm với những
người thân trong gia đình. Sau khi lắng nghe, em đã hiểu hơn
nững khó khăn, vất vả của bố mẹ. Hãy ghi lại cảm nhận của
em.
*HĐ 5: Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là chủ động lắng nghe? (Luôn chủ động lắng nghe
trước khi giao tiếp với người khác)
- Chủ động lắng nghe mang lại lợi ích gì? (Chủ động lắng

nghe giúp em đạt được những điều mình mong muốn.)
- Gọi 2 HS đọc bài học ở SGK.
- Dặn dò: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Thực hành kĩ năng sống
BÀI 2: ĐỘNG VIÊN CHĂM SÓC (8)
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh.
/> />- Biết cách chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo
và kĩ năng hợp tác theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Động viên
a) Tầm quan trọng của động viên
- Gọi 2 HS đọc to truyện Chú ếch điếc.
- Cả lớp đọc thầm ở SGK.
- Thảo luận: Theo em, vì sao cần có những lời động viên trong
cuộc sống? (Cần có những lời động viên trong cuộc sống để
giúp cho chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống.)
Em cần động viên người khác khi nào? (Em cần động viên
người khác khi người đó gặp khó khăn trong cuộc sống.)
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở trang 9.
- HS làm bài vào vở - GV theo dõi, giúp HS chốt lời giải
đúng: Nối lời động viên với những hình ảnh phù hợp: ý 1 với
tranh 4; ý 2 với tranh 5; ý 3 với tranh 1; ý 4 với tranh 2; ý 5
với tranh 3.
b) Động viên như thế nào?
- Hướng dẫn HS làm bài tập trang 10.
/> />- Sau khi HS làm xong, GV chữa bài, giúp HS chốt lời giải
đúng :

1. Em cần người khác động viên khi : Em lo lắng, em đạt kết
quả không như mong muốn, em bị ốm.
2. Em từng động viên ai chưa? Em đã từng động viên Em
đã động viên
- Hướng dẫn HS xử lí tình huống
TH1: Cuối tuần Bi sẽ tham gia cuộc thi chạy ở trường. Bi chạy
nhanh nhưng Bi vẫn rất lo lắng vì sợ mình sẽ thua. Em là bạn
thân của Bi, em động viên Bi như thế nào ?
Em sẽ nói với Bi rằng
TH2: Em bị điểm 5 môn toán nên em rất buồn, em muốn
người khác động viên em như thế nào ?
Em muốn người khác nói với em rằng
- Hướng dẫn thực hành một số cử chỉ thể hiện sự động viên :
Đập tay, vỗ vai, giơ ngón tay cái, vỗ tay.
*HĐ3: Chăm sóc người thân
- Hướng dẫn HS thảo luận: Em chăm sóc người ốm như thế
nào?
TH 1 : Mẹ của Bi bị sốt , người mẹ rất nóng và mẹ rất mệt. Bi
đã gọi bác sĩ nhưng trong lúc chờ bác sĩ Bi chưa biết làm gì để
chăm sóc mẹ. Em nói cho Bi biết Bi phải làm gì đây?
/> />TH2: Bi đang học bài thì em bé khóc. Mẹ thì đi chợ chưa về.
Bi không biết làm gì để em bé đỡ khóc. Em giúp Bi nhé
- HD HS làm bài tập trang 12 vào vở : bạn hãy đoán xem các
bạn trong ảnh đang làm gì để chăm sóc người thân.
Tranh 1: Mẹ đang hướng dẫn giúp con khó khăn trong học tập.
Tranh 2: Anh đang giúp em chơi trò chơi.
Tranh 3: mẹ ốm, bé đang bóp chân cho mẹ.
Tranh 4: Nam đang đấm lưng cho bố
Bài học : Gia đình, bạn bè là món quà quý giá nhất mà cuộc
đời đã dành tặng mỗi chúng ta. Vì vậy, hãy dành thật nhiều

thời gian ở bên cạnh quan tâm, chăm sóc và yêu thương những
người thân yêu của mình.
*HĐ4: Luyện tập Hướng dẫn HS *Chơi với em.
*Khi bố mẹ đi làm về, hãy nói mời bố (mẹ)
một cốc nước.
Hãy nói với mẹ một lời động viên.
*HĐ CỦNG CỐ :
- Kể tên một số việc làm thể hiệnđộng viên chăm sóc người
thân?
- Vì sao em phải động viên chăm sóc người thân?
- Em thường động viên chăm sóc người thân khi nào?
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
/> />- Dặn dò: Áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống tốt.
Thực hành kĩ năng sống
Bài 3: GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
- Nhận biết các xung đột thường gặp trong cuộc sống.
/> />- Giải quyết được những xung đột nhỏ trong cuộc sống của
người khác và của chính mình.
- GD cho HS kĩ năng tự nhận thức ; kĩ năng tư duy sáng tạo
và kĩ năng giải quyết tình huống.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*HĐ1: GV nêu yêu cầu giờ học
* HĐ 2: Xung đột xấu hay tốt
a) Vì sao cần xung đột
- Gọi 2 – 3 HS đọc truyện “Vai trò của xung đột” trang 13, 14.
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn:
1.Tại sao có xung đột?
2. Có phải xung đột nào cũng xấu không?
- Hướng dẫn HS làm bài tập trang 14: Xung đột nào sau đây

giúp em tốt lên?
+ Lời nhắc nhở của mẹ.
+ Hình phạt của cô.
b) Vì sao cần kiểm soát xung đột
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: Vì sao
phải kiểm soát xung đột?
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Hai bạn tạo thành một cặp, mỗi
cặp nhận một cái dây chun. Khi đếm từ 1 đến 3, cả hai cùng
/> />kéo mạnh chun về phía mình cho đến khi chun đứt. Em cùng
bạn trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi chun đứt thì ai bị đau?
+ Tại sao chun bị đứt?
+ Khi chun đứt, có thể nối lại được nguyên vẹn chiếc chun
như ban đầu không?
- Rút ra bài học: Khi xung đột quá lớn thường dễ dẫn đến đánh
nhau, làm đau nhau, mối quan hệ không còn như xưa. Chính
vì vậy cần kiểm soát xung đột.
*HĐ 3: Giải quyết xung đột
a) Khi ở bên ngoài xung đột
- Hướng dẫn HS các bước giải quyết xung đột như sau:
1. Tách hai người ra xa nhau.
2. Để họ ngồi xuống ghế.
3. Cho họ uống nước.
4. Lắng nghe tích cực.
b) Khi chính em rơi vào xung đột.
- Hướng dẫn HS giải quyết tình huống: Hai bạn tạo thành một
cặp, khi đếm từ 1 đến 3, mỗi người cầm một đầu chiếc chun
đã bị đứt kéo căng, sau đó thả tay ra khỏi chun.
Em trả lời câu hỏi sau:
1.Ai là người bị đau?

/> />2.Tại sao?
3. Làm thế nào để không bị đau?
- Rút ra bài học: Vở thực hành kĩ năng sống Trang 16
1. Nếu luôn muốn giành phần thắng, phần đúng, quyền lợi về
phía mình thì chúng ta rất dễ xẩy ra xung đột và gây tổn
thương đến người khác và chính bản thân mình.
2. Trong bất kì xung đột hay cãi vã nào, ai tha thứ trước thì sẽ
tìm thấy sự bình yên, thanh thản.
3. Hãy tự suy nghĩ về bản thân mình trước khi điều chỉnh
người khác.
*HĐ 4: Luyện tập
- Hướng dẫn HS giải quyết xung đột giữa hai bạn trong lớp,
trong khu nhà em ở hoặc giữa em và anh chị em của
mình theo cách đã học.
Củng cố, dặn dò:
- Khi xung đột thường dẫn đến tác hại gì?
- Vì sao ta cần giải quyết xung đột?
- Em hãy nêu một số cách giải quyết xung đột?
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn dò: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc
sống tốt.
/> />Thực hành kĩ năng sống
Bài 4: TƯ DUY TÍCH CỰC
I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
- Biết cách nhận xét người khác một cách tốt nhất.
- Luôn nhìn mọi thứ theo hướng tích cực.
/> />- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo
và kĩ năng tự nhận thức.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*HĐ1: GV nêu yêu cầu giờ học

* HĐ 2: Cách nhận xét tích cực
a) Khen thưởng:
- Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: vì sao khi
nhận xét người khác ta cần phải khen trước?
- HS thảo luận và đưa ra kết luận đúng: khi nhận xét người
khác ta cần phải khen trước vì đó chính là cách nhận xét một
cách tốt nhất.
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở trang 17.
- HS làm bài, GV theo dõi, đưa ra kết luận đúng: Thông tin
tiêu cực là lời chê.
- Hướng dẫn HS xử lí tình huống:
- HS đọc 2 tình huống ở vở thực hành trang 17, GV hướng dẫn
HS khi nhận xét về người khác, em cần khen trước, tìm ra
những điểm tốt của bạn Bốp hay bạn Bi để khen bạn.
- HS thảo luận nhóm 4, trình bày ý kiến trước lớp.
- GV theo dõi, đưa ra kết luận đúng:
b) Đề xuất giải pháp:
- Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn.
/> />- HD HS làm bài tập vào vở trang 18.
- HS làm bài, GV theo dõi, đưa ra kết luận đúng:
1.Sau khi khen điểm tốt của bạn, em sẽ đưa ra giải pháp.
2. Em chọn cách nhận xét sau cho hai tình huống phần 1:
+ TH1: Bốp, bộ quần áo cậu mặc rất gọn gàng, sạch sẽ, cậu
chải đầu cho tóc mượt hơn thì thật tuyệt.
+ TH2: Bi, khi thuyết trình cậu đã dùng tay minh họa rất đẹp,
cậu còn di chuyển và biết quan tâm tới người nghe. Cậu nói to
và rõ ràng hơn thì quá hay.
Rút ra bài học: Khi nhận xét người khác, em nên khen trước,
đề xuất thay đổi sau.
VD: Bộ quần áo của cậu vừa vặn và đẹp thế, cậu chải đầu thật

mượt thì còn đẹp hơn nữa.
- Gọi 2 – 3 HS đọc lại bài học.
- Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: Em quay
sang bạn bên cạnh và nhận xét về bạn.
* HĐ3: Tư duy tích cực
a) Nhìn vào mặt tích cực
- HD HS làm bài tập vào vở trang 19.
- HS làm bài, GV theo dõi, đưa ra kết luận đúng: Chọn cách
nhận xét: cốc nước này chứa một nửa nước.
/> />Rút ra bài học: + Sự thật vẫn vậy, kết quả khác nhau là do
cách nhìn của mỗi người.
+ Khi nhìn sự vật quanh mình, em nên nhìn tổng thể cả mặt tốt
và mặt xấu của nó. Sau đó tập trung vào mặt tích cực để năng
lượng lên não người và chúng ta có giải pháp cho mình.
- HD HS thực hành theo cá nhân: Điền vào chỗ trống để hoàn
chỉnh các câu sau ( VTH trang 20)
+ Nếu em bị tắc đường và kẹt xe thì……
+ Nếu em vừa nhận một điểm kém thì…………….
+ Nếu em vừa bị mất một món đồ mình yêu tích thì…….
b) Hướng tới giải pháp tích cực:
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi cùng bàn:
1. Cái gì đây? Em thấy cái gì ? (Đây là một tờ giấy trắng có
một chấm đen.)
2. Đây là một tờ giấy trắng có một chấm đen, liệu có vì chấm
đen đó mà em vứt cả tờ giấy đi không? ( Không)
- Gọi 2 – 3 HS đọc bài thơ ở VTH trang 20.
- Hướng dẫn HS thực hành theo nhóm đôi cùng bàn: Dùng sáp
màu và dụng cụ em có thể biến tờ giấy sau (VTH trang 21)
thành một bức tranh có ý nghĩa.
* HĐ4: Luyện tập

/> />- Gọi 2 HS đọc “Câu chuyện về bốn ngọn nến” vở thực hành
trang 21.
- Bài học em nhận được từ câu chuyện bốn ngọn nến là: Trong
cuộc sống hằng ngày hãy giữ vững niềm tin của mình vầ mọi
người xung quanh, có niềm tin là có tất cả.
Củng cố, dặn dò:
- Khi nhận xét người khác, em nên nhận xét như thế nào?
( Khi nhận xét người khác em nên khen trước, đề xuất thay đổi
sau.)
- Trong cuộc sống ta nên nhìn mọi người theo hướng như thế
nào? (Khi nhìn sự vật quanh mình, em nên nhìn tổng thể cả
mặt tốt và mặt xấu của nó. Sau đó tập trung vào mặt tích cực
để năng lượng lên não người và chúng ta có giải pháp cho
mình.)
- Nhận xét đánh giá giờ học.
Thực hành kĩ năng sống
BÀI 5: NGƯỜI CHỦ NHÀ ĐÁNG YÊU
I.MỤC TIÊU:
- HS biết tạo thiện cảm với khách đến nhà và tiếp khách một
cách lịch sự, thân thiện nhất khi bố mẹ không có nhà.
- GD cho HS kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng giao tiếp.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
/> />*HĐ 1: GV nêu yêu cầu giờ học
*HĐ 2: Khách đến chơi nhà
- Gọi 2 HS đọc tình huống ở vở thực hành trang 23.
- Hướng dẫn HS trả lời lần lượt 2 câu hỏi ở vở thực hành trang
23
+ Khi khách đến nhà, Nam rất sợ không dám ra chào hỏi mà
trốn trong nhà cho đến khi người khách đi mất.
+ Nếu em là Nam, em sẽ ra xem là ai, nếu là khách quen thì

em sẽ mời khách vào nhà, mời khách ngồi chơi, mời khách
uống nước, tiếp chuyện cùng khách; nếu khách là người lạ
hoặc người em chưa tin tưởng thì em sẽ không mở cửa hoặc
gọi điện cho bố mẹ để hỏi.
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở, GV theo dõi, chữa bài,
đưa ra kết luận đúng:
1.Khi có người gọi ngoài cửa, em sẽ: ra xem là ai.
2. Em sẽ mở cửa ngay cho: họ hàng thân thiết, bác hàng xóm
hoặc bạn bè.
3. Em sẽ nói gì với những người khách muốn vào nhà nhưng
em chưa tin tưởng: Gọi điện ngay cho bố mẹ.
- Rút ra bài học: Khi có khách gọi cửa, em sẽ ra ngoài xem đó
là ai. Nếu là người thân hoặc những người em thực sự thân
quen, tin tưởng thì em sẽ mở cửa. Nếu là người lạ hoặc người
/> />em chưa tin tưởng thì em sẽ không mở cửa hoặc gọi điện cho
bố mẹ để hỏi.
*HĐ 3: Chủ nhà đáng yêu
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: Khi em
đang ở nhà một mình mà có khách gọi cửa thì em sẽ làm gì ?
- Đại diện các nhóm trình bày, GV đưa ra kết luận đúng: Khi
em đang ở nhà một mình mà có khách gọi cửa thì em sẽ ra
xem khách là ai, nếu là khách quen thì em sẽ mời khách vào
nhà, mời khách ngồi chơi, mời khách uống nước, tiếp chuyện
cùng khách; nếu khách là người lạ hoặc người em chưa tin
tưởng thì em sẽ không mở cửa hoặc gọi điện cho bố mẹ để
hỏi.
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở, GV theo dõi, chữa bài và
đưa ra kết luận đúng: khi khách đến nhà mà bố mẹ đi vắng thứ
tự những việc mà em cần làm là: Mở cửa, chào: mời ngồi; mời
nước; giao tiếp lịch sự thân thiện.

*HĐ 4: Những việc cần làm
a) Mời ngồi
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: Khi khách
vào nhà, em mời khách ngồi như thế nào?
- HS làm bài tập vào vở sau đó trình bày kết quả, GV bổ sung
đưa ra kết luận đúng: Khi khách vào nhà, em mời khách ngồi:
/> />chủ động mời ngồi, chỉ tay về hướng ghế ngồi, mặt tươi
cười….
- Bài học: Khi khách vào nhà, em phải chủ động, tươi cười
mời khách ngồi trước bằng lời mời và hành động chỉ tay về
hướng ghế ngồi của khách.
b) Mời nước;
- Hướng dẫn HS làm bài tập và đưa ra kết luận đúng:
1. Em nên mời khách uống loại nước: chè; nước lọc.
2. Khi mang nước ra,em sẽ mời khách uống trước
- Bài học: Em sẽ mời khách uống trước, mời những loại nước
không có cồn, giúp giải khát và phù hợp với việc nói chuyện.
c) Giao tiếp
- Hướng dẫn HS làm bài tập: Em sẽ giao tiếp với khách cười,
hỏi, lắng nghe, hỏi thăm.
- Bài học: Em sẽ trở thành một người chủ đáng yêu, mến
khách bằng cách giao tiếp: cười, khen, hỏi, lắng nghe, đồng
hành.
- Hướng dẫn HS thực hành theo tình huống ở vở thực hành
trang 26.
- GV theo dõi, tuyên dương những nhóm thực hành tốt.
*HĐ 5: Luyện tập
/> />- Hướng dẫn HS về nhà nhờ bố mẹ đóng vai khách đến chơi,
em đóng vai chủ nhà rồi em thể hiện cách tiếp khách như bài
học đã học trên lớp.Ghi lại cách nhận xét của bố mẹ về cách

tiếp khách của em.
Củng cố, dặn dò:
- Khi em ở nhà một mình, có người gọi ngoài cửa, em sẽ làm
gì?
- Khi khách vào nhà, em mời khách ngồi như thế nào?
- Để trở thành một chủ nhà đáng yêu khi khách đến nhà, em
cần làm những việc gì?
- GV nhận xét đánh giá giờ học, dặn dò: Áp dụng những điều
đã học vào cuộc sống tốt.
Thực hành kĩ năng sống
BÀI 6: SỨC MẠNH CỦA THÔNG ĐIỆP
I.MỤC TIÊU:
- Sau bài học, HS hiểu được sức mạnh của thông điệp khi
thuyết trình.
- Có thói quen chuẩn bị kĩ càng cách thể hiện trước khi thuyết
trình.
/> />- GD cho Hs kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*HĐ 1: GV nêu yêu cầu giờ học
*HĐ 2: Sức mạnh của thông điệp
a) Yếu tố cấu thành:
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở trang 27.
- HS làm bài sau đó trình bày ý kiến của mình, GV cùng cả
lớp chốt lời giải đúng: Khi thuyết trình, những yếu tố giúp em
tác động đến người nghe là: ngôn từ, giọng nói và hình ảnh.
- Bài học : Có 3 yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến người nghe khi
thuyết trình là: ngôn từ, giọng nói và hình ảnh.
b) tầm quan trọng của các yếu tố:
- HD HS làm bài tập vào vở thực hành trang 28.
- HS làm bài sau đó trình bày ý kiến của mình, GV cùng cả

lớp chốt lời giải đúng:
1. Em thích thưởng thức một bài hát theo cách xem ca sĩ biểu
diễn vì như vậy em vừa được nghe âm thanh của bài hát vừa
được xem hình ảnh mà ca sĩ thể hiện.
2. Em thích tìm hiểu một câu chuyện theo cách xem bộ phim
hoạt hình về câu chuyện đó vì như vậy em vừa vừa được nghe
âm thanh của câu chuyện vừa được xem hình ảnh mà các nhân
vật thể hiện.
/>

×