Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.81 KB, 105 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia có quan hệ thương mại phát triển và
không ngừng mở rộng. Kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký
kết, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã có nhiều khởi sắc. Điều này
phù hợp với lợi ích của cả hai nước, phù hợp với xu thế hội nhập, mở cửa hiện
nay của các quốc gia trên thế giới cũng như chiến lược phát triển kinh tế đối
ngoại của Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong những năm vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ tăng mạnh. Một trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn vào thị trường Hoa Kỳ
ta phải kể đến là mặt hàng đồ gỗ. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và
đồ nội thất hàng đầu trên thế giới. Đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ được đánh giá là có chất lượng tốt, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh
tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Kim ngạch xuất
khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ những năm vừa qua không
ngừng tăng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này đạt 16 triệu USD
vào năm 2001. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 902,5 triệu USD
(tăng gấp 56 lần so với kim ngạch năm 2001).
Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ là thị trường khó tính, rất khắt khe về chất
lượng hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Do vậy, xuất khẩu đồ gỗ
của Việt Nam trong những năm vừa qua tuy đã đạt được một số kết quả bước
đầu đáng khích lệ song vẫn chưa xứng với tiềm năng của mình. Sản phẩm đồ gỗ
của Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu về chất lượng và thời
gian giao hàng của thị trường Hoa Kỳ. Đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ vẫn chưa cạnh tranh được với đồ gỗ của Trung Quốc và Canada. Các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chưa có biện pháp xúc tiến xuất khẩu. Vì vậy, Việt Nam
muốn xuất khẩu thành công vào thị trường này thì cần phải có những biện pháp
xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu từ cả phía nhà nước và doanh nghiệp.
1
Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ” với mục đích đề xuất một số giải pháp xúc


tiến xuất khẩu nhằm giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam thành công hơn
nữa trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thực tiễn đã có rất nhiều đề tài viết về xuất khẩu và xúc tiến xuất
khẩu như cuốn sách “Xúc tiến thương mại - lý thuyết và thực hành” của PGS.TS
Đỗ Thị Loan hay “Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam cơ hội và thách thức khi hội
nhập WTO” của TS. Phạm Thu Hương, song chưa có đề tài nào viết về “Xúc
tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”. Do vậy, đây là đề
tài đầu tiên nghiên cứu về xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ. Đề tài này tuy có kế thừa song không trùng với những đề tài đã nghiên
cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xúc tiến xuất khẩu và thực trạng xúc tiến
xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua, đề tài
sẽ đưa ra các biện pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu đồ
gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các
biện pháp xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu hoạt động xúc tiến
xuất khẩu đồ gỗ của một số Doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu đồ gỗ vào thị
2
trường Hoa Kỳ kể từ sau khi hai nước ký Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa
Kỳ từ năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của Luận văn là các phương pháp phân tích,
thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích - tổng hợp và diễn giải.
6. Kết cấu của đề tài

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về xúc tiến xuất khẩu và sự cần thiết phải xúc
tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Chương 2: Thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ.
Chương 3: Một số giải pháp xúc tiến xuất khẩu nhằm đẩy mạnh kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI XÚC TIẾN XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM VÀO
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1 Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu
1.1.1 Xúc tiến thương mại
Theo cách hiểu truyền thống, xúc tiến thương mại (XTTM) là hoạt động
trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua khâu
trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, qua đó thúc đẩy việc
mua bán và trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Theo định nghĩa này, XTTM bao gồm
các hoạt động trực tiếp thúc đẩy việc bán hàng, tiêu thụ hàng hoá bao gồm các
hoạt động cụ thể: thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu, quảng cáo và
khuyến mại hàng hoá và dịch vụ; tổ chức và tham gia các đoàn khảo sát thị
trường nước ngoài; tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước;
đại diện thương mại ở nước ngoài. Các hoạt động XTTM có phạm vi rất rộng
nhưng theo định nghĩa truyền thống thì nội dung của XTTM chỉ bó hẹp trong
phạm vi hỗ trợ cho khâu cuối cùng của quá trình sản xuất.
Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, khái niệm
XTTM truyền thống chưa phát huy hết vai trò của nó và chưa đáp ứng được yêu
cầu của doanh nghiệp. Do vậy, khái niệm XTTM được hiểu theo nghĩa rộng
4
(hay nghĩa hiện đại). Theo nghĩa hiện đại, XTTM là những hoạt động bổ trợ

thiết yếu, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và phân phối
lưu thông hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương
ngày càng cao của xã hội.[6, tr. 8- 9].
Nội dung của các hoạt động XTTM theo nghĩa hiện đại rộng hơn, không
chỉ phục vụ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá mà còn góp phần định hướng sản
xuất và phân phối. Ngoài nội dung của XTTM truyền thống, XTTM theo nghĩa
hiện đại còn bao gồm cả những hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng,
tuyên truyền và quảng bá thương hiệu, và ứng dụng thương mại điện tử trong
xúc tiến xuất khẩu. Sau đây là nội dung của XTTM theo nghĩa hiện đại:
 Nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin thương mại
Thông tin thương mại bao gồm thông tin hai chiều: thông tin thương mại
trong nước ra nước ngoài và thông tin thương mại từ nước ngoài vào trong
nước. Thông tin thương mại trong nước ra nước ngoài là tập hợp thông tin giới
thiệu về doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ nội địa như thông tin về chủng loại
sản phẩm, chất lượng, đặc trưng sản phẩm, nhãn hiệu, công dụng sản phẩm,
năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp v.v.. Thông tin từ nước ngoài
vào trong nước bao gồm những thông tin như đặc điểm thị trường, cơ hội kinh
doanh, thị hiếu của người tiêu dùng, v.v ở nước ngoài.
Thông tin đối với các doanh nghiệp rất quan trọng. Để có thông tin, các
chủ thể tham gia vào XTTM thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như
thông qua ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua các cơ
quan đại diện ở nước ngoài v.v… Đặc biệt, đối với thông tin về thị trường nước
ngoài, người ta thường tiến hành nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường,
nói một cách đơn giản nhất, là tập hợp thông tin hữu ích để tạo ra những quyết
định đúng đắn về marketing xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường cung cấp một bức
tranh chính xác về các nhân tố kinh tế, chính trị và văn hoá, làm căn cứ để quyết
định cách thức hoạt động trong thị trường mục tiêu. Nghiên cứu thị trường
thường tốn kém, hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn có thể không mang lại kết
5
quả ngay. Vì vậy, ở các nước đang phát triển, hoạt động nghiên cứu thị trường

thường được thực hiện bởi các tổ chức XTTM của Chính phủ hoặc các tổ chức
hỗ trợ XTTM.
 Quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới
thiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại. Quảng cáo có nhiều loại khác
nhau nhưng cơ bản có ba loại: (1) quảng cáo qua phương tiện thông tin đại
chúng; (2) quảng cáo trực tiếp; (3) quảng cáo tại nơi bán hàng được tiến hành
khi khách hàng đang ở gần cửa hàng. Doanh nghiệp sẽ gây sự chú ý lôi kéo
khách hàng, kích thích họ tự tìm hiểu sản phẩm thúc đẩy hành vi mua hàng.
Quảng cáo là một hình thức XTTM truyền thống, là phương tiện để thúc đẩy bán
hàng, phương tiện để tích luỹ tài sản vô hình- sự quan tâm của khách hàng tiềm
năng và là phương tiện để nắm bắt phản ứng của khách hàng.
 Khuyến mại
Theo luật thương mại năm 2006, mục 12, điều 180 cho rằng: “ Khuyến
mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung
ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành những
lợi ích nhất định cho khách hàng”. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương
mại nhằm bổ sung cho quảng cáo, kích thích khách hàng tiến tới hành vi mua
sắm.
 Hội trợ triển lãm trong và ngoài nước
Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một
thời gian địa điểm nhất định. Trong đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua
bán.
Triển lãm là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày
hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng thúc đẩy
việc tiêu thụ hàng hoá.
 Đại diện thương mại ở trong và ngoài nước
6
Đại diện thương mại có thể là văn phòng hoặc trung tâm thươg mại, trung

tâm giới thiệu sản phẩm. Văn phòng đại diện/Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của
thương nhân được thành lập ở trong nước, ở nước ngoài để XTTM hoặc xúc tiến
du lịch, nhưng không được hoạt động thương mại hoặc kinh doanh sinh lợi trực
tiếp. (Điều2,Nghị định số 48/1999/NĐ- CP ngày 8/07/1999 của Chính Phủ).
 Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Thương hiệu là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong marketing gồm
tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp với
hàng hoá và dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Thương hiệu là khái niệm
có nội hàm rộng. Thương hiệu được cấu thành bởi các yếu tố như tên thương
hiệu, biểu trưng và biểu tượng của thương hiệu, khẩu hiệu của thương hiệu, kiểu
dáng bao bì hàng hoá, chất lượng hàng hoá dịch vụ, các dịch vụ kèm theo hàng
hóa.
Một sản phẩm nếu chỉ nổi tiếng thì chưa đủ mà nó cần phải có thương
hiệu. Một sản phẩm có thương hiệu sẽ có giá trị gấp nhiều lần so với những sản
phẩm không có thương hiệu.
Để có được thương hiệu uy tín, các doanh nghiệp cần phải xây dựng
thương hiệu. Xây dựng thương hiệu đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý
chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Như vậy, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hoá là hoạt động
XTTM bổ trợ tốt cho khâu phân phối và tiêu thụ hàng hoá. Hoạt động này giúp
hình thành lớp khách hàng trung thành với sản phẩm của thương nhân trong quá
trình đất nước hội nhập kinh tế quốc tế.
 Ứng dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là hình thái hoạt động mới đang được ứng
dụng rộng rãi trong nền kinh tế ở các nước đang phát triển và bắt đầu thâm nhập
vào Việt Nam trong một vài năm gần đây.
Việc trưng bày hình ảnh hàng hoá, thông tin về doanh nghiệp trên internet
cũng là một phần của công nghệ điện tử. Bên cạnh đó, công nghệ điện tử bao
7
gồm việc liên lạc với khách hàng qua email, tìm kiếm khách hàng thông qua

việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet ,v.v…
XTTM thông qua CNTT hay có thể gọi là xúc tiến thương mại điện tử (E-
promotion), được coi là một hình thức XTTM mới và đang phát huy tác dụng rất
lớn trong kinh doanh ở cả thị trường trong nước và quốc tế. [6, tr.50]
Ứng dụng công nghệ thông tin trong XTTM nói riêng, hoạt động thương
mại nói chung góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp nhanh chóng hoà nhập vào xu hướng chung của thế giới.
1.1.2 Xúc tiến xuất khẩu
Nhìn từ góc độ nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, xúc tiến xuất khẩu chỉ là
một bộ phận của XTTM nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Theo
tập đoàn tư vấn Boston (BCG) định nghĩa: “Xúc tiến và phát triển xuất khẩu là
những sự lựa chọn mang tính chiến lược. Những chương trình liên quan của
chính phủ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện thực
hiện để tăng số lượng các nhà xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu và thu nhập/ lợi
ích từ xuất khẩu (cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội); thông qua các chương trình
nâng cao năng lực, các hỗ trợ vượt biên giới hoặc các hoạt động trên thị trường”.
Theo Serringhaus & Rosson (1990) “Xúc tiến xuất khẩu được hiểu là
những công cụ của chính sách nhằm thúc đẩy trực tiếp hay gián tiếp đến các
hoạt động xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp, một ngành công nghiệp hay ở cấp
độ quốc gia”.
Như vậy, theo định nghĩa ở trên, xúc tiến xuất khẩu bao gồm những biện
pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của xuất khẩu
như một động lực của sự tăng trưởng kinh tế quốc gia; thông tin cho họ về
những cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu; làm thuận lợi hoá quá trình xuất
khẩu bằng cách giảm thiểu các hàng rào cản trở quá trình này; đồng thời thiết
lập và cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hay
những nhà xuất khẩu “ tiềm năng”.
8
Các chuyên gia của Trung tâm thương mại Quốc tế ( ITC) đưa ra cách
hiểu về xúc tiến xuất khẩu dưới góc độ là một bộ phận của chiến lược phát triển

xuất khẩu của một quốc gia. Họ cho rằng “Xúc tiến xuất khẩu bao gồm việc
hình thành và cung cấp các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu và việc thiết lập một cơ
chế, mạng lưới thích hợp để đưa chính sách này đến các nhà xuất khẩu hiện tại
và tiềm năng. Việc xúc tiến xuất khẩu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng. Chính
sách và biện pháp xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận không tách rời của chiến
lược phát triển xuất khẩu (Export development strategy)”. [5, tr.9-10-11]
1.2 Nội dung cơ bản của xúc tiến xuất khẩu
1.2.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô
Trong các hoạt động XTTM, nhà nước có vai trò quan trọng. Vì chính cơ
quan quản lý Nhà nước đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi mang tính chất
quốc tế hoặc quốc gia. Nội dung của hoạt động XTTM do cơ quan quản lý Nhà
nước thực hiện là những biện pháp, chính sách của Nhà nước có tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. Xúc tiến xuất khẩu là
một bộ phận chính của XTTM, hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô bao
gồm một số nội dung như sau:
1.2.1.1 Ký kết Hiệp định thương mại song phương và đa phương
Trong xu thế hiện nay, thương mại của thế giới tăng trưởng nhanh hơn
GDP của thế giới. Cơ cấu thương mại cũng có sự thay đổi một cách căn bản. Rất
nhiều nước đang phát triển đã thoát khỏi tình trạng xuất khẩu nông sản và
khoáng sản để đổi lấy hàng công nghiệp. Bởi vậy, tỷ trọng hàng công nghiệp chế
tạo trong hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển đã tăng lên một cách
đáng kể. Một trong những đóng góp quan trọng đó là việc ký kết giữa các chính
phủ đã đem lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Một trong số các
hiệp định được ký kết đó là hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Hiệp định thương mại song phương là Hiệp định được ký kết giữa hai thực thể
9
chính trị, bởi vậy chỉ có giá trị ràng buộc hai bên ký kết. Các quốc gia và các
khối kinh tế - thương mại chủ chốt của thế giới hiện nay như Mỹ, EU, Nhật Bản,
Singapore, v.v.. đều có khuynh hướng coi trọng ký kết các hiệp định thương mại
song phương và hiệp định thương mại tự do song phương. Việt Nam đã ký hiệp

định thương mại song phương với Mỹ (BTA - Hiệp định thương mại Việt Nam-
Hoa Kỳ), Nhật Bản, EU và Trung Quốc, v.v… Việt Nam là một trong 11 thành
viên của ASEAN. ASEAN và Trung Quốc đã ký kết hiệp định thương mại tự do
ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Những hiệp định thương mại song phương
này có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng thương mại của Việt Nam nói
chung và xuất khẩu nói riêng.
Một trong những nguyên tắc để phân loại hiệp định thương mại là nguyên
tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), hay nói đúng hơn là cách thức thực thi nguyên
tắc MFN của GATT và WTO. Các hiệp định thương mại đa phương gắn liền với
việc ra đời của GATT 1947. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT) được ký vào năm 1947 có thể coi là Hiệp định thương mại đa phương
đầu tiên. Việc kết thúc vòng đàm phán Uruguay vào năm 1994 dẫn đến sự ra đời
của WTO đã đánh dấu một bước phát triển về chất của hệ thống Hiệp định
thương mại đa phương. Trong khuôn khổ của WTO, một loạt các hiệp định đa
phương và các hiệp định nhiều bên đã được ký kết và có hiệu lực trên thực tế.
Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào
ngày 11/01/2007. Đây là một sự kiện quan trọng, đồng thời Việt Nam cũng phải
tiếp tục thực hiện các Hiệp định thương mại đa phương đã ký kết. Thông qua
các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, thương mại của Việt
Nam nói chung và xuất khẩu nói riêng sẽ ngày càng phát triển.
1.2.1.2 Tổ chức các phái đoàn viếng thăm
Hàng năm Việt Nam cùng với các nước trên thế giới đều tổ chức các cuộc
viếng thăm lẫn nhau. Đa số các cuộc viếng thăm đều có các nhà lãnh đạo tham
dự. Thông qua các cuộc viếng thăm giữa hai nhà nước với nhau, các doanh
10
nghiệp có cơ hội thúc đẩy hàng hoá của mình vào thị trường nước ngoài và
ngược lại. Đây là một cơ hội rất lớn cho hoạt động thương mại, trong đó có hoạt
động xúc tiến xuất khẩu. Chính nhờ các cuộc viếng thăm, ngoài mối quan hệ
ngoại giao được mở rộng thì quan hệ thương mại ngày càng được phát triển mở
rộng hơn nữa. Việc tổ chức các phái đoàn viếng thăm là rất cần thiết và là một

biện pháp xúc tiến xuất khẩu rất hiệu quả.
1.2.1.3 Tham gia các khối kinh tế và các tổ chức thương mại
“Ngày nay không một quốc gia nào có thể sống riêng lẻ mà vẫn tồn tại và
phát triển”- đây là một chân lý sống của mỗi một quốc gia. Các nước trên thế
giới có thể coi việc tham gia các khối kinh tế và các tổ chức thương mại là một
nội dung của hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô. Tham gia các khối kinh
tế sẽ giúp cho một quốc gia có thể mở rộng hoạt động giao lưu buôn bán với các
nước. Tham gia các tổ chức thương mại là một trong những mục tiêu của các
nước trên thế giới để có thể mở cửa thị trường của mình. Một tổ chức thương
mại mà cho đến nay đã có trên 150 nước gia nhập đó là tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Việc tham gia vào các khối kinh tế trong khu vực hay các tổ chức
thương mại đều góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nước trên thế
giới. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia một số khối kinh tế ví dụ: (AFTA) của
ASEAN; Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) và tổ
chức thương mại thế giới (WTO). Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới
(WTO) và các khối kinh tế là một hoạt động xúc tiến xuất khẩu rất hữu hiệu ở
cấp vĩ mô vì các doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của
mình.
1.2.1.4 Hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế.
Tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế là một tổ chức chuyên cung cấp các
dịch vụ XTTM cho doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một tổ chức chính phủ
hoặc phi chính phủ, hoạt động có thu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận nhằm mục
đích thúc đẩy quá trình buôn bán giữa các doanh nghiệp của các nước trên thế
11
giới. Các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế sẽ cung cấp thông tin về thị
trường, cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp; tư vấn và làm công tác tổ chức cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hội chợ triển lãm tại nước
ngoài.v.v; xây dựng kho ngoại quan cho doanh nghiệp gửi hàng ở nước ngoài;
thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm để doanh nghiệp trưng bày hàng hoá và
quảng bá thương hiệu v.v. Hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế

sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của một nước vào thị trường nước
ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Chính vì vậy, hợp tác với các tổ
chức xúc tiến thương mại quốc tế là một hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiệu quả
ở cấp vĩ mô hiện nay.
1.2.2 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô là một hoạt động trong
marketing xuất khẩu với chức năng chủ yếu là truyền đạt thông tin tới khách
hàng nước ngoài để thông báo, thuyết phục và nhắc nhở về sản phẩm và hình
ảnh của doanh nghiệp.[5, tr.35]
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô bao gồm các bước sau:
1.2.2.1 Quảng cáo ( Advertisement)
Theo Philip Kotler “Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một
cách giản tiếp và đề cao những ý tưởng, hình thức và dịch vụ được thực hiện
theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí”.
Luật thương mại Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau: “Quảng cáo là hoạt
động thương mại của các thương nhân sử dụng hoặc phổ biến các sản phẩm
quảng cáo để XTTM”. Hiện nay, trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu các doanh
nghiệp thường sử dụng các phương tiện quảng cáo chủ yếu sau đây:
 Nhóm các phương tiện nghe nhìn: Quảng cáo trên truyền hình,
quảng cáo trên đài phát thanh, quảng cáo trên Internet.
 Nhóm các phương tiện in ấn: Quảng cáo trên báo chí, quảng cáo
trên tạp chí, quảng cáo trên ca-ta-lô, tờ rơi, lịch…
12
 Nhóm các phương tiện quảng cáo ngoài trời là một hình thức quảng
cáo hiệu quả vì tính linh hoạt cũng như tính hữu ích của nó. Các phương tiện
quảng cáo ngoài trời có một tính chất đặc biệt là nó dễ gây ấn tượng và đập ngay
vào mắt công chúng ở mọi nơi. Các loại phương tiện quảng cáo ngoài trời phổ
biến là: biển tôn có đèn rọi, hộp đèn quảng cáo, đèn màu uốn, biển quảng cáo
điện tử, các panô quảng cáo chất lượng cao.
 Nhóm phương tiện quảng cáo di động là hình thức quảng cáo trên

các phương tiện giao thông như xe buýt, tàu điện, tắc xi… Ngoài ra, quảng cáo
trên các vật phẩm quảng cáo như mũ, áo phông, túi xách, balô… cũng là một
hình thức rất phổ biến.
 Nhóm các phương tiện quảng cáo khác: Quảng cáo bằng các sự
kiện kỳ lạ, quảng cáo nhờ các sản phẩm khác.
Các phương tiện quảng cáo đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận và mở
rộng thị trường xuất khẩu. Người tiêu dùng nước ngoài nhìn thấy những sản
phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trên các phương tiện quảng cáo sẽ kích
thích sự tò mò và khiến họ bắt đầu tìm hiểu các sản phẩm này. Cho đến nay, các
doanh nghiệp của Việt Nam chưa có nhiều thành công trong việc sử dụng các
phương tiện quảng cáo để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.
Tuy vậy, việc sử dụng các phương tiện quảng cáo trên được coi như một hoạt
động xúc tiến xuất khẩu quan trọng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa.
1.2.2.2 Quan hệ công chúng ( Public Relations)
Quan hệ công chúng là một công cụ XTXK quan trọng. Doanh nghiệp
không những phải có mối quan hệ với khách hàng, những nhà cung cấp vật tư,
nhà kinh doanh mà còn phải quan tâm tới một loạt những công chúng khác có
quan tâm tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công chúng là bất kỳ nhóm người nào có mối quan tâm thực sự hoặc tiềm
tàng đối với doanh nghiệp hoặc có thể tác động đến khả năng thực hiện các mục
13
tiêu của doanh nghiệp. Quan hệ công chúng là tuyên truyền. Quan hệ công
chúng tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt
động xuất khẩu, nhưng việc bỏ qua hoạt động này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến
chiến lược XTTM của doanh nghiệp trong dài hạn.
Quan hệ công chúng nhằm đạt những mục đích như:
- Trợ giúp cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường nước ngoài
- Hỗ trợ cho việc định vị lại sản phẩm ở giai đoạn chín muồi
- Gây ảnh hưởng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể

- Bảo vệ sản phẩm đang gặp rắc rối với công chúng trên thị trường
nước ngoài
- Xây dựng hình ảnh về doanh nghiệp trong mắt người nhập khẩu
Hoạt động quan hệ công chúng ảnh hưởng đến người tiêu dùng gấp năm
lần so với quảng cáo. Quan hệ công chúng ở trong nước và quốc tế thường sử
dụng các công cụ sau:
+ Thông qua các loại ấn phẩm
+ Thông qua tài trợ các sự kiện văn hoá, thể thao, giáo dục và đào tạo
+ Thông qua các bài phát biểu
+ Các hoạt động xã hội
+ Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo
Trong xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường quốc tế,
các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động PR quốc tế. Nếu hoạt
động PR quốc tế được làm tốt thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tạo
dựng và duy trì quan hệ hữu hảo với chính quyền địa phương nước sở tại. Đồng
thời, PR quốc tế có thể kiểm tra và đánh giá những bất lợi có thể xảy cho các
doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể chủ động đối phó trong mọi tình
huống xấu.
Quan hệ công chúng quốc tế cho đến nay được coi là một hoạt động xúc
tiến xuất khẩu rất quan trọng và nó đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng.
14
1.2.2.3 Bán hàng cá nhân (Personal selling)
Bán hàng cá nhân là phương pháp nói chuyện với một hay nhiều khách
hàng để bán hàng. Chi phí bán hàng rất cao nên thường sử dụng đối với hàng có
giá trị lớn hoặc khi cần có sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Đối
với hoạt động bán hàng cá nhân thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng hết
sức quan trọng bởi vì họ sẽ đại diện cho chính doanh nghiệp. Nhân viên phải
được đào tạo một cách toàn diện từ cử chỉ, lời nói, thái độ, cách ăn mặc đến
những kiến thức chào hàng, giới thiệu hàng và họ cần có khả năng phản ứng

nhanh nhạy đối với những tình huống bất ngờ. Người bán hàng có thể thay đổi
các thông điệp quảng cáo cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong
XTXK hiện đại, để giành vị thế cao trong cạnh tranh thì mỗi doanh nghiệp cần
phải thu thập thông tin phản hồi chính xác và nhanh chóng từ phía thị trường và
người tiêu dùng. Việc bán hàng cá nhân sẽ giúp ích được nhiều vì nó tạo điều
kiện cho việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa người bán với người mua để
giải đáp các thắc mắc và trao đổi thông tin.
1.2.2.4 Xúc tiến bán hàng (Sales promotion )
Trong thương mại trong nước và thương mại quốc tế, xúc tiến bán hàng là
một hoạt động được thực hiện để “xiết chặt” quan hệ mua bán, thúc đẩy khách
hàng tiến hành bước cuối cùng là mua sản phẩm. Xúc tiến bán hàng chỉ là một
biện pháp tạm thời thay thế cho các công cụ quảng cáo, quan hệ công chúng…
trong một thời gian. Hoạt động này có thể sử dụng đối với các sản phẩm tiêu
dùng, sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm mới được tung ra thị
trường. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến bán hàng cũng áp dụng đối với sản
phẩm có sức cạnh tranh cao, tiêu chuẩn hoá cao, nhất là sử dụng nhiều đối với
sản phẩm đơn giá thấp mà doanh thu cao.
Thông thường các doanh nghiệp thường sử dụng các kỹ thuật xúc tiến bán
hàng chủ yếu sau:
 Phân phát mẫu hàng
15
 Phiếu mua hàng
 Trả lại một phần tiền nếu có: “ bằng chứng về việc đã mua hàng”
 Bao gói theo giá ưu đãi
 Giành giải thưởng may mắn
 Giảm giá cho những khách hàng thường xuyên
 Dùng thử nhưng không phải trả tiền
 Tặng vật phẩm quảng cáo
 Phần thưởng
Bằng các kỹ thuật xúc tiến bán hàng ở ngoài nước, các doanh nghiệp có

thể tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu của mình. Do vậy, hoạt động xúc tiến bán
hàng được coi là một hoạt động XTXK ở cấp vi mô.
1.2.2.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói
riêng, chúng ta không thể không chú ý đến một khâu mà bấy lâu nay chúng ta
không chú ý hoặc chưa chú ý đúng múc. Đó là vấn đề xây dựng và quảng bá
thương hiệu. Thương hiệu là vấn đề vô cùng quan trọng. Cho đến bây giờ ở Việt
Nam, các doanh nghiệp đều có chung một mục tiêu đó là sản phẩm của doanh
nghiệp mình phải đạt được thương hiệu. Vấn đề này đã được các doanh nghiệp
quan tâm từ trước thời điểm Việt Nam hội nhập AFTA. Do vậy, trọng tâm của
hoạt động XTXK của các doanh nghiệp và tổ chức làm công tác hiện nay là phải
xây dựng, củng cố, quảng bá và bảo vệ thương hiệu cho hàng hoá và doanh
nghiệp Việt Nam, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quốc gia, nâng
cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề xây dựng và
quảng bá thương hiệu có ý nghĩa lớn:
- Thương hiệu tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng
hàng hoá, yên tâm và tự hào khi sử dụng chúng. Khách hàng chỉ lựa chọn tiêu
dùng hàng hoá khi họ đã chấp nhận và tin tưởng vào thương hiệu hàng hoá, tin
16
vào chất lượng hàng hoá và tin rằng khi sử dụng hàng hoá đó nó sẽ tạo cho
người tiêu dùng một giá trị riêng.
- Thương hiệu giúp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút khách
hàng mới, vốn đầu tư, gia tăng quan hệ khách hàng. Khi đã có thương hiệu nổi
tiếng, các bạn hàng của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp
nguyên liệu và các hàng hoá liên quan cho doanh nghiệp tạo môi trường thuận
lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Thương hiệu giúp việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng
hơn, tạo thuận lợi hơn khi tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường xuất
khẩu. Khi thương hiệu hàng hoá được nhiều người biết đến, doanh nghiệp có

nhiều cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường hơn. Thậm chí hàng hoá có
thương hiệu nổi tiếng có thể bán với giá cao hơn các hàng hoá cùng loại khác
không có thương hiệu.
- Uy tín của thương hiệu tạo lòng trung thành của khách hàng đối với
sản phẩm, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp việc triển khai
khuyếch trương sản phẩm dễ dàng hơn đồng thời giảm chi phí tiếp thị, giúp
doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
- Thương hiệu của người bán khi đã đăng ký bao hàm sự bảo hộ của
pháp luật đối với những tính chất độc đáo, đặc trưng của hàng hoá trước những
sản phẩm bị đối thủ cạnh tranh “nhái” theo. Chính vì vậy, các doanh nghiệp
muốn XTXK thì sản phẩm của họ trước tiên phải có thương hiệu. Xây dựng
thương hiệu và quảng bá thương hiệu được coi là một nội dung XTXK hiệu quả
ở cấp vi mô.
1.2.2.6 Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế
Hàng năm trên thế giới có rất nhiều hội trợ triển lãm được mở ra với quy
mô rất lớn và có nhiều đại diện các doanh nghiệp khác nhau tham gia. Hội chợ
triển lãm là nơi người mua và người bán gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp về
tính năng và tác dụng của hàng hoá, do vậy sẽ tạo nhu cầu và tiềm năng mua
17
hàng. Thông qua hội trợ triển lãm thương mại các doanh nghiệp có điều kiện
giới thiệu về sản phẩm của mình nhanh nhất, đồng thời thu thập chính xác nhanh
các thông tin từ khách hàng giúp doanh nghiệp có kế hoạch xâm nhập thị
trường. Qua hội chợ triển lãm quốc tế, doanh nghiệp sẽ có cơ hội gặp gỡ các
doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời là dịp để đánh giá lại mình và đánh giá về
các đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất trong
hoạt động xuất khẩu.
Hội trợ triển lãm thương mại quốc tế là một loại hình của marketing xuất
khẩu được đánh giá cao . Hội trợ triển lãm quốc tế là nơi gặp gỡ của hàng nghìn
doanh nghiệp đến từ các nước khác nhau trên thế giới. Thông thường thì tại hội
chợ, người ta trưng bày hàng hoá, dịch vụ, công nghệ mới… Tại hội chợ, nhiều

khu vực, nhiều hãng chỉ trưng bày hàng hoá chứ không bán hàng và việc ký kết
hợp đồng mua bán hay hợp đồng đại lý được thực hiện tại trụ sở của doanh
nghiệp. Hiện nay, nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia hội chợ triển lãm
thương mại quốc tế thành:
- Hội chợ- triển lãm thương mại tổng hợp
- Hội chợ – triển lãm thương mại chuyên ngành
- Hội chợ – triển lãm thương mại định kỳ
- Hội chợ – triển lãm thương mại không định kỳ
Trước khi tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, doanh nghiệp phải thu thập
thông tin về thời gian khai mạc, địa điểm, chi thuê gian hàng, phiên dịch… để
lập kế hoạch tham gia. Một số công ty còn coi hội chợ triển lãm thương mại
quốc tế là biện pháp quan trọng để bán hàng. Việc tham gia hội chợ triển lãm
còn là dịp để tìm kiếm đại lý, quy tụ các khách hàng tiềm năng. Việc tham gia
hội chợ triển lãm quốc tế có những đặc trưng sau đây:
+ Quy tụ một lượng khách hàng hớn.
+ Đánh giá được ngay phản ứng của khách hàng
+ Trưng bày giới thiệu sản phẩm
+ Đánh giá đối thủ cạnh tranh
18
Trong thương mại quốc tế, nếu một công ty thực hiện các hoạt động xúc
tiến xuất khẩu trên một cách độc lập thì chi phí cao của những hoạt động này có
thể sẽ vượt quá những lợi ích mà nó đem lại. Chính vì thế, các doanh nghiệp
không thể thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu một cách đơn lẻ mà họ phải
kết hợp với các tổ chức, hiệp hội và Chính phủ nước sở tại. Ngày nay, theo quan
điểm marketing hiện đại thì hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vi mô thường
được nhấn mạnh hơn so với hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô.
1.3 Sự cần thiết phải xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ
Kể từ sau Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng hơn so với

giai đoạn trước đó. Các sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ phải cạnh tranh rất gay gắt với các sản phẩm của Trung Quốc và Canada.
Một trong những yếu kém của đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ so với các
đối thủ cạnh tranh khác đó là kiểu dáng và mẫu mã còn quá sơ sài, đơn điệu.
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khó tính, đòi hỏi về chất lượng, mẫu
mã, kiểu dáng phải phong phú đa dạng. Về phía các doanh nghiệp của Việt
Nam, tuy họ đã sử dụng các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến
bán hàng và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế… nhưng đồ gỗ của Việt Nam
vẫn chưa có thương hiệu ở Hoa Kỳ và còn nhiều người tiêu dùng và doanh
nghiệp của Hoa Kỳ chưa biết đến.
Đồ gỗ Việt Nam muốn cạnh tranh được với các đối thủ và tạo được lòng
tin từ phía người tiêu dùng Hoa Kỳ thì cả chính phủ và doanh nghiệp phải thực
hiện các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu. Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp cho đồ gỗ Việt
Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.
19
1.4 Vai trò của xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Đại hội đảng VI đã đưa ra chính sách mở cửa thị trường và đưa nền kinh
tế theo hướng CNH- HĐH. Quá trình đổi mới và mở cửa của Việt Nam tuy đã
được thực hiện hơn 20 năm song có nhiều nước trên thế giới chưa biết hoặc
chưa rõ về đất nước và con người Việt Nam. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam
trong đó có hàng công nghiệp chưa có thương hiệu trên trường quốc tế. Do vậy,
để có thể giới thiệu về Việt Nam và các sản phẩm của Việt Nam là rất cần thiết
và đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của chính phủ mà còn của các doanh nghiệp, điều
này được thông qua bởi XTXK. XTXK là hoạt động không thể thiếu trong nền
kinh tế. Mỗi quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp đều tiến hành các hoạt động phát
triển thương mại nói chung và XTXK nói riêng.
Mặt hàng đồ gỗ là một trong số những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp hiện
nay được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. So với một số quốc gia khác trong
cùng khu vực thì đồ gỗ của Việt Nam được đánh giá cao. Việt Nam đang trong

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội mở
rộng thị trường thì đòi hỏi phải xúc tiến xuất khẩu. Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ có vai trò sau:
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam trên thị
trường Hoa Kỳ.
+ Góp phần thay đổi tỷ trọng mặt hàng đồ gỗ trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ.
+ Mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong thị trường Châu Mỹ.
+Tạo dựng hình ảnh đẹp của doanh nhân và các sản phẩm gỗ của Việt
Nam trong con mắt của người dân Hoa Kỳ.
+ Thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường đồ gỗ của Hoa Kỳ.
+ Tạo thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam, thông qua các dự án đầu tư cho
các ngành sản xuất và chế biến đồ gỗ xuất khẩu.
20
+ Nâng cao chất lượng mặt hàng đồ gỗ, đồng thời làm phong phú mẫu mã
của mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam, để nâng cao hình ảnh và gây uy tín của mặt
hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
+ Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nói
riêng và kim ngạch hàng hoá nói chung vào thị trường Hoa Kỳ.
+ Một cách gián tiếp, XTXK đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh
hơn, tăng thu ngoại tệ và góp phần nâng cao đời sống cho người dân Việt
Nam…
1.5 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của một số nước trên thế giới vào thị
trường Hoa Kỳ và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ
gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ, Malaysia và Thái Lan là hai quốc gia trong
khu vực đã thành công. Do đặc điểm của hai nước này có những nét tương đồng
giống Việt Nam vì vậy thành công của họ trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu
nói chung và đồ gỗ nói riêng là bài học quý giá cho Việt Nam.

1.5.1 Kinh nghiệm của Malaysia
Cục Xúc tiến thương mại của Malaysia (MATRADE) là một cơ quan xúc
tiến ngoại thương thuộc Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia được thành
lập ngày 01/03/1993. Với nhiệm vụ là phát triển và xúc tiến xuất khẩu của
Malaysia ra thị trường quốc tế, MATRADE có các chức năng chính như sau:
- Hỗ trợ và phát triển ngoại thương Malaysia, đặc biệt tập trung vào đẩy
mạnh xuất khẩu các sản phẩm và bán sản phẩm chế tạo.
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing xuất khẩu và các hoạt
động XTTM để đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tiến hành điều tra, khảo sát thị trường và thành lập cơ sở dữ liệu thông
tin thương mại nhằm hoàn thiện và phát triển thương mại của Malaysia.
21
- Tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng marketing xuất khẩu
của doanh nghiệp Malaysia.
- Thúc đẩy và bảo hiểm rủi ro đầu tư cho hoạt động thương mại quốc tế
của Malaysia.
- Xúc tiến và hỗ trợ các loại hình dịch vụ có liên quan đến thương mại.
MATRADE là một cơ quan chính phủ về XTTM của Malaysia có 290
nhân viên với mạng lưới văn phòng đại diện ở 24 nước trên thế giới, trong đó đã
có 02 văn phòng đại diện ở Việt Nam (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ thì
MATRADE đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Malaysia thâm nhập vào thị
trường này: phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm đồ gỗ khi xuất khẩu; đẩy
mạnh tầm nhìn của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Hoa Kỳ,
quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Malaysia như một đối tác tin cậy. Cụ thể,
MATRADE thực hiện các hoạt động như:
+ Thông tin thương mại về thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ cho các doanh
nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Malaysia.
+ Tổ chức các đoàn vào và đoàn ra Hoa Kỳ.
+ Các hoạt động chắp mối kinh doanh cho các doanh nghiệp khi xuất

khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ.
+ Tổ chức các hội chợ triển lãm cho các doanh nghiệp Malaysia giới thiệu
sản phẩm đồ gỗ tại thị trường Hoa Kỳ.
+ Hỗ trợ thông tin cho nhà nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ
22
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MATRADE
23
18
văn phũng
nước
ngoài
Ph
ũng phõn
tớch
thống kờ
Ph
ũng hỗ
trợ và
dịch vụ tự
động
Ph
ũng mạng
và an ninh
Bộ
phận
chõu
Âu/chõu
Mỹ
Bộ
phận thúc

đẩy xuất
khẩu
Bộ
phận
hành
chớnh
Bộ
phận thống
kờ và cụng
nghệ thụng
tin
Ph
ũng
ASEAN
Ph
ũng Bắc
và Đông Á
Ba
n
Giá
m đốc
Ph
ũng Tõy
và Trung
Á
Ph
ũng Nam
Á Thỏi
Bỡnh
Dương

Ph
ũng chõu
Phi
Ph
ũng Mỹ,
Canada và
Caribe
Ph
ũng Trung
và Nam
Mỹ
Ph
ũng Tõy
Âu
Ph
ũng Nga
và Đông
Âu
Ph
ũng 14
văn phũng
nước
ngoài
Ph
ũng dịch
vụ tư vấn
xuất khẩu
Ph
ũng phỏt
triển và

đào tạo
xuất khẩu
Ph
ũng phỏt
triển thị
trường
Ph
ũng xuất
bản
Ph
ũng quản
trị tài
chớnh
Ph
ũng
kế
toỏn
Ph
ũng quản
trị
Ph
ũng nhõn
sự
Ph
ũng kế
hoạch và
tổ chức
Bộ
phận
chõu

Á/chõu
Phi
24
1.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại tại Thái Lan được giao chủ yếu cho Cục xúc tiến xuất khẩu – thuộc Bộ thương
mại Thái Lan (viết tắt là DEP). Sau nhiều năm hoạt động, DEP Thái Lan là một bộ phận quan trọng của Bộ Thương mại Thái
Lan, có tổng số nhân viên trên 700 người, với một cơ cấu tổ chức tương đối hoàn thiện gồm các Văn phòng, Trung tâm hỗ trợ
từng hoạt động XTTM và 22 chi nhánh, văn phòng ở nước ngoài.
DEP có vai trò như sau:
+ Tổ chức cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Thái lan tham gia các hội chợ thương mại ở Hoa Kỳ. Hàng năm, DEP
thường xuyên phối hợp với các khu vực tư nhân và Nhà nước đứng ra tổ chức cho nhiều đoàn doanh nghiệp Thái Lan tham gia
các hội chợ triển lãm quốc tế về hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng. Đối với các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ,
hầu hết các hội chợ quốc tế đều có các doanh nghiệp Thái Lan tham gia. DEP còn nghiên cứu và có những đề xuất lên Chính phủ
Thái Lan nhằm mở rộng, tìm kiếm các thị trường mới.
+ Giới thiệu sản phẩm đồ gỗ qua mạng Internet.
+ Giới thiệu các cơ hội kinh doanh qua mạng như đăng tải các nhu cầu cần mua hoặc cần bán lên trang web của DEP để
các doanh nghiệp nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ biết thông tin và liên hệ.
+ Quảng bá các thương hiệu đồ gỗ nổi tiếng của Thái Lan.
+ Tổ chức trao giải thưởng xuất khẩu đồ gỗ cho các doanh nghiệp Thái Lan.
+ Tổ chức trung tâm dịch vụ xuất khẩu một cửa.
18
văn phũng
nước
ngoài
Ph
ũng chõu
Phi
Ph
ũng 14
văn phũng

nước
ngoài
Ph
ũng kế
hoạch và
tổ chức
“Nguồn:
www.matrade.gov.my”
25

×