Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Trình bày ngắn gọn về 6 sigma, những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp khi áp dụng 6sigma và đưa ra những biện pháp giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.25 KB, 5 trang )

Trình bày ngắn gọn về 6 sigma, những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp khi áp
dụng 6sigma và đưa ra những biện pháp giải quyết
I/ Tổng quan về 6sigma
1. Định nghĩa
6 Sigma là một hệ phương pháp cải tiển quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm tỷ lệ sai sót hay
khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các
nguồn tạo nên dao động trong quy trình sản xuất kinh doanh.
Cấp độ Sigma Lỗi phần triệu Lỗi phần trăm
1 Sigma 690.000,0 69,0000%
2 Sigma 308.000,0 30,8000%
3 Sigma 66.800,0 6,6800%
4 Sigma 6.210,0 0,6210%
5 Sigma 230,0 0,0230%
6 Sigma 3,4 0,00034%
2. Phương pháp tính hệ số Sigma:
Số khuyết tật * 1.000.000
DPMO
=
Số khả năng gây lỗi
6 Sigma có thể triển khai áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác
nhau, với mọi quy mô khác nhau. Hiện nay trên thế giới có hàng nghìn doanh nghiệp áp dụng 6
Sigma thành công, trong tổng số các doanh nghiệp áp dụng 6 Sigma thì có 49,3% doanh nghiệp
chuyên về sản xuất, 38,2% doanh nghiệp chuyên về dịch vụ, 12,5% doanh nghiệp chuyên về các
lĩnh vực khác
1. Nội dung của phương pháp 6 Sigma thể hiện qua tiến trình DMAIC.
Tiến trình DMAIC là trọng tâm của các dự án cải tiến quy trình, sau khi xác định được những
quy trình hoạt động kém hiệu quả, ta sẽ áp dụng phương pháp DMAIC vào quy trình đó (define
– Measure – Analyze – Improve – Control )
Trong quá trình triển khai 6 Sigma, các công cụ chuyên dụng gồm: biểu đồ Pareto, sơ đồ xương
cá, phân tích tác động và hình thức sai lỗi FMEA, ngôi nhà chất lượng QFD,…
2. Nguyên tắc của six sigma


Hướng vào khách hàng
Quản trị theo dữ liệu và dữ kiện
Tập trung vào quá trình, quản trị và cải tiến:
Quản trị chủ động
Hợp tác “không biên giới”
3. Các yếu tố tiên quyết để triển khai thành công Six Sigma
Cam kết của lãnh đạo cấp cao
Hiểu biết của doanh nghiệp về mục đích và lợi ích của 6sigma
Chọn lựa và đào tạo đúng người
Chọn lọc các dự án Six Sigma
Quản lý dự án Six Sigma
Sự tham gia của bộ phận tài chính
4. Chi phí cho Six Sigma
Lương trực tiếp – Tiền lương cho các nhân viên làm việc toàn thời gian trong dự án Six Sigma.
Lương gián tiếp – Chi phí thời gian từ những viên chức điều hành cấp cao, các thành viên của
nhóm dự án, những người quản lý các quy trình và những người liên quan trong việc triển khai
các dự án Six Sigma
Đào tạo và tư vấn – Chi phí huấn luyện các ứng viên về các kỹ năng Six Sigma.
Chi phí thực hiện cải tiến – Chi phí cải tiến các quy trình sản xuất để loại trừ các nguồn gây dao
động được xác định bởi các dự án Six Sigma. Khoản này có thể bao gồm những thiết bị, phần
mềm mới, chi phí nhân sự cho những vị trí mới hình thành.v.v…
Phần mềm (Software) – Một số chương trình phần mềm vi tính như Minitab Inc.’s (phần mềm
Minitab thống kê) hay Microsoft’s Visio, dùng xây dựng các lưu đồ quy trình, cũng có thể được
cần đến. Đôi khi một số công cụ phần mềm tiên tiến hơn bao gồm Popkin’s SystemArchitect,
Proforma’s Provision hay Corel’s iGrafx Process 2003 for Six Sigma.
II/ Thuận lợi và khó khăn
5. Lợi ích của việc triển khai áp dụng 6 Sigma là:
chi phí sản xuất giảm, chi phí quản lý giảm, sự hài lòng của khách hàng gia tăng, thời gian chu
trình giảm, giao hàng đúng hẹn, dễ dàng hơn cho việc mở rộng sản xuất, kỳ vọng cao hơn và
những thay đổi tích cực trong văn hoá doanh nghiệp.

6. Một số khó khăn và giải pháp vượt qua
- Phương pháp này còn khá mới tại Việt Nam nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn
 Nhờ sự tư vấn của các chuyên gia bên ngoài
- Chi phí thực hiện cao nhất là chi phí cho nguồn nhân lực nhất là chi phí cho việc đào tạo
chuyên gia tại chính đơn vị tổ chức thực hiện
 Cần phân tích rõ về lợi ích & kết quả tổ chức có được trong mối quan hệ với kinh phí. Chọn
đúng chuyên gia thích hợp cho tổ chức, lãnh đạo phải luôn cam kết theo sát quá trình thực hiện
tránh trường hợp dự án bị ngưng lại.
- Nội dung của 6sigma thể hiện ở tiến trình DMAIC. Do còn thiếu kinh nghiệm nên việc
Define còn gặp nhiều khó khăn, chưa đủ trình để đưa ra 1 nhận định chính xác về vấn đề
tổ chức đang gặp phải. Công cụ thống kê tại Việt Nam vẫn còn non yếu -> bước đo
lường, phân tích còn nhiều khó khăn. Khi đề ra những giải pháp thì còn nhiều rủi ro tiềm
ẩn chưa liệt kê hết nên chưa có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
 Cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, cần thành lập những đội dự án chuyên trách để thực
hiện tiến trình 6sigma đồng thời ban lãnh đạo cần thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở nhân viên.
- Hoạt động teamwork còn nhiều hạn chế. Do các bên có liên quan vẫn chưa hiểu hết mục
đích và ý nghĩa của dự án. Thường có tâm lý đội dự án sẽ làm hết những vấn đề liên
quan.
 Tăng cường hoạt động tuyên truyền về dự án, nâng cao sự hiểu biết về nội dung & ý nghĩa của
việc thực hiện 6sigma với toàn tổ chức. Nâng cao tinh thần phối hợp giữa các thành viên trong
đội dự án, các đội dự án với nhau, các phòng ban trong tổ chức…
7. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình thực hiện dự án 6sigma cho quy trình gửi tiết kiệm, Techcombank đã rút ra bài học
kinh nghiệm đi đến thành công trong dự án này là
- Cam kết của lãnh đạo quản lý- chìa khoá đến thành công
Six Sigma bắt đầu từ trên xuống và bộ phận quản lý cao nhất sẽ phải cam kết cung cấp đủ mọi
nguồn lực.Six Sigma sẽ không thể thành công nếu không có sự hỗ trợ từ phía bộ phận quản lý
cao nhất
- Sự tham gia của tất cả nhân viên
Six Sigma yêu cầu sự thay đổi trong văn hoá, nó thay đổi cách thức làm việc của chúng ta. Tất cả

mọi thành viên công ty đều phải tham gia và chúng tôi cam kết sẽ làm họ thay đổi.
- Bắt đầu từ những cái nhỏ.
Chúng ta nên tập trung vào những dự án nhỏ lẻ để có thể đạt được thành công nhanh chóng và có
thể đảm bảo sử dụng các nguồn lực hiệu quả.
- Đào tạo liên tục
Mọi nhân viên đều phải được liên tục cập nhập các kĩ thuật giăi quyết vấn đề một cách liên tục.
Phải tạo cơ hội đào tạo như nhau cho tất cả thành viên trong công ty.
- Đưa ra quyết định dựa trên thực tế
Six Sigma bàn về làm việc với dữ liệu. Tất cả các quyết định cần phải dựa trên nền tảng dữ liệu
đáng tin cậy.
- Giải quyết vấn để một cách sáng tạo
Six Sigma cung cấp những kĩ năng giải quyết vấn đề rất tốt. Hãy sử dụng những kĩ thuật này
đúng cách và hiệu quả!
- Kĩ năng làm việc nhóm tuyệt vời
Mỗi dự án Six Sigma đều tạo ra một nhóm tốt. Hãy tận dụng tinh thần làm việc nhóm để đạt
được thành công chung.
Tình hình áp dụng 6sigma tại Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, việc hiểu và áp dụng Lean6sigma tại Việt Nam có nhiều
chuyển biến tích cực và được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp đầu ngành, tiêu biểu
như: Hải Sản Minh Phú, Bút Bi Thiên Long, Giày Dép Bitis, May Việt Tiến Tuy nhiên,
sau một thời gian áp dụng hoạt động cải tiến liên tục theo Lean6sigma thì các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn, lý do là các doanh
nghiệp Việt Nam không có sự đầu tư đích đáng và dài hạn cho Lean6sigma, chưa có cam
kết cao về thực hiện và triển khai thay đổi, chưa tạo được một văn hóa doanh nghiệp
Lean và luôn tư duy Lean để cắt giảm lãng phí tối ưu nguồn lực và các hoạt động, chưa
tìm được đội ngũ tư vấn đủ trình độ, năng lực và hiểu biết về văn hóa tập quán của doanh
nghiệp Việt Nam để triển khai rộng khắp.
Trong thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp triển khai Lean6sigma tại Việt Nam đã
thành công, tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài như Nike, Ford, Adidas,
Toyota nhờ vào việc các doanh nghiệp này luôn tổ chức đào tạo huấn luyện nội bộ và

liên tục cải tiến cho các nhà cung ứng của mình đồng thời triển khai Lean cũng như liên
tục cải tiến cho các đơn vị trực thuộc.
Trong tình hình đó, với những yêu cầu cấp thiết cho quá trình phát triển nền kinh tế xã
hội Việt Nam với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020 theo chủ trương của chính phủ đã có tác động rất lớn đến
tầm quan trọng của yếu tố chất lượng. Nhờ vào những động thái tích cực của các tổ chức,
các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước cùng sự giúp đỡ của chính phủ, đã giúp hình
thành nên các tổ chức chất lượng, câu lạc bộ chất lượng hoạt động nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp tại những vùng miền kinh tế trọng điểm của khắp cả nước, từng bước đưa Việt
Nam trở thành nước có nền công nghiệp phát triển theo mục tiêu đã đề ra.

×