Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN: Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.61 KB, 26 trang )

PHẦN MỘT: LÝ LỊCH
Họ teân taùc giaû: Lý Thị Uyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Liên Nghĩa.
Tên đề tài: "Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong
Sinh học 9"
PHẦN HAI: NỘI DUNG KINH NGHIỆM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vẫn đề.
Trong thời đại ngày nay, ở nhà trường phổ thông một trong những mục
tiêu quan trọng là đổi mới giáo dục trong đó phát huy tính tích cực trong học
tập của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới thực sự có
kết quả tích cực. Điều đó được thể hiện trong các khâu khác nhau của một quá
trình dạy học và có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duycủa học sinh.
Lực lượng giáo viên là một trong những yếu tố không thể thiếu cho mục
tiêu giáo dục của ngành. Vì vậy thầy cô giáo luôn phải tự đổi mới mình bằng
nhiều biện pháp như: thực hiện tốt việc soạn bài theo mẫu mới, giảng dạy theo
gợi ý của sách giáo viên, nội dung của sách giáo khoa và đặc biệt là theo chuẩn
kiến thức đã được bộ giáo dục ban hành. Bên cạnh đó giáo viên phải không
ngừng tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp dạy học hiệu quả nhằm kích
thích tính sáng tạo cho học sinh.
Sinh học là môn khoa học cơ bản, đã rất quen thuộc với các em học sinh
ngay từ tiểu học, song việc dạy tốt và học tốt môn Sinh học đang là yêu cầu và
mong muốn của toàn xã hội, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở
khoa học để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động và tạo ra của cải vật chất
cho xã hội. Khi giảng dạy môn Sinh học khối 9 các thầy cô đều nhận thấy,
kiến thức môn Sinh đang ngày trở nên sâu hơn, rộng hơn. Do vậy việc dạy tốt
môn Sinh đang là một vấn đề hết sức quan trọng, với mong muốn cung cấp và
hình thành cho học sinh bước đầu có những kĩ năng cơ bản để giải các bài tập
1
Sinh học vì đây cũng là nền tảng ban đầu để các em học sinh có thể học tốt


môn Sinh ở bậc THPT.
Di truyền là một bộ môn sinh học được nghiên cứu về tính biến dị và di
truyền ở các sinh vật. Kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống là
thừa hưởng các đặc tính của bố, mẹ truyền đạt lại cho.Tuy nhiên di truyền học
hiện đại tìm hiểu về quá trình di truyền, chỉ được ra đời vào giữa thế kỉ XIX
với những công trình nghiên cứu của Gregol- Men-đen. Các quy luật di truyền
của Men-đen lúc đó chỉ mới được đề cập, và thực tế di truyền đóng vai trò to
lớn trong sự hình thành và phát triển của sinh vật, ví dụ: khi nghiên cứu một
gen người ta có thể xác định được chiều dài của gen, khối lượng gen có thể có
trong một cơ thể, hay nghiên cứu màu sắc của hoa ở các thế hệ tiếp theo xuất
hiện một số tính trạng khác với thế hệ ban đầu Như vậy với kiến thức về di
truyền luôn làm cho HS học cảm thấy rất khó, nhất là những bài tập về di
truyền.
Đối với bậc tiểu học các em học sinh được làm quen với môn tự nhiên
xã hội, khi lên đến cấp THCS các em học sinh đựơc học và tìm hiểu bộ môn
Sinh học. Và môn Sinh học được nâng cao dần từ kiến thức lớp 6,7,8 các em
tìm hiểu về thực vật, động vật không xương, động vật có xương sống, và tìm
hiểu về con người, nhưng đến lớp ̣9 các em mới được tìm hiểu về phần di
truyền và biến dị. Trong phần này các em không chỉ nắm bắt lí thuyết mà còn
vận dụng từ lý thuyết vào giải các bài tập. Vì vậy còn nhiều HS chưa biết vận
dụng và vận dụng để giải các bài tập đó như thế nào.Vì từ tiểu học các em chỉ
giải bài tập là những câu hỏi lý thuyết, không cần phải tính toán, vận dụng Từ
thực tế giảng dạy và kết quả kiểm tra kiến thức của học sinh qua các năm tôi
nhận thấy, các em học sinh chưa nắm được phương pháp giải bài tập phần di
truyền, đặc biệt là chưa có kĩ năng giải bài tập, cách phân loại các dạng bài tập
và phương pháp giải bài tập. Nhất là các em học sinh chỉ có thể giải bài tập lý
thuyết còn phần bài tập mang phải tính toán, bài tập về các thí nghiệm của
Men đen phải biện luận hầu hết các em học sinh không làm được. Thực tế
cho thấy kiến thức Sinh học về di truyền và biến dị rất trừu tượng, mỗi dạng
2

bài tập khác nhau đều có những đặc trưng và cách giải riêng. Bên cạnh đó nội
dung SGK không cung cấp cho học sinh những công thức để giải các dạng bài
tập. Một lí do khách quan là các em học sinh không có nhiều hứng thú với
môn Sinh học, việc nắm bắt kiến thức và tìm hiểu các cách giải các bài tập đối
với các em học sinh còn rất nhiều khó khăn.Xuất phát từ những lý do trên đã
thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài "Rèn kĩ năng giải bài tập cho hs phần di
truyền trong Sinh học 9", nhằm giúp các em học sinh có những kiến thức, kĩ
năng cơ bản và đặc biệt hơn nữa đó là có hứng thú học môn Sinh học 9.
2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu tổng quan lí thuyết về di truyền để vận dụng giải bài tập di
truyền sinh học 9
Nghiên cứu và phân tích nội dung, chương trình, sgk Sinh học 9
* Phương pháp điều tra
Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra, tìm hiểu về : phương pháp dạy và học
phần di truyền trong môn sinh học 9
* Phương pháp thống kê toán học
* Phương pháp thực nghịêm sư phạm
3. Thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi bắt dầu nghiên cứu đề tài này từ tháng 01 năm 2013 và dự kiến hoàn
thành đề tài vào tháng 03 năm 2014.
PHẦN NỘI DUNG
1. Mục tiêu của đề tài
Hình thành và rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh trong phần di truyền
trong môn sinh học 9
2. Các giải pháp
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Khái niệm.
Quan niệm về kỹ năng Theo Trần Bá Hoành (1996), kỹ năng là khả
năng vận dụng những tri thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực

3
tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo thì sẽ trở thành kỹ xảo.
Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung. (Trần Bá Hoành - Kỹ thuật
dạy học sinh học - 1996 - NXB Giáo dục). Vậy kỹ năng không chỉ là kỹ thuật,
cách thức hành động mà kỹ năng còn là một biểu hiện của năng lực con người,
đòi hỏi con người phải luyện tập theo một quy trình xác định mới hình thành
được được kỹ năng đó.
Khái niệm về bài tập Theo từ điển Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên,
thì bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học.
(Hoàng Phê - Từ điển Tiếng Việt - 2000).
2.1. 2. Vai trò
Kỹ năng là thành tố cấu trúc nên mục tiêu dạy học và cũng là thành tố
tạo nên năng lực của người học. Do đó trong dạy học, tùy mục đích mà sử
dụng kỹ năng tương ứng. Mặc khác, kiến thức và kỹ năng tuy là hai thành tố
nhưng chúng lại thống nhất và tác động lẫn nhau. Nhờ có kiến thức mới hình
thành được kỹ năng, có kỹ năng tức là đã vận dụng được kiến thức. Do vậy
nắm vững kiến thức là điều kiện để hình thành kỹ năng.
2. 1. 3. Phân loại
Bài tập được chia làm hai nhóm : bài tập định tính và bài tập định
lượng.
Bài tập định tính là bài tập mà muốn hoàn thành chúng học sinh phải
sử dụng tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, cụ thể hóa,… nhằm
giải quyết vấn đề nhận thức.
Bài tập định lượng là dạng bài tập mà khi giải học sinh phải thực hiện
thao tác tính toán.
Bài tập sinh học - Bài tập về QLDT Bản chất của bài tập sinh học là
sự mâu thuẫn giữa những mối quan hệ sinh học đã biết với những mối quan hệ
sinh học cần tìm. Bài tập QLDT là dạng bài tập trong đó chứa đựng các mối
quan hệ về di truyền. Chẳng hạn bài tập về lai một cặp tính trạng, phân ly độc
lập, liên kết gen, hoán vị gen,…

2.2 Cơ sở thực tiễn
4
2.2. 1. Đánh giá thực trạng dạy học
Qua kiểm tra cuối năm học 2010-2011, kiểm tra hết học kì I và giữa học
kì II năm học 2011- 2012, học kì I năm học 2012-2013. Kết quả thi HSG cấp
huyện năm 2012 tôi thu được kết quả như sau:
Năm học: 2012- 2013:
* Về kiến thức:
Khối TSHS Giỏi Khá TB Y
84
SL % SL % SL % SL %
6 7,1 14 16,7 35 41,2 29 35
* Về kĩ năng vận dụng:
Khối TSHS Vận dụng tôt
Vận dụng
khá
Vận dụng
còn yếu
Chưa vận
dụng được.
84
SL % SL % SL % SL %
6 7,1 14 16,7 35 41,2 29 35
Năm học 2013-2014
* Về kiến thức:
Khối
TSHS
9C, D
Giỏi Khá TB Y
78

SL % SL % SL % SL %
8 10,3 24 30,8 30 38,5 16 20,4
* Về kĩ năng vận dụng:
Khối TSHS Vận dụng tôt
Vận dụng
khá
Vận dụng
còn yếu
Chưa vận
dụng được.
78
SL % SL % SL % SL %
8 10,3 24 30,8 30 38,5 16 20,4
2.2 Nguyên nhân của thực trạng
Trước hết, xuất phát từ thực trạng chung của nền giáo dục nước ta chậm
đổi mới. Việc đổi mới là tất yếu, nhưng không thể một sớm một chiều. Rất
nhiều GV vẫn dạy theo PP truyền thụ một chiều, rất nhiều HS có tư tưởng học
“ chống đối”, học vẹt để đạt điểm cao trong kì thi, do vậy mục tiêu giáo dục,
vừa xây dụng nhân cách, vừa đào tạo tri thức vì thế mà chưa được thực hiện
đầy đủ.
5
Về phía GV, nguyên nhân chưa đạt yêu cầu là do nhận thức chưa đầy đủ
của đổi mới PPDH, sau đó là hạn chế về trình độ và lòng yêu nghề, sự cống
hiến chô công việc. Kết quả điều tra thực trạng trên đây cho thấy mặc dù đã có
sự đổi mới trong PPDH, tuy nhiên phương pháp đọc chép, giảng giải một
chiều vẫn là PPDH chính. Đó chính là nguyên nhân tạo cho HS thói quen thụ
động trong học tập và làm giảm hứng thú đối với môn học. Bên cạnh đó, có rất
nhiều GV có trình độ chưa tốt nên kiến thức chưa sâu rộng, dẫn tới ngại khai
thác kiến thức bài học, ngại trao đổi kiến thức với HS, GV chưa tích cực bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chưa có sự đầu tư chuẩn bị cho từng bài dạy,

kiến thức trong mỗi bài dạy, kiến thức trong mỗi bài học thường không được
hệ thống và liên kết chặt chẽ với nhau, nên tạo thành các mảng rời rạc nên HS
khó nắm bắt. Hầu hết các giờ học tốt về cả nội dung lẫn kiến thức và PP đều là
các giờ thao giảng, dự giờ, kiểm tra hay thi GV dạy giỏi.
Về phía HS, môn Sinh học vẫn thường được coi là khó học, thậm chí
nhiều HS có tư tưởng học để thi cử vẫn coi môn học không thuộc các khối thi
của các em là môn phụ, vì vậy các em vẫn thường coi môn đó là môn học bắt
buộc phải hoàn thành, dẫn tới cách học để lấy điểm, đối với sự kiểm tra của
GV. HS vẫn theo nếp học thụ động, lĩnh hội kiến thức một chiều từ GV chứ
không có sự đào sâu mở rộng hay tư duy phê phán, vì vậy kiến thức thu thập
được ít có khả năng ứng dụng thực tế hay sử dụng để giải quyết vấn đề. Do
cách học và cách dạy không hiệu quả từ ban đầu, rất nhiều HS THPT bị hổng
kiến thức của lớp dưới một cách nghiêm trọng, vì vậy các em không còn khả
năng lĩnh hội thêm kiến thức mới gây khó khăn cho GV khi chuẩn bị và thực
hiện bài giảng.
Chương trình môn học cũng như SGK Sinh học cũng còn nhiều bất cập
và là một nguyên nhân gây ra thực trạng trên. Khối lượng kiến thức khá lớn,
cộng với áp lức thi cử đè nặng lên tâm lý đã chi phối cách dạy và học của cả
thầy và trò. Các giờ thực hành tuy chưa nhiều nhưng cũng ít được thực hiện
nghiêm túc. Bên cạnh đó việc hình thành và phát triển các KN trong SGK giữa
6
các lớp trên và lớp dưới với nhau cũng chưa thể hiện được quan điểm xây
dựng chương trình. Nội dung kiến thức trong SGK mới có nhiều điểm khó, tài
liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng gây nhiều khó khăn cho công tác giảng
dạy của GV.
Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay chưa được
đổi mới thực sự. Nội dung cũng như hình thức kiểm tra đánh giá chưa gắn liền
với mục tiêu đào tạo, nặng nề câu hỏi mang tính tái hiện, học thuộc lòng, ít có
câu hỏi tổng hợp, vận dụng, đòi hỏi sự hiểu biết và nắm vững kiến thức của
HS, hay kiểm tra các kỹ năng tư duy, thực hành. Điều đó tạo nên thái độ dạy

và học của GV cũng như HS chủ yếu là “thi gì học nấy”.
Ngoài các nguyên nhân kể trên còn nhiều nguyên nhân khách quan khác
như thiếu thốn cơ sở vật chất, việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho GV
chưa thực sự chất lượng, chế độ lương, thưởng chưa xứng đáng, kịp thời,
không đủ đảm bảo cuộc sống.
Từ những kết quả như trên đã luôn làm tôi trăn trở với những kiến thức
trên lớp, hầu hết các em đều nắm được tuy nhiên khi vận dụng vào giải các bài
tập lại gặp khó khăn, phần lớn các em giải bài tập dựa vào một phần hướng
dẫn của SGK và hướng dẫn của giáo viên, nhưng khi gặp một số bài tập khó
hơn vẫn là các kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học 9 thì các em đều
lúng túng, không biết giải như thế nào. Kĩ năng vận dụng từ lý thuyết vào giải
các bài tập còn nhiều hạn chế. Do vậy để các em học sinh nắm bắt được kiến
thức, kĩ năng cơ bản của chương trình và phù hợp với vùng miền. Tôi đã đưa
ra một số dạng bài tập cơ bản ứng với lí thuyết đã học, để rèn kĩ năng giải bài
tập Sinh học 9. Tạo cho các em có thêm hứng thú với môn học.
2. 3 Phân tích cấu trúc nội dung của phần nghiên cứu
Chương trình sinh học 9 gồm 2 phần
Phần 1. Di truyền và biến dị
Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen
Chương 2: Nhiễm sắc thể
7
Chương 3: ADN và gen
Chương 4: Biến dị
Chương 5: Di truyền học người
Chương 6: Ứng dụng di truyền học
Phần 2. Sinh vật và môi trường
Chương 1. Sinh vật và môi trường
Chương 2: Hệ sinh thái
Chương 3: Con người, dân số và môi trường
Chương 4: Bảo vệ môi trường

Phần 1. Di truyền và biến dị
Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen
Kiến thức:
− Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
− Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
− Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
− Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
− Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập
− Nêu ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân ly độc lập.
− Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng
của Menđen
− Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống
Kĩ năng :
− Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các
kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen
− Biết vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích kết quả Menđen.
- Viết được sơ đồ lai
Chương 2: Nhiễm sắc thể
Kiến thức:
− Nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài.
- Trình bày được sự biến đổi hình thái trong chu kì tế bào
− Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể và nêu được chức năng của
nhiễm sắc thể.
− Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số
8
lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của nhiễm sắc thể qua
các kì của nguyên phân và giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Nêu được một số đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính và vai trò của nó
đối với sự xác định giới tính.

− Giải thích được cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính và tỉ lệ đực : cái ở
mỗi loài là 1: 1
− Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự
phân hóa giới tính.
− Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó
− Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết
Kĩ năng :
− Tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi.
− Biết cách quan sát tiêu bản hiển vi hình thái nhiễm sắc thể

Chương 3: ADN và gen
Kiến thức:
- Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ
sung của các cặp nucleôtit
− Nêu được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán
bảo toàn
− Nêu được chức năng của gen
− Kể được các loại ARN
- Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra
theo nguyên tắc bổ sung
− Nêu được thành phần hóa học và chức năng của protein (biểu hiện thành
tính trạng).
- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen →
ARN → Protein → Tính trạng.
Kĩ năng :
− Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết
thành phần cấu tạo
Chương 4: Biến dị
Kiến thức:

− Nêu được khái niệm biến dị
9
− Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen
− Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội,
thể đa bội)
− Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và
đột biến nhiễm sắc thể
− Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng
− Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một
số ứng dụng của mối quan hệ đó
Kĩ năng :
− Thu thập tranh ảnh, mẫ vật liên quan đến đột biến và thường biến
Chương 5: Di truyền học người
Kiến thức:
- Nêu được 2 khó khăn trong nghiên cứu di truyền học
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ
Kĩ năng : Phân biệt được bệnh di truyền và tật di truyền
Chương 6: Ứng dụng di truyền học
Kiến thức:
− Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống, ưư thế lai; nêu được nguyên
nhân thoái hóa giống và ưu thế lai; nêu được phương pháp tạo ưu thế lai
và khắc phục thoái hóa giống được ứng dụng trong sản xuất.
Kĩ năng :
− Thu thập được tư liệu về thành tựu chọn giống
Phần 2. Sinh vật và môi trường
Chương 1. Sinh vật và môi trường
Kiến thức:
− Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái
− Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh
sáng, độ ẩm ) đến sinh vật.

− Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số
nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự
thích nghi của sinh vật với môi trường
− Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài
Kĩ năng :
10
− Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường
Chương 2: Hệ sinh thái
Kiến thức:
− Nêu được định nghĩa quần thể
− Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành
phần nhóm tuổi.
− Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc
thực hiện pháp lệnh về dân số
− Nêu được định nghĩa quần xã
− Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa
ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh
học
− Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn
Kĩ năng :
− Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước
Chương 3: Con người, dân số và môi trường
Kiến thức:
− Nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều
hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng
sinh thái
− Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường
− Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường: các khí công nghiệp,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến
− Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều

bệnh tật cho con người và sinh vật.
Kĩ năng :
− Liên hệ ở địa phương xem có những hoạt động nào của con người có thể
làm suy giảm hay mất cân bằng sinh thái
Chương 4: Bảo vệ môi trường
Kiến thức:
− Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái
sinh, năng lượng vĩnh cửu).
− Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên:
đất, nước, rừng.
− Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo
vệ sự đa dạng sinh học
− Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn
11
bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường
− Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
− Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái
nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này.
− Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của
Luật Bảo vệ môi trường
Kĩ năng :
− Liên hệ với địa phương về những hoạt động cụ thể nào của con người có
tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
2.4 Rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh phần di truyền trong sinh học 9
2.4. 1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
2.4.1.1 Cơ sở xác định kỹ năng giải bài tập di truyền :
2.4. 1. 1.1. Dựa vào mục tiêu cơ bản về dạy học các QLDT
* Về kiến thức :
- Học sinh giải thích được cơ chế hình thành tính trạng ở sinh vật .
- Giải thích được cơ chế và QLDT tính trạng từ thế hệ trước sang thế

hệ sau.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình trong điều kiện
môi trường nhất định.
* Về kỹ năng :
- Vận dụng kiến thức về nội dung các QLDT, phân tích mối quan hệ
thuận - nghịch giữa thế hệ trước và thế hệ sau để xác định được :
+ Kiểu di truyền.
+ Kiểu gen của bố, mẹ.
+ Giao tử của bố, mẹ : số loại, tỷ lệ của mỗi loại.
+ Tỷ lệ các tổ hợp kiểu gen của đời con.
+ Tỷ lệ các loại kiểu hình ở đời con.
+ Thiết lập được sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình từ P đến F2.
2.4.1.1.2. Dựa vào đặc điểm các bài tập về QLDT
Việc hình thành kỹ năng giải bài tập nói chung, bài tập QLDT nói riêng
còn phải căn cứ vào đặc điểm của bài tập. Nghĩa là căn cứ vào đặc điểm của
mối quan hệ chứa đựng trong bài tập. Bài tập về các QLDT chứa đựng mối
12
quan hệ giữa kiểu gen , kiểu hình , kiểu di truyền , kiểu phân ly một cách
khắng khít và lôgic cả về mặt định tính và định lượng. Học sinh muốn giải
được bài tập QLDT thì học sinh phải có các kỹ năng cơ bản, như : kỹ năng xác
định kiểu gen , kỹ năng xác định giao tử, kỹ năng xác định các tổ hợp gen, kỹ
năng xác định kiểu hình ,…
2.4.1.1.3 Dựa vào mối quan hệ giữa kỹ năng và kiến thức tương ứng
Kiến thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng. Để có kỹ năng giải bài
tập sinh học thì cần phải có những kiến thức tương ứng. Ngược lại khi có kỹ
năng giải được bài tập thì giúp cho việc nắm vững kiến thức và mở rộng kiến
thức được tốt hơn.
2.4. 2. Đề xuất các biện pháp
2.4. 2.1. Quy trình chung
Các kỹ năng giải bài tập QLDT phải được hình thành dần dần trong quá

trình học về các QLDT. Theo quy luật nhận thức , để rèn luện kỹ năng giải bài
tập cần phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ những bài tập sử dụng ít kỹ năng
đơn lẻ đến những bài tập cần sử dụng nhiều kỹ năng phối hợp với nhau. Do
vậy quy trình chung để hình thành kỹ năng giải bài tập QLDTcó thể tiến hành
theo các bước sau :
Bước 1: Hình thành những kiến thức có liên quan
Bước 2: Hình thành kỹ năng cơ bản qua hướng dẫn giải bài tập mẫu
Bước 3: Củng cố kỹ năng qua luyện tập theo mẫu
Bước 4: Phát triển kỹ năng qua luyện tập theo mẫu có biến đổi
Bước 5: Phát triển kỹ năng qua luyện tập để phối hợp các kỹ năng đã có
2.4.2.2. Giải thích nội dung quy trình
Bước 1: Hình thành những kiến thức có liên quan
Ta đã biết kiến thức là cơ sở, là nền tảng của kỹ năng. Như vậy, mỗi nội
dung kiến thức đều có kỹ năng tương ứng và ngược lại mỗi kỹ năng cũng có
kiến thức sinh ra nó. Để hình thành kỹ năng cơ bản giải các bài tập QLDT
trước hết phải hình thành vững chắc ở học sinh những kiến thức lý thuyết làm
nền tảng cho việc hình thành kỹ năng . Trong mỗi quy luật di truyền có những
13
kiến thức cơ bản cần hình thành ở học sinh, song trong đó có những kiến thức
lý thuyết trực tiếp dùng để giải bài tập, những kiến thức này cũng chính là kiến
thức dùng để giải bài tập. Do vậy, khi dạy mỗi quy luật di truyền, giáo viên
cần định hướng và nhấn mạnh, khắc sâu những kiến thức sẽ sử dụng để giải
bài tập , đồng thời phải nêu ra những ứng dụng trong việc xây dựng và giải bài
tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng tốt kiến thức trong giải bài
tập . Trong dạy kiến thức lý thuyết, giáo viên cần chỉ ra được các mối quan hệ
phát sinh, các đại lượng tương đương. Qua đó giúp học sinh định hướng được
điều kiện cần và đủ để xác định một đại lượng nào đó, từ đó biết cách dùng
phép biến đổi tương đương để làm cho điều kiện đã cho và điều kiện cần tìm
phù hợp với nhau. Ví dụ : theo Vũ Đức Lưu (Phương pháp giải bài tập di
truyền), đối với các bài tập về quy luật di truyền các phép giải có thể khác

nhau tùy từng bài tập cụ thể, nhưng nhìn chung vẫn có những phép giải cơ bản.
Những phép giải này có liên quan với các phương pháp phân tích di truyền mà
Menđen đã thực hiện. Vì vậy, việc dạy cho học sinh nắm được một số phương
pháp phân tích di truyền của Menđen và hướng dẫn học sinh vận dụng để giải
bài tập QLDT chính là đã hình thành được các kỹ năng cơ bản để giải bài tập
QLDT.
Bước 2: Hình thành kỹ năng cơ bản qua hướng dẫn giải bài tập mẫu
Để có được những kỹ năng, điều quan trọng là thực hiện các thao tác, đã là
thao tác phải được tập dượt theo một mẫu nào đó. Do vậy việc hướng dẫn học
sinh làm một dạng bài tập nào đó theo một mẫu ban đầu là rất cần thiết. Việc
luyện tập theo mẫu giúp học sinh rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để giải
được một số loại bài tập cơ bản. Từ bài tập mẫu này làm cơ sở để học sinh
phát triển khả năng sáng tạo của mình. Bài tập mẫu thường là bài tập vận dụng
được đưa ra ngay trong giờ dạy lý thuyết (nếu có thể được). Khi giáo viên
hướng dẫn học sinh giải bài tập mẫu, tức là đã giúp cho học sinh tìm ra kiến
thức hoặc vận dụng kiến thức.
Bước 3: Củng cố kỹ năng qua luyện tập theo mẫu
14
Sau khi học sinh đã được giáo viên hướng dẫn giải bài tập mẫu, giáo
viên cho học sinh một vài bài tập khác tương tự như bài tập mẫu, chỉ khác bài
tập mẫu ở tính trạng nghiên cứu hoặc tên loài,…còn các điều kiện cho và yêu
cầu cần tìm là như nhau. Lúc này học sinh sẽ dựa vào bài tập mẫu để giải bài
tập mà giáo viên đưa ra. Đối với học sinh khá - giỏi thì bước này các em vượt
qua rất dễ dàng, nhưng đối với học sinh trung bình - yếu thì các em phải xem
lại từng bước của bài giải mẫu và lặp lại một cách chậm chạp. Trong bước
luyện tập theo mẫu này, giáo viên cần phải hệ thống lại một cách rõ ràng các
bước giải cơ bản của mỗi loại bài tập để trên cơ sở đó học sinh có định hướng
về cách giải từng loại bài tập QLDT. Chính vì vậy, theo tôi bước này là rất
quan trong đối với học sinh, nhất là đối tượng học sinh dân tộc.
Bước 4: Phát triển kỹ năng qua luyện tập theo mẫu có biến đổi

Khi học sinh đã nắm được các bước giải một dạng bài tập QLDT nào
đó, giáo viên sẽ cho học sinh tập làm dạng bài tập khác dạng bài tập mẫu ở
một vài điều kiện nào đó. Mức độ sai khác bài tập mẫu phải từ ít đến nhiều để
đa số học sinh có thể giải được. Không nên cho bài tập khó ngay, sẽ dẫn đến
tình trạng học sinh trung bình và yếu không làm được, từ đó tạo nên tâm lý
chán nản, không còn hứng thú để suy nghĩ và làm bài tập. Tuy nhiên, thời gian
trên lớp học rất hạn chế, số tiết dành cho luyện bài tập quá ít, nên để khắc phục
khó khăn này, giáo viên nên soạn một số bài tập giao cho học sinh về làm ở
nhà vào cuối mỗi tiết học và có kiểm tra vào đầu tiết học sau. Thao tác kiểm
tra và chữa bài tập là không thể bỏ qua, vì thiếu sự kiểm tra sẽ tạo điều kiện
cho một số học sinh không chăm học, thiếu tự giác sẽ không làm bài tập và
chắc chắn sẽ nhanh chóng quên các bước giải bài tập. Các bước 2,3,4 có vai
trò hết sức quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng cơ bản để tiến tới hình
thành kỹ năng tổng hợp.
Bước 5: Phát triển kỹ năng qua luyện tập để phối hợp các kỹ năng đã

Ở bước này, GV đưa ra dạng bài tập tổng hợp. Để giải được bài tập này
yêu cầu học sinh phải phối hợp nhiều kỹ năng đơn lẻ. Vì vậy, việc thành thạo
15
các kỹ năng cơ bản sẽ giúp HS hình thành được các kỹ năng tổng hợp, trên cơ
sở nắm vững các kỹ năng cơ bản.
2.4.3. Vận dụng các biện pháp thiết kế bài giảng
2.4.3.1 Hình thành kỹ năng giải bài tập về lai một cặp tính trạng.
2.4.3.1.1. Hình thành kiến thức lý thuyết.
Trong bài Lai một cặp tính trạng cần trang bị cho HS những kiến thức
cơ bản sau :
- Các khái niệm : Lai một cặp tính trạng, tính trạng trội - lặn, tính trạng
trội hoàn toàn - trội không hoàn toàn.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của định luật 1, 2 Menđen theo thuyết
nhiễm sắc thể.

- Điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật 1, 2 Menđen.
Các kiến thức cơ bản có liên quan (mối quan hệ giữa các đại lượng
trong lai một cặp tính trạng) đến việc xây dựng và giải bài tập là : Bố, mẹ
thuần chủng (TC) về một cặp tính trạng (1) Một cặp tính trạng do một cặp gen
quy định (2) Tính trạng trội là trội hoàn toàn (3) F1 : đồng tính (bố hoặc mẹ)
và F2 : 3 trội : 1 lặn (4) Trong 4 đại lượng này, nếu biết 3 đại lượng ta sẽ suy
ra được đại lượng kia.
2.4 .3.1.2. Hướng dẫn giải bài tập mẫu
Sau khi hình thành kiến thức lý thuyết, đặc biệt kiến thức về mối quan
hệ, GV cho học sinh tập vận dụng để giải bài tập mẫu, mục đích để giúp HS
tập vận dụng kiến thức và biết phương hướng để giải bài tập.
Ví dụ : Ở đậu Hà Lan, tính trạng cây cao là trội hoàn toàn so với tính
trạng cây thấp. Kiểu hình của đời con sẽ như thế nào khi cho lai cây cao với
cây thấp? Biết rằng tính trạng trên do một cặp gen quy định.
GV hướng dẫn cho HS giải theo các bước cơ bản sau :
Bước 1 : Tóm tắt đề bài
* Điều kiện cho : - Cây cao : trội - Cây thấp : lặn - Cặp tính trạng trên do một
cặp gen quy định.
* Điều cần tìm : - Kiểu gen của cây cao, cây thấp - Viết sơ đồ lai.
16
Bước 2 : Xác định phương hướng giải
+ Để xác định được tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của F1, ta phải biết kiểu gen của
P. Muốn xác định kiểu gen của P ta cần tìm kiểu gen có thể có của cây cao và
cây thấp. + Viết sơ đồ lai để tìm kết quả kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
Bước 3 : Thực hiện phép giải
+ Tìm kiểu gen của P : Từ kiểu hình của P → kiểu gen của P
+ Trên cơ sở kiểu gen của P, viết sơ đồ lai cho từng trường hợp
+ Dựa vào kết quả của từng phép lai → tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình của F1
2.4.3.1.3. Củng cố kỹ năng qua luyện tập theo mẫu
GV cho bài tập giống như bài tập mẫu nhưng khác ở cặp tính trạng hay ở tên

loài.
Ví dụ : Ở cà chua, tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả
màu vàng. Màu sắc quả quy định bởi một cặp gen. Cho cây cà chua quả vàng
lai với cây quả đỏ, kết quả ở đời con sẽ như thế nào?
Sau đó GV có thể cho bài tập tương tự nhưng yêu cầu cao hơn. Với dạng bài
tập này yêu cầu học sinh độc lập tư duy, không còn dựa hoàn toàn vào bài tập
mẫu nữa. Ví dụ : Ở ngô, tính trạng hạt màu xanh trội không hoàn toàn so với
tính trạng hạt màu vàng. Màu sắc hạt được quy định bởi một cặp gen. Cho cây
ngô hạt vàng lai với cây ngô hạt xanh, được F1 có kiểu gen và kiểu hình như
thế nào?
2.4. 3.1.4. Phát triển kỹ năng qua luyện tập theo mẫu có biến đổi
Bước này GV có thể cho HS làm các bài tập trong sách giáo khoa (SGK). Cụ
thể là bài số 4 &5 (trang 102 - Sinh học 9)
2.4.3.1.5 Phát triển kỹ năng qua luyện tập để phối hợp các kỹ năng đã có
Bước này yêu cầu HS phối hợp nhiều kỹ năng cơ bản để tập làm quen với việc
giải những bài tập tổng hợp. Lúc này việc giải bài tập không đơn thuần là biết
viết sơ đồ lai mà yêu cầu cao hơn là HS phải biết vận dụng những kiến thức đã
có của mình để biện luận giải quyết vấn đề theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ : Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2), đẻ lần
thứ nhất một nghé trắng (3) và lần thứ hai một nghé đen (4). Con nghé đen này
17
lớn lên giao phối với một trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Hãy xác
định kiểu gen của 6 con trâu trên. Biết rằng tính trạng màu lông do một cặp
gen quy định.
2.4.3.2. Hình thành kỹ năng giải bài tập về lai hai cặp tính trạng.
Với dạng bài tập về phép lai hai cặp tính trạng tôi cũng hướng dẫn học
sinh tiến hành tương tự phép lai một cặp tính trạng và chú ý rèn cho học sinh
một số kĩ năng như: Xác định cặp tính trạng đem lai, viết sơ đồ lai, xác định
kiểu gen, kiểu hình ở F
1

, F
2
.
Ví dụ 1: Ở cà chua một số tính trạng được quy định bởi các gen như
sau: A lá chẻ, a: lá nguyên; B: quả đỏ, b quả vàng.
Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai trong các phép lai sau:
a) Bố mẹ đều lá chẻ, quả đỏ sinh ra con: 64 lá chẻ, quả đỏ; 21 lá chẻ,
quả vàng; 23 lá nguyên, quả đỏ; 7 lá nguyên, quả vàng.
b) Bố mẹ đều lá chẻ, qủa đỏ có 89 lá chẻ, qủa đỏ; 32 lá chẻ, qủa vàng.
Biết các gen nằm trên các NST khác nhau.
Hướng dẫn giải:
a) Tỉ lệ phân li chung của con: 9:3:3:1, tuân theo định luật phân li độc
lập của Menđen, suy ra bố mẹ đều dị hợp tử về 2 cặp gen quy định 2 cặp tính
trạng đem lai. Do vậy kiểu gen của bố, mẹ là AaBb.
Sơ đồ lai:
P: AaBb x AaBb
G
P
: AB, Ab,aB,ab AB,Ab,aB,ab.
F
1
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
* Kiểu gen: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1Aabb: 2Aabb : 1aaBb:
2aaBb : 1aabb.
* Kiểu hình: 9 lá chẻ, quả đỏ( 9A-B-)

18
3 lá chẻ, quả vàng( 3A- bb)
3 lá nguyên, qủa đỏ( 3aaB-)
1 lá nguyên, quả vàng( 1aabb)
b) Bố mẹ đều là chẻ, quả đỏ có kiểu gen chung là A-B. Xét tỉ lệ phân li ở đời
con.
- Về đặc điểm lá: 100% lá chẻ. Tuân theo định luật đồng tính trội của
Men-đen, suy ra P: Bb x Bb; Như vậy kiểu gen của bố, mẹ đều là: AABb
hoặc AaBb. Ta có các phép lai có thể xảy ra:
P: AA x AA
AA x Aa
- Về màu sắc: đỏ/vàng = 89/32

3/1. Tuân theo định luật phân tính của
Men-đen. Suy ra P: Bb x Bb. Vậy kiểu gen của bố, mẹ có thể có là: AABb
hoặc AaBb. Ta có các trường hợp xảy ra như sau:
P: AABb x AABb
AABb x AaBb
* Trường hợp 1:
P: AABb (lá chẻ, qủa đỏ) x AABb (lá chẻ, quả đỏ)
G
P
: AB,Ab AB,Ab
F
1
: 1AABB: 2AABb: 1 AAbb.
Kiểu hình: 3 lá chẻ, quả đỏ: 1 lá chẻ, quả vàng.
* Trường hợp 2:
P: AABb (lá chẻ, quả đỏ) x AaBb (lá chẻ, quả đỏ)
G

P
: AB, Ab AB, Ab, aB, ab
F
1
: Kiểu gen: AABB : 2AABb : 1AaBB; 2AaBb: 1AAbb: 1Aabb
Kiểu hình: 6 lá chẻ, quả đỏ: 2lá chẻ, qủa vàng ( 3 lá chẻ- quả đỏ có 1 lá
chẻ- quả vàng).
PhÇn KÕt luËn
1. Kết quả
19
Tôi đã chọn lọc và sử dụng tư liệu để thiết kế và dạy 2 bài bằng giáo án
điện tử, mỗi bài được dạy tại 2 lớp của khối 9. Các GV trong nhóm chuyên
môn nói riêng và các GV trong tổ khoa học tự nhiên nói chung đã nhận xét,
đánh giá, góp ý và đã di đến kết luận:
- Các bước dạy học GV sử dụng đã hình thành kỹ năng giải bài tập phù
hợp với nội dung chương trình SGK, phù hợp với nội dung bài học, phù hợp
với đối tượng HS. Số học sinh hiểu được phương pháp giải bài tập và vận dụng
làm bài tập tăng lên rõ rệt
Thời gian TSHS
Vận dụng
tôt
Vận dụng
khá
Vận dụng
còn yếu
Chưa vận
dụng
được.
Năm học
2013_2014

78
SL % SL % SL % SL %
8 10,3 24 30,8 30 38,5 16 20,4
HKI năm học
2014_2015
82 20 25,2 35 42,7 18 22 9 10,1
2. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài chú trọng đến phần kĩ năng giải bài tập phần di truyền cơ bản, sau đó
phân dạng bài một mặt tôi hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức về lý thuyết,
mặt khác tôi hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết và phân loại các dạng
bài tập, cách biện luận, cách giải bài tập đơn giản sau đó nâng cao dần các
dạng bài tập. Với phương pháp này sẽ giúp các em học sinh có hứng thú với
môn học, nhất là học sinh yếu, và khuyến khích các em học sinh giỏi tham gia
vào đội tuyển học sinh giỏi các cấp.
Đây là sáng kíên kinh nghiệm của tôi không sao chép nội dung của người khác
Liên Nghĩa, ngày 14 tháng 3 năm 2014
Người viết
Lý Thị Uyên
20
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
SGK: Sách giáo khoa
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
TC: Thuần chủng
QLDT: Quy luật di truyền
NTBS: Nguyên tắc bổ sung
NST: Nhiễm sắc thể
21

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Sang- Nguyễn Thảo Nguyên: 126 bài tập di truyền sinh học 9.
Nhà xuất bản đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Võ Văn Chiến: Kiến thức cơ bản sinh học 9- Nhà xuất bản đại học Sư phạm.
3. Nguyễn Văn Sang- Trần Tân Phú- Lê Sơn Hoà: 108 câu hỏi và bài tập Sinh
học 9- Nhà xuất bản Đà nẵng.
4. Lê Ngọc Lập - Nguyễn Thuỳ Linh- Đinh Xuân Hoa- Hoàng Thanh Thuỷ-
Nguyễn Thành Tâm – Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Trần Bá Hoành_ Kĩ thuật dạy học sinh học 9- Nhà xuất bản Giáo dục
22
MỤC LỤC
ST
T
Nội dung Trang
1 PHẦN MỘT: LÝ LỊCH 1
2
PHẦN HAI: NỘI DUNG KINH NGHIỆM
PHẦN MỞ ĐẦU
1
3
1. Đặt vấn đề.
1
4
2. Phương pháp nghiên cứu
3
5
3.Thời gian nghiên cứu đề tài
3
23
6

PHẦN NỘI DUNG
1. Mục tiêu của đề tài
3
7
2. Các giải pháp
3
8
2.1. Cơ sở lý luận.
3
9
2.1.1. Khái niệm
3
10
2.1. 2. Vai trò
4
11
2. 1. 3. Phân loại
4
12
2.2 Cơ sở thực tiễn
4
13
2.2. 1. Đánh giá thực trạng dạy học
4
14
2.2.2 Nguyên nhân của thực trạng
5
13
2.3 Phân tích cấu trúc nội dung của phần nghiên cứu
8

15
2.4 Rèn kĩ năng giải bài tập cho hs phần di truyền trong
Sinh học 9"
12
16
2.4. 1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
12
17
2.4.1.1 Cơ sở xác định kỹ năng giải bài tập di truyền
12
18
2.4. 1. 1.1. Dựa vào mục tiêu cơ bản về dạy học các QLDT
12
19
2.4.1.1.2. Dựa vào đặc điểm các bài tập về QLDT
12
20
2.4.1.1.3 Dựa vào mối quan hệ giữa kỹ năng và kiến thức
tương ứng
13
21
2.4. 2. Đề xuất các biện pháp
13
22
2.4. 2.1. Quy trình chung
13
23
2.4.2.2. Giải thích nội dung quy trình
13
24

2.4. 3. Vận dụng các biện pháp thiết kế bài giảng
16
25
2.4. 3.1 Hình thành kỹ năng giải bài tập về lai một cặp tính
trạng.
16
26
2.4. 3.1.1. Hình thành kiến thức lý thuyết.
16
27
2.4 3.1.2. Hướng dẫn giải bài tập mẫu
17
28
2.4.3.1.3. Củng cố kỹ năng qua luyện tập theo mẫu
17
29
2.4. 3.1.4. Phát triển kỹ năng qua luyện tập theo mẫu có
biến đổi
18
30
2.4.3.1.5 Phát triển kỹ năng qua luyện tập để phối hợp các
kỹ năng đã có
18
24
31
2.4.3.2. Hình thành kỹ năng giải bài tập về lai hai cặp tính
trạng.
18
32
PhÇn KÕt luËn

1.Kết quả
20
34
2. Những đóng góp mới của đề tài
20
35
Danh mục chữ viết tắt
22
36
Tài liệu tham khảo
23
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG: THCS LIÊN NGHĨA
Tổng điểm:…………… Xếp loại:…………………
TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH, HIỆU TRƯỞNG
(Kí, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Nguyễn Thị Các
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD & ĐT VĂN GIANG
25

×