Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

SUY THOÁI KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.12 KB, 62 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI DẪN 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
LỜI DẪN
Như bất kỳ mọi hình thái phát triển trong xã hội, nền kinh tế thế giới nói chung và nền
kinh tế của từng quốc gia nói riêng vận hành theo những chu kỳ bao gồm các giai đoạn:
suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Đó là những giai đoạn tất yếu trong sự phát triển đi
lên; sau pha hưng thịnh của một chu kỳ kinh tế lại bắt đầu pha suy thoái của một chu kỳ
kinh tế mới. Tuy nhiên, đây không phải là một quá trình lặp lại với các pha và đặc điểm
hoàn toàn giống nhau; cũng như không có cách gì tính toán được chính xác thời gian,
thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Mỗi chu kỳ kinh tế chứa trong nó những nguyên nhân,
đặc điểm và mang lại những tác động, hệ quả tới xã hội hoàn toàn khác nhau.
Trong các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế, giai đoạn suy thoái được các nhà nghiên
cứu quan tâm nhất vì những hậu quả của nó gây ra, ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh tế -
chính trị trên toàn cầu nói chung, trên từng quốc gia, châu lục nói tiêng. Cuộc Đại suy
thoái 1929 – 1933 đã trở thành một trong những sự kiện lịch sử được các nhà kinh tế -
chính trị học quan tâm nghiên cứu trong suốt hơn tám mươi thập kỷ qua. Rất nhiều tác
phẩm đi sâu nghiên cứu về vấn đề suy thoái kinh tế, có thể kể đến một vài tác phẩm nổi
bật như “Ác mộng Đại khủng hoảng 1929” của John Kenneth Galbraith, “Cuộc suy
thoái kinh tế thập niên 1930” của John A. Garraty và “Sự trở lại của kinh tế học suy
thoái và cuộc khủng hoảng năm 2008” của Paul Krugman Các tác phẩm đã giúp nhân
loại hiểu thêm về nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả mà các cuộc suy thoái đã gây ra
đối với nền kinh tế; từ đó, mỗi quốc gia, mỗi châu lục, mỗi liên minh kinh tế có thể tự
rút ra bài học kinh nghiệm để tránh rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng này và có
những biện pháp phục hồi kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bản thân.
Việt Nam gia nhập tổ chức WTO năm 2007, sau một năm kinh tế phát triển thì suy
thoái kinh tế toàn cầu nổ ra. Suy thoái kinh tế năm 2008 đã khiến cho kinh tế Việt Nam
luôn chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm cho đến nay. Đề tài nghiên cứu của nhóm
06 về “Suy thoái kinh tế” nhằm đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân suy thoái, biện


pháp phục hồi kinh tế của một số nước trên thế giới; qua đó nghiên cứu các ảnh hưởng
1
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
của cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 tới Việt Nam và các biện pháp mà Chính
phủ Việt Nam đã đưa ra để vực dậy nền kinh tế nước nhà.
Bài nghiên cứu được chia làm ba phần:
Phần 1: Các cơ sở lý luận chung về suy thoái kinh tế
Phần 2: Suy thoái kinh tế một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm.
Phần 3: Tác động của suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 đến Việt Nam và các giải
pháp của Chính Phủ.
2
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SUY THOÁI KINH TẾ
1.1 Định nghĩa
Suy thoái (recession) là từ chỉ giai đoạn trì trệ của nền kinh tế. Nó là một trong ba giai
đoạn của một chu kỳ kinh tế (chu kỳ kinh doanh) tổng quát bao gồm suy thoái - phục
hồi và hưng thịnh.
Giai đoạn suy thoái thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng GDP âm trong hai hay ba quý
liên tiếp. Thực tế là không có định nghĩa chính thức cho suy thoái kinh tế, nhưng ta có
thể tham khảo một số định nghĩa như sau.
Theo định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô, “suy thoái kinh tế (recession/economic
downturn) là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực tế trong hai hoặc hơn hai
quý liên tiếp (tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý)”. Tuy nhiên, định
nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi.
Hay theo cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ, “suy thoái kinh tế
là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có
thể liên quan tới sự suy giảm đồng thời nhiều chỉ số kinh tế như việc làm, đầu tư, lợi
nhuận doanh nghiệp và có thể đi liền với việc hạ giá cả (giảm phát) hoặc ngược lại tăng
nhanh giá cả (lạm phát). Một số suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng
hoảng kinh tế.

1.2 Biểu hiện
3
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Cầu về lao động giảm, biểu hiện đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm
xuống. Tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công của các xí nghiệp và cuối cùng là tỷ
lệ thất nghiệp tăng cao.
Chi tiêu của Chính phủ và hộ gia đình giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa
trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Do đó, nhà sản xuất sẽ cắt giảm sản
lượng, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh kéo theo việc đầu tư của doanh nghiệp
giảm. Và kết quả là GDP thực giảm sút.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh, giá chứng khoán thường giảm theo khi
các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh.
Cầu về vốn cũng giảm làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
1.3 Nguyên nhân
Đa số các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng nguyên nhân
của suy thoái kinh tế là sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ như
lạm phát bởi cung tiền (trường phái kinh tế học Áo), quản lý tiền tệ yếu kém (nguyên
nhân chủ yếu của suy thoái ở Mỹ) và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh) như giá dầu,
thời tiết, chiến tranh.
Trường phái Keynes giải thích nguyên nhân của suy thoái kinh tế như sau: Có
khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng khi thu nhập tuyệt đối
tăng lên. Lí do là mỗi cá nhân sẽ chi cho tiêu dùng ít hơn và cho tiết kiệm nhiều hơn.
Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào. Theo J.M.Keynes, khi
việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng.
Nhưng do quy luật tâm lý nêu trên, sự gia tăng tiêu dùng chậm hơn sự gia tăng thu
nhập, và khoảng cách đó ngày càng gia tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách
khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn. Và sự giảm sút tương đối cầu tiêu
dùng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng
kinh tế và suy thoái kinh tế. Tóm lại, theo Keynes, sự xuất hiện của khuynh hướng tiết
kiệm trong dân chúng làm cho mức tiêu dùng nhỏ đi, dẫn đến sự giảm sút của tổng cầu,

và chính sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân gây ra suy thoái, khủng hoảng kinh
tế.
Trường phái kinh tế Áo lý giải suy thoái kinh tế bắt đầu từ kế hoạch kinh tế của các
cá nhân, có thể là kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch tiêu dùng, ẩn chứa những sai lầm
4
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
bắt nguồn từ một căn cứ chung là tuân thủ theo một quy định đã trở nên lạc hậu của
Chính phủ. Theo kinh tế học Áo, suy thoái kinh tế xuất hiện là hậu quả tất yếu từ sự can
thiệp sai lầm hoặc quá mức của nhà nước vào thị trường.
Trường phái trọng tiền, đại diện tiêu biểu là Milton Friedman (Nobel Kinh tế 1976),
coi mức cung về hàng hoá là tương đối ổn định nên mức cầu về tiền có tính chất tương
đối ổn định. Trong khi đó, mức cung về tiền không có tính ổn định mà phụ thuộc vào cơ
quan quản lý tiền, ví dụ ở Mỹ là Cục Dự trữ Liên bang FED, ở Việt Nam là Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Nếu các cơ quan quản lý tiền phát hành quá nhiều tiền sẽ dẫn đến
lạm phát, nếu phát hành quá ít tiền sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế.
1.4 Tác động
1.4.1 Tác động vi mô
Doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn
Suy thoái kinh tế xảy ra khiến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp nói chung
sụt giảm. Do đó, vấn đề đầu tiên của nhà quản lý là tìm cách hạ thấp chi phí bằng nhiều
cách: cắt bớt hoặc bỏ hẳn một số chi phí khi kí hợp đồng thuê mướn nhân công mới;
dừng lại việc mua sắm các máy móc, thiết bị sản xuất mới; cắt giảm việc nghiên cứu và
phát triển các dòng sản phẩm mới hoặc cao cấp; cắt giảm chi phí cho công tác tiếp thị
và quảng cáo sản phẩm; cắt giảm chất lượng sản phẩm sản xuất ra… Những động thái
cắt giảm chi phí nói trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của các tập đoàn
kinh tế, doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ) cung cấp hàng hóa và dịch vụ
cho các tập đoàn lớn. Do đó, khi suy thoái kinh tế xảy ra, doanh thu và lợi nhuận của
các công ty truyền thông, quảng cáo bị sụt giảm sớm nhất và nhiều nhất.
Suy giảm lợi nhuận dẫn đến cổ tức của các công ty sụt giảm, vì thế giá cổ phiếu của các
công ty sẽ giảm nhanh chóng. Kế tiếp, một tình huống thường xảy ra là khách hàng của

các công ty chậm thanh toán hóa đơn hoặc chỉ trả một phần nợ cho công ty, càng gây
khó khăn hơn cho các công ty trong việc chủ động tài chính, dẫn đến xếp hạng tín dụng
bị sụt giảm, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay trong thời kì
kế tiếp.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
5
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu có doanh thu và lợi nhuận ổn định hàng năm thì
có thể bị ảnh hưởng ít hơn so với các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, đa phần các doanh
nghiệp nhỏ với vốn tự có ít, lại không nhận được các khoản phải thu đúng hạn, thêm
vào là các chính sách bảo vệ tài chính cho công ty non yếu nên các doanh nghiệp này
thường gặp khó khăn hơn trong việc chống chọi với suy thoái kinh tế. Vì thế, khi suy
thoái kinh tế xảy ra, tỉ lệ phá sản của các công ty vừa và nhỏ thường cao hơn so với các
tập đoàn lớn.
1.4.2 Tác động vĩ mô
Những tác động vi mô đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế.
Tổng cầu suy giảm: Tiêu dùng trong nước sụt giảm đáng kể vì thu nhập khả dụng
giảm. Việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, do đó việc đầu tư của
doanh nghiệp và nguồn đầu tư của các đối tượng khác vào doanh nghiệp sụt giảm vì
tâm lý lo ngại rủi ro. Đầu tư trong nước sụt giảm dẫn đến sự tháo chạy của đầu tư nước
ngoài, cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Tất cả dẫn đến suy giảm tổng cầu.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm: Hàng loạt doanh nghiệp phải giải thể, đồng thời là
sự suy giảm tiêu dùng, đầu tư, thâm hụt cán cân thương mại dẫn đến GDP sụt giảm, hậu
quả tất yếu là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Thất nghiệp gia tăng: Suy thoái kinh tế dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của hầu hết các
ngành trong nền kinh tế, do đó cầu về lao động giảm, các doanh nghiệp thực hiện cắt
giảm nhân công và làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao (đối tượng thất nghiệp cơ cấu).
Giảm phát: Tổng cầu suy giảm dẫn đến hiện tượng giảm phát. Mức giá chung của tất
cả các mặt hàng trên thị trường sụt giảm đáng kể do sự cắt giảm chi tiêu của hộ gia
đình, cắt giảm chi phí của các doanh nghiệp.

Thị trường tài chính bất ổn: Như trên đã phân tích, khi suy thoái kinh tế xảy ra, giá cổ
phiếu của các công ty nói chung là giảm, dẫn đến nhà đầu tư hoảng loạn, bán chứng
khoán ra ồ ạt, làm giá cổ phiếu càng giảm sâu thêm. Thị trường chứng khoán đi xuống
là điều tất yếu. Ở thị trường sơ cấp, do cầu về chứng khoán giảm nên việc phát hành cổ
phiếu lần đầu gặp nhiều trở ngại thậm chí có thể phải tạm hoãn.
Bên cạnh tác động lên thị trường chứng khoán, suy thoái kinh tế còn gây ảnh hưởng
nặng nề lên hệ thống ngân hàng thương mại. Nợ xấu của các ngân hàng tăng nhanh do
người vay vốn không có khả năng chi trả. Thông tin về nợ xấu của ngân hàng dẫn đến
6
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
sự mất niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, tiền gởi bị rút ra hàng loạt. Tất
cả dẫn đến tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng suy giảm trầm trọng. Việc phá sản,
sụp đổ của một số ngân hàng nhỏ là khó tránh khỏi.
Thị trường nhà ở, bất động sản: Suy thoái kinh tế dẫn đến sự đình trệ của thị trường
bất động sản và sự đình trệ của thị trường này sẽ gây tác động tiêu cực đến các thị
trường khác.
Mất cân đối cán cân thanh toán và nguồn dự trữ ngoại hối sụt giảm: Việc sản xuất,
kinh doanh trong nước đình trệ nên tất yếu giá trị xuất khẩu giảm sút. Đồng thời là việc
tháo chạy của nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, suy thoái kinh tế thường xảy ra ở phạm
vi khu vực đôi khi là toàn thế giới nên phần viện trợ và đóng góp cho quốc gia từ nước
ngoài vào cũng giảm sút. Tóm lại, khả năng cao là thâm hụt cán cân thanh toán. Nếu
chính phủ dùng dự trữ ngoại tệ để cân bằng cán cân thanh toán, sẽ làm nguồn dự trữ
ngoại hối giảm, ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái, có thể dẫn đến mất giá đồng nội tệ và
gây sức ép lạm phát.
1.4.3 Tác động chính trị - an sinh xã hội
Những bất ổn về thu nhập dẫn đến đời sống văn hóa – tinh thần của người dân nghèo
nàn đi. Sự phân hóa giàu nghèo càng thêm rõ nét. Bên cạnh đó, nạn thất nghiệp tỉ lệ
thuận với sự gia tăng tội phạm trong xã hội. Những bất ổn về đời sống kinh tế - xã hội
nếu không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị của quốc gia do
những phản ứng tất yếu của các tầng lớp xã hội. Ví dụ như hàng loạt những biến động

về chính trị do suy thoái kinh tế mang lại qua cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933 trên phạm
vi toàn thế giới: sự ra đời của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, chủ nghĩa dân túy ở Mỹ
Latin và phong trào tự do của các quốc gia thuộc địa.
1.5 Các biện pháp khắc phục
Kích cầu là biện pháp được nêu ra trước tiên trong hầu hết các cuộc suy thoái kinh tế ở
các quốc gia trên thế giới. Để gia tăng tổng cầu, có thể sử dụng các chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ, chính sách khuyến khích đầu tư hoặc tổng hợp các chính sách.
1.5.1 Chính sách tài khóa
Tư tưởng kích cầu do nhà kinh tế học J. M. Keynes (1883 – 1946) đề xướng sau cuộc
Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933. Xuất phát từ hai giả thuyết quan trọng là :
Thứ nhất, cuộc suy thoái bắt nguồn từ nền sản xuất có năng lực dư thừa. Hiện tượng dư
7
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
cung dẫn đến giá cả có khuynh hướng giảm trên tất cả các thị trường, do đó càng không
khuyến khích người mua và cầu càng xa mức cung thực tế. Nền kinh tế bị mắc vào bẫy
suy thoái không tự thoát ra được. Thứ hai, chính phủ có khả năng chi tiêu toàn bộ, thậm
chí nhiều hơn thu nhập của mình; trong khi đó, các khu vực tư nhân thường chi tiêu ít
hơn thu nhập vì họ luôn muốn tích lũy, tiết kiệm. Trong điều kiện bình thường, phần
tiết kiệm sẽ được chuyển sang đầu tư, góp phần gia tăng tổng cầu. Nhưng khi suy thoái
kinh tế diễn ra, đầu tư, tiêu dùng của khu vực tư nhân đều sụt giảm.
Vì lí do đó, Keynes đề nghị gia tăng tổng cầu bằng sự gia tăng trong chi tiêu chính
phủ, tập trung sức mua, chi tiêu từ khu vực tư nhân vào tay chính phủ để tăng cầu hiệu
lực, đưa nền kinh tế ra khỏi cái bẫy đình đốn do thiếu sức mua. Tư tưởng này dần trở
thành một phương tiện cơ bản của chính phủ các nước khi suy thoái kinh tế xảy ra mà
không cân nhắc nhiều đến thực trạng của nền kinh tế với các giả thuyết ban đầu được
xác lập.
Ngày nay, việc sử dụng tư tưởng kích cầu của Keynes bằng gia tăng chi tiêu chính phủ
còn kết hợp với các công cụ khác của chính sách tài khóa như: giảm thuế cho doanh
nghiệp, tăng trợ cấp cho người lao động, tăng trợ cấp cho một số lĩnh vực trọng yếu của
quốc gia…Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách tài khóa có thể gặp một số trở ngại như

- Tăng chi tiêu chính phủ nhưng lại giảm thuế, điều này làm giảm nguồn thu của chính
phủ, dẫn đến thâm hụt ngân sách, gây trở ngại cho chính sách kích cầu.
- Chính sách miễn giảm thuế có thể gây bất đồng giữa các ngành, các doanh nghiệp.
- Theo mô hình IS-LM, khi tăng chi tiêu chính phủ có thể gặp tác động hất ra, làm
giảm đầu tư tư nhân do lãi suất tăng, từ đó việc gia tăng tổng cầu khó đạt được như kế
hoạch.
- Các chương trình cứu trợ xã hội vẫn tạo áp lực duy trì chế độ lương bổng của người
lao động ở mức cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn lao động
giá rẻ; từ đó chậm phục hồi năng lực sản xuất của nền kinh tế.
- Khi cắt giảm thuế, nguồn tài trợ cho chi tiêu chính phủ phải trông cậy vào một số
phương án như: vay nợ (trong nước và ngoài nước); sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối hoặc
quỹ dự phòng, tăng sản lượng khai thác và sản xuất khoáng sản, in thêm tiền…đều chứa
nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến nền kinh tế.
1.5.2 Chính sách tiền tệ
8
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi suy thoái kinh tế xảy ra nhằm tăng cung
tiền và tác động đến chính sách lãi suất theo chiều hướng giảm nhằm khuyến khích đầu
tư, từ đó gián tiếp tác động đến tổng cầu - nâng cao cầu hiệu quả trong nền kinh tế. Cụ
thể, ngân hàng trung ương có thế áp dụng các nghiệp vụ sau đây:
- Mua các loại giấy tờ có giá trên thị trường mở
- Giảm lãi suất chiết khấu
- Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Tuy nhiên, chính sách mở rộng tiền tệ có thể khiến suy thoái kinh tế thêm trầm trọng
bởi hiện tượng “bẫy thanh khoản”.
1.5.3 Chính sách đầu tư
Chính phủ sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư trong nền kinh tế (gồm đầu tư của
khu vực tư nhân và đầu tư nhà nước). Nhà nước thực hiện các chương trình đầu tư quy
mô lớn thông qua các đơn đặt hàng của chính phủ, các dự án đầu tư, hệ thống thuê mua
– nhờ đó kích thích đầu tư tư nhân. Việc khuyến khích đầu tư của Chính phủ còn tạo cơ

hội có việc làm cho người dân, đồng thời tăng nhu cầu tiêu dùng trong dân cư. Theo cơ
chế số nhân (một khái niệm của Keynes), việc tăng đầu tư sẽ có tác dụng làm khuếch
đại tổng thu nhập quốc dân.
1.6 Các mô hình suy thoái kinh tế
Các nhà kinh tế học thường miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của đồ thị
tăng trưởng GDP theo năm hoặc quý. Sau đây là các kiểu suy thoái thường được nhắc
đến.
1.6.1 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ V
Đặc điểm: Nền kinh tế suy giảm mạnh nhưng cũng phục hồi nhanh. Pha suy thoái ngắn,
tốc độ suy thoái lớn; đồng thời pha phục hồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh. Điểm
đổi chiều của hai pha này rõ ràng, do đó rất dễ xác định đáy của suy thoái. Đây là kiểu
suy thoái thường thấy.
9
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ năm 1953
1.6.2 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ U
Đặc điểm: GDP tụt dốc mạnh, giai đoạn phục hồi chậm và kéo dài hơn so với suy thoái
hình chữ V. Pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái
mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy
thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau. Do đó, việc
xác định đáy của suy thoái không rõ ràng.
1.6.3 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ W
Đặc điểm: Nền kinh tế rơi vào suy thoái sau đó phục hồi theo dạng chữ V một thời gian
ngắn; nhưng lại gặp một sự kiện bất thường đẩy kinh tế rơi trở lại vào tình trạng suy
thoái trước khi phục hồi thật sự. Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Phần giữa của suy thoái
hình chữ W có thể được coi là giai đoạn thị trường giá đi xuống.
10
Suy thoái hình chữ U, như trường hợp
suy thoái kinh tế Hoa Kỳ 1973 – 1975
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật

Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ đầu thập niên 1980
1.6.4 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ L
Đặc điểm: Đây là hình thái suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất. Nền kinh tế sau khi sụt
giảm nhưng không thể gượng dậy, trạng thái suy thoái có thể kéo dài ở đáy liên tục, có
thể lên tới vài năm mà không có sự cải thiện đáng kể nào. Một số nhà kinh tế gọi tình
trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế.
Suy thoái hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát (Nhật Bản).
2 SUY THOÁI KINH TẾ TRÊN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM
2.1Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ V
2.1.1 Quốc gia
Cuộc suy thoái năm 1953-1954 tại Mỹ. Dù chỉ kéo dài trong 10 tháng, bắt đầu từ quý
II/1953 tới quý I/1954, cuộc suy thoái năm 1953 vẫn gây thiệt hại ước tình lên tới 56 tỷ
đôla cho nước Mỹ.
2.1.2 Thực trạng
Sự sụt giảm GDP
GDP bắt đầu giảm ở quý I/1953, đến quý III/1953 GDP bắt đầu giảm mạnh.
Biểu đồ tăng trưởng GDP của Mỹ trong giai đoạn 1952 -1955
11
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Bảng thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP Mỹ 1952 -1955
Thời gian Q4/1952 Q1/1953 Q2/1953 Q3/1953 Q4/1953
GDP(%) 14.0 11.0 6.0 0 -5.0
Thời gian Q1/1954 Q2/1954 Q3/1954 Q4/1954 Q1/1955
GDP(%) -3.0 -1.0 2.5 7.0 9.0
Như đã thấy ở bảng trên, GDP quý 4/1952 đang tăng trưởng ở mức khá cao (14%), thì
đến quý 3/1953 con số tăng trưởng là 0%. Điều này cho thấy một sự sụt giảm mạnh chỉ
trong vòng 3 quý đầu năm 1953.

Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh. Có một sự nhảy vọt vào cuối năm 1953 và kéo dài đến
tháng 9/1954. (Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất của suy thoái này là 6.5% vào 9/1954). Về
con số cụ thể, trong vòng 10 tháng xảy ra suy thoái có khoảng 1.6 triệu người mất
việc.
Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ 1953 -1955
12
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Biểu đồ lực lượng lao động ngành sản xuất của Mỹ 1953 -1955
Điều gì dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh như vậy? Vào thời gian đó Mỹ tập trung
tăng trưởng về hàng hóa tiêu dùng, nguồn nhân lực tập trung nhiều vào các nhà máy
sản xuất (khu vực này chiếm khoảng 40% ). Khi suy thoái xảy ra, ngành công nghiệp
sản xuất bắt buộc phải cắt giảm bớt nguồn nhân lực của mình, số người bị sa thải trong
ngành này là 1.5 triệu người, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số người bị sa thải.
Sự phục hồi nhanh chóng
13
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Mặc dù vậy, đến quý II/1954 nền kinh tế bắt đầu phục hồi nhanh chóng. Quý IV/1954
nền kinh tế tăng trưởng trên 7%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, số người có việc làm
cũng tăng lên đáng kể.
Đây là một dạng tiêu biểu của suy thoái theo mô hình chữ V. Nền kinh tế suy thoái
nhanh chóng và phục hồi cũng nhanh chóng.
2.1.3 Nguyên nhân
Trong năm 1951, đã có một giai đoạn lạm phát hậu chiến tranh Hàn Quốc và sau đó
các quỹ đã được chuyển vào an ninh quốc phòng. FED dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục
tăng vào năm 1952, do đó FED đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt.
Tuy nhiên lạm phát đã không xảy ra, nhưng chính sách này vẫn được thực hiện. Chi
tiêu và đầu tư chính phủ giảm làm tổng cầu giảm mạnh. FED gia tăng dự trữ, tăng lãi
suất và tăng thuế. Chính các biện pháp mạnh tay trên đã tạo ra sự bi quan trong người
dân, dẫn đến giảm chi tiêu tăng tiết kiệm, gây suy giảm tổng cầu của nền kinh tế.
Trong khi đó ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đang tăng trưởng nóng, làm

cho cung vượt mức cầu. Một sự sụt giảm mạnh về cầu làm cho nền kinh tế rơi vào suy
thoái.
Thêm vào đó nền kinh tế Mỹ khi đó đang toàn dụng nguồn lực trước khi suy thoái bắt
đầu. Nguyên nhân chủ yếu là: Chiến tranh Hàn Quốc và Mỹ cung cấp sản phẩm tiêu
dùng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Và kết quả là nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ở
mức độ cực kỳ nóng và bắt buộc nền kinh tế phải làm dịu một thời gian.
2.1.4 Giải pháp
14
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Biểu đồ lãi suất chiết khấu của Mỹ giai đoạn 1950 - 1960
Trước khi suy thoái xảy ra, lãi suất ở mức thấp. Khi chính sách tài khóa thắt chặt được
thực hiện, Bộ Tài Chính cũng kéo dài thời gian đáo hoạn của nợ quốc gia đồng thời
theo đuổi chính sách lãi suất linh hoạt. Thêm vào đó, kho bạc cũng bắt đầu hoàn trả nợ
trái phiếu bằng cách phát hành trái phiếu lãi suất cao với số lượng thấp. Điều này đẩy
lãi suất lên cao, buộc FED quyết định tăng dự trữ lên. Dẫn đến làm mất niềm tin của
dân chúng, người dân giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm. Làm nền kinh tế rơi vào suy
thoái về tổng cầu.
Nhận ra điều này FED đã giảm lãi suất ở gần cuối của suy thoái kinh tế như là một
cách để kích thích sự phục hồi. Đây được coi là một bước đi đúng đắn của FED nhằm
tăng niềm tin của người dân vào nền kinh tế. Người dân tăng chi tiêu và giảm tiết
kiệm, tăng nguồn vốn cho nền kinh tế giúp nền kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng.
2.1.5 Bài học
Trước khi đưa ra một chính sách kinh tế nào đó, chính phủ và Ngân hàng nhà nước
phải tính toán kỹ.Chỉ cần một chính sách sai lầm có thể dẫn đến sự suy thoái của nền
kinh tế.
Cần có sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan chính phủ trong việc thực hiện các
chính sách kinh tế.
2.2 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ U
2.2.1 Quốc gia
15

Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Cuộc suy thoái giai đoạn năm 1973-1975 của nước Mỹ trở thành một ví dụ điển hình
cho mô hình suy thoái kinh tế hình chữ U với những pha phục hồi rất chậm, kinh tế
Mỹ phải vất vả để thoát khỏi thời kỳ suy thoái.
2.2.2 Thực trạng
Nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ suy thoái được thể hiện cụ thể như sau:
Về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thựctheo từng quý trong giai đoạn 1973-1975
Quý III/1973 IV/1973 I/1974 II/1974 III/1974 IV/1974 I/1975 II/1975
GDP 1236 1241 1229 1217 1210 1187 1157 1168
Nguồn: Bộ Thương Mại – Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ
Có thể thấy, GDP thực sụt giảm liên tục từ quý I/1974 đến quý I/1975 phản ánh phần
nào sự tụt dốc của nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ này. Bên cạnh đó, xét biểu đồ về phần
trăm thay đổi so với kỳ trước của GDP thực từ năm quý I/1973 đến quý IV/1976 so với
tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn từ năm 1947-2009 có thể thấy rõ mô hình
suy thoái hình chữ U của kinh tế nước Mỹ thời kỳ này.
Biểu đồ: Suy thoái kinh tế Mỹ năm 1973 - 1975
Nguồn: Bộ Thương Mại – Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ
Về tỷ lệ thất nghiệp từ quý IV/1973 đến quý II/1975 chứng kiến một sự gia tăng liên
tục như là biểu hiện rõ nét của thời kỳ suy thoái, việc kiểm soát tiền lương của chính
phủ đã làm cho mức lương quá cao, buộc các doanh nghiệp phải sa thải nhân viên
trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Quý IV/1973 I/1974 II/1974 III/1974 IV/1974 I/1975 II/1975
Tỷ lệ
thất nghiệp
4.9% 5.0% 5.3% 5.9% 7.2% 8.5% 8.7%
Nguồn: Bộ Thương Mại – Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ
Về tỷ lệ lạm phát, có thể nói, cùng với tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát gia tăng trong thời kỳ
này đã làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh.
16
% thay đổi so với kỳ

trước của GDP thực
Tốc độ trưởng GDP
giai đoạn 1947-2009
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Quý III/1973 IV/1973 I/1974 II/1974 III/1974 IV/1974 I/1975
Tỷ lệ
lạm phát
7.4% 8.8% 10.2% 11.0% 12.0% 12.2% 10.3%
Nguồn: Bộ Thương Mại – Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ
2.2.3 Nguyên nhân
2.2.3.1 Nguyên nhân bên trong
Đầu tiên, năm 1971, Mỹ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods (hệ thống quy định
chung giữa các cường quốc, trong đó giá vàng chỉ được neo giữ duy nhất vào Đô la
Mỹ với giá 35 Đô la Mỹ một ounce). Lý do là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn
hoạt động chi tiêu của nước Mỹ và thế giới do lượng vàng của là có hạn trong khi nhu
cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Sau khi chính thức rút khỏi hệ thống Bretton
Wood, Mỹ đã in nhiều tiền hơn để phục vụ cho việc tài trợ cho Chiến tranh Việt Nam
hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến Đô la Mỹ mất giá và gia tăng lạm phát.
Thứ hai, Tổng thống Nixon đã thiết lập kiểm soát tiền lương-giá.Việc này giữ giá quá
cao, làm giảm nhu cầu. Kiểm soát tiền lương làm cho mức lương quá cao, buộc các
doanh nghiệp phải sa thải công nhân. Nếu giai đoạn 1951 - 1973 giá cả hàng tiêu dùng
bình quân là 2,7% thì giai đoạn 1974 - 1985 là 9,45% cùng với sự mất giá của đồng
USD.
Thứ ba, đầu tư vốn cho kinh tế tăng chậm, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1973-
1975 đầu tư tư bản cố định giảm 16,6% tình trạng giảm sút đầu tư do điều kiện thực
hiện tái sản xuất tư bản không thuận lợi (lạm phát, thất nghiệp tăng, tỷ suất lợi nhuận
bình quân giảm sút) đặc biệt lạm phát tiền tệ giai đoạn 1975-1983 thường xuyên ở mức
hai con số từ 10 - 20% đã làm nản lòng giới chủ đầu tư. Họ hạn chế đầu tư vào sản
xuất, chuyển vốn sang lĩnh vực kinh doanh chứng khoán có thu nhập cao và ổn định
hơn. Ngân sách chi quốc gia ngày càng tăng, năm 1976 là 108,5 tỷ USD năm 1981

tăng lên 170,5 tỷ đô la Mỹ so với các nước tư bản khác chi cho quốc phòng thường tư
1,5% so với GDP, tỷ lệ này thường có ở Mỹ là 6-9% so với GDP.
Từ những phân tích trên cho thấy, sự đình trệ kéo dài của nền kinh tế Mỹ bắt nguồn từ
mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế Mỹ. Đó là mâu thuẫn giữa sức sản xuất đã phát
triển với quy mô vô cùng lớn, vượt xa khỏi phạm vi quốc gia với cơ chế điều tiết nền
kinh tế theo chủ nghĩa trọng tiền.
2.2.3.2 Nguyên nhân bên ngoài
17
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
 Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973-1975:
Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 là "cuộc chiến tranh Yom
Kippur" (Yom Kippur là tên ngày lễ lớn nhất của người Do thái- lễ sám hối) xảy ra
ngày 06/10/1973. Đây là cuộc chiến tranh giữa một bên là Ai Cập- Syria cùng các
đồng minh thuộc thế giới Ả Rập và một bên là Israel cùng các đồng minh chính là Mỹ,
Nhật và một số nước trong EU hiện nay.
Ngày 16/10/1973, OPEC quyết định nâng giá dầu mỏ từ 3,01USD/thùng lên 5,11
USD/thùng, biên độ tăng lên tới 70%. Ngày hôm sau, các nước thành viên OPEC
chính thức tuyên bố ngừng xuất khẩu dầu mỏ cho Mỹ và Hà Lan, cuộc khủng hoảng
dầu lửa lần thứ nhất làm chấn động lịch sử thế giới bùng phát toàn diện.
Mỹ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này vì
lượng nhập khẩu dầu của Mỹ chiếm tới 53% tổng nhu cầu dầu trong cả nước năm
1975. Giá xăng trung bình tại Mỹ cũng tăng 86% chỉ trong 1 năm từ 1973-1974.
2.2.4 Giải pháp
Để thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài giai đoạn năm 1973 – 1975, nước Mỹ
thực hiện một số chính sách và biện pháp điều chỉnh kinh tế chủ yếu gồm:
 Giảm thuế với mục tiêu làm tăng đầu tư xây dựng cơ bản và lợi nhuận doanh nghiệp.
Việc cắt giảm thuế dẫn đến thâm hụt ngân sách tăng vọt từ 25 tỷ USD quý IV/1974 lên
54 tỷ USD quý I/1975, 102 tỷ USD quý II/1975, điều này làm gia tăng khoản vay của
liên bang trên thị trường tài chính, đầu tư tăng: quý II/1975 là 124 tỷ USD, quý
III/1975 là 148 tỷ USD, quý IV/1975 là 154 tỷ USD, cho thấy triển vọng hồi phục và

phát triển của nền kinh tế. Bằng chứng là GDP thực đã tăng trở lại, cuộc suy thoái kéo
dài 16 tháng (T11/1973-T3/1975) kết thúc.
Quý I/1975 II/1975 III/1975 IV/1975
GDP 1157 1168 1201 1217
Nguồn: Bộ Thương Mại – Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ
 Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ được phát triển sâu rộng từ sau chiến tranh thế
giới thứ 2 với mũi đột phá của cách mạng khoa học - công nghệ là nghiên cứu và ứng
18
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
dụng những công nghệ mới, đẩy nhanh quá trình cơ khí hoá toàn bộ và tự động hoá
quá trình sản xuất.
Không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật - Chính phủ Mỹ đã tăng khoản chi tiêu của
ngân sách cho nghiên cứu và triển khai công nghệ sản phẩm mới. Đồng thời, Mỹ cũng
tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, các ngành công nghệ
kỹ thuật cao được Mỹ chú trọng là ngành ô tô, sản xuất máy tính (đặc biệt là sản phẩm
phần mềm máy tính) thiết bị thông tin, chế tạo máy, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu mới công nghệ vũ trụ, công nghiệp năng lượng, nhờ đó nâng cao được năng suất
và hiệu quả kinh tế - xã hội, khắc phục khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng khủng
hoảng cơ cấu, góp phần cạnh tranh trên.
2.2.5 Bài học
Suy thoái kinh tế Mỹ năm 1973-1975 đi kèm với cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới đã
cho thấy sự bùng nổ dân số và hiểm hoạ vơi cạn dần những tài nguyên thiên nhiên
cung cấp cho sự sống của con người. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới cần chú trọng
tìm kiếm và bảo tồn năng lượng tự nhiên.
Lý thuyết trọng tiền không phù hợp sẽ để lại hậu quả khôn lường như gia tăng lạm
phát, mất giá đồng tiền, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và khả năng chống chịu những cú sốc
kinh tế từ bên ngoài cũng kém hơn. Chính phủ quốc gia cần có chính sách tiền tệ đúng
đắn, linh hoạt, chặt chẽ cho từng thời kỳ, đầu tư vẫn luôn là một biến số quan trọng
trong sự phát triển của nền kinh tế.

Trong mọi thời đại, khoa học kỹ thuật công nghệ luôn luôn phát triển không ngừng,
chính vì vậy, để phát triển kinh tế bền vững, việc tăng cường đầu tư phát triển khoa
học công nghệ cũng như sản xuất là điều quan trọng và cấp thiết thay vì chi tiêu vào
những mục đích vô bổ như là phục vụ cho các cuộc chiến tranh.
2.3 Suy thoái kinh tế theo mô hình chữ W
2.3.1 Quốc gia
Mỹ (giai đoạn 1980 – 1982): Cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ này được coi
là lần suy thoái tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng 1930.
2.3.2 Thực trạng
Tốc độ tăng trưởng GDP: Nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái từ tháng 1/1980 - 7/1980,
trong đó GDP tính theo số liệu hàng năm của giai đoạn tháng 4/1980 - 6/1980 sụt giảm
đến 8%. Sau đó, GDP Mỹ tăng trưởng trở lại ở mức 8,4% trong quý 1/1981. Fed sau
19
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
đó nâng lãi suất để chống lạm phát và nền kinh tế Mỹ lại rơi vào suy thoái từ tháng
7/1981 đến tháng 11/1982; trước khi tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong phần còn lại
của thập niên 1980.
GDP của Mỹ giai đoạn 1979 -1982
Đơn vị: Tỷ USD
Quý
I
/1979
II
/1979
III
/1979
IV
/1979
I
/1980

II
/1980
III
/1980
IV
/1980
I
/1981
II
/1981
GDP 5.147 5.152 5.189 5.205 5.221 5.116 5.107 5.202 5.308 5.266
Quý
III
/1981
IV
/1981
I
/1982
II
/1982
III
/1982
IV
/1982
I
/1983
II
/1983
III
/1983

IV
/1983
GDP 5.330 5.263 5.177 5.205 5.185 5.190 5.254 5.372 5.478 5.591
Nguồn: Bộ Thương Mại – Cục phân tích kinh tế Mỹ
Nguồn: Bộ Thương Mại – Cục phân tích kinh tế Mỹ
Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm sút mạnh dưới 8%, công nghiệp khai khoáng 11%,
công nghiệp dệt 10%. Đặc biệt sản phẩm công nghiệp luyện kim năm 1982 giảm 47%
so với năm 1981.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh lên 6,9% trong tháng 4 năm 1980 và 7,5% trong năm
1980. Một cuộc suy thoái nhẹ từ tháng giêng đến tháng 7 năm 1980 giữ tỷ lệ thất
nghiệp cao, nhưng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp phục hồi kinh tế vẫn duy trì ở mức cao lịch
sử (khoảng 7,5 %) thông qua vào cuối năm 1981. Đỉnh cao của sự suy thoái kinh tế là
tháng Mười Một và tháng Mười Hai năm 1982, khi tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc là 10,8
% , cao nhất kể từ Đại khủng hoảng 1930 cho đến năm 2013.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giai đoạn 1979-1982
20
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Đơn vị: %
NămTháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6

Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
1979 5.9 5.9 5.8 5.8 5.6 5.7 5.7 6 5.9 6 5.9 6
1980 6.3 6.3 6.3 6.9 7.5 7.6 7.8 7.7 7.5 7.5 7.5 7.2
1981 7.5 7.4 7.4 7.2 7.5 7.5 7.2 7.4 7.6 7.9 8.3 8.5
1982 8.6 8.9 9 9.3 9.4 9.6 9.8 9.8 10.1 10.4 10.8 10.8
Nguồn: Bộ Thương Mại – Cục phân tích kinh tế Mỹ
Suy thoái kinh tế luôn gây tác động xấu cho các ngân hàng, nhất là tại thời điểm
này, việc bãi bỏ quy định Đạo luật Kiểm soát tiền tệ của năm 1980 (DIDMCA) đã loại
bỏ một số hạn chế về hoạt động tài chính ngân hàng, mở rộng quyền hạn cho vay của
họ. Mặc dù suy thoái đã kết thúc vào tháng 11 năm 1982 nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng
sâu sắc đến ngành ngân hàng trong một thời gian dài sau đó. Năm 1983, thêm 50 ngân
hàng phá sản. Hệ thống ngân hàng Mỹ đã bị suy yếu đáng kể bởi sự suy thoái kinh tế
nghiêm trọng và ảnh hưởng của bãi bỏ quy định.
Ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất thép liên tục sụt giảm trong 10 năm
sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng tiếp theo kết thúc.
Số doanh nghiệp phá sản tăng 50% so với năm trước.
Nông dân gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu hàng nông nghiệp giảm sút, giá nông
phẩm đi xuống và tỷ lệ lãi suất lại tăng.
2.3.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan
Cuộc cách mạng tại Iran 1979 đã đẩy giá dầu thế giới tăng với tốc độ chóng mặt trong
thập niên 70 gây nên cuộc khủng hoảng năng lượng trong những năm cuối thập niên
70 và đầu thập niên 80.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, thâm hụt ngân sách do đầu tư của chính phủ Mỹ: thâm hụt ngân sách liên
bang năm 1980 là 71 tỷ USD.
Tổng đầu tư quốc nội ở Mỹ giai đoạn 1979 -1983
Đơn vị: Tỷ USD
Quý I/1979 II/1979 III/1979 IV/1979 I/1980 II/1980 III/1980 IV/1980 I/1981 II/1981
Đầu tư 237.7 238.7 232.6 221.5 218.3 200.5 195.3 200.5 211.6 219.7
Quý III/1981 IV1981 I/1982 II/1982 III/1982 IV/1982 I/1983 II/1983 III/1983 IV/1983
21
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Đầu tư 221.5 207.1 204.7 200.4 194.3 177.8 191.3 212.6 230.6 249.5
Nguồn: Bộ Thương Mại – Cục phân tích kinh tế Mỹ
Thứ hai, để kiềm chế lạm phát hồi đầu thập niên 80, Cục dự trữ liên bang dưới
quyền Paul Volker đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất được nâng lên
rất cao, trên 10%. Kết quả là các dòng vốn trên thế giới đổ dồn về Mỹ. Dollar Mỹ, vì
thế lên giá, khiến cho xuất khẩu của Mỹ giảm trong khi nhập khẩu vào nước này tăng
lên, cán cân thương mại và tài khoản vãng lai trở nên xấu đi.
Cuối cùng, do chính sách phục hồi kinh tế không bền vũng của chính quyền Reagan
với việc cắt giản thuế và chi tiêu công đã tạo điều kiện cho lạm phát quay trở lại trong
giai đoạn này. Đồng thời với việc cắt giảm thuế, Reagan cũng giảm mạnh các chương
trình xã hội nhưng lại đẩy mạnh chi tiêu cho quốc phòng. Kết quả là thâm hụt ngân
sách liên bang tăng lên thậm chí vượt cả mức thời kỳ kinh tế đình trệ nặng nề đầu thập
kỷ 1980. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc suy thoái kép giai đoạn này.
2.3.4 Giải pháp
Trước tình hình đó, Chính phủ Mỹ đã thực hiện những giải pháp sau:
Chấp Chấp nhận thâm hụt ngân sách và giảm thuế để kích thích kinh tế phục hồi trong

thời giai đoạn 1980 - 1981: Chính phủ triển khai các chính sách dựa vào chủ
nghĩa kinh tế học trọng cung và chủ trương tán thành triết lý laissez-faire (tự do kinh
tế) và Chủ nghĩa tự do cổ điển, tìm cách kích thích nền kinh tế bằng việc cắt giảm thuế
lớn và rộng khắp mọi giới. Chính phủ cắt giảm thuế nhằm kích thích một cách tiềm
năng vào nền kinh tế, đủ để mở rộng nền tảng thuế, cân bằng lại sự mất mát thu nhập
thuế do tỉ lệ thuế giảm. Kinh tế được cải thiện trong một số chỉ số kinh tế chủ lực để
làm bằng chứng cho thấy sự thành công của chính sách này, tuy nhiên thâm thủng
ngân sách liên bang và nợ quốc gia ngày càng lớn. Chính sách "hòa bình qua sức
mạnh" (cũng còn được mô tả là "chắc chắn và công bằng") dẫn đến sự gia tăng xây
dựng quốc phòng thời bình trong đó con số chi tiêu thật sự cho quốc phòng tăng lên
đến 40% giữa khoảng thời gian năm 1981 và năm 1985.
Tỉ lệ thuế thu nhập liên bang được hạ thấp đáng kể khi Đạo luật Phục hồi Kinh tế
1981. Đạo luật này hạ thấp nhóm tỉ lệ thuế đỉnh điểm từ 70% xuống 50% (nhóm có
thu nhập cao nhất) và nhóm tỉ lệ thuế thấp nhất (nhóm có thu nhập thấp nhất) từ 14%
22
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
đến 11%. Tuy nhiên các thứ thuế khác lại bị gia tăng nhằm bảo đảm nguồn thu nhập
thuế là 18,2% GDP so với 18,1% trong khoảng thời gian dài 40 năm giữa 1970-
2010. Đạo luật Cải cách Thuế 1986 tiếp tục giảm nhóm tỉ lệ thuế điểm đỉnh xuống đến
28% nhưng lại tăng nhóm tỉ lệ thuế đáy từ 11% lên 15% và cùng lúc đó cắt con số
nhóm tỉ lệ thuế xuống còn 4 nhóm.
Tăng một số loại thuế mỗi năm từ 1981 đến 1987: Đạo luật Trách nhiệm tài chính và
Thu hồi Thuế (Tax Equity and Fiscal Responsibility Act of 1982, gọi tắc
là TEFRA), an sinh xã hội, và đạo luật giảm thâm hụt 1984 (Deficit Reduction Act of
1984, gọi tắc là DEFRA). Tổng sản phẩm nội địa (GDP) hồi phục mạnh sau khi cuộc
khủng hoảng kinh tế đầu thập niên 1980 kết thúc năm 1982. Tiền thu được từ thuế thu
nhập liên bang đã gia tăng từ 1980 đến 1989, tăng từ 308,7 tỉ USD lên đến 549 tỉ USD.
Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng đã đổi mới chính sách kinh tế nhằm phát triển
bền vững với các mục tiêu chính: đẩy mạnh cải tổ cơ cấu kinh tế, cải cách tài chính,
ổn định tiền tệ, chống lạm phát và củng cố vị trí của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế đối

ngoại.
Phát triển khoa học công nghệ: tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của
cách mạng khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ được phát triển
sâu rộng từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt từ những năm 80 trở đi đã tác động
trực tiếp tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới.
Thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương: thúc đẩy xuất khẩu và giành lại những thị
trường đã mất, tạo sức ép mọi mặt để mở cửa những thị trường khó vào, nhất là đối với
hàng hoá cao cấp mà Mỹ đã giành lại ưu thế của mình, giữ vững các vị trí độc quyền.
Khuyến khích xuất khẩu và các hoạt động phục vụ xuất khẩu bằng cách tài trợ trực tiếp
cho các hoạt động này và hạn chế tối đa sự can thiệp của Chính phủ. Hạn chế nhập
khẩu những mặt hàng có thể tự sản xuất tốt ở trong nước, nhất là nguyên liệu, mở rộng
việc nhập những loại hàng hoá cần thiết cho ý nghĩa chiến lược đối với quá trình hiện
đại hoá công nghiệp Mỹ.
Chú trọng chính sách khuyến khích đầu tư: mở rộng thị trường để thu hút đầu tư
nước ngoài vào Mỹ. Bằng cách, sử dụng chính sách tiền tệ 2 mặt, vừa dùng các thủ
động tăng lãi suất cho vay, áp dụng chế độ “lãi suất ưu tiên” và tiếp tục lợi dụng các
ưu thế và quyền phủ quyết của Mỹ trong hai tổ chức tiền tệ lớn là quỹ tiền tệ (I.M.F)
23
Suy thoái kinh tế GVHD: TS. Diệp Gia Luật
và ngân hàng thế giới WB nhằm hướng hoạt động của các tổ chức này phục vụ trực
tiếp các lợi ích cục bộ của Mỹ.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và Mỹ nhất là Nhật và Tây Âu là một chính sách lớn
của các chính quyền từ Reagan đến Bush. Theo tính toán của Washington, đầu tư nước
ngoài vào Mỹ không chỉ giúp họ tái thiết lại nền công nghiệp mà còn tạo nhiều cơ hội
tăng việc làm mới và trong một giác độ nào đó, có thể hạn chế phần nào khả năng phát
triển của các đồng minh.
Đầu tư nước ngoài của Mỹ giai đoạn 1980 - 1984
Đơn vị: Tỷ USD
Loại đầu tư 1981 1982 1983 1984
A. Đầu tư ra nước ngoài

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Mỹ
223,8 207,8 207,2 211,5
- Đầu tư chứng khoán 63,2 75,3 83,4 88,9
B. Đầu tư nước ngoài ở Mỹ
- Đầu tư trực tiếp 108,7 124,7 137,1 164,6
- Đầu tư chứng khoán 18,5 25,8 33,8 58,2
Nguồn: Economic Report of the President 1990, p.409
Chú trọng việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Mỹ áp dụng chính sách kết hợp tăng
viện trợ phát triển đi đôi với đầu tư trực tiếp để giúp các công ty Mỹ đi vào thị trường
các nước.
Thúc đẩy hoạt động đối ngoại: hoạt động kinh tế đối ngoại luôn đóng vai trò quan
trọng thúc đẩy sự tăng trưởng mở rộng quy mô kinh doanh của Mỹ. Nhà nước luôn là
tác nhân trọng yếu trong việc mở đường cho các công ty tư nhân tìm kiếm thị trường,
đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng đầu tư ra nước ngoài viện trợ phát triển là công cụ được
Nhà nước sử dụng không chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị mà còn cả về kinh tế. Mỹ
thường sử dụng áp lực quân sự để thực hiện những mục tiêu kinh tế quan trọng trong
quan hệ đối ngoại.
2.3.5 Bài học
24

×