Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.43 KB, 21 trang )

PHẦN I
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế phát triển kinh tế, tỉnh Đồng Tháp đã và đang tập trung
xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất để giảm
chi phí tăng năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp tỉnh ta phát triển tương đối toàn diện,
liên tục và với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế nông thôn bước đấu chuyển dòch
theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dòch vụ, cơ sở hạ tầng, nhất là
hệ thống thủy lợi được tăng cường. Đời sống của đại bộ phận nông dân được
cải thiện. Bộ mặt nông thôn được đổi mới khang trang sạch đẹp hơn; đặc biệt
là hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường, trạm). Những thành tựu đó đã góp phần
rất quan trọng vào sự ổn đònh và phát triển kinh tế - xã hội của đòa phương,
khẳng đònh vò trí rất quan trọng của nông nghiệp, nông thôn như vai trò quản
lý Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tuy vậy, cũng còn có những mặt tồn tại yếu kém, cơ cấu kinh tế
chuyển dòch chậm, việc ứng dụng khoa học, công nghệ còn hạn chế, thò
trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi
mới, tiềm năng to lớn về đất đai, lao động ở một số vùng chưa khai thác có
hiệu quả. Đời sống một số bộ phận nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn
rất nhiều khó khăn. Khả năng cạnh tranh kém, quản lý Nhà nước về các dòch
vụ hạ lưới điện, dòch vụ bơm nước chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, dẫn đến phát
sinh tranh chấp trong nội bộ nông dân, giữa nông dân với cán bộ, giữa công
dân với Nhà nước, có nơi gay gắt, phức tạp, có vụ khiếu nại vượt cấp, khiếu
nại tập thể. Điển hình như vụ khiếu nại tập thể của một số hộ dân ở xã A,
huyện X, khiếu nại tranh chấp về dòch vụ bơm nước.
Qua thời gian nghiên cứu, học tập lớp bồi dưỡng chuyên viên do Học
viện Hành chính quốc gia tổ chức và đối chiếu với thực tiễn công việc của
bản thân. Tôi xin chọn tình huống giải quyết việc khiếu nại của các hộ dân
về đường điện, đường nước tưới tiêu tại ấp N, xã A, huyện X, tỉnh Đồng Tháp


nhằm mang lại sự công bằng hợp pháp cho người dân.
Tình huống này hoàn toàn có thật đã xảy ra và hiện nay các cấp, các
ngành chức năng đang tập trung khắc phục, ở phạm vi trình bày cho phép xin
không nêu tên một số cán bộ có liên quan.
Trong quá trình trình bày, phân tích không thể đầy đủ hết các khía
cạnh, chắc chắn tiểu luận sẽ có phần hạn chế, xin quý Thầy, Cô thông cảm,
lượng thứ. Tôi chân thành biết ơn.
PHẦN II
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
A/ QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CỦA VỤ VIỆC KHIẾU NẠI:
1/ Ưu điểm:
Xã A, là một xã thuần nơng của huyện X, nơng dân sống chủ yếu là dựa
vào trồng trọt ( sản xuất lúa). Sau năm 1975 cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đời sống
nhân dân còn nghèo diện tích sản xuất lúa 1 vụ chiếm tỉ lệ cao.
Năm 1977 - 1978, dưới sự lãnh đạo Đảng, Đảng bộ và nhân dân xã A
cũng như nhiều địa phương của huyện, bắt tay vào việc sắp xếp lại sản xuất, từ tổ
đồn kết sản xuất đến năm 1979, 1980 đã xây dựng một số tập đồn. Riêng ấp N,
xã A đã xây dựng 07 tập đồn ( từ TĐ1- TĐ7 ) với diện tích 320 ha, xã và ban
quan lý tập đồn đã huy động nhiều ngày cơng lao động và tiền của sức dân nạo
vét kinh mương đào đường nước tưới tiêu cho mỗi tập đồn. Từ đó nơng dân chủ
động hơn trong việc canh tác, đất đai đã được cải tạo cơ bản, khơng còn hoang
hóa hầu hết chuyển lên sản xuất lúa 02 vụ trong năm đời sống được nâng lên, có
nhiều hộ sản xuất lúa ra chẳng những đủ ăn mà còn để bán. Tuy nhiên, nơng dân
ở các tập đồn ấp N, xã A vẫn còn một số khó khăn trong q trình phát triển như
chưa có điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Đầu năm 1996, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về phát điện
khí hóa nơng thơn, UBND xã A hợp đồng với Điện lực tỉnh Đồng Tháp, tiến
hành cho kéo đường điện ấp N phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Do có điện bước
đầu đã thay đổi bộ mặt nơng thơn đáp ứng được nhu cầu về điện sinh hoạt cũng
như sản xuất cho nhân dân.

2/ Về chủ trương:
Năm 1995, 1996, huyện Ủy, UBND huyện X có chủ trương chung về
phát triển điện khí hóa nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Nhưng
trong q trình triển khai thực hiện tại địa phương, Đảng ủy HĐND, UBND xã A
khơng có nghị quyết đưa ra bàn bạc về việc chủ trương cho đầu tư đường trung,
hạ thế điện ấp N, cũng khơng có chủ trương vận động các chủ dịch vụ bơm nước
củ và các hộ dân của 07 tập đồn ấp N, xã A, với diện tích 320 ha để giao các
đường nước lại cho tập thể hoặc tư nhân thực hiện dịch vụ bơm nước. Tuy nhiên
tại thời điểm này ơng Nguyễn Tấn S - Bí thư Đảng ủy xã, ơng H - Chủ tịch
2
UBND xã có tham gia vào cổ phần, đường điện, đường nước ấp N, xã A có đến
vận động các chủ dịch vụ bơm nước củ và tập đoàn viên giao các đường nước lại
cho UBND xã A quản lý khai thác nhẳm gây quỹ xây dựng các công trình phúc
lợi địa phương và được sự thống nhất UBND xã quản lý thu dịch vụ 4kg
lúa/1000m
2
/năm. Nhưng sau đó UBND xã A bàn giao lại cho tư nhân thực hiện
có “09 thành viên”, do ông Phạm Ngọc Trứ làm đại diện, “09 thành viên” gồm:
1/ Ông Huỳnh Thanh P.
2/ Ông Nguyễn Phước H.
3/ Ông Trần Ngọc T.
4/ Ông Nguyễn Văn N.
5/ Ông Nguyễn Ngọc A.
6/ Ông Nguyễn Tấn S.
7/ Ông Nguyễn Ngọc R.
8/ Ông Hồ Ngọc M.
9/ Ông Lê Hoàng Đ.
3/ Thủ tục thành lập tổ hợp tác:
Qua làm việc với UBND xã A, các cổ phần có liên quan được biết về thủ
tục, không có quyết định thành lập tổ hợp tác, không có phương án hoạt động,

không có biên bản góp vốn, hợp đồng, hợp tác. Tuy nhiên ngày 21/01/1996, có
biên bản chuyển giao Hội đồng quản trị (HĐQT) công trình điện ấp N, xã A.
Biên bản chuyển giao là UBND xã (ông Phạm Văn L - Phó Chủ tịch UBND xã
ký) Bên nhận chuyển giao HĐQT gồm 09 thành viên như nêu trên. Nội dung
không ghi rõ vốn góp của từng thành viên phương án hoạt động ăn chia việc
chuyển giao này là hình thức hợp thức hóa; đến ngày 09/10/1999 UBND xã A ký
giấy chứng thực cho “tổ hợp tác” dịch vụ điện ánh sáng và bơm nước gồm “09
thành viên” do ông Niệm làm tổ trưởng.
- Thủ tục tổ hợp tác ( thời điểm ngày 09/10/1999).
+ Về hình thức:
. Có giấy chứng nhận do UBND xã ký.
. Có hợp đồng tổ hợp tác.
. Có danh sách tổ viên tổ hợp tác ( không có chữ ký của các tổ viên).
+ Về nội dung hoạt động của tổ hợp tác.
. Không có phương án hoạt động cụ thể.
. Không có biên bản góp vốn của từng tổ viên.
. Không có cơ sở việc góp vốn của từng người là 56 triệu như xác định
trong danh sách, qua biên bản làm việc với ông L - nguyên Phó Chủ tịch UBND
3
xã A việc cấp giấy chứng nhận tổ hợp tác chỉ là hình thức hợp thức hóa do tình
cảm nể nang cá nhân.
4/ Tình hình thu chi :
a/ Thu - chi tuyến đường điện phục vụ ánh sáng:
Hình thành Tổ hợp tác: Tổng giá trò vốn đầu tư cho tuyến đường điện
phục vụ ánh sáng là 329.049.289 đồng, gồm:
- Đường điện trung thế, hạ thế hổn hợp 03 bình 25KVA, trò giá
269.013.672 đồng (theo giá trò thanh lý hợp đồng nhận thầu thi công với Điện lực).
- Chi bồi hoàn số tiền: 12.772.000 đồng.
- Đầu tư nhánh rẽ (hai nhánh): Theo báo cáo của Tổ hợp: Chi phí là
32.682.000 đồng.

- Trạm 75KVA đang phục vụ bơm nước thành hai điện kế: 02 điện kế
phục vụ bơm nước, 01 điện kế phục vụ cho sinh hoạt. Như vậy, 1/2 giá trò của
trạm biến áp 75KVA phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt trò giá: 25.413.235đ +
3.750.000đ x 1/2 = 14.581.617đ.
Đến cuối năm 2002 có 284 hộ sử dụng tuyến điện nói trên.
* Về thu hồi vốn:
- Thu tiền đầu tư đối với các hộ sử dụng điện:
Từ năm 1996-2002: thu 264 hộ với số tiền 388.250.000 đồng (cao
nhất là 1.500.000 đồng/ hộ, thấp nhất là 800.000 đồng/hộ sử dụng điện). Phát
sinh từng thời điểm như sau:
+ Thu năm 1996: có 166 hộ với số tiền là 248.700.000 đồng.
+ Thu từ năm 1997-2002: 98 hộ với số tiền là 139.550.000 đồng.
Số tiền các hộ dân đóng được các ông thu giữ như sau:
+ Năm 1996 đến cuối năm 1998: Ông Trần Ngọc Trứ thu giữ.
+ Năm 1998 đến cuối năm 1999 : Ông Phạm Văn Niệm thu giữ.
+ Năm 2000 đến nay : Ông Trần Văn Minh thu giữ.
* Phần thu tiền điện sử dụng ánh sáng của các hộ sử dụng điện theo
giá tại các thời điểm như sau :
- Từ tháng 9/1998 đến tháng 01/1999: Thu 800đ/KWH.
- Từ tháng 02/1999 đến 30/9/2001: Thu 750đ/KWH.
- Từ tháng 10/2001 đến tháng 9/2002: Thu 850đ/KWH.
4
Thời gian này, Tổ hợp có khoán cho ông Minh thu 750đ/KWH.
- Tháng 10/2002 ông Minh thu 1.000đ/KWH; tháng 11/2002, ông
Minh thu 900đ/KWH.
Như vậy, tổng sồ tiền thu cao hơn giá trần điện nông thôn quy đònh
từng thời điểm quy đònh theo giá tính toán được là: 38.724.480 đồng.
Theo danh sách tổng thu hộ cá nhân sử dụng điện là 284 hộ.
Theo Hội đồng đònh giá của tỉnh ngày 16/12/2001 thực hiện theo
Thông tư số 06/2001/TTLT/BCN-BTC ngày 23/8/2001 của Bộ Công nghiệp

và Bộ Tài chính xác đònh giá trò còn lại, lưới điện trung thế của tuyến đường
điện ấp N, xã A là 148.211.839 đồng (có danh sách kèm theo). Vốn huy động
của dân tính đến thời điểm hiện nay tiền đã chuyển về huyện X tại Kho bạc
Nhà nước huyện, chưa giải ngân được.
Nguyên nhân : Theo báo cáo của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
X do chủ đầu tư, UBND xã chưa nhận tiền để hoàn trả lại cho dân.
b/ Thu - chi dòch vụ bơm nướ :
* Chi đầu tư bơm nước:
1/2 trạm 75KVA (sử dụng 1/2 bơm nước, 1/2 điện sinh hoạt trò giá
25.412.235đ x 1/2 = 12.706.617đ) và 01 trạm 60KVA để phục vụ bơm nưới
tưới tiêu; giá trò đầu tư theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật là 63.000.000đ, các chi phí
khác chi việc đầu tư bơm nước có tổng số vốn đầu tư theo ông Trứ kê khai là
104.181.000đ.
* Thu tiền dòch vụ bơm nước:
Từ năm 199 đến hết vụ Hè Thu năm 2002, Tổ hợp tác quản lý khai
thác có thu lãi bình quân (lãi ròng) thu được là 08 tấn/1 cồ phần/năm, số thực
thu của các cổ phần là: 9 cổ phần x 8 tấn x 4 năm = 288 tấn lúa, bình quân
mỗi cổ phần thu qua 04 năm được 32 tấn lúa.
Như vậy, tại Quyết đònh số: 02/QĐ-UB ngày 11/12/1995 của UBND
huyện X quy đònh thời gian hợp đồng có giá trò thực hiện trong 03 năm. Những
vùng có khả năng quy hoạch bơm điện trong hợp đồng cần ghi rõ: Nếu có
phát triển bơm điện thì cắt hợp đồng bơm nước trước thởi hạn có ưu tiên cho
chủ máy bơm cũ. Nhưng không thực hiện ưu tiên cho ông đinh Văn Chinh và
ông Đặng Văn Đông theo quy đònh.
Khi hạ điện xong, UBND xã có cho giá 42kg lúa/1.000m
2
, trong khi
Quyết đònh 02/QĐ-UB ngày 11/12/1995 của UBND huyện X quy đònh bơm
5
điện giá 40 kg lúa/1.000m

2
, nhưng tập đoàn viên đã thống nhất giá 40kg
lúa/1.000m
2
trong hợp đồng kinh tế giữa bên A là ông Đinh Văn Tá và ông
Nguyễn Văn Cực đại diện Ban quản lý Tập đoàn sản xuất ấp N. Bên B do
ông Trần Ngọc Trứ đại diện Tổ đầu tư điện trạm bơm ấp N.
Nội dung chỉ khai thác, nạo vét đường nước để phục vụ cho các điện tích
cho toàn vùng. Như vậy, ông Trứ là người đại diện Tổ đầu tư điện trạm bơm ấp N
chứ ông Trứ không phải là người đầu tư hạ điện, khi ông Trứ không còn làm thì bàn
giao cho ông Phạm Văn Niệm, ông Niệm làm nhiệm vụ như ông Trứ.
C/ DIỄN BIẾN XẢY RA TRANH CHẤP:
Tại hợp đồng kinh tế không số, chỉ có xác nhận ngày 22/6/2001. Bên A -
Nguyễn Văn Mẫm - Tập đoàn trưởng; Phạm Long Hải - Kế toán. Bên B - Phạm
Văn Niệm, được xác nhận của UBND xã A do ông Đào Hoàng Thọ ký. Nội dung
giao kết hợp đồng : Bên A giao cho bên B bơm nước cụ Đông Xuân 2000 đến Hè
Thu năm 2002. Như vậy, hợp đồng này giữa đại diện tập đoàn với người kinh doanh
dòch vụ bơm nước chứ chưa có một hợp đồng nào đại diện tập đoàn hoặc chủ kinh
doanh dòch vụ bơm nước ký hợp đồng với tập đoàn viên.
Đến vụ Đông Xuân năm 2002-2003, thì tại cuộc họp ngày 06/11/2002
đại hội tập đoàn viên, biên bản ghi về việc bình nghò giá cả nhưng thực chất
tập đoàn viên trong cuộc họp này đưa ra đấu giá, do đó trong cuộc họp nhiều
tập đoàn viên phê phán ông Niệm là người bơm nước vừa qua không tốt mà
vẫn còn thu lệ phí nước cao, do đó đề nghò thu phí thấp xuống. Ông Niệm
không đồng ý thì ông Chinh là tập đoàn viên mà cũng là người khai thác và
phục vụ bơm nước của những tập đoàn trên, trước khi hạ điện, để ông tiếp tục
phục vụ giá 35kg lúa/1.000m
2
, đến khi ông Phạm Văn Niệm phát biểu lần 2
là ông từ chối phục vụ tiếp dù giá cả bao nhiêu cũng không tiếp tục thực hiện

(tại biên bản ngày 06/11/2002). Chính từ lời từ chối này, tập đoàn viên thống
nhất cho ông Đinh Văn Chinh thực hiện dòch vụ, thì ông Chinh cùng ông Đặng
Văn Đông, ông Lực, ông Nguyên, ông Kha bàn bạc đi mua máy.
- Ngày 02/11/2002 UBND xã A có biên bản "về việc giải quyết đối
tác dòch vụ bơm nước mới - ông Đinh Văn Chinh", nội dung xem xét việc đầu
tư bơm nước giữa chủ bơm điện là ông Phạm Văn Niệm (đối tác cũ) với ông
Đinh Văn Chinh (đối tác mới). Ý kiến ông Đinh Văn Chinh xin thành lập Tổ
hợp tác phục vụ tổ viên, theo ông vừa qua máy bơm điện của ông Phạm Văn
Niệm phục vụ chưa tốt, giá 37 kg lúa/1.000m
2
, còn ông phục vụ máy nổ giá
35 kg lúa/1.000m
2
.
6
Ý kiến ông Phạm Văn Niệm: Chỉ thống nhất bơm nướvc theo giá do
UBND huyện quy đònh là 37 kg lúa/1.000m
2
, nếu đòa phương thống nhất thì
cho ông biết trước để hợp đồng dòng điện và ông Phạm Văn Niệm đồng ý
bán hết đường dây điện phục vụ thắp sáng và đường dây bơm điện với mức
giá 450.000.000 đồng.
Biên bản kết luận: Nếu ông Đinh Văn Chinh thống nhất thỏa thuận
mua đường dây điện thì chủ bơm điện cũ giao toàn bộ diện tích đang phục vụ,
nhưng ông Đinh Văn Chinh không đủ điều kiện để mua thì chủ cũ tiếp tục
phục vụ phải ra Đại hội tập đoàn viên. Ý kiến ông Phạm Văn Niệm là không
thực tế bởi vì vốn ban đầu không tới 450.000.000 đồng. Mặt khác, đã thu lại
các hộ trong dân đủ số đầu tư, đồng thời chưa khấu hao đường điện xuống
cấp.
- Ngày 13/11/2002 UBND huyện X có công văn số 439/UB-NC thông

báo ý kiến của UBND huyện về việc đấu giá bơm nước ở đường nước ấùp N, xã
A. Nội dung, UBND huyện có đề cập đến đối tác mới tham gia đấu giá về mức
thu dòch vụ bơm nước có thấp hơn trước đây, đó là mặt tích cực, tuy nhiên theo
nhận xét của UBND huyện là đối tác mới không đủ năng lực, điều kiện để hoạt
động loại hình dòch vụ này. Lý do chưa trang bò các phương tiện cần thiết như
bơm, môtơ . . . Mặt khác, lưới điện đang là chủ sở hữu của chủ máy cũ nên
phục vụ bơm nước bằng máy nổ thì không phù hợp với chủ trương chung của
huyện.
Đối với chủ dòch vụ bơm nước đang phục vụ, nông dân có phản ảnh
không đảm bảo phục vụ tốt, vấn đề này cần chú ý. Mặt dù, văn bản ghi nhận
là hợp đồng kinh tế, trong thực tế đây là hợp đồng dân sự và chưa xảy ra việc
tranh chấp dân sự giữa chủ máy và hộ dân sản xuất ở diện tích nói trên, nên
chưa đủ cơ sở chấm dứt hợp đồng.
- Để giải quyết tốt trường hợp này, UBND huyện chỉ đạo UBND xã A
nên giữ nguyên hiện trạng cho chủ cũ tiếp tục thực hiện hợp đồng, không tách
ra hai chủ máy bơm nước.
Làm việc với chủ dòch vụ áp dụng khung giá theo công văn hướng
dẫn số 425/UB-NN ngày 31/10/2002 của UBND huyện về việc tổ chức thực
hiện các dòch vụ thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2003.
- Ngày 16/11/2002 Ban nhân dân ấp N, xã A có 02 biên bản làm việc
với một số người làm công cho ông Luật và ông Đông, tạm ngưng đặt máy
bơm nước.
7
- Ngày 18/11/2002 UBND xã A có biên bản về việc Đại hội tập đoàn
viên, giải quyết hợp đồng máy bơm nước khu vực Tập đoàn 5, 6, 7 có danh
sách 49 tập đoàn viên.
- Ngày 22/11/2002 UBND huyện X có công văn số 456/UB-HC về
việc trả lời tờ trình số 187 của UBND xã A.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo tại công văn số 439/UB-HC ngày 13/11/2002,
UBND huyện khẳng đònh:

+ Giữ y hiện trạng cho chủ cũ (ông Niệm) tiếp tục thực hiện hợp
đồng đã ký với UBND xã A trước đây.
+ Giao trách nhiệm cho Chủ tòch UBND xã A tổ chức họp dân thông
báo rộng rãi công văn của UBND huyện cho các hộ dân có đất sản xuất tại
đường nước ấp N, xã A nắm.
- Ngày 26/11/2002 UBND xã A có biên bản về việc tạm đình chỉ
trạm bơm nước ấp N, xã A; biên bản về việc công bố biên bản giải quyết
ngày 26/11/2002 và công bố văn bản của UBND huyện (văn bản số 456/UB-
HC) và biên bản về việc giải quyết trạm bơm điện ấp N, theo nội dung kết
luận tại biên bản này cho chũ máy cũ phục vụ tiếp (theo công văn chỉ đạo của
UBND huyện), yêu cầu chủ máy mới tháo gở máy. Quy đònh đến ngày
27/11/2002 nếu không tháo gở, UBND xã cho người tháo gở, mọi chi phí bên
B chi trả.
- Ngày 29/11/2002 UBND xã A có báo cáo về việc tranh chấp trạm
bơm điện với máy bơm nước đơn vò ấp N, xã A.
- Ngày 02/12/2002 UBND huyện A có biên bản số 35/BB-UB, về
việc họp giải quyết vụ tranh chấp dòch vụ bơm nước đường nước ấp N, xã A
(do đồng chí Chủ tòch UBND huyện chủ trì và chỉ đạo).
- Ngày 03/12/2002 UBND xã A có Quyết đònh số 202/QĐ-UB, về
việc hủy bỏ cuộc Đại hội tập đoàn viên ngày 06/11/2002 của Tập đoàn ấp N;
Tập đoàn 5, 6, 7 cũ.
- Ngày 03/12/2002 UBND xã A có Quyết đònh số 203/QĐ-UB, về
việc thực hiện văn bản của UBND huyện số 439/UB-NC ngày 13/11/2002 và
văn bản số 467/UB-HC ngày 22/11/2002.
- Ngày 03/12/2002 UBND xã A có Quyết đònh số 204/QĐ-UB, về
việc cưỡng chế thi hành Quyết đònh hành chính số 203/QĐ-UB ngày
03/12/2002 của UBND xã A.
8
- Ngày 05/12/2002 UBND xã A có Quyết đònh số 207/QĐ-UB, về
việc thành lập Hội đồng cưỡng chế thực hiện Quyết đònh số 204/QĐ-UB ngày

03/12/2002 của UBND xã A. Đến ngày 06/12/2002 UBND xã có biên bản trao
quyết đònh cho ông Đinh Văn Chinh và ông Đặng Văn Đông và biên bản đối
thoại trực tiếp với các hộ dân.
- Ngày 07/12/2002 UBND xã A có biên bản về việc tháo gở máy tập
thể tập đoàn viên 5, 6, 7 cũ, ấp N thuộc quyền sở hữu của ông Chinh và ông
Đặng Văn Đông để thực hiện Quyết đònh số 204/QĐ-UB ngày 03/12/2002 của
UBND xã A.
Sau đó, một số hộ dân của tập đoàn 5,6,7 (cũ) không thống nhất cách
giải quyết của đòa phương, khiếu nại đến UBND tỉnh.
Ngày 10/12/2002 UBND tỉnh Đồng Tháp ra Quyết đònh số 169/QĐ-
UB-NĐ về việc thành lập đoàn thanh tra kiểm tra giải quyết khiếu nại của
các hộ dân về đường điện, đường nước tại xã A, huyện X, tỉnh Đồng Tháp.
B/ PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VỤ VIỆC:
Như phần diễn biến tình huống đã nêu cho thấy vụ việc khiếu nại của
các hộ dân rất gay gắt, do đòa phương xem xét giải quyết chưa thấu tình đạt
lý, không cho anh Đông và ông Chính thực hiện bơm nước, theo nguyện vọng
của đa số tập đoàn viên. Mặt khác máy bơm nước do các tập đoàn viên góp
vốn, nhưng đòa phương giải quyết cho ông Niệm tiếp tục hoạt động bơm nước,
gây bất bình trong nhân dân.
Được cơ quan thẩm quyền cho phép thành lập đoàn thanh tra làm rõ sự
việc và với quyết tâm và tinh thần thái độ công tâm, khách quan, bảo vệ lẽ
phải cuối cùng việc khiếu nại của các hộ dân được khôi phục quyền lợi vật
chất và những cán bộ có liên quan tùy mức độ vi phạm mà xử lý nghiêm
minh.
Do sự việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, rất phức tạp, để có
chứng cứ tham mưu đề xuất chính xác đúng pháp luật điều cần thiết là phải
xác đònh phân tích sự kiện chính, phân tích các sai phạm diễn biến sự việc,
nguyên nhân hậu quả của sự việc. Từ đó, có hướng xây dựng và lựa chọn
phương án tốt nhất.
1/ Phân tích, đánh giá nội dung của vụ việc:

a/ Việc xác đònh cho ông Phan Văn Niệm tiếp tục thực hiện hợp đồng
bơm nước đã ký với UBND xã A:
9
* Về thời gian hợp đồng:
Theo báo cáo số 52/BC-UB ngày 09/12/2002 của UBND huyện X,
nội dung nêu "Ông Phan Văn Niệm là người đang có hợp đồng thực hiện dòch
vụ bơm nước tại đường nước này, gồm 04 trạm bơm điện và 01 ụ bơm dầu,
diện tích 320ha; bản hợp đồng có xác nhận của UBND A thời hạn phục vụ từ
vụ Đông Xuân năm 1997-2007" và tại công văn số 439/UB-NC ngày
13/11/2002, UBND huyện khẳng đònh "Giữ y hiện trạng cho chủ cũ (ông
Niệm) tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký với UBND xã A trước đây".
Qua đối chiếu bản hợp đồng kinh tế về bơm nước tưới tiêu, không số
có xác nhận ngày 13/02/1997 do ông Phạm Văn L - Phó Chủ tòch UBND xã A
ký của ông Niệm mà UBND huyện X đề cập là trái với quy đònh của Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, cụ thể như :
- Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế là trái với quy đònh của
pháp luật. Bởi vì đây là các cá nhân không có đăng ký kinh doanh, không
đảm bảo điều kiện về chủ thể hợp đồng kinh tế. Hợp đồng không đảm bảo về
mặt nội dung như: không điều khoản về thanh toán, thời hạn, phương thức
thanh toán, quyền và nghóa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng, thời hạn có
hiệu lực của hợp đồng. Hình thức, tẩy xóa, sửa số trong hợp đồng. Về mặt
pháp luật, thực chất là hợp đồng dân sự.
- Mặt khác căn cứ Quyết đònh số 02/QĐ-UB ngày 11/12/1995 của
UBND huyện X " về việc ban hành bản quy đònh tạm thời một số quy đònh
thủy nông". Tại khoản 2, điều 1 quy đònh "Đường nùc mới do tập thể hay cá
nhân tham gia đầu tư vớn xây dựng nên theo quy đònh của Nhà nước, sẽ được
giao cho tập thể hay cá nhân nói trên sử dụng với thời gian là 03 năm, hết
thời gian sử dụng được giao nếu nông dân trong khu vực tín nhiệm sẽ được
tiếp tục hợp đồng lại" (ưu tiên chủ cũ).
Như vậy, tại báo cáo số 152/BC-UB ngày 09/12/2002 của UBND

huyện X còn xem nặng về thời gian của hợp đồng, ông Trần Ngọc Trứ là 10
năm (1997-2007), mà thực chất là hợp đồng vô hiệu.
Từ các cơ sở trên, xác đònh hợp đồng này là hợp đồng vô hiệu và cần
phải được xử lý về mặt vật chất đối với hợp đồng vô hiệu.
Do vậy, việc bảo vệ cho ông Niệm tiếp tục thực hiện hợp đồng bơm
nước theo hợp đồng kinh tế trên là không có cơ sở.
* Về chi phí đầu tư:
10
Việc UBND huyện X ra công văn số 439/UB-HC, ngày 13/11/2002, ý
kiến của UBND huyện về việc đấu giá bơm nước ấp N, xã A và công văn số
156/UB-HC, ngày 22/11/2002, về việc trả lời tờ trình số 187 của UBND xã A
cho rằng thời gian hợp đồng dòch vụ bơm nước của ông Niệm chưa hết hạn và
ông Niệm đã đầu tư vốn khá nhiều vào tuyến điện trung thế để mở dòch vụ
bơm nước điện đang phục vụ tổng diện tích trên 320 ha, do đó không thể tách
ra hai chủ dòch vụ bơm nước, sự việc này cần xem xét lại vì:
- Nếu căn cứ hợp đồng kinh tế năm 1997 của ông Niệm là hợp đồng
vô hiệu, không đúng quy đònh của pháp luật, do vậy thời hạn cũng chấm dứt.
- Nếu căn cứ vào vốn đầu tư vào tuyến điện trung thế để mở dòch vụ
bơm điện, theo ý kiến của ông Niệm trình bày tại biên bản ngày 12/11/2002
là ông đồng ý bán hết đường dây điện phục vụ thắp sáng và đường dây bơm
điện với nguyên giá ban đầu 450.000.000 đồng là không hợp lý. Cụ thể như :
Tổng giá trò vốn đầu tư đường điện trung thế, hạ thề hỗn hợp 03
bình 25KVA, chi phí bồi hoàn, nhánh rẽ số tiền là: 329.049.289 đồng và chi
phí hạ trạm bơm điện là :104.181.000 đồng (theo bảng kê khai chi phí của
ông Trứ), tổng chi phí hai khoản trên là : 433.230.289 đồng. Về thu hồi vốn
qua kiểm tra được biết thu tiền đầu tư điện các hộ dân từ năm 1996 -2002, số
tiền là: 388.250.000 đồng và thu bán tải điện 50.000.000 đồng. Tổng hai
khoản thu trên là :438.250.000 đồng, chưa tính tiền thu điện ánh sáng cao hơn
quy đònh là 38.724.480 đồng và 288 tấn lúa.
Như vậy, so sánh số tiền thu kinh doanh điện ánh sáng chênh lệch

tăng so vối số tiền đầu tư tuyến điện (điện ánh sáng + bơm nước) ban đầu với
số tiền là: 438.250.000 đồng - 433.230.289 đồng = 5.019.711 đồng.
Mặt khác, theo biên bản xác đònh giá trò còn lại lưới điện trung áp
nông thôn khu vực ấp N, xã A, huyện X do Điện lực Đồng Tháp xác đònh giá
trò còn lại là: 148.211.839 đồng.
Như vậy, chưa tính khấu hao số tiền dùng cho đường dây sử dụng
bơm điện từ năm 1997-2002 thì giá trò còn lại là: 148.211.839 đồng,, không
như ý kiến của UBND huyện X xác đònh là vốn đầu tư của ông Niệm khá
nhiều và như ông Niệm xác đònh còn lại là: 450.000.000 đồng (đây là nguyên
giá đã nêu ở phần trên theo ông Phạm Văn Niệm kê khai).
Do xác đònh giá trò còn lại của tuyến đường điện nêu trên là
450.000.000 đồng, vào ngày 02/11/2002, UBND huyện chỉ đạo phòng Nông
nghiệp - Đòa chính kết hợp UBND xã A mời các đương sự hai bên bàn bạc
11
giải quyết, có kết luận "Nếu ông Chinh có điều kiện mua lại toàn bộ tài sản,
đường trung thế điện theo yêu cầu của ông Niệm giá 450.000.000 đồng thì sẽ
giao toàn bộ diện tích 320 ha cho ông Chinh phục vụ. Nếu ông Chinh không
mua thì giữ nguyên hiện trạng cho ông Niệm". Kết luận trên không đúng với
thực tế mà tự áp đặt giá để cho ông Chinh không mua lại được vì: Đường
trung thế điện các hộ dân đã góp tiền sử dụng điện sinh hoạt 388.250.000
đồng và Điện lực Đồng Tháp đã chi trả 148.211.839 đồng, giá trò đường trung
thế điện còn lại. Như vậy, phần hạ điện này không còn sở hữu của ông Niệm
mà do mạng lưới điện nông thôn quản lý, nhân dân được hưởng. Để xác đònh
giá trò còn lại theo nguyên giá ban đầu thì giá trò tài sản của ông Niệm có còn
chăng là các môtơ, giàn bơm nước.
Từ các lý do nêu trên, việc UBND huyện X chủ trương cho ông
Phạm
Văn Niệm tiếp tục phục vụ dòch vụ bơm nước không tiến hành Đại hội chọn
đối tác mới phục vụ dòch vụ bơm nước theo nguyện vọng của tập đoàn viên
làm cho một số hộ tập đoàn viên phản ứng đi đến tranh chấp.

b/ Việc giải quyết của UBND huyện X:
Khi xảy ra tranh chấp, UBND huyện chủ trì cuộc họp ngày
02/12/2002 tại biên bản số 35, các ngành huyện tham gia giải quyết chưa đạt
tình thấu lý do ý kiến kết luận của đồng chí Chủ tòch UBND huyện chỉ đạo
cho ông Niệm tiếp tục dòch vụ bơm nước theo hợp đồng. Do đó, chỉ đạo
UBND xã A ra Quyết đònh hủy bỏ kết quả Đại hội tập đoàn viên ngày
06/11/2002 của Tập đoàn 5, 6, 7, ấp N, xã A. Chính từ chỉ đạo này, có một số
điểm chưa phù hợp và đảm bảo theo quy đònh của pháp luật, đồng thời UBND
huyện báo cáo nội vụ trên về tỉnh không xác thực tế làm cho việc tranh chấp
trở nên gay gắt và phức tạp hơn. Mặt khác, trong các đường nước này có 09
cổ phần hùn là cán bộ, do đó cách xử lý không dân chủ.
- Mặc dù, cuộc họp ngày 06/11/2002 chỉ có 36hộ/136hộ tập đoàn
viên
tham gia Đại hội (chiếm 26,5%) là chưa đảm bảo về điều kiện để tiến hành
đại hội. Tuy nhiên, nội dung đại hội đảm bảo phù hợp pháp luật và nhu cầu
phát triển đời sống sản xuất.
Do vậy, lẽ ra khi phát hiện cấp ủy và UBND xã phải có lãnh đạo, cử cán
bộ hướng dẫn Đại hội lại theo quy đònh của pháp luật và quy chế dân chủ cơ sở.
- Về giá dòch vụ bơm nước:
12
Mặc dù, hiện tại tỉnh chưa ban hành bảng quy đònh khung giá và có
giao cho các huyện, thò căn cứ vào tình hình thực tiễn đòa phương ban hành
quy đònh giá trần phục vụ nông nghiệp phải đảm bảo khi đấu thầu có lợi cho
người sản xuất và mang tính tham khảo.
Ở đây, UBND huyện X có ban hành giá trần đối với khu vực này là
37 kg lúa/1.000m
2
.
Ngày 23/5/1997, UBND tỉnh có ban hành Quyết đònh số :32/QĐ-UB,
về việc ban hành quy đònh về quản lý và khai thác các công trình bờ bao,

cống thuỷ lợi, đường nước tưới tiêu và trạm bơm. Trong Điều 4 của Quyết
đònh có quy đònh "Giá cả phục vụ theo sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và
thành viên trong vùng dự án, trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy đònh, đảm
bảo đôi bên cùng có lợi".
Tuy nhiên, huyện chỉ công bố khung giá trần tối đa, còn việc xác
đònh
giá là do hai bên, không vượt khung giá chung của khu vực, nếu giá bơm càng
thấp thì nông dân càng có lợi.
Tập đoàn viên Đại hội không thống nhất giá trần UBND huyện mà
tập thể đưa giá 35 kg lúa/1.000m
2
để đấu và thống nhất lấy giá này. UBND
huyện chỉ đạo xã hủy bỏ kết quả này lý do không chấp hành chủ trương của
huyện về điện khí hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, ý chỉ đạo của huyện
trong việc tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp hiện nay. Như vậy, Ủy ban
nhân dân huyện không căn cứ vào Quyết đònh số 32/QĐ-UB ngày 23/5/1997
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c/ Việc cưỡng chế :
Việc cưỡng chế hành chính vừa qua của UBND xã A là chưa đảm
bảo theo quy đònh của pháp luật, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm
2002 vì:
- Chưa đảm bảo đúng thủ tục theo quy đònh (như chưa lập biên bản
vi phạm, Quyết đònh xử phạt vi phạm hành chính, thông báo, động viên,
thuyết phục) mà tiến hành cưỡng chế phương tiện của ông Chinh và ông
Đông nên tập đoàn viên không đồng ý, nếu cưỡng chế của tập đoàn viên thì
tập đoàn viên đồng ý. Bởi vì, tập đoàn viên đã mua hết phần tài sản, dòch vụ
bơm nước của ông Chinh và ông Đông cho nên khi tiến hành cưỡng chế có
nhiều người tập đoàn viên ra ngăn cản có người có thái độ và lời lẽ không tốt
dẫn đến việc bắt người là chưa phù hợp với pháp luật.
13

Tóm lại, việc UBND xã A, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của huyện ra
Quyết đònh hủy bỏ kết quả Đại hội tập đoàn viên là chưa phù hợp với chủ
trương chung và pháp luật của Nhà nước về quy chế dân chủ cơ sở, chủ
trương kinh tế hợp tác và quy trình đấu thầu nhằm hạ giá thành sản xuất trên
một đơn vò diện tích, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và có lợi cho
người dân.
2/ Nguyên nhân và hậu quả của tình huống:
a/ Nguyên nhân:
Tập trung một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- UBND xã A, UBND huyện X có lúc có nơi chưa thực hiện hết
chức năng quản lý Nhà nước của cấp mình về đường điện, các dòch vụ bơm
nước chưa đúng quy đònh !
- Quy chế dân chủ cơ sở chưa thực hiện đồng bộ, từ đó dẫn đến
khiếu kiện gay gắt trong nhân dân.
- Các cổ phần tham gia "Tổ hợp tác" đường điện, đường nước chưa chấp
hành nghiêm quy đònh của pháp luật; thiếu kiểm tra để một số cá nhân lợi dụng tín
nhiệm thu và chiếm dụng tiền của nhân dân, biểu hiện tư lợi cá nhân.
b/ Hậu quả:
- Về kinh tế ảnh hưởng đến sản xuất.
- Gây tác động xấu về mặt xã hội, dân khiếu kiện đông người đến
cấp tỉnh ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.
3/ Xây dựng phương án xử lý tình huống:
Từ phân tích nguyên nhân của việc khiếu nại và hậu quả của tình huống.
Việc UBND xã A và UBND huyện X giải quyết bác đơn khiếu nại của
các hộ dân Tập đoàn 5, 6, 7 tranh chấp đường điện, đường nước tưới tiêu với
ông Phạm Văn Niệm đại diện cho 09 thành viên đa số là cán bộ; giữ nguyên
hiện trạng cho ông Phạm Văn Niệm tiếp tục hoạt động bơm nước tại Tập
đoàn 5, 6, 7 với lý do là:
- Thời gian hợp đồng với UBND xã A chưa hết hạn và đầu tư đường
điện, đường nước số tiền là: 450.000.000 đồng. Nếu ông Đông và ông Chinh

(chủ bơm nước) đại diện các hộ dân muốn hoạt động dòch vụ bơm nước phải
mua lại của ông Niện theo giá nêu trên. Các hộ dân không thống nhất dẫn
việc bắt người, cưỡng chế giữ máy bơm nước của tập thể nhân dân Tập đoàn
5, 6, 7.
14
Do quá bức xúc, các hộ dân kéo đi khiếu nại tập thể đến UBND tỉnh,
yêu cầu xem xét giải quyết.
Ngày 10/12/2002, UBND tỉnh ra Quyết đònh số 169/QĐ-UB-NĐ thành
lập đoàn thanh tra làm rõ vụ việc khiếu nại của các hộ dân. Qua thanh tra,
kiểm tra xác minh, đối chiếu, xác đònh cụ thể như sau:
- Về thời gian ký hợp đồng bơm nước của ông Phan Văn Niệm với
UBND xã A, các thủ tục không thực hiện đúng trình tự quy đònh của pháp
luật, chưa đúng với Điều 120 Bộ luật Dân sự công bố ngày 06/11/1995. Kết
luận hợp đồng vô hiệu, nên thời gian hợp đồng bơm nước cũng chấm dứt.
- Về đầu tư vốn: Qua đối chiếu so sánh của đoàn thanh tra, số tiền thu
kinh doanh điện ánh sáng chênh lệch tăng so với số tiền đầu tư ban đầu là:
438.250.000 đồng - 433.230.289 đồng = 5.019.711 đồng.
Như vậy, nếu Tổ hợp tác của ông Niệm có đầu tư vốn cho đường điện
và bơm nước 433.230.289 đồng thì đến thời điểm tranh chấp đã thu hồi vốn
xong (chưa tính bình quân mỗi cổ phần thu lãi qua 04 năm từ 1999-2002 là 32
tấn lúa). Mặt khác, theo biên bản xác đònh giá trò còn lại lưới điện trung áp
đường điện nêu trên do Điện lực Đồng Tháp xác đònh giá trò còn lại là :
148.211.839 đồng. Đến thời điểm thanh tra, số tiền này còn gởi Kho bạc chưa
chi trả cho ai.
Qua vụ việc đã được thanh tra làm rõ, dư luận quần chúng bất bình cho
rằng cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã A, và huyện X đã làm sai và bao
che việc làm sai của một số cán bộ, có biểu hiện tư lợi cá nhân, làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.
Từ hậu quả trên đòi hỏi phải xây dựng nhiều phương án giải quyết
đảm bảo có tình, có lý, phù hợp với quy đònh của pháp luật.

Phân tích nội dung, nguyên nhân và hậu quả của tình huống. Tôi xin
đề xuất các phương án xử lý vấn đề trên như sau:
a/ Phương án 1:
- Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật cán bộ có liên quan
trực tiếp làm sai đẫn đến bắt người, đồng thời trả máy bơm hước mà UBND
xã A đã giữ lại cho tập thể nhân dân Tập đoàn 5, 6, 7.
- Về dòch vụ bơm nước: Giữ nguyên cho ông Phạm Văn Niệm "Tổ
hợp tác" tiếp tục hoạt động tưới tiêu trên diện tích 170 ha của 163 hộ, nhưng
15
mức giá giảm xuống bằng mức giá mà tập thể nhân dân trước đây đã thống
nhất cho ông Niệm phục vụ là 35 kg lúa/1.000m
2
.
- Chi trả 148.211.829đ cho Tổ hợp tác do ông Niệm làm Tổ trưởng.
* Ưu điểm:
+ Xử lý kỷ luật cán bộ được quần chúng đồng tình.
+ Trả máy lại cho tập thể là phù hợp với quy đònh của pháp luật.
+ Giữ cho ông Niệm tiếp tục phục vụ bơm nước, đảm bảo ổn đònh
việc xuống giống sản xuất diện tích 170 ha vụ Đông Xuân 2002-2003 của Tập
đoàn 5, 6, 7.
+ Trả tiền cho Tổ hợp tác là đúng với chủ đầu tư về thủ tục hợp
đồng hạ thế điện.
* Khuyết điểm:
+ Tâm lý của nhân dân không đồng tình, vì mấy năm trước đây
ông Niệm "Tổ hợp tác" phục vụ tưới tiêu chưa tốt cho việc sản xuất.
+ Không đán ứng được nguyện vọng chung, lâu dài của nhân dân
Tập đoàn 5, 6, 7. Vì trước khi xảy ra tranh chấp nhân dân họp bàn thống nhất
cho ông Niệm phục vụ bơm nước giá 35 kg lúa/1.000m
2
. Nhưng ông Niệm

không chấp thuận mà khẳng đònh bơm nước theo mức giá quy đònh của UBND
huyện là 37 kg lúa/1.000m
2
. Hơn nữa, thời gian hợp đồng bơm nước của ông
Niệm đã hết hạn.
+ Việc trả tiền cho Tổ hợp tác đúng với chủ đầu tư về thủ tục hợp
đồng, nhưng thực tế Tổ hợp tác vủa ông Niệm không có chứng từ, sổ sách 09
cổ phần để góp vốn đầu tư đường điện mà thực tế Tổ hợp tác đã thu tiền của
dân để đầu tư đường điện trung thế và hai nhánh rẽ.
Nhân dân không đồng tình theo phương án này, sẽ phản ứng, ảnh
hưởng đến chính trò - xã hội của đòa phương.
b/ Phương án II:
- Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật cán bộ có liên quan
trực tiếp làm sai đẫn đến bắt người, đồng thời trả máy bơm hước mà UBND
xã A đã giữ lại cho tập thể nhân dân Tập đoàn 5, 6, 7.
- Giao dòch vụ bơm nước cho tập thể nhân dân Tập đoàn 5, 6, 7 quản
lý phục vụ tưới tiêu.
16
- Chi số tiền 148.211.829 đồng (tiền giá trò còn lại của đường trung
thế nêu trên) cho nhân dân trước đây đã đóng góp tiền vào điện cho Tổ hợp
tác để thanh toán tiền đầu tư cho Điện lực Đồng Tháp.
* Ưu điểm:
+ Xử lý kỷ luật cán bộ được quần chúng đồng tình.
+ Trả máy cho tập thể nhân dân là phù hợp theo quy đònh của pháp luật.
+ Giao dòch vụ bơm nước cho tập thể nhân dân quản lý tổ chức
phục vụ tưới tiêu là phù hợp nguyện vọng của nhân dân, nhất là các tập đoàn
viên Tập đoàn 5, 6, 7.
+ Trả tiền giá trò còn lại của đường trung thế điện là phù hợp chủ
trương chung của Đảng và Nhà nước.
* Khuyết điểm :

- Giao dòch vụ bơm nước cho tập thể nhân dân quản lý hoạt động tưới
tiêu là chưa đủ tư cách pháp nhân về hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác,
tại cuộc họp ngày 06/11/2002, số tập đoàn viên tham gia quá ít chỉ có 36/136 hộ
tham gia dự cuộc họp Đại hội tập đoàn viên (chiếm 25%) chưa đảm bảo về điều
kiện tiến hành Đại hội để quyết đònh cho phương án sản xuất kinh doanh.
- Việc trả tiền cho dân là phù hợp nhưng gặp khó khăn trong việc
chi trả đúng đối tượng (do sổ sách thất lạc). Hơn nữa, chi tiền cho dân vận
động góp lại để sửa chữa đường điện đang bò xuống cấp sẽ khó khăn hơn.
c/ Phương án III:
- Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật cán bộ có liên quan
trực tiếp làm sai đẫn đến bắt người; đồng thời trả máy bơm hước mà UBND
xã A đã giữ lại cho tập thể nhân dân Tập đoàn 5, 6, 7.
- Thu hồi các trạm biến áp (75 KVA và 160 KVA), các đường nước
có nguồn gốc của tập thể nhân dân (Tổ hợp tác) đang sử dụng (tại Tập đoàn
5, 6, 7) giao cho UBND xã A quản lý đưa ra tổ chức Đại hội dân, chọn đối tác
để thực hiện phục vụ tưới tiêu theo đúng quy đònh của pháp luật.
- Chi 148.211.829 đồng giao cho UBND xã A tổ chức Đại hội dân
sửa chữa 02 nhánh rẽ đường điện hạ thế nhằm đảm bảo an toàn kỹ thuật về
điện và bàn giao toàn bộ đường điện này cho Điện lực quản lý.
* Ưu điểm:
+ Xử lý kỷ luật cán bộ được quần chúng đồng tình.
17
+ Trả máy lại cho tập thể nhân dân là phù hợp theo quy đònh pháp luật.
+ Giao cho UBND xã đưa ra Đại hội dân chọn đối tác phục vụ tưới
tiêu là đúng theo quy đònh, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, là cong
bằng dân chủ.
+ Giao tiền 148.211.829 đồng cho UBND xã A đưa ra lấy ý kiến
nhân dân sửa chữa lại 02 nhánh rẽ của đường điện đang bò xuống cấp, chưa
đảm bảo an toàn kỷ thuật về điện và bàn giao cho Điện lực quản lý phù hợp
với quy đònh của pháp luật.

Trong 03 phương án trên, ta chọn phương án III là tối ưu và khả thi
nhất vì nó vừa hợp pháp lý, đáp ứng được nguyện vọng chung của nhân dân,
đảm bảo công bằng, dân chủ, ổn đònh chính trò - xã hội và phát triển kinh tế
của đòa phương.
4/ Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án lựa chọn:
- UBND huyện chỉ đạo cho các ngành chức năng và UBND xã A tiến
hành họp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cán bộ có liên quan trưc tiếp
làm sai dẫn đến việc bắt người để xử lý kỷ luật kòp thời.
- Ra Quyết đònh hủy Quyết đònh cưỡng chế giữ máy bơm nước, đồng
thời UBND xã A giao trả máy lại cho tập thể nhân dân Tập đoàn 5, 6, 7.
- Có văn bản thu hồi các trạm biến áp (75 KVA và 160 KVA) và các
đường nước có nguồn gốc của tập thể nhân dân "Tổ hợp tác" đang sử dụng,
giao cho UBND xã A quản lý.
- Chỉ đạo cho UBND xã A tiến hành đưa ra Đại hội dân chọn đối tác để thực
hiện dòch vụ bơm nước phục vụ sản xuất, đúng theo quy đònh của pháp luật.
- Có văn bản thu hồi lưới điện hạ thế hỗn hợp và 02 nhánh rẽ hạ thế
độc lập; chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chi 148.211.829 đồng
(Tiền Công ty Điện lực 2 thanh toán giá trò còn lại của đường điện trung thế
tại ấp 2, xã A đang giữ tại Kho bạc Nhà nước huyện) giao cho UBND xã A tổ
chức Đại hội dân sửa chữa hai nhánh rẽ đường điện hạ thế nằm đảm bảo an
toàn kỹ thuật về điện và bàn giao toàn bộ đường điện này lại cho Điện lực
quản lý.
- UBND xã A tổ chức phê và tự phê, cần khắc phục thiếu sót do tình
cảm nể nang; có trách nhiệm cao trong việc hướng dẫn mọi người, các thành
phần kinh tế có vốn đầu tư ngành nghề, dòch vụ phải đúng theo trình tự pháp
luật quy đònh.
18
- Các ngành chức năng của huyện phải thực hiện nghiêm chỉ đạo trên
của UBND huyện nhằm giữ trật tự xã hội, nâng cao lòng tin của nhân dân đối
với Nhà nước, ổn đònh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của đòa phương.

PHẦN III
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
a/ Về chủ trương:
Thực hiện chủ trương chung của huyện X, phát triển điện khí hóa
nông thôn nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, Đảng ủy,
UBND xã A không có Nghò quyết đưa ra bàn bạc về chủ trương đầu tư đường
điện trung hạ thế và các trạm bơm nước Tập đoàn 5, 6, 7. Quá trình thực hiện
09 cổ phần (do ông Niệm làm Tổ trưởng) sử dụng con dấu của UBND xã để
ký hợp đồng thi công đường điện, việc này Đảng ủy, HĐND, UBND xã A
không quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện.
b/ Về thủ tục thành lập:
- Về thủ tục, Tổ hợp tác thực hiện không đúng trình tự thủ tục theo
quy đònh của pháp luật tại Điều 120 Bộ luật Dân sự năm 1995.
- Việc góp vốn của từng thành viên trong cổ phần không có biên bản
góp vốn của từng cổ phần, không có hợp đồng hợp tác, không có chứng từ thu
tiền, không có sổ sách theo dõi việc thu chi. . . do đó không đủ cơ sở pháp lý
để chứng minh việc góp vốn của 09 cổ phần để đầu tư đường điện để sử dụng
cho việc sinh hoạt dòch vụ bơm nước. Việc đầu tư đường điện và các trạm
bơm, đường nước phần lớn là thu tiền công sức của dân.
2/ Kiến nghò :
1/ Kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo cho Huyện ủy, UBND huyện
X tổ chức phê và tự phê, nhằm phát huy ưu điểm và kiểm điểm các cán bộ
thuộc thẩm quyền có liên quan ( theo danh sách 09 cổ phần) với các sai phạm,
cụ thể như: Chưa gương mẫu chấp hành đúng quy định pháp luật một số trường
hợp sau:
- Thủ tục: Tổ hợp tác thực hiện hoạt động chưa đúng trình tự, thủ tục
theo quy đònh pháp luật, chưa đúng theo Điều 120 Bộ luật Dân sự công bố
ngày 09/11/1995.
- Việc đầu tư hai nhánh rẽ: Năm 1996, Tổ hợp tác tự đầu tư chưa được

cơ quan thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật như sử dụng cáp nhơm 11 và cáp
19
nhơm 22, bán kính vượt q quy định chưa đảm bảo an tồn kỹ thuật theo Quyết
định số 949/NL/ĐL II
4
ngày 12/5/1994 của Cơng ty Điện lực II.
- Tổ hợp khốn cho ơng Minh thu tiền điện ánh sáng của dân sử dụng
điện cao hơn giá quy định của UBND tỉnh.
2/ Kiến nghị UBND huyện X chú trọng hơn nữa việc triển khai thực hiện
QĐ số 32/QĐ-UB ngày 23/5/1997 “v/v ban hành quy định về quản lý và khai
thác các cơng trình đê bao cống thuỷ lợi, đường nước tưới tiêu và trạm bơm”
- Tăng cường hơn nữa chức năng quản lý Nhà nước về điện; chỉ đạo
các ngành chức năng của huyện phối hợp UBND các xã, thò trấn thường
xuyên kiểm tra việc đảm bảo an toàn điện và giá bán điện nông thôn phía sau
điện kế tổng trong toàn huyện và có biện pháp đề xuất xử lý kòp thời nhằm
thực hiện đúng theo quy đònh của pháp luật.
3/ Tổ hợp tác (gồm 09 cổ phần) có trách nhiệm bàn giao các trạm bơm
điện, các đường nước, đường điện hạ thế và hai nhánh rẽ lưới điện hạ thế độc
lập như kiến nghò phần trên.
- Thu hoàn vốn tiền đầu tư trạm bơm nước do Tổ hợp tác trình bày có
góp vốn; nhưng thiếu kiểm tra để ông Trứ, ông Minh, ông S thu của dân và
chiếm dụng. Do vậy, Tổ hợp tác có trách nhiệm thu hồi lại:
+ Ông Trần Ngọc Trứ với số tiền là :56.582.328 đồng.
+ Ông Trần Văn Minh là: 51.220.000 đồng.
+ Ông Nguyễn Tấn S là: 4.680.000 đồng.
- Tổ hợp tác có trách nhiệm nộp vào ngân sách xã là:19.724.730 đồng
(do khoán cho ông Minh thu tiền điện KWH cao hơn giá quy đònh của UBND
tỉnh), đưa ra Đại hội dân, cải tạo sửa chữa lưới điện hạ thế. . .
4/ Đối với các cá nhân:
+ Ông Trần Ngọc Trứ nộp số lúa là: 3.304 kg lúa (do còn nợ dòch vụ

thủy lợi phí) cho ngân sách xã.
+ Ông Trần Văn Minh nộp số tiền là 18.999.730 đồng (do thu tiền
điện KWH cao hơn giá khoán của Tổ hợp tác) cho ngân sách xã, đưa ra Đại
hội dân, cải tạo sửa chữa lưới điện hạ thế. . .
+ Ông Nguyễn Tấn S nộp 12.800 kg lúa (nợ dòch vụ thủy lợi phí) nộp
cho ngân sách xã.
+ Ông Phạm Văn Niệm nộp 7.283 kg lúa (nợ dòch vụ thủy lợi phí)
nộp cho ngân sách xã.
20
5/ Kiểm điểm Chủ tòch UBND xã A về việc ban hành Quyết đònh số
202/QĐ-UB ngày 03/12/2002 về việc hủy bỏ Đại hội tập đoàn viên ngày
06/11/2002./.
21

×