ĐỀ TÀI
“ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO KỸ
THUẬT GIAI ĐOẠN GIỮA QUÃNG CỦA MÔN CHẠY 100M
NAM HỌC SINH KHỐI 11”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa với mục
đích dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì nhân tố nhân lực
đóng một vai trò hết sức quan trọng, mà thể dục thể thao là một phương tiện cơ
bản nhất để đào tạo và bồi dưỡng nên nguồn nhân lực đó. Nó có liên quan đến
sự nghiệp đào tạo cho đất nước những con người có đầy đủ những phẩm chất về
đức, trí, thể, mĩ Mác và Ăng- ghen từng nói: “Sự kết hợp giữa trí dục và thể
dục với lao động sản xuất không chỉ là phương tiện để nâng cao năng suất mà
còn là phương thức cơ bản nhất để đào tạo ra những con người phát triển toàn
diện”.
Bởi vậy, giáo dục thể chất cho học sinh ở tất cả các cấp học đặc biệt là học sinh
phổ thông là một nhiệm vụ cần thiết không thể thiếu trong chương trình giáo dục
quốc gia. Chương trình giáo dục thể chất trong các trường phổ thông là một hệ
thống các bộ môn thể dục thể thao rất đa dạng và phong phú. Nhưng trong đó
điền kinh được xem là một bộ môn cơ bản nhất, dễ học, dễ phổ biến ở tất cả các
đối tượng học sinh, tham gia luyện tập. Tập luyện điền kinh không chỉ có tác
dụng nâng cao sức khoẻ mà nó còn là phương tiện để phát triển tất cả các tố chất
thể lực giúp con người phát triển toàn diện. Chính vì vậy, mà điền kinh được
xem là môn học chính trong chương trình giáo dục thể chất ở trường phổ thông.
Điền kinh bao gồm nhiều môn thi đấu. Trong đó, chạy nói chung và chạy
cự li 100m nói riêng, là môn học được tập luyện và thi đấu khá phổ biến và rộng
rãi ở các trường phổ thông, các hội khoẻ Phù đổng từ trung ương đến địa
phương. Tuy nhiên thành tích chạy 100m của học sinh Việt Nam so với khu vực
và thế giới còn khá khiêm tốn. Bởi vậy mà việc giảng dạy môn chạy cự li ngắn
cho học sinh trong nhiều năm qua đã được chú trọng song vẫn còn phải khắc
phục khá nhiều khó khăn.
Từ thời cổ xưa con người đã biết sử dụng chạy để đuổi bắt con vật hay
chạy trốn khi bị chúng tấn công. Qua nhiều năm tháng, chạy trở thành môn thể
thao hấp dẫn chinh phục thời gian trên những đoạn đường quy định, thể hiện khả
năng về sức nhanh, sức bền của con người.Chạy được tổ chức thi dấu theo nhiều
nội dung khác nhau từ 60m, 80m, 100m cho đến 10.000m, 42195m(chạy ma ra
tông).Dựa theo đặc thù chuyên môn chạy được chia thành 3 nhóm cự ly: Ngắn,
trung bình, dài. Chạy cự ly ngắn gồn có 60m , 80m, 100m, 200m và 400m. Cự
ly 60m, 80m, 100m chạy trên đường thẳng, 200m, 400m vừa chạy trên đường
thẳng , vừa chạy trên đường vòng. Đặc điểm cự ly ngắn là cơ thể phải làm việc
với cường độ cực đại(tốc độ tối đa) trong thời gian ngắn, trong tình trạng nợ ô
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
1
xi. Chạy còn có loại hình khác nữa như chạy tiếp sức, chạy vượt rào, chạy việt
dã .v.v. với nhiều cự ly khác nhau.
Như chúng ta đã biết, trong học tập và thi đấu điền kinh nói chung và
chạy cự li ngắn nói riêng đòi hỏi sự căng thẳng thần kinh và nỗ lực cơ bắp
lớn.Thông qua đó mà tập luyện làm cho con người phát triển toàn diện hơn. Tập
luyện chạy cự li ngắn (100m) có tác dụng rất lớn đến việc phát triển các tố chất
thể lực, đặc biệt là sức mạnh, sức nhanh. Mà chạy 100m là một môn thi đấu, có
đặc điểm kỹ thuật trên từng cự li được chia thành 4 giai đoạn. Đó là: + Giai đoạn
xuất phát
+ Chạy lao sau xuất phát
+ Chạy giữa quãng
+ Chạy về đích.
Trong đó giai đoạn chạy giữa quãng là giai đoạn có kỹ thuật hoàn chỉnh
nhất, chiếm quãng đường và thời gian dài nhất. Cho nên nó là giai đoạn quan
trọng nhất quyết định đến thành tích. Do đó trong giảng dạy áp dụng những bài
tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật chạy giữa quãng và cho học sinh tập luyện là
cần thiết để nâng cao thành tích và làm phong phú thêm phương tiện giáo dục
thể chất trong trường phổ thông.
Tuy nhiên ở nước ta, việc áp dụng các phương tiện, phương pháp tập
luyện tiên tiến trong giảng dạy và huấn luyện còn hạn chế. Bởi nhiều nguyên
nhân: cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn và khả năng sáng tạo của giáo viên
cho nên hình thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như cách lĩnh hội
của học sinh chưa đa dạng và phong phú, dẫn đến tinh thần học tập của học sinh
chưa tự giác tích cực làm chất lượng giáo dục thể chất ở trường phổ thông kém.
Để góp phần vào việc giải quyết các tồn tại trên vấn đề đặt ra là phải
nghiên cứu đưa ra một số bài tập bổ trợ sao cho phù hợp với điều kiện thực tế
nhằm nâng cao thành tích môn chạy 100m trong chương trình giảng dạy ở các
trường phổ thông.
Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài ”Ứng
dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật giai đoạn giữa quãng của
môn chạy 100m cho nam học sinh khối 11 trường THPT Cẩm Thuỷ I ,Thanh
Hoá”.
1. Phạm vi nghiên cứu:
Chương trình chạy cự ly ngắn (100m) cho học sinh nam khối 11 Trường
THPT Cẩm Thuỷ 1.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu với mục đích: lựa chọn, sắp xếp các bài tập bổ trợ cùng
phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tốt năng lực thể chất cho học sinh, nâng
cao hiệu quả môn học chạy cự li 100m ở trưởng THPT.
- Thông qua quá trình điều tra sư phạm, áp dụng các bài tập bổ trợ vào đối
tượng nghiên cứu và với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong được đóng góp
vào sự nghiệp khoa học, làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất giúp
cho quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đạt kết quả cao.
II. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở lý luận và cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
2
1.1. Cơ sở lý luận:
* Sức mạnh tốc độ: Được thực hiện ở những hoạt động nhanh và khắc
phục trọng tải. Trong đó lực và tốc độ có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau.
Sức mạnh của con người trong hoạt động thể dục, thể thao phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau.
+ Cấu trúc của cơ (thiết diện sinh lý của sợi cơ)
+ Nguồn năng lượng yếm khí
+ Quá trình điều hoà thần kinh cơ.
Về quá trình điều hoà thần kinh: có hai trường hợp tuỳ vào cường độ kích
thích, khi cường độ kích thích nhỏ của sợi cơ làm việc theo chế độ luân phiên,
tức là số lần lặp lại tăng lên thì số lần hoạt động luân phiên của các sợi cơ tham
gia hoạt động.
Dựa vào cơ sở khoa học vừa nêu ra mà chúng ta định hướng cho việc hình
thành nội dung các bài tập sức mạnh tốc độ như sau:
Sử dụng các bài tập có trọng lượng nhỏ yêu cầu tốc độ nhanh liên tục. Đối
với độ tuổi học sinh trung học phổ thông đặc điểm giới tính càng rõ nét nên
cường độ và khối lượng tập luyện phải được phân biệt rõ ràng giữa nam và nữ.
* Sức mạnh tốc độ:
Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất chuyên biệt
khá rõ rệt, việc chuyển hoá của sức nhanh chỉ diễn ra trong tác động tác tương tự
vệ tính chất hoạt động, có thể chuyển hoá ở giai đoạn đầu của người mới tập,
còn ở những nơi có trình độ tập luyện cao hầu như việc chuyển hoá sức nhanh
không diễn ra. Vì vậy, mà việc phát triển sức nhanh phải rất cụ thể với từng
năng lực tốc độ.
Để phát triển sức nhanh tốc độ (tần số động tác) người ta sử dụng các bài
tập phát huy được tốc độ tối đa các bài tập có chu kỳ. Phương pháp sử dụng
ngắn chủ yếu vẫn là phương pháp lặp lại, tăng và biến đôỉ cự li. Cần lựa chọn
sao cho tốc độ không giảm đi vào giai đoạn cuối của bài tập.
ở lứa tuổi THPT việc phát triển tốc độ và sức mạnh tốc độ đã phổ biến,
bên cạnh đó còn sử dụng đến sức bền, mềm dẻo và sự khéo léo, chúng cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến môn chạy nói chung và chạy cự li ngắn nói riêng. Vì vậy sự
kết hợp hài hoà giữa các tố chất kể trên với kỹ thuật tác động là một vấn đề cơ
bản để nâng cao thành tích.
* Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh tốc độ:
+ Tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn chuyền của hưng phấn ở trung
ương thần kinh và bộ máy vận động.
+ Tăng cường phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả
lỏng.
Bởi vậy để phát triển sức nhanh tốc độ cần phải áp dụng các bài tập có
trong lượng nhỏ, tốc độ tần số cao thời gian ngắn. Ngoài ra còn sử dụng phương
pháp lặp lại và biến đổi thì sẽ cải thiện được tốc độ của người tập.
2. Nguyên lý kỹ thuật của môn chạy:
Theo cơ học một vật chuyển động tịnh tiến hợp với mặt phẳng nằm ngang
thì quãng đường (S) được tính theo công thức:
S = V.t (1)
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
3
Trong đó S: là quảng đường (cự li) đơn vị tính bằng (m)
V: là vận tốc chuyển động đơn vị tính bằng (m/s)
t: là thời gian chuyển động của vật tính bằng (s)
Từ công thức này áp dụng vào thực tế có chu kỳ, trong đó thành tích của
chạy được tính bằng thời gian (s) hoạt động trên một cự li nhất định, cho nên từ
(1) ta có:
t =
V
S
(2)
Từ (2) ta thấy (t) và (s) luôn có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau, còn
(t) và (V) thì luôn có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau mà trong chay (t)
càng nhỏ thì thành tích càng tốt, vì vậy để có thành tích tối ưu trong chạy thì tốc
độ phải lớn (V
mâx
)
Theo cơ học áp dụng vào thực tế môn chạy thì vận tốc của chạy được tính
theo công thức: V = T.L (3)
Trong đó: V: là vận tốc chạy
T: là tần số bước chạy
L: Là độ dài bước chạy
Từ (3) ta thấy, nếu vận tốc cùng với tần số và độ dài bước chạy có mối
tương quan tỷ lệ thuận với nhau, tần số và độ dài bước chạy càng lớn thì tốc độ
càng lớn từ đó sẽ rút ngắn được thời gian chạy làm cho thành tích được nâng
cao. Cho nên trong huấn luyện và giảng dạy môn chạy cần phải lựa chọn các bài
tập bổ trợ nhằm nâng cao phát triển tần số và độ dài bước chạy, có vậy mới đem
lại thành tích tối ưu, cho nên sử dụng phương pháp tập luyện lập lại, các bài tập
có chu kỳ tốc độ cao thời gian và cự li ngắn, chú ý thực hiện tăng lên về số lần
và giảm thời gian.
3. Đặc điểm sinh lý của lứa tuối học sinh THPT:
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên là thời đạt được sự
trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát
trỉen cơ thể của người lớn, có nghĩa ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển
mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận cơ thể được nâng cao
cụ thể là:
* Hệ vận động:
- Hệ xương: ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một các đột ngột về
chiều dài, chiều dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do hàm
lượng Magic, Photpho, Canxi trong xương tăng. Quá trình cốt hoá xương ở các
bộ phận chưa hoàn tất. Chỉ xuất hiện sự cốt hoá ở một số bộ phận như mặt (cốt
xương sống). Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự
phát triển chiều dài của xương cột sống không giảm trái lại tăng lên có xu
hướng cong vẹo. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập
luyện với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá
mạnh.
- Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi
đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ to
phát triển nhanh hơn cơ nhỏ, cơ chi phát triển nhanh hơn cơ dưới, khối lượng cơ
tăng lên rất nhanh, đàn tích cơ tăng không đều, chủ yếu là nhỏ và dài. Do vậy
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
4
khi cơ hoạt động chóng dẫn đến mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng
dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em.
* Hệ thần kinh:
Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện, hoạt
động phân tích trên võ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả năng
nhận hiểu cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được nâng
cao. Ở lứa tuổi này học sinh không chỉ học các phần động tác vận động đơn lẻ
như trước mà chủ yếu là từng bước hoàn thiện ghép những phần đã học trước
thành các liên hợp động tác tương đối hoàn chỉnh, ở điều kiện khác nhau, phù
hợp với đặc điểm của từng học sinh. Vì vậy khi giảng dạy cần phải thay đổi
nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hình thức trò chơi thi đấu để hoàn thành
tốt những bài tập đề ra.
* Hệ hô hấp:
Ở lứa tuổi này, phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung ngực
còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và lâu không có sự ổn định của dung tích
sống, không khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em
tăng cao khi hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu ôxi, dẫn đến mệt mỏi.
* Hệ tuần hoàn:
Ở lứa tuổi này, hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển để kịp thời phát triển
toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển mạnh, do đó nâng
cao khá rõ lưu lượng máu/phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn (tiết kiệm
hơn), nhưng khi vận động căng thì tần số nhanh hơn. Phản ứng của tim đối với
các lượng vận động thể lực đã khá chính xác, tim trở nên hoạt động dẻo dai hơn.
Từ những đặc điểm tâm sinh lý mà ta lựa chọn một số các bài tập trên căn
bản khối lượng cường độ, vận động sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh trung
học phổ thông, đặc biệt khi áp dụng các bài tập căn cứ vào tình hình tiếp thu kỹ
thuật và đặc điểm thể lực phù hợp với tâm sinh lý học sinh để cho quá trình
giảng đạy dạt kết quả cao, giúp cho các em học sinh trở thành những con người
phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời nâng cao kết quả học
tập, lôi cuốn các em hăng say tập luyện và thi đấu ở trường phổ thông.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này các nhiệm vụ sau được đặt ra:
1.1. Nhiệm vụ 1:
Xác định các chỉ số biểu thị ban đầu về các tố chất vận động (sức nhanh,
sức mạnh, sức mạnh tốc độ…) và thành tích chạy 100m của nam học sinh
trường THPT Cẩm Thuỷ 1.
1.2. Nhiệm vụ 2:
Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật giai đoạn “giữa
quãng” của môn chạy 100m cho nam học sinh khối 11 để rút ra kết luận.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
5
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, các phương pháp sau được đặt ra.
2.1. Phương pháp đọc tài liệu tham khảo:
Trong quá trình giải quyết đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những tài liệu
chuyên môn có liên quan đến đề tài để nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như tham
khảo một số chỉ số về thể chất như sau:
- Sách giáo khoa lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.
- Sách giáo khoa sinh lý học thể dục thể thao.
- Học và tiếp thu chuyên đề thay sách.
- Dự các tiết dạy mẫu giáo viên giỏi.
- Giáo trình giảng dạy điền kinh.
- Một số luật điền kinh.
2.2. Phương pháp dùng bài thử:
Để xác định sự biểu hiện về các tổ chức sức nhanh, sức mạnh, sức mạnh
tốc độ của nam học sinh trường THPT Cẩm Thuỷ 1. Chúng tôi dùng các bài thử
sau:
2.2.1. Đo thành tích chạy tốc độ 30m trước và sau thực nhiệm (biểu
hiện sức mạnh):
• Tư thế chuẩn bị: Đối tượng ở tư thế xuất phát cao.
• Cách thực hiện: Đối tượng chạy với tốc độ tối đa.
• Cách đo: Tính thời gian từ lúc xuất phát đến thời điểm chạm đích (đơn
vị thành tích tính bằng giây)
2.2.2. Chạy nâng cao đùi tại chỗ (biểu hiện sức mạnh tốc độ của hai
chân):
• Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng nghiêm, hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt
nhìn thẳng.
• Thực hiện: Chạy nâng đùi cao ngang hông song song với mặt đất giữa
cảng chân với đùi tạo thành một góc 90
0
, tiếp xúc đất bằng 1/2 bàn chân phía
trước, tay thả lỏng tự nhiên.
• Cách đo: Tính số lần thực hiện động tác trong vòng 30 giây.
2.2.3. Bật xa tại chỗ bằng hai chân (biểu hiện sức mạnh của hai chân):
• Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng chụm vào nhau hoặc là hai chân đứng
rộng bằng vai, tay để tự nhiên.
• Thực hiện:
- Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao áp sát mang tai, thân người vươn thẳng,
ngực căng về phía trước.
- Nhịp 2: Hai tay đánh mạnh ra sau chùng gối, trọng tâm dồn vào 1/2 bàn
chân phía trước.
- Nhịp 3: Bật mạnh ra trước, hai tay đáng lăng lên cao, tiếp cát bằng hai
chân.
• Cách đo: Thành tích đo từ điểm đặt chân dậm đến thời điểm rơi gần
nhất trên cát (đơn vị tính bằng m)
2.2.4. Đo thành tích chạy 100m của nam học sinh trường THPT Cảm
Thuỷ 1.
• Tư thế chuẩn bị: Đối tượng chạy xuất phát thấp.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
6
• Thực hiện: Chạy với tốc độ tối đa.
• Cách đo: Tính thời gian từ lúc xuất phát đến khi chạm đích (đơn vị tính
bằng giây)
2.3 Những bài tập bổ trợ phát triển kỹ thuật.
2.3.1 Đi bước nhỏ tại chỗ:
* Mục đích: Nâng cao khả năng thả lỏng của cổ chân, giảm lực trống
trước khi chạy.
* Biện pháp thực hiện:
+ Tư thế chuẩn bị: Lấy chân phải làm trụ, kiễng gót chân trái hai tay thả
lỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng.
+ Yêu cầu thực hiện: Cẳng chân thả lỏng, chống trước bằng 1/2 bàn chân
phía trên gần với điểm dại của trọng tâm cơ thể, chăng lăng sau biên độ hẹp
không hất gót ra sau, nâng tổng trọng tâm cơ thể lên cao, chân thẳng gót không
chạm đất, thân trên thả lỏng tự nhiên mắt nhìn thẳng về trước, luôn chuyển trọng
tâm cơ thể sang hai chân liên tục, quá trình thực hiện trong tâm ít dao động.
* Định lượng: Thực hiện từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 15’’ đến 20’’, thời
gian nghỉ giữa các lần là từ 1 – 1,5 phút.
2.3.2 Chạy nâng cao đùi tại chỗ:
* Mục đích:
+ Bổ trợ cho động tác lăng trước khi chạy thực hiện chính xác phát triển
sức mạnh của các cơ chân, cơ lưng, cơ đùi. Tăng cường độ dài và tần số bước
chạy bổ trợ tích cực cho động tác đạp sau khi chạy.
* Biện pháp thực hiện:
+ Tư thế chuẩn bị:Đứng nghiêm nhìn thẳng, thân người thả lỏng tự nhiên.
+ Yêu cầu thực hiện: (Các giai đoạn kỹ thuật)
- Chống trước bằng 1/2 bàn chân phía trên gần với điểm dọi của trọng tâm
cơ thể.
- Đạp sau chân thẳng, nâng trọng tâm cơ thể lên cao góc độ đạp sau lớn.
- Lăng sau không hất gót, chủ yếu nâng đùi lên cao ra trước thân trên
thẳng tự nhiên, cẳng chân thả lỏng.
Yêu cầu: Thực hiện với tần số nhanh tối đa.
* Định lượng: Thực hiện từ 3 – 4 lần/buổi mỗi lần từ 15’’ đến 20’’ thời
gian nghỉ giữa các lần tập là 1 – 1,5 phút.
2.3.3 Chạy đạp sau di chuyển 20m:
* Mục đích:
+ Nâng cao năng lực vận động phối hợp giữa chân đạp và chân lăng, phát
triển sức mạnh cơ đùi, cơ cẳng chân và cơ bàn chân. Tăng cường và phát
huy lực đạp sau, tăng tốc độ khi chạy.
* Biện pháp thực hiện:
+ Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế xuất phát cao.
+ Yêu cầu thực hiện: (các giai đoạn kỹ thuật)
- Lăng trước: Đùi nâng cao gần như chạy, cổ chân thả lỏng góc độ giữa
đùi và cẳng chân bằng 90
0
- Chống trước: Tiếp xúc đất bằng 1/2 bàn chân phía trên, nhanh chóng
miết về sau.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
7
- Đạp sau: Nhanh chóng duỗi hết các khớp từ hông đến cổ chân nhất trí
với hướng chạy, góc độ đạp sau khoảng 45
0
.
- Lăng sau: Khi kết thúc động tác đạp sau chân đạp duỗi thẳng rồi nhanh
chống gập khớp gối đưa ra trước không hất gối theo hướng ra trước, thân trên
ngả về trước từ 75
0
– 80
0
, mắt nhìn về trước.
Yêu cầu khi thực hiện: Tay đánh tự nhiên chân nọ tay kia và tăng độ dài
bước chạy.
* Định lượng: Thực hiện bài tập từ 4 – 5 lần x 20m. Thời gian nghỉ giữa
các lần thực hiện từ 1 – 2 phút.
2.3.4 Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay:
* Mục đích: Tăng cường phát triển tần số, bổ trợ cho kỹ thuật giảm lực
cản của không khí.
* Yêu cầu thực hiện: Tay đánh từ sau ra trước lên cao theo trục dọc của
trọng tâm cơ thể, trọng tâm cơ thể nhập nho theo nhịp đánh tay, tốc độ đánh tay
nhanh dần đều và đạt tới tấn số tối đa.
* Định lượng: Thực hiện từ 4 – 5 lần/buổi, mỗi lần từ 10 – 15 giây. Thời
gian nghỉ giữa các lần là 1 phút.
2.3.5 Chạy nâng cao đùi di chuyển 20m:
* Mục đích: Tăng cường và phát triển tần số.
* Yêu cầu thực hiện: Thực hiện với tần số tối đa, bước chạy ngắn, đùi
nâng cao, tay đánh tự nhiên.
* Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần x 20m/buổi. Thời gian nghỉ giữa các
lần từ 1 – 2 phút.
2.4 Hệ thống các bài tập phát triển tốc độ:
Bảng 1: Hệ thống các bài tập phát triển tốc độ:
TT Tên bài tập Phương pháp chỉ dẫn Định lượng
1
Chạy tốc độ
30m, xuất
phát cao
Đối tượng chạy với tốc độ tối đa,
sử dụng 100 % sức, khi chạy
trọng tâm cơ thể không giao
động nhiều sang hai bên.
Thực hiện từ 4-5 lần/
buổi. Thời gian nghỉ từ
các lần là 1- 1,5 phút.
2
Chạy tốc độ
40m, xuất
phát cao
Chạy với tốc độ tối đa, khi chạy
thân người hơi ngả ra sau
khoảng 85
0
Thực hiện từ 4-5 lần/
buổi. Thời gian nghỉ từ
các lần là 1- 2 phút.
3
Chạy tốc độ
50m, xuất
phát cao
Đối tượng chạy với tốc độ tối đa,
sử dụng 100 % sức
Thực hiện từ 3-4 lần/
buổi. Thời gian nghỉ từ
các lần là 1 – 2 phút
4
Chạy tốc độ
60m, xuất
phát cao
Đối tượng chạy với tốc độ tối đa,
sử dụng 100 % sức
Thực hiện từ 3 – 4 lần/
buổi. Thời gian nghỉ từ
các lần là 1 – 2 phút.
Bảng 2: Tiến trình tập luyện các bài tập bổ trợ:
TT Tên bài tập
Số
Buổi
Tuần
1 2 3 4 5 6 7
1
Đi bước nhỏ tại chỗ
4 x x x x
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
8
2
Chạy nâng cao đùi tại chỗ
5 x x x x x
3
Chạy nâng cao đùi di
chuyển 20m
6 x x x x x x
4
Chạy đạp sau di chuyển
20m
5 x x x x x
5
Tại chỗ thực hiện động
tác đánh tay
6 x x x x x x
6
Chạy tốc độ 30m, xuất
phát cao
5 x x x x x
7
Chạy tốc độ 40m, xuất
phát cao
4 x x x x
8
Chạy tốc độ 50m, xuất
phát cao
5 x x x x x
9
Chạy tốc độ 60m, xuất
phát cao
4 x x x x
Sau khi đã lựa chọn được một số bài tập bổ trợ, chúng tôi tiến hành thực
nghiệm trên 60 nam học sinh khối 11 và số học sinh đó được chia thành 2 nhóm
như sau:
+ Nhóm đối chứng (A) gồm 30 nam học sinh tiến hành giảng dạy và tập
luyện theo phương pháp mà giáo viên ở trường THPT Cẩm Thuỷ1,sử dụng.
+ Nhóm thực nghiệm (B) gồm 30 nam học sinh tiến hành giảng dạy và
tập luyện áp dụng các bài tập bổ trợ đã được lựa chọn.
Quá trình thực nghiệm được chúng tôi tiến hành trên đối tượng học sinh
có cùng độ tuổi, cùng giới tính, cùng địa dư và cùng thời gian tập luyện như
nhau. Mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi từ 10 phút đến 15 phút, đầu buổi hoặc cuối
buổi tuỳ thuộc vào nội dung cơ bản của buổi học. Thời gian tập luyện tiến hành
trong vòng 7 tuần, mỗi tuần 2 buổi tổng là 14 buổi.
Khi xây dựng được tiến trình giảng dạy các bài tập bổ trợ chúng tôi đã
biên soạn thang điểm kiểm tra thành tích và kỹ thuật chạy cự li 100m cho nam
học sinh khối 11 trường THPT Cẩm Thuỷ1.
Thang điểm được trình bày ở bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Thang điểm kiểm tra thành tích và kỹ thuật chạy cự ly 100m của
nam học sinh khối 11 trường THPT Cẩm Thuỷ1.
Điểm
thành tích
Thành tích chạy 100m
Điểm kỹ thuật
A B C D
10.0
≤12’’00
10.0 8.0 6.0 4.0
9.0 12’’01 – 12’’20 9.5 7.5 5.5 3.5
8.0 12’’21 – 12’’40 9.0 7.0 5.0 3.0
7.0 12’’41 – 12’’60 8.5 6.5 4.5 2.5
6.0 12’’61 – 12’’80 8.0 6.5 4.0 2.0
5.0 12’’81 – 13’’00 7.5 5.5 3.5 1.5
4.0 13’’01 – 13’’20 7.0 5.0 3.0 1.0
3.0 13’’21 – 13’’40 6.5 4.5 2.5 0.5
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
9
2.0
≥ 13’’41
6.0 4.0 2.0 0.0
II. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ:
Ứng dụng các bài tập bổ trợ vào thực tế môn chạy 100m cho nam học
sinh khối 11 trường THPT Cẩm Thuỷ1,và rút ra kết luận.
Như đã phân tích kết quả nghiên cứu ở nhiệm vụ 1 và qua khảo sát tình
hình thực tế ở trường THPT Cẩm Thuỷ1. Đây là một trường có bề dày kinh
nghiệm nhưng do trường vừa là trường học vừa là công trường xây dựng cho
nên còn khó khăn thiếu thốn về nhiều mặt: Cơ sở vật chất, sân bãi đội ngũ giáo
viên trẻ… Tuy nhiên việc giáo dục thể chất cho học sinh cũng được nhà trường
quan tâm, nhưng đến nay việc đưa các phương pháp giảng dạy mới đa dạng
phong phú về các hình thức tập luyện còn ít được sử dụng. Sự phát triển thể lực
của các em hiện nay chủ yếu dựa vào các bài tập thể dục thể thao đơn điệu và
điều kiện sống tự nhiên, và đôi khi áp dụng đó đến phân cuối của bài tập mới
được tập luyện một số bài tập đơn giản, quen thuộc như: Trò chơi chạy thoi tiếp
sức, nhảy lò co tiếp sức… và việc tập luyện kể trên chỉ diễn ra mỗi tuần hai
buổi, mỗi buổi 10 – 15 phút. Cho nên sự tác động của lượng vận động lên cơ thể
là rất ít, bởi vậy các tố chất thể lực nói chung của các em còn rất ít phát triển và
phát triển không đồng đều ở các năm học, đặc biệt là các tố chất về sức nhanh,
sức mạnh, sức mạnh tốc độ. Cho nên trường THPT Cẩm Thuỷ 1 cần phải tìm
kiếm những phương pháp nội dung tập luyện mới đa dạng phong phú hơn, để
ứng dụng vào thực tế cho học sinh tập luyện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
giáo dục thể chất nói chung và thành tích chạy 100m nói riêng.
Để đạt được mục đích đó bước đầu trong nghiên cứu khoa học tôi đã vận
dụng một số bài tập bổ trợ cho kỹ thuật giai đoạn “giữa quảng” của môn chạy
100m để các em tập luyện (đó là hệ thống các bài tập đã được trình bày ở phần
phương pháp thực nhiệm sư phạm). Trong quá trình đó chúng tôi tiến hành thực
nghiệm trên 60 học sinh nam của 2 lớp 11ca3 và 11ca4, 60 học sinh này được
chia thành 2 nhóm: Nhóm đối chứng A thuộc lớp 11ca3 và nhóm thực nghiệm B
thuộc lớp 11ca4 mỗi nhóm gồm 30 em. Trong khi tập luyện các bài tập bổ trợ
yêu cầu người tập phải thực hiện đầy đủ lượng vận động của bài tập.
Tương tự như thế chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích và điểm kỹ
thuật của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, kết quả kiểm tra được trình bày
ở các bảng sau:
Bảng 4: Thành tích trước và sau thực nghiệm của chạy 100m nam, học sinh
khối 11, trường THPT Cẩm Thuỷ 1,Thanh Hoá
(N=30)
Thời điểm
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
Nh. đối
chứng
Nh. thực
nghiệm
Nh. đối
chứng
Nh. thực
nghiệm
12”54 12”56 12”39 12”10
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
10
Biểu đồ: Biểu diễn thành tích chạy 100m của học sinh trước và sau thực nghiệm
của Nam học sinh khối 11, trường THPT Cẩm Thuỷ 1,Thanh Hoá
)(m
X
)(m
X
Số trung bình cộng.
Nhìn vào bảng 4 và biểu đồ ta thấy:
* Trước thực nghiệm: Thành tích chạy trung bình của nhóm đối chứng A là
12”54, nhóm thực nghiệm B là 12”56. Nhìn về thành tích thì nhóm đối chứng có
phần tốt hơn.
* Sau thực ngiệm : Thành tích trung bình của nhóm đối chứng A là 12”39,
nhóm thực nghiệm B là 12’10. Khi chúng ta đem so sánh thành tích của hai
nhóm sẻ thấy rõ nhóm thực nghiệm B tăng lên rất nhiều so với nhóm đối chứng
A.
Bảng 5: Kết quả kiểm tra điểm kỹ thuật chạy 100m, trước thực nghiệm của nam
học sinh khối 11 trường THPT Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá .
(N=30)
Kết quả
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
Số HS % Số HS %
Học sinh đạt điểm giỏi: 9 – 10 3 10 1 3,3
Học sinh đạt điểm khá: 7 – 8 10 33,3 9 30
Học sinh đạt điểm TB: 5 – 6 13 43,3 14 46,6
Học sinh đạt kém 4 13,3 6 20
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
12”54
12”56
12”39
12”10
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Thời điểm
11
Bảng 6: Kết quả kiểm tra điểm kỹ thuật chạy 100m, sau thực nghiệm của
nam học sinh khối 11 trường THPT Cẩm Thuỷ1, Thanh Hoá.
(N=30)
Kết quả
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
Số HS % Số HS %
Học sinh đạt điểm giỏi: 9 – 10 4 13,3 6 20
Học sinh đạt điểm khá: 7 – 8 12 40 15 50
Học sinh đạt điểm TB: 5 – 6 13 43,3 9 30
Học sinh đạt kém 1 3,33 0 0
Tóm lại:
* Trước thực nghiệm: Thành tích và kỷ thuật môn chạy 100m, xuất phát thấp
của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đối đồng đều, thậm chí
nhóm đối chứng còn có phần tốt hơn so với thành tích nhóm thực nghiệm.
Nhìn vào bảng 5 ta thấy:
+ Số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm đối chứng A là 3 học sinh, chiếm tỉ lệ
10%. Còn số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm thực nghiệm B là 1 học sinh
chiếm tỉ lệ 3,33%.
+ Số học sinh đạt điểm khá của nhóm đối chứng A là 10 học sinh, chiếm tỉ lệ
33,3%. Còn số học sinh đạt điểm khá của nhóm thực nghiệm B là 9 học sinh
chiếm tỉ lệ 30%.
+ Số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm đối chứng A là 13 học sinh, chiếm
tỉ lệ 43,3%. Còn số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm thực nghiệm B là 14
học sinh chiếm tỉ lệ 46,6%.
+ Số học sinh đạt điểm kém của nhóm đối chứng A là 4 học sinh, chiếm tỉ lệ
13,3%. Còn số học sinh đạt điểm kém của nhóm thực nghiệm B là 6 học sinh
chiếm tỉ lệ 20%.
Nhìn vào bảng 5 và phân tích kết quả ta thấy thành tích của nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm tương đối đồng đều nhau và số học sinh đạt điểm
yếu còn đang chiếm một tỉ lệ nhất định.
* Sau thực nghiệm: Sau 7 tuần chúng tôi áp dụng các bài tập bổ trợ cho kỷ
thuật giai đoạn giữa quãng của môn chạy 100m vào cho nhóm thực nghiệm B
tạp luyện. Chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích và điểm kỹ thuật của môn
chạy 100m, xuất phát thấp của cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
Nhìn vào bảng 6 ta thấy sau thực nghiệm không những nhóm thực nghiệm
B tăng rõ lên về thành tích mà điểm kỹ thuật của nhóm thực nghiệm B cũng tốt
hơn nhóm đối chứng rất nhiều. Cụ thể là:
+ Số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm đối chứng A là 4 học sinh, chiếm tỉ lệ
10,33%. Còn số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm thực nghiệm B là 6 học sinh
chiếm tỉ lệ 20%.
+ Số học sinh đạt điểm khá của nhóm đối chứng A là 12 học sinh, chiếm tỉ lệ
40%. Còn số học sinh đạt điểm khá của nhóm thực nghiệm B là 15 học sinh
chiếm tỉ lệ 50%.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
12
+ Số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm đối chứng A là 13 học sinh, chiếm
tỉ lệ 43,3%. Còn số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm thực nghiệm B là 9
học sinh chiếm tỉ lệ 30%.
+ Số học sinh đạt điểm kém của nhóm đối chứng A là 1 học sinh, chiếm tỉ lệ
3,33%. Riêng nhóm thực nghiệm B không còn học sinh nào bị điểm kém.
Như vậy sự tăng lên rõ rệt về thành tích và điẻm kỹ thuật của môn chạy
100m của nhómn thực nghiệm B đã cho chúng ta thấy rằng việc áp dụng các bài
tập bổ trợ cho kỷ thuật giai đoạn “ giữa quãng” trong môn chạy 100m cho nam
học sinh khối 11 trường THPT Cẩm Thuỷ 1 đã đưa ra kết quả có tính khoa học.
Đây là những bài tập co tính thực tiễn cao, có thể áp dụng rộng rãi vào giảng dạy
của trương trình giáo dục thể chất ở trường THPT Cẩm thuỷ1,Thanh Hoá.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. NHỮNG KẾT LUẬN:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học và thực tiễn giáo dục ở trên, các
số liệu thu được qua phân tích xử lý, đánh giá trong quá trình nghiên cứu đề tài
này chúng tôi đi đến những kết luận sau đây:
1. Qua một thời gian nghiên cứu đề tài chúng tôi đã lựa chọn được một hệ
thống bài tập bổ trợ và xây dựng được một tiến trình giảng dạy cho kỹ thuật giai
đoạn “giữa quãng” của môn chạy 100m, có tính khoa học và mang ý nghĩa thực
tiễn cao.
2. Hệ thống bài tập bổ trợ đã đem lại hiệu quả cao khi áp dụng vào giảng
dạy cho nam học sinh khối 11 trường THPT Cẩm Thuỷ1. Cụ thể là sau khi áp
dụng các bài tập bổ trợ vào giảng dạy cho nhóm thực nghiệm B. Chúng tôi tiến
hành kiểm tra đánh giá thành tích toàn bộ kỹ thuật chạy 100m, xuất phát thấp
của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
Thành tích của nhóm thực nghiệm B sau khi tập luyện đã tăng lên rất
nhiều so với nhóm đối chứng.
Bởi vậy, hệ thống bài tập bổ trợ mà chúng tôi lựa chọn đã góp phần làm
phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất, giúp cho quá trình giảng dạy của
giáo viên và quá trình học tập của học sinh đạt kết quả cao.
II. KIẾN NGHỊ:
Trên cơ sở kết luận đã nêu của đề tài, cùng với thực tiễn trong giảng dạy
thể dục thể thao của trường THPT Cẩm thuỷ1 chúng tôi có một số kiến nghị sau:
1. Đối với học sinh trường PTTH việc xác định đúng các bài tập cho các
em tập luyện là một điều kiện thuận lợi để các em phát triển tốt nhất về thể lực
cũng như tiếp thu về kỹ thuật, nâng cao hiệu quả học tập. Do đó trong quá trình
giảng dạy cần áp dụng nhiều bài tập bổ trợ ở các môn học thể dục thể thao nói
chung và trong môn chạy cự li 100m nói riêng, giúp học sinh có thể đạt hiệu quả
tập luyện tốt nhất.
2. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu ở trường THPT Cẩm Thuỷ1 ,
chúng tôi thấy đây là một trường có điều kiện vật chất phục vụ cho môn học thể
dục thể thao còn hạn chế và hư hỏng nhiều, điều này đã làm ảnh hưởng đến một
phần không nhỏ kết quả học tập của học sinh. Do đó nhà trường cần phải tạo
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
13
điều kiện, bổ sung thêm cơ sở vật chất để quá trình học tập và rèn luyện của các
em đạt hiệu quả cao hơn.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, đề tài mới chỉ là những nghiên cứu
bước đầu trong phạm vi hẹp, nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót.
Chúng tôi mong được sự góp ý của Hội đồng Khoa học ngành Giáo dục Thanh
Hoá để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cẩm Thuỷ, ngày 15 tháng 05 năm 2011
Người viết
Nguyễn Thị Hằng
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT Tên sách Tác giả Nhà
xuất bản
Năm
xuất bản
1 Lý luận và
phương pháp giáo
dục thể chất
Nguyên Toán
Phạm Danh Tôn
TDTT 1993
2 Sách điền kinh PGS.TS Dương Nghiệp Ch
PGS.TS Nguyễn Kim
Minh
PGS.TS Phạm Khắc Học
TS.Võ Đức Phùng
TS. Nguyễn Đại Dương
GV. Nguyễn Văn Quảng
GV. Nguyễn Quang Hưng
TDTT
Hà Nội
2000
3 Sinh lý học TDTT PGS. Lưu Quang Hiệp TDTT 1995
4 Phương pháp
nghiên cứu khoa
học TDTT
TS. Vũ Đào Hùng Giáo dục 1998
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
15
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài Trang1
1. Phạm vi nghiên cứu Trang3
2. Mục đích nghiên cứu Trang3
II.Tổng quan của vấn đề nghiêng cứu Trang 3
1. Cơ sở lý luận và cơ sỏ sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ Trang3
2. Nguyên lý kỹ thuật của môn chạy Trang 4
3. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT Trang 5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Trang 7
1. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 7
1.1Nhiệm vụ 1 Trang 7
1.2Nhiệm vụ 2 Trang 7
2. Phương pháp nghiên cứu Trang 7
2.1Phương pháp đọc tài liệu Trang 7
2.2 Phương pháp dùng thử Trang 7
2.3 Những bài tập bổ trợ phát triển kỷ thuật………………………… Trang 8
2.4 Hệ thống các bài tập phát triển……………………………………Trang10
II. Phân tích nhiệm vụ Trang13
C. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
I. Những kết luận Trang17
II. Kiến nghị Trang17
Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng - Môn TD - THPT Cẩm Thuỷ1.
16