Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

luận văn kế toán phân tích hoạt động kinh doanh công ty tnhh tư vấn giải pháp và phần mềm tâm việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 79 trang )

GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
1
C
ần Th
ơ

2010

Giáo viên hướng dẫn:
CÔ CHÂU THI LỆ DUYÊN
Sinh viên thực hiện:
VÕ PHI LONG
Mã số sinh viên: 4061074
Lớp: Kế toán – Kiểm toán
K32
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP &
PH
ẦN MỀM TÂM VIỆT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP































GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long

2
LỜI CẢM TẠ


Tôi đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này. Nhân đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
họ. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của họ, chắc chắn tôi sẽ không thể hoàn
thành tốt khóa luận của mình.
Trước hết, tôi muốn cảm ơn anh Lê Anh Tuấn, phó Giám đốc và anh Phan Đình
Phúc Vinh, Kế toán trưởng của Công ty TNHH Tâm Việt đã giúp tôi vào thực
tập tại công ty. Anh Hồ Phú Hiển, Giám đốc đơn vị, đã tạo điều kiện cho tôi tiếp
xúc với các phòng ban, đặc biệt là phòng dịch vụ khách hàng (Customer
Department) và phòng kế toán (Accounting Department). Từ đó, mà tôi có cái
nhìn rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp. Tôi rất cám ơn chị Hoàng Lữ Tiểu
My. Chị rất nhiệt tình và cung cấp cho tôi hầu hết các số liệu cần thiết để tôi thực
hiện luận văn này. Chị cũng giúp tôi hiểu rõ các nghiệp vụ kế toán thực tế tại
doanh nghiệp. Chị Nguyễn Thị Ý, chị Cô Thị Lệ Diễm và chị Nguyễn Thị Thanh
Thuận, kế toán của doanh nghiệp, đã hướng dẫn tôi rất nhiều trong suốt quá trình
thực tập. Các chị đã tạo điều kiện cho tôi được sử dụng phần mềm kế toán
ViNET Accounting Pro và xử lý các chứng từ thực tế.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Châu Thị Lệ Duyên, giáo viên
hướng dẫn luận văn tốt nghiệp của tôi. Vì thực tập xa, tôi không có điều kiện tiếp
xúc với cô thường xuyên. Tuy nhiên, cô đã tạo điều kiện cho tôi gửi bài qua thư
điện tử (email) và hướng dẫn tôi chỉnh sửa để đề tài được tốt hơn.

Ngày 23 tháng 04 năm 2010
Sinh viên thực hiện






VÕ PHI LONG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng khớp với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.



Ngày 23 tháng 04 năm 2010
Sinh viên thực hiện






VÕ PHI LONG


















GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
4
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
































Ngày… tháng……. năm…….
Giám đốc đơn vị


GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
































Ngày…… tháng……. năm…….
Giáo viên hướng dẫn







CHÂU THỊ LỆ DUYÊN
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
6


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN































Ngày…… tháng……. năm…….
Giáo viên phản biện



GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
7
MỤC LỤC

Lời mở đầu 01
Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 03
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 03
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 03
1.2.1. Mục tiêu chung 03
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 04
1.3. Các giả thuyết kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 04
1.3.1. Các giả thuyết kiểm định 04
1.3.2. Các câu hỏi nghiên cứu 04
1.4. Phạm vi nghiên cứu 04
1.4.1. Không gian 04
1.4.2. Thời gian 04
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 04
Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 06
2.1. Phương pháp luận 06
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 06
2.1.1.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 06
2.1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 06
2.1.2. Các phương pháp phân tích 06
2.1.2.1. Phương pháp phân tích môi trường kinh doanh 07
2.1.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 07
2.1.2.2.1. Phân tích so sánh báo cáo tài chính 07
2.1.2.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính 08
2.2. Phương pháp nghiên cứu 12
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 12
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 13
2.2.4. Mục tiêu phân tích 13
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
8
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TÂM VIỆT 15
3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Tâm Việt 15
3.2. Sản phẩm - dịch vụ cung cấp cho thị trường 17
3.3. Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển 18
3.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 18
3.4.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Tâm Việt 18
3.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận 19
Chương 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH TÂM VIỆT.22
4.1. Phân tích môi trường kinh doanh 22
4.1.1. Môi trường vi mô 22
4.1.2. Môi trường vĩ mô 24

4.2. Phân tích báo cáo tài chính công ty 27
4.2.1. Phân tích chiều dọc - chiều ngang 27
4.1.1.1. Phân tích báo cáo tài chính 27
4.1.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 32
4.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính 42
4.1.2.1. Phân tích tình hình thanh khoản của doanh nghiệp 42
4.1.2.2. Phân tích các tỷ số lợi nhuận 46
4.1.2.3. Phân tích cấu trúc vốn 49
4.3. Phân tích tình hình nhân sự 50
4.3.1. Cơ cấu nhân sự công ty TNHH Tâm Việt 50
4.3.2. Phân tích chính sách lương công ty TNHH Tâm Việt 51
Chương 5
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ CHIẾN LƯỢC 53
5.1. Quản lý tiền tại quỹ hiệu quả hơn 53
5.2. Quản lý chi phí ngoài sản xuất 53
5.3. Chính sách nhân sự 54
5.4. Một số đề xuất và chiến lược 57
Tài liệu tham khảo 66
Phụ lục 67
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
9


LỜI MỞ ĐẦU

Trong hoạt động kinh doanh và đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của các nhà
đầu tư cũng như nhà quản trị doanh nghiệp là lợi nhuận thu được trong kỳ (the
bottom line). Thậm chí, người ta đặt ra tiêu chí tưởng thưởng cho những nhà
quản lý thông qua mức lợi nhuận đạt được (tỷ lệ phần trăm trên mức lợi nhuận).
Tuy nhiên, đứng về phương diện quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận kinh doanh chỉ

là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Chúng ta không chỉ đơn giản là nhìn vào con số lợi nhuận
hàng năm để kết luận một doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không mà
phải đánh giá được tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực (the
effectiveness & the efficiency of resources) để đạt được kết quả đó. Ngoài ra còn
phải xem xét những yếu tố khác, như: sự biến động chi phí, tình hình nhân sự,
tiềm năng phát triển trong dài hạn.v.v.
Trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt hiện nay, để tồn tại,
doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả, nắm vững các quy luật thị trường để áp
dụng vào công việc kinh doanh của mình. Nếu không đáp ứng được những yêu
cầu này, doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ bị loại ra ngoài cuộc chơi. Để có thể làm
được điều này, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích và đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình. Dựa trên các phân tích về hoạt động của mình,
doanh nghiệp thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong hoạt động hàng ngày cũng
như trong chiến lược dài hạn. Phát huy các thế mạnh và cơ hội sẵn có, đồng thời
khắc phục những yếu kém và mối đe dọa gặp phải.
Chính vì tầm quan trọng của việc phân tích tổng thể các yếu tố để đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tôi chọn đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP & PHẦN MỀM TÂM
VIỆT” là chủ đề nghiên cứu cho luận văn của mình.
Nội dung của luận văn là sự áp dụng các kiến thức phân tích tài chính và thị
trường vào một công ty thực tế (ở đây là công ty TNHH tư vấn giải pháp & phần
mềm Tâm Việt) để xem xét hiệu quả hoạt động của công ty này dựa trên các
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
10
phân tích về tài chính, phân tích biến động và phân tích môi trường hoạt động.
của doanh nghiệp.
Vì được thực hiện trong một thời gian ngắn nên luận văn này không tránh
khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô góp ý để tôi có thể hoàn thiện đề tài
nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn.




TP HCM, ngày 23 tháng 04 năm 2010
Sinh viên thực hiện




VÕ PHI LONG
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
11
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là chỉ tiêu được nhiều
người quan tâm vì nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, và là căn cứ
để những nhà đầu tư (investors) và tổ chức tín dụng (creditors) xem xét có
nên đầu tư vào doanh nghiệp hay cho doanh nghiệp đó vay không? Hiệu quả
hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh,
phân tích hiệu quả kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra
phương pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa với sự đánh đổi
(trade-off) ít nguồn lực nhất.
Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nhà quản trị cũng cần
xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, tập hợp tất cả các nguồn lực hiện có, về:
vốn, con người, công nghệ,… để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Tuy
nhiên, để có thể thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, đòi hỏi nhà quản trị phải
phân tích hiệu quả của phương án dựa trên phân tích tình hình kinh doanh
hiện tại để đề xuất chiến lược trong tương lai. Kết quả kinh doanh của kỳ hiện
tại được dùng để so sánh với những kỳ trước đó, để xem xét biến động các

khoản mục chi phí, doanh thu, lợi nhuận,… Đồng thời tìm ra nguyên nhân
của sự biến động này để tìm cách cải thiện theo hướng tối ưu nhất.
Nếu như đối với nhà quản trị doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động được đặt lên
hàng đầu, thì đứng trên phương diện nhà đầu tư, họ xem xét mục tiêu lợi
nhuận đạt được là một trong những yếu tố quan trọng nhất để ra quyết định.
Lợi nhuận được họ xem xét trong mối tương quan với: doanh thu, tài sản, vốn
chủ sở hữu. Đối với các tổ chức tín dụng, họ quan tâm chủ yếu đến khả năng
trả nợ và tình hình thanh khoản (liquidity) của doanh nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu và phân tích hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007,
2008 và 2009, để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
12
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích và đồ thị;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất – kinh
doanh;
- Phân tích tình hình tài chính. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tỷ
số tài chính;
- Phân tích cơ cấu nhân sự của công ty. Sử dụng phương pháp thống kê tỷ
trọng;
- Đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp trên cơ sở những phân tích về kinh doanh, tài chính và nhân
sự.
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH & CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định:
- Công ty hoạt động hiệu quả;
- Chi phí giá vốn thấp thì hiệu quả kinh doanh tăng.

1.3.2. Các câu hỏi nghiên cứu:
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quan hệ với doanh thu và chi phí như
thế nào?
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh?
- Cơ cấu nhân sự của công ty như thế nào?
1.4. PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Không gian:
Luận văn được thực hiện để phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH tư vấn & giải pháp phần mềm Tâm Việt.
1.4.2. Thời gian:
Luận văn được thực hiện từ ngày 01/02/2010 đến ngày 23/04/2010.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
Do luận văn được thực hiện trong thời gian ngắn, khả năng tiếp cận chiều sâu
vấn đề còn hạn chế, tôi chủ yếu tập trung phân tích các nội dung sau:
- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (vi mô & vĩ mô);
- Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận;
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp;
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
13
- Cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp.
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh:
2.1.1.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh:
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá
trình và kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên

cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại
nhằm rút ra quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
2.1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh:
Phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ quản lý kinh tế
hiệu quả của doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là tính hữu
hiệu (efficiency) và hiệu quả (effectiveness) trong việc sử dụng nguồn lực.
Đó là điều kiện cần thiết để tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện
nay. Để có thể làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm
tra, đánh giá đầy đủ và chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh
doanh, những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ
với môi trường kinh doanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao
hiệu quả hoạt động của mình. Việc tiến hành phân tích toàn diện mọi mặt
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có vị trí hết
sức quan trọng.
Phân tích kinh doanh bao gồm việc đánh giá, xem xét việc thực hiện kế
hoạch, mục tiêu (goals/ objectives) đã ra, những tồn tại, nguyên nhân khách
quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để có thể tận dụng triệt để thế
mạnh và cơ hội của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh
là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp hoạch định (planning) chiến lược phát
triển và phương án hoạt động trong tương lai.
2.1.2. Các phương pháp phân tích:
2.1.2.1. Phương pháp phân tích môi trường kinh doanh:
Một số kỹ thuật phân tích môi trường kinh doanh phổ biến như sau:
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
15
(1) Phân tích PEST:
Kỹ thuật này được sử dụng để phân tích môi trường bên ngoài bằng cách xem
xét các nhân tố bên ngoài khác nhau (external factors) tác động đến tổ chức.
Các nhân tố cần xem xét trong phân tích PEST là:

- Political: những tác động hiện tại và tiềm năng từ Nhà nước, pháp lý;
- Economic: những ảnh hưởng của nền kinh tế địa phương, quốc gia và thế
giới;
- Socialogical: các cách thức mà xã hội tác động đến doanh nghiệp;
- Technological: Ảnh hưởng của vấn đề công nghệ, kỹ thuật.
(2) Phân tích MOST:
Kỹ thuật này được dùng để phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp.
Các yếu tố cấu thành phân tích MOST gồm có:
- Mission: sứ mạng, nơi mà doanh nghiệp sẽ đi đến;
- Objectives: những mục tiêu chính giúp doanh nghiệp đạt được sứ mạng đó;
- Strategies: chiến lược thực hiện;
- Tactics: cách thức chiến lược được thực thi.
(3) Phân tích ma trận TOWS (TOWS Matrix):
Kỹ thuật này được dùng để giúp chúng ta đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của
doanh nghiệp. Đồng thời xác định các cơ hội và những rủi ro tiềm tàng. Các
yếu tố cấu thành phân tích TOWS:
- Threats: những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải;
- Opportunities: các cơ hội mà doanh nghiệp có thể gặp phải;
- Weaknesses: những điểm yếu cần cải thiện, những gì chưa làm tốt;
- Strengths: những điểm mạnh cần phát huy, những gì làm tốt.
2.1.2.2. Phân tích báo cáo tài chính:
2.1.2.2.1. Phân tích so sánh báo cáo tài chính (Comparative financial
statements):

Phương pháp này được sử dụng để so sánh dữ liệu trên các báo cáo tài
chính nhiều kỳ liên tục. Phương pháp phân tích so sánh báo cáo tài chính
giúp chúng ta thấy được xu hướng (trends) và mối quan hệ (relationships)
của các dữ liệu qua thời gian.
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
16

- Phân tích chiều ngang (Horizontal analysis): thể hiện xu hướng và mối
quan lệ của các chỉ tiêu xuất hiện trên cùng một dòng của các báo cáo tài
chính đem so sánh (on the same row of a comparative statement). Phân tích
chiều ngang cho thấy sự thay đổi của các chỉ tiêu nói trên qua thời gian.
Mỗi chỉ tiêu được thể hiện trên một dòng của báo cáo tài chính (ví dụ như
doanh thu) của một kỳ tài chính được so sánh với cùng chỉ tiêu đó của kỳ tài
chính khác. Phân tích chiều ngang có thể được thực hiện dưới dạng số tuyệt
đối hoặc số tương đối (% hay dạng tỷ số).
- Phân tích chiều dọc (Vertical analysis): là phương pháp chuyển đổi các
chỉ tiêu trên các cột của báo cáo tài chính về dạng phần trăm (%) dựa trên
một chỉ tiêu cơ sở nào đó (base figure) nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các
khoản mục, giúp thuận tiện cho việc so sánh. Ví dụ, một khoản mục nào đó
trên báo cáo thu nhập có thể thể hiện dưới dạng một tỷ lệ % của doanh thu.
Tương tự như vậy, một khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán có thể
được thể hiện dưới dạng tỷ lệ % của tổng tài sản,.v.v.
2.1.2.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính (financial ratio analysis):
Phân tích tỷ số tài chính là một trong những phương pháp phổ biến để đánh
giá tình hình tài chính (financial position) của một doanh nghiệp. Ngoài ra,
phân tích các tỷ số còn giúp chúng ta ước tính được lợi nhuận và rủi ro
(return & risk) trong tương lai.
Có nhiều tỷ số tài chính được xây dựng để xem xét về khía cạnh nào đó của
doanh nghiệp. Các tỷ số có thể là sự kết hợp của khoản mục nào đó trên báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income statement), bảng cân đối kế toán
(Balance sheet), và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cashflows).
Chúng ta có thể phân loại các tỷ số tài chính như sau:
(1) Tỷ số thanh khoản (Liquidity ratios): đo lường trực tiếp khả năng thanh
khoản của doanh nghiệp, tức khả năng thanh toán các khoản nợ/ nghĩa
vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp. Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ
số thanh toán nhanh là hai tỷ số quan trọng dùng để đánh giá tình hình
thanh khoản của doanh nghiệp.

GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
17
- Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio/ Working capital ratio): thể
hiện mối quan hệ giữa tài sản lưu động (current/ working assets) và
nợ ngắn hạn (current liabilities). Công thức tính của tỷ số như sau:
Tài sản ngắn hạn
CR

=
Nợ ngắn hạn

- Tỷ số thanh toán nhanh (Acid-test/ Quick ratio): thể hiện mối quan
hệ những tài sản có tính thanh khoản cao
1
(high liquidity) như: tiền
mặt (cash) và các khoản tương đương tiền
2
như: chứng khoán ngắn
hạn (marketable securities) và các khoản phải thu (accounts
receivable) với các khoản nợ ngắn hạn. Hàng tồn kho (inventory) và
chi phí trả trước (prepaid expenses) thường không được đưa vào khi
tính tỷ số thanh toán nhanh vì những tài sản này có khả năng chuyển
đổi thành tiền trong ngắn hạn thấp. Tỷ số thanh toán nhanh là một
chỉ tiêu khác để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
bằng tài sản có tính thanh khoản nhất của doanh nghiệp. Công thức
tính tỷ số thanh toán nhanh như sau:





- Tỷ số vốn lưu động (Working capital turnover): Vốn lưu động có
mối quan hệ đặc biệt với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
đặc biệt là thông qua các khoản phải thu, hàng tồn kho và tiền mặt.
Tỷ số doanh thu trên vốn lưu động được dùng như một chỉ tiêu để đo
lường hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động để tạo ra doanh thu
của công ty.

1
Những tài sản có tính thanh khoản cao là những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt (cash) dễ
dàng và trong thời gian ngắn.
2
Khoản tương đương tiền được định nghĩa là những tài sản có tính thanh khoản cao, hay nói cách khác là
tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng và trong thời gian ngắn. Trong kế toán, người ta
thường xếp các khoản đầu tư ngắn hạn (thời gian thu hồi vốn dưới 3 tháng) là khoản tương đương tiền
(tài khoản 121).
Tài sản ngắn hạn – (Hàng tồn kho + Chi phí trả trước)
QR =
Nợ ngắn hạn
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
18
Doanh thu thuần
Tỷ số vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân

(2) Tỷ số hoạt động (Activity/ Turnover ratios):
Các tỷ số hoạt động được dùng để đánh giá chu kỳ kinh doanh và các tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số hoạt động có thể được tính cho hàng tồn
kho, các khoản phải thu, tổng tài sản…
- Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover): thiết lập mối quan hệ
giữa số lượng hàng bán và hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho

của các doanh nghiệp cùng hay không cùng ngành nghệ kinh doanh
có thể khác nhau đáng kể.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Số ngày kỳ phân tích
Kỳ quay vòng hàng tồn kho

=
Vòng quay hàng tồn kho

Kỳ quay vòng hàng tồn kho cho biết số ngày trong một kỳ quay hàng tồn
kho, tức thời gian lưu trữ hàng tồn kho trước khi tiêu thụ.
- Vòng quay khoản phải thu (Accounts receivable turnover): thể hiện
mối quan hệ giữa doanh số hàng bán chịu (credit sales) và khoản
phải thu (accounts receivable).
Doanh thu bán hàng trả chậm
Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân trong kỳ
Số ngày kỳ phân tích
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày trung bình để thu hồi khoản phải thu.
- Vòng quay tổng tài sản (Asset turnover): đo lường hiệu quả của việc
sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu. Tỷ số này cho thấy 1
đồng đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
19


Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ thuần
Vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản bình quân

- Vòng quay khoản phải trả (Accounts payable ratio): mối quan hệ
giữa khoản phải trả và số tiền phải trả từ mua hàng hóa/ dịch vụ
trong kỳ cung cấp thông tin về tỷ trọng khoản phải trả đang hiện hữu.
Khoản phải trả
Vòng quay khoản phải trả =
Tổng số tiền mua hàng hóa/ dịch vụ trong kỳ

Số ngày kỳ phân tích
Kỳ vòng quay khoản phải trả =
Vòng quay khoản phải trả

(3) Tỷ số lợi nhuận (Profitability ratios):
- Hệ số lãi gộp (Profit margin on sales/ Return on sales): thể hiện số
lợi nhuận mà công ty tạo ra từ mỗi đồng doanh thu. Tỷ số cho thấy
năng lực kiểm soát các khoản chi phí của công ty trong mối quan hệ
với doanh thu.
Lợi nhuận ròng
ROS =
Doanh thu thuần
- Tỷ suất sinh lợi từ tổng tài sản (Return on total assets/ Return on
total investment): thấy khả năng quản lý trong việc dùng tài sản
công ty để tạo ra lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
ROA =


Tổng tài sản bình quân

- Tỷ suất sinh lợi từ vốn chủ sở hữu (Return on stockholders’ equity):
thể hiện thành công hay thất bại của ban quản trị doanh nghiệp trong
việc tối đa hóa lợi nhuận cho những người sở hữu (những người đầu
tư vốn vào công ty).
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
20
Lợi nhuận ròng
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
(4) Tỷ số cấu trúc vốn (Capital structure ratios):
- Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Shareholders’ equity to total
assets): cho thấy tỷ trọng tài sản trong công ty được tài trợ bằng
nguồn vốn tự có.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản =
Tổng tài sản
- Nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt to equity ratio): đo lường mức độ sử
dụng đòn bẩy tài chính
3
của công ty.
Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Nợ/ Vốn chủ sỡ hữu =
Tổng tài sản

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
Số liệu trong luận văn này được lấy từ Phòng kế toán của Công ty TNHH
giải pháp & phần mềm Tâm Việt.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập thông qua một số nguồn và phương pháp sau:
- Thu thập số liệu thứ cấp thông qua Báo cáo Thuế của doanh nghiệp qua
2 năm 2007 và 2008;
- Thu thập hóa đơn, chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, từ
đó tính toán các số liệu kỳ hiện tại (2009);
- Phỏng vấn một số nhân viên trong công ty;
- Tham khảo một số tài liệu và số liệu từ báo, tạp chí, Internet qua một số
trang tin điện tử (websites) như: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tổng Cục
thống kê (), Công ty TNHH Giải pháp và
phần mềm Tâm Việt (), Bách khoa mở
Wikipedia (

3
Đòn bẩy tài chính (Financial leverage) là một kỹ thuật tài trợ (financing technique), dùng nợ/ nguồn vốn
từ cổ phiếu ưu đãi (prefered stocks) hay những nguồn quỹ khác có phát sinh các nghĩa vụ tài chính để cải
thiện lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
21
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu:
Các phương pháp chủ yếu được dùng để phân tích số liệu trong luận văn này
là:
- Phương pháp so sánh: bao gồm phương pháp số tuyệt đối và phương
pháp số tương đối, nhằm so sánh đối chiếu số liệu giữ các năm với nhau,
tìm ra xu hướng biến động của số liệu. Phương pháp này cho chúng ta
có cái nhìn tổng quan. Hoạt động kinh doanh đang theo xu hướng tích
cực hay tiêu cực.
- Phương pháp phân tích: sau khi thấy được biến động của số liệu, chúng
ta thực hiện phương pháp này nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến sự
biến động/ nguyên nhân gây ra sự biến động này. Đề ra biện pháp để

phát huy nhân tố tích cực và hạn chế tác động của các yếu tố tiêu cực.
- Phương pháp thống kê: thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, các số liệu
thống kê thứ cấp để phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu và trích dẫn
(quoted).
2.2.4. Mục tiêu phân tích:
- Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, gồm môi trường vi
mô và vĩ mô để đánh giá các lợi thế/ bất lợi và cơ hội/ thách thức của
doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện tại;
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm (2007 đến
2009). Từ đó thấy được xu hướng tích cực/ tiêu cực của các chỉ tiêu.
Phân tích và tìm nguyên nhân xu hướng này để hiểu rõ tình hình hoạt
động của công ty;
- Sử dụng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính để đánh giá năng lực
tài chính của doanh nghiệp;
- Phân tích cơ cấu nhân sự về trình độ, khả năng và năng suất làm việc;
- Trên cơ sở các phân tích trên, đề ra giải pháp và chiến lược trong thời
gian sắp tới.
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
22
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN TƯ VẤN GIẢI PHÁP & PHẦN MỀM TÂM VIỆT

3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TÂM VIỆT:
Một số thông tin về Công ty TNHH giải pháp & phần mềm Tâm Việt (Tam Viet
Co. Ltd):
a. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:
- Hình thức sở hữu vốn: tư nhân;
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất phần mềm và tư vấn kế toán – tài chính;
- Hội đồng thành viên: Anh Hồ Phú Hiển (Giám đốc) và anh Lê Anh Tuấn

(phó Giám đốc);
- Địa chỉ: Số 81, Quảng Hiền. Phường 11, Quận Tân Bình, TP. HCM;
- Điện thoại: (08) 971 7977 – 244 8212 Fax: (08) 971 7977
- Website: www.tamvietco.com
- Email:
- Logo công ty TNHH giải pháp & phần mềm Tâm Việt:



b. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm (năm tài
chính);
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VND (đồng Việt Nam).
c. Chế độ kế toán áp dụng:
- Chế độ kế toán: công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC, do Bộ Tài chính ban hành vào ngày
20/03/2006;
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy - Nhật ký chung.
d. Các chính sách kế toán áp dụng:
- Khoản mục tiền trên Bảng cân đối kế toán: là số dư cuối kỳ tổng hợp của
phần tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp và tiền gửi ngân hàng;
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
23
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử
dụng trong kế toán (VND): theo phương pháp tỷ giá thực tế.
e. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
- Nguyên tắc tính giá trị hàng tồn kho: ghi nhận giá trị hàng tồn kho theo
nguyên tắc giá gốc (historical cost);
- Nguyên tắc tính giá trị hàng xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền
(average cost method)

4
;
- Nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
f. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:
- Nguyên tắc ghi nhận giá trị tài sản cố định: giá mua cộng các khoản chi
phí liên quan đến khi đưa tài sản vào chính thức hoạt động, như: chi phí
lắp đặt, chảy thử, vận chuyển,…
- Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng
(straight-line depreciation)
5
.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Công ty tư vấn giải pháp & phần mềm
Tâm Việt (TamViet Software Company) được thành lập ngày 11 tháng 10 năm
2006 với định hướng chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm kế
toán – tài chính và quản trị doanh nghiệp.
Công ty Tâm Việt được thành lập bởi các chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm
trong lĩnh vực phần mềm tài chính – kế toán, ngân hàng & quản trị doanh nghiệp
với mục tiêu kết hợp sự hiểu biết về nghiệp vụ, công nghệ , phương thức hỗ trợ
khách hàng & kinh nghiệm thực tế để tạo ra các sản phẩm & dịch vụ chất lượng
cao cho thị trường.
3.2. SẢN PHẨM - DỊCH VỤ CUNG CẤP:
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là phát triển và cung cấp các công cụ
hiện đại trong quản lý tài chính - kế toán và quản trị sản xuất kinh doanh nhằm

4
Hiện nay, có 4 phương pháp tính trị giá hàng xuất kho chủ yếu:
- Phương pháp thực tế đích danh (specific identification);
- Phương pháp bình quân gia quyền (average cost);
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO – First in, first out);
- Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO – Last in, first out).

5
Hiện nay, có 4 phương pháp trích khấu hao (depreciation) chủ yếu:
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng/ tuyến tính (straight-line depreciation);
- Phương pháp khấu hao nhanh/ số dư giảm dần (accelerated depreciation);
- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm;
- Phương pháp khấu hao tổng kỳ số (sum of years digits).
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
24
nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty còn cung
cấp các dịch vụ kế toán, lập báo cáo Thuế,… cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SMEs- Small & Medium Enterprises).
- Sản phẩm phần mềm: hiện nay, công ty đang cung ứng các loại phần mềm
chủ lực sau:
* Phần mềm kế toán quản trị ViNET Accounting PRO: hỗ trợ tất cả các
khâu trong công tác kế toán của doanh nghiệp, bao gồm: cập nhật chứng từ,
công tác xử lý kế toán như kết chuyển cuối kỳ, phân bổ chi phí, tính giá
thành sản phẩm, tự động lên các sổ sách và báo cáo tài chính, báo cáo quản
trị;
** Phần mềm nhân sự - tiền lương ViNET HRM PRO: phục vụ quá trình
quản lý nguồn nhân lực và tính lương cho nhân viên, phù hợp với từng loại
hình doanh nghiệp;
*** Phần mềm giải pháp quản trị doanh nghiệp ViNET Enterprise: được
xây dựng trên nền phần mềm ViNET Accounting PRO, kết hợp với các
phân hệ khác và bổ sung các tiện ích khác. ViNET Enterprise hình thành
trên những kinh nghiệm đúc kết của các doanh nghiệp Việt Nam, có tham
khảo các quy trình trong các hệ thống ERP của các công ty nước ngoài.
Phần mềm giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện, nhanh chóng
và chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, tiền lương lao
động tại mọi thời điểm.
**** Phần mềm quản lý hồ sơ, công văn ViNET Document: là giải pháp

quản lý hồ sơ, công văn trên nền trang tin điện tử (Websites), nhằm giảm
thời gian lưu chuyển công văn và lưu trữ một cách nhanh chóng, an toàn, tin
cậy.
Ngoài ra, công ty còn cung cấp một số phần mềm khác như: ViNET
Salespoint (phần mềm quản lý điểm bán hàng) và ViNET Café (phần mềm
quản lý nhà hàng, bar, café).
- Dịch vụ kế toán: hiện công ty cũng đang cung ứng các dịch vụ kế toán sau:
* Lập sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: ghi nhận các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, tổng hợp các báo cáo tài chính cuối
kỳ;
GVHD: Cô Châu Thị Lệ Duyên Luận văn tốt nghiệp – Võ Phi Long
25
** Lập hồ sơ khai báo thuế và nộp thuế cho doanh nghiệp;
*** Tư vấn kế toán – tài chính và các vấn đề quản trị doanh nghiệp.
3.3. SỨ MẠNG, TẦM NHIÈN VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
Khẩu hiệu kinh doanh của công ty (slogan/ motto) là “Best solution, best
success”, với mục tiêu (goal) cung cấp cho khách hàng giải pháp quản trị doanh
nghiệp thỏa mãn 3 tiêu chí:
- Sản phẩm phù hợp nhất;
- Giá cả hợp lý nhất;
- Dịch vụ tối ưu nhất.
Mục tiêu của Công ty Tâm Việt là trở thành nhà cung ứng giải pháp quản trị
doanh nghiệp hàng đầu, chuyên sâu vào các ứng dụng đặc thù cho từng loại hình
doanh nghiệp.
Để đạt được các mục tiêu phát triển đề ra, công ty đã xây dựng chiến lược cho
mình như sau:
- Chuyên môn hóa thị trường;
- Chuyên môn hóa sản phẩm;
- Chuyên môn hóa dịch vụ;
- Chuyên môn hóa nguồn nhân lực.

3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY:
3.4.1. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Tâm Việt:

×