Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

áp dụng thủ tục kiểm toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần nước giải khát hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393 KB, 27 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 2
ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TIỀN GỬI NGÂN
HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
GV HƯỚNG DẪN : LÊ THỊ HỒNG HÀ
LỚP :CDKT13ATH
THANH HÓA THÁNG 06 NĂM 2014
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng

DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP GHI CHÚ
1 Trương Thị Dung 11011863 CDKT13ATH NT
2 Lê Ngọc Dung 11015663 CDKT13CTH
3 Lê Thị Thu Dung 11018153 CDKT13ATH
4 Nguyễn Thị Dung 11019903 CDKT13ATH
5 Lê Kim Dung 11019363 CDKT13BTH
6 Lê Thị Dung 11018643 CDKT13BTH
Lớp :CDKT13ATH
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

















Thanh Hóa, ngày…tháng…năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lớp :CDKT13ATH
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3
MỤC LỤC 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOẢN MỤC TIỀN GỬI NGÂN HÀNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 2
1.1. Khái quát chung về khoản mục tiền gửi ngân hàng 2
1.1.1. Nội dung khoản mục tiền gửi ngân hàng 2
1.1.2. Đặc điểm của khoản mục tiền gửi ngân hàng 2
1.1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền gửi ngân hàng 2
1.2. Nội dung kiểm toán tiền gửi ngân hàng 3
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TIỀN GỪI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY CP NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ
NỘI 6
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 6
2.1.1. Thông tin về công ty 6

2.1.2 Sơ đồ tổ chức 6
2.2. ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY CP NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI.7
2.2. Thủ tục kiểm toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần NGK Hà Nội 7
2.2.1. Xác định mức trọng yếu 7
2.2.2. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 7
2.2.3.Phân tích và đối chiếu 14
2.2.4.Kiểm tra số dư cuối kỳ tại ngân hàng và đối chiếu sổ sách: 17
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN GỬI NGÂN
HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI 20
3.1. Nhận xét về quá trình kiểm toán tgnh tại công ty Cổ phần nước giải khát Hà Nội 20
3.1.1. Ưu điểm 20
3.1.2. Nhược điểm 20
Lớp :CDKT13ATH
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm toán tiền gửi ngân hàng 21
KẾT LUẬN 22
Lớp :CDKT13ATH
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà cùng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang chuyển mình đổi thay và
đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng,
được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong bối cảnh đó, hoạt động kiểm
toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng mà còn đối
với cả doanh nghiệp được kiểm toán và là nhu cầu tất yếu khách quan trong nền kinh tế
thị trường. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và an toàn đòi hỏi phải được cung cấp
các dịch vụ kiểm toán hoàn hảo có chất lượng cao.
Hiện nay, dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính rất phát triển do nhu cầu được kiểm
toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là rất lớn. Một phần vì Báo cáo tài chính
giống như tấm gương phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khoản
mục tiền gửi ngân hàng thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh

doanh của một doanh nghiệp.
Với những lý do trên nhóm sinh viên chúng em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Áp
dụng thủ tục kiểm toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty CP Nước giải khát Hà Nội”
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế , bài viết của chúng em không thể tránh được
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để
bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Lớp :CDKT13ATH Trang:1
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOẢN MỤC TIỀN GỬI NGÂN
HÀNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN GỬI
NGÂN HÀNG
1.1. Khái quát chung về khoản mục tiền gửi ngân hàng
1.1.1. Nội dung khoản mục tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi NH: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ vàng bạc kim khí đá quý được gửi
tại NH. Số liệu được sử dụng trên BCTC của khoản mục này chính là số dư của tài khoản
tiền gửi NH sau khi được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ NH vào thời điểm khóa sổ
1.1.2. Đặc điểm của khoản mục tiền gửi ngân hàng
+ Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên Bảng CĐKT và là một khoản
mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Do thường được sử dụng để phân tích khả năng
thanh toán của một DN, nên đây là khoản có thể bị trình bày bị sai lệch.
+ Tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan
trọng như doanh thu, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác của DN
+ Số phát sinh của các tài khoản tiền thưởng lớn hơn so với số phát sinh hầu hết các
tài khoản khác. Vì thế, những sai phạm trong các nhiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả
năng sảy ra và khó bị phát hiện nếu không có được một HTKSNB và các thủ tục kiểm
soát không ngăn chặn hay phát hiện được
+ Một số đặc điểm khác của tiền là bên cạnh khả năng của số dư bị sai lệch do ảnh
hưởng của các sai sót và gian lận, còn có những trường hợp tuy số dư tiền trên BCTC vẫn
đúng nhưng sai lệch đã diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng đến các

khoản mục khác.
Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh
giá là cao. Vì vậy, KTV thường dành rất nhiều thời gian để kiểm tra tiền mặc dù khoản
mục này thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng
tập trung khám phá gian lận thường chỉ được thục hiện khi KTV đánh giá rằng HTKSNB
yếu kếm, cũng như khả năng xảy gian lận là cao.
1.1.3. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền gửi ngân hàng
a.Mục tiêu tổng quát:
Lớp :CDKT13ATH Trang:2
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Đánh giá tính trung thực và hợp lý của số dư khoản mục tiền gửi ngân hàng trình
bày trên Báo cáo tài chính.
Mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù
Mục tiêu chung Mục tiêu đặc thù
- Sự hiện hữu
- Quyền sở hữu
- Sự đánh giá
- Ghi chép chính xác
- Trình bày và công bố
- Số dư các khoản tiền NH trên BCTC
thì tồn tại trong thực tế
- Doanh nghiệp có quyền sở hữu về
mặt pháp lý đối với các khoản tiền
NH
- Số dư tài khoản tiền được ghi phù
hợp với giá được xác định theo
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện
hành
- Số liệu trên sổ chi tiết được tổng
cộng đúng và phù hợp với tài khoản

tổng hợp trên sổ cái
- Số dư tiền NH được phân loại và
trình bày thích hợp trên BCTC. Các
trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử
dụng đều được khai báo đầy đủ
1.2. Nội dung kiểm toán tiền gửi ngân hàng
* Yêu cầu cung cấp đủ hồ sơ tài liệu phục vụ cho kiểm toán:
- Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết.
- Sổ phụ ngân hàng.
- Bản đối chiếu số dư các tài khoản ngân hàng.
- Xác nhận của ngân hàng
* PHùng pháp kiểm toán:
Kiểm tra số dư của các tài khoản ngân hàng trong Bảng đối chiếu số dư tiền gửi
ngân hàng với:
+ Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
+ Sổ cái.
+ Bảng kê của ngân hàng.
Lớp :CDKT13ATH Trang:3
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
+ Xác nhận của ngân hàng.
- Kiểm tra các khoản chênh lệch giữa sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng và Bảng đối
chiếu số dư tiền gửi ngân hàng
- Tìm hiểu các khoản chưa được thanh toán trong Bảng đối chiếu số dư tiền gửi
ngân hàng sau ngày kết thúc năm tài chính với bảng kê của ngân hàng và xác nhận các
khoản chưa thanh toán với các ghi nhận của ngân hàng
- Nếu có một số lượng đáng kể séc chưa thanh toán tại thời điểm cuối năm thì phải
xem xét xem chúng có được gửi đi trước ngày kết thúc năm tài chính
- Đối chiếu các khoản chưa được ghi nhận trong Bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân
hàng với bảng kê của ngân hàng và đảm bảo các các sai sót đã được phản ánh trong bảng
kê các sai sót điều chỉnh hay không điều chỉnh.

- Điều tra các khoản mục bất thường:
+ Tiền gửi ngân hàng chưa được ghi nhận tại ngân hàng sau ngày kết thúc năm tài
chính.
+ Các khoản mục bất thường hoặc các khoản chuyển khoản gần ngày kết thúc năm
tài chính mà có ảnh hưởng trọng yếu đến số dư tiền gửi ngân hàng.
- Các khoản thu tiền: Chọn mẫu việc thu tiền được ghi nhận và kiểm tra sự phù hợp
của các bút toán với:
+ Sổ quỹ.
+ Các chứng từ chứng minh.
+ Doanh thu/sổ cái.
+ Nếu thấy cần thiết, thực hiện kiểm tra toàn bộ các séc và tiền giữ để gửi ngân hàng
với tiền nhận được qua ngân hàng sau đó.
- Các khoản trả tiền: Chọn mẫu các nghiệp vụ được ghi nhận trong trong sổ chi tiết
tiền gửi ngân hàng và kiểm tra sự phù hợp với:
+ Tài khoản mua hàng/sổ cái
+ Hóa đơn/báo cáo của nhà cung cấp hay các chứng từ khác.
- Kiểm tra tính liên tục về số thứ tự của séc và hỏi các số thứ tự bị mất.
- Yêu cầu xem xét việc thanh toán séc đúng hạn của ngân hàng:
Lớp :CDKT13ATH Trang:4
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
+ Để xác định rằng người trả và số tiền phù hợp với chi tiết ghi nhận trong ghi nhận
kế toán.
+ Xác nhận rằng nó đã được ký bởi người có thẩm quyền.
+ Xác định ngày thực hiện thanh toán tại ngân hàng.
+ Xác định các khoản bất thường như sự sửa đổi hay chứng thực phía sau của séc,
hay là séc được trả bằng tiền hay cho người cầm tờ séc
- Các khoản chuyển khoản: Xem xét các khoản chuyển khoản tại hoặc xung quanh
ngày kết thúc năm tài chính với tài khoản ngân hàng của các công ty trong cùng tập đoàn,
tiền mặt hay các ghi nhận khác để đảm bảo hai bên ghi nhận cùng niên độ.
* Các lưu ý khi tiến hành kiểm toán:

- Đối với các khoản tiền gửi ngân hàng cần chú ý tới những tài khoản tiền gửi không
kỳ hạn có số dư lớn nhưng không biến động phát sinh trong năm cần đánh giá về hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp có số dư tiền gửi không kỳ hạn lớn cần đánh giá việc sử
dụng hiệu quả của các khoản tiền này như việc cho vay ngắn hạn với lãi suất qua đêm.
Lớp :CDKT13ATH Trang:5
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TIỀN GỪI NGÂN
HÀNG TẠI CÔNG TY CP NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
2.1.1. Thông tin về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần nước giải khát Hà Nội
Công ty CP Nước giải khát Hà Nội đã được tổ chức TUV cấp chứng nhận ISO 9001:
2000 ngày 26/11/2003 và tổ chức Quacert cấp chứng nhận ISO 9001: 2000 ngày
06/12/2003.
Công ty CP NGK HÀ NỘI là thành viên của:
- Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp.
- Tổng Công ty Bia – Rượu – NGK Hà Nội.
- Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh nước giải khác; nguyên vật liệu,
bao bì, thiết bị công nghệ ngành sản xuất đồ dùng uống.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức
Lớp :CDKT13ATH Trang:6
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
2.2. ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI
CÔNG TY CP NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
2.2. Thủ tục kiểm toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần NGK Hà Nội
2.2.1. Xác định mức trọng yếu
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Tiêu chí được sử dụng để ước tính

mức trọng yếu
Tổng tài sản Tổng tài sản
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác
định mức trọng yếu
Tổng TS của công ty có giá trị lớn và được nhiều đối
tượng quan tâm.
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 44.220.342.331 44.220.342.331
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng
yếu
Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%
Doanh thu: 0,5% - 3%
Tổng tài sản và vốn: 2%
(b)
2% 2%
Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b)
884.406.846,6 884.406.846,6
Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*70%
619.084.792,6 619.084.792,6
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai
sót có thể bỏ qua
(e)=(d)*3,5%
21.667.967,74 21.667.967,74
Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm
toán.
Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước
Mức trọng yếu tổng thể 884.406.846,6 -
Mức trọng yếu thực hiện 619.084.792,6 -
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có
thể bỏ qua
21.667.967,74 -

Do năm trước công ty không mời kiểm toán nên không có sự so sánh giữa năm nay
với năm trước
2.2.2. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Lớp :CDKT13ATH Trang:7
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Bước 1: Đối chiếu số liệu giữa số liệu của cột tổng cộng từ nhật ký thu tiền đến tài
khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cũng như đến tài khoản phải thu.
Đối chiếu số liệu giữa cột phát sinh bên Nợ của Bảng kê thu tiền gửiphát sinh bên
Nợ của tài khoản tiền mặt trên sổ cái ta thấy khớp nhau,đều có số tiền là: 200.000.000
đồng. Đồng thời đối chiếu số liệu giữa bảng kê thu tiền gửi với tài khoản phải thu đều
khớp nhau.
Bảng đối chiếu số liệu giữa sổ Cái tài khoản 112 và 131
Lớp :CDKT13ATH Trang:8
Chứng từ Nghiệp vụ Sổ cái
Ngày Chứng từ Nợ 112 Có 131
03/12/10 SCQB_G01 CTCPTĐ TTchiết
khấu trả tiền thi
công khố
50.000.000 50.000.000
10/12/10 SCQB_G01C CTCPTĐ TTchiết
khấu trả tiền thi
công khố
50.000.000 50.000.000
10/12/10 SCQB_G03 CTCPTĐ TTchiết
khấu trả tiền thi
công khố
100.000.000 100.000.000
Tổng 200.000.000 200.000.000
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Bảng đối chiếu số liệu giữa sổ Cái tài khoản 112 và 331

Chứng từ
Nghiệp vụ
Sổ cái
Ngày Chứng từ Nợ 331 Có 112
8/12/10 VCBQB_001
Ck-trả tiền mua đá
học cho công ty CP
SX VL& S
17.000.000 17.000.000
10/12/10 SCQB-G01b
Chiết khấu trả tiền
mua nhựa đường
cho công ty TNHH
TMDV T
20.000.000 20.000.000
14/12/10 SCQB-G02
Chiết khấu trả tiền
mua nhựa đường
cho công ty TNHH
TMDV T
20.000.000 20.000.000
21/12/10
BIDVQB-
G04b
Anh Tư trả tiền
mua ván khuôn
thép đúc ống cống
th
20.000.000 20.000.000
31/12/10

BIDVQB-
G05
Chuyển trả tiền
mua nhiên liệu cho
công ty Tuấn Tú
72.345.630 72.345.630
Tổng cộng 149.345.630 149.345.630
Kết luận: Qua tổng hợp và đánh giá số liệu, ta thấy kế toán công ty đã hạch toán
đúng chế độ,đúng quy trình thực hiện. Số liệu giữa các sổ sách có sự trùng khớp nhau.
Lớp :CDKT13ATH Trang:9
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Công ty Kiểm toán ABC
Tên khách hàng: Công ty CP NGK Hà Nội
Ngày khóa sổ: 31/12/2010
Nội dung: Kiểm tra khoản mục tiền gửi ngân
hàng
D140.1
Tên Ngày
Người thực hiện
Hoa
15/08/11
Người soát xét 1
Người soát xét 2
Bảng số liệu tổng hợp
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư
trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước. Ta
sử dụng sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối số phát sinh để tiến hành lập bảng tổng hợp và so
sánh số dư.
Bảng số liệu tổng hợp so sánh số dư vào ngày 31/12/2010 so với số dư vào ngày
30/11/2010.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ABC
Tên khách hàng: Công ty CP NGK Hà Nội
Ngày khóa sổ: 31/12/2010
Nội dung: BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP
D141.1
Tên Ngày
Người thực
hiện
Hùng
15/08/11
Người soát
xét 1
Người soát
xét 2
Mục tiêu: Đảm bảo sự thống nhất, ghi chép chính xác giữa số liệu trên sổ tổng hợp
với bảng CĐPS.
Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối số phát sinh.
Công việc thực hiện:
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư năm trước.
Đối chiếu số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS và giấy tờ làm việc kiểm
toán năm trước.
Lớp :CDKT13ATH Trang:10
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
TK Diễn giải
Giấy
tờ
31/12/2010
Điều
chỉnh
31/12/2010 30/11/2010 Điều

chỉnh
30/11/2010
Trước kiểm
toán
Sau kiểm
tóan
Trước kiểm
tóan
Sau kiểm
tóan
112 Tiền gửi
ngân hàng
13.453.436 13.453.436 18.175.031
1121 Tiền gửi
ngân hàng
VNĐ
13.453.436 13.453.436 18.175.031
1122 Tiền gửi
ngân hàng
ngoại tệ
0 0 0
1123 Vàng, bạc,
kim khí
quý, đá quý
0 0 0
TB, GL xxx vvv
TB, GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐSPS, Sổ cái và Sổ chi tiết.
PY: Khớp với báo cáo kiểm tóan năm trước.
vvv: Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh kiểm tóan.
xxx: Tham chiếu đến số liệu trên BCTC đẫ được kiểm toán.

Kết luận: Số liệu trên sổ tổng hợp đã khớp đúng với bảng CĐPS.
Lớp :CDKT13ATH Trang:11
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Bảng số liệu tổng hợp so sánh số dư vào ngày 31/12/2010 so với số dư vào ngày
31/12/2009.
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ABC
Tên khách hàng: Công ty CP NGK Hà Nội
Ngày khóa sổ: 31/12/2010
Nội dung: BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP
D141.2
Tên Ngày
Người thực
hiện
Hùng
15/08/11
Người soát
xét 1
Người soát
xét 2
Mục tiêu: Đảm bảo sự thống nhất, ghi chép chính xác giữa số liệu trên sổ tổng hợp với
bảng CĐPS.
Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, Báo cáo kiểm tóan năm
trước.
Công việc thực hiện:
- Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư năm trước.
- Đối chiếu số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS và giấy tờ làm việc
kiểm toán năm trước.
Lớp :CDKT13ATH Trang:12
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
-

TK Diễn giải
Giấy
tờ
31/12/2010
Điều
chỉnh
31/12/2010 31/12/2009
Điều
chỉnh
31/12/2009
Trước kiểm
tóan
Sau kiểm
tóan
Trước kiểm
tóan
Sau kiểm
tóan
112 Tiền gửi
ngân
hàng
13.453.436 13.453.436 239.119.933
1121 Tiền gửi
ngân hàng
VNĐ
13.453.436 13.453.436 239.119.933
1122 Tiền gửi
ngân hàng
ngoại tệ
0 0 0

1123 Vàng,
bạc, kim
khí quý,
đá quý
0 0 0
TB, GL xxx vvv
TB, GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐSPS, Sổ cái và Sổ chi tiết.
PY: Khớp với báo cáo kiểm toán năm trước.
vvv: Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh kiểm toán.
xxx: Tham chiếu đến số liệu trên BCTC đã được kiểm tóan.
Kết luận: Số liệu trên sổ tổng hợp đã khớp đúng với bảng CĐPS.
Lớp :CDKT13ATH Trang:13
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
2.2.3.Phân tích và đối chiếu
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ABC
Tên khách hàng: Công ty CP NGK Hà Nội
Ngày khóa sổ: 31/12/2010
Nội dung: PHÂN TÍCH VÀ ĐỐI CHIẾU

D142.1
Tên Ngày
Người thực hiện
Thủy
15/08/11
Người soát xét 1
Người soát xét 2
Mục tiêu: Phân tích đánh giá.
Nguồn gốc số liệu: Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản tiền gửi
ngân hàng.
Công việc thực hiện: - Dựa vào bảng cân đối số phát sinh, cộng tổng tài sản và nợ

ngắn hạn và trích số liệu về tiền gửi ngân hàng.
So sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước, giải
thích những biến động bất thường.
Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài chính về
tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những biến
động bất thường.
Lớp :CDKT13ATH Trang:14
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
BẢNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU
ĐVT: đồng
Số tài
khoản
Tên tài khoản 31/12/2010 31/12/2009
Biến động
(+,-) %
111 Tiền mặt 3.661.347.835 3.294.292.900 367.054.935 11,14
1111 Tiền mặt VNĐ 3.661.347.835 3.294.292.900 367.054.935 11,14
112 Tiền gửi ngân
hàng
13.453.436 239.119.933 (225.666.497) (94,37)
1121 Tiền gửi ngân
hàng VNĐ
13.453.436 239.119.933 (225.666.497) (94,37)
1122 Tiền gửi ngân
hàng ngoại tệ
0 0 0 0
Cộng 3.674.801.271 3.533.412.833 141.388.438 4,00
Tổng tài sản 44.238.278.896 37.666.687.124
Nợ ngắn hạn 20.442.608.411 14.720.604.549
Tỷ trọng tiền/tổng tài

sản
8,31% 9,38%
Khả năng thanh toán tức
thời
17,98% 24,00%
Phân tích: Qua phân tích ở trên ta thấy tỷ lệ tiền cuối tháng 12/2010 tăng hơn so
với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên tỷ lệ tăng này không cao. Cụ thể, đối với tiền gửi ngân
hàng lại giảm 225.666.497 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 94,37% so với 12/2009. Như
vậy, tiền gửi ngân hàng tăng so với cùng kỳ năm 2009 nhưng tỉ lệ không cao . Tuy nhiên,
dù tiền chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản nhưng khả năng thanh toán của công ty đều lớn
hơn 1.
Kết luận: - Các nguyên tắc kế toán được áp dụng phù hợp với quy định của chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành.
BẢNG TỔNG HỢP SỐ DƯ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
ĐVT: đồng
Lớp :CDKT13ATH Trang:15
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Ngày Đầu kỳ Số tiền Cuối kỳ
Phát sinh Nợ Phát sinh Có
1/12/2010 18,175,031 - - 18,175,031
2/12/2010 18,175,031 - - 18,175,031
3/12/2010 18,175,031 50,000,000 - 68,175,031
4/12/2010 68,175,031 - 50,000,000 18,175,031
5/12/2010 18,175,031 - - 18,175,031
6/12/2010 18,175,031 - - 18,175,031
7/12/2010 18,175,031 - - 18,175,031
8/12/2010 18,175,031 17,000,000 17,011,000 18,164,031
9/12/2010 18,164,031 - 600,000 17,564,031
10/12/2010 17,564,031 2,635,431,509 2,177,000,000 475,995,540
11/12/2010 475,995,540 475,995,540

12/12/2010 475,995,540 475,995,540
13/12/2010 475,995,540 - 280,000,000 195,995,540
14/12/2010 195,995,540 26,323,400 65,000,000 157,318,940
15/12/2010 157,318,940 157,318,940
16/12/2010 157,318,940 157,318,940
17/12/2010 157,318,940 - 10,000,000 147,318,940
18/12/2010 147,318,940 - 19,800 147,299,140
19/12/2010 147,299,140 147,299,140
20/12/2010 147,299,140 147,299,140
21/12/2010 147,299,140 - 32,522,000 114,777,140
22/12/2010 114,777,140 114,777,140
23/12/2010 114,777,140 912,500 100,000,000 15,689,640
24/12/2010 15,689,640 15,689,640
25/12/2010 15,689,640 3,275 40,700 15,652,215
Lớp :CDKT13ATH Trang:16
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
26/12/2010 15,652,215 15,652,215
27/12/2010 15,652,215 137,315 2,345,144 13,444,386
28/12/2010 13,444,386 13,444,386
29/12/2010 13,444,386 13,444,386
30/12/2010 13,444,386 13,444,386
31/12/2010 13,444,386 72,365,680 72,356,630 13,453,436
Tổng SPS 2,802,173,679 2,806,895,274 13,453,436
Phân tích:
Nội dung thu chủ yếu là thu tiền hoàn thuế của Cục thuế Quảng Bình và thủ quỹ
công ty nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, chi chủ yếu là chi trả tiền thi công. Trong
tháng 12 có những biến động lớn vào các ngày 03, 10, 14, 31 vì vào cuối kỳ Công ty nhận
được tiền thanh toán từ việc thi công cho các đơn vị khác, đồng thời khi nhận được tiền
thì kế toán nộp tiền vào tiền gửi ngân hàng để tránh việc tồn quỹ quá lớn.
Kết luận:

Đã kiểm tra, đối chiếu đến sổ chi tiết, sổ cái và bảng cân đối số phát sinh của tháng
đảm bảo khớp đúng số liệu.
Các khoản chi là phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị và đúng với tình hình
thực tế kỳ đang được kiểm toán.
2.2.4.Kiểm tra số dư cuối kỳ tại ngân hàng và đối chiếu sổ sách:
Khi tiến hành thực hiện gửi thư xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng vào
thời điểm khóa sổ, cần chú ý những vấn đề sau:
Thư xác nhận cần được gửi cho tất cả các ngân hàng, ngay cả đối với những ngân
hàng có số dư trên tài khoản này bằng 0. Nếu ngân hàng không trả lời, KTV phải gửi thư
lần hai. Do ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ, ngoài số dư thì trên thư xác nhận phải yêu
cầu xác nhận đồng thời về các thông tin khác cần quan tâm, đó có thể là: các giới hạn
trong việc sử dụng tiền, mức lãi suất của các tài khoản tiền gửi có lãi, các khoản vay ngân
Lớp :CDKT13ATH Trang:17
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
hàng, các khoản cầm cố, thế chấp hay thỏa thuận khác với ngân hàng như mở thư tín dụng
hay các khoản tương tự.
Việc đề nghị ngân hàng xác nhận các thông tin này sẽ giúp KTV phát hiện những
giao dịch trên với ngân hàng mà có thể đơn vị chưa khai báo đầy đủ. Sau khi nhận được
thư xác nhận, KTV cần lần theo số dư của tài khoản này lên số dư trên bảng cân đối kế
toán, nếu có chênh lệch cần làm rõ nguyên nhân. Thông thường ngân hàng rất thận trọng
khi trả lời, tuy nhiên vẫn có những sai sót xảy ra. Vì vậy, nếu có nghi ngờ về những thông
tin ngân hàng cung cấp, KTV có thể tiếp xúc với ngân hàng để làm rõ những nghi vấn.
Căn cứ trên sổ quỹ tiền gửi ngân hàng và bảng cân đối số phát sinh, lọc ra thông tin
về các ngân hàng có giao dịch với công ty CPXDCĐ Trường Thịnh 5, bao gồm: Tên ngân
hàng, địa chỉ, số tài khoản. Ta có kết quả như sau:
Lớp :CDKT13ATH Trang:18
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
STT Tên ngân hàng Địa chỉ Số tài khoản
1 NH Đầu tư và phát triển
Quảng Bình (BIDV QB)

Số 189- Đ.Hữu Nghị -
P.Nam Lý - TP.Đồng Hới -
Quảng Bình
53110000141200
2 NH Đầu tư và phát triển
Bắc Quảng Bình (BIDV
BQB)
Khu phố 4 - Thị trấn Ba Đồn
– H.Quảng Trạch - Quảng
Bình
53210000063657
3 NH Ngoại thương Quảng
Bình
54 - Nguyễn Hữu Cảnh –
TP.Đồng Hới - Quảng Bình
0311000560712
4 NH Sacombank Quảng
Bình (SCQB)
254 – Đường Trần Hưng
Đạo – TP.Đồng Hới – Quảng
Bình
040000394868
5 NH Công thương Quảng
Bình (VTBQB)
215 Lý Thường Kiệt – TP.
Đồng Hới – Quảng Bình
102010000927954
6 NH VP bank Quảng Bình
(VB bank)
108 – Đường Trần Hưng

Đạo – TP.Đồng Hới – Quảng
Bình
9819570619691003
Lớp :CDKT13ATH Trang:19
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
3.1. Nhận xét về quá trình kiểm toán tgnh tại công ty Cổ phần nước giải khát
Hà Nội
3.1.1. Ưu điểm
Chương trình kiểm toán của công ty khá khoa học, được dựa trên những quy định và
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Chương trình kiểm toán của công ty đã đáp ứng được
đầy đủ các thử nghiệm cơ bản, thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết nhằm đảm bảo các
mục tiêu kiểm toán
Kiểm kê tiền gửi cuối mỗi niên độ là rất quan trọng trong quá trình kiểm toán khoản
mục tiền gửi ngân hàng, do đó hầu hết các cuộc kiểm toán công ty đều phân công KTV
trực tiếp chứng kiến kiểm kê tiền cuối niên độ.
Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán công ty luôn thực hiện việc soát xét công
việc kiểm toán trên hồ sơ bởi những KTV có trình độ và kinh nghiệm.
3.1.2. Nhược điểm
Về việc áp dụng các thủ tục phân tích
Do thủ tục phân tích chỉ đem lại bằng chứng mang tính định hướng mà không cung
cấp 1 bằng chứng cụ thể, do đó KTV thường ít tin vào các bằng chứng do thủ tục phân
tích đem lại
Về việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
Mùa kiểm toán thường bắt đầu từ giữa năm tài chính và kết thúc vào giữa năm tài
chính năm sau. Vào thời gian này các công ty kiểm toán thường nhận được rất nhiều đơn
đặt hàng của các khách hàng khác nhau ở các địa điểm khác nhau do đó công việc của
KTV vào mùa này là vô cùng bận rộn và căng thẳng do khối lượng công việc quá tải. Vì

vậy áp lực cho KTV là vô cùng lớn nên sai sót trong quá trình kiểm toán là điều khó tránh
khỏi.
Lớp :CDKT13ATH Trang:20

×