Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

áp dụng thủ tục kiểm toán hàng hóa tại công ty cổ phần cao su vinaconex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.25 KB, 36 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 2
ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN HÀNG HÓA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU VINACONEX
GV HƯỚNG DẪN : LÊ THỊ HỒNG HÀ
LỚP :CDKT13BTH
THANH HÓA THÁNG 06 NĂM 2014
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng

DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP GHI CHÚ
1 Nguyễn Thị Phượng 11015383 CDKT13CTH
2 Tống Thị Thu Phương 11017643 CDKT13CTH NT
3 Cao Thị Phượng 11015203 CDKT13BTH
4 Nguyễn Thị Phượng 11013463 CDKT13CTH
5 Phạm Thị Quyên 11010313 CDKT13ATH
6 Lê Thị Diệu Oanh 11015143 CDKT13BTH
7 Lê Thị Phương 11022543 CDKT13DTH
Lớp :CDKT13BTH
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

















Thanh Hóa, ngày…tháng…năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lớp :CDKT13BTH
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
MỤC LỤC



 !"#
$#%&' ($)*(++,"-./01+
##023456378269:;<=2>?9@A82B9:2CD
#-E68F656?9GHIJ4;K42B9:2CD
#,6L7MN9204O@7>39=2>?9@A82B9:2CD7M>9:=4O@7>39)3>83>B482P92
##A8QE6=4O@7>39=2>?9@A82B9:2CD7M>9:=4O@7>39)3>83>B482P92
#RS=T2>U82=4O@7>39V
#2W824X9=T2>U82=4O@7>39Y
#0T772Z8=4O@7>39##
$%[01+\]-^[!"_#
#^,"(]-^[!"_#

##2`9:Q9;<8`9:7L#
#)a@3L7b82c88dD8`9:7L#
#
[01+\]-["_#
#2W824X9=4O@7>39#
e
$%*[[fg","*]01+h
#i9:8D>82j7Gkl9:92i9;4E9h
 J4;K48`9:;4X8=4O@=E2B9:2CDh
 4<6=4X972W824X9:4?4S23S2>B9724X95647MN92=4O@7>392B9:7m9=2>h
#<S2PD8n56D92B9kK8h
<S2PD8388`9:7L=4O@7>39o
Lớp :CDKT13BTH
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
<S2PD2a49:2<9:24XSo
0p"q
+g"0*#
Lớp :CDKT13BTH
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện bước đầu hội nhập nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh ở
Việt Nam đã và đang tiến dần đến thế ổn định. Nhiều cơ hội mới mở ra cho các doanh
nghiệp, đi kèm với đó là những thách thức, những rủi ro không thể né tránh. Ngành kiểm
toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Từ
trước đến nay, Báo cáo tài chính luôn là đối tượng chủ yếu của kiểm toán độc lập. Báo
cáo tài chính là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động cũng như mọi khía cạnh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các thông tin đưa ra trên
Báo cáo tài chính phải luôn đảm bảo tính trung thực, hợp lý. Trên Báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp, hàng hóa thường là một khoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát
sinh xoay quanh hàng hóa rất phong phú, phức tạp. Sự phức tạp này ảnh hưởng đến công

tác tổ chức hạch toán cũng như việc ghi chép hàng ngày, làm tăng khả năng xảy ra sai
phạm đối với hàng hóa. Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp thường có xu hướng
phản ánh tăng giá trị hàng hóa so với thực tế nhằm mục đích tăng giá trị tài sản doanh
nghiệp, minh chứng cho việc mở rộng quy mô sản xuất hay tiềm năng sản xuất trong
tương lai… Các sai phạm xảy ra đối với hàng hóa có ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu khác
nhau trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm toán chu trình hàng hóa
được đánh giá là một trong những phần hành quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài
chính. Với những lý do trên nhóm sinh viên chúng em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Áp
dụng thủ tục kiểm toán hàng hóa tại công ty Cổ phần cao su Vinaconex”
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế , bài viết của chúng em không thể tránh được
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để
bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Lớp :CDKT13BTH Trang:1
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG HÓA VÀ QUY
TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG HÓA
1.1. Khái quát chung về khoản mục hàng hóa
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 02- Hàng hóa quy định:
Hàng hóa là những tài sản:
Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doan bình thường;
Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng hóa của mỗi Doanh nghiệp có thể gồm:
Hàng hóa mua về để bán: Hàng đang nằm trong kho, hàng gửi đi bán, hàng mua
đang đi đường, hàng gửi gia công chế biến.
Thành phẩm: Thành phẩm tồn kho và thành phẩm mang đi bán
Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa nhập
kho.

Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho
1.2.Yêu cầu quản lý đối với hàng hóa
Xuất phát từ những đặc điểm của hàng hóa mà yêu cầu Doanh nghiệp phải quản lý
hàng hóa thật chặt chẽ:
-Đối với quá trình mua hàng và nhận hàng: Đầu tiên nghiệp vụ mua hàng phát sinh
do bộ phận kho hoặc bộ phận có nhu cầu mua hàng hóa hoặc dịch vụ viết phiếu yêu cầu
mua. Phiếu này cần phải được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền và chuyển tới bộ
phận cung ứng để xử lý và triển khai kế hoạch mua hàng. Đơn đặt hàng phải xác định
đúng số lượng, chất lượng vật tư, hàng hóa mua vào để phù hợp với mục đích sử dụng.
Sau đó tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm nhà cung cấp phù hợp và tiến hành soạn thảo
ký kết hợp đồng.
-Tổ chức kiểm nhận nhập kho hàng mua và bảo quản hàng hóa: Sau khi vận chuyển
hàng hóa mua về, sẽ được thủ kho kiểm tra lại lần nữa về số lượng, chất lượng, chủng loại
rồi tiến hành lập phiếu nhập kho và theo dõi chi tiết trên thẻ kho, đồng thời báo cho bộ
phận kế toán của đơn vị về số lượng hàng nhận và cho nhập kho. Yêu cầu của khâu này là
Lớp :CDKT13BTH Trang:2
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
thủ kho và kế toán phải tách biệt không kiêm nhiệm, sổ sách của kế toán và thủ kho cần
được đối chiếu thường xuyên để đảm bảo sự khớp đúng, đầy đủ và kịp thời hàng hóa,
hàng hóa nhập kho cần được bảo quản tuân theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại riêng biệt.
-Tổ chức nhập kho sản phẩm sản xuất hoàn thành: Sau khi được sản xuất hoàn
thành, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng và thực hiện các thủ tục nhập kho.
-Tổ chức xuất hàng hóa để tiêu thụ: Sau khi xử lý đơn đặt hàng và được sự phê
chuẩn của cấp có thẩm quyền trong đơn vị, tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với khách
hàng. Hàng hóa sẽ được chuyển giao cho bên mua và được ghi nhận trên các chứng từ
xuất kho, chứng từ vận chuyển, sổ kế toán hàng hóa, thẻ kho…Khâu này yêu cầu thủ kho
phải kiểm tra chặt chẽ các phiếu yêu cầu xuất kho sản phẩm, hàng hóa xem có sự phê
duyệt của cấp có thẩm quyền hay không, thủ kho và kế toán phải thường xuyên đối chiếu
số liệu trên sổ sách kế toán để đảm bảo sự khớp đúng.
1.3.Quy trình Kiểm toán khoản mục hàng hóa trong kiểm toán Báo cáo Tài

chính
1.3.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng hóa trong kiểm toán Báo cáo Tài
chính
-Mục đích chung của kiểm toán chu kỳ hàng hóa là thu thập đầy đủ các bằng chứng
thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên
quan. Đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi
kiểm toán các chu kỳ có liên quan.
- Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán các nghiệp vụ hàng hóa:
+ Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ hàng hóa được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực
tế, không có các nghiệp vụ ghi khống đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến các khoản
chi phí phát sinh.
+ Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ hàng hóa được xác định theo đúng
các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn không có sai sót.
+ Đầy đủ: Các nghiệp vụ hàng hóa (nghiệp vụ xuất kho, nhập kho từ quá trình sản
xuất), phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán.
Lớp :CDKT13BTH Trang:3
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
+ Đúng đắn: Các nghiệp vụ hàng hóa phát sinh trong kỳ đều được phân loại đúng
đắn theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của
doanh nghiệp, các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán.
+ Đùng kỳ: Các nghiệp vụ nhập, xuất hàng hóa đều được hạch toán đúng kỳ phát
sinh theo nguyên tắc dồn tích đặc biệt với các khoản chi phí trả trước và chi phí phải trả…
Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán số dư các tài khoản hàng hóa:
+ Sự hiện hữu: Tất cả hàng hóa được doanh nghiệp trình bày trên Báo cáo Tài chính
là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên các báo cáo phải khớp đúngvới số
liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp.
+ Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ hàng hóa được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, không có một bộ phận hàng hóa được báo cáo nào thuộc sở hữu của các
đơn vị khác mà doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý.
+Đánh giá: Số dư các tài khoản hàng hóa được đánh giá theo đúng quy định của

chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp. Đặc biệt là các khoản
chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phải được xác định trên cơ sở số liệu kiểm kê tin cậy với
phương pháp đánh giá phù hợp.
Trường hợp hàng hóa cuối kỳ của doanh nghiệp có xu hướng bị giảm giá làm cho
giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc thì cần phải trích lập dự phòng giảm
giá cho hàng hóa. Các khoản dự phòng phải được xác định một cách hợp lý dựa trên các
căn cứ phù hợp:
+ Tính toán: Việc tính toán xác định số dư hàng hóa là đúng đắn không có sai sót.
+ Đầy đủ: Toàn bộ hàng hóa cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các Báo cáo Tài
chính.
+ Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết hàng hóa được xác đình đúng
đắn. Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các sổ kế toán tổng hợp và sổ
cái không co sai sót.
+ Báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến hàng hóa và chi phí trên các Báo cáo Tài
chính được xác định đúng theo các quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và không có
sai sót.
Lớp :CDKT13BTH Trang:4
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
1.3.2. Lập kế hoạch kiểm toán
a.Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
- Nhận diện các lý do kiểm toán
- Ký hợp đồng kiểm toán
- Lựa chọn đội ngũ kiểm toán:
b. Thu thập thông tin cơ sở
- Xem xét lại kết quả kiểm toán của lần kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung.
- Tham quan nhà xưởng, kho bãi bảo quản hàng hóa.
- Nhận diện các bên hữu quan.
- Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài.
c. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

- Các thông tin pháp lý cũng được kiểm toán viên tìm hiểu và thu thập từ khách
hàng như: Giấy phép thành lập, điều lệ công ty.
- Các Báo cáo Tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra kiểm tra của năm
hiện hành hoặc một vài năm trước.
- Biên bản của các cuộc họp cổ đông, họp hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
- Các hợp đồng và các cam kết quan trọng.
d. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
- So sánh số liệu về mức biến động số dư hàng hóa cuối niên độ này với hàng hóa
cuối niên độ trước tính theo số tuyệt đối hoặc số tương đối.
- So sánh giá bán bình quân sản phẩm của công ty với giá bán bình quân ngành, so
sánh dự trữ hàng hóa bình quân của các công ty cùng ngành có cùng điều kiện kinh doanh
cũng như quy mô hay công nghệ sản xuất.
- So sánh số liệu thực tế của khách hàng và số liệu kế hoạch đặt ra như: mức tổng
chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ với chi phí kế hoạch, định mức chi phí nguyên vật liệu
của một đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch.
e. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
+ Ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu.
+ Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng bộ phận, từng khoản mục.
Lớp :CDKT13BTH Trang:5
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
+ Ước tính sai sót trong từng bộ phận.
+ Ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận.
+ So sánh sai sót kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu (hoặc đã điều chỉnh) về
tính trọng yếu.
g. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán
+ Xem xét quan diểm của Ban giám đốc về việc quản lý hàng hóa.
+ Xem xét về cơ cấu nhân sự có phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý hàng hóa hay
không, việc tổ chức các bộ phận chức năng, các cá nhân trong bộ phận đó có đáp ứng
được yêu cầu quản lý hàng hóa.
+ Xem xét tính trung thực, trình độ của đội ngũ bảo vệ, ghi chép, kiểm tra kiểm soát

hàng hóa.
+ Xem xét công ty khách hàng có ký kết hợp đồng với các đơn vị khác về cung cấp
vật tư, sản phẩm, hàng hóa hay không.
- Hệ thống kế toán:
+ Xem xét hệ thống chứng từ gốc sử dụng trong công tác quản lý hàng hóa có được
lưu trữ và bảo quản một cách hợp lý không.
+ Công việc ghi chép nghiệp vụ nhập, xuất kho vật tư, thành phẩm, hàng hóa có
được tổ chức rõ ràng, đầy đủ, có tuân thủ nguyên tắc phân công, phân nhiệm, bất kiêm
nhiệm hay không.
+ Sự khác biệt giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu trên sổ sách kế toán khi bị
phát hiện có được giải quyết kịp thời không.
- Các thủ tục kiểm soát:
+ KTV phải kiểm tra việc phân chia trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng của
chu trình.
+ Vật tư, hàng hóa có được kiểm soát và cất trữ bởi bộ phận kho độc lập không, có
đảm bảo đầy đủ sự phê duyệt trong tất cả các nghiệp vụ mua vào và xuất kho vật tư hàng
hóa không.
1.3.3.Thực hiện kế hoạch kiểm toán
a.Thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát
Lớp :CDKT13BTH Trang:6
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu lực của hệ
thống kiểm soát nội bộ nhằm giúp kiểm toán viên khẳng định lại mức rủi ro kiểm soát ban
đầu mà họ đã đưa ra đối với các cơ sở dẫn liệu về hàng hóa.
-Thử nghiệm kiểm soát đối với quá trình mua hàng:
KTV kiểm tra dấu hiệu của KSNB đối với quá trình này bằng cách: Quan sát quá
trình lập phiếu yêu cầu mua, kiểm tra chữ ký trên các phiếu yêu cầu mua và đơn hàng.
Thực hiện phỏng vấn các nhân viên khách hàng để nhận định tính độc lập của của các bộ
phận như người mua hàng với người nhận hàng, thủ kho…
-Thử nghiệm kiểm soát đối với quá trình nhập-xuất kho:

KTV thực hiện việc quan sát cũng như tiếp cận trực tiếp với nhân viên làm công tác
kiểm nhận, nhập kho và kiểm tra chất lượng để xem xét, đánh giá các khía cạnh chủ yếu
sau: Thủ tục duyệt nhập-xuất kho, tính có thật của các nghiệp vụ nhập-xuất kho, tính độc
lập của thủ kho với người giao nhận hàng và các nhân viên kế toán có liên quan, dấu hiệu
kiểm tra đối chiếu nội bộ về hàng nhập-xuất kho.
-Thử nghiệm kiểm soát đối với quá trình sản xuất:
KTV kiểm tra: việc tổ chức quản lý ở các phân xưởng, tổ đội của quản đốc phân
xưởng hoặc tổ trưởng, việc ghi nhật ký sản xuất và lập báo cáo, quy trình làm việc của bộ
phận kiểm tra chất lượng và tính độc lập của bộ phận này, quá trình kiểm soát công tác kế
toán chi phí thong qua dấu hiệu kiểm tra, kiểm soát hệ thống sổ sách kế toán chi phí cũng
như quá trình luân chuyển chứng từ kế toán liên quan đến hàng hóa,công tác bảo quản vật
liệu và sản phẩm dở dang ở các bộ phận sản xuất, quy trình, thủ tục kiểm kê sản phẩm và
đánh giá sản phẩm dở dang.
-Thử nghiệm kiểm soát đối với quá trình lưu kho vật tư hàng hóa:
Các thủ tục KTV thường thực hiện là: Khảo sát quá trình bảo vệ hàng hóa trong kho
như hệ thống kho tàng, bến bãi…có đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong kho không, đánh
giá công tác quản lý và kiểm tra chất lượng hàng hóa trong kho của thủ kho, xem xét trình
độ, tư chất cũng như sự ràng buộc của người bảo vệ hàng hóa và người ghi chép sổ sách
về hàng hóa.
b.Thực hiện các thủ tục phân tích
Lớp :CDKT13BTH Trang:7
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Việc phân tích đánh giá tổng quát hàng hóa cho phép kiểm toán viên khai thác bằng
chứng kiểm toán nhanh chóng, khoanh vùng trọng tâm sai phạm thông qua các mâu thuẫn
có được từ việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng.
-Kỹ thuật phân tích ngang:
+ So sánh số dư hàng hóa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối lẫn tương đối.
+ So sánh giá vốn hàng bán, các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm giữa kỳ
này với kỳ trước…
-Kỹ thuật phân tích dọc:

+ So sánh số dư hàng hóa trên doanh thu hoặc số dư hàng hóa trên giá vốn hàng bán
của năm nay so với năm trước.
+Xác định tỷ trọng của sản phẩm dở dang trên tổng số hàng hóa để so sánh năm nay
với năm trước.
+ KTV có thể so sánh tỷ trọng của hàng hóa trên tổng tài sản lưu động giữa kỳ này
và các kỳ trước để xem có sự biến động nào lớn không.
Tỷ trọng hàng hóa trong tài sản lưu
động
Trị giá hàng hóa
=
Tổng tài sản lưu động

+ So sánh hệ số quay vòng hàng hóa với các kỳ trước: Thủ tục này được áp dụng đối
với khoản mục hàng hóa và thành phẩm tồn kho.
Số vòng luân chuyển hàng hóa
Giá vốn hàng bán trong kỳ
=
Số dư hàng hóa bình quân
Từ đó cho phép KTV đáng giá tính hợp lý của giá vốn hàng bán, nếu số vòng luân
chuyển hàng hóa cao hơn so với dự kiến, có thể do đơn vị khách hàng đã khai tăng giá
vốn hàng bán và khai giảm hàng hóa.
c.Thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết khoản mục hàng hóa
→ Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng hàng hóa:
Lớp :CDKT13BTH Trang:8
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
-Đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài, kiểm toán viên có thể tham chiếu kết quả của
kiểm toán chu kỳ mua vào thanh toán.
-Đối với các loại hàng hóa do đơn vị tự sản xuất, KTV áp dụng các thủ tục kiểm
toán sau:
+ Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ nhập kho sản phẩm sản xuất ra:

Phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê chất lượng sản phẩm…
+ Đối chiếu chứng từ nhập kho với báo cáo sản xuất, kế hoạch sản xuất
+ Đối chiếu chứng từ nhập kho với sổ kế toán hàng hóa
+ Đối chiếu ngày tháng trên các chứng từ tăng hàng hóa với ngày thàng ghi sổ
+ Đối chiếu ngày tháng trên các chứng từ tăng hàng hóa với ngày tháng ghi sổ
+ Chọn mẫu một số nghiệp vụ hàng hóa để kiểm tra việc phân loại
+ Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết , sổ tổng hợp và bảng kê với nhau
+ Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán hàng hóa với kết quả kiểm kê thực tế
→ Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ giảm hàng hóa
Hàng hóa giảm trong kỳ thường do hai loại nghiệp vụ: xuất kho để bán và xuất kho
dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nghiệp vụ xuất kho để bán về cơ bản đã
được thực hiện trong chu kỳ bán hàng và thu tiền. Do vậy, KTV chỉ cần kiểm toán để
khẳng định kế toán của đơn vị đã ghi nhận giá vốn hàng bán phù hợp với doanh thu bán
hàng hay chưa và đảm bảo tính đúng đắn của giá vốn hàng bán. Để thực hiện các mục tiêu
kiểm toán này, KTV thực hiện các thủ tục sau:
-Thu thập số liệu về số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ, tiến hành ước tính giá vốn
hàng bán.
-Kiểm tra phương pháp tính giá đơn vị áp dụng : Kiểm tra tính hợp lý, tính nhất
quán và tính hiện hữu của phương pháp này.
-Thực hiện kiểm tra tính phù hợp của giá vốn hàng bán thông qua mối quan hệ giữa
các khoản mục: Chi phí sản xuất kinh doanh, sản phẩm dở dang, thành phẩm.
-Thực hiện kiểm tra lại các nghiệp vụ xuất kho tiêu thụ phát sinh vào các thời điểm
cuối niên độ kế toán và đầu niên độ kế toán sau để đảm bảo các nghiệp vụ này được ghi
nhận đúng kỳ…
→ Thử nghiệm chi tiết số dư hàng hóa
Lớp :CDKT13BTH Trang:9
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
-Quan sát kiểm kê vật chất hàng hóa: Đòi hỏi KTV phải có mặt vào thời điểm kiểm
kê hàng hóa tại doanh nghiệp. Bằng các biện pháp quan sát, khảo sát, thẩm vấn thích hợp
để xác định sự tồn tại vật chất, quyền sở hữu hàng hóa và những thông tin liên quan đến

chất lượng hàng hóa.
-Kiểm tra số dư HTK cuối kỳ thuộc sở hữu của đơn vị nhưng không nằm trong kho
của đơn vị cuuói kỳ
Đối với HTK được nắm giữ bởi bên thứ ba, KTV:
+ Kiểm tra các hợp đồng gửi bán đại lý, các hợp đồng gửi bán ký gửi, các hợp đồng
gia công chế biến…dể xác định khả năng có thể có của lượng HTK cuối kỳ được nắm giữ
bởi bên thứ ba.
+ Xem xét các báo cáo của bên nhận đại lý, ký gửi, kiểm tra các chứng từ, tài liệu
liên quan để xác định lượng HTK cuối kỳ đang được nắm giữ bởi từng bên có liên quan.
Đối chiếu số lượng tính toán của KTV với số dư cuối kỳ của đơn vị.
+ Gửi thư yêu cầu xác nhận HTK được nắm giữ bởi bên thứ ba đối với các bên có
liên quan.
Đối với hàng mua đi đường và hàng gửi đi bán, KTV:
+ Kiểm tra toàn bộ các hợp đồng mua bán HTK phát sinh vào cuối niên độ kế toán,
kiểm tra các chứng từ có liên quan, thời điểm ghi sổ các nghiệp vụ này và xác định số
lượng hàng mua đi đường và hàng gửi đi bán cuối kỳ của đơn vị.
+ Thảo luận với các nhà quản lý đơn vị về cách thức xác định thời điểm xác nhận
tiêu thụ đối với hàng bán của đơn vị.
→ kiểm tra quá trình đánh giá số dư HTK cuối kỳ
Các thủ tục kiểm toán thường được áp dụng:
-Kiểm tra lại các phương pháp mà đơn vị áp dụng để đánh giá HTK, đánh giá lại sự
phù hợp và nhất quán của những chính sách này.
-Rà soát lại việc xác định giá trị của các nghiệp vụ nhập xuất HTK trong kỳ của đơn
vị .
-Tính toán lại lũy kế phát sinh và số dư cuối kỳ của các tài khoản HTK, đối chiếu
với số liệu của đơn vị.
Lớp :CDKT13BTH Trang:10
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
-Có thể vận dụng các phương pháp để xác định giá trị cho số lượng HTK cuối kỳ và
đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán của đơn vị…

1.3.4 Kết thúc kiểm toán
Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan tới hàng hóa
Đây là thủ tục cần thiết trước khi KTV đưa ra ý kiến nhận xét về kiểm toán hàng
hóa. Việc đánh giá những sự kiện này nhằm mục đích khẳng định lại sự tin cậy của các
bằng chứng kiểm toán về hàng hóa đã thu thập được.
Tổng hợp các kết quả kiểm toán HTK
Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ
tổng hợp kết quả liên quan đến HTK và tiến hành thảo luận với Ban giám đốc của đơn vị
khách hàng để thống nhất bút toán điều chỉnh. Nếu khách hàng đồng ý thì các bút toán
này sẽ được tổng hợp trên giấy tờ làm việc và tính số dư các khoản mục HTK trên BCTC.
Ngược lại nếu khách hàng không đồng ý với các bút toán điều chỉnh và trưởng nhóm
kiểm toán cho rằng các sai lệch đó ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì công ty kiểm toán
sẽ đưa ra ý kiến từ chối đưa ra ý kiến về khoản mục hàng hóa.
Phát hành Báo cáo Kiểm toán
Sau khi thảo luận với khách hàng và đi đến thông nhất, KTV sẽ lập dự thảo Báo cáo
Kiểm toán và sau đó phát hành báo cáo kiểm toán chính thức để công bố kết quả. Đối với
HTK, các ý kiến có thể là một trong bốn dạng sau: Chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng
phần, từ chối đưa ra ý kiến và ý kiến trái ngược.
Những nội dung trình bày ở trên chỉ mang tính chất lý luận. Trong thực tế kiểm
toán, kTV có thể có sự điều chỉnh các bước công việc thực hiện cho phù hợp với từng đơn
vị khách hàng cụ thể mà vẫn đảm bảo tính tuân thủ các chuẩn mực cũng như là các quy
định hiện hành.
Lớp :CDKT13BTH Trang:11
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN HÀNG HÓA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU VINACONEX
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU VINACONEX
2.1.1. Thông tin về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần cao su Vinaconex
Công ty Cổ phần cao su Vinaconex là công ty được thành lập và hoạt động theo giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4603000509 ngày 03/3/2008 do sở kế
hoạch và đầu tư Bình Dương cấp. Công ty Cổ phần cao su Vinaconex là một trong các
đơn vị có diện tích lớn trong ngành cao su Việt Nam.
→ Ngành nghề kinh doanh:
- Trồng cây cao su
- Khai thác và chế biến mủ cao su
- Kinh doanh cao su
- Thu mua mủ nguyên liệu
- Bán lẻ xăng dầu
- Mua bán gỗ cao su
- Chế biến gỗ cao su
- Thi công xây dựng và sửa chữa cầu đường, côn gtrình giao thông và khu dân cư
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp
- Kinh doanh địa ốc, kinh doanh phát triển nhà và các công trình dịch vụ khu công
nghiệp.
2.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty
Lớp :CDKT13BTH Trang:12
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà

Lớp :CDKT13BTH Trang:13
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phòng
kỹ thuật
Phòng
TCKT
Phòng

KHVT
Phòng
TC
LĐTL
Phòng
QLCL
Văn
phòng
công ty
NTCS
Bố Lá
NTCS
Hưng
Hòa
NTCS
Tân
Hưng
NTCS
Lai
Uyên
NTCS
Vĩnh
Bình
NTCS
Hội
Nghĩa
NTCS
Nhà
Nai
XN

CK
CB
&XD
C.ty CP
cao su
Trường
Phát
C.ty
TNHH
PT cao
su
Phước
Hòa
Đội sản xuất và nhà máy
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
2.2. ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CP
CAO SU VINACONEX
2.2.1. Thực hiện kiểm toán
a. Khảo sát về kiểm soát nội bộ
Qua quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Công ty CP Cao Su
Vinaconex bước đầu KTV đánh giá kiểm soát nội bộ đối với hàng hóa là tương đối đầy
đủ, chặt chẽ, phù hợp. Do vậy trong giai đoạn này KTV đi sâu vào kiểm tra tính hiệu quả
của các quy chế kiểm soát nội bộ với hàng hóa.
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc như: Phiếu yêu cầu mua hàng,
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho hay phiếu yêu cầu sử dụng vậ tư. Qua đó thấy rằng, các
chứng từ này được đánh số liên tục từ trước, quá trình sử dụng có đầy đủ chữ ký phê
duyệt, có dấu hiệu kiểm tra, kiểm soát của kế toán trưởng (đóng dấu phê duyệt). Tuy
nhiên dấu hiệu này là không thường xuyên.
Tiến hành phỏng vấn các nhân viên về việc quản lý vật tư. Cụ thể kiểm toán viên
phỏng vấn nhân viên vật tư tại phòng vật tư về qui trình tiếp nhận hàng hóa. Khi tiếp nhận

hàng, theo nhân viên vật tư, phải có biên bản kiểm nghiệm vật tư. Qua xem xét một số
chứng từ gốc, KTV phát hiện một số chứng từ gốc không có Biên bản kiểm nghiệm vật tư
đi kèm
Kiểm tra sự tồn tại của Báo cáo chi tiết về tình hình sử dụng vật tư, KTV thấy các
báo cáo được kho tổng và các xí nghiệplập hàng tuần và cho các bộ phận khác có liên
quan.
Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn KTV thấy bộ phận kiểm kê hàng hóa do
đơn vị tự lập ra đã đảm bảo tính độc lập, có sự tồn tại của biên bản kiểm kê cũng như sự
đối chiếu đối với kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên do đơn vị hạch toán theo phương pháp kê
khai thường xuyên nên chỉ trong những trường hợp cần thiết như có Quyết định kiểm kê
hàng hóa của Giám đốc thì cuộc kiểm kê mới được thực hiện.
Nghiên cứu hệ thống kế toán của đơn vị, thấy đơn vị đã có sự phân công rõ ràng
trong công tác hạch toán hàng hóa giữa thủ kho, nhân viên kế toán hàng hóa và người
chịu trách nhiệm ký duyệt.
Lớp :CDKT13BTH Trang:14
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Sau khi khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên giảm đáng kể các thử
nghiệm cơ bản.
b Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
→Thủ tục phân tích:
Kiểm toán viên tiến hành thu thập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh
doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm, các sổ chi
tiết tài khoản hàng hóa. Dựa vào số liệu thu thập được, Kiểm toán viên tiến hành phân
tích, đánh giá tổng quát hàng hóa của Công ty CP Cao Su Vinaconex như sau:
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng : Công ty CP Cao Su Vinaconex
Niên độ kế toán: 31/12/2011 Tham chiếu:
Ngày thực hiện:
Công việc: Thủ tục phân tích hàng hóa
A-Phân tích tôc độ luân chuyển hàng hóa

Năm 2010 Năm 2011
Giá vốn hàng bán
trong kỳ
139,906,430,403 192,000,002,232
Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Số dư HTK bình
quân (1)
Số vòng
luân chuyển
HTK(2)
Năm 2010 58,672,281,124 71,821,002,158 65,246,641,641 2.14
Năm 2011 71,281,002,15
8
98,023,364,018 84,652,183,088 2.27
(1)
Số dư HTK bình
quân năm
Số dư HTK đầu năm + Số dư HTK cuối năm
=
2
(2)
Số vòng luân Giá vốn hàng bán
Lớp :CDKT13BTH Trang:15
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
chuyển HTK
=
Số dư HTK bình quân
Nhận xét: So với năm 2010, số vòng luân chuyển HTK năm 2011 đã tăng 0.13 vòng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 5.72%. Thể hiện hàng hóa năm 2011 đã tăng lên so với năm
2010, điều này cho thấy Công ty CP Cao Su Vinaconex đã đẩy mạnh việc sản xuất. Có
thể coi đây là dấu hiệu tốt cho việc kinh doanh của công ty.

→ Kiểm tra chứng từ
Mục đích: Kiểm tra chứng từ nhằm thỏa mãn cơ sở dẫn liệu về sự phát sinh, quyền
và nghĩa vụ, phân loại hạch toán đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ, tính toán đánh giá.
Trong kiểm toán chi tiết nghiệp vụ hàng hóa, KTV tiến hành chọn mẫu để kiểm tra.
Các nghiệp vụ được chọn sẽ tiến hành đối chiếu với các sổ sách, chứng từ liên quan,
phỏng vấn người thực hiện công việc kế toán đó và kế toán trưởng.
Kiểm toán viên thu thập các Bộ chứng từ liên quan tới việc xuất, nhập vật tư, hàng
hóa và thành phẩm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Biên bản kiểm nghiệm chất lượng
vật tư, đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng, hợp đồng bán hàng, hóa đơn mua hàng, hóa
đơn bán hàng, phiếu vận chuyển, bốc xếp, giấy đi đường, nhật ký bảo vệ kho…đồng thời
kiểm toán viên sử dụng phương pháp kiểm tra tài liệu, xin xác nhận, tính toán để thu được
những bằng chứng kiểm toán liên quan tới các cơ sở dẫn liệu cần kiểm tra.
● Kiểm tra sự phân loại hạch toán đầy đủ
Để thực hiện được mục đích và các công việc trên theo như qui trình kiểm toán
trước hết KTV đọc lướt sổ chi tiết kế toán các khoản mục hàng hóa để xem có bút toán
nào bất thường không sau đó thực hiên chọn mẫu để kiểm tra:
Kiểm tra đối chiếu chứng từ vào sổ chi tiết
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra sự liên tục của phiếu nhập, xuất kho trong sổ theo
dõi của thủ kho
Qua quá trình kiểm tra chứng từ kết quả thu được chúng tôi thể hiện qua các
giấy tờ làm việc sau:
Lớp :CDKT13BTH Trang:16
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng : Công ty CP Cao Su Vinaconex
Niên độ kế toán : 31/12/2011 Tham chiếu:
Công việc: Thủ tục kiểm tra chứng từ, sổ sách
Người thực hiện: Phạm Quang Thảo
Khoản mục : TK 152
Trích sổ kế toán nhập kho vật tư tháng 12/2011 của kho vật tư

Số CT Ngày Diễn giải Nợ Có Số tiền Ghi chú
PN14/12 31/12/11
Nhập kho cây giống
phục vụ trồng tái canh
331 152 626,274,000
PN15/12 31/12/11
Nhập kho cây stump trần
theo HĐ
233/25.09.2011cấp cây g
giống các NT làm vườn
nhân
331 152 114,537,500
PN16/12 31/12/11
Nhập kho cây giống theo
HĐ 08/04.10.2011(HTX
Trường Phát)
331 152 180.000.000
PN18/12 31/12/11
Nhập lại kho đậu Kudzu
chưa sử dụng hết năm
2011 NT Tân
Hưng(Vương Ngọc Lan)
241 152 152.700.000
PN19/12 31/12/11
Nhập lại kho đậu kudzu
chưa sử dụng hết năm
2011 NT Lai Uyên
241 152 126.175.000
Qua trích sổ kế toán nhập vật tư trên ta thấy doanh nghiệp đã vi phạm cơ sở dẫn liệu
sự đầy đủ do thiếu 1 phiếu nhập kho là PN17/12. KTV đã yêu cầu kế toán giải trình và

Lớp :CDKT13BTH Trang:17
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
được kế toán của đơn vị giải thích là bỏ sót phiếu nhập kho đậu kudzu chưa sử dụng hết
năm 2011 của NT Nhà Nai (17.475.000 đồng).
Do nằm trong mức trọng yếu cho phép nên đối với Phiếu nhập kho PN17/12,
KTV không đưa ra bút toán điều chỉnh với công ty.
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng : Công ty CP Cao Su Vinaconex
Niên độ kế toán : 31/12/2011Tham chiếu:
Công việc: Thủ tục kiểm tra chứng từ, sổ sách
Người thực hiện: Lê Viết Cường
Khoản mục: TK 152
Trích sổ kế toán xuất kho vật tư tháng 12/2011 của kho vật tư
Số CT Ngày Diễn giải Nợ Có Số tiền Ghi chú
PX13/12 31/12/11 Xuất kho vật tư cho
nhà máy sản xuất
627 152 104.245.000 V
PX14/12 31/12/11 Xuất kho đậu kudzu
làm thảm phủ trồng tái
canh
241 152 124.320.000 V
PX15/12 31/12/11 Xuất kho cây giống
phục vụ trồng mới cty
CP Đoàn Kết
223 152 626.274.000 V
PX17/12 31/12/11 Xuất cây stump trần
cấp làm vườn ươm
trồng mới Cty CP
Đoàn Kết
223 152 497.574.000 V

PX18/12 31/12/11 Xuất kho cây stump
cấp giống làm vườn
nhân NT Tân Hưng
154 152 103.440.000 V
PX19/12 31/12/11 Xuất kho cây giống
cấp cho NT Lai Uyên
621 152 180.000.000 V
Lớp :CDKT13BTH Trang:18
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
làm cây bầu 3,4 tầng lá
để trồng tái canh 2012
PX20/12 31/12/11 Xuất kho hạt giống cấp
cho vườn ươm NT
Hưng Hòa mùa vụ
2012
621 152 154.618.000 V
Ghi chú: V: Các nghiệp vụ đã kiểm tra đầy đủ các chứng từ gốc về số phát sinh và
tính hợp lệ.
Qua trích sổ kế toán xuất kho vật tư ta thấy doanh nghiệp đã vi phạm cơ sở dẫn liệu
sự đầy đủ do thiếu phiếu xuất kho PX16/12. KTV được kế toán Công ty CP Cao Su
Vinaconex giải trình là do thủ kho đã quên và không đánh số này mà đánh luôn số
PX17/12.
Lớp :CDKT13BTH Trang:19
Tiểu luận Kiểm toán 2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Hồng Hà
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng : Công ty CP Cao Su Vinaconex
Niên độ kế toán : 31/12/2011Tham chiếu:02-12FA5
Công việc: Thủ tục kiểm tra chứng từ, sổ sách
Người thực hiện:
Khoản mục: TK 157

Kiểm ta nhật ký chung về các nghiệp vụ hàng gửi bán của công ty năm 2011
Số CT Ngày Diễn giải Số tiền Ghi chú
PX01/03 02/03/2011 Xác định doanh thu cho hàng ký
gửi bán tháng 12/2010 (Tập đoàn
công nghiệp cao su Việt Nam)
887.040.000 X
PX35/06 28/06/2011 Xuất bán thành phẩmgửi bán Latex
HA 60%
1.227.990.116 v
PX36/06 30/06/2011 Xuất bán thành phẩmgửi bán Latex
HA 60%
1.260.289.373 v
PX32/07 29/07/2011 Xuất bán thành phẩm HD41/HĐ-
CSVN-UD/04.01.11 Latex HA 60%
184.859.755 v
PX33/07 31/07/2011 Điều chỉnh bút toán cho hàng ký
gửi bán T6/2011
2.181.941.334 v
PX11/08 07/08/2011 Xuất bán thành phẩm gửi bán Latex
HA 60%
689.125.440 v
PX12/08 09/08/2011 Xuất bán thành phẩm HD
41/04.01.11 Inv158 Latex HA 60%
121.478.400 v
Nhận xét: Các chứng từ được đánh số theo một quy luật nhất quán. Đối chiếu việc
ghi nhận hàng gửi bán trong năm 2011 đối ứng với việc ghi nhận giá vốn hàng bán sau
khi số hàng này bán được chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp đã thực hiện đúng các quy
định kế toán về ghi nhận doanh thu hàng gửi bán.
V : Số hàng gửi bán đã bán được hoặc xử lý tương ứng để ghi nhận giá vốn và
doanh thu.

X : Chưa bán được hoặc mới chỉ bán được một phần
Lớp :CDKT13BTH Trang:20

×