Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

hệ thống ví dụ minh họa kế toán quản trị năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.49 KB, 15 trang )

Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

1
1

HỆ THỐNG VÍ DỤ MINH HỌA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
NĂM 2014
Ví dụ 1
Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm, phương pháp hệ số chưa biết chi phí sản
xuất dở dang cuối kì? Đề thi năm 2008.

Một DN SX 2 loại SP A và B thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, kế toán hàng tồn kho theo PP KKTX, trong kì có phát sinh (Đvt: 1.000 đ)
1.Công ty nhập khẩu NVL Chính chuyển thẳng cho phân xưởng sản xuất chính để
SX SP A và B. Giá nhập khẩu là 12.000 USD, thuế nhập khẩu phải nộp theo thuế suất
5%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Tỷ giá ngoại tệ thực tế: 16.500 đ/USD. Chi phí
vận chuyển số vật liệu trên về công ty thanh toán bằng tiền mặt gồm cả thuế GTGT là
4.400.
2.Các chi phí khác phát sinh như sau:
- Chi phí NCTT: 71.400
- Chi phí SXC: 25.140
3.Cuối kì phân xưởng SX chính nhập kho 600 SP A và 800 SP B. Còn lại 300 SP
A và 200 SP B dở dang. Cả hai loại sản phẩm cùng được SX trên 1 dây truyền công
nghệ, chi phí vật liệu chính sử dụng hết ngay từ đầu giai đoạn sản xuất. Đầu kì không có
SP dở dang.
Yêu cầu:
Tính giá thành từng loại sản phẩm nhập kho theo từng khoản mục. Biết hệ số quy
đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn của sản phẩm A là 1,0; sản phẩm B là 1,2. Các chi phí để SX
2 loại sản phẩm này đều tiêu hao tương đương theo tỷ lệ này, Sản phẩm dở dang được
xác định theo chi phí NVL chính.


Ví dụ 2
Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm, phương pháp hệ số chưa biết chi phí sản
xuất dở dang cuối kì, có sản phẩm hỏng?

Tại doanh nghiệp sản xuất H có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. Quá trình sản
xuất thu được 2 loại sản phẩm A và B. Trong tháng 12/N có tài liệu: (Đơn vị: 1.000 đ)
1. Doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang đầu tháng.
2. Số liệu về chi phí sản xuất phát sinh trong tháng:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.968.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 208.000
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

2
2
- Chi phí sản xuất chung: 156.000
3. Kết quả SX trong tháng
- Hoàn thành 580 sản phẩm A và 600 sản phẩm B.
- Có 200 sản phẩm A và 100 sản phẩm B dở dang cuối kì.
- Có 8 sản phẩm A và 10 sản phẩm B đang sản xuất dở dang bị hỏng ngoài định mức.
Yêu cầu: Tính và lập bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm A, B theo từng khoản
mục chi phí. Biết rằng hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn của A là 1, của B là 1,2. Sản
phẩm dở dang và sản phẩm hỏng được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Ví dụ 3
Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm, phương pháp hệ số chưa biết chi phí sản
xuất dở dang cuối kì, có sản phẩm hỏng?

Tại doanh nghiệp sản xuất H có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. Quá trình sản
xuất thu được 2 loại sản phẩm A và B. Trong tháng 12/N có tài liệu: (Đơn vị: 1.000 đ)
1. Doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang đầu tháng.

2. Số liệu về chi phí sản xuất phát sinh trong tháng:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.968.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 208.000
- Chi phí sản xuất chung: 156.000
3. Kết quả SX trong tháng
- Hoàn thành 580 sản phẩm A và 600 sản phẩm B. Khi nhập kho sản phẩm A phát hiện
10 sản phẩm hỏng.
- Có 200 sản phẩm A và 100 sản phẩm B dở dang cuối kì.
- Có 8 sản phẩm A và 10 sản phẩm B đang sản xuất dở dang bị hỏng.
Yêu cầu: Tính và lập bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm A, B theo từng khoản
mục chi phí. Biết rằng hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn của A là 1, của B là 1,2. Sản
phẩm dở dang và sản phẩm hỏng được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Toàn bộ sản phẩm hỏng đều là ngoài định mức.

Ví dụ 4
Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm, phương pháp hệ số, sản phẩm dở dang
cuối kì được đánh giá theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương?

DN AB có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín. Sản phẩm của quy trình công nghệ là
hai sản phẩm A, B. DN đã xác định hệ số giá thành của SP A là 1, SPB là 0.8. Trong kì
có tình hình sau:
- Chi phí Sản xuất dở dang đầu kỳ và phát sinh trong kỳ
Khoản mục CP
Dở dang đầu kỳ
Phát sinh
NVLTT
10.000
127.600
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC


3
3
NCTT
2.000
17.200
SXC
3.000
22.600
- Cuối kỳ hoàn thành 90 SP A, dở dang 10 SP mức độ chế biến hoàn thành 40%;
75 sp B, dở dang 15 SP mức độ chế biến hoàn thành 50%.
Yêu cầu: Tính giá thành sản phẩm A, B theo từng khoản mục. Biết rằng, Chi phí
NVL phát sinh 1 lần từ đầu quy trình công nghệ. Các chi phí khác phát sinh dần dần.

Ví dụ 5
Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm, phương pháp tỷ lệ đã biết chi phí SX
dở dang cuối kì?

Một doanh nghiệp sản xuất Sản phẩm A với 2 quy cách khác nhau A1 và A2 trong
tháng 12/N có các tài liệu sau: .(Đơn vị 1.000đ)
- Giá thành định mức từng đơn vị quy cách:
Khoản mục
A
1
A
2
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
1.000
200

200
1.600
300
300
Cộng
1.400
2.200
- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng
+ Chi phí NVL trực tiếp: 60.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 10.000
+ Chi phí sản xuất chung: 9.000
- Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp cho cả quy trình công nghệ
+ Chi phí NVL trực tiếp: 408.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 78.000
+ Chi phí sản xuất chung phân bổ: 58.500
- Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng
+ Chi phí NVL trực tiếp: 26.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 16.500
+ Chi phí sản xuất chung: 2.500
- Kết quả sản xuất: trong tháng sản xuất hoàn thành nhập kho 100 SP A
1
và 150 SP A2
Yêu cầu: Tính giá thành, lập bảng tính giá thành của từng quy cách sản phẩm theo
từng khoản mục chi phí?

Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

4
4
Ví dụ 6

Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm, phương pháp tỷ lệ đã biết chi phí SX
dở dang cuối kì? Đề thi năm 2009

Câu 5 (1,5 điểm). Có số liệu về chi phí thực hiện dịch vụ và kết quả thực hiện dịch vụ
cho thuê phòng ngủ tại một khách sạn trong tháng như sau: (Đơn vị tính 1.000 đ)
Chỉ tiêu Loại phòng
VIP
Loại 1
Loại II
Số phòng ngủ của KS
50
250
200
Số lượt phòng cho thuê
410
3220
4804
ĐỊnh mức chi phí/lượt Ph
200
148
110
Chi phí NVLTT
10
7,4
5,5
Chi phí NCTT
50
37
27,5
Chi phí SXC

140
103,6
77

Chi phí thực hiện phát sinh trong tháng
Chi phí NVLTT: 60.300
Chi phí NCTT: 304.640
Chi phí SXC: 841.060
Yêu cầu: Tính giá thành của lượt phòng theo từng cấp loại phòng, biết giá trị dịch vụ dơ
dang đầu tháng và cuối tháng là không đáng kể.

Ví dụ 7
Chủ đề: Tập hợp chi phí SX, Tính giá thành sản xuất sản phẩm, phương pháp tỷ lệ
chưa biết chi phí SX dở dang cuối kì?

Doanh nghiệp K có tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh gồm:
- PXSX chính sản xuất ra sản phẩm cùng loại có quy cách khác nhau A1 và A2.
Trong năm có tài liệu sau:
I. Số dư đầu năm của một số tài khoản: (đvt: triệu đồng)
- TK 154: 19.000. (Trong đó: vật liệu chính 15.000, vật liệu phụ 1.000, nhân công trực
tiếp: 1.000, chi phí sản xuất chung 2.000).
II. Tình hình phát sinh trong năm:
1. Chi phí sản xuất
Yếu tố chi phí
PXSX chính
SXSP
QLSX
1. Vật liệu chính
186.000
-

2. Vật liệu phụ
25.000
3.000
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

5
5
3.CCDC (100%)
-
1.700
4. Tiền lương và trích TL
18.000
4.000
5. Khấu hao TSCĐ
-
9.200
6. Tiền mặt

1.000

2. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng:
PXSX chính hoàn thành nhập kho 2.000 SPA1 và 3.000 SPA2, còn lại 200 SPA1
và 150 SPA2 dở dang cuối kỳ. Vật liệu chính còn thừa kỳ trước để tại PXSX là 4.000, vật
liệu thừa kỳ này dùng không hết để lại phân xưởng dùng cho kỳ sản xuất sau là: 9.500.
3. Tài liệu bổ sung:
- Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% giá thành kế hoạch, vật liệu chính bỏ một
lần từ đầu quá trình sản xuất. Tỷ lệ để tính giá thành theo quy cách sản phẩm được xác
định riêng theo từng yếu tố giá thành.
Giá thành kế hoạch đơn vị SP trong năm:

Đvt: triệu đồng
Yếu tố giá thành
A1
A2
Vật liệu chính
30
34
Vật liệu phụ
4,8
5
Nhân công trực tiếp
4,2
4.8
Sản xuất chung
5.0
6.2
Tổng cộng
44
50

Yêu cầu:
1. Tính toán xác định giá thành sản phẩm A1, A2 theo từng khoản mục chi phí
2. Lập các định khoản KT liên quan gồm định khoản ghi nhận và kết chuyển CPSX

Ví dụ 8:
Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp phân bước – cơ bản

Doanh nghiệp X sản xuất sản phẩm A trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục: Phân
xưởng 1 và phân xưởng 2. Trích một số tài liệu trong tháng 3/N:
- Chi phí sản xuất sản phẩm đó phát sinh trong kỳ: (Đơn vị tính: đồng)


Chi phí VLTT
Chi phí NCTT
Chi phí sản xuất chung
Phân xưởng 1
374.000.000
90.000.000
105.000.000
Phân xưởng 2
-
60.000.000
72.000.000
Kết quả sản xuất trong tháng:
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

6
6
- Phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 1.200 nửa thành phẩm A chuyển hết cho phân xưởng
2 tiếp tục chế biến, còn lại 500 sản phẩm làm dở mức độ chế biến hoàn thành 60%.
- Phân xưởng 2 nhận 1.200 NTP phân xưởng 1 chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành
nhập kho 800 thành phẩm,còn 400 sản phẩm đang chế dở dang mức độ hoàn thành 50%.
Yêu cầu:
1.Tính giá thành nửa thành phẩm và thành phẩm theo phương pháp tính giá thành
phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
2.Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước không
tính giá thành nửa thành phẩm.
Biết rằng:
- Hai phân xưởng không có sản phẩm dở dang đầu kì
- Chi phí NVL phát sinh một lần từ đầu quy trình công nghệ; Các chi phí khác phát
sinh dần dần theo mức độ chế biến.


Ví dụ 9
Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm, kết cấu sản phẩm giữa các giai đoạn
không tương đương.
Doanh nghiệp X sản xuất sản phẩm A trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục: Phân
xưởng 1 và phân xưởng 2. Trích một số tài liệu trong tháng 3/N:
Chi phí sản xuất sản phẩm đó phát sinh trong kỳ: (đơn vị tính: đồng)

Chi phí VLTT
Chi phí NCTT
Chi phí sản xuất chung
Phân xưởng 1
374.000.000
90.000.000
105.000.000
Phân xưởng 2
-
60.000.000
72.000.000
- Kết quả sản xuất trong tháng: Phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 1.200 nửa thành phẩm
A chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế biến, còn lại 500 sản phẩm làm dở mức độ
chế biến hoàn thành 60%.
- Phân xưởng 2 nhận 1200 nửa thành phẩm phân xưởng 1 tiếp tục chế biến hoàn thành
400 thành phẩm nhập kho, 200 sản phẩm dở mức độ chế biến hoàn thành 50%.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển tuần tự
2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển song song
Biết rằng:
- Hai phân xưởng không có sản phẩm dở dang đầu kì
- Chi phí NVL phát sinh một lần từ đầu quy trình công nghệ; Các chi phí khác phát sinh

dần dần theo mức độ chế biến.
- Hai NTP ở PX1 chuyển sang chế biến được 1 SP ở PX2
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

7
7

Ví dụ 10: Chủ đề: Phương pháp phân bước trường hợp kết cấu SP không tương
đương, có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, Đề thi năm 2008
Doanh nghiệp X có 2 phân xưởng sản xuất sản phẩm A theo qui trình công nghệ
chế biến liên tục. Chi phí sản xuất trong tháng đã được tập hợp như sau: ĐV: 1.000đ):

PX1
PX2
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.040.000
-
Chi phí nhân công trực tiếp
72.000
27.000
Chi phí sản xuất chung
76.500
73.800

Kết quả trong tháng phân xưởng số 1 sản xuất được 400 nửa thành phẩm chuyển
cho phân xưởng 2 còn lại 100 sản phẩm dở mức độ hoàn thành 40% và có 20 sản phẩm
híng không sửa chữa được mức độ hoàn thành 50%.
Phân xưởng số 2 nhận 400 nửa thành phẩm của phân xưởng số 1 chuyển sang tiếp
tục chế biến hoàn thành nhập kho 160 thành phẩm còn lại 34 thành phẩm dở mức độ
hoàn thành 50% và 6 sản phẩm hỏng không sửa chữa được mức độ hoàn thành 50%.

Yêu cầu.
1. Tính giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm theo phương pháp phân bước
kết chuyển tuần tự theo khoản mục.
2. Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp kết chuyển chi phí song song. Tính chi
phí sản xuất sản hỏng của từng phân xưởng sản xuất?
Tài liệu bổ sung:
- Chi phí nguyên liệu bỏ vào sản xuất 1 lần ngay từ đầu của quy trình công nghệ.
- Sản phẩm dở đầu kỳ cả 2 phân xưởng đều không có.
- Cử 2 nửa thành phẩm của phân xưởng 1 chuyển sang phân xưởng 2 sản xuất được một
thành phẩm.
- Phế liệu thu hồi được của 20 sản phẩm hỏng loại ra ở phân xưởng 1 nhập kho trị giá
14.000. Chi phí SXSP hỏng không được tính vào giá thành, tính vào giá vốn hàng bán.
- Sản phẩm hỏng ở phân xưởng 2 không thu hồi được phế liệu, Doanh nghiệp quyết định
chi phí sản xuất sản phẩm hỏng yêu cầu công nhân bồi thường 50% còn lại 50% tính vào
giá vốn hàng bán.






Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

8
8
Ví dụ 11
Chủ đề: Tính giá thành theo phương pháp phân bước; Sản phẩm dở dang được
đánh giá theo chi phí NVLTT.

Doanh nghiệp HH sản xuất sản phẩm A trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục:

phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Trích một số tài liệu trong tháng 3/N:
- Không có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ và không có thành phẩm tồn kho
đầu kỳ.
- Chi phí sản xuất sản phẩm đã phát sinh trong kỳ: (đơn vị tính: đồng)

Chi phí VLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Phân xưởng 1
495.000.000
55.000.000
60.500.000
Phân xưởng 2
-
22.500.000
24.750.000
- Kết quả sản xuất trong tháng: Phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 5.000 nửa thành
phẩm A chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế biến, còn lại 500 sản phẩm làm dở.
Phân xưởng 2 nhận 5.000 nửa thành phẩm phân xưởng 1 chuyển sang tiếp tục chế biến
hoàn thành nhập kho 4.500 thành phẩm A, còn 500 sản phẩm đang chế dở.
Yêu cầu:
1) Tính giá thành nửa thành phẩm và thành phẩm theo phương pháp tính giá thành
phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
2) Tính giá thành thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước không
tính giá thành nửa thành phẩm
Biết rằng: Chi phí NVL bỏ vào 1 lần từ đầu quy trình công nghệ, các chi phí khác
phát sinh dần dần. Sản phẩm dở dang được đánh giá theo CP NVL TT và theo giá thành
NTP giai đoạn trước chuyển sang

Ví dụ 12

Chủ đề: Tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm trường hợp có sản
phẩm hỏng.
Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A qua 2 phân xưởng (PX) chế biến liên tục,
trong tháng có các tài liệu sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng):
o Vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm PX 1 : 860.000
o Vât liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm PX 1: 516.000; PX2: 399.000.
o Chi phí nhân công trực tiếp PX1: 387.000; PX 2: 513.000.
o Chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trong tháng PX 1: 464.400; PX 2: 342.000.
o Kết quả sản xuất trong tháng:
o PX 1: Sản xuất hoàn thành 400 nửa thành phẩm chuyển hết cho PX 2 tiếp tục chế
biến, còn lại 50 sản phẩm dở dang mức độ chế biến hoàn thành 60%.
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

9
9
o PX 2: Nhận 400 nửa thành phẩm của PX 1 tiếp tục chế biến, hoàn thành 360 sản
phẩm ( Trong đó nhập kho 340 thành phẩm còn 20 sản phẩm phát hiện hỏng không
sửa chữa được); còn lại 40 sản phẩm dở dang mức độ chế biến hoàn thành 50%.
o Cuối tháng xác định số vật liệu chính ở PX 1 dùng chưa hết là 50.000, không nhập lại
kho để tiếp tục sử dụng kì sau.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành thành phẩm A theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa
thành phẩm?
2. Tính giá trị sản phẩm hỏng theo chi phí thực tế ?
3. Định khoản các nghiệp vụ đã phát sinh ?
Tài liệu bổ sung:
- Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Vật liệu chính bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuất.
- Giá trị sản phẩm hỏng được tính vào giá vốn hàng bán
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ của cả hai PX đều không có.


Ví dụ 13
Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm, Báo cáo sản xuất – cơ bản

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm B, tháng 6/N có tài liệu:
Khoản mục chi phí
Chi phí dở dang
đầu kỳ
Chi phí sản xuất trong kỳ
- Chi phí VLTT
45.000
162.000
- Chi phí NCTT
4.000
17.000
- Chi phí SXC
8.000
34.000
Cộng
57.000
213.000

- Khối lượng sản phẩm dở dang cuối tháng 5/N 50 sản phẩm, mức độ chế biến
hoàn thành 60%.
- Trong tháng 6 sản xuất hoàn thành nhập kho 170 sản phẩm, còn 60 sản phẩm làm
dở mức độ chế biến hoàn thành 50%.
- Vật liệu trực tiếp bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản xuất theo phương pháp bình quân và NT_XT?
2. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân và NT - XT



Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

10
10
Ví dụ 14
Chủ đề: Tính giá thành sản xuất sản phẩm, Báo cáo sản xuất, có sản phẩm hỏng

Tại phân xưởng SX số 1 của doanh nghiệp A, trong tháng 12/N có các tài liệu sau:
- Số lượng sản phẩm dở dang đầu kì 50 sản phẩm. Tỷ lệ hoàn thành xét theo chi phí NVL
là 80%, xét theo CPNCTT và chi phí SXC là 60%.
- Thông tin về chi phí SX theo từng khoản mục chi phí SX như sau (Đơn vị: 1000đ)
Khoản mục chi phi
Chi phí SXDD đầu tháng
Chi phí SXPS trong tháng
Chi phí NVL TT
70.000
520.000
Chi phí NCTT
50.000
370.000
Chi phí SXC
60.000
430.000
- Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 100 sản phẩm. Cuối tháng còn 40 sản
phẩm dở dang. Mức độ chế biến hoàn thành về NVL là 100%, về chi phí NCTT và chi
phí SXC là 70%. Ngoài ra, kết thúc quá trình sản xuất phát hiện 5 sản phẩm hỏng không
sửa chữa được. Trong đó sản phẩm hỏng trong định mức là 3, sản phẩm hỏng ngoài định
mức là 2. DN không thu hồi được phế liệu từ sản phẩm hỏng nên toàn bộ thiệt hại về sản

phẩm hỏng ngoài định mức được công nhân sản xuất bồi thường (Trừ vào lương). Sản
phẩm hỏng là sản phẩm mới sản xuất trong kì.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp bình quân và phương pháp NTXT
2. Lập báo cáo sản xuất của phân xưởng sản xuất số 1 theo phương pháp bình quân và
phương pháp nhập trước xuất trước.

Ví dụ 15
Chủ đề: ví dụ bổ sung về tính giá thành phân bước

DN SX SP A trải qua 2 PX chế biến liên tục là PX1 và PX2. Trong kỳ có các tài
liệu sau: (Đơn vị: Triệu đồng).
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ:
+ PX1: số lượng 80 mức độ chế biến hoàn thành 50%
+ PX2: số lượng 50 mức độ chế biến hoàn thành 20%
- CPSX dở dang đầu kỳ:
Khoản mục chi
phí
CPSXDD
đầu kỳ PX 1
CPSXDD đầu kỳ PX2
GĐ trước
GĐ này
CP NVL C TT
400.000
250.000
-
CP NVL P TT
20.000
25.000

25.080
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

11
11
CPNCTT
40.000
50.000
40.810
CPSXC
50.040
45.000
44.050
- CPSX trong kỳ tập hợp được:
Khoản mục chi phí
PX1
PX2
CPVLCTT
2.600.000
-
CPVLPTT
260.000
199.920
CPNCTT
520.000
431.690
CPSXC
453.960
369.950


- Kết quả sản xuất trong kì:
+ PX1: Hoàn thành 500 NTP, còn 100 SPDD có mức độ chế biến hoàn thành là
60% về các khoản chi phí.
+ PX2: Nhận 500 NTP của PX1 chuyển sang, hoàn thành 450 TP, còn 100 sản
phẩm dở dang, mức độ chế biến hoàn thành 50% về các khoản chi phí.
- Chi phí NVL chính trực tiếp phát sinh 1 lần từ đầu quy trình công nghệ.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản phẩm A theo phương pháp kết chuyển chi phí tuần tự theo giai
đoạn theo phương pháp bình quân và NTXT.
2. Lập báo cáo SX cho từng phân xưởng theo phương pháp bình quân.

Ví dụ 16
Chủ đề: Thông tin thích hợp - Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh

Giả sử Công ty H có 3 cửa hàng phụ thuộc kinh doanh trong cùng một thành phố.
Báo cáo kết quả kinh doanh trong năm vừa qua như sau: (Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Tổng cộng
Cửa hàng
số 1
Cửa hàng
số 2
Cửa hàng
số 3
1- Doanh thu…
50.000
15000
25000
10.000
2- Chi phí của hàng bán

30.000
8000
15000
7000
3- Ln gộp
20.000
7000
10.000
3000
4- Chi phí bán hàng
6500
2000
3000
1500
5- Chi phí quản lý DN
10.000
3000
5000
2000
6- Lợi nhuận
3500
2000
2000
(500)
Cửa hàng số 3 bị lỗ năm vừa qua, do vậy, nhà quản lý đang có ý định ngừng hoạt
động cửa hàng này. Vậy kế toán quản trị hãy tập hợp thông tin và phân tích có nên tiếp
tục hay ngừng hoạt động cửa hàng số 3.
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

12

12
Các thông tin khác được bổ sung như sau:
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Tổng cộng
Cửa
hàng số 1
Cửa
hàng số 2
Cửa hàng
số 3
I- Chi phí bán hàng
6500
2000
3000
1500
1- Lương nhân viên bán hàng
2100
700
900
500
2- Quảng cáo của cửa hàng
350
100
200
50
3- Tiền thuê cửa hàng
1200
400
600

200
4- Khấu hao thiết bị bán hàng
1100
300
500
300
5- Chi phí điện, nước
400
100
200
100
6- Lương nhân viên giao hàng
400
100
200
100
7- Khấu hao thiết bị giao hàng
400
100
200
100
8- Chi phí quảng cáo chung
550
200
200
150
II- Chi phí quản lý DN
10000
3000
5000

2000
1- Lương quản lý DN
2400
800
1000
600
2- Chi phí quản lý chung
700
200
300
200
3- Chi phí phục vụ điện nưíc
600
200
300
100
4- Chi phí bảo hiểm hàng hoá (ở cửa
hàng).
600
200
300
100
5- Chi phí khấu hao TSCĐ quản lý
70
200
400
100
6- Chi phí chung khác
5000
1400

2700
900
b- Các thông tin khác:
+ Nếu cửa hàng số 3 ngừng hoạt động thì thiết bị bán hàng của cửa hàng này
chuyển sang cho cửa hàng số 1 và số 2.
+ Tiền thuê nhà cửa hàng số 3 không phải bồi thường nếu ngừng hoạt động vì hợp
đồng ký có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào.
+ Công ty có một đội chuyên làm nhiệm vụ giao hàng phục vụ toàn công ty. Nếu
cửa hàng số 3 ngừng hoạt động thì một nhân viên giao hàng sẽ nghỉ việc lương của anh ta
1 năm là 50 triệu đồng.
+ Nếu cửa hàng số 3 ngừng hoạt động thì nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý
cửa hàng này ở trên công ty sẽ chuyển sang làm nhiệm vụ khác ở Công ty; một nhân viên
văn phòng công ty sẽ thôi việc, mức lương của anh ta là 50 triệu đồng/năm.
+ Các nhân viên khác của cửa hàng số 3 sẽ thôi làm việc nếu cửa hàng bị đóng cửa,
tiền bồi thường cho mỗi nhân viên này là 10 triệu đồng (5 nhân viên).
+ Doanh thu và chi phí của hàng bán dự kiến không biến động trong năm tới.
+ Chi phí phục vụ điện nước, chi phí khác của chi phí QLDN là định phí chung.
Yêu cầu:
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

13
13
1. Xác định và trình bày các thông tin thích hợp để nhà quản lý xem xét quyết định
việc tiếp tục hay ngừng kinh doanh cửa hàng số 3.
2. Bên cạnh những thông tin trên, kế toán quản trị có thể thu nhập những thông tin
nào khác là thích hợp cho quyết định này.

Ví dụ 17
Chủ đề: Thông tin thích hợp – Từ chối hay chấp nhận đơn đặt hàng


Công ty HN SX 1 loại sản phẩm duy nhất. Chi phí hàng tháng để sản xuất và tiêu thụ 1
sản phẩm này tại mức sản xuất hiện tại của công ty (8.000 Sp/tháng) như sau:
TT
Chi phí
Số tiền (đ)
1
Chi phí NVL trực tiếp
2.500
2
Chi phí nhân công trưc tiếp
3.000
3
Chi phí SXC biến đổi
500
4
Chi phí SXC cố định
4.250
5
Chi phí bán hàng và quản lý DN biến đổi
1.500
6
Chi phí bán hàng và QLDN cố định
2.000
Giá bán bình quân là 15.000 đ/SP. Năng lực SX của công ty là 10.000 Sp/tháng.
Công ty nhận được 1 đơn đặt hàng từ một khách hàng nước ngoài đặt mua 2.000 SP với
giá 12.000 đ/SP. Đơn hàng này không ảnh hưởng đến DT thông thường của công ty.
Yêu cầu:
1. Nếu đơn hàng được chấp nhận. Lợi nhuận của công ty trong tháng sẽ tăng hay
giảm bao nhiêu?
2. Giả sử, lãnh đạo doanh nghiệp đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của

đơn hàng trên là 40%. Hãy xác định mức giá bán sản phẩm cho đơn hàng?

Ví dụ 18
Chủ đề: Thông tin thích hợp - Quyết định chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng
đặc biệt – Trường hợp đơn hàng đơn chiếc.

Doanh nghiệp nhận được một đơn hàng: 330.000.000đ. Để sản xuất đơn hàng, dự
kiến doanh nghiệp phải huy động một số nguồn lực sau:
1.Về vật liệu:
Chủng loại
Nhu cầu sử
dụng
Mức tồn
kho hiện tại
Giá vốn kế
toán
Giá thị
trường
Giá thanh

A
1000
-

60.000

B
1000
600
30.000

50.000
35.000
Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

14
14
C
1000
700
45.000
40.000
30.000
D
200
200
50.000
90.000
60.000
Trong đó
- NVL B được doanh nghiệp sử dụng thường xuyên cho hoạt đọng SXKD thông
thường, nguồn cung NVL B không hạn chế.
- NVL C là loại NVL đặc thù, không thể sử dụng cho các hoạt động khác, doanh
nghiệp đang có ý định thanh lý.
- NVL D còng là laọi đặc thù, doanh nghiệp đang có kế hoạch sử dụng NVL D để
thay thế NVL E, giá VL E trên thị trường là 80.000/đơn vị.
2. Về nhân công
- Sử dụng khoảng 20 công nhân tay nghề phổ thông, sô công nhân này hiện đang
nghỉ chờ việc. DN thanh toán trợ cấp nghỉ chờ việc: 1.200.000đ/người/tháng. Nếu sử
dụng cho đơn hàng (đơn hàng dự kiến sx trong 1 tháng) doanh nghiệp thanh toán
4.000.000đ/ tháng/người

- Điều chuyển 2 công nhân kĩ thuật có tay nghề cao từ đơn hàng khác sang, víi việc
hợp lý hoá sản xuất, việc điều chuyển này không làm tăng thêm quỹ lương của DN.
- Thuê ngoài một chuyên gia kĩ thuật giám sát thực hiện đơn hàng: tiền lương trả 1
tháng: 7.000.000đ.
3. Về máy móc thiết bị.
Để thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp phải:
- Thuê một số máy móc thiết bị bên ngoài: giá thuê trong thời gian thực hiện hợp
đồng là 7.500.000đ, chi phí vận hành: 2.000.000đ
+ Một số máy móc đang dự kiến sử dụng cho một đơn hàng khác, đơn hàng đó dự
kiến tạo ra mức lãi trên biến phí là: 20.000.000đ, đây là máy chuyên dùng, Dn không thể
thuê ngoài trong ngắn hạn.
+ Một máy hiện DN không sử dụng đang chờ bán thanh lý, nêu bán ngay hiện tại,
giá bán ước tính: 50.000.000, nếu sử dụng cho đơn hàng míi bán giá bán ước tính là:
35.000.000đ
+ Chi phí vận hành máy móc thiết bị của doanh nghiệp tổng hợp là 10.000.000đ
Yêu cầu:
Hãy tính toán xác định chi phí thích hợp cho đơn hàng và tư vấn cho nhà quản trị
doanh nghiệp liên quan.





Kế toán Quản trị nâng cao PGS,TS. Mai Ngọc Anh - HVTC

15
15
Ví dụ 19
Chủ đề: Thông tin thích hợp - Quyết định cơ cấu sản phẩm trong điều kiện năng
lực sản xuất bị giới hạn


Giả sử Công ty ABC sản xuất sản phẩm A, B và C.
- Giá bán đơn vị của các sản phẩm đó lần lượt là 100, 150 và 200;
- Biến phí đơn vị sản xuất kd lần lượt là: 40, 50 và 50
- Nhu cầu tiêu thụ SP lần lượt là: 1.000 đơn vị, 500 đơn vị và 800 đơn vị.
- Công ty chỉ có tối đa là 5.000 giờ máy cho mỗi kỳ. Biết rằng, để sản xuất đơn vị sản
phẩm A,B và C cần có số giờ máy chạy lần lượt: 2 giờ, 4 giờ và 2 giờ.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định cơ cấu SX tối ưu để DN đạt được lợi nhuận tối đa?
2. Giả sử phòng kinh doanh của doanh nghiệp cho rằng nên sản xuất và tiêu thụ
căn cứ vào mức lãi trên biến phí để ưu tiến sản xuất theo thứ tự: C,B,A. Hãy
tính và so sánh mức lợi nhuận của phương án do phòng kinh doanh đề xuất và
phương án đã xác định ở yêu cầu 1.
Ví dụ 20
Chủ đề: Thông tin thích hợp - Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài./.

Công ty MQ Sx 20.000 linh kiện R3 mỗi năm để lắp đặt cho sản phẩm của mình. Ở mức
hoạt động hiện tại của công ty, chi phí SX mỗi linh kiện R3 có chi phí SX như sau:
TT
Chi phí
Số tiền (đ)
1
Chi phí NVL trực tiếp
4.800
2
Chi phí nhân công trưc tiếp
7.000
3
Chi phí SXC biến đổi
3.200

4
Chi phí SXC cố định
10.000

Cộng
25.000
Một nhà cung cấp linh kiện bên ngoài chào bán cho công ty 20.000 linh kiện R3
mỗi năm với giá bán 23.500 đ/linh kiện. Nêu công ty chấp nhận đề nghị này, cơ sỏ vật
chất hiện tại đang sử dụng cho SX linh kiện R3 sẽ được cho thuê với giá cho thuê hàng
năm là 150.000.000 đ. Tuy nhiên, một số chi phí SXC cố định phân bổ cho linh kiên vẫn
phát sinh và tính cho mỗi linh kiện là 6.000 đ ngay cả khi R3 được mua ngoài.
Yêu cầu:
1.Theo Anh (Chị) công ty có nên chấp nhận đề nghị mua ngoài linh kiện R3 từ nhà
cung cấp hay không? Tại sao?
2.Những vấn đề nào cần phải xem xét khi công ty quyết định mua R3 từ nhà cung
cấp bên ngoài?

×