Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn đông phương học Gia đình đa văn hóa hàn việt dưới góc nhìn thích nghi của người chồng hàn quốc sống tại miền nam việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƢƠNG



BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT – HÀN
DƢỚI GÓC NHÌN THÍCH NGHI CỦA
NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI
MIỀN NAM VIỆT NAM





ĐỖ THỊ THÙY





BIÊN HÒA, THÁNG 12/2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƢƠNG



BÁO CÁO


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT – HÀN
DƢỚI GÓC NHÌN THÍCH NGHI CỦA
NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI
MIỀN NAM VIỆT NAM





Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ THÙY
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trần Hữu Yến Loan




BIÊN HÒA, THÁNG 12/2013
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN DẪN LUẬN 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
5. Những đóng góp của đề tài 4
6. Cấu trúc: 4
CHƢƠNG I KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH NÊN GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT HÀN. 5

1.1 Mối liên hệ của quan hệ ngoại giao Việt – Hàn và Hôn nhân Quốc Tế Hàn –
Việt. 5
1.1.1 Giai đoạn đầu ký kết và bƣớc tiến triển của mối quan hệ ngoại giao Việt
Nam – Hàn Quốc. 5
1.1.2 Nguyên nhân kết hôn quốc tế của các chàng trai Hàn Quốc. 6
1.1.3 Nguyên nhân và thực trạng kết hôn quốc tế của phụ nữ Việt Nam 6
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan 6
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan. 9
1.2 Khái niệm 17
1.2.1Gia đình đa văn hóa là gì? 17
1.2.2 Gia đình di trú Hàn – Việt là gì? 18
CHƢƠNG II NHỮNG MẶT THÍCH ỨNG CỦA NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC
SỐNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM 20
2.1 Sự thích ứng về mặt ngôn ngữ 20
2.1.1 Trong giao tiếp với vợ và họ hàng nhà vợ 22
2.1.2 Trong giao tiếp với bà con lối xóm, láng giềng. 23
2.1.3 Trong công việc 24
2.2. Sự thích nghi về mặt khí hậu 25
2.2.1 Đặc trƣng khí hậu Hàn Quốc 25
2.2.2 Đặc trƣng khí hậu Việt Nam 26
2.2.3 Khả năng thích nghi khí hậu Việt Nam của các ông chồng Hàn Quốc 27
2.3 Sự thích ứng về mặt ẩm thực 28
2.3.1 Ẩm thực trong đời sống gia đình 30
2.3.1.1 Các bữa ăn ngày trong tuần 30
2.3.1.2 Các bữa ăn ngày cuối tuần 31
2.3.2 Khi ăn cùng họ hàng nhà vợ 32
2.3.2.1 Khi gặp gỡ thân mật tại nhà Bố Mẹ vợ. 32
2.3.2.2 Khi ăn uống tại các buổi lễ tết 34
2.3.3 Khi ăn cùng bạn bè và cơ quan 34
2.2.3.1 Khi ăn uống tại cơ quan 34

2.2.3.2 Khi ăn cùng đối tác giải quyết công việc 35
2.4 Những vấn đề chung trong việc giáo dục con cái. 35
2.4.1 Trong việc chọn ngôn ngữ cho con học và nói trong sinh hoạt hằng ngày.
35
2.4.2 Khó khăn trong việc lựa chọn trƣờng học cho các bé. 37
CHƢƠNG 3 NHỮNG KHÓ KHĂN CHUNG CỦA GIA ĐÌNH DI TRÚ HÀN -
VIỆT CŨNG NHƢ ĐỐI NHỮNG CHÚ RỂ HÀN QUỐC TẠI MIỀN NAM VIỆT
NAM VÀ GIẢI PHÁP. 38
3.1 Những vấn đề chung của những gia đình Di trú Việt – Hàn. 38
3.1.1 Thái độ và cách nhìn nhận của cộng đồng đối với những gia đình di trú
Việt - Hàn. 38
3.1.2 Những khó khăn của các ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam 38
3.2 Phƣơng hƣớng giải quyết những khó khăn cho gia đình đa văn hóa Việt - Hàn
và các ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam 39
3.2.1 Chế độ chính sách của chính phủ Việt Nam đối với những gia đình di trú
Việt - Hàn. 39
3.2.2 Phát triển quan hệ Hàn - Việt 44
3.2.3 Khuyến khích sinh hoạt cộng đồng 46
3.2.4 Gắn kết những gia đình đa văn hóa Việt - Hàn trong khu vực lại với nhau
46
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

1 / 48

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình kinh tế hội nhập nhƣ hiện nay đã giúp cho Việt Nam có
những bƣớc chuyển biến rõ rệt về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống con ngƣời
ngày càng đƣợc nâng cao. Một trong những vấn đề không còn mới mẽ cho lắm đối

với xã hội con ngƣời nhƣng đối với lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu thì đang còn là
một vấn đề khá hấp dẫn và mới lạ. Đó chính là vấn đề hôn quốc tế của các cô gái,
chàng trai Việt Nam với những ngƣời bạn đời Ngoại Quốc. Đặc biệt phải nhắc đến
là việc kết hôn quốc tế của các cô gái Việt Nam với các chàng trai Hàn Quốc thu
hút sự chú ý mạnh mẽ của xã hội trong những năm gần đây. Và ngƣời viết đã lựa
chọn đề tài: “GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT - HÀN DƢỚI GÓC NHÌN THÍCH
NGHI CỦA NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM”
làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn của mình. Thông qua bài nghiên cứu này có thể
giúp chúng ta có thể hiểu đƣợc rõ hơn những khó khăn mấu chốt của cuộc sống
những ngƣời chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam hiện nay. Bài viết xoay quanh
những vấn đề thƣờng nhật nhất trong cuộc sống gia đình di trú Việt - Hàn về những
vấn đề nhƣ: cuộc sống hằng ngày, giao tiếp với xung quanh, ẩm thực, giáo dục con
cái, những vấn đề khó khăn cũng nhƣ thuận lợi ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống
hằng ngày của những ông chồng ngoại quốc này. Pháp luật Việt Nam hay những
chính sách của chính phủ Việt Nam đã giúp ích nhƣ thế nào đến tâm tƣ, nguyện
vọng những chú rể Hàn Quốc có 50% dòng máu này.
Ngƣời viết xin đƣợc gởi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô khoa Đông
Phƣơng, lãnh đạo Khoa và Cô giáo chủ nhiệm Thân Thụy Mỹ Linh đã quan tâm,
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để cho ngƣời viết có thể hoàn thành luận văn đƣợc
một cách nhanh chóng và tốt nhất. Đặc biệt, ngƣời viết xin gởi làm cảm ơn sâu sắc
nhất đến Cô giáo Trần Hữu Yến Loan đã gợi ý, góp ý và đồng thời cũng là giáo
viên hƣớng dẫn để cho ngƣời viết hoàn thành luận này. Cảm ơn Cô đã sát cánh cho
em những sự góp ý, quan tâm kịp thời trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn chắc chắc sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ các Thầy,
Cô. Em xin chân thành cảm ơn!.
2 / 48

PHẦN DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài

Từ bao đời nay trải qua hàng ngàn thế kỷ với những truyền thống, phong tục,
tập quán đặc trƣng, đa dạng, phong phú con ngƣời Phƣơng Đông có thể tự hào
rằng đây là nơi đã chứng kiến nhiều nhất những thay đổi và chuyển biến của nền
văn minh nhân loại. Bởi lẽ, sự sống đã đƣợc hình trên mảnh đất này từ rất sớm, con
ngƣời nơi đây đã sinh sống và thừa hƣởng những vùng đất trù phú đặc ân của của
đất trời ban tặng. Họ cùng nhau nối vòng tay lớn giữa cuộc sống muôn màu, cùng
nhau làm nên những đặc trƣng riêng mang màu sắc văn hóa riêng. Những sắc màu
tinh hoa ấy đã đƣợc những thế hệ con cháu nối bƣớc tiếp thu, giữ gìn và phát huy
đến tận ngày hôm nay dẫu bị thời gian và sự giao thoa với các nền văn hóa khác bào
mòn theo năm tháng. Và một trong những nét đẹp đặc trƣng và quý báu đƣợc con
ngƣời Phƣơng Đông đề cao cho đến bây giờ là “ gia đình”.
Cũng nhƣ những quốc gia phƣơng Đông khác, Việt Nam và Hàn Quốc có thể
đƣợc xem là hai đất nƣớc đã gìn giữ gần nhƣ trọn vẹn những nét đẹp của một gia
đình truyền thống. Có tôn ti trật tự, trên dƣới, trƣớc sau Ông bà, cha mẹ là những
chiếc rễ cổ thụ vững chãi cho sự trƣởng thành của các thế hệ con cháu trong tƣơng
lai. Đối với họ, Gia Đình là nơi nuôi dƣỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách con ngƣời,
là yếu tố không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống
của dân tộc.
Và ngày nay khi cả thế giới cùng uốn mình chuyển biến theo nhịp thở của hiện
đại, thì Việt Nam và Hàn Quốc đã có cơ hội trở thành những đối tác thân tín trên
trƣờng quốc tế, hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, giao
lƣu văn hóa và thêm một nhân tố góp phần tạo nên sự khắng khít giữa hai quốc
gia đó là “Hôn nhân quốc tế Việt - Hàn”. Cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc rồi
định cƣ tại Hàn Quốc hoặc chú rể Hàn Quốc định cƣ theo vợ tại Việt Nam đã là
những vấn đề không còn xa lạ đối với xã hội hiện nay. Vốn dĩ là những con ngƣời
trƣởng thành nên từ hai quốc gia xem trọng vấn đề gia đình, nên khi họ kết hợp với
3 / 48

nhau chung sống dƣới một mái nhà thì truyền thống trọng gia đình đó lại một lần
nữa đƣợc thể hiện rõ nét hơn.

Liệu hai con ngƣời khác nhau về nhiều mặt nhƣ: ngôn ngữ, tƣ tƣởng, lối sống,
văn hóa có hòa hợp đƣợc với nhau dƣới một mái nhà? Con cái của họ có đƣợc
thống nhất chung về cách giáo dục từ bố mẹ? Những chú rể Hàn Quốc sống cùng
với vợ tại Việt Nam có những trở ngại, khó khăn gì trong cuộc sống? Cũng nhƣ
luật pháp Việt Nam đã có những ƣu đãi gì và những bất cập gì đối với một bộ phận
con ngƣời có 50% là công dân Việt Nam này?. Đó chính là lý do ngƣời viết chọn đề
tài “ GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT – HÀN DƢỚI GÓC NHÌN THÍCH NGHI
CỦA NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM” làm
đề tài nghiên cứu nhằm phần nào hình dung đƣợc bức tranh hiện trạng cuộc sống
của những gia đình Đa văn hóa Hàn Việt nói chung và những vấn đề đang gặp phải
hiện nay của những chú rể Hàn Quốc sống tại Việt Nam nói riêng .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay tại Việt Nam có những tài liệu liên quan đến gia đình đa văn hóa
không chuyên sâu ở những mặt nhƣ: Bạo hành gia đình, số liệu những gia đình đa
văn hóa Việt - Hàn tại thành phố Hồ Chí Mình có rất ít những tài liệu nghiên cứu
sâu về đời sống, và những đặc tính của các gia đình đa văn hóa này. Vì vậy những
đề tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này còn rất mới mẽ.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:
Điều tra, tìm hiểu những khó khăn cũng nhƣ những tâm tƣ nguyện vọng của
một số chú rể Hàn Quốc sống tại Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung điều tra vào số gia đình đa văn hóa Việt - Hàn tiêu biểu tại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra, tổng hợp, phân tích
- Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, kết luận
4 / 48

- Nguồn tài liệu: Đọc, nghiên cứu tài liệu từ một số cuốn sách liên quan trong

nƣớc và ngoài nƣớc, tìm tài liệu và hình ảnh từ internet.
5. Những đóng góp của đề tài
- Về khoa học: Tổng hợp những con số thống kê cụ thể về số lƣợng gia đình
đa văn hóa Việt - Hàn sống tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
chung.
- Về thực tiễn: Đề tài đi sâu nghiên cứu về mức độ thích nghi của các ông
chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam trên các lĩnh vực: Ngôn ngữ, ẩm thực, thời tiết,
văn hóa, giáo dục con cái… Bằng sự kết hợp chủ yếu giữa các phƣơng pháp điều tra,
phân tích và tổng hợp để có những số liệu đánh giá khách quan nhất nhằm giúp cho
những cô gái Việt có ý định kết hôn với những ngƣời Hàn Quốc giảm bớt những áp
lực hơn về cuộc sống sau này họ sẽ trải qua. Đề tài cũng sẽ là cơ sở để cho các nhà
nghiên cứu, các bạn sinh viên muốn tìm hiểu sâu và rộng hơn đến cuộc sống của
những con ngƣời mang 50% dòng máu Việt, những con ngƣời góp phần không nhỏ
trong việc gắn kết tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
6. Cấu trúc:
Gồm các chƣơng mục và nội dung sơ lƣợc của chƣơng mục.
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH NÊN GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT - HÀN.
CHƢƠNG II: NHỮNG MẶT THÍCH ỨNG CỦA NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC
SỐNG TẠI VIỆT NAM.
CHƢƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN CHUNG CỦA GIA ĐÌNH DI TRÚ VIỆT -
HÀN CŨNG NHƢ ĐỐI NHỮNG CHÚ RỂ HÀN QUỐC TẠI VIỆT
NAM VÀ GIẢI PHÁP.
5 / 48

CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
NÊN GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT - HÀN.

1.1 Mối liên hệ của quan hệ ngoại giao Việt – Hàn và Hôn nhân Quốc Tế Hàn –

Việt.
1.1.1 Giai đoạn đầu ký kết và bƣớc tiến triển của mối quan hệ ngoại giao
Việt Nam – Hàn Quốc.
Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều những mối liên hệ mật thiết với nhau từ rất
nhiều thế kỷ trƣớc, chính điều đó đã góp phần thúc đẩy cho sự ký kết quan hệ ngoại
giao của hai nƣớc đƣợc diễn ra chính thức ngày 22 tháng 12 năm 1992. Bƣớc ngoặc
quan trọng đánh dấu mối quan hệ song phƣơng tốt đẹp trên mọi phƣơng diện.
Đã có rất nhiều hoạt động từ phía chính phủ hai nƣớc để tiến hành thân hiện
hóa mối hữu nghị song phƣơng. Chính vì vậy, từ sau khi thiết lập ngoại giao, những
nhà lãnh đạo hai nƣớc đã có những chuyến thăm, trao đổi, hợp tác lẫn nhau của các
tổng thống, thủ tƣớng đƣơng thời. Theo bộ ngoại giao, trong suốt hơn 20 năm từ
sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, về phía Hàn Quốc đã có 5 chuyến đi thăm
chính thức Việt Nam, thủ tƣớng cũng có 2 chuyến viếng thăm Việt Nam. Và về phía
Việt Nam đã có lần lƣợt 2 vị Tổng bí thƣ Đảng Cộng sản, 2 vị Chủ tịch nƣớc, 3 vị
Thủ tƣớng đến thăm Hàn Quốc. “Tổng thống Hàn Quốc sắp thăm Việt Nam”
vnexpress.net, thứ 5, 22/ 8/2013 theo thông tin của bài viết: bắt đầu từ ngày 7 tháng
9 năm 2013 tới đây Bà Park Geun-hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, sẽ có
chuyến thăm cấp nhà nƣớc tới Việt Nam nhằm tăng cƣờng hợp tác song phƣơng.
Điều này đã tạo nên nền tảng cho sự phát triển quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân và
chính phủ hai nƣớc.
Trên cơ sở đó, chính phủ hai bên đã và đang ký kết nhiều hiệp định xây dựng
cơ sở pháp lý cần thiết cho sự phát triển quan hệ hai nƣớc, đồng thời việc thi hành
những hiệp định trên giữa các bộ ngành liên quan đã đƣợc bắt đầu thực hiện. Trong
quan hệ chính trị, có điểm đáng chú ý là năm 2001 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng
6 / 48

trong chuyến đi thăm Hàn Quốc đã tuyên bố giữa các nguyên thủ rằng mối quan hệ
của hai nƣớc là "quan hệ hữu hảo toàn diện" và năm 2009, tổng thống Lee Myong-
Pak trong chuyến đi thăm Việt Nam đã tuyên bố đây là "quan hệ đối tác chiến lƣợc".
Những tuyên bố này có ý nghĩa to lớn rằng quan hệ hai nƣớc trong quá trình phát

triển hợp tác sẽ theo hƣớng hữu hảo toàn diện và đối tác chiến lƣợc.
1.1.2 Nguyên nhân kết hôn quốc tế của các chàng trai Hàn Quốc.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi chính thức ký kết ngoại giao thì
vấn đề kết hôn quốc tế giữa hai quốc gia đã và đang là vấn đề đang đƣợc quan tâm
nhiều nhất hiện nay. Đó cũng đƣợc xem là hiện tƣợng mới khi các chàng trai Hàn
Quốc ồ ạt kết hôn với phụ nữ quốc tế mà đặc biệt là phụ nữ Việt Nam.
Nguyên nhân xuất hiện tƣợng này là từ việc ở thiếu hụt nữ giới tại Hàn Quốc
khiến một bộ phận nam giới Hàn Quốc không lấy đƣợc vợ đã phải đi tìm kiếm vợ ở
nƣớc ngoài. Mục tiêu hƣớng đến của họ là phụ nữ Đông Nam Á vốn có môi trƣờng
sống khá tƣơng đồng với Hàn Quốc. Trong số đối tƣợng kết hôn thì số lƣợng phụ
nữ Trung Quốc và phụ nữ Việt Nam là nhiều nhất.
Theo thống kê quốc gia năm 2000 thì phụ nữ Trung Quốc chiếm 54.9%, phụ
nữ Việt Nam chiếm 21%, nhƣng sang năm 2011, thống kê cho thấy số lƣợng phụ nữ
Việt Nam đã vƣợt hơn Trung Quốc với 7636 ngƣời (34,3%) (phụ nữ Trung Quốc là
7549 ngƣời (33,9%). Hiện nay con số gia đình Hàn-Việt là 41.000 và con số này
đang tăng lên rất nhanh hàng năm. [6]
1.1.3 Nguyên nhân và thực trạng kết hôn quốc tế của phụ nữ Việt Nam
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Do chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác với các nước trong khu
vực và trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc của Đảng và Nhà nước ta.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Hàn quốc phát triển trên hầu hết các
lĩnh vực, điều đó tạo nên sự giao lƣu hợp tác của công dân Hàn quốc với các nƣớc
mà đặc biệt là các nƣớc nằm ở khu vực Đông Nam Á, trong đó quan hệ với Việt
Nam ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Theo nhƣ Cục đầu tƣ nƣớc ngoài thì nguồn vốn
Hàn Quốc đầu tƣ vào Việt Nam trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2007 đạt kỷ
7 / 48

lục. Và việc hai nƣớc đƣa vào sử dụng đƣờng bay thẳng từ Busan và Seoul đến
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với tần suất 1 đến 2 chuyến bay trong ngày,
cũng nhƣ việc miễn thị thực visa cho khách du lịch Hàn Quốc, từ đó, mỗi năm

chúng ta đón hơn 18.000 khách du lịch đến Việt Nam. Đây thực sự là điều kiện
thuận lợi để công dân hai nƣớc có cơ hội tiếp xúc và giao lƣu với nhau nhiều hơn.
Và từ đó tạo nên sự quen biết, gặp gỡ rồi đi đến kết hôn với nhau.
Ngoài ra,việc nhà nƣớc ta ban hành Luật HN&GĐ 2000, trong đó dành hẳn
một chƣơng quy định về quan hệ HN&GĐ có yếu tố nƣớc ngoài, đồng thời với đó
là việc Chính phủ ban hành nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật HN&GĐ về quan hệ HNGĐ có yếu tố nƣớc ngoài
và nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị
định 68/2002/NĐ-CP cho thấy Nhà nƣớc ta luôn khuyến khích các quan hệ
HN&GĐ có yếu tố nƣớc ngoài phát triển, đồng thời có chính sách nhằm bảo đảm
quyền lợi cho các đƣơng sự khi tham gia quan hệ đó.
Thứ hai: Do chính sách của Hàn quốc
Hàn Quốc, một đất nƣớc chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của đạo Khổng nên gia
đình truyền thống Hàn Quốc theo chế độ gia trƣởng, sau khi ngƣời cha qua đời thì
ngƣời con trai trƣởng sẽ đóng vai trò làm trụ cột của gia đình, sẽ điều hành mọi việc
trong gia đình. Và hiển nhiên là ngƣời con trai trƣởng này sẽ đƣợc thừa hƣởng phần
lớn tài sản có giá trị mà ngƣời cha để lại. Mục đích lớn nhất của hôn nhân trong gia
đình Hàn Quốc là duy trì hậu duệ và thở cúng tổ tiên với biểu hiện cụ thể là sinh ra
những ngƣời con trai để nối dõi, thừa kế gia sản, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Mặc
dù trong xã hội hiện đại chế độ này đã phai nhạt đi khá nhiều nhƣng vẫn còn tồn tại
ở nông thôn, nhiều nam giới Hàn Quốc ở nông thôn không lấy đƣợc vợ vì phụ nữ
Hàn không muốn kết hôn với nam là nông dân, ngƣời có thu nhập thấp. Chính vì
điều này nên dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính của Hàn Quốc nhƣ hiện nay
và để khắc phục tình trạng này, Hàn quốc đã đề ra chính sách khuyến khích công
dân nƣớc mình kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài để giảm tình trạng suy giảm dân số,
8 / 48

chẳng hạn nhƣ chính quyền một số tỉnh Hàn Quốc hỗ trợ cho các chàng trai kết hôn
với ngƣời nƣớc ngoài là 6000 đô la Mỹ một trƣờng hợp.
Ngoài ra, ở Việt Nam loại hình dịch vụ môi giới hôn nhân là loại hình dịch vụ

bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm nhƣng ngƣợc lại, ở Hàn Quốc loại hình dịch vụ
này lại đƣợc pháp luật Hàn Quốc công nhận, Hàn Quốc có khoảng 600 – 1000 công
ty, trung tâm môi giới, văn phòng tƣ vấn hôn nhân giữa Việt Nam với Hàn Quốc.
Và các trung tâm môi giới kết hôn đƣợc nhà nƣớc khuyến khích phát triển đã tích
cực tìm nguồn khắp nơi, trong đó có phụ nữ Việt Nam, khỏe mạnh, có khả năng
sinh con duy trì nòi giống, chịu khó lao động là những ƣu điểm của phụ nữ Việt
Nam và đặc biệt là phụ nữ Việt Nam không đòi hỏi nhiều về vật chất đó chính là
điểm hấp dẫn cho nam giới ở nông thôn của Hàn Quốc. Trong pháp luật Hàn Quốc
quy định việc kết hôn không cần sự có mặt của hai bên nên cô dâu Việt chỉ cần gửi
hồ sơ sang là cơ quan có thẩm quyền sẽ cho phép kết hôn. Sau khi kết hôn, giấy kết
hôn đã đƣợc đăng ký tại Hàn Quốc đƣợc chuyển sang Việt Nam để làm thủ tục công
nhận và xuất cảnh. Có lẽ, đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gia
tăng số lƣợng các trƣờng hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn quốc
trong những năm qua.
Thứ ba: Do việc quản lý của nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức làm dịch
vụ môi giới kết hôn chưa chặt chẽ.
Ở Việt Nam môi giới kết hôn là loại hình dịch vụ bị pháp luật ngăn cấm tuy
nhiên vẫn có những cá nhân, những tổ chức vẫn hoạt động loại hình dịch vụ này
một cách bất hợp pháp và nó chính là nguyên nhân làm cho các cuộc hôn nhân
xuyên quốc gia thêm phần phức tạp và xảy ra nhiều vấn đề làm xôn xao dƣ luận.
Trong những năm gần đây nhà nƣớc ta cũng đã điều tra và bắt giữ nhiều tổ chức và
cá nhân thực hiện hành vi môi giới hôn nhân trái phép nhƣ:
“Vào sáng ngày 27 tháng 3 năm 2006. Công an quận Tân Bình (TP.HCM) đã
phát hiện tổ chức môi giới hôn nhân trái phép tại khách sạn Vân Anh, trên đƣờng
Hoàng Việt, quận Tân Bình. Công an đã mời 118 cô gái Việt Nam, 8 ngƣời Hàn
Quốc và 1 ngƣời Việt Nam (có chồng Hàn Quốc, liên quan đến vụ tổ chức môi giới
9 / 48

hôn nhân trên) về công an quận để xác minh vụ việc.” Ngày 1 tháng 12 năm 2010
Công an quận Tân Bình, TP.HCM đã lập hồ sơ xử phạt hành chính đối với 3 ngƣời

đàn ông mang quốc tịch Hàn Quốc và một phiên dịch viên ngƣời Việt khi phát hiện
13 cô gái trình diễn cho 3 ngƣời đàn ông Hàn Quốc xem mặt, tuyển vợ ngay tại sân
thƣợng siêu thị Maximart. [15]. Ngày 22 tháng 6 năm 1012, Phòng cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội(PC45) công an TP.HCM cho biết đã bàn giao 6 đối tƣợng
trong đƣờng dây môi giới hôn nhân trái phép với ngƣời nƣớc ngoài vừa bị PC45
phát hiện cho công an quận Tân Phú tiếp tục điều tra, xử lý [20]. Nhƣ vậy chúng ta
có thể thấy đƣợc lực lƣợng công an của nhà nƣớc ta đã rất nổ lực điều tra xử lý các
tổ chức môi giới hôn nhân trái phép trong nƣớc tuy nhiên hình thức dịch vụ này vẫn
phát triển khá mạnh.
Hiện nay, ở nƣớc ta có những Trung tâm hỗ trợ kết hôn do Hội liên hiệp phụ
nữ cấp tỉnh thành lập đã ra đời nhằm thay thế cho các công ty tƣ nhân, có nghĩa là
Nhà nƣớc sẽ tham gia trực tiếp quản lý hoạt động kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, tuy
nhiên thực tế hiện nay các trung tâm này hoạt động rất kém hiệu quả, các hoạt động
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc vẫn đƣợc tiến hành nằm ngoài vòng
kiểm soát của nhà nƣớc và tình trạng môi giới bất hợp pháp vẫn tiếp tục ra tăng
ngày càng cao.
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất : nguyên nhân về kinh tế.
Vấn đề kinh tế là một trong những vấn đề thƣờng đƣợc giới báo chí đề cập đến
với lý do chủ yếu là lấy chồng ngoại quốc với ƣớc mơ giàu sang, phú quý, có thể
đổi đời và phụ giúp, đỡ đần cho cha mẹ mình. Đây đƣợc xem là nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng hôn nhân xuyên quốc gia ngày càng gia tăng. Thực vậy, đại đa số
các cô gái lấy chồng nƣớc ngoài mà đặc biệt là lấy chồng Hàn Quốc đều xuất thân
từ nông thôn Nam Bộ, Hồ Chí Minh. Ở những vùng nông thôn nhƣ Kiên Giang
chiếm 46%, Hồ Chí Minh 17%, và những khu vực khác. Tuy nhiên những phụ nữ
xuất thân ở thành phố Hồ Chí Minh kết hôn quốc tế chiếm 17% thế nhƣng trên thực
10 / 48

tế trong số này cũng có một lƣợng lớn phụ nữ vốn xuất thân từ những vùng nông
thôn và hiện đang cƣ trú tại thành phố Hồ Chí Minh[6]

Những phụ nữ xuất thân ở những vùng nông thôn Nam Bộ họ ít từ chối về kết
hôn quốc tế với ngƣời nƣớc ngoài. Lý do lớn nhất ở đây chính là lý do về kinh tế,
họ thấy rằng việc kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài giúp họ thoát khỏi cuộc sống khổ
cực trong hiện tại. Theo kết quả nghiên cứu vào năm 2005 cho thấy 65% cô dâu thì
“muốn sống ở một đất nƣớc có nền kinh tế phát triển hơn” hoặc là “muốn hỗ trợ
kinh tế cho gia đình”. Đó là những lý do về mặt kinh tế mà những cô dâu Việt Nam
quyết định kết hôn với ngƣời Hàn Quốc[8]. Chính vì vậy mà những phụ nữ này đã
quyết định lấy chồng nƣớc ngoài.
Nhiều cô gái, tuy biết là cực khổ, nhƣng vẫn nhắm mắt đƣa chân, vẫn “ao
ƣớc” đƣợc về làm dâu xứ Hàn vì lý do nhƣ để trả hiếu cho cha mẹ. Có những cô gái
bị lừa lấy chồng nƣớc ngoài, thực chất là bị bán vào nhà thổ, đến khi đƣợc giải cứu
đƣa về Việt Nam, lại tìm cách quay lại Hàn vì:
“Nhà em nghèo, bố lại ốm đau, cho em đi thế này là để cứu cánh cho gia đình,
em mà xách vali về đến cửa nhà thôi thì bố mẹ em có lẽ lăn ra mà chết. Em không
thể về được. Nếu phải về nước, em sẽ ở lại Hà Nội hoặc TP.Hồ Chí Minh, kiếm tiền
gởi về quê”.[17]
Về phía Hàn Quốc, một thực tế không thể phủ nhận là Hàn Quốc ngày càng
phát triển và là một trong bốn con rồng Châu Á, cho nên đời sống của ngƣời dân
Hàn Quốc ngày càng đƣợc cải thiện về cả vật chất và tinh thần. Ví dụ: Thu nhập của
Hàn Quốc khoảng 19000 đô la một năm, còn Việt Nam chỉ khoảng 600 đô la một
năm [13] do đời sống cao cộng với sự du nhập của văn hóa phƣơng tây nên nhiều
phụ nữ đã chuyển đổi nhận thức về cuộc sống gia đình với tiêu chuẩn tìm bạn đời
cao hơn, đa số phụ nữ lấy chồng muộn và không muốn lấy chồng là nông dân, thu
nhập thấp. Vì vậy, nhiều nam giới ở nông thôn không thể lấy đƣợc vợ, họ buộc phải
chuyển hƣớng ra bên ngoài đất nƣớc, với thu nhập thấp của họ nhƣng đang là ƣu thế
đối với công dân các nƣớc kém phát triển, họ đã dùng điểm mạnh này để lấy vợ
nƣớc ngoài, trong đó có cô dâu Việt là phù hợp với kinh tế của họ.
11 / 48

Thứ hai: do ảnh hưởng của các phương tiện thông tin, truyền thống.

Trong những năm qua, sự du nhập ồ ạt của các loại hình thông tin qua báo chí,
phim ảnh, thời trang, mỹ phẩm của Hàn Quốc đã tạo ra “ Làn sóng Hàn Quốc” ở
Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hàng loạt các bộ phim Hàn đƣợc chiếu
tại Việt Nam với hình ảnh những diễn viên đẹp trai, chung thủy, giàu có Với giấc
mơ Hàn Quốc, những cô gái Việt Nam chỉ nhìn thấy qua phim ảnh những mặt tƣơi
đẹp của cuộc sống mà không thấy các khó khăn khi quyết định số phận. “Tôi mần
ruộng, còn con Nết làm nghề may, cũng đủ sống. Thế mà khi có bà mai đến nói
sang Hàn Quốc được sung sướng, nó khóc lóc, lạy lục đòi tôi cho đi lấy chồng Hàn,
còn doạ nếu tôi không đồng ý, sẽ ở giá suốt đời”, bà Rốt, mẹ của cô Nết lấy chồng
Hàn nói với giọng buồn bã.
“ Nó doạ sẽ bỏ nhà đi bụi nếu tôi không đồng ý cho lấy chồng Hàn Quốc, nên
đành chấp thuận. Cưới xong, chồng nó về nước ngay, nói để lo thủ tục bảo lãnh,
nhưng giấy tờ thiếu tùm lum, đến lần thứ năm này mới xong”, bà Lƣu than thở khi
vừa nhận đƣợc visa cho con gái đi lấy chồng Hàn Quốc. [18]
“Xem phim Hàn, thấy đàn ông xứ họ dù nghèo hay giàu, đều đẹp trai, lãng
mạn, hiếu thảo, nên em lên TP.HCM đăng ký học, hy vọng kiếm được tấm chồng
như thế”, Linh học viên tiếng Hàn tại một trung tâm ngoại ngữ chia sẻ. [18]
Không phải chỉ riêng các cô gái bị mê hoặc mà cả các bậc cha mẹ cũng coi
việc hôn nhân nhƣ là một sự cứu cánh nên đã thúc đẩy con gái lao vào, thậm chí đã
có các gia đình Việt Nam phải chịu chi phí để cho con gái lấy chồng Hàn Quốc.
“Ông bà Năm chỉ có một cô con gái duy nhất, điều kiện kinh tế gia đình cũng chẳng
lấy gì làm thiếu thốn. Trước kia, khi cô gái ở độ tuổi trăng rằm, ông bà đã tính
chuyện gả con cho một anh chàng lực điền cùng quê chân chất, thật thà. Thế
nhưng, nghe trong vùng rộ lên phong trào lấy chồng ngoại và thấy một vài gia đình
khác làm đám cưới cho con gái với “rể Hàn” cũng oách ra trò, thấy họ cũng trở
thành những “ông bà sui” có giá nên ông bà Năm cũng tính chuyện cho con gái lấy
chồng Hàn Quốc.” [17]. Trong khi đó, tại quê hƣơng hàng ngày phải chứng kiến
12 / 48

cảnh ông bố, ông chồng say xƣa rƣợu chè, chửi bới đánh đập vợ con cho nên có

nhiều trƣờng hợp con dấu cả bố mẹ để kết hôn.
Điều đó cho thấy ảnh hƣởng của các phƣơng tiện truyền thông đến nhận thức
của ngƣời dân là vô cùng lớn, với thông tin một chiều nhƣ vậy, Hàn Quốc trở thành
miền đất hứa đối với các cô dâu Việt, đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ góp
phần làm gia tăng tình trạng kết hôn của phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc
trong những năm qua.
Thứ ba: Do phụ nữ Việt Nam có nhiều ưu điểm.
Do tiếp thu những tinh hoa đạo đức của văn hóa phƣơng Đông nên ngƣời phụ
nữ Việt Nam từ xƣa đến nay đều đƣợc ca ngợi có đức tính cần cù, chịu thƣơng chịu
khó, một lòng vì chồng, vì con. Điều này hết sức đƣợc coi trọng ở đất nƣớc Hàn
quốc bởi lẽ do chịu ảnh hƣởng của văn hóa nho giáo nên ngƣời Hàn Quốc quan
niệm rằng, phụ nữ lập gia đình thì họ hoàn toàn phải theo nhà chồng. Cũng chính vì
vậy mà tại website của các trung tâm môi giới kết hôn quốc tế Việt Hàn có thể thấy
những lời quảng cáo nhƣ “ Việt Nam có nền văn hóa ảnh hưởng nho giáo tương
đồng với Hàn Quốc nên phụ nữ Việt Nam rất có tư tưởng phục tùng, tôn kính cha
mẹ và đề cao gia đình, vì vậy phụ nữ Việt Nam chính là nàng dâu tốt nhất”.
Thứ tư: do thiếu sự quan tâm của các ngành chức năng đến hôn nhân nước
ngoài.
Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là vấn đề kết hôn
với ngƣời nƣớc ngoài đã có từ lâu, và thực sự rầm rộ trong khoảng mƣơi năm trở lại
đây. Tuy nhiên, từ phía cộng đồng, xã hội chƣa thật sự quan tâm và các đoàn thể
dƣờng nhƣ cũng bỏ qua, không thấy có vai trò và trách nhiệm trong chuyện này.
Ngay cả Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là tổ chức chính trị xã hội của Phụ nữ mà
cũng chƣa thật quan tâm đến số phận các thành viên của Hội kết hôn với ngƣời
nƣớc ngoài. Có thể thấy điều này trong thƣ của nguyên Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt gửi
Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết: “Tôi đã nhiều lần có thư
nhắc nhở, kêu cứu đến các cơ quan chức năng, các địa phương có nhiều chị em làm
dâu xứ người. Cả một hệ thống chính trị của Đảng từ trung ương đến các địa
13 / 48


phương không thấy có định hướng, tác động gì, cứ để mạnh ai nấy làm một cách tự
phát”(Tuổi trẻ, 28.4.2006). Chúng ta cần phải đi tìm lời giải cho câu hỏi của nguyên
Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt “Ai có trách nhiệm phải giữ gìn truyền thống của phụ nữ
Việt Nam và ai là người có trách nhiệm trước nỗi nhục này, có khả năng làm giảm
nỗi đau này chăng?”(Tuổi trẻ, 28.4.2006)
Nhiều bộ, ngành còn thiếu trách nhiệm trƣớc hiện tƣợng kết hôn với ngƣời
nƣớc ngoài. Ví dụ, “ trong khi Cục thống kê Hàn Quốc có số liệu cụ thể về những
trường hợp kết hôn với người nước ngoài, thì ở Việt Nam Cục thống kê dường như
“không thèm nắm mấy con số lặt vặt” đó. Bộ Tư pháp cũng không phân tích số liệu
phụ nữ Việt Nam lấy chồng các nước. Toà án tối cao không thống kê tỷ lệ ly hôn với
người nước ngoài, phân tích nguyên nhân. Sở Tư pháp cấp giấy kết hôn với người
nước ngoài, nhưng đến xin số liệu phải đợi tách ra từng nước”. [19]
Qua đó có thể thấy, các tổ chức xã hội, các ngành chức năng còn thiếu quan
tâm đến hiện tƣợng hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài của phụ nữ Việt Nam, và chƣa
có đơn vị xã hội nào coi đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Về phía Hàn
Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam là nơi cho phép các cô dâu Việt sang
Hàn Quốc nhƣng không có quy định kiểm tra tiếng Hàn nhƣ đi lao động xuất khẩu.
Đây là một kẽ hở để cho việc ra đi nhằm mục đích khác nhƣ đi lao động, nhập quốc
tịch hoặc đi nƣớc khác và là điểm nhấn cực kỳ quan trọng.
Tóm lại, Sự gia tăng các trƣờng hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công
dân Hàn Quốc trong những năm qua có thể do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó những nguyên nhân khách quan có thể kế tới ở đây đó là do Đảng và
Nhà nƣớc ta thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác với các nƣớc trong khu
vực và trên thế giới dẫn đến sự giao lƣu hợp tác giữa công dân các nƣớc trên thế
giới với Việt Nam, thông qua đó, họ gặp gỡ tìm hiểu và đi đến kết hôn với nhau.
Mặt khác, do Hàn quốc thực hiện các chính sách mang tính khuyến khích công dân
nƣớc mình kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài nhằm giảm thiểu tình trạng suy giảm dân
số của đất nƣớc mình. Bên cạnh đó cũng phải kể tới nguyên nhân đó là do hoạt
động quản lý của Nhà nƣớc ta về hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài còn nhiều bất cập,
14 / 48


nhiều hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp diễn ra ngoài vòng kiểm soát của
nhà nƣớc. Về phía những nguyên nhân chủ quan thì có thể kể tới ở đây đó là do sự
chênh lệc về trình độ kinh tế giữa hai nƣớc, nhiều phụ nữ Việt Nam sống trong cảnh
nghèo khó, trình độ học vấn thấp mơ ƣớc lấy chồng nƣớc ngoài để thay đổi cuộc
sống, để phụ giúp gia đình, không những thế, phụ nữ Việt Nam từ xƣa đến nay đều
đƣợc ca ngợi có nhiều đức tính tốt nhƣ một lòng vì chồng vì con, tận tụy với gia
đình nên phù hợp với truyền thống của gia đình Hàn Quốc. Mặt khác, do ảnh hƣởng
của các phƣơng tiện thông tin, truyền thông mà đặc biệt là những bộ phim Hàn
Quốc đƣợc chiếu hàng loạt trên ti vi đã làm cho nhiều phụ nữ mơ ƣớc đến một thiên
đƣờng mà ở đó họ đƣợc sung sƣớng, đƣợc đổi đời. Và một nguyên nhân cũng
không kém phần quan trọng đó là do các bộ, ngành, địa phƣơng và cả phía Hàn
Quốc chƣa thực sự quan tâm đến thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời
Hàn Quốc, nhiều cuộc hôn nhân đƣợc tiến hành nhƣng vì mục đích khác mà không
phải trên cơ sở tình yêu chân chính, điều đó đã tạo nên mặt trái của các cuộc hôn
nhân Hàn – Việt tƣởng chừng nhƣ hợp pháp là hiện tƣợng hàng chục nghìn trẻ em
và phụ nữ bị buôn bán qua biên giới dƣới hình thức môi giới hôn nhân, gây nhức
nhối cho dƣ luận xã hội.
Trong xã hội giao lƣu, hội nhập quốc tế và đặc biệt là sau khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO ngày 7.11.2006, nhờ vào sự phát triển vƣợt
bậc về kinh tế đã khiến cho cuộc sống lẫn con ngƣời Việt Nam có những thay đổi
nhiều trong cuộc sống lẫn tƣ duy. Sự giao lƣu hòa hợp giữa quốc gia với quốc gia,
giữa con ngƣời với con ngƣời đã khiến cho những quan điểm cuộc sống, nhận thức
cuộc sống và đặc biệt quan điểm trong hôn nhân đã có những thay đổi rõ rệt. Sự
thay đổi đó giống nhƣ một kết quả tất yếu khi có sự va chạm giữa các nền văn hóa
giữa các dân tộc giúp cho con ngƣời hiểu nhau hơn, trong đó tiêu biểu là vấn đề kết
hôn quốc tế của các cô gái Việt Nam lấy chồng nƣớc ngoài. Trần Văn Phƣơng,
“Hiện tƣợng lấy chồng Hàn Quốc ở phụ nữ Việt Nam: Thực trạng và một vài suy
nghĩ”, theo bài viết thì tác giả đã nêu ra những thực trạng của phụ nữ Việt Nam
trong những năm gần đây, nếu trƣớc đây kể từ năm 2005 về trƣớc phong trào kết

15 / 48

hôn với ngƣời nƣớc ngoài của các cô gái Việt Nam mà chủ yếu là hiện tƣợng lấy
chồng Đài Loan nở rộ lên một cách mạnh mẽ thì từ năm 2005 trở về sau các trung
tâm môi giới kết hôn với ngƣời Đài Loan đã giảm mạnh khi các cô gái mà chủ yếu
là các cô gái nông thôn đã nhắm đến vùng đất mới, vùng đất “Hàn Quốc mơ ƣớc”
nên thơ, lãng mạng nhƣ trong phim ảnh. “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc:
những cuộc hôn nhân không tình yêu và bao nỗi khó khăn”, Vietnamnet, thứ 5,
30/08/07, theo bài viết thì tác giả chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến khó
khăn của một số cô gái Việt Nam lấy chồng nƣớc ngoài, trong đó có Hàn Quốc là
do hai bên không quen biết nhau. Chú rể gặp cô dâu ở trung tâm môi giới, chấp
nhận cuộc hôn nhân không tình yêu, không có giao tiếp, không hiểu biết về văn hóa
và lối sống của nhau Có những cô dâu bị chồng đánh nhƣng không hiểu vì sao bị
đánh. Bản chất của những cuộc hôn nhân nhƣ thế này mang yếu tố rủi ro rất lớn,
đƣợc chuyện thì coi nhƣ không có gì bàn cãi, còn không đƣợc thì không biết bao
nhiêu chuyện tiêu cực diễn ra mà hầu hết những chuyện tình mai mối không tình
yêu nhƣ thế này thƣờng không có tuổi thọ lâu dài, một là ly dị, hai là gây nên những
chuyện thƣơng tâm làm đau lòng gia đình và xã hội. Đỗ Hoa, “Để làm lành mạnh
hóa quan hệ hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam và chồng Hàn Quốc: Cần sự nỗ lực từ
hai phía”, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 22/05/06, theo bài viết thì tác giả muốn
nhấn mạnh “sự kiện ngày 21 tháng 4 năm 2006” khi Nhật báo hàng đầu của Hàn
Quốc đăng bài “Các trinh nữ Việt Nam đến Korea – đất nƣớc của hy vọng” đã gây
nên những phản ứng dữ dội cả ở Việt Nam lẫn Hàn Quốc. Và theo tác giả thì những
chuyện nhƣ thế này không tiếp tục diễn ra nữa vì nó sẽ làm mất tình đoàn kết, hữu
nghị giữa hai nƣớc và tác giả chỉ ra rằng để làm lành mạnh mối quan hệ hôn nhân
giữa phụ nữ Việt Nam và chồng Hàn Quốc không còn cách nào khác là cần phải
tiến hành đồng bộ các giải pháp và sự nỗ lực từ 2 phía. “Cô dâu Việt lấy chồng Hàn
sẽ đƣợc bảo vệ”, diễn đàn “Chính sách về vấn đề kết hôn quốc tế Hàn – Việt”, tại
diễn đàn này bà Yang Seung Jo, cục trƣởng Cục chính sách gia đình Hàn Quốc đã
trả lời những câu hỏi của báo chí Việt Nam một cách chân thành và thiết thực nhất.

Tại đây bà đã nói: “Dù cùng văn hóa, ngôn ngữ nhƣng tỷ lệ ly hôn giữa những cặp
16 / 48

vợ chồng ngƣời Hàn ngày càng tăng bởi đời sống hôn nhân là một quá trình phức
tạp. Đời sống hôn nhân của những gia đình cô dâu ngoại quốc ở Hàn Quốc càng
khó khăn hơn vì bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa. Nhƣng các cô dâu Việt Nam đừng
nghĩ mình đang đơn độc ở Hàn Quốc. Chúng tôi luôn bên cạnh các bạn”. Đây có thể
xem nhƣ là một động thái tích cực từ phía Hàn Quốc trong việc giải quyết các vấn
đề nảy sinh từ mối quan hệ hôn nhân xuyên quốc gia này.
Dựa theo số liệu thống kê đƣợc đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế
“Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc: Quá khứ, Hiện tại và Tƣơng lai”: Cuối năm 2011
con số ngƣời lao động Việt Nam tại Hàn Quốc là 6 vạn ngƣời và du học sinh Việt
Nam là 5000 ngƣời. Cùng với đó, những năm 2000, chú rể Hàn Quốc bắt đầu tìm
đến cô dâu Việt Nam và xu thế này tăng nhanh đến mức cuối năm 2011 có 4,1 vạn
cô dâu Việt Nam kết hôn cùng chú rể Hàn Quốc. Theo đó, tổng số cô dâu ngƣời
Việt sinh sống tại Hàn Quốc đến cuối năm 2011 là 11,5 vạn ngƣời.
Thực tế trong những năm qua cho thấy, số lƣợng các cuộc hôn nhân Việt -
Hàn đã tăng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra thực trạng ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú
tại Hàn Quốc của Bộ An toàn – hành chính Hàn Quốc năm 2008 cho biết: Cả nƣớc
Hàn Quốc có 127.683 cô dâu ngoại quốc thì trong đó số cô dâu ngƣời Việt Nam là
20.942 ngƣời tính luôn cả con, so với năm 2001 chỉ có 134 ngƣời, tăng 156 lần. Đặc
biệt Tại Chung Nam của Hàn Quốc số cô dâu ngƣời Việt Nam đã tăng từ 347 ngƣời
vào năm 2006 lên 1.238 ngƣời vào năm 2009. Còn ở Việt Nam, theo số liệu thống
kê thì nếu trƣớc năm 2004 chỉ có 560 hợp và từ năm 2007 đến đầu năm 2008 là
25.000 [8]. Tính từ năm 2002 đến 2010, có khoảng 40.000 phụ nữ Việt kết hôn với
ngƣời Hàn Quốc. Tập trung chủ yếu là các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cần Thơ,
trƣờng hợp kết hôn thì đến năm 2005 là 1500 trƣờng hợp, năm 2006 là 20.000
trƣờng Cà Mau, Bến Tre, Hậu Giang,… chiếm 79% của cả nƣớc[15]. Từ năm 2005-
2008, hôn nhân Việt Hàn lan rộng ra các tỉnh phía bắc, tập trung nhiều ở các tỉnh
Hải Dƣơng, Hải Phòng theo số liệu gần đây cho thấy: ở Hàn Quốc số lƣợng

ngƣời kết hôn mang yếu tố nƣớc ngoài vào cuối năm 2011 tổng cộng có 128,194
ngƣời và nếu xét theo quốc tịch thì thì thứ tự nhƣ sau: ngƣời Trung Quốc (bao gồm
17 / 48

cả ngƣời dân tộc Choson) là 58,885 ngƣời trong đó ngƣời dân tộc Choson là 27,777
ngƣời, 36,371 ngƣời Việt Nam, 7,974 ngƣời Phi-líp-pin, 4,471 ngƣời Campuchia,
2,084 ngƣời Mông Cổ, vv [3]
Việc kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài đã trở thành một hiện tƣợng phổ biến ở
nƣớc ta, đặc biệt là xu hƣớng lấy chồng Hàn Quốc của các cô gái nông thôn. Trên
thực tế, việc phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc không phải lúc nào cũng nhƣ tƣởng tƣợng
trong phim của các cô về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một chân trời mới, với một
ngƣời chồng mơ ƣớc và bao dự định hoài bão về đất nƣớc xinh đẹp Hàn Quốc, mà
thực ra ở vấn đề này đã có rất nhiều chuyện bất cập diễn ra xung quanh việc cô dâu
Việt lấy chồng Hàn nhƣ bị môi giới lừa bán vào các ổ mại dâm, bị bóc lột sức lao
động, lạm dụng tình dục, bị đánh đập và hành hạ dã man thậm chí dẫn đến nhiều cái
chết thƣơng tâm nơi đất khách quê ngƣời.
1.2 Khái niệm
1.2.1Gia đình đa văn hóa là gì?
Hiện nay, cho đến bây giờ đã có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề kết hôn di
trú của những ngƣời vợ Việt chồng Hàn sống tại Hàn Quốc và Việt Nam, hoặc
ngƣợc lại. Tuy nhiên, vẫn chƣa có những định nghĩa cụ thể về khái niệm “Gia đình
đa văn hóa”.
Theo tiếng Hàn, khái niệm “Gia đình đa văn hóa” đƣợc viết là 다문화 가정 -
Damunhwa Gajoeng (Gia tộc đa văn hóa) hoặc là 다문화 가족 - Damunhwa Gajok
(Gia đình đa văn hóa). Theo nghiên cứu của Seo Kwang-sik, (Seo Kwang-sik,
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ sự thích nghi xã hội đối với các gia đình đa văn hóa,
luận văn tiến sỹ, trƣờng đại học Inha, 2010.12, trang 9) thì Gia đình đa văn hóa có ý
nghĩa bao gồm những con ngƣời khác về dân tộc hoặc khác văn hóa, còn Gia tộc đa
văn hóa đƣợc dùng để chỉ tập hợp cộng đồng mà các thành viên trong gia đình khác
về dân tộc hay khác quốc tịch hay chỉ thành viên trong cộng đồng đó. Nhƣng thực tế

thì khi gọi khái niệm chỉ những gia đình kết hôn di trú ngƣời ta vẫn chƣa thống nhật
đƣợc cách gọi Gia đình đa văn hóa hay Gia tộc đa văn hóa, mà khái niệm đƣợc gọi
lẫn lộn, không rõ ràng. Hiện tại chính sách gia đình đa văn hóa (damunhwa gajok)
18 / 48

đƣợc phân cho Bộ Y tế và phúc lợi và Bộ phụ nữ phụ trách nên thuật ngữ
Damunhwa gajok đƣợc sử dụng rộng rãi hơn. [3] Tuy nhiên từ thực tế cho thấy, khi
chúng ta dùng khái niệm Gia đình đa văn hóa để chỉ những gia đình có nhiều dân
tộc cùng chung sống, những thành viên trong gia đình có sự khác nhau về quốc tịch
thì sẽ mang ý kỳ thị, phân biệt, đối xử đã và đang dần ăn sâu vào suy nghĩ của
những ngƣời gốc bản địa. Nhƣ vậy sẽ tạo ra những cái nhìn không tốt ảnh hƣởng
đến những thế hệ con cái mang hai dòng máu sau này. Vì vậy, theo em để hạn chế
sự kỳ thị đó chúng ta nên gọi những gia đình có nhiều dân tộc sống chung nhƣ vậy
là “Gia đình di trú” để tránh có những tƣ tƣởng phân biệt đổi xử không đáng có của
những ngƣời mang hai dòng máu sinh sống tại quốc gia đó.
1.2.2 Gia đình di trú Việt - Hàn là gì?
Dựa vào khái niệm trên của Seo Kwang-sik định nghĩa về Gia đình đa văn hóa
(Damunhwa Gajok – 다문화 가족) hay còn gọi là Gia đình di trú ( Leeju Gajok –
이주가족) là gia đình có hai dân tộc trở lên sinh sống cùng nhau dƣới một mái nhà,
thì bây giờ khái niệm đó đƣợc thu hẹp hơn khi nói đến gi đình di trú Hàn – Việt.
Khi đề cập đến vấn đề hôn nhân quốc tế Việt - Hàn sẽ những trƣờng hợp sau
nảy sinh ra. Thứ nhất, là chú rể Hàn Quốc kết hôn với cô dâu Việt Nam sống tại
Hàn Quốc. Thứ hai, là chú rể Hàn Quốc kết hôn với cô dâu Việt Nam sống tại Việt
Nam. Thứ ba, cô dâu Hàn Quốc kết hôn với chú rể Việt Nam sống tại Hàn Quốc và
thứ tƣ, là cô dâu Hàn Quốc kết hôn với chú rể Việt Nam sống tại Việt Nam.
Tuy nhiên trên thực tế, trƣờng hợp thứ ba và thứ tƣ rất ít xảy ra. Nếu có cũng
chỉ là số lƣợng rất ít không đáng kể. Trƣờng hợp một và trƣờng hợp hai có rất nhiều,
trong đó phải nói đến là trƣờng hợp một, đây là hiện trạng đặc trƣng nhất khi chúng
ta đề cập đến vấn đề hôn nhân quốc tế Việt - Hàn.
Vậy dựa vào những đặc điểm đó, ngƣời viết có thể đƣa ra khái niệm về Gia

đình đa văn hóa Việt - Hàn (Damunhwa Gajok – 다문화 가족) hay khái niệm Gia
đình di trú Hàn – Việt (LeeJu Gajok - 이주가족) nhƣ sau: “Gia đình di trú Hàn Việt
là những gia đình có hai dòng máu của hai dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam sống và
19 / 48

sinh hoạt cùng chung với nhau dƣới một mái nhà, thế hệ con cháu sau này mang hai
dòng máu do ảnh hƣởng của cha và mẹ”.
Vì đề tài nghiên cứu đề cập đến sự thích nghi của chú rể Hàn Quốc sống ở
Việt Nam, nên ngƣời viết sẽ đề cập sâu hơn đến vấn đề xoay quanh trƣờng hợp thứ
2: chú rể Hàn Quốc kết hôn với cô dâu Việt Nam sống tại Việt Nam, mà trong đó là
trọng tậm nghiên cứu là những mặt thuận lợi cũng nhƣ khó khăn của những chàng
rể ngƣời Hàn Quốc sẽ mang 50% dòng máu Việt Nam này.
20 / 48

CHƢƠNG II
NHỮNG MẶT THÍCH ỨNG CỦA NGƢỜI CHỒNG
HÀN QUỐC SỐNG TẠI VIỆT NAM

Bên cạnh những điểm tƣơng đồng về văn hóa từ lâu đời, khiến cho những chú
rể Hàn Quốc lấy làm động lực quyết đinh chọn những cô gái Việt Nam làm bạn đời
trăm năm cho mình. Thì về thực tế, Việt Nam và Hàn Quốc vốn dĩ là những quốc
gia có những phong tục tập quán đa phần là khác nhau, ngôn ngữ, thời tiết, khí hậu
khác nhau dẫn đến ẩm thực, và quan niệm về ẩm thực, cái ngon cái ngon cái đẹp
của những con ngƣời ở hai quốc gia khác nhau. Ngoài ra, với hai chế độ chính trị
khác nhau của hai nƣớc, những quy định của pháp luật cũng khác nhau và luật pháp
Việt Nam hiện nay cũng còn thiếu những chế độ ƣu đãi cho các chủ rể Hàn Quốc
sống tại Việt Nam này. Vì vậy, khi kết hôn và định cƣ tại quê vợ đã khiến cho họ đã
gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, trong sinh hoạt hằng ngày, công việc, dạy dỗ
con cái… Sau đây ngƣời viết xin làm rõ một số vấn đề khó khăn cũng nhƣ những
vấn đề đang gặp phải của những chủ rễ Hàn Quốc sẽ mang 50% dòng máu Việt

Nam này.
2.1 Sự thích ứng về mặt ngôn ngữ
Trong sinh hoạt hằng ngày, ngôn ngữ chính là công cụ quan trong nhất để
chuyển tải những thông điệp cuộc sống giữa con ngƣời với con ngƣời, truyền đạt
những tình cảm yêu thƣơng của mình đến với những ngƣời thân yêu, là cầu nối sự
thấu hiểu lẫn nhau giữa ngƣời với ngƣời. Và quan trọng hơn hết nhờ có nó mà con
ngƣời có thể biết đƣợc ngƣời đối diện muốn gì, nghĩ gì, giúp cho công việc cũng
nhƣ những hoạt động hằng ngày đƣợc diễn ra nhanh chóng và suông sẻ hơn. Thế
nhƣng, sự khác nhau về ngôn ngữ, bất đồng về ngôn ngữ của những gia đình kết
hôn di trú Việt Nam – Hàn Quốc hiện nay vẫn còn đang gặp nhiều bất cập. Nó cần
có đƣợc thái độ chịu khó học hỏi tiếng mẹ đẻ của vợ phía ngƣời chồng và cũng cần
sự giúp đỡ, thông cảm, quan tâm của ngƣời vợ dành chồng để cho ngƣời bạn đời
của mình thích nghi ứng nhanh hơn phần nào sự khác biệt của cuộc sống.

×