Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

áp dụng fmea cải tiến quy trình sản xuất vỏ bóng compact tại công ty cổ phần bóng đèn điện quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 100 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ







BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG FMEA CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẢN XUẤT
VỎ BÓNG COMPACT TẠI CÔNG TY CP
BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG




TÁC GIẢ: MAI THỊ THU HƢƠNG




ĐỒNG NAI, NĂM 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ








BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG FMEA CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẢN XUẤT
VỎ BÓNG COMPACT TẠI CÔNG TY CP
BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG



Sinh viên thực hiện: MAI THỊ THU HƢƠNG
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TÂN




ĐỒNG NAI, NĂM 2013




LỜI CẢM ƠN

Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh,
CN.CNV Công ty CP bóng đèn Điện Quang đã tạo điều kiện, hƣớng dẫn tận tình và
giúp đỡ Em trong thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, Em xin chân thành cảm ơn:

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và chia sẻ những kinh
nghiệm quý báu giúp Em hoàn thành đề tài đƣợc giao.
Quý Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, trƣờng đại học Lạc Hồng đã truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm và không ngừng động viên Em trong suốt những năm
đại học.
Ban Lãnh đạo cùng tập thể CB.CNV Công ty Điện Quang, Xí Nghiệp Đèn Ống
đã tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ cung cấp những thông tin hữu ích; các thành
viên nhóm đã nhiệt tình và nghiêm túc thực hiện góp phần hoàn chỉnh nội dung luận
văn này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn và gởi lời chúc sức khỏe đến quý Thầy Cô,
quý công ty, các anh chị và các bạn!
Biên Hoà, ngày / /2013
Sinh viên thực hiện



Mai Thị Thu Hƣơng







MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 9
DANH MỤC SƠ ĐỒ 10
TÓM TẮT LUẬN VĂN 11
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục tiêu của đề tài: 2
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 2
4 Phƣơng pháp nghiên cứu: 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 4
6 Kết cấu của đề tài gồm ba chƣơng sau: 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ FMEA 5
1.1 Giới thiệu về FMEA: 5
1.1.1 Khái niệm FMEA: 5
1.1.2 Phân loại FMEA: 6
1.1.2.1 Design FMEA – DFMEA ( FMEA Thiết kế) 6
1.1.2.2 Process FMEA – PFMEA ( FMEA quy trình): 7
1.2 Thành viên nhóm FMEA: 7
1.3 Mục đích của FMEA: 8
1.4 Lợi ích của FMEA: 8


1.5 Các thành phần cơ bản trong FMEA: 9
1.5.1 Dạng sai hỏng tiềm ẩn (Pontential failure mode): 9
1.5.2 Tác động (Effects): 9
1.5.3 Nguyên nhân (Cause): 9
1.5.4 Tình trạng kiểm soát hiện tại (Currency Control): 10
1.5.5 Xác định các chỉ số mức độ ƣu tiên hành động (Risk Priority Number –
RPN) 10
1.6 Thực hiện FMEA: 12
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: 12

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VỎ BÓNG
COMPACT TẠI CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG
13
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 13
2.1.1 Tổng quan: 13
2.1.1.1 Tầm nhìn và sứ mạng: 13
2.1.1.2 Giới thiệu chung: 14
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty CP bóng đèn Điện Quang: 15
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 15
2.1.2.2 Các sản phẩm tiêu biểu: 17
2.2 Tổ chức và nhân sự: 20
2.2.1 Thành viên và xí nghiệp trực thuộc: 20
2.2.1.1 Các công ty thành viên: 20
2.2.1.2 Các Xí nghiệp trực thuộc: 21
2.2.2 Trình độ lao động: 21
2.2.2.1 Lực lƣợng lao động: 21
2.2.2.2 Trình độ lao động: 22
2.2.3 Sơ đồ tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp Đèn Ống (XNĐÔ): 22
2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức: 22
2.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ: 23


2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 25
2.3.1 Định hƣớng sản xuất kinh đoanh: 25
2.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 26
2.4 Sơ đồ hệ thống quản lý chất lƣợng: 29
2.5 Thực trạng quy trình sản xuất vỏ bóng compact: 30
2.5.1 Quy trình sản xuất vỏ bóng Compact 30
2.5.2 Quy trình kiểm tra bán thành phẩm của các công đoạn trên dây chuyền
sản xuất vỏ bóng Compact: 31

2.5.3 Tiêu chuẩn kiểm tra bán thành phẩm của các công đoạn trên dây
chuyền sản xuất vỏ bóng Compact: 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: 36
CHƢƠNG 3: ÁP DỤNG FMEA CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẢN XUẤT VỎ
BÓNG COMPACT TẠI CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN ĐIỆN
QUANG 37
3.1 Tiến hành fmea lần thứ nhất: 37
3.1.1 Thành lập nhóm thực hiện FMEA: 37
3.1.2 Thiết kế thang đo: 38
3.1.2.1 Thang đo đánh giá mức độ nghiêm trọng (S): 39
3.1.2.2 Thang đo đánh giá mức độ xuất hiện (O): 40
3.1.2.3 Thang đo đánh giá mức độ phát hiện lỗi (D): 40
3.1.2.4 Phân loại mức hành động khắc phục – phòng ngừa: 41
3.1.3 Thực hiện FMEA lần thứ nhất: 43
3.2 Triển khai các hành động khắc phục sai lỗi: 54
3.2.1 Tiến hành phân tích nguyên nhân: 54
3.2.1.1 Phân tích nguyên nhân gây ra sai lỗi nứt vị trí uốn (do ứng lực):55
3.2.1.2 Phân tích nguyên nhân gây ra sai lỗi nứt vòng tròn, nứt tipping:56
3.2.1.3 Phân tích nguyên nhân gây ra sai lỗi Bulb không sáng: 57
3.2.1.4 Phân tích nguyên nhân gây ra sai lỗi độ giảm quang sau 100 giờ
không đạt: 58


3.2.2 Biện pháp khắc phục: 59
3.3 Tiến hành fmea lần thứ hai: 65
3.4 Đánh giá kết quả sau hai lần tiến hành fmea: 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3: 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1 Kết luận: 71
2 Kiến nghị: 71

3 Đánh giá: 72
4 Mở rộng: 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC I: BẢNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DẠNG SAI HỎNG 2
PHỤ LỤC II: BẢNG NHẬN DIỆN NGUYÊN NHÂN GÂY RA SAI HỎNG 6
PHỤ LỤC III: CÁC PHƢƠNG PHÁP KIỂM SOÁT SAI HỎNG HIỆN TẠI 10













DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHLĐ: Bảo hiểm lao động
BHTN: Bảo hiểm tai nạn
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BTP: bán thành phẩm.
FMEA: Failure Mode and Effects Analysis (Phân tích các dạng sai lỗi và tác
động trong quá trình sản xuất).
Hàn BM: hàn bít miệng.
Hàn NN: hàn nối nhánh.
HCNS: hành chính nhân sự.

HQ: huỳnh quang.
KCN: khu công nghiệp
KN: kinh nghiệm.
NCƢ: nhà cung ứng.
NVL: nguyên vật liệu.
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QC: quality control – kiểm tra chất lƣợng.
Sấy KK: sấy khử keo.
TCKT: tài chính kế toán.
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam.
TSQT: thông số quá trình.
VBCP: vỏ bóng Compact.
VSMT: Vệ sinh môi trƣờng.







DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Phân loại FMEA. 6
Hình 1.2: Thực hiện phân tích FMEA. 12
Hình 2.1: Những cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát
triển Điện Quang. 17
Hình 2.2: Các sản phẩm tiêu biểu hiện nay của Công ty. 19





DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thang đánh giá mức độ nghiêm trọng (S). 10
Bảng 1.2: Thang đánh giá mức độ xuất hiện lỗi (O) 11
Bảng 1.3: Thang đánh giá mức độ phát hiện lỗi (D) 12
Bảng 2.1: Bảng so sánh doanh thu và lợi nhuận công ty từ năm 2008 ~ 2012 26
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn kiểm tra bán thành phẩm của các công đoạn. 33
Bảng 2.3: Bảng thống kê lỗi tiềm ẩn trong quá trình sản xuất 34
Bảng 3.1: Thành phần nhóm thực hiện P-FMEA. 37
Bảng 3.2: Thang đo đánh giá mức độ nghiêm trọng (S). 39
Bảng 3.3: Thang đo đánh giá mức độ xuất hiện (O). 40
Bảng 3.4: Thang đo đánh giá mức độ phát hiện (D). 41
Bảng 3.5: Bảng xem xét hành động khắc phục phòng ngừa. 41
Bảng 3.6: Kết quả thực hiện FMEA lần thứ nhất. 43
Bảng 3.7: Bảng phân loại hành động thực hiện. 52
Bảng 3.8: Bảng ƣu tiên thực hiện hành động khắc phục 54
Bảng 3.9: Bảng thực hiện hành động khắc phục 59
Bảng 3.10: Kết quả thực hiện FMEA lần thứ hai. 65
Bảng 3.11: Bảng so sánh kết quả RPN sau hai lần tiến hành FMEA. 67
Bảng 3.12: Bảng so sánh rút gọn kết quả RPN sau khi tiến hành các hành động
khắc phục. 69




DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ nhân quả gây sai lỗi nứt ứng lực vị trí uốn. 55
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ nhân quả gây sai lỗi nứt vòng tròn, nứt tipping. 56
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ nhân quả gây sai lỗi Bulb không sáng. 57
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ nhân quả gây sai lỗi độ giảm quang sau 100 giờ không đạt. 58
Biểu đồ 3.5: So sánh rút gọn kết quả sau khi tiến hành các hành động khắc phục. 70




DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp Đèn Ống 22
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống chất lƣợng Công ty CP bóng đèn Điện Quang 29
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất vỏ bóng Compact 30
Sơ đồ 2.4: Qui trình kiểm tra bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất vỏ bóng
Compact. 32
























TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xu thế cạnh tranh trên thị trƣờng đã dần chuyển hƣớng sang cạnh tranh về chất
lƣợng, cho nên chất lƣợng sản phẩm tốt sẽ luôn là một lợi thế rất lớn. Việc tuân thủ
những tiêu chuẩn bắt buộc và luôn tiến hành cải tiến liên tục chất lƣợng sản phẩm là
việc làm mang tính chiến lƣợc cho khả năng tồn tại, phát triển của một doanh
nghiệp.
Với mục tiêu đề tài đặt ra là “Áp dụng FMEA cải tiến quy trình sản xuất Vỏ
bóng Compact tại Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang”, từ cơ sở lí thuyết,
Tác giả đã vận dụng vào thực tiễn để xác định vấn đề chất lƣợng Công ty đang gặp
phải và đã đề xuất hƣớng giải quyết phù hợp, đồng thời việc thực hiện các hành
động khắc phục đã thật sự mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Đây là nguồn động lực
thúc đẩy tinh thần để Nhóm tiếp tục thực hiện các công việc còng dang dở mà trong
phạm vi đề tài này chƣa giải quyết đƣợc.
Các kết quả này đáp ứng đƣợc mục tiêu ban đầu mà đề tài đƣa ra đó là (1) Xác
định vấn đề chất lƣợng hiện nay công ty đang gặp phải, (2) Thực hiện FMEA, nhận
diện các yếu tố sai hỏng, tìm ra các nguyên nhân và hƣớng khắc phục, (3) Lập các
kế hoạch hành động cải tiến cho các yếu tố sai hỏng trong bảng FMEA. Cuối cùng
đã xây dựng và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm tại
Công ty.
Từ kết quả này, tác giả nhận thấy nên mở rộng áp dụng FMEA để cải tiến và
nâng cao chất lƣợng ở tất cả các quá trình sản xuất hiện có tại Công ty.
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Sản xuất sản phẩm chiếu sáng dân dụng là ngành đặc thù của nền công nghiệp
Việt Nam, hiện chỉ có ba doanh nghiệp lớn bao gồm Điện Quang, Rạng Đông và
Philips – Việt Nam. Sản phẩm đƣợc sản xuất hàng loạt nên việc kiểm soát và cải

tiến chất lƣợng là mục tiêu hàng đầu nhằm ngày càng thoả mãn nhu cầu khách
hàng. Trong bối cảnh hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia hàng đầu rằng:
“thế kỷ 20 bùng nổ về sản lƣợng công nghiệp, thế kỷ 21 là thế kỷ cạnh tranh về
chất lƣợng”. Để đạt đƣợc chất lƣợng, công ty cũng đã xây dựng hệ thống quản lý
chất lƣợng theo ISO 9001:2008, xây dựng các quy trình hƣớng dẫn sản xuất vận
hành thiết bị, các kế hoạch và phƣơng pháp kiểm tra chất lƣợng nguyên vật liệu, bán
thành phẩm, sản phẩm cuối. Tuy nhiên, chất lƣợng sản phẩm chƣa thật sự ổn định,
đây là nguyên nhân gây phát sinh chi phí, dẫn đến khó có thể giảm giá thành sản
xuất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn hiện tại. Do đó, để phòng ngừa các
dạng lỗi và cải tiến chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao uy tín nhằm thoả
mãn khách hàng cần áp dụng thêm các công cụ quản lý chất lƣợng trong quá trình
kiểm soát sản xuất. Một trong những công cụ cần áp dụng là FMEA (Failure Mode
And Effect Analysis), là công cụ nhận dạng các lỗi tiềm ẩn, phân tích tác động của
chúng lên quy trình sản xuất và từ đó có những hành động khắc phục, phòng ngừa
thích hợp, nhằm kiểm soát các dạng lỗi tiềm ẩn.
So với các công cụ quản lý chất lƣợng khác, ngoài việc nhận dạng các dạng lỗi
tiềm ẩn hay thƣờng xảy ra trong quá trình sản xuất, FMEA còn xác định thêm các
yếu tố: mức độ xuất hiện, mức độ nguy hiểm và khả năng phát hiện các dạng lỗi
tiềm ẩn. Từ đó giúp các nhà quản lý có thể dự báo, phòng ngừa, khắc phục những
rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại Công ty, đề tài “Áp dụng FMEA cải tiến quy
trình sản xuất Vỏ bóng Compact tại Công ty CP bóng đèn Điện Quang” đƣợc
Tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

2

2 Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là áp dụng FMEA nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra sai lỗi, tác
động, mức độ kiểm soát các sai lỗi, đƣa ra các giải pháp khắc phục, phòng ngừa
nhằm loại bỏ sai lỗi:

– Đánh giá quy trình sản xuất vỏ bóng Compact tại công ty CP bóng đèn Điện
Quang.
– Thực hiện FMEA, nhận diện các yếu tố sai hỏng, tìm ra các nguyên nhân, ảnh
hƣởng của các sai hỏng và hƣớng khắc phục.
– Lập các kế hoạch hành động cải tiến cho các yếu tố sai hỏng trong bảng
FMEA.
– Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm tại Công ty.
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là các công đoạn trong quy trình sản xuất vỏ bóng
Compact loại 18W – Daylight trên dây chuyền.
 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân tích các sai lỗi ảnh hƣởng đến
chất lƣợng trong quy trình sản xuất vỏ bóng Compact, hiện trƣờng thực hiện chủ
yếu tại phân xƣởng Vỏ bóng Compact thuộc Xí nghiệp Đèn Ống, Khu Công nghiệp
Biên Hoà 1, tỉnh Đồng Nai. Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 01/07/2013 đến ngày
31/10/2013.
4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp thực hiện tập trung vào các phƣơng pháp để thu thập các thông tin,
các cơ sở dữ liệu cần thiết và quy trình nghiên cứu để đạt đƣợc kết quả mong muốn.
 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý thuyết về FMEA đƣợc tìm hiểu thông qua các sách tham khảo, tài liệu
trên Internet
Thu thập các thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình sản
xuất tại phân xƣởng Vỏ bóng Compact, hệ thống quản lý chất lƣợng, thực trạng
quản lý chất lƣợng tại công ty. Thu thập các báo cáo, số liệu thống kê về quy trình
3

sản xuất, hƣớng dẫn sản xuất – vận hành thiết bị máy móc, thông số quá trình sản
xuất

Tiến hành phân tích sai lỗi và tác động các sai lỗi thông qua phỏng vấn trực tiếp
những thành viên nhóm FMEA, sử dụng biểu đồ nhân quả xác định nguyên nhân.
Từ đó tác giả sẽ đề xuất một số hành động khắc phục, phòng ngừa và triển khai thực
hiện cải tiến theo thứ tự ƣu tiên mức độ rủi ro RPN.
 Quy trình nghiên cứu:
Nghiên cứu đƣợc tiến hành theo quy trình đƣợc trình bày ở Hình A. Quy trình
mô tả tất cả các công việc cần tiến hành để đạt đƣợc mục tiêu của nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu đƣợc thực hiện qua 11 bƣớc chính, ở mỗi bƣớc có các công
việc cần làm và các phƣơng pháp cụ thể cần thực hiện nhƣ sau:



















1. Thành lập nhóm FMEA
2. Liệt kê các công đoạn

trong quy trình
- Xây dựng nhóm FMEA, trong bƣớc này, liệt kê tất cả các
thành viên trong nhóm FMEA để tiến hành phân tích quy
trình cũng nhƣ thảo luận nhóm cho điểm các trọng số cho
mỗi yếu tố trong FMEA.
- Liệt kê các công đoạn trong quá trình sản xuất mục tiêu.
4

























(Nguồn Kenneth Crow, 2002).
Hình A: Qui trình nghiên cứu.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng và thiết thực cho Công ty và
cá nhân ngƣời thực hiện.
Đối với Công ty, đề tài nghiên cứu thành công sẽ bổ sung thêm một công cụ quản
lý chất lƣợng trong hệ thống quản lý chất lƣợng. Từ đó, Công ty mở rộng phạm vi
5

áp dụng ở các phân xƣởng khác nhƣ: phân xƣởng sản xuất đèn Huỳnh quang, phân
xƣởng lắp ghép đèn Compact, phân xƣởng sản xuất đèn nung sáng…, đồng thời
kiểm soát quá trình sản xuất và chất lƣợng sản phẩm tốt hơn. Ngoài ra, chi phí sản
xuất giảm nhờ phát hiện sớm, phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn.
Đối với cá nhân, đề tài giúp cho ngƣời thực hiện và các thành viên trong nhóm
thực hiện FMEA bổ sung thêm kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm áp dụng công cụ
FMEA vào quy trình kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, tạo nền tảng vững chắc trong
quản lý cũng nhƣ liên tục cải tiến nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
6 Kết cấu của đề tài gồm ba chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về FMEA
Chƣơng 2: Thực trạng quy trình sản xuất vỏ bóng Compact tại công ty CP bóng
đèn Điện Quang
Chƣơng 3: Áp dụng FMEA cải tiến quy trình sản xuất vỏ bóng Compact tại công ty
CP bóng đèn Điện Quang











CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ FMEA
1.1 Giới thiệu về FMEA:
1.1.1 Khái niệm FMEA:
FMEA là phƣơng pháp phân tích có hệ thống nhằm ngăn ngừa khuyết tật bằng
cách ghi nhận các dạng sai hỏng, cách thức một quá trình bị sai và ƣớc tính rủi ro
6

liên quan đến các nguyên nhân cụ thể, sắp xếp mức độ nghiêm trọng của các vấn đề
và giải quyết chúng.
FMEA là một kiểu phân tích nhóm. Mặc dù vậy cần phải có kinh nghiệm thực tế
để hỗ trợ cho ý tƣởng, mà ý tƣởng cho rằng việc phân chia trách nhiệm cho những
cá nhân chéo trong nhóm chứ không phải đơn thuần chỉ có một cá nhân thì không
phải là chính sách hiệu quả. Các thành viên trong nhóm FMEA đó phải có quyền
lực để ra quyết định và phân phối nguồn lực để thực hiện FMEA nhƣ đã lên kế
hoạch. [Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd,
(2005).]
FMEA có thể đƣợc theo dõi trên cơ sở định kỳ nhằm đảm bảo những nỗ lực tiếp
tục đƣợc tập trung vào việc giảm tổng rủi ro mà công ty đang đối mặt.
1.1.2 Phân loại FMEA:

(Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005))
Hình 1.1: Phân loại FMEA.

1.1.2.1 Design FMEA – DFMEA ( FMEA Thiết kế)
FMEA Thiết kế (Design FMEA, DFMEA hay là FMEAD) chủ yếu chú trọng đến
việc tối ƣu hóa độ khả tín của sản phẩm. Vì chú trọng đến sản phẩm sẽ đƣợc chế

tạo, có ngƣời gọi loại FMEA này là FMEA Sản phẩm (Product FMEA). Khi sản
phẩm gồm bởi nhiều thành phần thì ngƣời ta gọi là FMEA Thành phần (Part
7

FMEA) cho mỗi thành phần cơ bản. Có ngƣời còn gọi những loại FMEA này là
FMEA Dự án (Project FMEA), để nhấn mạnh ở điểm phải tiến hành một FMEA
ngay từ khi khởi đầu một dự án thiết kế sản phẩm. Mục đích của FMEA–Thiết kế là
bảo đảm rằng tất cả những sai sót nguy kịch tiềm tàng và cách thức chúng sinh ra đã
đƣợc nhận định và nghiên cứu. Áp dụng đối với sản phẩm và các chi tiết cấu thành
sản phẩm.[Nguồn: 3 – Trang 76]
1.1.2.2 Process FMEA – PFMEA ( FMEA quy trình):
Mặc dù cũng chú trọng đến độ khả tín của sản phẩm, FMEA-Quy trình (Process
FMEA, P-FMEA hay là FMEA-P) chủ yếu chú trọng đến việc cải thiện năng suất,
đặc biệt đến những phƣơng tiện sản xuất (máy móc, công cụ, dây chuyền sản
xuất,…) và các chuỗi cách thức, truy cập thông tin, tiếp đón khách hàng,… làm
bằng tay hay tự động. Vì thế ngƣời ta cũng hay gọi phƣơng pháp này là FMEA-
Thiết bị (Machine FMEA) hay là FMEA-Tổ chức (Organization FMEA). Đặc biệt,
ở những xí nghiệp đơn thuần dịch vụ, ngƣời ta cũng gọi FMEA này là FMEA-Dịch
vụ (Service FMEA).
Khi tiến hành một công trình FMEA-Quy trình cho một dịch vụ thì ngƣời ta phân
biệt những hoạt động hậu trƣờng (back office), đƣợc thực hiện ngoài sự có mặt của
khách hàng và những hoạt động tiền trƣờng (front office) đƣợc thực hiện với sự
chứng kiến hay sự tham gia của khách hàng [Nguồn: 3 – Trang 76]
1.2 Thành viên nhóm FMEA:
Việc thực hiện FMEA đƣợc phân công bởi 1 hoặc vài ngƣời gần gũi với hệ
thống, sản phẩm, thiết kế quá trình, dịch vụ phân phối. FMEA tập trung thực hiện
bởi các thành viên trong nhóm. FMEA nên có sự đại diện từ những nhóm chức
năng: Thiết kế kỹ thuật, kỹ thuật sản xuất, sản xuất, chất lƣợng, quản lý NVL và
mua hàng, bán hàng và tiếp thị, khách hàng….
Lƣu ý rằng không đƣợc quá nhấn mạnh rằng FMEA là thực sự hiệu quả, những

đánh giá của nhóm chức năng đƣợc liên quan đặc biệt đến khách hàng. Nhƣ Palady
giải thích: “Việc bỏ đi yếu tố đầu vào của khách hàng ra khỏi FMEA cho ra kết quả
một danh sách không trọn vẹn về những tác động và đánh giá thấp về mức độ
nghiêm trọng”.
8

1.3 Mục đích của FMEA:
Mục đích cơ bản của FMEA là đánh giá rủi ro, đƣa ra khuyến nghị và thực hiện
những hành động làm giảm rủi ro. Mặc cho cái tên dài nhƣng nó chỉ đơn giản là một
hoạt động phân tích quyết định. Cách phân tích này có ích trong việc xếp hạng
những lựa chọn của doanh nghiệp theo cách mà doanh nghiệp có thể so sánh chúng
với rủi ro đi kèm, cho phép doanh nghiệp đƣa ra những quyết định đầy đủ thông tin.
[Nguồn: 3 – Trang 104]
Mục đích của FMEA quy trình:
– Phân tích quy trình sản xuất.
– Nhận dạng sự thiếu hụt của việc kiểm soát quy trình sản xuất.
– Chọn lựa những hành động cải tiến theo mức độ ƣu tiên.
– Tạo ra sự cải tiến liên tục cho quy trình.
– Ƣớc tính rủi ro của việc thay đổi quy trình.
– Hƣớng dẫn phát triển một quy trình sản xuất mới.
FMEA sẽ giúp bạn xếp hạng những kế hoạch cải tiến theo hai cách. Thứ nhất,
bằng việc thấu hiểu những việc có rủi ro cao đi kèm và thứ hai, ƣu tiên hóa những
việc mà chỉ ra rủi ro đang tồn tại. FMEA đƣợc dự kiến đƣa đến kết quả là những
hành động phòng ngừa. Chúng không phải là những bài tập “sau thực tế” đƣợc thực
hiện để thỏa mãn khách hàng hoặc để giải quyết một sự không phù hợp liên quan
đến tình trạng nhận chứng chỉ (ISO 14001 hoặc ISO 9001).
1.4 Lợi ích của FMEA:
Chất lƣợng sản phẩm thƣờng đƣợc kiểm soát hơn thông qua hoạt động kiểm tra
trong một môi trƣờng chủ động ngăn ngừa các lỗi. FMEA đƣợc phát triển nhằm
khuyến khích các nhà cung cấp tránh mắc phải những vấn đề hơn là chờ chúng đến

và sau đó chỉ ra chúng. Tƣơng tự, FMEA có thể là một công cụ rất hiệu quả để hiểu
những vấn đề tiềm ẩn mà có thể đem lại sự thất bại trong việc cải tiến quản lý môi
trƣờng.
FMEA là một trong những công cụ đƣợc sử dụng để phân tích của Six Sigma
nhằm tìm ra những nguyên nhân gây ra khuyết tật. FMEA có nhiều lợi ích nhƣ sau:
9

 Xác định những sai lỗi tiềm ẩn có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các
sai lỗi đó.
 Xác định các đặc điểm không tốt cũng nhƣ những đặc điểm quan trọng của
quy trình.
 Phân loại những sai lỗi tiềm ẩn trong thiết kế và sự thiếu hụt của quy trình.
 Giúp nhà sản xuất tập trung loại trừ và ngăn ngừa những sai lỗi xuất hiện và
khả năng xuất hiện.
 Cải tiến chất lƣợng, độ tin cậy hay độ an toàn của sản phẩm.
 Tăng sự thõa mãn của khách hàng.
 Giảm thời gian chi phí phát triển sản phẩm.
 Đƣa ra những hành động giảm rủi ro trong sản xuất và trong thiết kế.
[Nguồn: 3 – Trang 105]
Trên đây là những lợi ích chung cơ bản của FMEA, trong đó tùy theo từng loại
FMEA mà còn có những lợi ích khác nhau. Trong phạm vi đề tài, Tác giả sẽ sử
dụng FMEA quy trình (P-FMEA) để giải quyết vấn đề chất lƣợng.
1.5 Các thành phần cơ bản trong FMEA:
1.5.1 Dạng sai hỏng tiềm ẩn (Pontential failure mode):
Trạng thái sai hỏng của các yếu tố đầu vào nếu không phát hiện hay chấn chỉnh
kịp thời sẽ ảnh hƣởng đến sản phẩm, dạng sai hỏng tiềm ẩn có thể liên quan đến
một lỗi nào đó hay một biến đầu vào nằm ngoài quy cách.

1.5.2 Tác động (Effects):
Sự ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm do các sai hỏng gây ra. Tiêu chí để xét sự

ảnh hƣởng dựa trên các yêu cầu của khách hàng và thƣờng là khách hàng bên ngoài,
nhƣng cũng có thể là các công đoạn sau trong quá trình.
1.5.3 Nguyên nhân (Cause):
Các biến động gây ra trong quá trình do những nguyên nhân nào. Việc nhận dạng
các nguyên nhân này thƣờng đƣợc bắt đầu với các dạng sai hỏng tiềm ẩn với mức
độ nghiêm trọng cao nhất.
10

1.5.4 Tình trạng kiểm soát hiện tại (Currency Control):
Hệ thống những thiết bị hay phƣơng pháp nhằm ngăn ngừa hay phát hiện các
dạng sai hỏng hay nguyên nhân trƣớc khi xảy ra các tác động đến với khách hàng
hay công đoạn sau của quá trình.
1.5.5 Xác định các chỉ số mức độ ƣu tiên hành động (Risk Priority
Number – RPN)
Chỉ số RPN là chỉ số xếp hạng mức độ ƣu tiên cần giải quyết đối với các yếu tố
đƣợc phân tích trong bảng FMEA. Giá trị này đƣợc tính dựa trên các thông tin liên
quan đến các thành phần trong FMEA: dạng sai hỏng tiềm ẩn, tác động, và khả
năng kiểm soát của hệ thống hiện tại đối với việc sai hỏng trƣớc khi lỗi đến khách
hàng.
RPN = S*O*D
[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)].
– S (Severity): Mức độ nghiêm trọng do các sai hỏng tác động gây lỗi sản phẩm,
liên quan đến các yêu cầu từ khách hàng. Chỉ số S đƣợc tính theo thang điểm từ 1
đến 10 tƣơng ứng với từ không nghiêm trọng đến nguy hiểm.



Bảng 1.1: Thang đánh giá mức độ nghiêm trọng (S).

11


[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)].
– O (Occurrence): Tần suất xảy ra của các nguyên nhân gây ra các dạng sai hỏng,
đƣợc cho điểm từ 1 đến 10 tƣơng ứng với mức ít xảy ra đến khả năng xảy ra cao.
Bảng 1.2: Thang đánh giá mức độ xuất hiện lỗi (O).

[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)].

– D (Detection): Năng lực của hệ thống kiểm soát hiện tại trong việc phát hiện và
ngăn ngừa các nguyên nhân tạo ra sai hỏng tiềm ẩn. Chỉ số D đƣợc cho điểm từ 1
đến 10 tƣơng ứng với hoàn toàn phát hiện đƣợc đến không thể phát hiện.
12

Bảng 1.3: Thang đánh giá mức độ phát hiện lỗi (D).

[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)].
1.6 Thực hiện FMEA:
Sau khi xác định các thành phần cơ bản trong FMEA, các chỉ số mức độ ƣu tiên
hành động, ta tiến hành phân tích FMEA nhƣ hình sau:

[Nguồn: Bài giảng Thiết kế trong quản lí sản xuất, ECO consulting Co., Ltd, (2005)].
Hình 1.2: Thực hiện phân tích FMEA.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1:
Trong chƣơng 1, tác giả đã đi sâu tìm hiểu lý thuyết về FMEA, hiểu đƣợc mục
đích, lợi ích và các thành phần cơ bản của FMEA, từ đó tạo nền tảng vững chắc để
tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng FMEA cải tiến quy trình

×