BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 1
ĐỀ TÀI: CÁC PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN PHẦN TỬ ĐẶC
BIỆT TRONG KIỂM TOÁN VÀ KỸ THUẬT LẤY MẪU
GV HƯỚNG DẪN: ĐỖ THỊ HẠNH
SV THỰC HIỆN : NHÓM 7
LỚP : DHKT7ATH
THANH HÓA, THÁNG 11 NĂM 2014
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 MAI THỊ LIỄU 11011643 Nhóm Trưởng
2 LÊ THU HOÀI 11011993
3 LÊ THỊ HIỀN 11011883
4 PHẠM THỊ DỊU 11013383
5 NGUYỄN THỊ HUỆ 11012213
6 TRẦN THỊ YẾN 11010393
7 LÊ PHƯƠNG HOA 11010903
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7: Lớp: DHKT7ATH
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT ĐIỂU TRA CHỌN MẪU 2
1.1.1 Những khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán 2
1.1.2 Những khái niệm có liên quan đến chọn mẫu kiểm toán 3
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỂU TRA CHỌN MẪU 5
1.3. CÁC LOẠI SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪU 7
1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪU 8
1.4.1. Chọn mẫu thống kê 8
1.4.2. Chọn mẫu phi thống kê 9
1.4.3. Chọn mẫu xác suất 10
1.4.4. Chọn mẫu phi xác suất 15
1.4.5. Kỹ thuật phân tầng (phân tổ) trong chọn mẫu kiểm toán 17
1.4.6. Chọn mẫu thuộc tính 18
1.4.7. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ 23
!"#!$#%&%#%#'(#)!$
#%*+%+,-.+
/
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRÁCH NHIỆN HỮU HẠN 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn 26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn. 27
2.1.3. Khái quát về quy trình kiểm toán và hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 28
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH CHỌN MẪU DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM TNHH THỰC HIỆN 31
2.2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến chọn mẫu kiểm toán tại Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu
hạn 31
2.2.2. Chọn mẫu thuộc tính trong kiểm tra kiểm soát 34
2.2.3. Các kỹ thuật chọn mẫu sử dụng trong kiểm tra chi tiết 34
2.2.4. Áp dụng phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách
nhiệm Hữu hạn thực hiện tại khách hàng A 45
012*'!34#'+!"#!$#%
56
3.1.NHẬN XÉT VỀ KỶ THUẬT CHỌN MẪU VÀ VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU 50
3.1.1. Ưu điểm 50
3.1.2. Hạn chế 50
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN 52
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7: Lớp: DHKT7ATH
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt.
Nguồn đầu tư từ trong và ngoài nước ngày càng lớn, dẫn theo sự xuất hiện của một số
lượng lớn các doanh nghiệp mới hoạt động trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trong những
năm gần đây điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Việt Nam chính là sự xuất hiện và
nhanh chóng phát triển của thị trường chứng khoán. Tham gia thị trường chứng khoán
cũng là một cách khá hiệu quả để thu hút vốn đầu tư nhằm mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Về phía các nhà đầu tư, họ có vốn trong tay và dĩ
nhiên họ luôn muốn những đồng tiền họ bỏ ra đầu tư sẽ thu được số lợi nhuận tối đa.
Bởi vậy họ luôn tìm hiểu thật kỹ về tình hình tài chính, tình hình hoạt động, kinh
doanh và khả năng sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra
những quyết định đầu tư đúng đắn. Chính vì lý do đó mà tất cả các công ty đều bắt
buộc phải được kiểm toán hàng năm.
Nhưng chúng ta cũng biết được rằng số lượng tài liệu cần được kiểm toán trong
mỗi công ty không phải là nhỏ, vậy làm sao để kiểm toán viên vừa có thể kiểm toán
được các tài liệu nhưng cũng đảm bảo được thời hạn kiểm toán đã đặt ra. Cũng vì lý
do đó mà các kiểm toán viên đã phải áp dụng phương pháp chọn mẫu trong quá trình
thu thập bằng chứng kiểm toán. Phương pháp này sẽ giúp các kiểm toán viên tiết kiệm
thời gian nhưng vẫn đàm bảo thu thập được những bằng chứng kiểm toán cần thiết.
Nhằm mục đích hiểu rõ hơn về các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán mà
cụ thể hơn là trong thử nghiệm kiểm soát,chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Lý thuyết chọn mẫu và ứng dụng chọn mẫu trong kiểm toán" để làm bài tiểu luận
này.
Đề tài của chúng em được chia ra làm 3 phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận của lý thuyết điều tra chọn mẫu
Phần 2: Ứng dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
Phần 3: Những hạn chế còn tồn tại và những kiến nghị nhằm khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực của chọn mẫu đối với kiểm toán
Trong quá trình làm bài tiểu luận này nhóm chúng em đã có nhiều cố gắng song
do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chúng em không thể tránh được những thiếu
sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến nhận xét của quý thầy cô cùng toàn thể các
bạn.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:1
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LÝ THUYẾT ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
Trong nghiên cứu kinh tế - xã hội, người ta thường phải dựa trên cơ sở của tài
liệu mẫu để nghiên cứu và đi đến kết luận. Tuy nhiên để kết quả có thể tin tưởng được
thì việc chọn mẫu phải được tiến hành một cách khoa học.
Không chỉ những người làm công tác nghiên cứu mà cả những người cần ra
quyết định trong kinh doanh, trong sản xuất cũng cần phải trang bị cho mình những
kiến thức cơ bản về lý thuyết chọn mẫu để đánh giá tính tin cậy và tính giá trị của mẫu
thông tin trước khi đưa ra quyết định cần thiết.
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT ĐIỂU TRA CHỌN MẪU
1.1.1 Những khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán
Về kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán, ta có khá nhiều định nghĩa khác nhau. Nhưng
trước hết ta phải kể đến khái niệm về chọn mẫu kiểm toán được nhắc đến trong
giáo trình "Kiểm toán (Phần 1)" của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, theo
đó thì "Chọn mẫu kiểm toán là quá trình chọn một nhóm các khoản mục hoặc
đơn vị (gọi là mẫu) từ một tập hợp các khoản mục hoặc đơn vị lớn (gọi là tổng
thể) và sử dụng các đặc trưng của mẫu để suy rộng cho đặc trưng của toàn bộ
tổng thể."
Cũng theo chuẩn mực kiểm toán số 530 về "Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa
chọn khác" thì chọn mẫu kiểm toán được định nghĩa như sau: " Lấy mẫu kiểm
toán (gọi tắt là lấy mẫu): Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn
100% tổng số phần từ của một số tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi
phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và
đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn,
nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo
phương pháp thống kê và phi thống kê."
Còn theo định nghĩa trong sách "Kiểm toán-Lý thuyết và Thực hành" của
Ths.Phan Trung Kiên thì: "Chọn mẫu kiểm toán chính là việc áp dụng các thủ tục
kiểm toán đối với dưới 100% các phần tử trong tổng thể (thuộc đối tượng kiểm
toán) nhằm dự đoán về những đặc trưng của toàn bộ tổng thể ấy. Nói cách khác,
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:2
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
chọn mẫu kiểm toán là việc thực hiện kiểm tra đối với một nhóm nhỏ các phần tử
sau đó suy rộng kết quả kiểm tra cho toàn bộ đối tượng được kiểm toán."
Và theo cách định nghĩa trong cuốn "Kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm ở
Australia thì: "Chọn mẫu kiểm toán là áp dụng thủ tục kiểm toán trên nhỏ hơn
100 số đơn vị trong tổng thể để thu thập bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng
riêng biệt của tổng thể. Bằng việc thực hiện các thử nghiệm trên các phần tử được
chọn, kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận về các số dư hay các nghiệp vụ cấu
thành tổng thể."
Tuy mỗi định nghĩa được phát biểu có phần khác nhau nhưng xét về bản chất thì
chúng đều nói lên rằng chọn mẫu kiểm toán là một kỹ thuật lấy ra một số các đơn
vị mẫu từ tổng thể để áp dụng các thủ tục kiểm toán nhằm dự đoán những đặc
trưng của toàn bộ tổng thể.
1.1.2 Những khái niệm có liên quan đến chọn mẫu kiểm toán
Để đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu và hiểu rõ hơn về chọn mẫu kiểm toán, trước
hết ta cần nắm được một số thuật ngữ sau:
• Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu để có thể đi
đến một kết luận.
Ví dụ: Tất cả các phần tử trong một số tài khoản hay một loại nghiệp vụ cấu
thành một tổng thể. Một tổng thể có thể được chia thành các nhóm hoặc các tổng thể
con và mỗi nhóm được kiểm tra riêng. Trong trường hợp này, thuật ngữ “tổng thể” bao
hàm cả thuật ngữ “nhóm”.
• Đơn vị tổng thể: Là mỗi phần tử trong tổng thể đó.
• Đơn vị mẫu: Là một phần tử được các kiểm toán viên chọn ra khi tiến hành
kỹ thuật chọn mẫu.
• Mẫu: Là tất cả các đơn vị mẫu được chọn. Mẫu được chọn ra từ tổng thể, áp
dụng các thủ tục kiểm toán để đánh giá trên mẫu rồi suy rộng và kết luận cho toàn bộ
tổng thể là mẫu kiểm toán. Có 2 loại mẫu kiểm toán như sau:
Mẫu thống kê: Là mẫu chọn được do áp dụng các phương pháp toán học
đặc biệt là phương pháp thống kê để tính toán và định lượng các yếu tố rủi ro cũng như
phạm vi cần thiết để hạn chế rủi ro một cách hệ thống. Vì vậy, chọn mẫu thống kê cho
phép kiểm toán viên tính toán các khả năng rủi ro và xác định kích cỡ mẫu phù hợp để
hạn chế rủi ro ở mức cho phép.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:3
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Mẫu thống kê mang những đặc điểm cơ bản sau:
Các phần tử trong mẫu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
Mẫu thống kê là kết quả của việc sử dụng lý thuyết xác suất thống kê
bao gồm cả đánh giá kết quả mẫu và định hướng lượng rủi ro.
Với những đặc điểm trên mà mẫu thống kê được sử dụng trong trường
hợp số lượng đơn vị trong tổng thể lớn và thường được hỗ trợ bởi các phần mềm chọn
mẫu có chứa các phép toán thống kê.
Mẫu phi thống kê: Là kết quả của quá trình chọn mẫu trong đó hoàn toàn
không sử dụng phương pháp toán học mà áp dụng xét đoán của kiểm toán viên. Do đó,
các kiểm toán viên không thể định lượng được rủi ro của việc chọn mẫu mà việc đánh
giá kết quả hoàn toàn dựa trên phán đoán của kiểm toán viên.
• Mẫu đại diện: Là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể mà mẫu
được chọn ra.
Bất cứ khi nào kiểm toán viên chọn một mẫu từ tổng thể, mục tiêu cũng là để có
một mẫu đại diện. Nhưng có một vấn đề đặt ra là trên thực tế các kiểm toán viên lại
không thể biết mẫu có tính đại diện hay không, dù sau đó tất cả quá trình khảo sát
được hoàn tất. Tuy vậy, kiểm toán viên có thể tăng khả năng đại diện của mẫu bằng
cách thận trọng khi thiết kế, lựa chọn và đánh giá nó.
Hai vấn đề có thể khiến cho một mẫu không có tính đại diện là do sai số không
chọn mẫu và sai số chọn mẫu. Rủi ro của sự phát sinh này được gọi là rủi ro không
chọn mẫu và rủi ro chọn mẫu và cả hai đều có thể kiểm soát được.
Rủi ro chọn mẫu: là khả năng mà kết luận của Kiểm toán viên dựa trên mẫu khác
với kết luận mà Kiểm toán viên đạt được nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một
thủ tục. Có hai loại rủi ro chọn mẫu:
• Rủi ro khi kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soát thấp hơn mức rủi ro
thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc không có sai sót trọng yếu
trong khi thực tế là có (đối với thử nghiệm cơ bản). Loại rủi ro này ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán vì nó thường dẫn đến các
công việc bổ sung để chứng minh rằng các kết luận ban đầu là không
đúng.
• Rủi ro khi kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soát cao hơn mức rủi ro
thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc có sai sót trọng yếu trong
khi thực tế không có (đối với thử nghiệm cơ bản). Loại rủi ro này ảnh
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:4
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì nó thường dẫn đến các công
việc bổ sung để chứng minh bằng các kết luận ban đầu là không đúng.
Rủi ro không do chọn mẫu: là việc Kiểm toán viên đưa ra những kết luận sai
lầm không phải do lỗi chọn mẫu mà do các yếu tố không liên quan trực tiếp đến chọn
mẫu. Do đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng; đánh giá không đúng về rủi ro kiểm
soát; lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc kiểm toán
không hợp lý. Cụ thể:
Đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng . Một kiểm toán viên ngay từ đầu
đã quan niệm sai lầm rằng chỉ có rất ít những sai phạm trọng yếu trong
đối tượng kiểm toán thì sẽ có khuynh hướng giảm thiểu công việc và do
đó không phát hiện được các sai phạm.
Đánh giá sai về rủi ro kiểm soát . Một kiểm toán viên quá lạc quan tin
tưởng vào khả năng của hệ thống kiểm soát nội bộ có thể phát hiện, ngăn
chặn và điều chỉnh những sai phạm hay những điều bất thường cũng sẽ
có khuynh hướng giảm khối lượng công việc và vì thế cũng sẽ dẫn tới
những hậu quả như trên.
Lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc
kiểm toán không hợp lý hay mắc sai lầm trong quá trình thực hiện .
Kiểm toán viên có thể lựa chọn các thủ tục không phù hợp với mục tiêu
kiểm toán (chẳng hạn, tiến hành xác minh các khoản phải thu đã được ghi
sổ trong khi mục tiêu là phát hiện các khoản phải thu chưa được ghi sổ),
hoặc đã chọn thủ tục thích hợp nhưng việc triển khai thủ tục đó lại để xảy
ra sai phạm.
Rủi ro ngoài chọn mẫu cũng là khả năng đưa ra một quyết định sai lầm. Nó cũng
tồn tại trong tất cả các phương pháp chọn mẫu. Kiểm toán viên có thể kiểm soát được
rủi ro ngoài chọn mẫu và giảm rủi ro ngoài chọn mẫu tới mức độ có thể chấp nhận
được thông qua việc lập kế hoạch cẩn thận và giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế
hoạch cũng như các nhân viên tiến hành kiểm toán.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỂU TRA CHỌN MẪU
So với điều tra tổng thể, điểu tra chọn mẫu có những ưu điểm vượt trội mà ta có
thể liệt kê dưới đây:
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:5
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
- Tính kịp thời cao
Điều tra chọn mẫu thường nhanh hơn rất nhiều so với điều tra toàn bộ bởi điều
tra ít đơn vị hơn nên công việc chuẩn bị sẽ gọn hơn, số lượng tài liệu ghi chép sẽ giảm
đi, do đó thời gian điều tra, thời gian tổng hợp, phân tích sẽ được rút ngắn. Điều này
làm cho điều tra chọn mẫu có tính kịp thời cao, đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông
tin, kết quả nghiên cứu đó của những người ra quyết định.
- Tiết kiệm chi phí
Do số đơn vị điều tra ít hơn nên số nhân viên cần sử dụng để thu thập, tổng hợp,
phân tích sẽ ít đi, đồng thời những chi phí kèm theo cũng sẽ giảm. Vì vậy, điều tra
chọn mẫu tiết kiệm khá nhiều sức người, vật tư và tiên của.
- Thông tin sâu hơn
Do số đơn vị được điều tra ít hơn so với điều tra tổng thể nên ta có thể thu thập
được nhiều nội dung thông tin phức tạp, mở rộng nội dung điều tra, đi sâu vào để
nghiên cứu nhiều mặt cụ thể của hiện tượng cần nghiên cứu để từ đó có thể đưa ra
những kết luận xác đáng và sâu sắc hơn.
- Độ chính xác cao
Khi quy mô điều tra quá lớn mà trình độ tổ chức nghiên cứu còn hạn chế thì tổng
điều tra sẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình thu thập thông tin ban đầu, hạn chế độ
chính xác của kết quả phân tích. Trong trường hợp điều tra mẫu, khối lượng công việc
giảm đáng kể, cho phép sử dụng những người thu thập và xử lý thông tin có trình độ,
thời gian dành cho một đơn vị điều tra nhiều hơn,việc điều tra số liệu cũng được tiến
hành tỷ mỷ, chi tiết hơn, tập trung hơn, giảm những sai số do ghi chép, tạo điều kiện
cho người cung cấp thông tin trả lời chính xác hơn nên chất lượng thu thập số liệu sẽ
được nâng cao từ đó đảm bảo tính chính xác khi phân tích kết quả. Hơn thế nữa, vì số
nhân viên điều tra cần ít nên có thể chọn được những người có kinh nghiệm, có trình
độ nghiệp vụ cao, như thế thì tài liệu thu được trong điều tra chọn mẫu sẽ có độ chính
xác cao.
- Không đòi hỏi một tổ chức lớn
Điều tra chọn mẫu không đòi hỏi sự thực hiện của một tổ chức lớn như là điều tra
toàn bộ, một cơ quan nhỏ cũng có thể tiến hành điều tra chọn mẫu theo nhu cầu của
mình.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:6
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Chính vì những ưu điểm trên mà điều tra chọn mẫu được sử dụng rất nhiều trong
thực tế với những mục đích khác nhau:
Điều tra chọn mẫu dùng để thay thế điều tra toàn bộ tùy thuộc vào từng đối
tượng nghiên cứu. Khi đối tượng nghiên cứu cho phép có thể điều tra toàn bộ hoặc
điều tra chọn mẫu thì các nhà nghiên cứu thường tiến hành điều tra chọn mẫu để thu
được kết quả nhanh, kịp thời và điều quan trọng là tiết kiệm được chi phí và nguồn
nhân lực. Tuy nhiên đối với những hiện tượng phức tạp, những hiện tượng khi điều tra
có liên quan đến việc phá hủy sản phẩm thì không thể sử dụng điều tra toàn bộ được
mà phải dùng đến điều tra chọn mẫu.
Điều tra chọn mẫu có thể kết hợp với điều tra toàn bộ để mở rộng nội dung điều
tra và đánh giá kết quả điều tra tòan bộ (thường áp dụng trong tổng điều tra dân số).
Điều tra chọn mẫu thường được dùng để tổng hợp nhanh tài liệu điều tra tòan
bộ.
Khi muốn so sánh các hiện tượng với nhau mà chưa có được những thông tin cụ
thể hoặc chỉ muốn kiểm định lại giả thuyết đã đặt ra người ta cũng sử dụng điều tra
chọn mẫu để thu thập tài liệu.
1.3. CÁC LOẠI SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
Trong điều tra thống kê thường xảy ra hai loại sai số:
- Sai số chọn mẫu
Chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu do chỉ dùng số liệu điều tra của một bộ phận
các đơn vị trong tổng thể để suy rộng cho tổng thể. Sai số này phụ thuộc vào cỡ mẫu,
độ đồng đều của tổng thể và phương pháp chọn mẫu.
- Sai số phi chọn mẫu:
Xuất hiện cả trong điều tra chọn mẫu và điều tra toàn bộ. Sai số phi chọn mẫu
cũng phụ thuộc vào cỡ mẫu, khi cỡ mẫu tăng lên thì sai số phi chọn mẫu cũng tăng.
Sai số này xuất hiện do những nguyên nhân sau:
Số liệu thu thập được không đầy đủ hay không phù hợp với mục tiêu điều
tra.
Bỏ qua một số đơn vị hay do xác định không chính xác số đơn vị mẫu hay
phương pháp đếm, đo lường sai
Thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm
Thiếu sự kiểm tra đối với quá trình thu thập số liệu ban đầu
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:7
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Sai số trong quá trình xử lý như mã hoá, phân loại
Sai số trong quá trình in ấn các kết quả hay tổng hợp số liệu
1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪU
Phương pháp chọn mẫu kiểm toán là các quy tắc, cách thức, thủ thuật, các bước mà
KTV thực hiện trong quá trình chọn mẫu nhằm chọn ra được mẫu có tính đại diện cao,
thu thập được bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục.
Trong chọn mẫu kiểm toán thì loại hình, phương pháp và qui mô tương ứng
của mẫu chọn là vấn đề quan trọng nhất. Có nhiều phương pháp chọn mẫu kiểm toán,
nhưng nhìn chung người ta phân loại ra chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê.
Ngoài ra, theo các căn cứ phân loại khác nhau thì có các phương pháp chọn mẫu khác
nhau:
Căn cứ vào hình thức biểu hiện của đối tượng kiểm toán có thể chọn
mẫu theo đơn vị tiền tệ hoặc chọn mẫu theo đơn vị hiện vật.
Căn cứ vào cách thức cụ thể để chọn mẫu có thể có chọn mẫu ngẫu
nhiên và chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
Căn cứ vào cơ sở của chọn mẫu có chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi
xác suất.
Dưới đây nhóm 7 chúng em sẽ trình bày về một số phương pháp chọn mẫu
chủ yếu, trong các phương pháp này lại bao hàm nhiều phương pháp chọn mẫu cụ thể
khác nhau.
1.4.1. Chọn mẫu thống kê
Là việc sử dụng kỹ thuật tính toán toán học để tính các kết quả thống kê có hệ
thống. Phương pháp này lựa chọn các phần tử mẫu một cách ngẫu nhiên và sủ dụng lý
thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro
chọn mẫu. Phương pháp chọn mẫu thống kê được sử dụng khi:
Các phần tử của tổng thể có thể thể hiện dưới dạng số ngẫu nhiên.
Các kết quả đưa ra được đòi hỏi ở dưới dạng những con số chính xác.
KTV chưa có đủ những hiểu biết về tổng thể để áp dụng phương pháp
chọn mẫu phi thống kê.
Chọn mẫu thống kê được khuyến khích sử dụng do có một số ưu điểm sau:
Đòi hỏi có sự tiếp cận chính xác và rõ ràng đối với đối tượng kiểm toán.
Kết hợp chặt chẽ việc đánh giá mối quan hệ trực tiếp giữa kết quả của
mẫu chọn với tổng thể trong cuộc kiểm toán.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:8
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
KTV phải chỉ rõ các đánh giá cụ thể hay mức rủi ro và mức trọng yếu.
1.4.2. Chọn mẫu phi thống kê
Là phương pháp chọn mẫu không sử dụng các phép tính toán thống kê. Kỹ
thuật chọn mẫu được sử dụng có thể là ngẫu nhiên hoặc kỹ thuật chọn mẫu khác không
dựa trên tính ngẫu nhiên “kiểu toán học”. Phương pháp chọn mẫu phi thống kê được
sử dụng khi:
Việc kết hợp các phần tử mẫu với các số ngẫu nhiên là rất khó khăn và
tốn kém.
Các kết luận không nhất thiết phải dựa trên sự chính xác toán học.
KTV có đầy đủ hiểu biết về tổng thể làm căn cứ áp dụng chọn mẫu phi
thống kê để có thể đưa ra kết luận hợp lý về tổng thể.
Việc lựa chọn mẫu đại diện là không cần thiết, chẳng hạn, mẫu phi thống
kê hiệu quả vì bỏ qua một số lớn các phần tử không cần kiểm tra.
Phương pháp chọn mẫu phi thống kê hiện nay cũng được sử dụng rộng rãi bởi
có những ưu điểm sau:
Cho phép tiếp cận với các vấn đề mà có thể không thích hợp với phương
pháp thống kê.
Cho phép KTV rà soát lại các ước lượng suy diễn dựa trên các yếu tố bổ
sung cho những bằng chứng thu thập được từ mẫu.
Cho phép KTV có thể phỏng đoán và bỏ qua một số trường hợp cá biệt
đòi hỏi đánh giá bằng định lượng về mức độ rủi ro và mức trọng yếu.
Trong quá trình chọn mẫu kiểm toán KTV có thể sử dụng phương pháp chọn
mẫu thống kê hoặc phương pháp chọn mẫu phi thống kê, tùy thuộc vào xét đoán nghề
nghiệp của KTV để lựa chọn phương pháp hiệu quả hơn nhằm thu thập được đầy đủ
bằng chứng kiểm toán. Ví dụ, trong thử nghiệm kiểm soát sự phân tích của KTV về
bản chất và nguyên nhân của sai sót sẽ quan trọng hơn việc phân tích thống kê về tần
suất xảy ra của sai sót. Trong trường hợp này phương pháp chọn mẫu phi thống kê là
phương pháp được sử dụng.
Dù sử dụng phương pháp chọn mẫu thống kê hay phương pháp chọn mẫu phi
thống kê thì chúng đều bao gồm hai phần là quá trình chọn mẫu và quá trình đánh giá
kết quả chọn mẫu. Quá trình chọn mẫu quyết định chọn lựa các phần tử mẫu từ tổng
thể, còn quá trình đánh giá kết quả đưa ra những kết luận dựa trên đánh giá ban đầu
của KTV về tổng thể. Ví dụ, KTV chọn 100 phiếu nhập kho từ tổng thể, kiểm tra từng
phiếu nhập kho để xác định có đính kèm biên bản kiểm nghiệm hàng hóa vật tư nhập
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:9
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
kho hay không và đã xác định là có 5 trường hợp ngoại lệ. Việc quyết định 100 phiếu
nhập kho nào được chọn từ tổng thể là một vấn đề của quá trình chọn mẫu. Việc đi đến
kết luận về tỷ lệ ngoại lệ trong tổng thể có một tỷ lệ ngoại lệ mẫu là 5% là một vấn đề
của quá trình đánh giá.
Khi áp dụng phương pháp chọn mẫu thống kê hay phi thống kê, KTV có thể
sử dụng cả phương pháp chọn mẫu xác suất và phi xác suất. Trong phương pháp chọn
xác suất, từng phần tử có cơ hội được chọn như nhau. Trong phương pháp chọn mẫu
phi xác suất (thường gọi là chọn phán đoán), KTV quyết định những phần tử nào sẽ
được chọn. Cả hai phương pháp đều được chấp nhận và thường được sử dụng. Đối với
quá trình đánh giá thống kê, chọn mẫu xác suất được qui định. Đánh giá phi thống kê
dựa trên phương pháp chọn mẫu phi xác suất cũng được chấp nhận nhưng rất nhiều
người khi làm việc không ưa chuộng cách làm này. Bảng tổng hợp mối quan hệ của
chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất với đánh giá thống kê và phi thống kê
được trình bày trên bảng 1.
Bảng1 : Mối quan hệ của các phương pháp chọn mẫu với việc đánh giá kết
quả
1.4.3. Chọn mẫu xác suất
Là phương pháp chọn mẫu mà các phần tử trong tổng thể đều có cơ hội được chọn như
nhau. Phương pháp phổ biến nhất trong chọn mẫu xác suất là chọn ngẫu nhiên. Mẫu
ngẫu nhiên là mẫu mà trong đó mọi sự kết hợp khả dĩ của các phần tử trong tổng thể
đều có cơ hội tạo thành mẫu như nhau. Cách duy nhất mà kiểm toán viên có thể tin
rằng có một mẫu ngẫu nhiên đã được thành lập là chấp nhận một phương pháp luận có
tính hệ thống được thiết kế để thực hiện điều này. Ba phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên được đề cập là: Bảng số ngẫu nhiên, chọn bằng máy vi tính, và chọn có hệ
thống. Cả ba phương pháp đều thường được sử dụng.
1.4.3.1. Bảng số ngẫu nhiên
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:10
Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp đánh giá kết quả.
Thống kê Phi thống kê
Xác suất Ưa chuộng Chấp nhận được
Phi xác suất Không chấp nhận Bắt buộc
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Là bảng kê các con số độc lập được xếp ngẫu nhiên phục vụ cho chọn mẫu. Bảng này
thường bao gồm nhiều dòng, nhiều cột, con số được xếp theo kiểu ma trận. Bảng số
ngẫu nhiên được xây dựng bởi Hiệp hội Thương mại Liên hiệp quốc gia Hoa Kỳ.
Quá trình chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên được thực hiện qua 4 bước
B1 : Xây dựng một hệ thống đánh số cho tổng thể
Thông thường, đối tượng kiểm toán (các chứng từ, tài sản ) đã được mã hóa (đánh số)
trước bằng con số duy nhất. Chẳng hạn, có 1.000 các khoản phải thu khách hàng và
được đánh số thứ tự từ 0001 đến 1.000. Khi đó, bản thân các con số thứ tự trên là các
đối tượng chọn mẫu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể cần
thiết phải đánh số lại cho tổng thể để có được hệ thống các con số duy nhất tương
thích với Bảng số ngẫu nhiên. Chẳng hạn, nếu các nghiệp vụ đã được đánh số A-001,
B-001, thì kiểm toán viên có thể dùng các con số để thay thế các ký tự chữ cái và khi
đó có thể dãy số mới là 1-001, 2-001
Nói chung, trong trường hợp phải đánh số lại cho đối tượng kiểm toán thì nên
tận dụng các con số đã có một cách tối đa để đơn giản hóa việc đánh số. Ví dụ: trong
một quyển sổ chứa các khoản mục tài sản kiểm toán gồm 50 trang, mỗi trang gồm 30
dòng. Để có con số duy nhất, có thể kết hợp số thứ tự của trang với số thứ tự của dòng
trên mỗi trang để có số thứ tự từ 0101 đến 5030.
B2 : Xây dựng quan hệ giữa bảng số ngẫu nhiên với tổng thể
Một khi hệ thống đánh số đã được xây dựng cho tổng thể, mối quan hệ được
thành lập bằng việc quyết định số các chữ số phải sử dụng trong bảng số ngẫu nhiên và
sự liên kết của chúng với hệ thống đánh số tổng thể.Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
Trường hợp 1: Các con số định lượng của đối tượng kiểm toán cũng gồm 5 chữ
số như các con số ngẫu nhiên trong Bảng số ngẫu nhiên. Khi đó có quan hệ tương
quan 1-1 giữa định lượng đối tượng kiểm toán với các số ngẫu nhiên trong bảng tự nó
đã được xác lập.
Trường hợp 2: Các con số định lượng của đối tượng kiểm toán gồm số lượng
chữ số ít hơn 5 chữ số.
Ví dụ: Kiểm toán viên cần chọn ra một 150 hóa đơn trong tổng số 2000 hóa đơn
bán hàng được đánh số từ 0001 đến 2000, như vậy các số này chỉ gồm 4 chữ số.
Trong trường hợp này, kiểm toán viên có thể xây dựng mối quan hệ với Bảng
ngẫu nhiên bằng cách lấy 4 chữ số đầu hoặc cuối của số ngẫu nhiên trong bảng. Nếu
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:11
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
trường hợp số định lượng còn ít chữ số hơn nữa thì có thể lấy chữ số giữa trong số
ngẫu nhiên.
Trường hợp 3: Các số định lượng của đối tượng kiểm toán có số chữ số lớn hơn
5 chữ số. Khi đó đòi hỏi kiểm toán viên phải xác định lấy cột nào trong Bảng làm cột
chủ và chọn thêm những hàng số ở các cột phụ của bảng.
B3 : Xây dựng một hướng sử dụng bảng
Đây là bước lập hành trình sử dụng Bảng tức là hướng đường đi của các chữ số
kiểm toán viên sẽ sử dụng trong một bảng. Hướng đi có thể là dọc (theo cột) hay
ngang (theo hàng), có thể là xuôi (từ trên xuống) hay ngược (từ dưới lên). Việc xác
định hướng sử dụng này thuộc quyền quyết định của kiểm toán viên nhưng phải được
xây dựng từ trước và phải được tuân theo một cách nhất quán trong toàn bộ quá trình
chọn mẫu. Đồng thời, lộ trình chọn mẫu này phải được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ
kiểm toán để khi một kiểm toán viên khác có kiểm tra lại việc chọn mẫu thì cũng sẽ
chọn được mẫu tương tự.
B4 : Chọn điểm bắt đầu
Bảng số ngẫu nhiên bao gồm rất nhiều trang. Để chọn điểm xuất phát, Bảng số ngẫu
nhiên nên được mở ra một cách ngẫu nhiên và ngẫu nhiên chọn ra một số trong Bảng
để làm điểm xuất phát.
Khi sử dụng Bảng số ngẫu nhiên để chọn mẫu, có thể có những phần tử xuất
hiện nhiều hơn một lần. Nếu KTV không chấp nhận lần xuất hiện thứ hai trở đi thì
cách chọn đó được gọi là chọn mẫu không lặp lại (chọn mẫu không thay thế). Ngược
lại, chọn mẫu lặp lại (chọn mẫu thay thế) là cách chọn mà một phần tử trong tổng thể
có thể được chọn vào mẫu nhiều hơn một lần. Trong hầu hết các trường hợp KTV
thường loại bỏ các số (phần tử) trùng lắp, hay nói cách khác là thường sử dụng chọn
mẫu không thay thế. Mặc dù chọn mẫu thay thế vẫn đảm bảo tính ngẫu nhiên nhưng số
lượng phần tử mẫu thực tế khảo sát sẽ giảm đi và lúc đó độ tin cậy của mẫu chọn cũng
giảm theo. Do vậy chọn mẫu thay thế thường ít được sử dụng
Bảng 2 : Bảng Số Ngẫu Nhiên
Dòng Cột
1 2 3 4 5 6 7 8
1000 37039 97547 64673 31564 99314 6854 97855 99965
1001 25145 84384 23009 51584 66754 77785 52357 25532
1002 98433 54725 18864 65866 76918 78825 58210 76835
1003 97965 68548 81545 82933 93545 85959 63282 61454
1004 78049 67830 14624 17563 25697 7734 48243 94318
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:12
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
1005 50203 25658 91478 8509 23380 48130 65047 77873
1006 40059 67825 48934 64998 49807 71126 77818 56893
1007 84350 67241 54031 34535 4093 35062 58163 14025
1008 30954 51637 91500 48722 60988 60029 50873 37423
1009 86723 36464 98305 80009 666 29255 18514 40158
1010 50188 22554 86160 92250 14021 65859 16237 72296
1011 50014 463 13906 35956 71761 65755 87002 71667
1012 66023 2E+05 14742 94874 23308 58333 26507 11208
1013 4458 61862 63119 9541 1715 87901 91260 3079
1014 57010 36314 30452 9712 37714 95428 30507 68415
1015 4337 58939 95848 28288 60341 52714 11879 18115
1016 61500 12763 64433 2268 57909 72347 49498 21871
1017 78938 7112 99705 71546 42274 23915 38405 18779
1018 64257 93218 35793 4671 64055 88729 11168 60260
1019 56864 21554 70445 24841 4779 56774 96129 73594
1020 35314 29631 6937 54545 4470 75463 7712 77126
1021 40704 48823 65963 39359 127175 56201 22811 24863
1022 7318 44623 2843 33299 9872 86774 6926 26672
1023 94550 23299 45557 7923 75126 808 1312 46689
1024 34348 81191 21027 77087 10909 3676 97723 34400
1025 92277 57115 50789 68111 75305 53289 39151 45760
1026 56093 58302 52236 64756 50273 61566 61962 93280
1027 16623 17849 96701 94971 94758 8845 32260 59823
1028 50848 93982 66451 31143 5441 10399 17775 74169
1029 48006 58200 58367 66577 68583 21108 4161 20732
1030 56640 27890 28825 69509 21363 53657 60119 75385
Ví dụ: Cần kiểm tra 100 phiếu chi từ các phiếu chi có số thứ tự từ 3156 đến
7856. Giả sử lấy 4 chữ số đầu của các con số trong bảng số ngẫu nhiên, hành trình là
xuôi theo cột, từ trái sang phải điểm xuất phát là dòng 1000, cột 01
Bài giải:
Bước 1: Có thể bỏ qua do phiếu chi đã được đánh phiếu trước
Bước 2: Cần xác định lấy 4 chữ số nào đó trong 5 chữ số của các số ngẫu nhiên,
giả sử lấy 4 chữ số đầu
Bước 3: Hành trình được xác định xuôi theo cột, từ trái qua phải
Bước 4: Điểm xuất phát là dòng 1000, cột 01
Như vậy phiếu chi đầu tiên được kiểm toán là: 3703, 3 số tiếp theo bị loại do
ngoài phạm vi đối tượng kiểm toán, các phiếu chi tiếp theo được chọn là 7804, 5020,
4005, 5018, 5001, 6602, 5751, 4337, 6150, 6425,…
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:13
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
1.4.3.2. Chọn mẫu theo chương trình máy tính
Ngày nay hầu hết các công ty kiểm toán đều thuê mướn hoặc có sự giúp đỡ của
các thiết bị máy tính được lập trình sẵn các chương trình để chọn lựa các số ngẫu
nhiên. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp chọn mẫu dựa trên các bảng
số ngẫu nhiên là ở chỗ nó tiết kiệm thời gian hơn, làm giảm khả năng sai sót của kiểm
toán viên khi lựa chọn các con số và tài liệu chứng minh tự động.
Khi sử dụng máy tính, mỗi phần tử của tổng thể cần phải có một số hiệu riêng và
mối quan hệ phải được xây dựng giữa các con số của tổng thể với các con số ngẫu
nhiên được tạo thành từ máy. Không nhất thiết phải quan tâm đến các số loại khi xây
dựng mối quan hệ này vì máy tính có thể loại trừ các loại số loại.
Đối với một chương trình máy tính điển hình, các kiểm toán viên cần phải đưa vào
máy các con số lớn nhất và nhỏ nhất trong chuỗi tổng thể., số lượng các con số ngẫu
nhiên mong muốn và trong một số trường hợp cần đưa vào một con số ngẫu nhiên để
bắt đầu chương trình. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng có quyền lựa chọn hay lấy danh
sách các con số ngẫu nhiên trong một lệnh lựa chọn,hay trong một chuỗi các con số
tăng dần hoặc cả hai. Khi đó đầu ra của chương trình chọn mẫu qua máy tính là các
bảng kê số ngẫu nhiên. Phương pháp này cũng rất hữu ích bởi nó có thể loại bỏ các số
không thích hợp, tự động loại bỏ những phần tử bị trùng lặp và tự động phản ánh kết
quả vào giấy tờ làm việc. Song ưu điểm nổi bật nhất vẫn là làm giảm sai sót chủ
quan của con người (rủi ro không do chọn mẫu) trong quá trình chọn mẫu.
1.4.3.3. Chọn mẫu hệ thống
Chọn mẫu hệ thống là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng
thể có khoảng cách đều nhau (khoảng cách mẫu). Trong quá trình chọn mẫu có hệ
thống, kiểm toán viên tính một khoảng cách rồi sau đó chọn lựa tuần tự các phần tử
của mẫu dựa trên độ lớn của khoảng cách đó. Khoảng cách này được xác định bằng
cách chia dung lượng của tổng thể đó cho số lượng phần tử mong muốn trong mẫu.
Đơn vị mẫu đầu tiên được chọn ngẫu nhiên nên mỗi đơn vị tổng thể ban đầu có cơ hội
được chọn ngang nhau. Tuy nhiên, sau khi đơn vị mẫu đầu tiên được chọn, mỗi đơn vị
về sau lại không có cơ hội ngang nhau để được chọn vào mẫu .
Ví dụ: Nếu một tổng thể gồm các hóa đơn bán hàng được đánh số từ 221 đến
1604 và dung lượng mẫu mong muốn là 211 thì khoảng cách sẽ là (1604-221)/211= 7.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:14
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Khi đó kiểm toán viên phải chọn một số ngẫu nhiên giữa 0 và 6 để xác định điểm bắt
đầu của mẫu. Giả sử kiểm toán viên chọn số 6 thì phần tử đầu tiên của mẫu là hóa đơn
số 227 (=221+6), tiếp theo là hóa đơn số 233 (=227+6) và cứ thế tiếp tục cho đến
phần tử cuối cùng.
Ưu điểm của việc chọn mẫu theo hệ thống là rất đơn giản, dễ làm và dễ sử dụng.
Trong hầu hết các tổng thể, mẫu được chọn một cách hệ thống có thể được thực hiện
nhanh chóng và cách làm này tự động chọn các con số theo một thứ tự liên tục, do đó
việc chứng minh bằng chứng từ được dễ dàng.
Vấn đề chính đặt ra cho việc áp dụng quá trình chọn mẫu hệ thống là khả năng
xảy ra sự thiên vị. Ta có thể trong cách mà mẫu được chọn, một khi mà phần tử đầu
tiên của mẫu được chọn thì tất cả các phần tử khác sẽ được chọn theo một cách tự
động. Điều này sẽ hoàn toàn bình thường nếu những đặc điểm mà chúng ta quan tâm
được phân bố ngẫu nhiên trong toàn bộ tổng thể, tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì
điều này là không xảy ra.
Chẳng hạn, ta lấy một ví dụ cụ thể như sau: Giả sử chúng ta đang muốn tìm hiều
về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nhưng ta lại tiến hành khảo sát vào những thời
điểm nhất định như một ngày nào đó trong tháng với một số loại chứng từ nhất định
thì mẫu mà ta đã chọn theo hệ thống đó có nhiều khả năng không mang tính đại diện.
Chính vì nhược điểm này mà có một số công ty kiểm toán không áp dụng phương
pháp chọn mẫu hệ thống, còn những công ty còn lại thì yêu cầu một sự xem xét kỹ
lưỡng cách tổng thể được liệt kê để đánh giá khả năng sai sót có hệ thống.
Để hạn chế nhược điểm trên, các kiểm toán viên đã sắp xếp tổng thể theo một thứ
tự ngẫu nhiên để tăng tính đại diện cho mẫu và đồng thời cũng dùng nhiều điểm xuất
phát hơn. Kinh nghiệm của các kiểm toán viên đã chỉ ra rằng khi ứng dụng phương
pháp chọn mẫu hệ thống thì cần phải sử dụng ít nhất 5 điểm xuất phát. Khi sử dụng
nhiều điểm xuất phát thì khoảng cách mẫu phải được điều chỉnh bằng cách lấy khoảng
cách mẫu hiện tại nhân với số điểm xuất phát ngẫu nhiên cần thiết.
1.4.4. Chọn mẫu phi xác suất
Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp mà trong đó không sử dụng
lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu hay đánh giá rủi ro lấy mẫu.Với
phương pháp này, các phần tử không có cơ hội như nhau để có mặt trong mẫu và
phương pháp này chỉ được áp dụng trong chọn mẫu phi thống kê và không dùng được
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:15
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
trong chọn mẫu thống kê. Kinh nghiệm thực tế của nhiều kiểm toán viên cho thấy
không phải trong bất kỳ trường hợp nào thì sai sót trọng yếu cũng phân tán đều trong
tổng thể mà có thể lại tập trung thành nhiều khối thì lúc đó việc áp dụng chọn mẫu xác
suất sẽ không phát huy được tác dụng. Vì vậy, bằng khả năng nghề nghiệp và óc xét
đoán của mình trong những trường hợp cụ thể, kiểm toán viên sẽ áp dụng chọn mẫu
phi thống kê có thể mang lại hiệu quả hơn.
Ba kỹ thuật chọn mẫu không xác suất phổ biến là Phương pháp chọn mẫu theo
lô, Chọn mẫu tình cờ và Chọn mẫu xét đoán.
1.4.4.1. Chọn mẫu theo lô
Chọn mẫu theo lô là việc chọn một tập hợp các đơn vị kế tiếp nhau trong một
tổng thể. Một khi phần tử đầu tiên của lô đã được chọn thì phần còn lại của lô sẽ tự
động được chọn.
Ví dụ: Chọn một chuỗi liên tiếp gồm 100 nghiệp vụ tiêu thụ từ sổ nhật ký của
tuần lễ thứ nhất của tháng 11.
Việc chọn mẫu theo lô đối với các cuộc khảo sát nghiệp vụ chỉ được chấp nhận
nếu số lượng lô là hợp lý. Nếu quá ít lô thì khả năng có một mẫu không có tính đại
diện rất lớn, có xét đến khả năng những của những việc như sự thay đồi của hệ thống
kế toán và bản chất thời vụ của rất nhiều ngành kinh doanh. Số lượng chính xác không
được định cụ thể theo nghề nghiệp nhưng con số hợp lý của hầu hết tình huống có lẽ ít
nhất là 9 lô lấy từ 9 tháng khác nhau. Đặc biệt là trong việc thực hiện kiểm toán các
nghiệp vụ, tài sản hay các khoản mục thì việc chọn mẫu theo lô chỉ được thực hiện
khi kiểm toán viên đã nắm chắc tình hình của đơn vị được kiểm toán. Phương pháp
này phù hợp trong điều kiện tình hình doanh nghiệp trong năm ổn định và không có
biến động lớn.
1.4.4.2. Chọn mẫu tình cờ
Khi kiểm toán viên nghiên cứu một tổng thể và chọn lựa các phần tử của mẫu mà
không xét đến quy mô, nguồn gốc hay các đặc điểm phân biệt khác của chúng thì kiểm
toán viên đang cố gắng chọn lựa một cách vô tư. Sự lựa chọn này được gọi là chọn
mẫu bất kỳ. Đây là phương pháp chọn mẫu hoàn toàn vô tư và tất cả các phần tử
không kể bản chất, quy mô, thời điểm đều có cơ hội được chọn.
Nhược điểm nghiêm trọng nhất của chọn mẫu bất kỳ là rất khó để hoàn toàn vô
tư khi chọn lựa các phần tử mẫu. Đối với các kiểm toán viên, sẽ có một số phần tử
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:16
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
nhất định trong một tổng thể có nhiều khả năng hơn để được chọn vào mẫu so với các
phần tử khác, chẳng hạn như: đối với một số kiểm toán viên, doanh thu của một số
khách hàng nhất định nào đó và các bút toán trên đầu trang ở sổ nhật ký bán hàng có
nhiều khả năng để được chọn vào mẫu hơn là doanh thu của các khách hàng không
quen thuộc và các bút toán được ghi chép ở giữa trang và cũng với một số kiểm toán
khác thì họ lại chú ý hơn đến các bút toán ở giữa trang hay những bút toán có số tiền
lớn. Bởi vậy, để tiến hành được phương pháp này thì các kiểm toán viên phải hoàn
toàn khách quan và không để cho thói quen của mình làm ảnh hưởng đến sự khách
quan đó.
1.4.4.3. Chọn mẫu xét đoán
Trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi có kích cỡ mẫu nhỏ hay có các yếu tố bất
thường thì rất nhiều kiểm toán viên tin rằng nên sử dụng óc phán xét nghề nghiệp khi
chọn lựa các phần tử của mẫu trong các cuộc khảo sát nghiệp vụ. Để cải thiện khả
năng tính đại diện của phương pháp chọn mẫu xét đoán cảu cuộc khảo sát nghiệp vụ,
kiểm toán viên phải luôn ghi nhớ những điều sau đây:
Khi chọn phần tử để kiểm tra thì mỗi loại nghiệp vụ chủ yếu trong chu kỳ phải
được chọn.
Khi có nhiều người khác nhau có trách nhiệm xử lý các nghiệp vụ trong kỳ kế
toán thì phải khảo sát nghiệp vụ người thực hiện bởi nếu có một sự thay đổi về nhân sự
trong năm hay các nghiệp vụ ở các vị trí khác nhau lại được quản lý khác nhau thì khả
năng mẫu không có tính đại diện là rất cao.
Khi kiểm toán viên khảo sát các sai số trong số tiền thì các phần tử của tổng thể
có số dư lớn sẽ được khảo sát kỹ hơn những phần tử có số dư nhỏ. Trong các cuộc
khảo sát kiểm soát, kiểm toán viên quan tâm đến tính đầy đủ của các quá trình kiểm
soát nhưng đối với những cuộc khảo sát chính thức thì trọng tâm lại là khảo sát các số
dư bằng tiền lớn hơn vì chúng thường có khả năng chứa chấp sai số trọng yếu nhiều
hơn.
1.4.5. Kỹ thuật phân tầng (phân tổ) trong chọn mẫu kiểm toán
Trong một tổng thể lớn luôn bao gồm rất nhiều các phần tử có sự khác biệt về
đặc điểm này và đặc điểm khác. Tổng thể càng lớn, số lượng phần tử càng nhiều thì sự
khác biệt giữa các phần tử càng lớn. Do đó, kiểm toán viên phải sử dụng kỹ thuật phân
tầng để giảm bớt sự khác biệt nhằm giúp cho quá trình chọn mẫu được chính xác hơn,
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:17
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
tức là kiểm toán viên sẽ phân tổng thể thành các tầng trước khi xác định quy mô mẫu
cũng như thực hiện chọn mẫu.
Phân tầng (phân tổ) là kỹ thuật phân chia một tổng thể thành nhiều nhóm nhỏ
hơn (gọi là tầng hay tổ) mà các đơn vị trong cùng một nhóm có những đặc tính khá
tương đồng nhau. Vì vậy, các tổng thể con có tính ổn định và đồng nhất hơn so với
tổng thể lớn và khi áp dụng chọn mẫu kiểm toán có thể áp dụng trên các tổng thể con
đó để giảm bớt kích cỡ mẫu đồng thời giảm rủi ro chọn mẫu xuống mức có thể chấp
nhận được.
Kỹ thuật phân tầng sẽ giúp nâng cao tính đại diện cho mẫu được chọn , làm giảm
sự khác biệt trong cùng một tầng (tổ) và giúp kiểm toán viên tập trung vào những bộ
phận chứa đựng nhiều khả năng sai phạm làm tăng hiệu quả chọn mẫu vì giảm được
quy mô mẫu chọn.
1.4.6. Chọn mẫu thuộc tính
Chọn mẫu thuộc tính là một phương pháp chọn mẫu thống kê được dùng để ước
tính tỷ lệ của các phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc một thuộc
tính được quan tâm. Tỷ lệ này được gọi là tần số xuất hiện và là tỷ số của các phần tử
có chứa thuộc tính đặc thù so với tổng số phần tử trong tổng thể. Tần số xuất hiện
thường được biểu diễn bằng số tỷ lệ. Kiểm toán viên thường quan tâm đến sự xuất
hiện của các ngoại lệ các tổng thể và xem tần số xuất hiện là tần số lệch lạc hay tần số
sai số. Một ngoại lệ trong việc chọn mẫu thuộc tính có thể là cuộc khảo sát sự lệch lạc
của quá trình kiểm soát hay sai số về tiền tệ, tùy thuộc vào đó là một cuộc khảo sát
kiểm soát hay một cuộc khảo sát chính thức nghiệp vụ.
Chọn mẫu thuộc tính được sử dụng rộng rãi đối với thử nghiệm kiểm soát khi mà
kiểm toán viên muốn ước lượng tỷ lệ sai lệch của các hoạt động kiểm soát so với thiết
kế nhằm xác định mức đánh giá thích hợp của rủi ro kiểm soát. Thử nghiệm kiểm soát
được thiết kế và thực hiện nhằm giúp kiểm toán viên bảo đảm rằng tỷ lệ sai lệch không
vượt quá mức độ cho phép. Do vậy kiểm toán viên chỉ quan tam tới tỷ lệ sai lệch trên
đối với ước đoán từ mẫu. Trong thử nghiệm kiểm soát, tỷ lệ sai lệch trên được gọi là tỷ
lệ sai lệch cho phép. Ngoài ra, chọn mẫu thuộc tính cũng được các kiểm toán viên sử
dụng cho các khảo sát chính thức nghiệp vụ, nhất là khi các cuộc khảo sát kiểm soát và
khảo sát chính thức nghiệp vụ được thực hiện đồng thời.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:18
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Trong thực hiện chọn mẫu thuộc tính cho kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ,
kiểm toán viên thường thực hiện theo trình tự 10 bước công việc sau đây:
• Xác định mục tiêu của thử nghiệm
Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát là nhằm thu thập các bằng chứng về sự thiết
kế và hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Chẳng hạn, trong cuộc khảo
sát chu kỳ bán hàng và thu tiền thì mục tiêu chung thường là khảo sát tính hiệu quả của
các quá trình kiểm soát nội bộ của doanh số hoặc các khoản thu tiền mặt. Kiểm toán
viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để khẳng định mức rủi ro kiểm soát đã được
họ đánh giá trong khâu lập kế hoạch. Vì vậy, mục tiêu của lấy mẫu thuộc tính khi áp
dụng cho kiểm tra hệ thống kiểm soát là để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ được quy định, đây là cơ sở mà kiểm toán viên có thể dựa vào để giảm rủi
ro kiểm soát xuống dưới mức tối đa nên kiểm toán viên vẫn luôn cố gắng đánh giá tỷ
lệ sai lệch tồn tại cho mỗi hoạt động kiểm soát được lựa chọn cho kiểm tra. Như vây,
việc chọn mẫu thuộc tính để kiểm tra sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những bằng
chứng rằng một hoạt động kiểm soát cụ thể đang hoạt động hữu hiệu và thích đáng
nhằm khẳng định mức rủi ro kiểm soát đã được đánh giá sơ bộ trong khâu lập kế
hoạch. Lẫy mẫu kiểm tóan cho kiểm tra hệ thống kiểm soát thường được sử dụng trong
những trường hợp hoạt động kiểm soát không có các bằng chứng tài liệu.
• Xác định các thuộc tính và điều kiện sai lệch
Đối với việc kiểm tra hệ thống kiểm soát, một sự sai lệch xảy ra xuất phát từ quá
trình thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ đã được quy định trước. Điều này rất quan
trọng đối với kiểm toán viên để xác định cái gì sẽ được xem xét là sai lệch. Khi đó,
kiểm toán viên phải định nghĩa một cách tỉ mỉ các đặc điểm (hay các thuộc tính) đang
được khảo sát và các tình trạng lệch lạc bất cứ khi nào quá trình chọn mẫu thuộc tính
được sử dụng. Trừ phi có một bảng kê chính xác về điều cấu thành thuộc tính đã lập từ
trước, đội ngũ nhân viên thực thi thể thức kiểm toán sẽ không có một hướng dẫn nào
để nhận diện các lệch lạc.
Ví dụ: Những thuộc tính và những lệch lạc tương ứng trên thực tế
Thuộc tính Tình trạng lệch lạc
1. Bản sao hóa đơn bán hàng được
phê chuẩn việc bán chịu
Không có những chữ ký tắt chỉ rõ
sự phê chuẩn việc bán chịu
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:19
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
2. Một bản sao của chứng từ vận
chuyển được đính kèm với bản sao hóa
đơn bán hàng
Chứng từ vận chuyển không được
đính kèm với bản sao hóa đơn bán hàng
3. Số hiệu của tài khoản được tính
tiền được ghi trên bản sao của hóa đơn
bán hàng
Số hiệu của tài khoản không được
ghi vào bản sao hóa đơn bán hàng
4. Một bản sao hóa đơn bán hàng
có thật cho từng chứng từ vận chuyển
Bản sao hóa đơn bán hàng không có
thật cho từng chứng từ vận chuyển
5. Số lượng trên hóa đơn bán hàng
giống như số lượng trên chứng từ vận
chuyển
Số lượng trên chứng từ vận chuyển
và bản sao hóa đơn bán hàng khác nhau.
• Xác định tổng thể
Tổng thể là tập hợp các dữ kiện mà kiểm toán viên muốn khái quát chúng. Các
khoản mục cấu thành số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ tạo nên tổng thể. Vì từ
kết quả chọn mẫu ta có thể suy rộng ra cả tổng thể nên kiểm toán viên cần xác định rõ
tổng thể mà từ tổng thể này thì mẫu được chọn ra là phù hợp với mục tiêu kiểm toán
cụ thể.
Ví dụ: Kiểm toán viên cần kiểm tra tính hiệu lực của hoạt động kiểm soát được
thiết kế khẳng định rằng tất cả các hóa đơn mua hàng đã được ghi chép đầy đủ trong
sổ sách. Để phục vụ cho mục tiêu này, kiểm toán viên sẽ không chọn một mẫu từ nhật
ký mua hàng vì tổng thể không bao gồm những hóa đơn mua hàng chưa được ghi sổ
mà họ sẽ chọn một tổng thể phù hợp hơn như tập hồ sơ lưu các hóa đơn mua hàng.
• Xác định đơn vị mẫu
Những cá thể trong tổng thể gọi là đơn vị mẫu. Một đơn vị mẫu có thể là một
văn bản, một nghiệp vụ hay thậm chí là có thể là một khoản mục trên một dòng. Mỗi
đơn vị mẫu tạo nên một phần tử của tổng thể ấy. Đơn vị mẫu này thường được xác
định trong quan hệ với hoạt động kiểm soát đang được kiểm tra. Quá trình xem xét
chính khi xác định đơn vị chọn mẫu là làm cho nó phù hợp với các mục tiêu của các
cuộc khảo sát kiểm toán. Như vậy, việc xác định tổng thể và các thể thức kiểm toán kế
hoạch thường quyết định đơn vị chọn mẫu thích hợp.
Ví dụ: Nếu kiểm toán viên muốn xác định mức độ thường xuyên mà doanh
nghiệp không đáp ứng đơn đặt hàng của khách thì đơn vị chọn mẫu phải được khái
niệm là đơn đặt hàng của khách hàng. Nhưng nếu mục tiêu là nhằm xác định liệu có
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:20
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
khối lượng hàng hóa được mô tả trên đơn đặt hàng của khách có đúng được đem giao
và tính tiền hay không thì đơn vị chọn mẫu có thể là đơn đặt hàng của khách, chứng từ
vận chuyển hoặc bản sao hóa đơn bán hàng.
• Xác định kích cỡ mẫu
Trong khi kiểm toán viên sử dụng phương pháp lấy mẫu thống kê, kiểm toán
viên phải xem xét đến 4 nhân tố ảnh hưởng để xác định kích cỡ mẫu phù hợp sau đây:
Rủi ro chấp nhận trong đánh giá rủi ro kiểm soát là quá thấp
Đây là khả năng mà tỷ lệ sai lệch thực tế lớn hơn so với tỷ lệ sai lệch cho phép.
Các kiểm toán viên sẽ đánh giá mức rủi ro này dựa trên nhận định nghề nghiệp, rủi ro
này ảnh hưởng đến tính hiệu lực (hay hiệu năng) của cuộc kiểm toán.
Tỷ lệ sai lệch cho phép
Kiểm toán viên xác định tỷ lệ này dựa trên 2 yếu tố:
Mức rủi ro kiểm soát đã đánh giá theo kế hoạch: Khi yếu tố này càng thấp
thì tỷ lệ sai lệch cho phép càng thấp.
Mức độ tin cậy dựa vào kết quả đánh giá từ mẫu: Khi yếu tố này càng cao
thì tỷ lệ sai lệch cho phép càng thấp.
Tỷ lệ sai lệch tổng thể mong muốn
Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới quy mô mẫu chọn trong chọn mẫu
thuộc tính. Tỷ lệ sai lệch có thể của tổng thể rất quan trọng vì nó đại diện cho tỉ lệ sai
lệch mà kiểm toán viên dự kiến sẽ tìm thấy trong mẫu mà họ đã chọn ra từ tổng thể.
Tỷ lệ này có thể được ước đoán bằng cách sử dụng kết quả mẫu từ năm trước được lưu
trong hồ sơ kiểm toán hoặc dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên từ các thử
nghiệm tương tự được thực hiện ở các cuộc kiểm toán khác.
Ảnh hưởng của quy mô tổng thể
Quy mô tổng thể thường có ảnh hưởng nhỏ hoặc không có ảnh hưởng đến kích cỡ
mẫu chọn. Nếu tổng thể chứa đựng hơn 5000 đơn vị thì ảnh hưởng của quy mô tổng
thể là không đáng kể. Lý thuyết thống kê đã chứng minh rằng trong hầu hết các dạng
tổng thể mà được ứng dụng cách chọn mẫu thuộc tính, quy mô của tổng thể là một sự
suy xét nhỏ trong quá trình quyết định dung lượng mẫu. Điều này đúng vì tính đại diện
được củng cố bởi quá trình chọn lựa ngẫu nhiên. Một khi đã chọn được mẫu gồm các
phần tử tốt thì không cần bổ sung thêm phần tử nào nữa.
• Lựa chọn ngẫu nhiên các phần tử mẫu
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:21
Bài tiểu luận: Kiểm toán phần 1 GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Sau khi kiểm toán viên đã tính dung lượng mẫu ban đầu của quá trình chọn mẫu
thuộc tính, kiểm toán viên phải chọn các phần tử cá biệt trong tổng thể để đưa vào
mẫu. Điều cơ bản là quá trình chọn lựa phải là chọn ngẫu nhiên vào bất cứ lúc nào sử
dụng chọn mẫu thống kê. Kiểm toán viên thường sử dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên
không giới hạn (không thay thế) trong khi lấy mẫu kiểm toán. Điều này có nghĩa là
một khoản mục được chọn, phần tử này được loại khỏi “giới hạn lấy mẫu” và không
được chọn lần 2. Với mục tiêu của kiểm toán viên nhất định, điều này dường như phụ
thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên để quyết định chọn khoản mục ấy vào mẫu. Để
tạo ra cách chọn ngẫu nhiên, kiểm toán viên có thể sử dụng các bảng số ngẫu nhiên
hoặc máy tính.
• Thực hiện các thủ tục kiểm toán
Sau khi những khoản mục trong mẫu được lựa chọn, kiểm toán viên thực hiện
các thủ tục kiểm toán đã được xây dựng. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện giống
nhau theo cùng cách thức khi chọn mẫu thống kê và chọn mẫu không thống kê. Kiểm
toán viên kiểm tra từng phần tử trong mẫu để xác định xem liệu nó có phù hợp với
định nghĩa của thuộc tính hay không và duy trì sự ghi chép về tất cả các lệch lạc tìm
được.
Khi các thủ tục kiểm soát đã được hoàn tất cho một ứng dụng chọn mãu thuộc
tính thì sẽ có một dung lượng mẫu và số lượng các lệch lạc của từng thuộc tính.
Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán để kiểm tra hệ thống kiểm soát,
kiểm toán viên có thể gặp phải những tình huống sau:
Kiểm toán viên có thể lựa chọn những tài liệu không có giá trị nào trong
mẫu chọn.
Các tài liệu chưa biết hoặc không thể sử dụng được. Đôi khi một khoản
mục được lựa chọn không phù hợp với việc xác định hoạt động kiểm soát.
Các tài liệu bị thất lạc.
Kết thúc kiểm tra trước khi hoàn thành.
• Tính toán kết quả chọn mẫu
Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tổng hợp sự lệch
theo các thủ tục đã được kiểm tra và đánh giá kết quả. Xác định các kết quả chọn mẫu
đối với việc áp dụng phương pháp chọn mẫu thuộc tính có thể được thực hiện bằng
chương trình máy tính hay các bảng chọn mẫu thuộc tính. Kiểm toán viên tính độ sai
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 : Lớp: DHKT7ATH Trang:22