Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của phòng thương mại và công nghiệp việt nam giai đoạn 2006 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 134 trang )

Trờng Đại học kinh tế quốc dân





Nguyễn thị nhung


PHáT TRIểN DịCH Vụ CHO DOANH NGHIệP HộI VIÊN
CủA PHòNG THƯƠNG MạI Và CÔNG NGHIệP
VIệT NAM ĐếN NĂM 2020


chuyên ngành: kinh tế và quản lý thơng mại






Ngi hng dn khoa hc:
TS. TRN VN BO



Hà nội, năm

2012

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là luận văn được nghiên cứu độc lập
của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Người cam đoan



Nguyễn Thị Nhung











MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 6
1.1 Vai trò của VCCI đối với sự phát triển của doanh nghiệp và sự cần thiết
phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp của VCCI. 6
1.2 Nội dung phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp 9
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ 9
1.2.2 Phát triển dịch vụ 13
1.2.3 Các hình thức dịch vụ cho doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách hàng sử
dụng dịch vụ 14
1.2.4 Nội dung phát triển dịch vụ và các hoạt động phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp 18
1.3 Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố tác động 21
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá về số lượng và chất lượng: 21
1.3.2 Nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp 23
1.4 Kinh nghiệm của một số Phòng Thương mại trên thế giới trong việc phát
triển dịch vụ cho doanh nghiệp. 30
1.4.1 Phòng Thương mại Hoa Kỳ 31
1.4.2 Phòng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc: 32
1.4.3 Phòng Thương mại và Công nghiệp Versailles - Pháp 34
1.4.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO DOANH
NGHIỆP HỘI VIÊN CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 37
2.1 Đặc điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ảnh hưởng
đến phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên. 37
2.1.1 Cơ chế hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 37
2.1.2 Một số kết quả hoạt động của VCCI những năm gần đây 39
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI giai
đoạn 2006 – 2012 44
2.2.1 Đặc điểm dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI 44
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI giai

đoạn 2006 – 2012 46
2.3 Hoạt động phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI giai
đoạn 2006 – 2012 66
2.3.1 Hoạt động phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI 66
2.3.2 Đánh giá của doanh nghiệp hội viên đối với dịch vụ của VCCI 68
2.4 Đánh giá phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI giai
đoạn 2006-2012 72
2.4.1 Những mặt đạt được 73
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân : 78
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
CHO DOANH NGHIỆP HỘI VIÊN CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 80
3.1 Phương hướng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI
đến năm 2020. 80
3.1.1 Bối cảnh kinh tế và tình hình phát triển của doanh nghiệp. 80
3.1.2 Xu hướng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp 83
3.1.3 Phương hướng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI đến
năm 2020 84

3.1.4 Chiến lược phát triển cầu đối với dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI. 86
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 86
3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống 86
3.2.2 Phát triển các dịch vụ mới: 92
3.2.3 Nâng cao nguồn lực nội bộ VCCI đảm bảo phát triển các dịch vụ cho
doanh nghiệp hội viên 96
3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 DN Doanh nghiệp
2 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
3 PTMTQ Phòng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc
2. Tiếng Anh
STT Chữ
viết tắt
Viết đầy đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 APEC Asia - Pacific Economic
Coorperation
Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế
các nước Châu Á – Thái Bình
Dương
2 ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
3
CCIV
Chamber of Commerce and
Industry of Versailles
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Versailles
4
C/O
Certification of Origin Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

xuất khẩu
5 EU European Union Liên minh Châu Âu
6 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
7
ICC
International Chamber of
Commerce
Phòng Thương mại quốc tế
8
ISO
International Organization
for Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
9
PCI
Provincial Competitiveness
Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh
10 R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển
11
USCC
United State Chamber of
Commerce
Phòng Thương mại Hoa Kỳ
12
VCCI
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam
13 WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại Thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng biểu:
Bảng 2.1 : Bảng tổng thu – chi của VCCI hàng năm 40
Bảng 2.2 : Số liệu doanh nghiệp tham gia các dịch vụ của VCCI 47
Bảng 2.3 : Dịch vụ khảo sát thị trường của VCCI 53
Bảng 2.4 : Tình hình sử dụng dịch vụ của VCCI năm 2011 của DN hội viên 69
Bảng 2.5 : Tình hình sử dụng từng loại dịch vụ năm 2011 của DN hội viên 69
Bảng 2.6 : Đánh giá của DN hội viên về tầm quan trọng của các dịch vụ 70
Bảng 2.7: Bảng đánh giá của DN hội viên về hiệu quả của dịch vụ 71
Bảng 2.8 : Miễn phí và giảm phí dịch vụ cho DN Hội viên 74

Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 : Số lượt cung cấp thông tin cho doanh nghiệp 49
Biểu đồ 2.2: Hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp hội viên của VCCI 51
Biểu đồ 2.3: Số lượt DN sử dụng dịch vụ khảo sát thị trường 54
Biểu đồ 2.4 : Số cuộc hội nghị hội thảo VCCI tổ chức 56
Biểu đồ 2.5: Số lượt DN sử dụng dịch vụ hội nghị hội thảo 57
Biểu đồ 2.6: Số cuộc Hội chợ triển lãm do VCCI tổ chức 60
Biểu đồ 2.7 : Số lượt doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm 61
Biểu đồ 2.8 : Dịch vụ đào tạo của VCCI (số lớp) 62
Biểu đồ 2.9 : Dịch vụ đào tạo của VCCI (lượt học viên) 63
Biểu đồ 2.10 : Dịch vụ cấp C/O của VCCI 65

Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Môi trường các dịch vụ cho doanh nghiệp ở VN 25

Trờng Đại học kinh tế quốc dân







Nguyễn thị nhung


PHáT TRIểN DịCH Vụ CHO DOANH NGHIệP HộI VIÊN
CủA PHòNG THƯƠNG MạI Và CÔNG NGHIệP
VIệT NAM ĐếN NĂM 2020


chuyên ngành: kinh tế và quản lý thơng mại











Hà nội, năm

2012


i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của
doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức
sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần
quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu
ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm,
xoá đói, giảm nghèo
Yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh
nhân Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
lớn mạnh về số lượng; có năng lực cạnh tranh vững vàng đủ sức kinh doanh trên thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển, ngoài những cố gắng của
chính các doanh nghiệp, rất cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài của Chính phủ và các tổ
chức phi Chính phủ.
Trong bối cảnh đó, việc phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - với tư cách là tổ chức quốc gia tập
hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp
hội doanh nghiệp ở Việt Nam - là một yêu cầu cấp thiết. Nhiệm vụ nghiên cứu của
luận văn là phân tích thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của
VCCI trong giai đoạn 2006-2012 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020. Để giải
quyết nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp
hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

ii

Chương 1
Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ của Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu của Chương 1 là làm rõ vai trò của VCCI và sự cần
thiết phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp của VCCI. Đồng thời, hệ thống hóa các
vấn đề lý luận liên quan đến phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp. Mục tiêu chính
của Chương 1 là đưa ra khái niệm về phát triển dịch vụ, chỉ tiêu và nhân tố ảnh
hưởng; phân tích làm rõ nội dung, hình thức và vai trò của dịch vụ cho doanh
nghiệp; nghiên cứu kinh nghiệm của một số Phòng Thương mại trên thế giới trong
việc phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp làm cơ sở vận dụng cho Việt Nam nói
chung và VCCI nói riêng.
1.1 Vai trò của VCCI đối với sự phát triển của doanh nghiệp và sự cần
thiết phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp của VCCI.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có vai trò bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xây
dựng đội ngũ doanh nhân. Thể hiện qua một số vai trò cụ thể như: đại diện cho cộng
đồng doanh nghiệp tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng chính sách, phát
luật cải thiện môi trường kinh doanh; liên kết doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp
tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu; đại diện cho giới sử dụng lao động và xây
dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp; xây dựng và phát triển đội ngũ
doanh nghiệp, doanh nhân; xúc tiến thương mại - đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và yêu cầu của doanh
nghiệp trong giai đoạn hội nhập sâu sắc, toàn diện vào nền kinh tế thế giới và khu
vực, đòi hỏi VCCI cần phải phát triển hơn nữa dịch vụ cho doanh nghiệp của mình
để có thể mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp.

iii
1.2 Nội dung phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp
Có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ nhưng có thể đưa ra khái niệm

chung nhất : dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản
phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển
quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt
của con người.
Dịch vụ có những đặc điểm sau :
- Tính không mất đi
- Tính vô hình hay phi vật chất
- Tính không thể phân chia và không lưu giữ được
- Tính không ổn định và khó xác định được chất lượng
- Hàm lượng trí thức trong dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn
- Sự nhạy cảm của dịch vụ với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ
Về vai trò của dịch vụ, ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, dịch vụ đã và
đang phát triển đồng thời chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế nói chung cũng như sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng. Dịch
vụ mang lại những lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, cầu nối giữa các yếu tố đầu
vào và đầu ra, thúc đẩy phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp và trong
phạm vi toàn xã hội.
Phát triển dịch vụ là phương pháp hoàn thiện dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt
những mong đợi của khách hàng bằng việc hoàn thiện dịch vụ hiện tại mình cung
cấp và phát triển thêm các tính năng mới của dịch vụ.
Các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ gồm : Môi trường chính trị pháp
luật ; môi trường kinh tế như tốc độ tăng trưởng, lãi suất… ; môi trường vi mô như
đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp ; môi trường nội bộ.
Có nhiều hình thức cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, phân loại theo các
tiêu chí khác nhau như dịch vụ tác nghiệp, dịch vụ chiến lược, dịch vụ do Chính phủ

iv
cung cấp, dịch vụ do các tổ chức phi Chính phủ cung cấp, dịch vụ chuyên nghiệp,
dịch vụ phổ thông.
Về nhà cung cấp dịch vụ : bao gồm các cơ quan, các tổ chức xúc tiến thương

mại, các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, các tổ chức và các nhà tài trợ
quốc tế, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp, thông thường là các Phòng
Thương mại và các Hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại phi
Chính phủ.
Khách hàng sử dụng dịch vụ gồm doanh nghiệp lớn, các DNNVV và các
doanh nghiệp siêu nhỏ, các hộ kinh doanh. Việc phân chia giữa doanh nghiệp lớn và
DNNVV phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia theo các tiêu thức khác nhau.
Nội dung phát triển dịch vụ :
- Phát triển về chất lượng dịch vụ : là làm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng hay doanh nghiệp. Trong đó cần hoàn thiện dịch vụ hiện có về
hình thức, hoàn thiện dịch vụ hiện có về nội dung, hoàn thiện dịch vụ hiện có cả về
hình thức lẫn nội dung
- Phát triển về số lượng dịch vụ: là tạo ra các dịch vụ mới như tăng sản phẩm
mới, đổi mới hoặc điều chỉnh tính năng của dịch vụ, liên kết tạo ra dịch vụ mới.
Một số hoạt động để phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp:
- Nghiên cứu nhu cầu của doanh nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ phù hợp với
nhu cầu thực tế;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu tiết
kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực;
- Triển khai và kiểm tra đánh giá, nghiên cứu phát triển dịch vụ mới.
1.3 Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố tác động
Chỉ tiêu đánh giá về số lượng: bao gồm số lượng doanh nghiệp đang nhận
được dịch vụ, doanh số bán của các nhà cung ứng dịch vụ, tỷ lệ % doanh nghiệp
nhận thức được sự cần thiết (hay vai trò) của dịch vụ

v

Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng:
- Tăng hiệu quả tác động gồm tăng sự hài long của khách hàng, tăng khách
hàng sử dụng, tăng khách hàng được lợi từ dịch vụ.

- Tăng tính bền vững và hiệu quả chi phí: tăng lợi nhuận, giảm chi phí.
Nhân tố khách quan như tình hình phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp trên
thị trường quốc tế, môi trường kinh doanh trong nước, thực trạng phát triển dịch vụ
cho doanh nghiệp ở Việt Nam.
Nhân tố chủ quan như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hội viên của VCCI,
mạng lưới cung cấp dịch vụ của VCCI, nguồn lực của VCCI.
1.4 Kinh nghiệm của một số Phòng Thương mại trên thế giới trong việc
phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu tổ chức hoạt động và dịch vụ cho doanh nghiệp của Phòng
Thương mại Hoa Kỳ, Phòng Thương mại Trung Quốc, Phòng Thương mại Versailles,
có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và VCCI như sau:
Một là, các Phòng Thương mại có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
dịch vụ cho doanh nghiệp nhằm phát triển kinh doanh và phát triển kinh tế quốc gia.
Hỗ trợ các Phòng thương mại để thông qua các tổ chức này gián tiếp hỗ trợ doanh
nghiệp là biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất của Chính phủ.
Hai là, các dịch vụ cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hội viên
nói riêng được ưu tiên đầu tư của các Phòng Thương mại là hoạt động đào tạo, tư
vấn kinh doanh, cung cấp thông tin, nghiên cứu và phát triển.
Thứ ba, kinh nghiệm thành công của các Phòng Thương mại cho thấy, để có thể
phát triển các dịch vụ cho doanh nghiệp một cách hiêu quả và thiết thực, các Phòng
Thương mại cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và các cấp chính
quyền địa phương.



vi
Chương 2
Thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006-2012

Trong Chương 2, luận văn phân tích đặc điểm của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam ảnh hưởng đến phát triển dich cho doanh nghiệp hội viên,
đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI trong
giai đoạn 2006 – 2012, từ đó đánh giá những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của
những tồn tại làm cơ sở để để xuất các giải pháp trong Chương 3.
2.1. Đặc điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ảnh
hưởng đến phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có 2 chức năng cơ bản là (1)
Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng
doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở Việt Nam. (2) Thúc đẩy sự phát triển
doanh nghiệp, doanh nhân, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp,
xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại đầu tư, hợp tác khoa học – công nghệ và
các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài.
Một số nhiệm vụ chính của VCCI là: tập hợp, nghiên cứu ý kiến và thực trạng
của cộng đồng doanh nghiệp để tham mưu cho Nhà nước các vấn đề về pháp luật,
chính sách kinh tế - xã hội; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ; đại diện cho giới sử dụng lao động giải quyết hài
hòa quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy của VCCI theo cơ chế Ban Chấp hành là cơ quan được bầu
ra để lãnh đạo mọi hoạt động của VCCI. Ban Thường trực được Ban Chấp hành cử
làm cơ quan trực tiếp lãnh đạo và các bộ phận giúp việc khác thực hiện chức năng
nhiệm vụ được giao để hỗ trợ Ban Thường trực hoàn thành nhiệm vụ.

vii
Thực hiện phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm được đề ra tại Đại
hội lần thứ V(nhiệm kỳ 2008-2013), VCCI đã đạt được một số kết quả như:
Về tốc độ tăng trưởng, VCCI đều có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm
trước. Cao nhất là năm 2006 với mức tăng trưởng 40% so với năm 2005. Mức tăng
trưởng trung bình giai đoạn 2006-2011 là 21,4%
Về duy trì ổn định tài chính: Nhìn chung ngân sách của VCCI bảo đảm được

cân đối thu chi cho các hoạt động. Công tác quản lý tài chính của VCCI được thực hiện
theo mục tiêu vừa bảo đảm yêu cầu chi thường xuyên vừa phải đầu tư cho sự phát triển
nhanh và bền vững, đồng thời đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí.
Về các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của VCCI : nghiên cứu tổng
kết thực tiễn, tập hợp ý kiến doanh nghiệp góp ý xây dựng chính sách, pháp luật cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao vai trò đại diện cho người sử dụng
lao động, xúc tiến xây dựng quan hệ lao động thuận hòa và tiến bộ trong doanh
nghiệp ; xúc tiến thương mại - đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập, đẩy mạnh xuất
khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI
giai đoạn 2006 – 2012
Dịch vụ của VCCI là dịch vụ phi tài chính, phi lợi nhuận và phục vụ cho tất
cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, quy mô có nhu cầu sử dụng.
Dịch vụ cung cấp thông tin: bao gồm thông tin pháp luật, chính sách trong
nước; thông tin pháp luật, tập quán thương mại quốc tế; thông tin về thị trường, sản
phẩm, đối tác; thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế và các thông tin khác như thông
tin về bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, chuyển giao công nghệ, tình hình
quốc tế và khu vực…Các kênh cung cấp thông tin được triển khai đa dạng thông
qua các báo, tạp chí, các ấn phẩm, qua Internet và các cơ sở dữ liệu; tỷ lệ tăng
trưởng trung bình giai đoạn 2006-2011 là 30%
Dịch vụ tư vấn : được tiến hành dưới nhiều hình thức văn bản viết hoặc trực
tiếp trả lời cho doanh nghiệp. Không chỉ đáp ứng số lượng nhu cầu tư vấn ngày

viii
càng nhiều của doanh nghiệp, VCCI còn nâng cao chất lượng dịch vụ như nâng cao
trình chuyên gia tư vấn, nội dung tư vấn… Tốc độ tăng trưởng dịch vụ tư vấn của
VCCI đạt mức tăng trưởng bình quân gần 23% mỗi năm (giai đoạn 2006-2011).
Dịch vụ khảo sát thị trường: bao gồm dịch vụ khảo sát thị trường trong nước
và dịch vụ khảo sát thị trường nước ngoài. Giai đoạn 2006-2012, hiệu quả dịch vụ
ngày một nâng cao, hình thức triển khai ngày càng chuyên nghiệp. Số đoàn và số

lượt doanh nghiệp thamg gia năm sau đều tăng cao hơn năm trước. Nhất là đối với
dịch vụ khảo sát thị trường nước ngoài đã tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt
Nam gặp gỡ, ký kết thỏa thuận hợp tác và hợp đồng kinh doanh với các đối tác nước
ngoài trị giá hàng chục tỷ đô la Mỹ.
Dịch vụ tổ chức hội nghị hội thảo là một hoạt động quan trọng và thường
xuyên của VCCI, trên thực tế đã thành một kênh thông tin quan trọng giữa Chính
phủ và Doanh nghiệp trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh
nghiệp, đóng góp tích cực vào việc xây dựng pháp luật, chính sách và là một kênh
chắp mối đầu tư- kinh doanh có hiệu quả.
Dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm của VCCI là việc tổ chức cho các doanh
nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế và trực tiếp tổ chức
các hội chợ, triển lãm để thu hút doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia.
Ưu điểm nổi bật của dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm do VCCI tổ chức là đã gắn
kết hoạt động hội chợ triển lãm với các hoạt động xúc tiến thương mại- đầu tư.
Dịch vụ đào tạo của VCCI bao gồm các hoạt động nhằm trang bị kiến thức,
phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Theo tổng hợp phiếu điều tra doanh nghiệp hội viên năm
2011 về tình hình sử dụng từng loại hình dịch vụ của VCCI, dịch vụ đào tạo là dịch
vụ có tỷ lệ doanh nghiệp hội viên sử dụng cao nhất với hơn 53% doanh nghiệp hội
viên được khảo sát có sử dụng. Nhìn chung, dịch vụ đào tạo của VCCI ngày càng
chuyên nghiệp hóa, đội ngũ giảng viên có chuyên môn, nội dung, hình thức thì đa
dạng, đem lại ý nghĩa và kết quả thiết thực cho các đối tượng doanh nghiệp.

ix
Dịch vụ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (Certification of
Origin- C/O) là dịch vụ chứng nhận cho một loại hàng hóa xuất khẩu được sản xuất
ở quốc gia nào, hay nói cách khác là chứng nhận xuất xứ của sản phẩm. Thông qua
hoạt động cấp C/O, VCCI đã tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bảo đảm tỷ
lệ nội địa hóa trong sản phẩm, đầu tư đổi mới máy móc công nghệ để sản xuất các
sản phẩm, linh kiện bán thành phẩm, phụ trợ.

2.3 Hoạt động phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI
giai đoạn 2006 – 2012
Về công tác nghiên cứu nhu cầu của doanh nghiệp: Hàng năm, VCCI đều
tổ chức tiến hành điều tra khảo sát doanh nghiệp hội viên thông qua phiếu điều tra,
hòm thư góp ý , qua đó VCCI có thể nắm bắt được nhu cầu thực tế của doanh
nghiệp. Kết quả điều tra có vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ
cho doanh nghiệp của VCCI cũng như thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Về công tác xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức triển khai thực
hiện: là đề ra mục tiêu và lập kế hoạch những nội dung hoạt động trong năm kế hoạch;
nghiên cứu góp phần đổi mới, hoàn thiện các dịch vụ
Về công tác kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu phát triển dịch vụ: định kỳ
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả công việc, chất lượng của dịch vụ
cho các doanh nghiệp, từ đó phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định
điều chỉnh phù hợp.
2.4 Đánh giá phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của VCCI giai
đoạn 2006-2012
Những mặt đạt được :
Phần lớn các dịch vụ của VCCI cung cấp cho doanh nghiệp hội viên là miễn
phí hoặc giảm phí
Các dịch vụ của VCCI được liên kết và phát triển trong một hệ thống nhằm
nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

x

VCCI có đội ngũ cán bộ và có đội ngũ cộng tác viên là các nhà khoa học,
chuyên gia kinh tế, luật sư trong nước và quốc tế đông đảo, có trình độ và giàu kinh
nghiệm, tổ chức cung cấp các dịch vụ mang lại hiệu quả cao.
VCCI có mối quan hệ tốt và rộng rãi với các bộ ngành địa phương cũng như
các tổ chức xúc tiến thương mại trên thế giới – hỗ trợ cho VCCI rất nhiều trong việc
cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp.

VCCI có mạng lưới các các trung tâm xúc tiến thương mại, các chi nhánh,
văn phòng đại diện trong toàn quốc.
Hạn chế
Chất lượng dịch vụ chưa mang lại kết quả như mong muốn của doanh
nghiệp. Dịch vụ của VCCI chưa phong phú, đa dạng. Nhiều dịch vụ của VCCI cung
cấp còn đơn lẻ. Nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính còn hạn chế
Nguyên nhân
VCCI chưa có đầu tư đúng mực vào đối tượng là doanh nghiệp hội viên. Các
hoạt động vẫn thiên về số lượng, chưa được quan tâm đúng mực về mặt chất lượng
và chưa có sự đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển mới.
Khó khăn về nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính cũng không cho phép
VCCI triển khai các hoạt động ở phạm vi rộng hơn, quy mô lớn hơn, chuyên sâu
hơn cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ được mục đích
cũng như vai trò các dịch vụ cho doanh nghiệp của VCCI.


xi
Chương 3
Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ cho doanh
nghiệp hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam đến năm 2020
3.1 Phương hướng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của
VCCI đến năm 2020.
Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, mỗi nền kinh tế quốc gia là một mắt
xích của nền kinh tế thế giới, dịch vụ cho doanh nghiệp càng ngày càng có vai trò,
vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phát triển trong môi trường cạnh tranh
dưới tác động ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa. Do đó, phát triển dịch vụ cho
doanh nghiệp có xu hướng :
- Các dịch vụ ngày càng được chuyên môn hoá sâu sắc.
- Các dịch vụ có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng chất xám chiếm tỷ trọng ngày

càng cao trong tổng số các dịch vụ.
- Các dịch vụ dưới hình thức giảm phí, miễn phí có xu hướng giảm.
- Đối tượng sử dụng dịch vụ không chỉ là các DNNVV và doanh nghiệp siêu
nhỏ mà là tất cả các doanh nghiệp của nền kinh tế, kể cả các doanh nghiệp lớn, các
tập đoàn kinh tế.
- Các nhà cung ứng dịch vụ bao gồm cả khu vực công và tư, nhưng chủ yếu
thuộc khu vực tư nhân và phi Chính phủ
- Các dịch vụ không chỉ hoạt động trong phạm vi quốc gia mà còn hoạt động
ở phạm vi toàn cầu.
Trước xu hướng đó, phương hướng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội
viên của VCCI đến năm 2020 cần tập trung vào những nhiệm vụ sau :
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng các dịch vụ của VCCI

xii
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm làm giảm chi phí dịch vụ.
- Phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp và điều kiện
kinh doanh mới.
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
Hoàn thiện 7 nhóm dịch vụ truyền thống : theo hướng nâng cao chất lượng
dịch vụ, có hàm lượng chất xám cao, nâng cao tính thực tiễn và mang lại hiệu quả
thiết thực cho doanh nghiệp.
Phát triển dịch vụ mới :
- Dịch vụ hỗ trợ DN xây dựng và phát triển thương hiệu: nâng cao nhận thức về
vai trò của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh; xây dựng chiến lược phát triển
thương hiệu mạnh ; đăng ký thương hiệu, bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp xảy ra.
- Dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển: kết nối các tập đoàn quốc tế lớn
phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển.
Kết nối giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp mang lại lợi ích thiết thực, hỗ trợ

chắp mối các hợp đồng hợp tác kinh doanh và chuyển giao công nghệ
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập các kênh phân phối: Hố trợ các doanh
nghiệp thâm nhập có hiệu quả vào hệ thống phân phối của các thị trường thông qua
việc tư vấn các thủ tục pháp lý, xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm hỗ trợ
doanh nghiệp giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, xây dựng cổng thông tin điện tử trực
tuyến trao đổi thông tin hàng hóa và dịch vụ…
Nâng cao nguồn lực nội bộ VCCI đảm bảo phát triển các dịch vụ cho
doanh nghiệp hội viên : Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao tính chuyên
nghiệp trong việc cung ứng các dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên. Có chiến
lược đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững phục vụ cho việc cung cấp các dịch
vụ cho doanh nghiệp hội viên. Khai thác và nâng cao hiệu quả hợp tác, hỗ trợ

xiii
của các đơn vị, tổ chức bên ngoài. Tăng cường quảng bá các dịch vụ của VCCI
đến doanh nghiệp hội viên.
3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước
- Giao cho VCCI xây dựng và thực hiện các chương trình quốc gia về phát
triển doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, chương trình phát triển doanh nghiệp,
chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư quốc gia.
- Hỗ trợ VCCI thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu tại các trung tâm
kinh tế của đất nước, các văn phòng và trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu ở
nước ngoài …
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của VCCI để tăng cường năng lực của cán
bộ VCCI.
- Do VCCI là tổ chức phi chính phủ, tự cân đối về tài chính, do đó Nhà nước
cần có cơ chế để VCCI tạo nguồn thu như cho thu phí cấp C/O.



Trờng Đại học kinh tế quốc dân






Nguyễn thị nhung


PHáT TRIểN DịCH Vụ CHO DOANH NGHIệP HộI VIÊN
CủA PHòNG THƯƠNG MạI Và CÔNG NGHIệP
VIệT NAM ĐếN NĂM 2020


chuyên ngành: kinh tế và quản lý thơng mại






Ngi hng dn khoa hc:
TS. TRN VN BO



Hà nội, năm

2012
1


LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của
doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức
sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết
định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân
sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá
đói, giảm nghèo
Yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh
nhân Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
lớn mạnh về số lượng; có năng lực cạnh tranh vững vàng đủ sức kinh doanh trên thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển, ngoài những cố gắng của
chính các doanh nghiệp, rất cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài của Chính phủ và các tổ
chức phi Chính phủ.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là tổ chức quốc gia
tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các
hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các
doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan
hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các
nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Hội viên của Phòng là các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh,
người sử dụng lao động, các hiệp hội doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động hợp
pháp ở Việt Nam. Khi là hội viên, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt, cụ
thể là doanh nghiệp có cơ hội giao dịch với bạn hàng trong và ngoài nước; tư vấn về
pháp lý và các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp; tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo và các lớp đào tạo; xin
cấp bằng sáng chế và giải pháp hữu ích, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu
2


dịch vụ của doanh nghiệp trong và ngoài nước; xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ và
chứng nhận các chứng từ cần thiết khác trong giao dịch thương mại theo tập quán
quốc tế; giải quyết những tranh chấp có thể nảy sinh trong các quan hệ kinh doanh
Hiện nay Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có gần 76.000 hội
viên, đây là con số khá khiêm tốn so với hơn 640.000 doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh trên cả nước. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức hết vai
trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, đồng thời thể hiện các dịch vụ của Phòng chưa đủ sức thu hút các doanh
nghiệp quan tâm và trở thành hội viên.
Nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển các dịch vụ cho doanh nghiệp
hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thời gian tới, tác giả đã
chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của Phòng Thương mại và
công nghiệp Việt Nam đến năm 2020” để làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày
càng sâu sắc, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần có các hoạt
động nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra bình thường như thị trường, thông
tin, quảng cáo, đào tạo, tài chính – kế toán – văn phòng. Để giải quyết những nhu
cầu này, trong trường hợp có đủ nguồn lực, doanh nghiệp có thể tự tổ chức hoạt
động đó một cách hiệu quả, không thuê dịch vụ từ bên ngoài. Tuy nhiên, không phải
doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực để cung cấp các dịch vụ cho hoạt động kinh
doanh của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do hạn chế về nguồn lực
và quy mô nên sẽ có nhu cầu thuê mua dịch vụ từ bên ngoài.
Đứng trước yêu cầu thực tiễn đó, trên phương diện lý thuyết đã có một số
công trình nghiên cứu về các dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp như:
Viện nghiên cứu quản lý Trung ương (2003) “Môi trường Pháp lý cho Dịch vụ Phát
triển kinh doanh tại Việt Nam”, (2004) “Thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam – Thực trạng, các vấn đề và giải pháp” –
3


Nghiên cứu khoa học; Phạm Ngọc Thắng (2007) “Dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh
doanh ở Việt Nam” – Luận văn thạc sỹ.
Bên cạnh đó cũng đã có một số nghiên cứu về các hoạt động hỗ trợ doanh
nghiệp của VCCI. Có thể kể ra một số nghiên cứu như: Vũ Tiến Lộc (2002),
“Phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”- Luận án
Tiến sĩ; Phan Hồng Giang (2005) “Hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển
kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” – Luận án tiến sĩ;
Trương Thị Minh Huệ (2009) “Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp”
Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu nào về phát triển các
dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, doanh nghiệp hội viên của hiệp hội doanh nghiệp hay một tổ chức đại diện
cho doanh nghiệp. Đề tài: “Phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020” có đối tượng, phạm vi
nghiên cứu riêng là các doanh nghiệp hội viên của VCCI nên không trùng lắp với
các nghiên cứu trên.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp.
- Phân tích các đặc điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên.
- Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp hội viên của
VCCI giai đoạn 2006 – 2012, từ đó rút ra những mặt được, những tồn tại và nguyên
nhân của các tồn tại.

×