MỤC LỤC
Phần mở đầu ....................................................................................................... iii
Nội dung đề tài
Chương 1: Thị trường chứng khoán và nhà đầu tư tổ chức
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán .........................................................1
1.1.1 Khái niệm về thị trường chứng khoán .........................................................1
1.1.2 Bản chất của thị trường chứng khoán ..........................................................1
1.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán .............................................................2
1.1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.............................................4
1.1.5 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán ..................7
1.1.6 Cơ cấu thị trường chứng khoán....................................................................8
1.1.7 Hàng hoá trên thị trường chứng khoán......................................................10
1.2 Tổng quan về các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán ......10
1.2.1 Giới thiệu về các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường ...............................10
1.2.1.1 Quỹ đầu tư ..............................................................................................10
1.2.1.2 Công ty bảo hiểm ...................................................................................13
1.2.1.3 Quỹ hưu trí..............................................................................................16
1.2.1.4 Công ty tài chính ....................................................................................18
1.2.2 Hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức ......................................................18
1.2.3 Vai trò của các nhà đầu tư tổ chức ............................................................19
1.2.4 Kinh nghiệm phát triển các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
ở một số nước .....................................................................................................21
1.2.4.1 Việc phát triển nhà đầu tư tổ chức ở một số nước phát triển .................21
1.2.4.2 Kinh nghiệm phát triển các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng
khoán ôû Singapore, Malaysia, Thailand.............................................................23
1
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
1.2.4.3 Kinh nghiệm phát triển các nhà đầu tư tổ chức ở thị trường chứng khoán
Trung Quốc .........................................................................................................26
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các nhà đầu tư tổ
chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam...................28
2.1.1 Quy mô của thị trường...............................................................................28
2.1.2 Nguồn cung chứng khoán trên thị trường..................................................32
2.1.3 Nguồn cầu chứng khoán trên thị trường....................................................35
2.1.4 Khung pháp lý ...........................................................................................41
2.1.5 Diễn biến chỉ số VN-Index ......................................................................43
2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tổ
chức
46
2.2.1 Quỹ đầu tư ................................................................................................46
2.2.1.1 Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .....................................................46
2.2.1.2 Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam........................................................50
2.2.2 Công ty bảo hiểm ......................................................................................55
2.2.3 Công ty tài chính .......................................................................................58
2.3 Tiềm năng đầu tư của nhà đầu tư tổ chức 60
2.4 Những thuận lợi và khó khăn của các nhà đầu tư tổ chức.......................61
2.4.1 Thuận lợi ...................................................................................................61
2.4.1.1 Môi trường kinh tế..................................................................................61
2.4.1.2 Môi trường pháp lý.................................................................................62
2.4.1.3 Chính sách cổ phần hóa..........................................................................63
2.4.2 Khó khăn ...................................................................................................64
2.4.2.1 Môi trường kinh tế..................................................................................64
2.4.2.2 Môi trường pháp lyù.................................................................................65
2
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
2.4.2.3 Thể chế thị trường ..................................................................................66
2.4.2.4 Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ .......................66
2.4.2.5 Những tiêu chuẩn về kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính .............67
Chương 3: Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1 Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến
năm 2010..............................................................................................................70
3.2. Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức 72
3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý .........................................................................72
3.2.1.1 Xây dựng và ban hành luật chứng khoán ...............................................72
3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán.................................................74
3.2.1.3 Có chính sách ưu đãi thuế ......................................................................75
3.2.2 Mở rộng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam .................................76
3.2.2.1 Tăng cường hàng hóa chất lượng cao niêm yết trên thị trường .............76
3.2.2.2 Có chính sách ưu đãi thuế hơn nữa đối với các công ty niêm yết .........78
3.2.2.3 Mở rộng và nâng cấp hoạt động của TTGDCK.....................................80
3.2.3 Tăng cường tính minh bạch trong việc công bố thông tin của các
công ty ...............................................................................................................80
3.2.4 Nới rộng tỷ lệ sở hữu đối với người đầu tư nước ngoài trong công ty
cổ phần ...............................................................................................................85
3.2.5 Phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công
chúng ..................................................................................................................86
Kết luận
87
3
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ
NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC
Chương này sẽ trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng
khoán và các nhà đầu tư tổ chức. Thông qua đó thấy được vai trò của các nhà
đầu tư tổ chức đối với hoạt động của thị trường chứng khoán.
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán
1.1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán (TTCK)
TTCK là nơi mua bán các loại giấy tờ có giá, còn gọi là chứng khoán, một
cách có tổ chức trong một hệ thống luật chặt chẽ. TTCK là nơi tập hợp những tổ
chức chuyên nghiệp gọi là định chế tài chính (công ty chứng khoán, quỹ đầu tư,
ngân hàng giám sát…) để vận hành và tổ chức các hoạt động đặc biệt tạo ra cách
dẫn và kênh dẫn an toàn từ người có vốn nhàn rỗi gọi là nhà đầu tư đến nơi cần
các lượng vốn lớn và dài hạn trong toàn xã hội.
1.1.2. Bản chất của TTCK
Ngày nay ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK được
xem là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn
(chứng khoán nợ và chứng khoán vốn) có tổ chức, theo đúng luật pháp, giữa
những tổ chức phát hành chứng khoán (cần vốn đầu tư) và những người mua
chứng khoán hoặc kinh doanh chứng khoán. Các quan hệ mua bán chứng khoán
trên TTCK phản ánh sự thay đổi các chủ thể sở hữu về chứng khoán. Chủ thể
tham gia TTCK với tư cách là người bỏ vốn đầu tư được gọi là chủ sở hữu tư bản,
còn khi tham gia với tư cách là người sử dụng vốn đầu tư thì chủ thể đó thực hiện
chức năng của tư bản kinh doanh. Do đó, TTCK xét về bản chất, không phải chỉ
phản ánh các quan hệ mua bán một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất cơ
bản và các khoản vốn bằng tiền mà còn phản ánh quyền sở hữu về tư liệu sản
xuất và vốn bằng tiền. Nói cách khác, TTCK là nơi mua bán quyền sở hữu về tư
4
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
bản, tư bản hiện nay được lưu thông như một loại hàng hóa thông thường có giá
trị và có giá trị sử dụng. Như vậy, TTCK là hình thức phát triển cao của nền sản
xuất hàng hóa.
1.1.3. Vai trò của TTCK
TTCK là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát
triển, là chiếc cầu nối vô hình giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Với một
TTCK lành mạnh, hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm
năng của nền kinh tế, giúp cho việc thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế
có hiệu quả nhất. Chính vì vậy, TTCK có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền
kinh tế thị trường, các vai trò đó là:
a. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
TTCK như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của
từng hộ dân cư, thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, thu hút nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ (trung ương
và địa phương) tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế, mà các
phương thức khác không thể làm được. TTCK tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp
có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời
góp phần quan trọng trong việc kích thích các doanh nghiệp làm ăn ngày càng
hiệu quả hơn bằng cách vừa sản xuất kinh doanh hàng hóa vừa mua bán thêm
chứng khoán tạo thêm lợi nhuận. TTCK giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu
hụt ngân sách trên thị trường trái phiếu, có thêm vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.
TTCK trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn
thời điểm cho việc mua bán của họ tốt hơn.
b. Là công cụ đánh giá doanh nghiệp, dự đoán tương lai
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản
ảnh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt
5
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó cũng tạo ra
một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Ngoài công cụ đánh giá doanh nghiệp, TTCK còn là “phong vũ biểu” của
nền kinh tế. Với phương pháp chỉ số hóa thị giá các loại chứng khoán chủ yếu
trong nền kinh tế và việc nghiên cứu phân tích một cách khoa học, có hệ thống
chỉ số giá chứng khoán trên các TTCK ở từng nước trong mối quan hệ với thị
trường thế giới cho phép dự đoán trước được sự biến động kinh tế, dự đoán được
tương lai kinh tế của một hay hàng loạt các nước trên thế giới.
c. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở
hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng
thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người
đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.
d. Là nơi cung cấp các thông tin kinh tế
TTCK là nơi cung cấp kịp thời, khách quan và chính xác các nguồn thông
tin cần thiết liên quan đến các hoạt động mua bán chứng khoán của mọi chủ thể
tham gia trên thị trường.
e. Công cụ làm giảm áp lực lạm phát
Ngân hàng trung ương với vai trò điều hòa lưu thông tiền tệ, khi xuất hiện
hiện tượng lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ bán ra các loại trái phiếu trên
TTCK với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền đang lưu thông về. Với chính sách
khuyến khích bằng lãi suất và bảo đảm chi trả, dân chúng sẽ sẵn sàng mua trái
phiếu và từ đó sẽ làm giảm lạm phát.
f. TTCK là công cụ giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội
3
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
Để có vốn chi tiêu vào các chương trình ổn định, phát triển kinh tế xã hội,
ngoài việc thu thuế để tạo ngân sách, Nhà nước sẽ tìm kiếm nguồn thu khác đó
là phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc đề ra các hình thức khác để vay tiền dân
chúng. Về mặt kinh tế, Nhà nước vay tiền dân chúng là thiết thực và lành mạnh
vì Chính phủ sẽ không phải thông qua ngân hàng để phát hành thêm tiền giấy
vào trong lưu thông, dễ tạo nên áp lực lạm phát. Ngày nay, ở hầu hết các quốc
gia, việc Nhà nước phát hành trái phiếu thông qua TTCK để vay tiền của dân là
biện pháp thường xuyên và mang tính kỹ thuật tiên tiến. Có TTCK tập trung, có
việc phát hành, có việc mua đi bán lại trái phiếu theo đúng tính chất thị trường
thì việc phát hành trái phiếu của Nhà nước sẽ rất tiện lợi.
1.1.4. Các chủ thể tham gia TTCK:
Một cách tổng quát, các chủ thể tham gia vào TTCK có thể được chia
thành bốn chủ thể chính như sau:
a. Nhà phát hành
Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng
khoán 1 . Nhà phát hành tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa
cho thị trường sơ cấp và mua bán lại các chứng khoán ở thị trường thứ cấp.
b. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường
chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và
nhà đầu tư có tổ chức.
-
Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua
bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1
UBCKNN-TS.Đào Lê Minh (chủ biên), Những vấn đề căn bản về chứng khoán và TTCK, NXB Chính
trị Quốc gia (2002)
4
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
-
Các nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên
mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên
nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các công ty đầu tư, công ty tài chính,
các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư
thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa danh mục
đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh
nghiệm1.
c. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
-
Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lónh vực chứng khoán,
có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh, phát
hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán1.
-
Các ngân hàng thương mại (NHTM): NHTM tham gia thị trường với tư cách
là người phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc tăng vốn
bổ sung, hay là phát hành trái phiếu để huy động vốn.
Các doanh nghiệp khi muốn phát hành cổ phiếu hay trái phiếu có thể nhờ các
NHTM làm các dịch vụ như: tư vấn phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng
phí hoa hồng hay là bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh.
Ngoài ra, các NHTM còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách là một trung
gian môi giới chứng khoán như mua bán chứng khoán giùm cho khách hàng để
thu phí hoa hồng, lưu giữ chứng khoán, nhận và trả cổ tức cho khách hàng, làm
dịch vụ thanh toán bù trừ chứng khoán…
d. Các tổ chức có liên quan đến TTCK
-
Cơ quan quản lý Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước đối với TTCK. Tại Việt Nam, UBCK Nhà nước được thành lập theo
Nghị định số 75 CP ngày 28/11/1996 của Chính Phủ để thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam.
5
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
-
Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) thực hiện vận hành thị trường thông qua
bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên
sở giao dịch. Ngoài ra SGDCK cũng ban hành những quy định điều chỉnh các
hoạt động giao dịch trên sở, phù hợp với các quy định của luật pháp và y ban
chứng khoán1.
-
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng
khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được
thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và
cho toàn ngành chứng khoán nói chung1.
-
Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán
và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán.
-
Các tổ chức tài trợ chứng khoán là tổ chức được thành lập với mục đích
khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của TTCK thông qua các hoạt động cho
vay tiền để mua cổ phiếu, và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch
bảo chứng.
-
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh
giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những
điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể1.
Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá hệ số
tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình.
1.1.5. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK
TTCK là một định chế tài chính phát triển cao trong nền kinh tế thị
trường, hoạt động theo cơ chế riêng biệt được tiêu chuẩn hóa và mang tính quốc
tế. TTCK hoạt động theo những nguyên tắc sau đây:
6
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
a.Nguyên tắc cạnh tranh: giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh
quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các
công ty.
b.Nguyên tắc công bằng: có nghóa là mọi người tham gia thị trường đều
phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia xẻ thông tin
và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định
đó.
c.Nguyên tắc công khai: tất cả hoạt động trên thị trường chứng khoán đều
được tiến hành công khai cho mọi thành viên và công chúng biết như: các hoạt
động, các thông tin có liên quan tới các tổ chức phát hành, tới đợt phát hành, các
loại chứng khoán được giao dịch, giá cả và số lượng chứng khoán được mua bán.
d.Nguyên tắc trung gian: việc giao dịch chứng khoán được thực hiện thông
qua môi giới, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, bảo đảm
các chứng khoán lưu thông trên thị trường đều là chứng khoán hợp pháp, tránh
cho người mua bị lừa gạt do thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu thông tin chính xác.
e.Nguyên tắc tập trung: các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên
SGDCK và trên thị trường OTC, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý
Nhà nước và các tổ chức tự quản.
1.1.6. Cơ cấu TTCK
a. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn: TTCK được chia thành thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp còn gọi là thị trường cấp một hay là thị trường phát
hành. Đây là nơi mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này,
vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư
mua các chứng khoán mới phát hành. Do vậy, thị trường sơ cấp là thị trường tạo
lập, tăng vốn, vay vốn cho các tổ chức phát hành chứng khoán.
7
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp hai, là nơi giao dịch các chứng
khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính
thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Trên thị trường này, lợi nhuận
thu được từ việc mua bán chứng khoán thuộc về nhà đầu tư và những người mua
bán chứng khoán chứ không thuộc về tổ chức phát hành chứng khoán. Giao dịch
trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán
trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định.
Thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho việc phát hành và mua bán ở thị
trường sơ cấp được thuận lợi hơn và ngược lại thị trường sơ cấp là tiền đề của thị
trường thứ cấp nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có thị trường thứ cấp.
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thứ cấp chỉ mang tính lý thuyết vì trong thực
tế thị trường chứng khoán không có sự phân biệt đâu là thị trường sơ cấp và đâu
là thị trường thứ cấp, nghóa là trong một thị trường chứng khoán vừa có giao dịch
của thị trường sơ cấp, vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp. Đó cũng là lý do
để nói hai thị trường này là cơ cấu của thị trường chứng khoán.
b.Căn cứ theo hình thức tổ chức và phương thức giao dịch: TTCK gồm
những loại hình sau:
TTCK tập trung (TTCK chính thức) là thị trường hoạt động theo đúng các
quy định pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đăng biểu và chứng
khoán biệt lệ. Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán được cơ quan có thẩm
quyền cho phép đảm bảo phân phối và mua bán thông qua nhà môi giới. Chứng
khoán biệt lệ là loại chứng khoán được miễn giấy phép của cơ quan thẩm quyền,
chỉ áp dụng cho trái phiếu Chính phủ. TTCK tập trung có địa điểm và thời biểu
mua bán rõ rệt, giá cả được xác định theo thể thức đấu giá hay đấu lệnh công
khai, có sự kiểm soát của hội đồng chứng khoán quốc gia. Hình thức của TTCK
tập trung chính là Sở giao dịch chứng khoán.
8
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
TTCK phi tập trung hay còn gọi là thị trường trao tay: là thị trường mua
bán chứng khoán bên ngoài SGDCK, còn gọi là thị trường OTC (Over The
Counter).
Khác với TTCK tập trung, thị trường chứng khoán OTC không có địa
điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán. Các
giao dịch (cả sơ cấp lẫn thứ cấp) được tiến hành qua mạng lưới các công ty
chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện
tử. Giá cả trên thị trường này được hình thành theo phương thức thỏa thuận.
1.1.7. Hàng hóa trên TTCK
Đối tượng giao dịch chính trên TTCK là chứng khoán. Chứng khoán là
một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá, tức là giấy tờ ghi nhận khoản tiền
tệ mà người sở hữu chúng bỏ ra sẽ được quyền hưởng những khoản lợi tức nhất
định theo kỳ hạn. Hay nói cách khác, chứng khoán là các loại công cụ tài chính
dài hạn, bao gồm các loại cổ phiếu và trái phiếu. Ngoài ra, trên TTCK còn giao
dịch các loại giấy tờ có giá khác liên quan đến chứng khoán, được gọi là các
chứng khoán phái sinh, đó là: chứng quyền (rights), chứng khế (warrants), quyền
chọn (options), hợp đồng tương lai (future contracts).
1.2. Tổng quan về các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
1.2.1. Giới thiệu về các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường
1.2.1.1 Quỹ đầu tư
Các Quỹ đầu tư tại Mỹ được định nghóa là các tổ chức tài chính phi ngân
hàng thu nhận tiền từ một số lượng lớn các nhà đầu tư và tiến hành đầu tư số vốn
đó vào các tài sản tài chính có tính thanh khoản dưới dạng tiền tệ và các công cụ
của thị trường tài chính.
Các quỹ tín thác theo mô hình của Nhật Bản được coi là một sản phẩm
được hình thành nhằm đầu tư số tiền tập hợp được từ một số lớn các nhà đầu tư
9
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
vào chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) chủ yếu dưới sự quản lý của những
người không phải là người đầu tư và phân phối lợi nhuận thu được cho các nhà
đầu tư theo tỷ lệ vốn mà họ đóng góp vào quỹ.
Từ các định nghóa trên, ta có thể rút ra định nghóa chung cho quỹ đầu tư.
“Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian trên thị trường vốn, huy động
vốn từ các nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức tài chính… và sử dụng vốn huy động
được để đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau, với mục đích mang lại lợi
nhuận hợp pháp cao nhất với mức rủi ro thấp nhất có thể cho những người góp
vốn thành lập quỹ”.
Theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003, quỹ đầu tư
chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư ủy thác cho công ty
quản lý quỹ quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng
khoán.
Người đầu tư dù bất cứ dạng nào khi tham gia vào TTCK đều phải thông
qua và được trợ giúp bởi các nhà môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, dù thông tin
và tư vấn tới đâu chăng nữa, nhà đầu tư vẫn được xem là người tự quyết định và
do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng là lệ thuộc vào các điều kiện và
phẩm chất cá nhân. TTCK lại là tập hợp của nhiều sản phẩm, đa ngành, cho nên
khó có thể nắm được chiều hướng chuyển biến của thị trường. Trong hoàn cảnh
này, một định chế rất tiện lợi có thể giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư
nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào TTCK, đó là quỹ đầu tư.
Lợi ích trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đa dạng đầu tư. Ta đã
biết nguyên lý đầu tư cơ bản là “không bỏ hết trứng vào một rổ”. Một cá nhân
với số vốn hạn chế, khó có thể đa dạng hóa tối ưu danh mục của mình. Tuy
nhiên, bằng phương pháp kết hợp vốn cùng với nhiều người khác ở quỹ đầu tư,
10
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
cá nhân đó sẽ có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khoán
được đa dạng một cách tối đa.
Lợi ích khác do đầu tư vào quỹ mang lại là trình độ quản lý chuyên
nghiệp. Nhiều nhà đầu tư nhỏ hoặc ở mức trung bình thường khó đạt hiệu quả
quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất. Bằng cách
chung vốn vào các quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể an tâm sẽ được các nhà
điều hành chuyên nghiệp (các công ty quản lý quỹ) quản lý đầu tư của mình, với
một chi phí thấp hơn nhiều trường hợp họ phải tự lo một mình. Vì với tổng số
tiền lớn, quỹ đầu tư có thể giao dịch quy mô lớn trên nhiều loại chứng khoán,
nên bảo đảm được đa dạng hóa danh mục với chi phí thấp. Đây chính là hiệu
quả kinh tế nhờ quy mô.
Một lợi ích nổi bật nữa là phần vốn góp vào quỹ có tính thanh khoản.
Điều này có nghóa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này, họ có
thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt
trong một thời gian ngắn.
Xét ở góc độ hỗ trợ doanh nghiệp, việc quỹ đầu tư ra đời và trực tiếp sử
dụng vốn huy động từ các nhà đầu tư đầu tư vào các doanh nghiệp (niêm yết và
chưa niêm yết), giúp tạo ra một nguồn vốn rẻ, năng động cho các doanh nghiệp
với sự đánh giá chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ. Nhờ đó, sẽ tạo ra khả
năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp và thúc đẩy việc tạo ra lợi nhuận cho
người đầu tư, cho cổ đông.
1.2.1.2 Công ty bảo hiểm
Ngày nay, “công ty bảo hiểm đóng vai trò cung ứng tài chính rất quan
trọng cho thị trường vốn. Ngoài mục đích nhân đạo, các tổ chức bảo hiểm còn
11
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
đảm nhiệm chức năng môi giới tài chính rất quan trọng” 2 . Các công ty này sử
dụng phí bảo hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để cho vay hoặc
đầu tư để tạo ra lãi. Do tập trung được nguồn vốn lớn từ các pháp nhân và thể
nhân trong xã hội, ngoài nghóa vụ để lại một số vốn cần thiết để chi trả bảo
hiểm thường xuyên, các công ty bảo hiểm tích cực tham gia vào các hoạt động
mua bán tín phiếu, gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, mua các cổ phiếu, trái
phiếu. Như thế, các công ty bảo hiểm đã thực hiện một chức năng kinh tế quan
trọng là chuyển khoản tiết kiệm của các hộ gia đình, các doanh nghiệp thành
hoạt động đầu tư thực tế cho các doanh nghiệp và chính phủ.
Các tổ chức bảo hiểm thường được phân chia thành 2 nhóm khác nhau,
hoạt động độc lập theo 2 đối tượng chính là: con người (công ty bảo hiểm nhân
thọ) và công ty bảo hiểm tài sản và tai họa (bảo hiểm phi nhân thọ).
Bảo hiểm nhân thọ
Công ty bảo hiểm nhân thọ thực chất là tổ chức tài chính trung gian. Công
ty có hai nguồn thu quan trọng nhất là thu phí bảo hiểm do người mua bảo hiểm
đóng và lợi nhuận thu được do hoạt động đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư chính của bảo hiểm nhân thọ là vốn nhàn rỗi
Vốn nhàn rỗi = tổng dự phòng nghiệp vụ – tiền trả bảo hiểm thường
xuyên
Trong đó: dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập từ phí bảo hiểm.
Nguồn vốn này được đầu tư vào trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, trái phiếu
doanh nghiệp, cho vay hay gửi tại các tổ chức tài chính khác, ủy thác đầu tư,
kinh doanh bất động sản…
2
Lê Văn Tư và Phạm Văn Năng (2003), Thị trường Tài chính, NXB Thống kê-Hà Nội
12
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
Khó khăn hiện nay của bảo hiểm nhân thọ tại các nước đang phát triển là
việc tìm kiếm những cơ hội đầu tư dài hạn trong thị trường tài chính nội địa mặc
dù đã huy động được vốn dài hạn.
Bảo hiểm tài sản và tai họa
Hoạt động chủ yếu của công ty này là nhằm trợ giúp, đảm bảo cho dân
chúng chống lại những tổn thất tài chính do các rủi ro có liên quan tới quyền sở
hữu tài sản như nhà cửa, xe cộ, trang thiết bị kinh doanh, tiền bạc… và những tài
sản có giá trị khác. Họ huy động vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo hiểm cho
khách hàng, và phí bảo hiểm nhận về được đầu tư chủ yếu vào chứng khoán.
Các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn có phạm vi bảo hiểm rộng hơn so
với phạm vi bảo hiểm của công ty bảo hiểm nhân thọ. Điểm khác nhau cơ bản
giữa 2 loại hình này là đối với công ty bảo hiểm phi nhân thọ, vì những tổn thất
về tài sản khó biết chắc hơn tỷ lệ tử vong của dân số nên những công ty bảo
hiểm này khó tiên đoán được chính xác họ sẽ phải chi trả bao nhiêu cho những
người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm so với công ty bảo hiểm nhân thọ. Do đó
công ty này rất ít dám dùng vốn để đầu tư vào những tài sản lâu dài. Thông
thường họ chỉ đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn hoặc các tài sản dễ thanh
khoản, để bất cứ khi nào cần tiền mặt đột xuất, họ có thể bán các tài sản ấy một
cách dễ dàng ra thị trường để lấy tiền chi trả. Loại tài sản chủ yếu là trái phiếu
chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu, cổ phiếu của các công ty với yêu cầu
là thu nhập ổn định, khá an toàn và dễ tiêu thụ trên thị trường.
Nếu tổn thất được bảo hiểm quá lớn đến nỗi không có một công ty nào
đảm nhận được thì vài công ty có thể cùng nhau viết một hợp đồng bảo hiểm để
chia xẻ rủi ro. Các công ty cũng có thể giảm mức độ chịu rủi ro của mình bằng
cách nhờ công ty bảo hiểm khác tái bảo hiểm cho mình. Việc tái bảo hiểm phân
bổ một phần rủi ro cho một công ty khác, và đổi lại công ty này được hưởng một
13
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
phần của phí bảo hiểm. Nghiệp vụ tái bảo hiểm này đặc biệt quan trọng đối với
công ty bảo hiểm nhỏ.
Việt Nam, theo Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 thì các
doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vào các lónh vực sau:
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: các doanh nghiệp này được
mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các
tổ chức tín dụng không hạn chế. Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp có bảo
lãnh, góp vốn các doanh nghiệp khác tối đa là 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm. Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các
tổ chức tài chính tín dụng tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: các doanh nghiệp này được
mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các
tổ chức tín dụng không hạn chế. Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp có bảo
lãnh, góp vốn các doanh nghiệp khác tối đa là 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm. Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các
tổ chức tài chính tín dụng tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm.
Nhìn chung, hoạt động bảo hiểm dễ có lãi và vốn ban đầu gần như là
không cao, chủ yếu dựa vào tiền bảo hiểm của nhân dân là chính. Khi kẹt thanh
toán lại có thể đi vay dễ dàng ở các ngân hàng trung gian khác. Điều này đã làm
cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển rất nhanh ở nhiều nước. Trong
những năm gần đây, các công ty bảo hiểm được xem như là một bộ phận huy
động tiền tiết kiệm của nhân dân, để rồi cung ứng cho các hoạt động đầu tư thực
tế của các doanh nghiệp và Chính phủ. Nhận thấy vai trò quan trọng này của
công ty bảo hiểm, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 175/2003/QĐ-Ttg
14
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
ngày 29/08/2003 quy định về chiến lược cho ngành bảo hiểm đến năm 2010,
nhằm thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức bảo hiểm vào việc phát triển TTCK.
Quyết định này cho phép các công ty bảo hiểm thành lập công ty quản lý Quỹ
để quản lý Quỹ đầu tư hình thành từ nguồn vốn của Quỹ bảo hiểm để các công
ty bảo hiểm thực hiện có hiệu quả hoạt động đầu tư của mình.
1.2.1.3 Quỹ hưu trí
Quỹ hưu trí được hình thành bắt nguồn từ thực tế là ngày càng có nhiều
người muốn tiết kiệm để dự phòng cho lúc về hưu sau này. Nguyên tắc hoạt
động của tổ chức này rất đơn giản: quỹ huy động từng phần từ người lao động
trong các doanh nghiệp hoặc khu vực Nhà nước trong thời gian lao động và thực
hiện chi trả thu nhập cho những người đóng góp khi họ về hưu 3 .
Do những khoản trợ cấp được chi trả mỗi năm của quỹ hưu trí có thể tiên
đoán được khá chính xác, nên phần lớn vốn của quỹ được xem như có thời gian
rất chủ động và rất dài. Vì vậy, quỹ thường đầu tư vào các chứng khoán dài hạn,
với phần lớn tài sản được nắm giữ dưới dạng trái phiếu, cổ phiếu, và khế ước thế
chấp bất động sản dài hạn để có lãi cao.
Các công ty hoặc đơn vị kinh doanh ở các nước phát triển luôn thành lập
cho mình một quỹ hưu trí. Thay vì sẽ trả tiền hưu hoặc trợ cấp “cả gói”, họ sẽ trả
từng tháng, rồi dùng lượng vốn ấy kinh doanh hoặc đầu tư. Như vậy, các quỹ đã
không những tạo thêm vốn cho nền kinh tế, mà còn tạo thêm lợi tức cho những
người đã về hưu. Các quỹ này có nhiều điểm tương đồng với các công ty bảo
hiểm nhân thọ.
Quỹ truyền thống và quỹ mới là hai loại của quỹ hưu trí. Quỹ truyền
thống là loại quỹ mà “lợi ích thành viên được xác định bằng mức lương cuối
cùng. Mức lương này được gọi là “lợi ích được xác định” hay “lương cuối cùng”.
15
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
Doanh nghiệp và người lao động hàng tháng đều đóng góp vào quỹ lương hưu.
Người được ủy thác có trách nhiệm bảo đảm rằng tài sản có của quỹ trang trải
được các tài sản nợ. Doanh nghiệp tài trợ chịu rủi ro còn lại. Ví dụ như nếu
TTCK sụp đổ thì tài sản có quỹ sẽ giảm xuống (so với tài sản nợ), và doanh
nghiệp sẽ được yêu cầu phải đóng góp thêm”. Còn đối với quỹ mới, “chỉ có
những đóng góp của doanh nghiệp là xác định. Tiền hưu cuối cùng phụ thuộc
vào giá trị các khoản đầu tư khi nghỉ hưu. Nếu các khoản đầu tư của quỹ hoạt
động tốt thì các thành viên sẽ giàu lên, nếu không họ sẽ nghèo đi”3.
1.2.1.4 Công ty tài chính
Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng, Chính phủ ban hành Nghị định số
79/2002NĐ-CP ngày 04/10/2002 qui định về tổ chức và hoạt động của loại hình
công ty tài chính. Theo Nghị định này, "công ty tài chính là loại hình tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các
nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính tiền
tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo qui định của pháp luật, nhưng không
được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm".
Công ty tài chính huy động vốn bằng cách hình thức như phát hành cổ
phiếu, trái phiếu hoặc vay từ ngân hàng và sử dụng vốn huy động được để đầu
tư, hùn vốn và cho vay. “Chúng ta có thể mô tả qui trình trung gian tài chính của
các công ty tài chính bằng cách nói rằng họ vay những số tiền lớn nhưng thường
cho vay những số tiền nhỏ. Qui trình này hoàn toàn khác với qui trình của các tổ
chức ngân hàng, vốn thu nhận tiền gửi với số tiền nhỏ và sau đó thường cho vay
với số tiền lớn”3. Ngoài ra, công ty tài chính không có chức năng nhận tiền gửi
và trung gian thanh toán giống như các tổ chức ngân hàng.
1.2.2. Hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức
3
Nguyễn Minh Kiều (2003), Tài Chính phi Ngân hàng, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright
16
Chương I: Các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán
Các nhà đầu tư tổ chức quản lý số tiền tiết kiệm huy động được từ các nhà
đầu tư cá nhân với mục tiêu là mang lại cho họ lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro
có thể chấp nhận được.
Hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức có thể chia làm hai giai đoạn. Giai
đoạn 1 là giai đoạn các nguồn quỹ, tức là giai đoạn thu hút khoản tiền tiết kiệm
của các nhà đầu tư. Sau khi đã trích ra một tỷ lệ nhất định của các quỹ đầu vào
cho những khoản dự trữ nhằm đáp ứng các yêu cầu tiền mặt thì phần còn lại
được đưa vào giai đoạn 2. Trong giai đoạn này, hoạt động chính là cho vay và
thực hiện các loại hình đầu tư. Vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là tìm
kiếm một sự phối hợp các khoản cho vay và những tài sản có khác để có thể
kiếm được một tỷ lệ lợi nhuận cao nhất phù hợp với quy định và mục đích của tổ
chức. Hai giai đoạn này quan hệ qua lại mật thiết với nhau, quyết định được
chọn trong giai đoạn này sẽ tác động lên những quyết định được chọn trong giai
đoạn kia.
Với chiến lược đầu tư hợp lý và chuyên nghiệp, hoạt động của các nhà
đầu tư tổ chức sẽ góp phần đẩy mạnh việc huy động vốn, lưu thông hàng hóa
trên thị trường, và giúp các nhà đầu tư cá nhân có định hướng kinh doanh hợp
lý, đạt hiệu quả cao.
1.2.3. Vai trò của các nhà đầu tư tổ chức
Các nhà đầu tư tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
TTCK.
Trước hết, đây là cầu nối tài chính giữa người cho vay và người sử dụng
vốn. Những tổ chức, cá nhân dư thừa vốn có thể cho các cá nhân, tổ chức khác
vay. Thông qua các nhà đầu tư tổ chức, người cho vay và người sử dụng vốn đều
được thỏa mãn các yêu cầu về tài chính. Bên cạnh đó, người cho vay được đảm
17