Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bàn về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.06 KB, 14 trang )

“Bàn về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên
Thị trường chứng khoán Việt Nam.”
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ thành lập mới
hơn 4 năm với những thành công và điểm yếu nhất định. Chúng ta đã xây
dựng và hoàn thiện Thị trường chứng khoán với những thành công nhất định.
Tính đến cuối tháng 12 năm 2003 chúng ta có 123 chứng khoán niêm yết
trong đó có 22 cổ phiếu với giá trị vốn là 1120 tỷ và 101 trái phiếu với giá trị
vốn là 11461 tỷ đồng (hiện nay đã có 24 loại cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ đầu
tư niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam). Chúng ta đã có 13 công
ty chứng khoán thành viên trong đó có 6 công ty của ngân hang, số còn lại là
của các doanh nghiệp và tư nhân.
Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy rằng Thị trường chứng khoán Việt Nam còn
một số vấn đề cần khắc phục và cải tiến. Yêu cầu của Thị trường chứng khoán
trong những năm đầu là phải phát triển và phát triển với tốc độ cao nhưng trên
thực tế thị trường của chúng ta tốc độ phát triển rất thấp, thậm trí còn có một
số yếu tố thụt lùi trong một số thời điểm. Thị trường chứng khoán của chúng
ta còn nhỏ bé chưa thu hút được sự tham gia của các tổ chức tài chính, các nhà
đầu tư nước ngoài. Điều này đã dẫn đến một nghịch lý là trên Thị trường
chứng khoán có lúc cung vượt cầu còn trong nền kinh tế thì ngược lại. Có thể
thấy rằng do Thị trường chứng khoán là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với
đại bộ phận nhân dân Việt Nam, do đó nhà đầu tư trong nước mới chỉ dừng ở
nhóm nhỏ cá nhân và tính chuyên nghiệp rất thấp, hoạt động đầu tư còn mang
tính đầu cơ ngắn hạn,…
Nhằm phát triển thị trường, một trong những biện pháp của Uỷ ban chứng
khoán là tăng vai trò của nhà đầu tư nước ngoài. Thể hiện là việc tăng tỷ lệ
nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài lên 30% tổng giá trị thị trường. Điều
này có thể thấy rằng các cơ quan lãnh đạo đã nhận thấy vại trò to lớn của các
nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn: THS Lê Hương Lan
1


“Bàn về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên
Thị trường chứng khoán Việt Nam.”
Từ những nhận định như vậy, tôi chọn đề tài: “ Bàn về tính chuyên nghiệp
của nhà đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”. Đề
tài chỉ mang tính nhận định cá nhân về tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư
nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó rút ra các bài học
kinh nghiệm và những giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư
nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn: THS Lê Hương Lan
2
“Bàn về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên
Thị trường chứng khoán Việt Nam.”
Nội dung
1 Tình hình chung của Thị trường chứng khoán Việt Nam :
1.1 Những thành công bước đầu của Thị trường chứng khoán Việt Nam :
Sau hơn 4 năm đi vào thành lập và đi vào hoạt động, có thể đánh giá Thị
trường chứng khoán của chúng ta đã đạt được ba điều cơ bản:
- Đã tạo ra một thực tế về Thị trường chứng khoán, qua đó các chủ thể tham
gia thị trường từ các cơ quan lãnh đạo, tổ chức, quản lý, điều hành, người đầu
tư, các tổ chức môi giới, kinh doanh và các công ty niêm yết tự rút ra bài học
cho chính mình để có một tương lai tốt hơn.
- Đã hình thành được phần nào tâm lý đầu tư chứng khoán trong công chúng.
Sự ham muốn đầu tư chứng khoán trong công chúng đã thăng tiến hơn rất
nhiều khi giao dịch tự do (OTC).
- Một thị trường có hệ thống giao dịch khá hiện đại, việc giao dịch diễn ra một
cách an toàn, không gặp sai sót về kỹ thuật trong suốt thời gian vận hành.
Hơn ba năm qua, với các biện pháp tích cực của các cơ quan quản lý, nền kinh
tế Việt Nam đã có hơn 1500 công ty cổ phần, với giá trị vốn hơn 10.000 tỷ
đồng và ngày càng gia tăng. (Số liệu cuối năm 2003). Luật doanh nghiệp đang
phát huy tác động mạnh trong nền kinh tế, hoạt động cổ phần hoá đang được

đẩy mạnh nhằm tăng hang hoá cho Thị trường chứng khoán. Lượng tiền nhàn
rỗi trong công chúng là rất lớn dự đoán khoảng 8-10 tỷ đola Mỹ (USD).
1.2 Tồn tại của Thị trường chứng khoán Việt Nam
Bên cạnh những thành công bước đầu chúng ta không thể phủ nhận Thị
trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn non trẻ. Do đó chúng ta
còn không khỏi vấp phải những sai xót trong quá trình vận hành và hoàn
thiện. Như mọi người đều biết, Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đưa
vào vận hành được hơn 4 năm, môt quãng thời gian còn rất ngắn ngủi so với
bề dày lịch sử của Thị trường chứng khoán. Chúng ta đều có thể nhận thấy
rằng khoảng thời gian vừa qua là khoảng thời gian thử nghiệm, tập dượt cho
nên các doanh nghiệp chưa huy động vốn được nhiều qua thị trường này mặc
Giáo viên hướng dẫn: THS Lê Hương Lan
3
“Bàn về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên
Thị trường chứng khoán Việt Nam.”
dù trên thị trường đã có trên 1000 tỷ đồng theo mệnh giá niêm yết cổ phiếu và
một tỷ lệ rất nhỏ trái phiếu công ty đã phát hành qua thị trường. Khối lượng
trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp nói trên chiếm xáp xỉ 1% GDP hiện nay
của Việt Nam. So với thị trường quốc tể hiện nay (như Trung Quốc chiếm 30-
40% GDP) thì tỷ lệ này của Thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là
việc huy động vốn của doanh nghiệp qua Thị trường chứng khoán Việt Nam
rất nhỏ bé và rất thấp. Và cái thấp này gắn với cái mới, cái phức tạp, cái cơ
chế cũng như kinh nghiệm, việc tuyên truyền phổ biến của cơ quan quản lý
của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 4 năm qua có thể nói vẫn chưa
hoàn thành nhiệm vụ của mình: là một kênh huy động vốn quan trọng của nền
kinh tế. Chúng ta đều biết rằng Thị trường chứng khoán là một kênh huy động
vốn quan trọng nhất của Thị trường tài chính. Bởi vì theo thong lệ quốc tế, các
nền kinh tế cần vốn thì các DN huy động 80% qua Thị trường chứng khoán,
20% huy động vốn qua ngân hàng. Đấy là một cấu trúc hoàn chỉnh của Thị

trường tài chính. Chúng ta lấy vốn trong ngắn hạn để đầu tư dài hạn và cứ đảo
nợ để kế tiếp nhau. Điều này gây tác động rất xấu đến các doanh nghiệp nói
riêng và thị trường nói chung. Đến một lúc nào sẽ có những cái sai lệch bộc lộ
trong cấu trúc của thị trường tài chính.
1.3 Nguyên nhân của thành công và hạn chế:
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, Thị trường chứng khoán không phải là nơi
để huy động vốn một cách tốt nhất cho họ. Những rào cản về thủ tục, về
khung pháp lý còn nhiều bất cập khiến họ e dè khi huy động vốn trên Thị
trường chứng khoán . Bên cạnh đó việc công khai tài chính và kinh doanh
khiến các doanh nghiệp lo sợ. Nhất là trong khi việc cung cấp thông tin trên
Thị trường chứng khoán còn chậm và sai lệch. Việc giám sát kiểm tra các
nguồn tin, công khai các thong tin có kiểm duyệt là một vấn đề nóng bỏng của
Thị trường chứng khoán Việt Nam. Để Thị trường chứng khoán thực sự là
một kênh huy động vốn của nền kinh tế thì Thị trường chứng khoán phải cải
tiến rất nhìều trong khâu tổ chức, quản lý và vận hành.
Giáo viên hướng dẫn: THS Lê Hương Lan
4
“Bàn về tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài trên
Thị trường chứng khoán Việt Nam.”
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xụt giảm của thị trường đó là sự
kém chất lượng của hàng hoá trên Thị trường chứng khoán. Hay nói cách khác
đó là sự yếu kém của các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên Thị trường
chứng khoán. Nhỏ bé về nguồn vốn cũng như lĩnh vực hoạt động, yếu kém về
năng lực quản lý, mờ ám trong các báo cáo kết quả kinh doanh: đó là những
kết luận chung về các doanh nghiệp nêm yết trên Thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Một nguyên nhân nữa chính là nằm từ phía bản thân các nhà đầu tư, họ chưa
có một nền dân trí về Thị trường chứng khoán và cũng chưa tạo ra một tầng
lớp, một đối tượng nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ đầu tư vào Thị trường chứng
khoán. Ở Việt Nam hiện nay, nếu như đầu tư vào Thị trường chứng khoán có

lợi thì đầu tư vào Thị trường chứng khoán, nếu như chứng khoán có dấu hiệu
giảm giá thì bán ngay lấy tiền đầu tư bất động sản,, nếu bất động sản xuống
giá lại chuyển sang thị trường hối đoái, thị trường vàng,… chứ không hình
thành một thị trường chuyên nghiệp như các thị trường quốc tế khác. Các nhà
đầu tư lại mang một tâm lý bầy đàn khi không có những chính kiến cá nhân
riêng về các quyết định đầu tư. Họ luôn trông chờ , quan sát các động tĩnh
của các nhà đầu tư lớn, các tổ chức chuyên nghiệp rồi đưa ra các quyết định
đầu tư cho cá nhân mình.
Khoảng cuối năm 2003 thị trường với những ưu khuyến khích các nhà đầu tư,
các tổ chức đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt
Nam. Trong giai đoạn này khối lượng giao dịch và lệnh đặt của các nhà đầu tư
nước ngoài tăng lênh mạnh mẽ tạo nên một luồng sinh khí mới cho Thị trường
chứng khoán.
Việc Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa đón các nhà đầu tư nước
ngoài như là một lẽ tất yếu. Các quyết định đầu tư và nguồn vốn lớn của họ sẽ
đêm lại những nhân tố mới cho Thị trường chứng khoán, tạo những luồng
sóng mới cho Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển và ổn định.
2. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán
Việt Nam:
Giáo viên hướng dẫn: THS Lê Hương Lan
5

×