Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

409 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ĐTXD khu đô thị Nam Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.93 KB, 53 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1/. Lý do chọn đề tài.
Nghò quyết số 21/2003 của Bộ Chính trò và chỉ thò 12 của Chính phủ về
đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây
Nam Bộ đã chỉ rõ “phải xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành đô thò loại I trực
thuộc Trung ương, có vai trò quan trọng là trung tâm, động lực kinh tế cho cả
khu vực đồng bằng”
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày
01/01/2004 và tương lai gần sẽ là đô thò loại I có vò trí chiến lược rất quan trọng
trong quá trình phát triển của khu vực ĐBSCL, là trung tâm kinh tế, chính trò,
văn hoá giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng của cả khu vực Tây nam bộ. Vò trí
đòa lý lại hết sức thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ cũng như đường
hàng không. Là đầu mối giao lưu quan trọng và sầm uất về lưu chuyển hàng
hoá, buôn bán giữa khu vực ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền Đông Nam Bộ, với khu vực Đông Nam Châu Á và thế giới. Chính vì vậy từ
những năm cuối thế kỷ 20 kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ phát triển khá
mạnh, tốc độ đô thò hoá diễn ra rất nhanh và khu đô thò phía Nam Cần Thơ là
một minh chứng.
Chính vì những cơ hội, thách thức và tiềm năng của thành phố Cần Thơ
hiện tại cũng như tương lai về phát triển đô thò, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số
giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ĐTXD khu đô thò Nam Cần Thơ”.
2/. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Thông qua việc tìm hiểu đánh giá, phân tích tình hình phát triển các khu
đô thò trên cả nước và một số quốc gia trên thế giới cũng như của thành phố Cần
Thơ, đề tài tập trung vào việc phân tích, đánh giá tình hình đầu tư xây dựng khu
đô thò mới phía Nam thành phố Cần Thơ trong thời gian qua, tìm hiểu những điều
kiện thuận lợi, khó khăn, bất cập, từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp mang tính
tham khảo nhằm đẩy mạnh đầu tư xây dựng khu đô thò mới này.
3/. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.


Đề tài tập trung phân tích tình hình đầu tư xây dựng khu đô thò mới Nam
thành phố Cần Thơ, trong đó đối tượng nghiên cứu là các dự án ĐTXD khu đô
thò đang và sẽ triển khai tại khu đô thò mới phía Nam thành phố Cần Thơ.
2

Phạm vi nghiên cứu là cơ chế quản lý của Nhà nước, cách thức tổ chức
thực hiện các dự án của các chủ đầu tư, để từ đó đề ra những giải pháp đònh
hướng cho việc ĐTXD khu đô thò mới này.
4/. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn này các phương pháp nghiên cứu trong quản trò được sử
dụng gồm: Phương pháp lòch sử, phương pháp mô tả, phương pháp nghiên cứu
tương quan kết hợp với các kỹ thuật so sánh, thống kê, dự báo nhằm xem xét và
phân tích sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một
cách biện chứng và có hệ thống, để từ đó phát hiện ra những thuận lợi, cũng như
những bất cập, nhằm tạo cơ sở cho việc đề ra những giải pháp hợp lý cho việc
ĐTXD khu đô thò Nam Cần Thơ.
5/. Nội dung và kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 50 trang với ba phần nội dung chính là: Phần mở đầu, phần
phân tích gồm ba chương với nội dung:
CHƯƠNG I: Thành phố Cần Thơ tiềm năng và chiến lược phát triển đô
thò đến năm 2010.
CHƯƠNG II : Phân tích tình hình thực hiện các dự án ĐTXD Khu đô thò
Nam Cần Thơ.
CHƯƠNG III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ĐTXD Khu đô
thò Nam Cần Thơ.
Cuối cùng là phần kết luận. Ngoài ra luận văn còn một số biểu bảng phụ
lục, sơ đồ được sử dụng để minh hoạ cho phần nội dung chính và danh mục
những tài liệu tham khảo.










3

CHƯƠNG I
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TIỀM NĂNG VÀ
CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2010.

1.1/. Giới thiệu thành phố Cần Thơ và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1/. Vò trí đòa lý, tổ chức hành chính, tình hình dân số - lao động.
Sau gần một năm kể từ khi tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ
trực thuộc Trung ương và lập tỉnh Hậu Giang từ ngày 01/01/2004 và trong tương
lai gần sẽ là thành phố cấp I, có diện tích 139.000 ha nằm ở vò trí trung tâm
ĐBSCL về phía Tây sông Hậu nối với đường biển quốc tế theo luồng Đònh An,
cách biển 75 km, có quốc lộ 1A, với cầu Cần Thơ đang được xây dựng, sẽ là
thuận tiện cho giao thông bộ nối liền với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
ĐBSCL, mặt khác còn thuận lợi giao thông thuỷ bộ đến Campuchia.
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dòch vụ,
khoa học kỹ thuật và văn hoá của ĐBSCL, có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
tốt cho hợp tác đầu tư trong và ngoài nước như: Hệ thống giao thông thuỷ bộ, sân
bay, bến cảng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các dòch vụ bưu chính viễn
thông, bảo hiểm, ngân hàng, điện, cấp thoát nước và đặc biệt là có nhiều khu đô
thò mới được thành lập.
1.1.1.1/. Ví trí đòa lý
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và Vónh Long.

- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh mới Hậu Giang
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp
1.1.1.2/. Tổ chức các đơn vò hành chính.
Thành phố Cần Thơ sau khi tách tỉnh Cần Thơ và trực thuộc Trung ương
được tổ chức thành 08 đơn vò hành chính gồm 04 quận: Ninh Kiều (Quận trung
tâm), Cái Răng, Bình Thuỷ, Ô Môn và 04 huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vónh
Thạnh, Thốt Nốt. Mật độ dân cư trung bình 806 người/Km
2
, Quận Ninh Kiều có
mật độ dân cư tập trung cao nhất (7.152 người/Km
2
), có mật độ dân cư thấp nhất
là huyện Vónh Thạnh (378 người/Km
2
).

4

Bảng 1: Diện tích và dân số thành phố Cần Thơ

Diện tích (km
2
) Dân số (người)
Tổng số 1.390 1.121.141
- Quận Ninh Kiều 29 207.408
- Quận Bình Thuỷ 69 87.200
- Quận Cái Răng 63 76.498
- Quận Ô Môn 126 127.278
- Huyện Phong Điền 119 101.948

- Huyện Cờ Đỏ 403 174.752
- Huyện Thốt Nốt 171 191.000
- Huyện Vónh Thạnh 410 155.057
(Nguồn: số liệu kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang năm 2000-2003)
1.1.1.3/. Tình hình dân số – lao động.
Thành phố có 1.121.141 người, trong đó dân cư thành thò là 559.040 người
chiếm 49,86% và dân cư nông thông là 562.101 người chiếm 50,14%. Lao động
nông nghiệp chiếm 53,67% và lao động phi nông nghiệp chiếm 46,53%. Mật độ
dân số là 807 người/km
2
, tỷ lệ tăng dân số sự nhiên là 1%, tăng cơ học là 3%.
Bảng 2: Dân số trung bình thành phố Cần Thơ năm 2000 đến năm 2003
Phân theo Nông nghiệp, phi nông nghiệp và thành thò, nông thôn

2000 2001 2002 2003
Phân theo khu vực
1.085.523 1.096.427 1.108.061 1.121.141
- Nông nghiệp
709.298 716.141 723.674 731.609
- Phi nông nghiệp
376.225 380.286 384.387 389.532
Phân theo thành thò nông thôn
1.085.523 1.096.427 1.108.061 1.121.141
- Thành thò
351.821 355.551 359.324 559.040
- Nông thôn
733.702 740.876 748.737 562.101
(Nguồn: số liệu kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang năm 2000-2003)
5


Một trở ngại lớn nhất của của thành phố Cần Thơ hiện tại là chất lượng
nguồn nhân lực còn hụt xa so với yêu cầu. Đáng quan tâm nhất là lực lượng tri
thức khoa học của thành phố vừa thiếu, vừa yếu, nhưng số hiện có lại chưa phát
huy đúng mức. Chưa có chính sách và giải pháp hữu hiệu để đào tạo nhân tài,
chưa có những đối sách thoả đáng để quy tụ chất xám.

1.1.2/. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng.
Cách thành phố Hồ Chí Minh 170 km, thành phố Cần Thơ là nơi hội tụ,
đầu mối giao thông huyết mạch bằng đường sông, đường bộ, đường biển với các
tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật phong phú như cảng Cần Thơ có thể
tiếp nhận tàu 10.000 tấn, cảng biển Cái Cui đang được xây dựng có thể tiếp
nhận tàu 20.000 tấn với công suất hàng hoá thông qua cảng khoảng 4,2 triệu tấn
hàng mỗi năm, chủ yếu phục vụ cho nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất,
máy móc thiết bò, hàng tiêu dùng và xuất khẩu nông thuỷ sản hàng hoá của
ĐBSCL. Sân bay Trà Nóc đang được khôi phục, nâng cấp, mở rộng với kinh phí
đầu tư là 700 tỷ đồng để nối các đường bay trong nước và từng bước mở thêm
đường bay đến các nước Đông Nam Á.
Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc có công suất 200MW và đang xây dựng
thêm nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600MW, sẽ nâng
lên 1.200MW. Hai nhà máy cấp nước sạch có công 90.000m
3
/ngày đêm, dự kiến
từ nay đến năm 2010 xây thêm các nhà máy cung cấp nước sạch với công suất
200.000 m
3
/ngày đêm trên một số khu vực thuộc đòa bàn thành phố Cần Thơ.
Cầu Cần Thơ đã được khởi công xây dựng ngày 25/9/2004, sẽ hoàn thành
vào năm 2008, nối liền giao thông bộ quan trọng giữa thành phố Cần Thơ, thành
phố Hồ Chí Minh, các tỉnh ĐBSCL và cả nước. Hệ thống bưu chính viễn thông

hiện đại, đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với cả nước và
các nước trên thế giới.
1.1.3/. Phát triển công nghiệp.
Công nghiệp là thế mạnh quan trọng của thành phố, đang được phát triển
với nhiều ngành nghề và đa dạng về sản phẩm. Tập trung vào các ngành chế
biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp điện - điện tử – tin học, may mặc, giầy
da, hoá chất, dệt PP, công nghiệp cơ khí và công nghiệp vật liệu xây dựng.
Trên đòa bàn thành phố Cần Thơ hiện đang có 5.000 cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, với giá trò sản xuất công nghiệp đạt 6.000 tỷ đồng.
6

Đến cuối năm 2003 Cần Thơ có trên 2.800 doanh nghiệp với tổng vốn đầu
tư đăng ký trên 3.300 tỷ đồng và có 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
của 12 quốc gia với tổng vốn đầu tư đăng ký là 142 triệu USD và gần 100 văn
phòng đại diện, chi nhánh giao dòch nước ngoài đang hoạt động, làm phong phú
cho hoạt động mậu dòch và đầu tư của thành phố.
Bảng 3: Giá trò sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
2000 2001 2002 2003
Tổng số
3.687.566 4.594.303 4.999.673 5.870.901
I. Khu vực kinh tế trong nước
2.986.864 3.647.598 4.136.441 4.834.248
1. Nhà nước
- Trung ương
- Đòa phương
2.281.701
488.894
1.792.807
2.851.063

510.734
2.340.329
2.930.071
435.502
2.494.569
3.120.960
452.600
2.668.360
2. Ngoài Nhà nước
- Tập thể
- Tư nhân
- Cá thể
- Hỗn hợp
705.163
9.578
182.725
423.895
88.965
796.535
11.708
216.923
458.914
108.990
1.206.370
16.816
269.648
522.737
397.169
1.713.288
22.459

436.840
622.642
631.347
II. Khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài
700.702 946.705

863.232 1.036.653
1.Liên doanh
516.299 500.321 479.020 567.189
2. 100% vốn nước ngoài
184.403 446.384 384.212 469.464
(Nguồn: số liệu kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang năm 2000-2003)

Cần Thơ đang kêu gọi đầu tư cho các dự án thuộc lónh vực công nghiệp
chế biến, điện – điện tử. Hoá chất, dệt máy, giầy da…
1.1.4/. Tiềm năng về nông nghiệp.
Thành phố Cần Thơ có diện tích đất nông nghiệp khoảng 116.868 ha,
được sử dụng để trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả. Hàng năm có thể
sản xuất trên 1 triệu tấn lúa, chế biến xuất khẩu gạo từ 500.000 đến 600.000 tấn.
Sản lượng cây ăn quả 100.000 tấn, thuỷ sản 45.000 tấn và thòt gia súc, gia cầm
7

18.000 tấn. Ngoài ra còn có các nông sản khác như bắp (trên 3.000 tấn), đậu
nành (trên 2.000 tấn), mè (trên 1.000 tấn).
Bảng 4: Giá trò sản xuất nông nghiệp phân theo ngành
(giá hiện hành)
ĐVT: Triệu đồng
2000 2001 2002 2003
Tổng

2.054.992 2.067.910 2.872.824 2.830.706
Trồng trọt
1.778.472 1.733.320 2.366.655 2.326.236
Chăn nuôi 160.200 217.538 369.368 359.953
Dòch vu nông nghiệpï 116.320 117.052 136.801 144.517
(Nguồn: số liệu kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang năm 2000-2003)

Để khai thác tiềm năng này phục vụ cho phát triển kinh tế, thành phố Cần
Thơ kêu gọi đầu tư cho các dự án chế biến như: Chế biến nước trái cây đóng
hộp, dầu thực vật, lương thực, thực phẩm đóng hộp và thức ăn cho tôm cá.
1.1.5/. Hoạt động thương mại, tiềm năng du lòch.
Cần Thơ có hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán hoạt động hiệu qủa
và ngày càng mở rộng, có 72 khách sạn với 1.767 phòng trong đó có 16 khách
sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao. Với hệ thống khách sạn này, Cần Thơ hoàn
toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho du khách và cung cấp dòch vụ
văn phòng cho thuê cho các doanh nghiệp.
Mặt khác, với vò trí thuận lợi là trung tâm ĐBSCL có hệ thống giao thông
thuỷ bộ thông suốt khắp cả vùng, Cần Thơ còn là nơi tập trung nguyên liệu để
chế biến, mua bán hàng hoá, cung cấp dòch vụ thương mại cho ĐBSCL, nhiều
tỉnh khác trong cả nước để thực hiện mậu dòch với các nước trên thế giới. Cần
Thơ hiện có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới như Asean, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Phi và Bắc Mỹ…
Ngoài các khu thương mại, siêu thò, khu vui chơi giải trí, hội chợ triển
lãm, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống chợ nổi trên sông như Cái Răng -
Phong Điền, các chợ đòa phương, các khu du lòch sinh thái Mỹ Khánh, Thuỷ
Tiên… và hệ thống và hệ thống vười trái cây ven sông Hậu. Để phát triển mạnh
trong lónh vực này, thành phố kêu gọi đầu tư cho các dự án phát triển thương mại
– du lòch như: Xây dựng khu đô thò mới, siêu thò, các khu du lòch sinh thái và các
trung tâm vui chơi giải trí.
8


Bảng 5: Giá trò sản xuất ngành thương mại, du lòch, khách sạn,
nhà hàng và dòch vụ phân theo ngành (giá hiện hành)
ĐVT: Triệu đồng
2000 2001 2002 2003
Tổng
1.791.850 1.909.276 2.149.772 2.385.576
Thương mại
1.341.321 1.460.768 1.426.681 1.591.350
Du lòch 7.062 8.913 11.461 13.199
Khách sạn, nhà hàng 443.467 439.595 711.630 781.027
(Nguồn: số liệu kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang năm 2000-2003)

1.1.6/. Phát triển khoa học công nghệ.
Thành phố Cần Thơ có hệ thống trường đại học, các trường trung học
chuyên nghiệp đào tạo kỹ thuật, Trung tâm công nghệ phần mềm và Viện
nghiên cứu lúa ĐBSCL, đã trở thành trung tâm khoa học kỹ thuật của vùng
ĐBSCL, hàng năm đào tạo hơn 20.000 cán bộ khoa học kỹ thuật.
Hiện tại thành phố đang có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật khá phong
phú đủ mọi trình độ và ngành nghề. Để khoa học công nghệ phát triển mạnh góp
phần phục vụ cho phát triển kinh tế, thành phố kêu gọi đầu tư vào dự án xây
dựng nhà máy lắp ráp điện tử và tin học, khu công nghệ cao.
* KẾT LUẬN
Bên cạnh những lợi thế và những gì đã làm được, thành phố Cần Thơ
cũng còn một số tồn tại, yếu kém cần được khắc phục:
- Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vò thế của thành
phố, chưa thực sự vững chắc, chất lượng chưa cao, chuyển dòch cơ cấu chậm, khả
năng cạnh tranh trên thò trường trong nước và quốc tế còn yếu, chưa có ngành
kinh tế mũi nhọn cũng như sản phẩm chủ lực. Kinh tế Nhà nước chưa mạnh, kinh
tế hợp tác còn nhiều mặt yếu kém, tiềm năng của kinh tế tư nhân chưa được khơi

dậy và phát huy tốt. Vai trò trung tâm, sức lan toả và thu hút của Cần Thơ đối
với kinh tế vùng còn hạn chế.
- Chưa thật sự có một giải pháp tốt đối với các vấn đề xã hội bức xúc,
trong đó có các vấn đề phát sinh trong quá trình đô thò hoá. Công tác quy hoạch,
giải toả bồi hoàn tái đònh cư gặp nhiều khó khăn.
- Công tác cán bộ vẫn còn nhiều bất cập. Chưa có giải pháp đồng bộ
mang tính chiến lược, đặc biệt là chưa có khâu đột phá để xây dựng đội ngũ cán
9

bộ các cấp đủ mạnh, có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của
thành phố.
Trong bối cảnh mới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn,
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cần Thơ tiếp tục quán triệt Nghò
quyết Đại hội IX của Đảng về phương hướng phát triển trung của đất nước, của
vùng để vận dụng vào điều kiện cụ thể của thành phố, nhận rõ vò trí và vai trò
của mình, tiếp tục nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách
thức, phát huy tính năng động, sáng tạo để xây dựng và phát triển thành phố.
Với vò trí thuận lợi, diện tích và dân số thích hợp, tương lai Cần Thơ sẽ là
một thành phố hiện đại, văn minh là trung tâm kinh tế, chính trò, văn hoá xã hội,
giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông quan trọng, là trọng
điểm về quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nam Bộ cũng như của cả nước.
1.2/. Tổng quan về đầu tư xây dựng khu đô thò.
Đầu tư xây dựng khu đô thò là việc chính phủ hoặc các nhà đầu tư dùng
một khoản tiền của mình bỏ vào xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội trong các khu đô thò nhằm đạt được các mục đích phục vụ sinh hoạt
vật chất và tinh thần của cư dân đô thò ngày càng tốt hơn, đồng thời kết hợp với
mục đích phát triển sản xuất và kinh doanh có lãi.
“Chủ đầu tư” Là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được
giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy
đònh của pháp luật.

“Dự án đầu tư” Là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất đònh nhằm đạt
được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của
sản phẩm hoặc dòch vụ trong khoảng thời gian xác đònh.
“Công trình xây dựng” là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với
đất (bao gồm cả khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục đòa) được tạo
thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bò và lao động.
“Tổng mức đầu tư” là toàn bộ chi phí ĐTXD (kể cả vốn sản xuất ban đầu)
và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác đònh trong quyết đònh đầu tư.
1.2.1/. Đô thò, chức năng và phân loại.
1.2.1.1/. Đô thò và chức năng của đô thò.
“Đô thò là một điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động
phi nông nghiệp, có hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp. Là trung tâm tổng hợp
10

chính trò, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước, của một tỉnh, thành phố, một
huyện, hay là những trung tâm chuyên ngành của vùng liên tỉnh hay cả nước”.
Ở nước ta, theo quy đònh thì các yếu tố cơ bản của đô thò là:
- Đô thò có chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một
vùng lãnh thổ nhất đònh.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70%
mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy đònh đối với từng loại đô thò.
- Quy mô dân số ít nhất là 4000 người..
- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại
đô thò.
“Khu đô thò mới: là khu xây dựng mới tập trung theo dự án đầu tư phát
triển hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và phát triển nhà của toàn khu, được
gắn với một đô thò hiện có hoặc với một đô thò mới đang hình thành có ranh giới

và chức năng được xác đònh phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thò được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
1.2.1.2/. Phân loại đô thò.
Ở nước ta theo quy đònh tại Nghò đònh số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001
của Chính phủ thì đô thò được phân làm sáu loại: Đô thò loại đặc biệt, đô thò loại
I, đô thò loại II, đô thò loại III, đô thò loại IV và đô thò loại V. (kèm theo phụ lục)
1.2.2/. Những đối tượng cần phải đầu tư và những vấn đề phải giải quyết khi
xây dựng khu đô thi.
Các công trình đô thò bao gồm công trình hạ tầng đô thò (Hệ thống giao
thông đô thò, hệ thống cấp thoát nước đô thò, hệ thống năng lượng đô thò, hệ
thống thông tin đô thò, hệ thống bảo vệ môi trường đô thò, hệ thống bảo hiểm xã
hội đô thò) và công trình nhà ở đô thò (Nhà ở cho dân cư đô thò, nhà để tiến hành
các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học – kỹ thuật và quản
lý đô thò). Được phân ra thành hai đối tượng sau:
1.2.2.1/. Cơ sở hạ tầng xã hội.
Có nhiệm vụ cung cấp điều kiện sinh hoạt cần thiết cho dân cư, bảo đảm
cho sự phát triển nhòp nhàng về kinh tế xã hội đô thò. Nội dung cơ bản của cơ sở
hạ tầng mang tính xã hội là các cơ sở kinh doanh, dòch vụ thương mại, cơ sở giáo
dục đào tạo, các công trình phục vụ hoạt động văn hoá, nghệ thuật, bảo tàng,
11

các khu công viên vui chơi giải trí, thể dục thể thao, y tế vệ sinh môi trường, các
khu nhà ở và các cơ quan quản lý hành chính.
1.2.2.2/. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Bao gồm các cơ sở vật chất được sử dụng để cung cấp cho dân cư và các
tổ chức của đô thò. Các loại phục vụ về điện năng, nhiệt năng, cấp thoát nước,
đường xá, giao thông công cộng… nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
Nội dung của cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm có:
- Hệ thống năng lượng: Bao gồm sản xuất điện năng, truyền tải và biến

áp điện, sản xuất và cung cấp nhiệt năng, sản xuất và cung cấp than, củi khí đốt.
- Hệ thống cấp thoát nước: Bao gồm khai thác, sử dụng nguồn nước, sản
xuất và cung cấp nước máy, hệ thống xử lý nước thải và nước bẩn.
- Hệ thống giao thông vận tải: Bao gồm giao thông nội thò: xe ô tô, xe
điện, tàu điện ngầm, xe thô sơ và hệ thống giao thông ngoại thò: vận tải đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
- Hệ thống bưu chính viễn thông: Bưu chính, điện tín, điện thoại, internet.
- Hệ thống bảo vệ môi trường: Bao gồm giám sát môi trường, công viên
cây xanh, vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Hệ thống phòng hộ: Phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, phòng
động đất, phòng dòch bệnh, chiến tranh.
1.2.2.3/. Về thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản.
Thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản là những quy đònh của Nhà Nước trong
lónh vực quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Trình tự đầu tư và xây dựng gồm 03 giai đoạn: Chuẩn bò đầu tư; thực
hiện đầu tư và kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Nội dung của công việc chuẩn bò đầu tư bao gồm:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
- Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thò trường trong nước và ngoài nước để xác
đònh nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng
thiết bò và vật tư cho sản xuất, xem xét về khả năng nguồn vốn đầu tư và lựa
chọn hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn đòa điểm xây dựng.
12

- Lập dự án đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến cơ quan có thẩm quyền quyết đònh
đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm đònh dự án đầu tư.
Nội dung của công việc chuẩn bò đầu tư bao gồm:
- Xin giao đất.

- Xin giấy phép xây dựng
- Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái đònh
cư và phục hồi, chuẩn bò mặt bằng xây dựng.
- Mua sắm thiết bò và công nghệ.
- Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng.
- Thẩm đònh, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình.
- Tiến hành thi công xây lắp.
- Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng.
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bò và chất lượng xây dựng.
- Nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm.
1.2.2.4/. Vấn đề bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng.
Đền bù và khôi phục thu nhập, mức sống là tâm điểm của kế hoạch tái
đònh cư. Việc đền bù đối với các tài sản và biện pháp khôi phục phải được thực
hiện một cách đầy đủ đối với các đối tượng trong diện giải toả của dự án nhằm
khôi phục thu nhập của họ và đảm bảo rằng khi tái đònh cư, mức sống của họ ít
nhất cũng phải ngang bằng với mức sống trước đây.
Một trong những giải pháp cơ bản của việc đền bù là đền bù bằng tiền
cho các tài sản bò mất. Tuy nhiên, việc tái đònh cư cho người dân không chỉ là
vấn đề tiền, mà bên cạnh đó các giải pháp tái đònh cư phải bao gồm các giải
pháp phi tiền tệ khác nhằm giúp người dân trong diện giải toả khôi phục điều
kiện sống và mức thu nhập của họ.
Tái đònh cư là một giai đoạn quan trọng trong tiến trình hoạt động của một
dự án, các công việc của giai đoạn đầu tư chỉ có thể tiến hành được khi các đối
tượng trong diện giải toả nhận được đền bù và tái đònh cư. Do vậy, mọi sự chậm
trễ trong hoạt động này sẽ làm chậm quá trình triển khai dự án.
Các yếu tố chủ yếu phải đạt được để một dự án tái đònh cư thành công là:
13

- Đền bù đúng đắn và công bằng đối với phần tài sản, thu nhập và việc
làm bò mất.

- Khôi phục và cải thiện mức sống cũng như các nguồn thu nhập thông
qua một chương trình khôi phục về thu nhập.
- Sự tham gia tích cực của người dân.
- Quan tâm tới yếu tố con người với các vấn đề riêng của họ hay các
nhóm người dễ bò tổn thương nhất trong xã hội.
1.2.3/. Các hình thức và nguồn vốn đầu tư vào xây dựng khu đô thò.
Để thực hiện đầu tư vào xây dựng khu đô thò, các nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài có thể lựa chọn những hình thức sau:
1.2.3.1/. Các hình thức đầu tư trong nước
- Thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.
- Mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng–kinh doanh- chuyển giao; hợp
đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh; hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
1.2.3.2/. Các hình thức đầu tư quốc tế.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Là văn bản được ký kết giữa hai
bên hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động của các
nước nhận đầu tư trên cơ sở quy đònh trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên mà không thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc bất cứ một
pháp nhân mới nào.
- Công ty liên doanh (JVC – Joint Venture Company): Là Công ty được
thành lập giữa một bên là Việt Nam và bên kia là các bên nước ngoài tham gia
đầu tư liên doanh (có thể 2 bên hoặc nhiều bên cùng tham gia liên doanh).
- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Owned): Do tổ chức
hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, tự chòu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh và chòu sự quản lý của Nhà nước Việt Nam về mặt tài chính kế toán.
- Hợp đồng BOT (Build – Operate -Transfer): Là văn bản ký kết giữa
tổ chức, cá nhân nước ngoài với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
để xây dựng khai thác kinh doanh các công trình hạ tầng như: Cầu, đường, sân
bay, bến cảng, nhà máy điện trong một thời hạn nhất đònh. Hết thời hạn, tổ chức,

14

các nhân nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Chính phủ
Việt Nam.
- Thuê thiết bò: Gồm hai hình thức thuê hoạt động và thuê tài chính, đây
là hình thức đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng của nước ngoài dưới hình thức là tài
sản thiết bò.
1.2.3.3/. Các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng khu đô thò.
Việc ĐTXD cơ vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đòi hỏi một
nguồn vốn rất lớn, do đó cần thiết phải huy động tổng hợp các nguồn vốn của
một thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bao gồm:
- Nguồn vốn ngân sách do Nhà nước đầu tư kể cả vốn của Trung ương và
đòa phương, nguồn vốn này được trích từ thu nhập quốc dân hàng năm. Đối với
nước ta nguồn vốn này còn rất hạn chế do tích luỹ thấp.
- Nguồn vốn tài trợ của các nước và các tổ chức phi chính phủ không hoàn
lại. Nguồn vốn này yêu cầu phải sử dụng đúng mục đích.
- Nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp của tổ chức Viện trợ Phát triển
chính thức ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Nguồn
vốn ODA đòi hỏi phải có một tỷ lệ vốn đối ứng ở trong nước thì điều kiện giải
ngân mới nhanh.
- Nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng công trình
phúc lợi công cộng như lao động công ích .v.v.
- Nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài muốn đầu tư
trực tiếp vào các công trình văn hoá, thể thao, y tế, khu vui chơi giải trí nhằm
vừa phục vụ, vừa kinh doanh có lãi. Muốn huy động tốt nguồn vốn này thì cần
thiết phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật đầu tư, ban hành các chính sách
khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thì sẽ thu hút được nhiều
nguồn vốn này.
- Nguồn vốn của nhân dân kết hợp với vốn của Nhà nước cùng làm để
xây dựng nhà ở.






15

CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ NAM CẦN THƠ.

2.1/. Giới thiệu Khu đô thò Nam Cần Thơ
2.1.1./. Cơ sở hình thành, mục tiêu xây dựng.
Căn cứ quyết đònh 606/TTg ngày 20 tháng 12 năm 1993 của Thủ Tướng
chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Cần Thơ
đến năm 2010.
Căn cứ Quyết đònh số 62/2000/QĐ-TTg ngày 06/6/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể Kinh tế – xã hội tỉnh Cần Thơ
thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2020.
Căn cứ bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ – tỉnh Cần
Thơ đến năm 2020 tỷ lệ 10.000 do Xí nghiệp Thiết kế Quy hoạch xây dựng –
Công ty tư vấn Xây dựng Tổng hợp - Bộ Xây Dựng thực hiện, trong đó có khu
đô thò mới phía Nam sông Cần Thơ.
Theo những quy đònh trên thì tại Khu Nam sông Cần Thơ sẽ xây dựng một
khu đô thò mới hiện đại với các khu dân cư, các cụm trường đào tạo, trung tâm
bảo vệ sức khoẻ, các công trình kinh tế – xã hội và dòch vụ công cộng. Xây dựng
Khu đô thò này sẽ tạo ra sự cần bằng về bố cục đô thò giảm bớt áp lực tập trung
đơn tuyến về phía Trà Nóc nhằm phân bố đồng đều các hướng lưu thông nội thò.
2.1.2/. Diện tích, quy mô và vò trí chiến lược.
Khu đất quy hoạch đô thò phía Nam sông Cần Thơ có diện tích 1.800ha,

bao gồm phường Hưng Phú quận Ninh Kiều, một phần phường Hưng Thạnh quận
Cái Răng và một phần xã Đông Phú huyện Châu Thành của tỉnh Hậu Giang.
- Phía Tây Bắc giáp sông Cần Thơ .
- Phía Tây Nam giáp đất ruộng của dân .
- Phía Đông Bắc một phần giáp sông Hậu, một phần giáp khu công
nghiệp Hưng Phú có ranh giới là đường đi cảng Cái Cui theo quy hoạch .
- Phía Đông Nam giáp đất ruộng của dân.
Nằm về phía Đông của khu đô thò là Khu Công nghiệp Hưng phú, đây là
khu công nghiệp tổng hợp nhiều ngành nghề, có diện tích 616 ha với tổng vốn
16

đầu tư được khái toán khoảng 2.200 tỷ đồng, dự kiến khi hoàn thành sẽ thu hút
được 84.200 lao động.
Bảng 6: Các chỉ tiêu đònh lượng phát triển khu công nghiệp Nam Cần Thơ
Các chỉ tiêu ĐVT Số liệu
Diên tích khu công nghiệp Ha 616
Diện tích phát triển công nghiệp Ha 597
Nhu cầu điện năng Tr.Kwh 1.030
Nhu cầu nước m
3
/ngày đêm 47.000
Khả năng thu hút lao động Người 84.000
Giá trò sản xuất Triệu USD 1.160
Giá trò tăng thêm (45% GO) Triệu USD 580
Giá trò xuất khẩu (65% GO) Triệu USD 813
(Nguồn Sở Công Nghiệp Cần Thơ)
Hiện đã có nhiều dự án đăng ký và triển khai thực hiện đầu tư tại khu
công nghiệp Hưng Phú, trong đó có 02 dự án là:
- Xây dựng cảng biển quốc tế Cái Cui với tổng vốn đầu tư là 212 tỷ đồng,
khi hoàn thành có thể tiếp nhận tàu 20.000 tấn với đầy đủ hệ thống kho bảo

quản, trung chuyển các mặt hàng nông thuỷ hải sản với mức luân chuyển hàng
hoá 4,2 triệu tấn năm.
- Nhà máy nước Hưng Phú với công suất 60.000m3/ngày đêm, nhà máy
này sẽ cung cấp nước sạch cho hoạt động khu công nghiệp và Khu đô thò mới
Nam Cần Thơ.
Theo chương trình phát triển giao thông đã được Đội hội đại biểu lần thứ
X Đảng Bộ tỉnh Cần Thơ thông qua tháng 4 năm 2002, sẽ có 03 tuyến giao thông
huyết mạch đi qua khu đô thò mới Nam Cần Thơ là: Quốc lộ 91B đi các tỉnh An
Giang, Kiên Giang; Quốc lộ Nam sông Hậu nối với Cầu Cần Thơ đang được xây
dựng đi các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; Đường Quang Trung – Cảng Cái
Cui. Trong đó, tuyến Quang Trung – Cảng Cái Cui đã được thực hiện đạt 90%.
Với vò trí thuận lợi về các mặt giao thông thuỷ bộ, lại gần KCN cao Hưng
Phú, khu đô thò mới Nam Cần Thơ sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển trở
thành một đô thò hiện đại của thành phố Cần Thơ – trung tâm động lực phát triển
cả vùng ĐBSCL.
17

2.1.3/. Hiện trạng khu quy hoạch xây dựng đô thò Nam Cần Thơ.
* Hiện trạng sử dụng đất.
Đất trong khu quy hoạch là vườn tạp và ruộng lúa, đất thổ cư chủ yếu nằm
dọc bờ sông Cần Thơ, mức độ xây dựng đơn giản nhà ở hầu hết là nhà cấp 4 và
vật liệu tạm, nhà ở xây dựng tự phát trên đất nông nghiệp .
Toàn bộ đất hiện trạng chưa có quy hoạch chi tiết chia lô nền nhà ở và
các công trình công cộng phục vụ dân sinh còn mang dáng dấp tự phát, làm ảnh
hưởng tiêu cực đến cảnh quan và môi trường đô thò.
Đất đai bò chia cắt bởi nhiều kênh rạch tự nhiên. Các kênh rạch chính qua
đòa bàn quy hoạch là: Kênh 26 tháng 3, rạch Cái Da, rạch Cái Nai, rạch Cái Đôi,
rạch Cái Sâu, rạch Bùng Binh, rạch Bến Bạ, rạch Cái Cui,
* Tình hình dân cư trong khu quy hoạch.
Thành phần dân cư: nhiều thành phần, nhưng chủ yếu là dân lao động

sống bằng nghề nông .
Dân số: bao gồm dân số trong phường Hưng Phú, một phần phường Hưng
Thạnh (thuộc quận Cái Răng thành phố Cần Thơ) và một phần xã Đông Phú
(thuộc huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang).
Bảng 7: Diện tích, dân số trên đòa bàn
Đơn vò hành chính Diện tích (ha) Dân số (người)
Phường Hưng Thạnh 867,15 8.384
Phường Hưng Phú 752,63 17.289
Xã Đông Phú 1.775,98 9.194
(Nguồn: số liệu kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang năm 2000-2003)

* Cơ sở hạ tầng xã hội.
Nhà ở phần lớn do xây dựng tự phát.
Các công trình công cộng hiện có trong khu quy hoạch gồm có:
+ Công trình phúc lợi công cộng: UBND phường Hưng Phú; Trường cấp I
Hưng Phú 1A, Hưng Phú 2A, Hưng Phú 2B, Hưng Thạnh 2, (điểm Avà B), Trần
Hoàng Na -A, Trần Hoàng Na - B (điểm 1 và 2); Mầm non: 3 điểm A, B, C.
+ Công trình tôn giáo: 02 chùa (gần kênh 26 - 3).
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
18

Giao thông bộ: khu vực này giao thông bộ chưa có, hiện chỉ có một số
tuyến đường bêtông và đường đất rộng 2 - 4m. Tuy nhiên cầu Quang Trung đã
xây dựng xong, hệ thống giao thông bộ sẽ nhanh chóng phát triển.
Giao thông thủy: có 2 tuyến chính là sông Hậu và sông Cần Thơ. Ngoài
ra còn nhiều kênh rạch qua khu quy hoạch như: kênh 26 - 3, rạch Cái Da, rạch
Cái Nai, rạch Cái Đôi, rạch Cái Sâu, rạch Bùng Binh, rạch Cái Cui, có chiều
rộng từ 20 - 80m, những rạch lớn sâu khoảng 3m (khi nước ròng) có thể thông
thuyền có tải trọng 50 - 100 tấn.
Thoát nước mưa: Chưa có hệ thống thoát nước mưa, hiện tại các đường

nhỏ trong khu quy hoạch thoát theo đòa hình tự nhiên ra các kênh rạch.
Thoát nước bẩn: Nhà ở dọc các tuyến đường hiện hữu dùng biện pháp xử
lý cục bộ nước thải sinh hoạt qua bể tự hoại trước khi ra hệ thống thoát nước
chung. Các hộ nằm sâu trong ruộng vườn thải nước tự do ra mương, rạch quanh
nhà gây ô nhiễm môi trường.
Cấp nước: Hiện tại khu vực quy hoạch chưa có nguồn cấp nước sạch của
thành phố, nhân dân sử dụng nước giếng khoan và nước tự bơm xách từ sông
Cần Thơ, sông Hậu các kênh, rạch, qua lắng lọc và sử dụng.
Cấp điện: Toàn bộ các hộ dân sử dụng nguồn lưới điện 15 (22) kv được
cung cấp từ huyện Châu Thành.
2.1.4/. Quy hoạch tổng thể xây dựng Khu đô thò Nam Cần Thơ.
2.1.4.1/. Đònh hướng phát triển.
Đồ án quy hoạch nhằm đònh hướng khả năng phát triển đô thò mới hiện
đại của khu vực Nam Cần Thơ từ nay đến năm 2020. Từng bước xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật nhằm tiện nghi hóa đời sống dân cư và văn minh đô thò.
Dân số dự kiến: Khu vực nầy có thể tổ chức đònh cư và tái đònh cư cho
110.000 người (chỉ tiêu 35 - 70 m2 đất khu dân cư cho 1 người).
2.1.4.2/. Các số liệu kinh tế, kỹ thuật.
Diện tích khu đất quy hoạch : 1.800 ha .
Dân số dự kiến trong khu quy hoạch : 110.000 người .
Cao độ san lấp : (cốt quốc gia) : + 2,20(+ 2,40m .
Tiêu chuẩn cấp điện dân dụng : 1.500kwh/ ngừơi/ năm .
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt : 150lít/ người/ ngày đêm .
Hệ thống thoát nước bẩn và thoát nước mưa riêng biệt .
Rác được thu gom 100% đưa về bãi rác và nhà máy xử lý, chế biến rác.
19

2.1.4.3/. Nội dung quy hoạch
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của khu đô thò Nam Cần Thơ đã được
UBND tỉnh Cần Thơ phê duyệt theo Quyết đònh số 90/QĐ-UB ngày 04/10/2002,

với những nội dung như sau:
* Cơ cấu quy hoạch.
Khu đô thò mới phía Nam sông Cần Thơ được quy hoạch thành một đô thò
mới hiện đại với các công trình chính như sau:
- Trung tâm hành chính cấp quận và cấp phường.
- Trung tâm tài chính, dòch vụ thương mại.
- Trường Đại học, trường dạy nghề, các trường dạy ngoại ngữ, trường phổ
thông, trường tiểu học, trường mầm non. Có thể có một số trường để nước ngoài
đầu tư xây dựng và giảng dạy.
- Bệnh viện cao cấp.
- Nhà ở chủ yếu là chung cư cao tầng (chung cư cao cấp và bình dân), nhà
biệt thự (biệt thự đơn lập, song lập) và nhà ở chia lô theo dạng phố.
- Công trình công cộng, văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao ...
* Phương án quy hoạch: chia thành 3 khu chức năng
Khu 1: chức năng kinh tế, tài chính, diện tích 478 ha gồm :
Chợ trung tâm nằm bên bờ sông Cần Thơ.
Đường trục chính có lộ giới 47m mỗi bên quy hoạch vào 100m xây dựng
nhà cao tầng ( tối đa là 9 tầng ). Có khoảng lùi so với lộ giới là 10m, đây là các
tòa nhà đa chức năng, bao gồm :
- Nhà làm việc cho các cơ quan, các văn phòng đại diện trong và ngoài
nước, kết hợp là các công trình tài chính, thương mại, dòch vụ, kết thúc trục trung
tâm về phía cầu Cần Thơ trung tâm hành chính khu vực, có quảng trường phía
trước khu trung tâm hành chính. Tại nút giao thông kết thúc trục đường sẽ đặt
tháp biểu tượng của khu đô thò mới.
- Hai bên lớp nhà cao tầng về hướng sông Cần Thơ và quốc Lộ 1 là lớp
nhà chia lô với độ cao 4- 7 tầng tạo thành khu phố sầm uất và hiện đại.
Dọc bờ sông Cần Thơ và dọc đường dẫn cầu Cần Thơ sẽ xây dựng các
khu chung cư với chiều cao tối thiểu là 3 tầng và các khu biệt thự từ 2 - 3 tầng.
Đan xen các khu chung cư và biệt thự là các mảng xanh và các kênh rạch tạo sự
hài hòa giữa công trình, cây xanh và mặt nước.

20

Khu trường dạy ngoại ngữ nằm trong khu vực cạnh sông Cần Thơ.
Khu 1 với bố cục hình bậc thang từ thấp đến cao ( cao dần về phía trục
đường chính ) sẽ mở ra 2 hướng nhìn rất đẹp về khu đô thò mới. Đó là hướng
nhìn từ sông Cần Thơ (từ đô thò cũ nhìn sang) và hướng nhìn từ đường dẫn cầu
Cần Thơ, cửa ngỏ để đi vào thành phố Cần Thơ.
Ngoài ra trong khu vực còn có bến du thuyền nằm bên bờ sông Hậu cạnh
cụm khách sạn, trong khu công viên cây xanh.
Bến xe khách nằm một bên Quốc Lộ 1 (nằm giữa Quốc Lộ 1 và sông Cần
Thơ) bao gồm bến xe khách liên tỉnh và bến xe nội thành rất thuận lợi giao
thông thủy bộ.
Siêu thò nằm gần nút giao thông cầu vượt thuận tiện đón khách các tỉnh và
khách nội thành đến mua sắm .
Khu 2: với chức năng văn hóa, giáo dục diện tích 738 ha, bao gồm:
Trường đại học Quốc tế nằm cạnh Quốc Lộ 1, có cạnh dài nằm trên
đường chính khu dân cư.
Bệnh viện chất lượng cao.
Khu nhà ở cao cấp dành cho chuyên gia.
Khu công viên văn hóa giải trí trung tâm, tận dụng được đòa hình thiên
nhiên uốn khúc của rạch Cái Nai đoạn đi qua công viên và đào thêm hồ để phát
triển các loại hình giải trí trên sông nước. Đây cũng là lá phổi xanh của khu vực.
Khu trung tâm hành chính, quảng trường nằm trên trục đường chính.
Các khu nhà ở của dân xây dựng chung cư có độ cao tối thiểu 3 tầng, biệt
thự và nhà chia lô, với các điểm trường phổ thông, tiểu học, mầm non phục vụ
khu nhà ở.
Khu 3: với chức năng nhà ở và các công trình phục vụ KCN, diện tích 584
ha, bao gồm :
Trường dạy nghề nằm gần KCN Hưng Phú thuận tiện việc đào tạo nghề
cho công nhân.

Trung tâm hành chính khu vực quảng trường nằm tại nút giao của đường
trục chính và đường từ khu công nghiệp vào khu dân cư. Tại vò trí này 2 bên
đường trục chính xây dựng nhà cao tầng với tầng cao tối đa là 9 tầng bao gồm
các khối nhà đa chức năng và trung tâm điều hành khu công nghiệp .
21

Khu dân cư và tái đònh cư xây dựng nhà chung cư, biệt thự và nhà chia lô,
có các điểm trường phục vụ khu ở.
Dọc Quốc Lộ 91B (đường khu công nghiệp) xây dựng chung cư cho công
nhân khu công nghiệp.
Trung tâm thương mại phục vụ cho dân và KCN.
* Kết luận: Những năm gần đây nền kinh tế của cả nước cũng như của thành
phố Cần Thơ có nhiều biến đổi khả quan, đời sống xã hội ngày càng được nâng
lên nhiều mặt và bước vào thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại
hoá. Cả nước bước vào giai đoạn phát triển nhanh, thu hút các nguồn lực để tập
trung phát triển cơ sở hạ tầng và hình thành các vùng chiến lược trên cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam. Trong bối cảnh đó, nhiều đô thò đã phát triển nhanh chóng và
trở thành các "trung tâm" của sự phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, từng miền
của đất nước.
Thành phố Cần Thơ - thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trung
tâm cấp vùng, sẽ đảm nhiệm vai trò là trung tâm phát triển công nghiệp –Tiểu
thủ công nghiệp, trung tâm phát triển và chuyển giao công nghệ trong vùng cho
các ngành, trung tâm giao lưu thương mại trong nước và ngoài nước; Trung tâm
dòch vụ - phát triển văn hóa giáo dục. Do đó, việc mở rộng và quy hoạch đô thò
mới Nam Cần Thơ thành đô thò hiện đại là rất cần thiết. Qua tìm hiểu thực trạng
khu đất quy hoạch chúng ta có thể tóm lược những thuận lợi và khó khăn đối với
việc phát triển khu đô thò Nam Cần Thơ như sau:
Thuận lợi:
- Đất đai rộng chủ yếu vườn tạp và ruộng lúa, mức độ xây dựng đơn giản
thuận lợi xây dựng đô thò mới .

- Nằm cạnh khu công nghiệp Hưng Phú có nhiều điều kiện để người dân
chuyển dòch nghề nghiệp ổn đònh cuộc sống và phát triển kinh tế.
- Giao thông thủy bộ thuận lợi cho việc phát triển đô thò.
- Vò trí có giá trò nhất của khu dân cư Nam sông Cần Thơ và cũng là vò trí
có giá trò cao của thành phố Cần Thơ được xây dựng trung tâm kinh tế tài chính
với những công trình cao tầng hiện đại, tạo được mỹ quan cho khu đô thò mới,
đồng thời tạo tiền đề phát triển khu vực.
- Quy hoạch xây dựng khu đô thò mới với các khu nhà ở đa phần là chung
cư cao tầng, biệt thự, giảm thiểu nhà ở chia lô, tiết kiệm đất xây dựng, tăng mật
độ cây xanh. Xây dựng một đô thò xanh và hiện đại.
22

- Phân khu hợp lý các khu chức năng giao thông thuận tiện làm tăng giá
trò đất ở của các khu dân cư và tạo cơ hội mở ra các hướng phát triển mới .
Khó khăn:
- Nền đất thấp và yếu, nhiều mương rạch tốn kém trong xây dựng .
- Đặc biệt là dưới sự tác động của nền kinh tế thò trường ở giai đoạn đầu
phát triển sẽ có nhiều mâu thuẩn:
+ Tăng trưởng kinh tế chưa cân đối với tăng trưởng về dân số.
+ Cơ cấu tổ chức không gian hệ thống phân bố dân cư trên đòa bàn có
sự cách biệt giữa đô thò, nông thôn, giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển.
- Mật độ xây dựng nhà chung cư và nhà cao tầng nhiều, hiện tại chưa phù
hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của người dân đòa phương.
Sau khi so sánh với một số phương án quy hoạch khác, nhận thấy phương
án đã chọn có tầm nhìn chiến lược, phù hợp xu hướng phát triển chung của các
đô thò mới tại Việt Nam và thế giới, khai thác tốt quỹ đất.
Phương án này có thể chia làm nhiều giai đoạn xây dựng, tốc độ đầu tư
xây dựng chậm, nhưng vững chắc để có một đô thò đẹp và hiện đại.
Việc bố trí hợp lý các khu dân cư giữ lại phần lớn các kênh rạch tự nhiên,
quản lý tốt quy hoạch sẽ góp phần xây dựng thành công một thành phố Cần Thơ

xanh và hiện đại.
Tạm thời có thể chia khu dân cư Nam sông Cần Thơ thành 18 tiểu khu
nhà ở với qui mô diện tích và dân số như sau :
(Xem bản đồ phân khu để xác đònh phạm vi khu đất) .
2.2/. Phân tích tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Khu đô thò
Nam Cần Thơ.
2.2.1/. Tình hình thu hút vốn đầu tư.
Hiện Khu đô thò Nam Cần Thơ đã thu hút được tổng số vốn đầu tư của 23
trong số 33 dự án là 4.411 tỷ đồng. Trong đó số vốn đã thực hiện là 407,7 tỷ
đồng với 123,5 tỷ đồng được chi trả cho việc đền bù giải phóng mặt bằng, 242, 2
tỷ đồng chủ yếu là thực hiện san lấp mặt bằng và thi công hệ thống điện, nước.
Trong số 33 dự án thì có 30 dự án thực hiện xây dựng các khu dân cư do các chủ
đầu tư là các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân thực hiện. 02 dự
án đường, là đường Quang Trung – Cảng Cái Cui và hai trục đường đi khu công
nghiệp Hưng Phú do Nhà nước đầu tư với tổng số vốn là 228 tỷ đồng, 01 dự án
23

về y tế là Phòng Khám đa khoa phường Hưng Phú do nguồn vốn ADB tài trợ với
tổng mức đầu tư là 347 tỷ đồng, vốn đối ứng phía Việt Nam là 82 tỷ đồng.
Trong số 20 dự án khu dân cư đã đăng ký và thực hiện vốn đầu tư có 04
dự án là:
- Dự án đô thi Hưng Phú do Công ty xây dựng số 8 thực hiện với số tiền là
72,8 tỷ đồng, trong đó công tác giải phóng mặt bằng đạt 79,2% với số tiền chi
trả là 19 tỷ đồng; san lấp mặt bằng đạt 75% diện tích với sồ tiền thực hiện là 14
tỷ đồng; thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống điện nước là 39 tỷ đồng.
- Khu dân cư 11D do Công ty TNHH Long Thònh thực hiện, số tiền là 30
tỷ đồng, trong đó chi trả cho việc đền bù giải phóng mặt bằng là 20 tỷ đồng; san
lấp mặt bằng là 10 tỷ đồng.
- Dự án của Công ty TNHH TM – XD Diệu Hiền thực hiện được 76,9 tỷ
đồng, trong đó thực hiện bồi hoàn giải toả đạt 98% với số tiền chi trả là 24,5tỷ

đồng; San lấp mặt bằng đạt 80% với tiền là 17,832 tỷ đồng; Hệ thống đường nội
bộ đạt 85% số tiền thực hiện là 20,9 tỷ đồng; Hệ thống thoát nước đạt 85%, số
tiền thực hiện là 8,1 tỷ đồng và 6,5 tỷ đồng đươcï chi ra cho các hoạt động khác.
- Dự án khu đô thò Phú An của Công ty xây dựng công trình đã thực hiện
186 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng và hoàn thiện
100 căn nhà giao cho các đối tượng thuộc diện tái đònh cư.
Thuận lợi: Cần Thơ trong tương lai gần sẽ là thành phố loại I thuộc trung
ương, là thành phố trung tâm của cả vùng ĐBSCL. Đó sẽ là lợi thế về vò trí phát
triển kinh tế – xã hội trong vùng và của cả nước. Với thế này, các nhà đầu tư sẽ
mạnh dạn hơn trong việc bỏ vốn và tập trung đầu tư thực hiện các dự án tại khu
đô thò Nam Cần Thơ.
Nguồn vốn đầu tư của dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trong những năm tới sẽ tăng mạnh do tốc độ đô thò hoá, với nhu cầu đầu tư và do
những chính sách thông thoáng của luật doanh nghiệp sửa đổi. Theo Sở Kế
Hoạch và Đầu tư Cần Thơ thì dự kiến mức đầu tư trực tiếp trong dân cư và các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2005 sẽ là 4.408 tỷ đồng tăng gần 200% so
với mức ước thực hiện năm 2004 (2.351 tỷ đồng).
Vớùi những dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư tại thành
phố Cần Thơ như: cầu Cần Thơ, Nhà máy sử lý nước thải, dự án y tế nông thôn,
dự án nâng cấp đô thò thành phố Cần Thơ, dự án hỗ trợ IPM, cải cách hành chính
(Bỉ), dự án thành phố xanh Cần Thơ, trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ, dự án
nông thôn 2… cùng với những chính khuyến khích ưu đã đầu tư mà thành phố
24

Cần Thơ đang thực hiện. Đó sẽ là những tiền đề và điều kiện để để thu hút được
nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Khó khăn: Ngoài 04 dự án nêu trên, còn lại 16 dự án đã đăng ký vốn đầu
tư nhưng không thể thực hiện được chủ yếu là do khâu bồi hoàn giải phóng mặt
bằng chưa thể thực hiện được khiến cho việc thi công các hạng mục san lấp, xây
dựng cơ sở hạ tầng không thể triển khai. Kết quả là vốn thực hiện của các dự án

tại khu đô thò Nam Cần Thơ là rất thấp so với tổng vốn đầu tư đã đăng ký.
Bên cạnh đó, mặc dù đã đăng ký vốn đầu tư thực hiện dự án, song một số
chủ đầu tư do không có thực lực về tài chính hoặc chưa tìm được nguồn vốn tài
trợ thực hiện dự án nên đã có không ít chủ đầu tư tiến hành huy động vốn từ
khách hàng bằng cách phân lô bán nền, mặc dù đất chưa có cơ sở hạ tầng, thậm
chí còn bán trên giấy tờ. Cá biệt, còn có nhà đầu tư chạy thủ tục để xin dự án
sau đó bán lại cho các nhà đầu tư khác có khả năng về tài chính. Sự việc này
không chỉ khiến cho các nhà quản lý khu đô thò Nam Cần Thơ lo ngại, mà những
khách hàng có nhu cầu mua nhà đất tại đây cũng phải hoang mang do đã bỏ tiền
ra mua nhưng không biết đến bao giờ mới được giao đất, giao nhà.
Nhu cầu đầu tư cho các công trình phúc lợi công cộng tại khu đô thò Nam
Cần Thơ là rất lớn, nhưng nguồn vốn ngân còn rất hạn hẹp, bố trí vốn kế hoạch
còn phân tán, thiếu tập trung làm cho tiến độ thực hiện các dự án bò kéo dài.
2.2.2/. Tình hình thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản.
Tính đến hết tháng 9 năm 2004, nếu không tính 02 dự án bò UBND thành
phố Cần Thơ thu hồi đất do chậm triển khai thực hiện, đó là dự án của Công ty
Nông súc sản Xuất nhập khẩu Cần Thơ (CATACO) và dự án của Công ty TNHH
Xây dựng Thương mại Nối tiếp, thì tại Khu đô thò Nam Cần Thơ đã có 33 dự án
được hình thành có văn bản chấp thuận chủ trương và giao đất cho chủ đầu tư
của UBND thành phố Cần Thơ, với tổng diện tích là 1.076,66ha. Trong đó:
27 dự án có quyết đònh phê duyệt về quy hoạch đất
23 dự án có quyết đònh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
05 dự án có quyết đònh thu hồi và giao đất
12 dự án có phương án đền bù được UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt.
25 dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết.
10 dự án được phê duyệt dự án đầu tư theo quy đònh
Số dự án đang triển khai thi công là 08
25

Có 01 dự án đã chuyển đổi chủ đầu tư là dự án của Công ty Xây dựng và

Phát triển nhà Bạc Liêu, chuyển sang cho Công ty TNHH Hồng Loan và 01 đang
chuyển đổi chủ đầu tư là dự án của Công ty TNHH Thiên Lộc.
Thuận lợi: UBND thành phố Cần Thơ đã thành lập trung tâm xúc tiến
đầu tư thuộc Sở Kế Hoạch Đầu tư và Ban Quản Lý Khu Đô Thò Nam Cần Thơ là
những cơ quan đầu mối phối hợp với với Sở Tài Nguyên Môi Trường và các cơ
quan chức năng nhằm cung cấp thông tin, giải đáp mọi thắc mắc về chính sách
cho nhà đầu tư, hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ xin giấy phép đầu tư, thủ tục thu hồi
đất, giao đất, giải phóng mặt bằng, các chính sách bồi thường thiệt hại, tái đònh
cư quản lý việc sử dụng đất đai, nhà ở và huy động quỹ đất ở theo các quy đònh
hiện hành. Đồng thời thu thập ý kiến các chủ đầu tư để nghiên cứu, kiến nghò
lãnh đạo thành phố về các cơ chế, chính sách và các giải pháp triển khai thực
hiện trong quá trình ĐTXD Khu đô thò mới này.
Quá trình thực hiện ĐTXD tại khu đô thò Nam Cần Thơ đã được lãnh đạo
thành phố, cùng các Sở, ngành rất quan tâm, thường xuyên tiến hành kiểm tra,
tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, kòp thời tháo gỡ những
khó khăn ướng mắc. Các Sở, ngành chức năng có sự phối hợp chặt chẽ trong
việc tạo nguồn vốn, quản lý ĐTXD, thường xuyên có những báo cáo tham mưu,
đề xuất kòp thời giúp cho các cấp lãnh đạo thành phố nắm rõ tình hình, để từ đó
chỉ đạo và đề ra những biện pháp thiết thực, sâu sát với thực tế.
UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành các quyết đònh: Quyết đònh số 244
uỷ quyền quản lý đầu tư xây dựng và phê duyệt phương án đền bù thiệt hại, giải
phóng mặt bằng cho UBND các quận, huyện; Quyết đònh số 2809 uỷ quyền
quyết đònh phát sinh đối với các công trình thuộc Sở Xây dựng và Sở có chuyên
ngành phê duyệt; Quyết đònh số 3166 uỷ quyền cho Sở Kế Hoạch và Đầu tư phê
duyệt báo cáo đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao Thông Công Chính… phê duyệt
thiết kế kỹ thuật - dự toán một số nhóm công trình. Sự phân cấp và uỷ quyền đã
giúp việc thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản được rút ngắn so với thời
gian quy đònh, giúp cho các Sở ngành và đòa phương chủ động trong xử lý công
việc chuyên môn, làm cho tiến độ xây dựng các công trình, các dự án cũng được
thực hiện nhanh hơn.

Thành phố đã ban hành cơ chế một cửa tại chỗ để việc cấp phép được
nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chẳng hạn theo luật
doanh nghiệp thì thủ tục đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp được quy
đònh 15 ngày, thì thành phố đã cố gắng thực hiện trong 7 ngày, có trường hợp chỉ
2 hoặc 3 ngày, thời gian cấp giấy phép đầu tư cũng được rút ngắn từ 30 ngày

×