Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thẩm định HIV AIDS của một số bệnh nhân ở tỉnh Hòa Bình bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 70 trang )

đại học thái nguyên
Tr-ờng đại học KHOA HọC



NGUYN S T

THẩM ĐịNH HIV/AIDS CủA MộT Số
BệNH NHÂN ở TỉNH HòA BìNH BằNG
Kỹ THUậT SINH HọC PHÂN Tử



LUN VN THC S TON HC


thái nguyên - năm 2014
đại học thái nguyên
Tr-ờng đại học KHOA HọC





NGUYN S T












THẩM ĐịNH HIV/AIDS CủA MộT Số
BệNH NHÂN ở TỉNH HòA BìNH BằNG
Kỹ THUậT SINH HọC PHÂN Tử


LUN VN THC S CễNG NGH SINH HC

Chuyờn ngnh: CễNG NGH SINH HC
Mó s: 60.42.02.01

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. Lấ THANH HềA


Thỏi Nguyờn, 2014


i
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đến PGS.TS Lê Thanh Hòa
đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau đại học -
Đại học Thái Nguyên, Khoa Khoa học sự sống, Phòng Đào tạo Trường Đại học

Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh
Hoà Bình, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian làm
việc và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị, các bạn đồng nghiệp Phòng Miễn dịch học
(Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực nghiệm và hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, những người bạn thân thiết nhất của tôi đã cùng chia sẻ những khó
khăn và dành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.


Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên cao học


Nguyễn Sĩ Tú





ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và thầy giáo
hƣớng dẫn.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả


Nguyễn Sĩ Tú
















iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lƣợc về virus HIV 3
1.2. Dịch tễ học của HIV/AIDS 4
1.2.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam 8
1.3. Phân tích chiều hƣớng lây truyền HIV trong các nhóm quần thể 10
1.4. Tình hình nhiễm HIV tại khu vực tỉnh Hòa Bình 12
1.5. Cấu trúc hình thái và hệ gen của virus HIV 13
1.5.1. Cấu trúc hình thái 13
1.5.2. Cấu trúc hệ gen virus HIV 15
1.6. Các đƣờng lây truyền HIV 16
1.6.1. Lây truyền qua đƣờng tình dục 17
1.6.2. Lây truyền qua đƣờng máu 17
1.6.3. Lây truyền từ mẹ sang con 18
1.7. Chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam 18
1.8. Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS 20
1.8.1. Nội dung của giám sát HIV/AIDS 20
1.8.2. Mục tiêu giám sát HIV 21
1.9. Xét nghiệm HIV 21
1.9.1. Mục tiêu xét nghiệm HIV 21
1.9.2. Các phƣơng cách xét nghiệm 21


iv
1.9.3. Các phƣơng pháp thu thập mẫu máu 22
1.10. Chƣơng trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone 22

1.11. Sự cần thiết xác định HIV/AIDS bằng phƣơng pháp sinh học phân tử 24
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.3. Vật liệu nghiên cứu 25
2.3.1. Mẫu nghiên cứu 25
2.3.2. Hóa chất nghiên cứu 25
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.4.1 Phƣơng pháp làm xét nghiệm ELISA Genscreen HIV1/2 nguyên lý 26
2.4.2 Phƣơng pháp làm xét nghiệm Serodia 1/2 HIV 28
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu 28
2.5. Phƣơng pháp sinh học phân tử xác định HIV 29
2.5.1. Tách chiết ARN tổng số (genomic ARN) 29
2.5.2. Thiết kế mồi cho HIV 30
2.5.3. Thực hiện RT-PCR 30
2.5.4. Đối chiếu và so sánh xử lí số liệu 31
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Kết quả thực trạng nhiễm HIV tại Hòa Bình (2009 – 2013) 32
3.2. Đặc điểm của các trƣờng hợp nhiễm HIV tại địa bàn tỉnh Hòa Bình 33
3.2.1. Phân bố tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS theo địa phƣơng và nhóm tuổi 33
3.2.2. Phân bố tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS theo giới tính 35
3.2.3. Phân bố tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS theo nhóm đối tƣợng 36
3.2.4. Phân bố tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS theo đƣờng lây truyền 38
3.2.5. Phân bố tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS theo nhóm nghề nghiệp 39
3.3. Tỷ lệ nhiễm HIV trên một số đối tƣợng có nguy cơ trong giai đoạn 2009 - 2013 40
3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV tại tỉnh Hòa Bình 42
3.4.1. Ƣớc tính số lƣợng nhóm có hành vi nguy cơ cao 42
3.4.2. Hành vi nguy cơ của nhóm ngƣời NCMT 42



v
3.4.3. Các yếu tố liên quan khác 45
3.5. Thẩm định virus HIV bằng phƣơng pháp sinh học phân tử 45
3.5.1. Thực hiện RT-PCR, tách dòng và thu nhận đoạn gen pol của các mẫu
HIV 46
3.5.2. Kết quả truy cập Ngân hàng gen 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56






vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADN
Deoxyribonucleic acid
Axit Deoxyribonucleic
AIDS
Acquired Immunodeficiency
Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở ngƣời
ARN
Ribonucleic acid

Axit ribonucleic
HIV
Human Immunodeficiency
Virus
Virus gây suy giảm miễn dịch ở
ngƣời
BN

Bệnh nhân
MD

Mại dâm
MSM
Men who have sex with men
Quan hệ tình dục đồng giới nam
STDs
Sexually Transmitted Diseases
Bệnh lây truyền qua đƣờng tình
dục
NCMT

Nghiện chích ma túy
NCC

Nguy cơ cao
UNAIDS
United Nation Progame on
HIV/AIDS
Chƣơng trình Phối hợp của Liên
Hợp Quốc về HIV/AIDS

UBQGPC

Ủy ban Quốc gia phòng, chống
QHTD

Quan hệ tình dục
VAAC
Vietnam Administration for
HIV/AIDS Control
Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt
Nam
Viện
VSDTTW

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Lũy tích nhiễm HIV từ 2009-2013 32
Bảng 3.2. Nhiễm HIV theo địa phƣơng và độ tuổi (2009-2013) 34
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm HIV theo giới tính (2009-2013) 35
Bảng 3.4. Tỷ lệ % nhiễm HIV theo giới tính từ năm 2009-2013 37
Bảng 3.5. Các trƣờng hợp nhiễm HIV theo đƣờng lây truyền từ năm 2009-2013 38
Bảng 3.6. Các trƣờng hợp nhiễm HIV theo nghề nghiệp 2009-2013 39
Bảng 3.7. Kết quả giám sát trọng điểm HIV giai đoạn 2009 - 2013 41

Bảng 3.8. Kết quả truy cập Ngân hàng gen chuỗi gen pol sử dụng chƣơng trình
BLAST của NCB 49
Bảng 3.9. Tỷ lệ (%) tƣơng đồng về thành phần nucleotide của gen pol của chủng trong
nghiên cứu so sánh với một số chủng virus HIV-1 của Việt Nam và thế giới 53


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1A: Virus HIV nhìn dƣới kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). 13
Hình 1.1B: Mô hình cấu trúc virus HIV 13
Hình 1.2: Mô hình cấu trúc hệ gen gen của HIV-1. 15
Hình 2.2. Minh họa cấu trúc hệ gen của HIV và vị trí trên gen pol để thực hiện RT-PCR
thu nhận đoạn gen pol bằng cặp mồi HIVF – HIVR (~170 nucleotide). 30
Hình 3.1. Số nhiễm HIV phát hiện mới từ 2009-2013 32
Hình 3.2. Phân bố nhiễm HIV theo nhóm tuổi (2009-2013) 35
Hình 3.3. Phân bố các trƣờng hợp nhiễm HIV theo giới từ năm 2009-2013 36
Hình 3.4. Tỷ lệ % nhiễm HIV theo giới tính từ năm 2009-2013 36
Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm HIV theo đối tƣợng (2009-2013) 37
Hình 3.6. Tỷ lệ nhiễm HIV theo đƣờng lây truyền từ năm 2009-2013 38
Hình 3.7. Tỷ lệ % nhiễm HIV theo nghề nghiệp 2009-2013 40
Hình 3.8. Xu hƣớng nhiễm HIV ở các nhóm có nguy cơ cao từ năm 2009-2013 41
Hình 3.9. Mức độ quan hệ với bạn nghiện của đối tƣợng sử NCMT 42
Hình 3.10. Hình thức sử dụng ma tuý của đối tƣợng NCMT 43
Hình 3.11. Tỷ lệ sử dụng lại bơm kim tiêm của ngƣời khác 43
Hình 3.12. Phƣơng pháp làm sạch bơm kim tiêm 44
Hình 3.13. Hành vi sử dụng bao cao su của đối tƣợng tiêm chích ma túy 44
Hình 3.14: Điện di kiểm tra ARN tổng số của virus HIV trên thạch agarose 1%. 46
Hình 3.15: Sản phẩm RT-PCR của virus HIV kiểm tra trên thạch agarose 1% 47
Hình 3.16: Hình ảnh điện di kiểm tra các sản phẩm ADN tái tổ hợp gen pol của
virus HIV trong vector tách dòng 48

Hình 3.17. So sánh trình tự chuỗi nucleotide của gen pol của 8 chủng (HIV-T1;
HIV-T2; HIV-T3; HIV-T4; HIV-T5; HIV-T6; HIV-T7; HIV-T8) với các chủng
virus HIV-1 của Việt Nam và thế giới. 52



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra sự suy giảm
miễn dịch ở ngƣời đƣợc phát hiện ở Mỹ năm 1981, đến nay đã trở thành “căn bệnh
thế kỷ” trên toàn thế giới.
Trải qua hơn 20 năm, các quốc gia trên thế giới đã và đang phải đƣơng đầu
với một đại dịch có tính chất hết sức nguy hiểm HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS là
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh
tế xã hội và phát triển bền vững của nhân loại. Để có thể đối phó với dịch HIV cần
có sự kết hợp chặt chẽ của mọi quốc gia, mọi cộng đồng, mọi cá nhân và mọi lĩnh
vực của xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ chốt [44].
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều nơi cũng lần lƣợt công bố những trƣờng
hợp suy giảm miễn dịch trên những bệnh nhân bị mắc bệnh ƣa chảy máu đã từng
truyền máu nhiều lần, hay những ngƣời tiêm chích ma túy, sau đó virus HIV đã lan
truyền sang châu Á. Đầu những năm 90, HIV đã có mặt ở tất cả các quốc gia tại
châu lục này, thậm chí ở một số nƣớc dịch đang trên đà phát triển [16], [25], [30].
Ở Việt Nam, đại dịch HIV đã và đang lan rộng, Thủ tƣớng Chính phủ đã có
quyết định phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia phòng chống HIV/AIDS, trong đó
chƣơng trình quản lý và điều trị các nhiễm trùng lây qua đƣờng tình dục là một
trong các chƣơng trình hành động của chiến lƣợc [21].
Chỉ tính riêng trong năm 2013, về địa bàn phân bố dịch tính đến 30/11/2013,
toàn quốc đã phát hiện ngƣời nhiễm HIV tại 78% xã/phƣờng, gần 98% quận/huyện và
63/63 tỉnh/thành phố số trƣờng hợp báo cáo hiện nhiễm HIV là 216.254 trƣờng hợp, số

bệnh nhân AIDS là 66.533 và đã có 68.977 trƣờng hợp tử vong do AIDS [3].
Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có diện tích 4.684 km
2
. Dân số là
835.400 ngƣời (tính đến ngày 31/12/2013). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính bao gồm:
01 thành phố, 10 huyện, với 210 xã, phƣờng, thị trấn là cửa ngõ giao lƣu kinh tế, văn
hoá giữa khu vực các tỉnh đồng bằng Bắc bộ với khu vực Tây bắc, có nhiều điểm tham
quan, du lịch… Theo báo cáo của ngành Lao động và ngành Công an, mỗi năm số
ngƣời sử dụng ma túy và nghiện chích ma túy ngày càng gia tăng, các hình thức sử
dụng cũng nhƣ các loại ma tuý ngày càng đa dạng, trong khi đó công tác cai nghiện


2
chƣa đạt hiệu quả cao, đặc biệt tỷ lệ tái nghiện sau cai nghiện rất lớn… Việc buôn bán
ma tuý trên địa bàn tỉnh diễn ra rất phức tạp, tính chất vụ việc ngày càng trở nên
nghiêm trọng.
Số ngƣời nhiễm HIV/AIDS tại Hòa Bình chỉ mới xuất hiện từ năm 1996.
Giai đoạn đầu 1996-2009 số ngƣời nhiễm HIV/AIDS tại Hòa Bình tăng lên qua các
năm 1996: 01 ngƣời; 2000:164 ngƣời; 2005: 784 ngƣời; 2009: 1.487 ngƣời, 2013:
2038 ngƣời. Nhƣ vậy, do nhiều nguyên nhân, các biện pháp ứng phó với dịch vẫn
chƣa đƣợc triển khai đồng bộ. Từ truyền thông thay đổi hành vi, đến chăm sóc hỗ
trợ cũng nhƣ tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng virus đặc hiệu.
Để góp phần thu thập thông tin có giá trị về dịch HIV/AIDS tại tỉnh Hòa Bình.
Chúng tôi tiến hành đề tài: Thẩm định HIV/AIDS của một số bệnh nhân ở tỉnh Hòa
Bình bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định loại HIV/AIDS nào gây bệnh tại tỉnh Hòa Bình.
2. Tìm hiểu các đặc điểm liên quan đến nhiễm HIV/AIDS tại Hòa Bình.
3. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong một số đối tƣợng có nguy cơ cao.

4. Các yếu tố liên quan tới nhiễm HIV/AIDS tại Hòa Bình.
5. Sử dụng phƣơng pháp sinh học phân tử thẩm định chính xác virus HIV tại
Hòa Bình nhằm tiến tới xây dựng phƣơng pháp PCR đa mồi trong chẩn đoán
đa nhiễm HIV/HCV/HGV trong cộng đồng ngƣời nhiễm HIV/AIDS.
Nội dung nghiên cứu
- Thu thập và đánh giá số lƣợng ngƣời nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Hòa Bình từ
năm 2009 – 2013.
- Sử dụng phƣơng pháp sinh học phân tử thẩm định virus HIV ở một số bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Hòa Bình.




3
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lƣợc về virus HIV
Virus gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời, viết tắt theo tiếng Anh là HIV
(Human Immunodeficiency Virus) là loại virus khi xâm nhập vào cơ thể gây hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), đó là trạng thái hệ thống miễn dịch
của cơ thể con ngƣời bị suy yếu dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội dẫn đến những
tổn thƣơng nặng do virus HIV gây ra. Trong cơ thể ngƣời bệnh, HIV tồn tại ở cả
dạng hạt virus tự do lẫn dạng virus đã bị nhiễm vào các tế bào khác của hệ thống
miễn dịch [1].
Về phân loại, HIV là một thành viên của chi Lentivirus thuộc họ Retrovirus,
đây là nhóm virus có hệ gen là ARN sợi đơn dƣơng nhƣng trong chu trình sống có
giai đoạn tồn tại dạng ADN kép do có enzym phiên mã ngƣợc (RT) mà bản chất là
ADN polymerase phụ thuộc ARN với hai type chính là HIV type 1 (HIV-1) và HIV
type 2 (HIV-2), trong đó HIV-1 gây ra 98% sự lan truyền còn HIV-2 chỉ chiếm ƣu
thế ở vùng tây châu Phi, ít lan truyền trên thế giới. Vì vậy, HIV-1 đƣợc xem nhƣ là

nguyên nhân chính gây nên AIDS [33].
Nhiều nghiên cứu cho thấy HIV-1 thƣờng xuyên biến đổi và có tính biến
động lớn về mặt di truyền. Dựa vào sự khác nhau về trình tự các gen mã hóa cho
protein bề mặt của virus HIV-1 đƣợc phân thành 2 nhóm là: nhóm chính (major
group) và nhóm ngoài/phụ (outside group). Nhóm chính đƣợc phân loại tiếp thành ít
nhất 8 phân type (subtype) khác nhau, ký hiệu từ A đến H. Phân type phổ biến nhất
ở Châu Âu và châu Mỹ là phân type B, các phân type khác rất hiếm. Phân type A,
C, D, E thƣờng đƣợc tìm thấy ở châu Mỹ và châu Á [14], [35]. Theo công cố của
Wirachsilp và cs (2007), phân type lƣu hành chủ yếu ở Thái Lan là CRF01_AE
(97,3%) và chỉ có 2,7% là phân type B.
Các phân nhóm khác nhau chủ yếu ở cấu trúc của các protein vỏ và đặc trƣng
cho sự truyền nhiễm theo khu vực địa lý. Đây là một đặc điểm đáng lƣu ý trong các
nghiên cứu để tìm ra thuốc điều trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS theo từng khu
vực. Hiện nay có nhiều phƣơng pháp xét nghiệm HIV, chủ yếu là các kit dựa vào
phát hiện kháng thể kháng các protein khác nhau của HIV hoặc phát hiện trực tiếp


4
HIV hay thành phần của virus với mục tiêu phát hiện sớm giúp cho việc điều trị và
dự phòng hiệu quả [39].
1.2. Dịch tễ học của HIV/AIDS
1.2.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới
Ngày 5 tháng 6 năm 1981, ca nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện ở một
ngƣời nam đồng tính và ngƣời nghiện dùng chung kim tiêm chích tại California,
Hoa Kỳ [34].
Năm 1983, siêu vi gây bệnh HIV (Human Immunodeficiency Virus) đƣợc
tìm ra, nhƣng khi thử lại với HIV-1, HIV-2 trên trƣờng hợp bệnh nhân ở Zaire thuộc
Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đƣợc cất giữ từ năm 1959 và 1976 ngƣời ta đã
thấy dƣơng tính với HIV-1. Điều này chứng tỏ HIV đã xuất hiện từ những thập kỷ
60-70 của thế kỷ trƣớc, nhƣng phải mãi đến thập kỷ 80 mới bùng nổ thành đại dịch

[30], [42].
Từ khi HIV-1 đƣợc mô tả lần đầu năm 1983 [25], [29], hai virus này đã đƣợc
xác định là nguyên nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
trong 20 năm qua. Hai loại virus này đều làm suy giảm hệ thống miễn dịch của
ngƣời và đặt tên chung là virus HIV. Trên kính hiển vi điện tử, HIV-1 và HIV-2 có
cấu trúc gần nhƣ giống nhau hoàn toàn. Chúng chỉ khác nhau ở trọng lƣợng phân tử
của các protein cũng nhƣ các gen phụ trợ. HIV-2 gần hơn về mặt di truyền với SIV
ở các con khỉ sooty mangabey (SIVsm) và rất có khả năng HIV-2 đƣợc truyền sang
ngƣời từ khỉ [28], [32].
Virus HIV-1 và HIV-2 đều nhân bản trong tế bào T nhóm CD4 và đều gây
bệnh ở ngƣời, mặc dù mức độ suy giảm miễn dịch do HIV-2 gây ra là ít hơn. Nhóm
virus này gây ung thƣ cho ngƣời và động vật. Nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch,
làm mất sức đề kháng của cơ thể, cuối cùng dẫn tới bệnh lý nhiễm trùng cơ hội của
bệnh lý ung thƣ (giai đoạn AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome) và tử
vong. Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi tiến triển thành AIDS khoảng
10 năm. Một số bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến AIDS trong vòng vài tháng.
Một số khác (5%) có thể kéo dài 15 đến 20 năm vẫn không có các triệu chứng
AIDS và số lƣợng tế bào CD4 không giảm. Do đó, bệnh nhân dễ bị một số loại ung
thƣ và nhiễm trùng cơ hội mà bình thƣờng có thể đề kháng đƣợc. Thuật ngữ AIDS


5
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) đƣợc dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn
của bệnh HIV.
Năm 1985: Thử nghiệm đầu tiên để tìm kháng thể HIV đƣợc áp dụng sử
dụng các sinh vật phẩm để phát hiện kháng thể HIV bằng kỹ thuật ELISA.
Năm 1986: Có hơn 38.000 trƣờng hợp AIDS trên 85 quốc gia trên thế giới.
Hệ thống toàn cầu ngƣời nhiễm HIV/AIDS đƣợc thành lập
Năm 1987: WHO phát động Chƣơng Trình Toàn cầu chống nhiễm HIV/AIDS.
Thuốc trị bệnh AIDS đầu tiên Zidovudine (AZT) đƣợc dùng ở Hoa Kỳ. [31].

Năm 1990: Trên toàn thế giới có khoảng 8 triệu ngƣời sống chung với HIV.
Năm 1994: Các nhà khoa học khai triển phác đồ trị liệu để giảm lây lan HIV
từ mẹ sang con.
Năm 1996: Thuốc trị bệnh HIV/AIDS rất công hiệu (Active Antiretroviral
Treatment) đƣợc sản xuất và đƣợc sử dụng tại một số quốc gia đang phát triển.
Năm 1997: Có khoảng 30 triệu ngƣời sống với HIV trên thế giới.
Brazil là quốc gia đang phát triển đầu tiên trên thế giới cung cấp thuốc trị
HIV/AIDS miễn phí cho bệnh nhân qua hệ thống y tế quốc gia.
Năm 2001: các quốc gia đặt kế hoạch lâu dài để đối phó với đại dịch
HIV/AIDS.
Năm 2003: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ủy ban Quốc gia phòng chống
AIDS (UNAIDS) đặt kế hoạch phát thuốc điều trị HIV cho 3 triệu ngƣời khó khăn
kinh tế trên thế giới từ năm 2003 tới năm 2005.
Năm 2004: Hoa kỳ khởi động chƣơng trình PEPFAR (Chƣơng trình cứu trợ
khẩn cấp phòng, chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ) để chống bệnh AIDS
trên thế giới.
Cho đến nay, dù đã có những chƣơng trình hành động toàn cầu cùng với sự
phát triển của các phƣơng pháp điều trị, AIDS vẫn là đại dịch của toàn nhân loại.
Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả bệnh AIDS vẫn mang
tính cấp thiết cao.
Trong khoảng 10 năm qua, chƣơng trình Dự án Quỹ toàn cầu về HIV/AIDS
với các cam kết trong Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, kỳ họp đặc biệt
Đại hội đồng quốc gia về HIV/AIDS, các nƣớc thành viên Liên Hợp Quốc đã cam


6
kết mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trong tuyên bố chính trị về HIV/AIDS thông
qua vào năm 2006, bao gồm một cam kết để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc của
ngành y tế toàn cầu đã đƣợc WHO và UNAIDS kết hợp triển khai với 4 mục tiêu
chính:

Mục tiêu 1: Cách mạng hóa công tác phòng chống HIV. Loại bỏ nhiễm HIV
mới ở trẻ em. Hỗ trợ giai đoạn tiếp theo của việc điều trị, chăm sóc. Cung cấp dịch
vụ toàn diện và thích hợp cho các nhóm đối tƣợng.
Mục tiêu 2: Tăng cƣờng liên kết giữa các chƣơng trình HIV và các chƣơng
trình y tế khác.
Mục tiêu 3: Tăng cƣờng sáu khối xây dựng của hệ thống y tế [44].
Mục tiêu 4: Thúc đẩy bình đẳng giới và loại bỏ các chuẩn mực giới có hại;
Nâng cao quyền con ngƣời và thúc đẩy bình đẳng sức khỏe; Đảm bảo sức khỏe
trong tất cả các chính sách, pháp luật và các quy định [46], [47].
Kể từ khi ca bệnh đầu tiên đƣợc xác định vào năm 1981, số tử vong vì bệnh
lên tới trên 25 triệu ngƣời. Theo WHO, nếu không có biện pháp ngăn chặn, số tử
vong vì AIDS tăng gấp đôi vào năm 2020. Chỉ trong vòng hơn 30 năm, bệnh đã lan
truyền từ một số điểm nóng tại vài quốc gia tới hầu nhƣ mọi nơi trên thế giới Bệnh
đã gây rất nhiều trở ngại cho nhiều quốc gia trong việc giảm thiểu nghèo đói, nâng
cao giáo dục, thúc đầy bình đẳng nam nữ, giảm tử vong ở trẻ em và chấn chỉnh sức
khỏe các bà mẹ.
Nhiễm HIV/AIDS ở nam giới: 67% do giao hợp nam/nam; 15% giao hợp dị
tính; 13% do dùng cần sa ma túy. Nhiễm HIV/AIDS ở nữ giới: 80% do giao hợp
không an toàn, 19% do dùng cần sa ma túy [6].
Năm 2007, ngân sách liên bang dành cho các chƣơng trình HIV/AIDS là 22.8
tỷ USD, chia ra 18.9 tỷ cho điều trị chăm sóc, trợ cấp tài chính- nhà ở, phòng chống,
nghiên cứu tại nội địa Hoa Kỳ và 3.9 tỷ hỗ trợ cho các quốc gia khác trên thế giới.
Hầu nhƣ mọi ngƣời bệnh tại Hoa Kỳ đều đƣợc điều trị với thuốc đặc trị ARV
do chƣơng trình bảo trợ y tế liên bang hoặc tiểu bang, bảo hiểm tƣ nhân đài thọ…
nên họ có thể sống lâu hơn và đời sống của họ cũng đƣợc bảo đảm một cách tƣơng
đối. Trung bình, chi phí thuốc đặc trị cho mỗi bệnh nhân/ năm là 12.000 USD.


7
Một điều đáng lƣu ý là, ngay tại Hoa Kỳ với phƣơng tiện truyền thông rộng

lớn, giáo dục bệnh tật rất phổ biến mà có tới ¼ những ngƣời sống với HIV không
biết là họ đang bị nhiễm. Họ sẽ không tìm kiếm điều trị chăm sóc cho tới khi bệnh
trầm trọng, khó chữa và họ cũng không áp dụng các phƣơng pháp phòng chống lây
lan bệnh cho ngƣời khác.
Đại dịch bắt đầu ở những nƣớc công nghiệp phát triển, ngày càng hoành
hành và gây những hậu quả nặng nề ở những nƣớc đang phát triển, trong đó châu
Phi là khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới. Khu vực cận Sahara của
châu Phi vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất, hiện khu vực này chiếm
69% tổng số ngƣời nhiễm HIV/AIDS còn sống của thế giới. Số ngƣời nhiễm HIV
và bệnh nhân AIDS ở Châu Mỹ, châu Âu tƣơng đối cao nhƣng có xu hƣớng giảm
dần do làm tốt công tác giáo dục sức khỏe và tiến hành có hiệu quả các hoạt động
khống chế dịch [24].
Theo các chuyên gia, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ HIV/AIDS ở châu Á. Kể từ khi
HIV xuất hiện ở khu vực, mặc dù nhiều quốc gia ở châu Á đã đạt đƣợc những tiến
bộ và các ca nhiễm mới đã giảm ở một số nƣớc, nhƣng hàng năm AIDS vẫn gây ra
tử vong cho những ngƣời trong độ tuổi từ 15-44 nhiều hơn so với bệnh lao và các
bệnh khác. Dù mỗi nƣớc có những hình thái dịch khác nhau nhƣng cùng chung một
số đặc điểm chính: đều xuất phát từ QHTD không an toàn với ngƣời hành nghề mại
dâm, dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy, hay QHTD không an toàn
giữa các nam giới QHTD đồng tính. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, hầu hết nam
giới mua dâm là những ngƣời có học vị và công việc ổn định, lại là lực lƣợng chính
làm gia tăng dịch ở châu Á và chiếm số lƣợng lớn nhất trong tổng số ngƣời nhiễm.
Do phần lớn nam giới mua dâm là những ngƣời đã kết hôn hoặc sẽ kết hôn, đồng
nghĩa với việc họ có thể lây truyền HIV sang vợ hoặc bạn tình.
Theo một tính toán gần đây, ở châu Á có tới 10 triệu phụ nữ MD và ít nhất
khoảng 75 triệu nam giới mua dâm thƣờng xuyên. QHTD đồng giới nam và tiêm
chích ma túy khiến có thêm 20 triệu ngƣời có nguy cơ cao bị nhiễm HIV một khi
virus xâm nhập đƣợc vào cộng đồng này. Một phần trong số này, đặc biệt những
ngƣời tiêm chích ma túy có thể lây truyền HIV cho bạn tình thƣờng xuyên của họ,
nghĩa là có thêm vài triệu phụ nữ có nguy cơ bị lây nhiễm [18].



8
Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV sẽ làm giảm tác dụng của
những ứng phó đối với dịch, khiến nhiều ngƣời không tiếp cận đƣợc với các dịch vụ
quan trọng. Sự phân biệt đối xử sẽ khiến ngƣời sống chung với HIV ít có cơ hội tiếp
cận hơn với việc làm, nhà ở, bảo hiểm, các dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế và các
quyền thừa kế. Ở một số nƣớc, thành kiến nặng nề với ngƣời sống với HIV thƣờng
xảy ra khi họ tìm đến các dịch vụ y tế. Những ngƣời thuộc diện có nguy cơ cao
cũng hay bị phân biệt đối xử, tách ra ngoài lề và thậm chí còn bị coi là tội phạm ở
một số quốc gia.
1.2.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện tháng 12 năm 1990 ở thành
phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 12 năm 1992 phát hiện thêm 11 ca nhiễm mới. Số
ngƣời nhiễm HIV đƣợc phát hiện tăng mạnh vào những năm 1993-1994 cùng với sự
tăng cƣờng khả năng giám sát và xét nghiệm phát hiện. Phần lớn các trƣờng hợp
nhiễm thuộc nhóm nghiện chích ma túy nhƣng lây nhiễm HIV qua đƣờng tình dục
ngày càng tăng đặc biệt thông qua hoạt động mua bán dâm. Việt Nam đang ở giai
đoạn dịch tập trung, có tỷ lệ nhiễm HIV còn thấp ở nhóm quần thể dân cƣ và cao
trong một số nhóm nhƣ nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm [8].
Theo báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và định
hƣớng kế hoạch năm 2014, tính đến hết 30/11/2013, số trƣờng hợp báo cáo hiện
nhiễm HIV là 216.254 trƣờng hợp, số bệnh nhân AIDS là 66.533 và đã có 68.977
trƣờng hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 248
ngƣời trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phƣơng có tỷ lệ nhiễm HIV trên
100.000 dân cao nhất cả nƣớc (1029), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (682), thứ
3 là Thái Nguyên (632). Trong 11 tháng đầu năm 2013, cả nƣớc xét nghiệm phát
hiện mới 11.567 trƣờng hợp nhiễm HIV, trong đó 5.493 bệnh nhân AIDS; báo cáo
có 2.097 ngƣời tử vong do AIDS. 10 tỉnh có số trƣờng hợp xét nghiệm mới phát
hiện dƣơng tính lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2013, bao gồm TP. Hồ Chí Minh

1736 trƣờng hợp, Hà Nội 738 trƣờng hợp, Sơn La 538 trƣờng hợp, Nghệ An 411
trƣờng hợp, Điện Biên 406 trƣờng hợp; Đồng Nai 385 trƣờng hợp; Thái Nguyên
353 trƣờng hợp; Lai Châu 334 trƣờng hợp, Đồng Tháp 322 trƣờng hợp, Cần Thơ
318 trƣờng hợp [3].


9
Về địa bàn phân bố dịch: tính đến 30/11/2013, toàn quốc đã phát hiện ngƣời
nhiễm HIV tại 78% xã/phƣờng, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố.Tính đến
hết 30/11/2013, dịch HIV tiếp tục lan rộng về địa bàn. Năm 2013 tăng thêm 3 huyện.
- Lứa tuổi nhiễm HIV: Phân bố ngƣời nhiễm HIV phát hiện trong năm 2013 vẫn chủ
yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi chiếm từ 79% số ngƣời nhiễm HIV. Tuy
vậy, tỷ trọng ngƣời nhiễm HIV trong nhóm 30-39 tuổi đang có xu hƣớng tăng dần
đến hết năm 2012, tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV ở nhóm tuổi 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất với 44,6% và trong năm 2013 tỷ lệ này là 45,1% trong khi tỷ lệ ngƣời nhiễm
HIV trong nhóm 20-29 tuổi có xu hƣớng giảm, đến cuối năm 2012 tỷ lệ ngƣời
nhiễm HIV trong nhóm 20-29 tuổi chiếm 35,1% và trong năm 2013 tỷ lệ là 32,9%.
Cùng với đó tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV trong nhóm 40-49 tuổi cũng có xu hƣớng tăng
chậm đến hết năm 2012 tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV trong nhóm này là 12,2% và trong
năm 2013 tỷ lệ là 13,7%.
- Phân bố theo giới: Phân bố ngƣời nhiễm HIV theo giới: phân bố ngƣời HIV phát
hiện trong năm 2013 ở nam giới chiếm 67,5%, nữ giới chiếm 32,5%, không thay
đổi so với cùng kỳ năm trƣớc.
Tuy nhiên, dự báo trong tƣơng lai tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV là nữ giới có xu
hƣớng tăng lên. Hiện nay nhiễm HIV không chỉ tập trung trong nhóm có hành vi
nguy cơ cao nhƣ nghiện chích ma tuý, gái mại dâm mà rất đa dạng về ngành, nghề
nhƣ lao động tự do, công nhân, nông dân, bộ đội, công an, học sinh, sinh viên, nhân
viên hành chính, phạm nhân và trẻ em. Điều này cũng phù hợp về hình thái lây
truyền, khi lây truyền qua quan hệ tình dục gia tăng làm đa dạng hơn về ngành nghề
của đối tƣợng nhiễm và nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng sẽ cao hơn

Kết quả giám sát phát hiện cho thấy, tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV là ngƣời nghiện
chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu, đang có xu hƣớng giảm dần từ 2008 đến 2012, tuy
nhiên trong năm 2013, tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV đƣợc phát hiện báo cáo là ngƣời
nghiện chích ma tuý có tăng nhẹ, chiếm 39,2%. Ngƣợc lại, trong gia đoạn từ 2007
đến 2012, tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV đƣợc phát hiện là đối tƣợng tình dục khác giới có
xu hƣớng gia tăng, tuy nhiên, trong năm 2013 phân bố ngƣời nhiễm HIV đƣợc phát
hiện và báo cáo là đối tƣợng tình dục khác giới giảm còn 18%. Các nhóm còn lại
chiếm một tỷ lệ thấp.


10
1.3. Phân tích chiều hƣớng lây truyền HIV trong các nhóm quần thể
a) Nhóm nghiện chích ma túy
Năm 2013 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp
tục có xu hƣớng giảm, năm 2012 tỷ lệ này là 10,3% giảm 1,3% so với năm 2012
(giảm 11,6%). Tất cả các vùng trong cả nƣớc tỷ lệ nhiễm % HIV trong nhóm nghiện
chích ma túy đều giảm, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy
có sự khác nhau giữa các khu vực. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma
túy tập trung cao ở các tỉnh ở khu vực ở Miền núi Phía bắc và đồng bằng Bắc bộ và
Tp. Hồ Chí Minh (Thái Nguyên 32%; Lai Châu 27,7%; Hà Nội 24%; Quảng Ninh
22,4%; thành phố Hồ Chí Minh 18,24%; Cao Bằng 17,2%; Lạng Sơn 15,6%; Hải
Phòng 14,67%; Sơn La 14,3%) [3].
b) Nhóm phụ nữ bán dâm
Theo kết quả sơ bộ giám sát trọng điểm năm 2013, tỷ lệ hiện nhiễm HIV
trong nhóm phụ nữ bán dâm là 2,6% (giảm 0,1% so với năm 2012). Tỷ lệ này có sự
khác nhau ở các khu vực, ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ tỷ lệ này chiếm 4,9%, khu
vực miền núi phía bắc là 2,2%, các tỉnh miền đông nam bộ là 2,8%, các tỉnh bắc
trung bộ là 2,2%, khu vực đồng bằng sông cửu long là 2,5%, khu vực tây nguyên
0,4%, khu vực duyên hải miền trung 0,8%.
Các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm cao là thành phố

Hà Nội (22%), Sơn La 6%, Vĩnh Long 5,33%, Lạng Sơn 5,29%, Hồ Chí Minh
5,19%. Trong giai đoạn 2002 đến 2010, tỷ lệ có sự biến động không ổn định, tuy
nhiên trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm dần [3].
c) Nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (Men who have sex with men - MSM)
Năm 2011, nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam chính thức đƣợc đƣa vào
là một trong những nhóm giám sát trọng điểm HIV hàng năm và đƣợc triển khai tại
9 tỉnh/thành phố tập trung nhiều MSM đang cƣ trú trên địa bàn bao gồm: Hà Nội,
Hải Dƣơng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Cần Thơ, Sóc
Trăng và Kiên Giang. Kết quả giám sát trọng điểm năm 2012 cho thấy, tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm MSM là khoảng 2,3% (thấp hơn so với năm 2011). Tỷ lệ này cao
nhất ở TP. Hồ Chí Minh (7,3%), tiếp đến là Hà Nội (6,5%), Sóc Trăng (2%) [3, 20].
Tuy nhiên, trong năm 2013, thực hiện giám sát trọng điểm nhóm MSM ở 16 tỉnh,
kết quả sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM là 3,9% (tăng hơn 1,7 lần


11
so với năm 2012). Nhƣ vậy khi tăng các tỉnh thực hiện giám sát trọng điểm nhóm
MSM, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này tăng lên [3].
Đánh giá chung:
Tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất trong nhóm ngƣời nghiện chích ma túy. Tỷ lệ hiện
nhiễm quốc gia trong nhóm ngƣời này là 28,6%, mặc dù tỷ lệ này cao hơn rất nhiều
ở một số tỉnh nhƣ thành phố Hồ Chí Minh 47,6%, Quảng Ninh 54,5%, Hải Phòng
46,25%, Cần Thơ 45%, Thái Nguyên 40,75%, Điện Biên 36,83%. Nhìn chung, tỷ lệ
hiện nhiễm trong nhóm này sẽ có xu hƣớng ổn định, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức
cao với khoảng 30% ngƣời nghiện chích ma túy nhiễm HIV trong thời gian tới [2].
Có khoảng từ 9% tới 9,3% phụ nữ MD nhiễm HIV từ năm 2007 tới năm
2012. Dịch HIV trong nhóm phụ nữ MD có xu hƣớng chung là ổn định, nhƣng sự
gia tăng HIV vẫn tiếp tục diễn ra trong nhóm phụ nữ MD tại một số tỉnh, thành phố,
đặc biệt là ở các tỉnh, thành nơi hành vi tiêm chích ma túy phổ biến trong nhóm này.
Hành vi tiêm chích ma túy của phụ nữ MD là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong

việc lây truyền HIV tại những tỉnh thành phố có tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm
phụ nữ MD cao [2].
Khoảng 2% nam giới có quan hệ tình dục với nam (MSM) nhiễm HIV trong
giai đoạn 2007- 2012 [2]. Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm thấp, nhƣng với kích cỡ quần thể
lớn, nhóm quần thể này sẽ đóng vai trò quan trọng trong hình thái dịch HIV tại Việt
Nam. Điều cần lƣu ý là nguồn số liệu đƣợc sử dụng cho các ƣớc tính ở nhóm này
không phong phú bằng các nhóm khác, cùng với đó là chiều hƣớng tăng lên nhanh
chóng của dịch HIV trong nhóm MSM ở các tỉnh, thành khác có thể đang xuất hiện
ở Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhờ những hoạt động can thiệp của dự án phòng chống
HIV/AIDS nên tỷ lệ nhiễm HIV của Việt Nam đã giảm từ 25% (2006) xuống còn
hơn 12% (2012). Dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam có tổng kinh phí gần
66 triệu USD, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ và một phần vốn đối ứng của
chính phủ Việt Nam, đƣợc triển khai ,tại 32 tỉnh và thành phố, từ tháng 6/2005 và
kết thúc vào tháng 12/2013 [5], [15], [16].
Mặc dù chiều hƣớng dịch HIV tại nhiều nhóm quần thể nguy cơ cao trên
toàn quốc có xu hƣớng ổn định, tuy nhiên số lƣợng ngƣời nhiễm HIV vẫn tiếp tục
gia tăng cho thấy vẫn tiếp tục có các trƣờng hợp nhiễm mới, trong đó lây truyền từ
nhóm nam giới có nguy cơ cao sang vợ hoặc bạn tình thƣờng xuyên của họ sẽ đóng
một vai trò quan trọng. Hình thái lây truyền HIV qua đƣờng tình dục tăng và có xu
hƣớng ngày càng cao hơn so với việc lây truyền qua đƣờng máu. Ngƣời nhiễm tập
trung chủ yếu trong nhóm tuổi từ 30-39, tỷ lệ nữ nhiễm HIV/AIDS tiếp tục gia tăng


12
trong những năm gần đây. Dịch HIV/AIDS cũng gia tăng ở các huyện khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa ở một số tỉnh Tây Bắc, tây Thanh Hóa, Nghệ An
Tại khu vực Tây Bắc, mặc dù nguồn số liệu chƣa đầy đủ, có thể thấy dịch
HIV đang gia tăng một cách nhanh chóng ở tất cả các nhóm trong cộng đồng, khởi
phát từ dịch HIV trong những ngƣời NCMT.

1.4. Tình hình nhiễm HIV tại khu vực tỉnh Hòa Bình
Năm 1996, lần đầu tiên phát hiện một trƣờng hợp nhiễm HIV tại Huyện Kỳ
Sơn (giáp ranh với Thành phố Hòa Bình). Kể từ khi phát hiện trƣờng hợp nhiễm
HIV đến nay, việc xét nghiệm cho đối tƣợng có nguy cơ cao nhiễm HIV đã đƣợc
thực hiện thƣờng xuyên. Trong đó, triển khai song song cả xét nghiệm phát hiện và
giám sát trọng điểm đƣợc bắt đầu từ năm 2003. Con số ngƣời nhiễm HIV/AIDS vẫn
tiếp tục tăng dần qua các năm. Tính đến 31/12/2009, đã có 1.487 ngƣời có địa chỉ
tại Hòa Bình đƣợc ghi nhận là đã nhiễm HIV, 977 ngƣời trong số này đã đƣợc chẩn
đoán là chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 579 ngƣời tử vong do các nguyên
nhân liên quan tới HIV/AIDS [4], [17], [22].
Theo báo cáo về tình hình dịch HIV/AIDS của các địa phƣơng với Cục
phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, từ năm 2008- 2013 tại tỉnh Hòa Bình, số trƣờng
hợp phát hiện nhiễm HIV có xu hƣớng giảm dần song vẫn tập trung cao ở nhóm
nghiện chích ma túy (NCMT). Ngƣời nhiễm HIV chủ yếu vẫn qua đƣờng máu
nhƣng qua QHTD tăng dần theo từng năm. Số bệnh nhân AIDS đƣợc điều trị ARV
ngày càng tăng giúp số lƣợng bệnh nhân tử vong giảm. Tỷ lệ nam nhiễm HIV
chiếm tỷ lệ cao và cũng giảm dần qua các năm. Phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV có xu
hƣớng tăng. Ngƣời nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm có sử dụng ma túy vẫn
là đối tƣợng tiềm ẩn và khả năng bùng phát dịch tại địa phƣơng [3], [4].
Theo đánh giá của Cục phòng chống HIV/AIDS, hiện nay Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS tại Hòa Bình đã xây dựng tốt mạng lƣới phòng, chống HIV từ các
tuyến, hoạt động có hiệu quả và đạt đƣợc những kết quả khả quan trong hoạt động
chăm sóc, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua,
vì vậy cần tiếp tục củng cố, ổn định và phát triển hơn nữa mạng lƣới cơ sở phòng,
chống HIV/AIDS, tăng cƣờng phân cấp và lồng ghép trong hoạt động điều trị, mở
rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Đặc
biệt cần xây dựng mô hình đa dịch vụ về quản lý ngƣời nhiễm HIV/AIDS, tăng
cƣờng hiệu quả trong việc điều trị cho ngƣời nhiễm HIV, sử dụng tài chính đúng
mục đích, cũng nhƣ tìm nguồn đầu tƣ để công tác phòng, chống AIDS hiệu quả hơn
nữa, giảm thiểu tác hại lây nhiễm HIV tại địa phƣơng [3].



13
1.5. Cấu trúc hình thái và hệ gen của virus HIV
1.5.1. Cấu trúc hình thái
Virus HIV-1 là thành viên của họ Retrovirus thuộc nhóm hỗn hợp các virus
có hệ gen ARN chuỗi đơn và enzym phiên mã ngƣợc. Chức năng của enzym phiên
mã ngƣợc là sao chép ARN hệ gen virus thành ADN chuỗi kép, đó là một pha đặc
biệt trong chu kỳ sống của Retrovirus. HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh
Human Immuno-deficiency Virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời). AIDS là
tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời).
Về phân loại, HIV gồm hai type chính là HIV type 1 (HIV-1) và HIV type 2
(HIV-2), trong đó HIV-1 gây ra 98% sự lan truyền còn HIV-2 chỉ chiếm ƣu thế ở
vùng tây châu Phi, ít lan truyền trên thế giới. Vì vậy, HIV-1 đƣợc xem nhƣ là
nguyên nhân chính gây nên AIDS [1]. HIV-1 đƣợc chia thành 3 nhóm là M (main),
O (outlier), nhóm N (new), trong đó hơn 90% sự lây nhiễm của HIV thuộc nhóm M.
Trong nhóm M gồm các phân nhóm A, B, C, D, F, G, H, J, K và nhiều dạng tái tổ
hợp khác (circulating recombinant form - CRF). Các phân nhóm khác nhau chủ yếu
ở cấu trúc của các protein vỏ và đặc trƣng cho sự truyền nhiễm theo khu vực địa lý.
Đây là một đặc điểm đáng lƣu ý trong các nghiên cứu để tìm ra thuốc điều trị cho
các bệnh nhân HIV/AIDS theo từng khu vực [12].
Hình 1.1A: Virus HIV nhìn dƣới kính
hiển vi điện tử truyền qua (TEM).
Nguồn:

Hình 1.1B: Mô hình cấu trúc virus HIV
Nguồn: www.shutterstock.com



14
Cấu trúc hình thái virus HIV có dạng hình cầu, kích thƣớc khoảng từ 100-
120 nm. (Hình 1.1A). Lớp vỏ ngoài cùng của virus HIV bao gồm một lớp màng
lipid kép có nguồn gốc từ tế bào chủ, trên lớp vỏ này có chứa khoảng 72 bản sao
protein vỏ (env) của virus, mỗi protein env lại chứa một mũ đƣợc tạo thành từ 3
phân tử gp120, còn thân của virus đƣợc tạo thành từ 3 phân tử gp41 có chức năng
neo giữ lõi virus với vỏ bao ngoài. Lõi virus có hình dạng nhƣ hạt đậu tạo đƣợc tạo
thành từ khoảng 2.000 bản sao của protein p24. Trong lõi bao gồm hệ gen của HIV
là hai sợi ARN (+) đơn, mỗi sợi có kích thƣớc khoảng 10 kb gồm 9 gen mã hóa cho
15 protein khác nhau (Hình 1.1B).
HIV có đặc điểm chung của họ Retroviridae. Hạt virus (virion) hoàn chỉnh
có cấu trúc gồm 3 lớp:
Lớp vỏ bên ngoài (vỏ peplon): là màng lipit kép. Gắn lên màng này là các gai
mấu. Đó là các phân tử glycoprotein có trọng lƣợng phân tử 160 kDa (gp160), gồm
có 2 phần:
+ Glycoprotein màng ngoài có trọng lƣợng phân tử là 120 kDa (gp120). GP120
là kháng nguyên dễ biến đổi nhất, gây khó khăn cho phản ứng bảo vệ cơ thể và điều
chế vaccin phòng bệnh.
+ Glycoprotein xuyên màng có trọng lƣợng phân tử 41 kilodalton.
Lớp vỏ bên trong (vỏ capsid): gồm 2 lớp protein:
+ Lớp ngoài hình cầu, cấu tạo bởi protein có trọng lƣợng phân tử 18 kDa (p18).
+ Lớp vỏ trong: Gồm 2 lớp protein là p17 và protein lõi p24. Đây là kháng
nguyên quan trọng để chẩn đoán nhiễm HIV.
Lớp lõi trong cùng: là những thành phần bên trong của vỏ capsid, bao gồm: hai
phân tử ARN đơn, đó là hệ gen của HIV chứa 3 gen cấu trúc: gag (group specific
antigen) là các gen mã hoá cho các kháng nguyên đặc hiệu của capsid của virus; pol
(polymerase) mã hoá cho các enzym: reverve transcriptase (RT: enzym sao mã
ngƣợc), protease và endonuclease (còn gọi kháng nguyên integrase); và env
(envelop) mã hoá cho glycoprotein lớp vỏ peplon của HIV.
Nhờ enzym sao chép ngƣợc nên khi xâm nhập vào tế bào, virus có thể tổng

hợp ADN 2 sợi. Đoạn cuối hai đầu của ADN mới tạo này có khả năng gắn đƣợc ổn
định vào nhiễm sắc thể ADN của tế bào và trở thành 1 tiền virus. Tiền virus này sẽ


15
nhƣ một gen của tế bào bị nhiễm virus và có thể tồn tại thầm lặng không phát triển
và truyền sang cho thế hệ tế bào sau khi có phân bào. Virus cũng có thể nhờ enzym
ribonuclease của tế bào nhiễm để tạo ra ARN thông tin giúp tạo ra các protein của
virus hoàn chỉnh. Đây là một đặc trƣng của HIV và gây khó khăn cho việc sản xuất
các thuốc để tiêu diệt HIV khi virus xâm nhiễm trong tế bào và lại gắn vào ADN
của tế bào. Tính biến đổi gen của HIV là rất lớn vì vậy gây khó khăn cho việc phát
triển các vắc xin phòng HIV cũng nhƣ sản xuất thuốc điều trị [28].
1.5.2. Cấu trúc hệ gen virus HIV
Hệ gen của HIV-1 nằm trong phần lõi của virus và bao gồm hai sợi ARN (+)
đơn, mỗi sợi có chiều dài khoảng 9,8 kb và có 9 gen mã hóa cho 15 protein khác
nhau (Hình 1.2).
Trên mỗi sợi ARN có 3 gen cấu trúc là gag, pol và env; trong đó gag có
nghĩa “group-antigen” (kháng nguyên nhóm), pol là “polymerase” và env là
“envelope” (vỏ). Các gen gag và env mã hóa cho nucleocapsid và glycoprotein của
màng virus; gen pol mã hóa cho 3 enzym: reverse transcriptase, integrase và
protease. Ngoài ra, HIV-1 còn có 6 gen (vif, vpu, vpr, tat, rev và nef) ở vùng ARN
khoảng 9 kb [35].










Các hình chữ nhật là khung đọc mở cho các gen: gag (màu nâu), pol (màu vàng), và envi (màu xanh). Phức
hơp các gen quy định và phụ trợ HIV-1 mã hóa (thể hiện trong màu hồng). Tat và Rev intron đƣợc mô tả nhƣ
đƣờng ngang. Các lĩnh vực Gag lớn ma trận (MA), capsid (CA), nucleocapsid (NC), và p6 và bề mặt MT
(SU) và màng (TM) glycoprotein (gp120 và gp41, vùng lặp dài (LTR). (Nguồn:

Chức năng gen gag là nhóm polyprotein chịu trách nhiệm kháng nguyên
(goup antigens-ag); gen pol là enzym chịu trách nhiệm phiên mã ARNse H và có
Hình 1.2: Mô hình cấu trúc hệ gen gen của HIV-1.

×