Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống đậu tương DT90 tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 159 trang )



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





DINH CHÍ THÀNH




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI GIỐNG ĐẬU TƢƠNG DT90 TẠI
HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lân












S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

THÁI NGUYÊN - 2013


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận

văn đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn


Dinh Chí Thành





S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi
của các Thầy, Cô giáo trong Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và Khoa
Nông học, đặc biệt là Cô giáo - TS.Nguyễn Thị Lân đã hướng dẫn tận tình
về phương pháp nghiên cứu, phương pháp cập nhật, tổng hợp và xử lý thông
tin trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình, tôi cũng luôn nhận được sự giúp đỡ của Cấp ủy, Chính quyền địa
phương, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn của huyện Đồng Văn đã tạo mọi
điều kiện thuận nhất cả về cơ sở vật chất lẫn tinh thần
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. Cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân, giáo viên khoa Nông học Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Cô đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi sự giúp
đỡ tận tình và sâu sắc trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn này.

2. Các thầy cô giáo trong Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và Khoa
Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3. Các đồng chí lãnh đạo Cấp ủy, Chính quyền địa phương xã Phố cáo,
huyện Đồng Văn, đã tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện Đề tài tại địa phương.
4. Phòng Nông nhiệp & PTNT và Trạm Khuyến nông huyện Đồng Văn,
đã cử cán bộ chuyên môn tham gia cùng tôi và hỗ trợ một số vật tư Nông
nghiệp để tôi thực hiện Đề tài.
5. Các Thầy, Cô giáo trong Ban giám hiệu Nhà trường; các đồng chí lãnh
đạo Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đồng Văn đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, động viên khích lệ kịp thời trong suốt quá trình học tập, thực
tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn




S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
Dinh Chí Thành
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.

1. Tính cấp thiết của đề tài Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu của đề tài Error! Bookmark not defined.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.
Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Error! Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Error! Bookmark not defined.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu đậu tương trên thế giớiError! Bookmark
not defined.
1.2.1.1. Nghiên cứu về bón phân cho đậu tươngError! Bookmark not
defined.
1.2.1.2. Nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu đậu tương ở Việt NamError! Bookmark not
defined.
1.2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về bón phân cho đậu tương Error!
Bookmark not defined.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương Error!
Bookmark not defined.
1.3. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tươngError! Bookmark not
defined.
1.3.1. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới Error!
Bookmark not defined.

1.3.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giớiError! Bookmark not
defined.
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam Error!
Bookmark not defined.
1.3.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt NamError! Bookmark not
defined.
1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam Error!
Bookmark not defined.
1.3.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại Hà GiangError! Bookmark not
defined.
1.3.4. Tình hình sản xuất đậu tương của huyện Đồng VănError! Bookmark
not defined.
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark
not defined.
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứuError! Bookmark not
defined.
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.2. Nội dung nghiên cứu Error! Bookmark not defined.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
2.3. Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm nghiên cứuError! Bookmark not
defined.

2.3.2. Quy trình kỹ thuật Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được xử lý trên máy
tính theo chương trình SAS 8.0. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark
not defined.
3.1. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của
giống đậu tương DT90 tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà GiangError! Bookmark
not defined.
3.1.1. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng và
phát triển của đậu tương Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống đậu
tương thí nghiệm vụ xuân năm 2012 - 2013 Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu sinh lý của
giống đậu tương ĐT90 Error! Bookmark not defined.
3.1.3.1. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá của
giống đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.
3.1.3.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón khả năng hình thành nốt sần
hữu hiệu của giống đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.
3.1.3.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng tích lũy chất
chất khô của giống đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại và
khả năng chống đổ của giống đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
3.1.5. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của giống đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.
3.1.6. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống
đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.
3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương
DT90 tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng, phát triển của giống
đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương
ĐT90 Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ tiêu sinh lý của giống đậu tương ĐT90
Error! Bookmark not defined.
3.2.3.1. Chỉ số diện tích lá Error! Bookmark not defined.
3.2.3.2. Khả năng hình thành nốt sần Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy vật chất khô của giống
đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống
đổ của giống đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống đậu tương DT90 Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế của giống đậu tương DT90
Error! Bookmark not defined.
3.3. Kết quả sản xuất thử giống đậu tương DT90 áp dụng quy trình kỹ thuật
mới trên đồng ruộng của nông dân Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận Error! Bookmark not defined.
2. Đề nghị Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74


S

ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
PHẦN PHỤ LỤC 75
Phụ lục 1: Ảnh thí nghiệm 75
Phụ lục 2: Sơ bộ hạch toán kinh tế 81
1. Hạch toán kinh tế ở thí nghiệm phân bón 81
1.2. Chi phí phân đạm urea 81
1.3. Chi phí phân lân super 81
1.3. Chi phí phân kaliclorua 82
1.4. Lãi thuần 82
2. Hạch toán kinh tế ở thí nghiệm mật độ 83
2.1. Chi phí chung 83
2.2. Chi phí giống 83
2.3. Lãi thuần 83
Phụ lục 4: Diễn biến tình hình thời tiết, khí hậu năm 2012 tại Hà Giang. 84
Phụ lục 5: Kết quả xử lý thống kê 85
5.1. Kết quả xử lý thống kê thí nghiệm phân bón vụ Xuân 2012 85
5.2. Kết quả xử lý thống kê thí nghiệm phân bón vụ xuân 2013 99
5.3. Kết quả xử lý thống kê thí nghiệm mật độ vụ Xuân 2012 113
5.4. Kết quả xử lý số liệu thí nghiệm mật độ vụ xuân 2013 127



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Đ/c : Đối chứng
TGST : Thời gian sinh trưởng
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
STT : Số thứ tự
TB : Trung bình
PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sỹ
CS : Cộng sự
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ix
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới giai đoạn 2005- 2012
Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2012
Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.3. Các giống đậu tƣơng đƣợc tuyển chọn từ nguồn vật liệu nhập nội
Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.4. Các giống đậu tƣơng đƣợc chọn tạo bằng phƣơng pháp lai hữu tính
Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.5. Các giống đậu tƣơng chọn tạo đƣợc bằng xử lý đột biến Error!
Bookmark not defined.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Hà Giang giai đoạn 2005- 2012
Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.7. Tình hình sản xuất đậu tƣơng của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

giai đoạn 2006 - 2012 Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.8. Mùa vụ trồng đậu tƣơng ở một số điểm điều traError! Bookmark
not defined.
Bảng 1.9. Cơ cấu giống và biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất đậu
tƣơng tại các điểm điều tra Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.10. Đánh giá của ngƣời dân về các yếu tố thuận lợi và hạn chế đến sản
xuất đậu tƣơng tại huyện Đồng Văn Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh
trƣởng của giống đậu tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng Văn
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến chiều cao cây, số cành
cấp 1, số đốt/thân chính của giống đậu DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện
Đồng Văn Error! Bookmark not defined.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

x
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá của
giống đậu tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng Văn Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng hình thành nốt
sần hữu hiệu của giống đậu tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng
Văn Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến khối lƣợng chất khô của
giống đậu tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng Văn Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại


và khả năng chống đổ của giống đậu tƣơng DT90 vụ Xuân 2012 – 2013 tại
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống đậu tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại
huyện Đồng Văn Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của
giống DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng VănError! Bookmark not
defined.
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của mật độ đến thời gian sinh trƣởng, phát triển của
giống đậu tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng Văn Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.10
.
Ảnh hƣởng của mật độ đến chiều cao cây, số cành cấp 1, số đốt/thân
chính của giống đậu ĐT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại Đồng Văn Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tƣơng
DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng Văn Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của mật độ khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của
giống đậu tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng Văn Error!
Bookmark not defined.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

xi
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của mật độ đến khối lƣợng chất khô của giống đậu
tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng VănError! Bookmark not
defined.

Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu hại

và khả năng
chống đổ của giống đậu tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng Văn
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống đậu tƣơng DT90, vụ Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng Văn
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế của giống DT90, vụ
Xuân 2012 – 2013 tại huyện Đồng Văn Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.17. Năng suất thực thu của giống đậu tƣơng DT90 sản xuất thử trên
đồng ruộng nông dân vụ Xuân năm 2013 tại Đồng VănError! Bookmark not
defined.




S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine max (L) Merr) là cây công nghiệp ngắn ngày
có tác dụng rất nhiều mặt và là cây có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của nó
cung cấp thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra đậu tương là cây
trồng ngắn ngày rất thích hợp trong luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại
cây trồng khác và là cây cải tạo đất rất tốt (Ngô Thế Dân và cs., 1999)[6].
Thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu tương rất cao. Qua phân tích sinh

hoá cho thấy, hạt đậu tương chứa từ 38% - 45% protein, 18 % - 22% lipit,
hyđrat các bon từ 15-16% và nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng cho sự
sống (Phạm Văn Thiều, 2006)[21]. Trong hạt đậu tương có chứa đầy đủ và
cân đối các loại axít amin, đặc biệt là các axit amin cần thiết cho cơ thể con
người mà không thể thay thế được như: Triptophan, leuxin, valin, lizin,
methionin. Ngoài ra còn có các muối khoáng như: Ca, Fe, Mg, Na, P, K…,
các vitamin B1, B2, D, K, E…. Đậu tương được chế biến thành 600 loại thực
phẩm khác nhau, bao gồm các loại thức ăn cổ truyền: đậu phụ, tương chao,
sữa đậu nành tới các loại thực phẩm, chế phẩm hiện đại như: Kẹo, bánh đậu
tương, bacon đậu tương, hotdogs đậu tương, đậu hũ cheese, các loại thịt nhân
tạo
Kết quả nghiên cứu của Bùi Tường Hạnh (1997)[11] cho thấy trong hạt
đậu tương có chất IZOFLAVONE có tác dụng làm giảm đáng kể lượng
cholesterol trong máu khi sử dụng sản phẩm làm từ đậu tương. Trong công
nghiệp dầu đậu tương được sử dụng làm si, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo,
cao su nhân tạo
.
Đậu tương còn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến
thực phẩm dược, ngành công nghiệp ép dầu.
Hiện nay, đậu tương đang cung cấp 10 - 20% nhu cầu dinh dưỡng đạm
cho người và 50% thức ăn cho gia súc trên toàn thế giới với sản lượng 245
triệu tấn/năm (năm 2002). Một tác dụng có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng
của cây đậu tương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đó là khả năng cố định
đạm do vi khuẩn nốt sần Rhizobium Japonicum sống cộng sinh ở rễ cho nên


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

2

đậu tương là một trong những cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt. Các
nốt sần ở bộ rễ cây đậu tương được coi như những “nhà máy phân đạm tí
hon”, bởi những vi khuẩn trong nốt sần hoạt động rất cần mẫn tổng hợp đạm
khí trời, làm giàu đạm cho đất, không gây ô nhiễm môi trường, mặt khác nó
còn làm sạch bầu khí quyển giúp không khí trong lành hơn.
Sau một vụ thu hoạch cây đậu tương đã trả lại cho đất một lượng đạm
đáng kể khoảng 50-80 kg đạm/ha, ngoài lượng đạm rễ cây cung cấp cho đất
thì thân lá của cây đậu tương cũng là nguồn đạm có tác dụng tốt làm tăng
thêm độ xốp, màu mỡ cho đất. Cây đậu tương có vai trò quan trọng trong việc
luân canh, cải tạo đất, tăng độ phì cho đất. Sản phẩm đậu tương không chỉ có
giá trị trong xuất khẩu thu đổi ngoại tệ, mà nó còn là động lực thúc đẩy
nghành chăn nuôi trong nước phát triển.
Đậu tương được gieo trồng phổ biến trên cả 7 vùng sinh thái trong cả
nước. Trong đó, vùng Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích gieo
trồng đậu tương nhiều nhất (69.425 ha) chiếm 37,10% tổng diện tích đậu
tương của cả nước và cũng là nơi có năng suất thấp nhất chỉ đạt 10,3 tạ/ha
(Cục Trồng Trọt, 2006)[5].
Đồng Văn là một huyện vùng cao núi đá biên giới của tỉnh Hà Giang
nơi cực Bắc của Tổ quốc. Tổng diện tích tự nhiên là 44.497 ha, trong đó có
13.165 ha đất trồng cây hàng năm chiếm 29,58%; diện tích vùng núi đá
30.171 ha, chiếm 67,8%, còn lại là đất phi nông nghiệp. Là một huyện có tỷ
trọng nông lâm nghiệp chiếm 42,8% trong cơ cấu kinh tế (tính đến
31/12/2011). Cây đậu tương là cây đứng thứ 3 sau cây ngô, lúa. Diện tích đậu
tương hàng năm là trên 2.000 ha/7.130 ha đất canh tác (đất ngô 6.315 ha, đất
lúa 815 ha), trong đó diện tích vụ đậu tương xuân chỉ chiếm từ 25 - 30% tổng
diện tích cả năm; năng suất rất thấp 10,5 tạ/ha, vụ xuân có nơi chỉ đạt 6,5 - 7
tạ/ha. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất đậu tương, như chưa
có bộ giống tốt phù hợp từng mùa vụ, mức đầu tư thấp, các biện pháp kỹ thuật
canh tác chưa hợp lý. Trong các yếu tố hạn chế trên thì giống và biện pháp kỹ
thuật là yếu tố cản trở chính đến năng suất đậu tương.



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
Trước thực trạng đó huyện Đồng Văn - Hà Giang đã lựa chọn được
giống đậu tương DT90, nhằm giới thiệu đưa vào sản xuất ở vụ xuân trên
địa bàn huyện. Tuy nhiên để giống phát huy hết tiềm năng năng suất và
chất lượng cần phải nghiên cứu đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng trọt.
Vì vậy chúng tôi đã tiến hành xây dựng và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật đối với giống đậu tương DT90 tại huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định mật độ và lượng phân bón thích hợp cho giống đậu tương
DT90, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, làm cơ sở phổ biến, mở
rộng diện tích sản xuất đậu tương vụ xuân tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Đề tài là công trình nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật phù hợp
cho giống đậu tương DT90 trong vụ xuân năm 2012 và 2013 để tuyên truyền,
khuyến cáo nhân dân mở rộng diện tích, sản xuất đậu tương đại trà trên địa
bàn huyện Đồng Văn và có thể mở rộng thêm cho các huyện vùng cao núi có
điều kiện tự nhiên như huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học để các nhà nghiên
cứu về nông nghiệp, giáo viên và sinh viên các trường nông nghiệp tham khảo.

- Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật (Mật độ và phân bón)
trồng đậu tương triển vọng, góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh đậu
tương vụ Xuân năm 2012 và năm 2013 để sản xuất đậu tương tại huyện Đồng

Văn nói riêng và các huyện vùng cao núi đã có điều kiện tự nhiên như huyện
Đồng Văn của tỉnh Hà Giang nói chung.
- Sử dụng giống đậu tương cho năng suất cao và kỹ thuật mới vào mở
rộng sản xuất, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thu nhập cho nông


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
dân sản xuất đậu tương, kích thích sản xuất đậu tương phát triển ở huyện
Đồng Văn nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang nói chung.



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Để sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và tính bền vững cao, đem lại lợi
nhuận cho người trực tiếp sản xuất, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
tránh ô nhiễm môi trường cần áp dụng một cách khoa học, đồng bộ giữa các
yếu tố giống, phân bón, nước, thời vụ, mật độ Trong đó, biện pháp kỹ thuật
là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được, vì giống chỉ phát
huy được tiềm năng năng suất khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và có
chế độ chăm sóc phù hợp. Để lựa chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật,
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần tập trung vào một số mục tiêu:

- Chọn biện pháp kỹ thuật sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái, trình
độ canh tác của từng vùng;
- Chọn biện pháp kỹ thuật phải phù hợp với từng loại giống, đặc biệt là
mức độ chịu thâm canh
Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng: Để đạt được năng suất cao, phẩm
chất tốt thì đậu tương cần được bón đầy đủ phân hữu cơ và các loại phân
khoáng khác, vì nó chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được bón đầy
đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết (Phạm Văn Thiều, 2006)[21].
Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của đậu tương, tác giả Nguyễn Tử Xiêm
và Thái Phiên (1999)[30] cho biết: để tạo ra 1 tấn hạt đậu tương cần cung cấp
đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng như N, P, K, Canxi và các
yếu tố vi lượng như Mn, Zn, Cu, B, Mo. Lượng phân bón trong thực tế sản
xuất phải tuỳ thuộc vào giống, thời vụ, chân đất, cây trồng vụ trước mà bón
cho thích hợp (Trần Thị Trường và cs., 2006)[23]. Do vậy không thể có một
công thức bón chung cho tất cả các vụ, các vùng, các loại đất khác nhau.
Mật độ trồng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất
đậu tương. Do đó muốn đạt năng suất cao cần phải có mật độ quần thể thích
hợp. Ablett và cs (1984)[31] cho rằng ở đậu tương có sự tương tác chặt giữa


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
giống và mật độ trồng. Nghĩa là mỗi giống đậu tương sẽ cho năng suất cao ở
một mật độ gieo trồng thích hợp.Theo Duncan và cs., (1978)[41] với một
giống đậu tương cụ thể mối quan hệ giữa mật độ trồng với năng suất hạt
thường biến đổi theo 3 mức sau: Mức 1 là mức năng suất tăng tương quan
tuyến tính khi tăng mật độ gieo; mức 2 là mức năng suất hạt đạt được tới
đỉnh tối đa; mức 3 là mức năng suất sẽ không tăng khi tăng mật độ gieo

trồng và bắt đầu giảm khi tiếp tục tăng mật độ. Mật độ trồng thích hợp
cũng tùy thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt. Vì vậy để giống phát huy
được tiềm năng năng suất cần nghiên cứu khả năng thích ứng và biện pháp
kỹ thuật trong từng điều kiện trồng trọt cụ thể.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu đậu tƣơng trên thế giới và trong nƣớc
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu đậu tương trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về bón phân cho đậu tương
Nhu cầu về đạm của đậu tương ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
Theo Imsande J (1992)[43]: Giai đoạn khủng hoảng đạm nhất ở cây đậu
tương là giai đoạn làm hạt và vào chắc (R5 - R6). Thiếu đạm ở giai đoạn này
lá sẽ bị rụng sớm do đạm trong lá được di chuyển về cho phát triển hạt. Các
tác giả Ashour và Thalooth (1983)[33] kết luận là bổ sung thêm đạm qua lá ở
giai đoạn làm hạt và vào chắc (R5 - R6) có tác dụng làm tăng năng suất hạt và
tăng năng suất sinh khối.
Theo Watanabe và cs., (1986)[59] để đạt được năng suất hạt cao
(3 tấn/ha) đậu tương cần tích luỹ được 300 kg N/ha. Từ kết quả thí nghiệm
đồng ruộng tác giả đã chỉ ra rằng bón 60 kg N/ha và 120 kg N/ha vào lúc ra
hoa đã làm tăng năng suất đậu tương lên tương ứng 4,8% và 6,7%. Năng suất
đậu tương tiếp tục tăng lên tới lượng N bão hoà là 180 kg N/ha. Theo Sinha
(1987)[55], Borkert và Sfredo (1994)[36] để đạt năng suất đậu tương cao
cần bón cho đậu tương một lượng N đáng kể vào khoảng 150 kg N/ha.
Nghiên cứu của Bona và cs., (1998) [35] về ảnh hưởng của bón việc
bón N muộn cho đậu tương cho biết bổ sung thêm phân N với mức 150 kg/ha
ở thời kỳ bắt đầu làm quả cho giống đậu tương có tập tính sinh trưởng hữu


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

7

hạn có tác dụng làm tăng năng suất hạt và hệ số thu hoạch, nhưng lại không
có tác dụng với những giống sinh trưởng vô hạn mà chỉ làm cho cây tiếp tục
phát triển sinh dưỡng.
Oliver S. và S.A Barler (1966) [51]cho biết: Hoạt động cố định N
của vi khuẩn nốt sần được đo bằng hàm lượng Legemoglobin vào cuối
thời kỳ ra hoa đã tăng 2,5 lần ở 600 ppm P và 800 ppm K. Nhưng Ca lại
làm giảm hoạt động của vi sinh vật. Khi bón nhiều lân, tốc độ cố định N
cao hơn và lượng acid glutamic tăng.
Theo Dickson và cs., (1987)[40], hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp
là yếu tố quan trọng nhất gây ra năng suất đậu đỗ thấp ở nhiều nước châu Á.
Theo Tiaranan và cs., (1987)[58] cho biết: Ở Thái Lan, nhiều vùng sản xuất
đậu tương có hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp từ 1- 5 ppm, khi bón phân
lân đã làm năng suất tăng gấp đôi, tác giả cho rằng mức khủng hoảng lân của
cây đậu tương là khoảng 8 ppm.
Tại Queensland - Úc, Dickson và cs., (1987)[40] nghiên cứu ảnh
hưởng của lượng phân lân được bón đã chỉ ra rằng năng suất đậu tương
tăng lên rất đáng kể khi đậu tương được bón phân lân. Theo Ismunadji và
cs., (1987)[44] cho biết ở Indonêsia việc bón phân lân cho đậu tương đã
làm tăng năng suất đáng kể.
Kali có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển, năng suất và
chất lượng hạt đậu tương. Nghiên cứu của Smit (1988)[56] về phản ứng của
đậu tương với việc bón kali cho thấy: Bón K trên lá không thay thế cho bón K
trước khi trồng. Tác giả cũng đã kết luận hàm lượng protein trong hạt có
tương quan nghịch với lượng phân kali (cả KCL và K
2
SO
4
) bón vào đất, trong
khi đó hàm lượng dầu lại có tương quan thuận với lượng phân K bón vào đất.
1.2.1.2. Nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương

Nghiên cứu của Cober và cs., (2005)[39] cho biết khi gieo đậu tương ở
mật độ cao, cây đậu tương thường tăng chiều cao cây, dễ bị đổ và chín sớm
hơn. Đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất hạt đậu tương. Mayer và
cs., (1991)[50] cho rằng: Nếu trồng dày quá thì số cây trên đơn vị diện tích


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
nhiều, diện tích dinh dưỡng cho mỗi cây hẹp, cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh
sáng nên cây ít phân cành, số hoa, số quả/cây ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ;
ngược lại nếu trồng thưa quá diện tích dinh dưỡng của cây rộng nên cây phân
cành nhiều, số hoa, quả /cây nhiều, khối lượng 1000 hạt tăng nhưng mật độ
thấp nên năng suất không cao.
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
1.2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về bón phân cho đậu tương
Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát
triển và năng suất đậu tương. Nguồn cung cấp đạm cho đậu tương là từ phân
bón, đất và khả năng tự cố định đạm khí trời nhờ vi khuẩn Rhyzobium
japonicum. Mỗi giai đoạn sinh trưởng đậu tương cần lượng đạm khác nhau.
Đạm được sử dụng dưới các dạng như NH
4
NO
3
, HNO
3
, NH
4
OH và urea.

Trong đó urea là nguồn đạm tốt nhất. Các nguồn đạm khác có hiệu lực thấp
và không ổn định.
Nghiên cứu của Võ Minh Kha (1997)[14] ở Việt Nam cho biết trên đất
đồi chua, hàm lượng sắt nhôm cao bón phân lân và đạm có tác dụng nâng cao
năng suất đậu tương rõ rệt. Đất tương đối nhiều dinh dưỡng bón đạm làm tăng
năng suất đậu tương lên 10 - 20%, còn trên đất thiếu dinh dưỡng bón đạm làm
tăng năng suất 40 - 50%. Bón đạm có tầm quan trọng để thu năng suất tối đa,
tuy nhiên nếu bón NO
3
dư thừa lại có hại với năng suất vì lúc đó sự cố định
đạm bị ức chế hoàn toàn (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [6].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Danh Thìn (2001)[22] cho biết: để
việc bón đạm thực sự có hiệu quả cao cần bón kết hợp giữa các loại phân
khoáng khác như lân, kali và các phân vi lượng khác.
Cây đậu tương thường hút lân từ phân bón và hút đến tận cuối vụ. Tuy
nhiên việc tăng P tổng số hấp thu có thể bị giới hạn do P trong phân được thay
bằng P trong đất. Bón lân còn tăng khả năng hình thành nốt sần của đậu
tương. Bón nhiều P nâng cao số lượng và khối lượng nốt sần. Hiệu lực này
tuỳ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết và giai đoạn phát triển của đậu tương.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần (1996)[7] cho biết trên đất bạc màu


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Hà Bắc bón lân cho lạc và đậu tương đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lân làm
tăng hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Tuỳ theo năng suất đậu
tương cao hay thấp và thành phần cơ giới có sẵn trong đất để xác định mức bón
P cho hợp lý.

Nghiên cứu của Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên (1998)[30] cho biết
hiệu quả của việc sử dụng các loại phân bón N, P, K cho cây trồng trên đất
đồi chua được xác định là P cho hiệu quả cao nhất, sau đó đến N và thấp nhất
là K. Tác giả cũng cho rằng P là một trong những yếu tố hạn chế lớn nhất đến
năng suất tất cả các cây trồng cạn như sắn, lạc, đậu tương và lúa cạn.
Hiệu lực của K thường liên quan tới P. Năng suất đậu tương tăng khi
bón K và P riêng biệt nhưng năng suất cao nhất khi bón kết hợp K với P.
Theo Vũ Đình Chính (1998)[3], trên đất dốc bạc màu nghèo dinh dưỡng, bón
phân cho đậu tương với mức 90 kg P
2
O
5
/ha trên nền phân 40 kg N/ha đã làm
tăng lượng nốt sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt. Tác giả cho biết tổ hợp
phân khoáng thích hợp nhất cho giống đậu tương Xanh Lơ trong điều kiện vụ
hè tại Hà Bắc là: 20 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O.
Theo Ngô Thế Dân và cs., (1999)[6] ở đất nghèo kali, đất cát đậu tương
phản ứng rõ rệt với phân kali, nhưng đối với các vùng trồng đậu tương thuộc
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, do đặc điểm đất ở đây
tương đối giầu kali nên hiệu quả bón phân kali ở vùng này thấp.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Xô và cs., (1996) [29] về phân bón cho đậu
tương trong cơ cấu 2 lúa 1 đậu tương hè trên đất bạc màu vùng Hà Bắc cho
biết công thức phân bón cho hiệu quả kinh tế cao là 8 tấn phân chuồng + 40
kg N + 60 kg P

2
O
5
+ 40 kg K
2
O.
1.2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương
Mật độ trồng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất
đậu tương. Năng suất cây trồng nói chung và đậu tương nói riêng được xác
định dựa vào năng suất của mỗi cá thể trong quần thể và năng suất của cả
quần thể. Do đó muốn đạt năng suất cao cần phải có mật độ quần thể thích
hợp. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Văn và cs., (2001)[25] cho biết: Nếu trồng


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
dày quá thì số cây trên đơn vị diện tích nhiều, diện tích dinh dưỡng cho mỗi
cây hẹp, cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ánh sáng nên cây ít phân cành, số hoa, số
quả/cây ít, khối lượng 1000 hạt nhỏ; ngược lại nếu trồng thưa quá diện tích
dinh dưỡng của cây rộng nên cây phân cành nhiều, số hoa, quả/cây nhiều,
khối lượng 1000 hạt tăng nhưng mật độ thấp nên năng suất không cao.
Trong điều kiện nhiệt đới của nước ta, mật độ trồng thay đổi rất lớn
giữa các giống và mùa vụ gieo trồng. Nghiên cứu của các tác giả Ngô Thế
Dân và cs., (1999)[6] và Phạm Văn Thiều (2006)[21] đều kết luận rằng để
xác định được mật độ trồng đậu tương cần căn cứ vào đặc tính của giống,
thời vụ gieo trồng, độ phì của đất và mức độ thâm canh. Nghiên cứu của
Luân Thị Đẹp và cs., (2008)[8] về phương thức trồng xen ngô với đậu
tương xuân trên đất dốc tại tỉnh Bắc Kạn còn cho thấy: mật độ trồng đậu

tương còn chịu ảnh hưởng bởi phương thức trồng xen và liên quan đến
năng suất đậu tương.
Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hinh và cs., (2006)[12] đối với giống đậu
tương Đ2101 trong vụ Xuân và vụ Đông cho thấy: Trong vụ Đông năng suất
cao nhất ở mật độ 40 - 50 cây /m
2
đạt 19,8 - 20,2 tạ/ha, còn trong vụ Xuân lại
cho năng suất cao nhất ở mật độ 20 - 30 cây/m
2
đạt 20 - 20,8 tạ/ha. Đối với
giống ĐT2006, nghiên cứu của Tạ Kim Bính và cs., (2006)[1] cho biết ở các
mật độ trồng 15, 25, 35, 45 cây/m
2
thì mật độ trồng càng tăng số quả/cây và
khối lượng 1000 hạt càng giảm.

1.3. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tƣơng
1.3.1. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương là cây có vị trí rất hết sức quan trọng trong việc phát
triển nền kinh tế của từng nước. Bởi giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng
trong ngành công nghiệp và giá trị cải tạo dinh dưỡng đất. Từ những giá
trị thực tế đó mà cây đậu tương đều được tất cả các nước trên thế giới
quan tâm, đầu tư phát triển, nên diện tích, năng suất và sản lượng cũng


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

11

đựơc tăng dần qua các năm. Đặc biệt trên thế giới các nước sản xuất đậu
tương lớn gồm có: Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban
Nha, Úc…trong đó khoảng 80% sản lượng đậu tương được sản xuất ở
4nước là: Mỹ (52%); Brazil (17%); Achentina (10%) và Trung Quốc
(10%). Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong nhữmg năm gần
đây được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới giai đoạn 2005- 2012
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2005
92,56
23,18
214,55
2006
95,31
23,29
221,98
2007
90,15
24,37
219,70
2008
96,44
23,98
231,26

2009
99,01
22,55
223,27
2010
102,62
25,83
265,07
2011
103,60
25,29
262,00
2012
106,60
23,74
253,07
(Nguồn: FAOSTAT Database,2013)[45]
Qua số liệu bảng 1.1 cho thấy: sản xuất đậu tương trên thế giới có xu
hướng tăng lên cả về diện tích và sản lượng, tuy nhiên tốc độ tăng không đều.
Năm 2005 cả thế giới trồng được 92,56 triệu ha, năm 2006 diện tích tăng lên
khá cao, đạt 95,31 triệu ha nhưng đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn 90,15
triệu ha. Từ năm 2008 đến 2012, diện tích trồng đậu tương liên tục tăng, từ
96,44 triệu ha (năm 2008) lên 106,6 triệu ha (năm 2012) tăng 10,16 triệu ha
so với năm 2008 và 14,04 triệu ha so với năm 2005.
Năng suất đậu tương cũng biến động rất thất thường. Năm 2005 năng
suất đậu tương đạt 23,18 tạ/ha, năm 2007 năng suất tăng lên đến 24,37 tạ/ha
nhưng năm 2009 chỉ còn 22,55 tạ/ha, giảm 1,82 tạ/ha so với năm 2007. Năng


S

ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
suất đậu tương năm 2010 đạt cao nhất là 25,83 tạ/ha, tăng 3,28 tạ/ha so với
năm 2009 nhưng đến năm 2012 năng suất chỉ còn 23,74 tạ/ha, giảm 2,09 tạ/ha
so với năm 2010. Sự biến động trên có thể do 2 nguyên nhân: một là sâu bệnh
hại đậu tương, hai là thiếu nước tưới.
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
Hiện nay nguồn gen đậu tương được lưu giữ ở 15 nước trên thế giới:
Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật
Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xô (cũ) với
tổng số 45.038 mẫu (Trần Đình Long, 2005) [16].
Thí nghiệm quốc tế về đánh giá giống đậu tương thế giới (ISVEX) lần
thứ nhất vào năm 1973 đã tiến hành với quy mô là 90 điểm thí nghiệm được
bố trí ở 33 nước đại diện cho các đới môi trường. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: Trong phạm vi các địa điểm thí nghiệm từ xích đạo đến vĩ tuyến 30
0

độ cao dưới 500 m, năng suất trung bình và trọng lượng hạt giảm khi vĩ tuyến
tăng. Tuy vậy, chiều cao cây không đạt mức tối ưu ở tất cả các đới. Mức đổ
cây giảm khi vĩ tuyến tăng. Mức tách quả rụng hạt đều không nặng ở tất cả
các đới (Hoàng Văn Đức, 1982)[10].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết
lập hệ thống đánh giá (Soybean- Evaluation trial- Aset) giai đoạn 1 đã phân
phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới
và Á Nhiệt Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương là
đã đưa vào trong mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia
(Nguyễn Thị Út, 2006)[24].
Mỹ là quốc gia luôn đứng đầu về năng suất và sản lượng đậu tương đã
tạo ra nhiều giống đậu tương mới. Năm 1893 Mỹ đã có trên 10.000 mẫu

giống đậu tương thu thập từ các nước trên thế giới. Mục tiêu của công tác
chọn tạo giống đậu tương của Mỹ là chọn ra những giống có khả năng thâm
canh, phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản và dễ chế biến (Johnson và
Bernard 1976)[46].

×