Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Yên sơn, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 113 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





LÊ THỊ HOA




QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO
HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC











THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LÊ THỊ HOA




QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO
HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ







THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các
trường trung học phổ thông huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” đƣợc thực
hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Luận văn sử dụng những thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã
đƣợc tổng hợp và xử lí.
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2014
Tác giả


Lê Thị Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng thành kính và tình cảm chân thành, tác giả trân trọng
cảm ơn:
Khoa Sau Đại học, khoa Tâm lý Giáo dục trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại
học Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy, góp ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Tuyên Quang, các đồng
chí cán bộ quản lý của các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Yên Sơn và các
bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tƣ liệu giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với GS
TSKH. Nguyễn Văn Hộ, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, động viên tác
giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Những ngƣời thân trong gia đình và các đồng chí, đồng nghiệp thƣờng
xuyên động viên tác giả học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng bản luận văn này chắc chắn vẫn
không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn


Lê Thị Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 3
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC
KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1. Trên thế giới 5
1.1.2. Ở Việt Nam 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1. Khái niệm về quản lý 9
1.2.2. Quản lý giáo dục 11
1.2.3. Sức khoẻ sinh sản (Reproductive helth) 12
1.2.4. Giáo dục Sức khỏe sinh sản 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục Sức khỏe sinh sản 14
1.3. Mục đích, nguyên tắc, nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông 14
1.3.1. Mục đích giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh 14
1.3.2. Nguyên tắc giáo dục sức khỏe sinh sản 15
1.3.3. Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh 17
1.3.4. Phƣơng pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh 19
1.3.5. Hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản 21
1.3.6. Nội dung quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản trong
trƣờng THPT 22
1.3.7. Vị trí, vai trò của quản lý công tác GDSKSS trong các trƣờng THPT 23
1.3. Tầm quan trọng của vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản đối với sự
phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông 23
1.3.1. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 23
1.3.2. Vai trò giáo dục của Nhà trƣờng 26
1.3.3. Mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông 27
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh các trƣờng trung học phổ thông 29
1.5.1. Yếu tố chủ quan 29
1.5.2. Yếu tố khách quan 31
Kết luận chƣơng 1 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG 34
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 34
2.1.1. Vài nét về tình hình địa lý, kinh tế - xã hội của huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục nói chung và giáo dục sức khỏe sinh
sản nói riêng của các trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Sơn 35
2.2. Thực trạng quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung
học phổ thông huyện Yên Sơn 36
2.2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh, cán bộ giáo viên trƣờng trung
học phổ thông về sức khỏe sinh sản 36
2.2.2. Thực trạng về mức độ ảnh hƣởng của gia đình, cha mẹ đối với
con cái 42
2.2.3. Thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trƣờng trung
học phổ thông 45
2.2.4. Thực trạng quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung
học phổ thông huyện Yên Sơn 50
2.3. Ƣu điểm và hạn chế của công tác quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh trung học phổ thông 56
2.3.1. Ƣu điểm của công tác quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh trung học phổ thông 56
2.3.2. Hạn chế công tác quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trung học phổ thông 58
Kết luận chƣơng 2 62
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC
KHOẺ SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG 63
3.1. Định hƣớng đề xuất biện pháp 63
3.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp 64
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh trƣờng trung học phổ thông huyện Yên Sơn 65
3.3.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền, cán bộ quản
lý, giáo viên về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng trung
học phổ thông 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
3.3.2. Nhà trƣờng chủ động thống nhất mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp
GDSKSS cho HS THPT 69
3.3.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh trƣờng trung học phổ thông 72
3.3.4. Nhà trƣờng chủ động tham mƣu để hoàn thiện, cụ thể hoá chính
sách về giáo dục sức khỏe sinh sản và xã hội hoá giáo dục 76
3.3.5. Nhà trƣờng thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá việc giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh 78
3.3.6. Thiết lập cơ chế thông tin giữa Nhà trƣờng và gia đình 79
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 80
3.5. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 81
3.5.1. Các bƣớc tiến hành khảo nghiệm 81
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm (132 ngƣời) 82
Kết luận chƣơng 3 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
1. Kết luận 87
2. Khuyến nghị, đề xuất 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPTT
Biện pháp tránh thai

CNH - HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
GDSKSS
Giáo dục sức khỏe sinh sản
GDSKSSVTN
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
HS
Học sinh
HS THPT
Học sinh trung học phổ thông
LLGD
Lực lƣợng giáo dục
LLXH
Lực lƣợng xã hội
LHPN
Liên hiệp phụ nữ
PN
Phụ nữ
QLSKSS
Quản lý sức khỏe sinh sản
QLGDSKSS
Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản
QL
Quản lý

SKSS
Sức khỏe sinh sản
SKSSVTN
Sức khỏe sinh sản vị thành niên
SGK
Sách giáo khoa
XH
Xã hội
XHCN
Xã hội chủ nghĩa





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của HS THPT về nội dung chi tiết của
SKSS (115 nam, 125 nữ) 36
Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ
cần thiết của GDSKSS 40
Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của cán bộ QL, giáo viên về tầm quan
trọng của GDSKSS 41
Bảng 2.4. Các ý kiến của học sinh về gia đình và bạn bè 43
Bảng 2.5. Mức độ hiệu quả của hình thức GD SKSS trong nhà trƣờng 46
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện nội dung Giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS
trong trƣờng THPT 46

Bảng 2.7. Mức độ phù hợp và mức độ thực hiện phƣơng pháp, hình thức
GDSKSS trong Nhà trƣờng 48
Bảng 2.8. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác QLGDSKSS 51
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GD SKSS
cho học sinh các trƣờng THPT của Hiệu trƣởng 52
Bảng 3.1. Kết quả trƣng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp 82
Bảng 3.2. Kết quả trƣng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp 83
Bảng 3.3. So sánh sự tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Kết quả nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ
cần thiết của GDSKSS 41
Biểu đồ 2.2. Kết quả nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan
trọng của GDSKSS 42
Biểu đồ 2.3. Tƣơng quan giữa mức độ phù hợp và mức độ thực hiện
phƣơng pháp, hình thức GDSKSS trong Nhà trƣờng 50
Biểu đồ 3.1. Mối tƣơng quan giữa các biện pháp 85


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện có trên 90 triệu dân, trong đó có hơn 18 triệu ngƣời ở

tuổi vị thành niên chiếm 22% cơ cấu dân số. Việt Nam cũng đang phải đối mặt
với nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Mặc dù chúng
ta đã cố gắng tuyên truyền, phổ biến giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
nhƣng về tổng thể vấn đề sức khoẻ sinh sản vị thành niên là vấn đề mới, khó,
phức tạp bởi nó không chỉ đơn thuần là vấn đề sức khoẻ, vấn đề văn hoá mà
còn là vấn đề về kinh tế, đạo đức lối sống, là vấn đề liên quan đến tƣơng lai, nòi
giống của đất nƣớc. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tình trạng nạo hút thai ở
lứa tuổi học sinh trong những năm gần đây có chiều hƣớng gia tăng, hiện nay
Việt Nam vẫn là nƣớc có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông
Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu hiểu biết hoặc
hiểu biết sai lệch về các vấn đề giới tính và tình dục là nguyên nhân cơ bản dẫn
đến tình trạng trên. Bên cạnh đó quan hệ xã hội cũng có những cởi mở, thoải
mái hơn, nhiều thông tin về giới tính, tình dục không lành mạnh đã ảnh hƣởng
không tốt tới hành vi của vị thành niên và gây ra nhiều hậu quả xấu. Đảng và
nhà nƣớc ta đã quan tâm đầu tƣ cho vấn đề sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tuy
nhiên hiệu quả còn hạn chế. Nƣớc ta chƣa có chính sách, chƣơng trình nghiên
cứu toàn diện và đầy đủ; mặt khác công tác tuyên truyền, giáo dục về giới tính
chƣa đƣợc thực hiện tốt, cha mẹ thƣờng né tránh việc tâm sự, chia sẻ với con
cái về những thay đổi tâm sinh lý, kiến thức về giới tính, về tình dục Có thể
nói, nam nữ vị thành niên đang đứng trƣớc sự đe doạ và thách thức nhiều mặt.
Thực trạng trên đã làm cho vấn đề sức khoẻ sinh sản càng trở nên cấp bách,
làm thức tỉnh mối quan tâm, ý thức trách nhiệm và hành động của Chính phủ,
các cấp các ngành, cha mẹ và toàn xã hội. Bởi vậy công tác tuyên truyền giáo
dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên đóng một vai trò quan trọng trong việc hình
thành và giáo dục lối sống, nhân cách cho lứa tuổi vị thành niên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập, sự giao thoa văn hóa đã tạo nên
nhiều thay đổi trong cách suy nghĩ, cách sống của giới trẻ. Nhiều nhà giáo dục,

nhiều cha mẹ thƣờng băn khoăn tự hỏi: khi nào sẽ bắt đầu giáo dục sức khỏe sinh
sản (GDSKSS) cho con, giáo dục về cái gì và sẽ giáo dục nhƣ thế nào? Thực tiễn
có nhiều quan điểm khác nhau, thậm trí trái ngƣợc nhau về việc GDSKSS. Có
nhiều ngƣời đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của GDSKSS nhƣng không ít
trong số họ gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội dung, cách thức GDSKSS. Bên
cạnh đó, cũng không ít ngƣời cho rằng SKSS là vấn đề không cần dạy trẻ cũng sẽ
biết. Nếu chủ động cho trẻ biết sớm có khác nào khuyến khích trẻ có hành vi tiêu
cực sớm. Điều này cho thấy, chính trong đội ngũ những nhà giáo, các bậc cha mẹ
vẫn đang tồn tại những quan điểm trái chiều.
Giáo dục cho học sinh (HS) các trƣờng trung học phổ thông (THPT)
những kiến thức về sự thay đổi thể chất cũng nhƣ tinh thần, cảm xúc, những
kiến thức về quá trình sinh sản, tình bạn, tình yêu chân chính, nghĩa vụ vợ
chồng, vai trò làm bố mẹ… chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho tƣơng lai khi các
em thực sự trƣởng thành. Trong những năm qua công tác giáo dục SKSS cho
HS THPT đã đƣợc các nhà trƣờng thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của xã hội. Nhất là học sinh nữ càng cần phải trang bị cho mình
những kiến thức về SKSS, điều đó đang đặt ra cho các trƣờng THPT nhiều
thách thức mới, đòi hỏi các nhà quản lý phải nâng cao chất lƣợng giáo dục
SKSS để đạt hiệu quả hơn.
Với lý do trên, tôi chọn vấn đề “Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên
Quang”. Làm đề tài khoa học với mong muốn nâng cao chất lƣợng công tác
GDSKSS cho HS các trƣờng THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý GDSKSS cho học
sinh THPT cũng nhƣ thực trạng triển khai hoạt động này ở các trƣờng THPT
tiến hành đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản (SKSS) cho
học sinh THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh trong các trƣờng trung học
phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng
THPT huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
4. Giả thuyết khoa học
Công tác giáo dục SKSS cho HS các trƣờng THPT trên địa bàn huyện
Yên Sơn hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát
triển giáo dục SKSS cho học sinh THPT. Một trong những nguyên nhân dẫn tới
thực trạng đó là do việc quản lý giáo dục SKSS chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Nếu xây dựng đƣợc một hệ thống các biện pháp quản lý giáo dục SKSS cho HS
mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng và khu vực thì chất
lƣợng và hiệu quả của GDSKSS cho học sinh trong nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng
lên đáng kể.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá lý luận về giáo dục sức khỏe sinh sản, quản lý giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản và
quản lý giáo dục SKSS cho HS của trường THPT
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục SKSS cho học sinh THPT huyện
Yên Sơn
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh THPT trên một địa bàn cụ thể của huyện Yên Sơn của
tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
- CBQL: 12 GV: 120 HS: 240
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nƣớc, các văn bản pháp
quy, chủ trƣơng chính sách của đảng và nhà nƣớc và của ngành giáo dục và đào
tạo có liên quan đến đề tài quản lý công tác giáo dục SKSS.
Các nghiên cứu lý luận cũng nhƣ thực tiễn về vấn đề giáo dục SKSS
trong xã hội hiện nay. Ngoài ra, những sự kiện, số liệu đƣợc công bố trên báo
chí cũng đƣợc thu thập và phân tích.
7.2. Các phương pháp điều tra thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân học sinh, giáo viên.
- Phƣơng pháp phỏng vấn, đàm thoại trực tiếp.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp chuyên gia
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh
sản cho học sinh các trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
trường trung học phổ thông huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Những năm gần đây vấn đề SKSS đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm
của các nhà khoa học trên thế giới. Công tác giáo dục SKSS không còn hạn
chế bởi quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề cần quan tâm trên phạm vi toàn
cầu. Đặc biệt, sau hội nghị về dân số và phát triển ICPD (International
Conference on Population Development) tại Cairo (Ai Cập) năm 1994 đã kêu
gọi các nƣớc đặt vấn đề ƣu tiên hàng đầu là SKSS, đặc biệt là vấn đề SKSS vị
thành niên. Từ đó, SKSS đƣợc định hƣớng chỉ đạo của hầu hết các nƣớc, các
chƣơng trình dân số thế giới. ICPD đã thống nhất chƣơng trình hành động về
dân số và phát triển trong 20 năm tới và đã cho ra đời một khái niệm mới về
SKSS bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến tình trạng sức khoẻ, quá
trình sinh sản và chất lƣợng cuộc sống. Sau hội nghị, hàng loạt các quốc gia
trên thế giới lần lƣợt tổ chức nhiều hội nghị bàn về vấn đề SKSS, SKSS vị
thành niên nhƣ: Hội nghị Thƣợng đỉnh phụ nữ quốc tế tại Bắc Kinh + 5
(1995), +10 (2000), +15 (2005), +20 (2010), Hội nghị Quốc tế về dân số và
phát triển tại The Hague, Hà Lan (1999), Hội nghị dân số cấp cao uỷ ban kinh
tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dƣơng (ESCAP) và Quỹ dân số Liên hiệp
quốc (UNFNPA) tại băng Cốc ”. [3] [22] [23].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề SKSS ở cách
tiếp cận khác nhau, đối tƣợng quan tâm khác nhau, điển hình nhƣ công trình
nghiên cứu của Tiến sỹ Nasit Sadik - giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hiệp
quốc đã đƣa ra một thông điệp rất tích cực về SKSS: “Giới trẻ ngày nay có ý
thức về SKSS hơn và họ biết SKSS rất quan trọng. Họ đều muốn xử xự một
cách có trách nhiệm muốn bảo vệ sức khoẻ của chính mình và của cả ngƣời yêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
và họ biết rằng đây là việc nên làm. Phần lớn trong số họ khao khát tìm hiểu,
họ muốn có thông tin về tình dục, tình yêu, sức khoẻ tình dục. Họ muốn biết
làm thế nào để bản thân họ và ngƣời yêu không bị có thai ngoài ý muốn, tránh
các bệnh LTQĐTD” [40].
Công trình nghiên cứu của Bhakta B. Gubhajiu (2002) đã đề cập đến
SKSS vị thành niên ở Châu Á. Brown và đồng sự (2001) điều tra về hành vi
tình dục của vị thành niên Châu Á [44] Các nghiên cứu và quan điểm của
các nhà Dân số học trình bày ở Hội nghị Dân số Châu Á Thái Bình Dƣơng lần
thứ V tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 2/2002 cho thấy các nhà dân số học chủ
yếu đi sâu nghiên cứu khía cạnh nhân khẩu học, dịch vụ KHHGĐ, đồng thời
bắt đầu quan tâm đến chính sách SKSS vị thành niên, coi vấn đề SKSS, SKSS
vị thành niên là một bộ phận quan trọng hàng đầu của chính sách Dân số và
Phát triển. [44].
Nhƣ vậy, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề SKSS, coi
đây là vấn đề có tính chiến lƣợc quốc gia cần quan tâm và có quan điểm xem
GDSKSS là vấn đề lành mạnh. Do đó, đã có nhiều nƣớc đƣa giáo dục SKSS vào
Nhà trƣờng theo từng chủ đề tự chọn nhƣ Thuỵ Điển, Đức, Tiệp, Ba Lan
1.1.2. Ở Việt Nam
Do ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng phong kiến phƣơng Đông, trong thời
gian dài, SKSS bị coi là vấn đề đáng xấu hổ, nên bị né tránh đề cập và nghiên
cứu. Điều này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến dân số, chất lƣợng dân số và
chất lƣợng cuộc sống nhân dân. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Đảng và Nhà
nƣớc ta đã coi giáo dục dân số là công tác thuộc chiến lƣợc con ngƣời, đặc biệt
chú trọng đến bảo vệ, CSSK bà mẹ trẻ em. Do đó, vấn đề SKSS đã thu hút sự
quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Các công trình nghiên
cứu về vấn đề này đƣợc thể hiện dƣới dạng các đề án, đề tài nghiên cứu, luận
văn tốt nghiệp, tài liệu
Dự án VIE/1998/P09, VIE/99/P09 với sự tham gia của nhiều giáo sƣ,
tiến sỹ, nhà khoa học, nhiều ngành, nhiều cấp đã tập trung nghiên cứu SKSS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
một cách có hệ thống về vấn đề dân số và SKSS. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu sau:
Công trình nghiên cứu xây dựng chƣơng trình thử nghiệm giáo dục dân
số, SKSS trong trƣờng phổ thông do Viện khoa học Giáo dục thực hiện, đã tập
trung chủ yếu vào hai chủ điểm về tâm lý giáo dục và sinh học. Lần đầu tiên
trong nhà trƣờng phổ thông ở nƣớc ta HS đƣợc học có hệ thống về “những điều
bí ẩn” của chính mình và mối quan hệ với ngƣời khác giới, bằng cách dạy tích
hợp vào các môn học từ bậc tiểu học đến trung học với 5 chủ đề: Nhân khẩu
học, môi trƣờng, gia đình, giới và dinh dƣỡng, trọng tâm là GDSKSS cho vị
thành niên, coi đầu tƣ giải quyết vấn đề về SKSS vị thành niên là một yêu cầu
quan trọng trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, nội dung còn quá
thiên về dân số phát triển, chƣa coi SKSS nhƣ một mục tiêu ƣu tiên trong chính
sách quốc gia.
Công trình nghiên cứu khoa học của Viện khoa học Giáo dục “Điều tra
quan niệm về tình yêu, tình dục trong và ngoài hôn nhân, đời sống gia đình,
KHHGĐ, giáo dục giới tính giai đoạn 1988 - 1991”; Tìm hiểu “Vị thành niên
và biện pháp tránh thai” của Viện Nghiên cứu thanh niên năm 1998; Bộ tài
liệu huấn luyện về SKSS vị thành niên, SKSS vị thành niên - vấn đề cần quan
tâm của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2000; cuốn tài liệu
“Phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm về SKSS” năm 2000 và bộ tài
liệu tự học giành cho giáo viên “Giáo dục SKSS vị thành niên (GDSKSSVTN)”
năm 2001, “SKSSVTN - những vấn đề cần quan tâm” giành cho cán bộ đoàn,
“Trò chuyện giới tính, tình yêu ” năm 2009, “Tâm lý tuổi hoa” năm 2009
giành cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam Các công trình nghiên cứu khoa học
đã nghiên cứu nội dung chƣơng trình giáo dục dân số mới cho HS phổ thông.
Nội dung chƣơng trình nhấn mạnh tới SKSS vị thành niên; xây dựng các tài
liệu hƣớng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo và tài liệu trực quan; tập huấn

giáo viên song vẫn chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình giáo dục SKSS phù hợp
cho HS các trƣờng THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Nhiều tác giả đã lựa chọn vấn đề GDSKSS làm Luận văn tốt nghiệp đại
học, thạc sỹ, tiến sỹ, nhƣ: “Thực trạng và các biện pháp nâng cao nhận thức về
SKSS cho học sinh các trường THPT các huyện miền núi Phú Thọ” (Luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ của tác giả Hoàng Thị Lợi, năm 2000); “Các biện pháp giáo
dục SKSS vị thành niên cho HS THPT thành phố Nam Định” (Luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ của tác giả Lê Thị Kim Hoa, năm 2003) ; Luận án Tiến sỹ của
tác giả Trần Thị Minh Ngọc với đề tài “Nghiên cứu nhận thức của sinh viên
đại học sư phạm về SKSS” năm 2006. Nhìn chung, các tác giả đã tập trung
nghiên cứu các vấn đề về lý luận sự cần thiết phải quan tâm đến vấn đề giáo
dục SKSS, thực trạng nhận thức về SKSS mà tập trung vào dân số, kế hoạch
hóa gia đình (KHHGĐ), đời sống tâm, sinh lý tuổi vị thành niên
Có một số đề tài nghiên cứu việc phối hợp các lực lƣợng tham gia giáo
dục học sinh, tiêu biểu nhƣ đề tài: “Một số biện pháp tổ chức phối hợp các lực
lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức cho HS THPT Tây Hồ” của
Phạm Minh Tâm, đề tài “Biện pháp phối hợp nhà trường với các lực lượng
giáo dục để giáo dục pháp luật cho HS các trường THPT thành phố Bắc
Ninh”… đã khẳng định công tác phối hợp giữa Nhà trƣờng với các lực lƣợng
giáo dục (LLGD) trong xã hội để giáo dục HS là cần thiết. Các đề tài đã nghiên
cứu và đề xuất những biện pháp phối hợp giữa Nhà trƣờng với các LLGD hiệu
quả và khả thi.
Tuy nhiên, các công trình, đề tài nghiên cứu về nội dung, biện pháp hình
thức tổ chức GDSKSS trong Nhà trƣờng đạt hiệu quả cao, nhất là vấn đề quản
lý GDSKSS cho HS trong Nhà trƣờng thì chƣa có tác giả nào nghiên cứu.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý
GDSKSS cho HS THPT trên địa bàn Huyện Yên Sơn, nhằm bổ sung, hoàn

thiện hệ thống biện pháp QL GDSKSS cho HS trong Nhà trƣờng phù hợp với
điều kiện hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý (QL) là thuộc tính xã hội, là hoạt động có ý thức của con ngƣời
nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau,
những nhà nghiên cứu về QL có cách diễn đạt định nghĩa khác nhau về QL.
Quản lý là một hiện tƣợng XH có từ rất lâu đời, đƣợc nảy sinh trong quá
trình lao động chung của loài ngƣời. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ
thuật, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý
dựa trên những cách tiếp cận khác nhau.
Theo từ điển Giáo dục học: Quản lý là hoạt động hay tác động có định
hƣớng có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý
(ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
đƣợc mục đích của tổ chức.
Theo Từ điển Tiếng Việt: QL là tổ chức, điều khiển hoạt động của một
đơn vị. [41]
Theo Haorl Konz: “QL là hoạt động thiết yếu đảm bảo sự nỗ lực của các
cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức”. [15]
Trong thời đại công nghiệp các nhà quản lý phƣơng Tây rất chú ý đến khía
cạnh hiệu quả và kinh tế của hoạt động quản lý, Frederick.Winslow. Taylor (1856
- 1925) nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động, cho
rằng: Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó
hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học quản lý và
khoa học giáo dục đƣa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý nhƣ sau:
Với tác giả Trần Kiểm: “QL là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều ngƣời,

sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”.
“QL là những tác động của chủ thể QL trong việc huy động phát huy, kết hợp,
sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách
tối ƣu, nhằm đạt mục đích của tổ chức cao nhất” [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Theo tác giả Trần Quốc Thành: “QL là sự tác động có ý thức của chủ thể
QL để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt
động của con ngƣời nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà QL, phù hợp
với quy luật khách quan” [37].
“QL là một quá trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu. QL một hệ
thống là một quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu
nhất định. Những mục tiêu này đặc trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà
ngƣời quản lý mong muốn” [18].
Qua các định nghĩa trên có thể khẳng định, dù ở góc độ tiếp cận khác
nhau, các nhà nghiên cứu đã có cách diễn đạt định nghĩa quản lý có khác nhau,
nhƣng chúng đều có một số điểm chung, đó là:
Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã
hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài ngƣời tồn
tại và phát triển.
Con ngƣời giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý.
QL bao giờ cũng nhằm để đạt đƣợc một mục tiêu đó đƣợc định trƣớc.
QL luôn đƣợc thực hiện trong một không gian, thời gian, với các nguồn
lực nhất định.
QL luôn có chủ thể QL và đối tƣợng QL. Quản lý vừa là khoa học, vừa
là nghệ thuật. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý ngƣời quản lý phải hết sức
sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích.
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu:
QL là sự điều khiển, phối hợp, tác động của chủ thể QL tới đối tƣợng QL

trong quá trình hoạt động (lao động, học tập, nghiên cứu, ứng dụng…) của một
tổ chức, đơn vị với các điều kiện nhất định (không gian, thời gian, nguồn
lực…) nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Quản lý là một quá trình tác động có định hƣớng hợp quy luật của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các
phƣơng tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
điều kiện môi trƣờng biến động để hệ thống ổn định, phát triển đạt đƣợc những
mục tiêu đã định.
Mục tiêu quản lý có vai trò định hƣớng toàn bộ hoạt động quản lý
đồng thời là công cụ để đánh giá hoạt động của quản lý. Để thực hiện mục
tiêu đó quản lý phải thực hiện tốt chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra.
Các định nghĩa trên đã cho chúng ta thấy sự phong phú trong cách sử dụng
thuật ngữ, trong cách diễn đạt, trong những cách tiếp cận khác nhau…Theo tác
giả, có thể hiểu khái niệm quản lý nhƣ sau: Quản lý là quá trình tác động có kế
hoạch, có tổ chức, định hƣớng, kiểm tra, điều chỉnh của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đã dự kiến.
* Chức năng quản lý
Trong quản lý, chức năng quản lý là kết quả của quá trình phân công lao
động và là bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, đƣợc tách riêng và có
tính chuyên môn hóa. Các chức năng cơ bản của quản lý gồm: Kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Hiểu đƣợc khái niệm quản lý, chức năng quản lý giúp chúng ta có cái
nhìn toàn diện hơn về công tác quản lý, đồng thời đây là cơ sở quan trọng để
nắm đƣợc khái niệm quản lý trên một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn nhƣ quản lý
giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT.
1.2.2. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục (QLGD) là một bộ phận quan trọng của QL xã hội,
đƣợc xem xét ở hai cấp độ: [25]
- QLGD cấp vĩ mô: Đó là QL một nền giáo dục, hệ thống GD trên quy
mô cả nƣớc hoặc một tỉnh, thành phố, ngành dọc.
Theo nghĩa rộng, QLGD là QL mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Quá
trình đó bao gồm các hoạt động giáo dục hoặc có tính giáo dục của bộ máy nhà
nƣớc, của tổ chức xã hội, của hệ thống quốc dân,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- QLGD cấp vi mô xem nhƣ QL Nhà trƣờng, tổ chức giáo dục cơ sở.
Theo nghĩa hẹp, QLGD là những tác động có hƣớng đích, có hệ thống,
có khoa học, có ý thức của chủ thể QL lên đối tƣợng QL, là quá trình dạy và
học diễn ra ở các cơ sở giáo dục.
* Quản lý nhà trường.
QLGD ở phạm vi hẹp là QL Nhà trƣờng. Nhà trƣờng là nơi tổ chức thực
hiện mục tiêu giáo dục.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QL Nhà trƣờng là tập hợp những tác động
tối ƣu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, HS và cán bộ nhân viên khác
nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nƣớc đầu tƣ, các lực lƣợng xã hội đóng
góp và lao động xây dựng vốn tự có; hƣớng vào đẩy mạnh mọi hoạt động của
Nhà trƣờng mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ; thực hiện có chất
lƣợng mục tiêu về kế hoạch đào tạo, đƣa Nhà trƣờng lên trạng thái mới”. [34]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QL Nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa Nhà trƣờng vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục”. [16]
Ngƣời trực tiếp quản lý trƣờng học và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
động của Nhà trƣờng là Ban giám hiệu (gồm hiệu trƣởng, các phó hiệu trƣởng).
1.2.3. Sức khoẻ sinh sản (Reproductive helth)

Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khỏe sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn
về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc
tàn phế của hệ thống sinh sản”. [9]
Điều này cũng hàm ý là mọi ngƣời, kể cả nam và nữ đều có quyền đƣợc
nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ CSSK, các biện pháp KHHGĐ an toàn,
có hiệu quả và chấp nhận theo sự lựa chọn của mình, đảm bảo cho ngƣời phụ
nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ
may tốt nhất để sinh đƣợc đứa con khoẻ mạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
SKSS là tình trạng hài hoà về thể lực, tinh thần, xã hội trong tất cả các
vấn đề có liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản của con ngƣời, chức năng
và quá trình của nó. SKSS đƣợc hiểu là con ngƣời có nhu cầu và có khả năng
về một cuộc sống thoải mái, khoẻ mạnh, tình dục đƣợc thoả mãn và an toàn.
Nhƣ vậy, SKSS có nghĩa là nói đến điều kiện mà một cá nhân có thể
hoàn toàn không bị ốm yếu, bệnh tật cả về cơ thể lẫn tinh thần; SKSS còn quan
tâm đến những khía cạnh xã hội khác của cuộc sống nhƣ trạng thái của cá nhân,
tinh thần, chính trị, kinh tế cũng nhƣ văn hoá; SKSS bao gồm cả thời gian
trƣớc, trong, sau khi sinh và tất cả vòng đời của con ngƣời.
1.2.4. Giáo dục Sức khỏe sinh sản
GDSKSS là khái niệm kết hợp giữa khái niệm giáo dục và SKSS.
GDSKSS là quá trình tác động có định hƣớng, có tổ chức thông qua nội
dung, chƣơng trình, phƣơng pháp cụ thể của chủ thể (nhà trƣờng, gia đình, tổ
chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ) nhằm cung cấp kiến thức về giới, giới
tính, cấu tạo, chức năng các cơ quan sinh sản, tình dục, tình yêu để hình thành
ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn, có trách nhiệm trong các mối quan hệ giữa
bản thân và ngƣời khác giới, tạo sự hài hoà của toàn bộ hoạt động các cơ quan
sinh sản nhằm mục tiêu sinh sản hay không sinh sản (tình dục) và thực hiện
quyền sinh sản của mỗi ngƣời.

GDSKSS trong Nhà trƣờng là một bộ phận quan trọng của giáo dục
nhân cách phát triển cân đối và toàn diện; nhằm trang bị cho thế hệ trẻ các
kiến thức về giới, về hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, về đời
sống tình dục lành mạnh, an toàn giúp họ hình thành thái độ, hành vi đúng
đắn trong các mối quan hệ khác giới, biết cách giải quyết các vấn đề liên
quan đến tình bạn, tình yêu, hôn nhân, biết làm chủ quá trình sản xuất ra
con ngƣời, biết chăm sóc SKSS, sức khoẻ tình dục, kiểm soát tốt hơn đời
sống tình dục và sinh sản. [13]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Quá trình GDSKSS có các thành tố, cấu trúc nhất định và cùng vận động
trong hệ thống. Các thành tố cơ bản đó là hoạt động của nhà giáo dục và ngƣời
đƣợc giáo dục; mục đích giáo dục; nội dung giáo dục; phƣơng pháp và hình
thức tổ chức giáo dục; kết quả giáo dục…
Nhà giáo dục là chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục nhằm thực hiện
các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Đƣa HS vào các hoạt động thực tiễn, các quan hệ xã hội.
+ Ngăn chặn các ảnh hƣởng tiêu cực, định hƣớng lựa chọn những ảnh
hƣởng tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức SKSS của học sinh.
+ Tổ chức các hoạt động để chuyển những yêu cầu của xã hội thành
phẩm chất, kỹ năng, hình thành thói quen tích cực của học sinh.
Nhƣ vậy, giáo dục SKSS phải đƣợc thực hiện một cách khoa học, bài
bản, đồng bộ, có hệ thống, có tổ chức với cấu trúc của nó bao gồm chủ thể,
khách thể, đối tƣợng, nguyên tắc, mục đích, nội dung,… xác định.
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục Sức khỏe sinh sản
Quản lý GDSKSS là tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tƣợng
quản lý nhằm đƣa hoạt động GDSKSS đạt kết quả mong muốn một cách hiệu
quả nhất. Đó là quá trình tác động có chủ định vào các thành tố tham gia vào
quá trình GDSKSS nhằm trang bị, bồi dƣỡng và nâng cao tri thức SKSS, hình

thành, xây dựng kỹ năng chăm sóc SKSS, kỹ năng sống lành mạnh, có sự vui
thích trong đời sống tình dục, chủ động sinh sản ra thế hệ khoẻ mạnh.
1.3. Mục đích, nguyên tắc, nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông
1.3.1. Mục đích giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
Giáo dục SKSS cho HS trong Nhà trƣờng là trang bị cho các em hệ
thống kiến thức về SKSS phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của lứa tuổi,
nhằm hình thành thái độ, hành vi đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Tập
trung vào một số nội dung cơ bản sau: [9] [13]

×