Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
Lời Cảm Ơn!
Trong hơn một năm học vừa qua, tôi đã được học rất nhiều về lý thuyết của
ngành công tác xã hội.
Tuy nhiên do chưa có điều kiện để đi thực tập - thực tế, vì thế những kiến thức
về ngành còn rất mơ
tiếp hay gián tiếp của những người khác.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Chủ
Nhiệm Khoa và tập thể quý hồ, chưa thật sâu sắc.
Sau chuyến đi thực tế vừa rồi, tại địa bàn Tổ 8, Đường Đà Sơn ,Phường Hòa
Khánh Nam - Quận Liên Chiểu- Thành Phố Đà Nẵng tôi đã ý thức hơn về ý nghĩa
công việc trong lai của mình.
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liên với sự nỗ lực, hỗ
trợ, đỡ dù ít hay nhiều, dù trực thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử - Trường Đại học
Khoa Học - Huế, đã tạo điều kiện để tôi có một chuyến thực tế tuy không dài nhưng
thật bổ ích, có ý nghĩa lớn trong suốt quá trình học tập của tôi đạt kết quả cao.
Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của UBND Phường
Hòa Khánh Nam - Quận Liên Chiểu - Thành Phố Đà Nẵng và ban lãnh đạo các cấp
Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng và hơn nữa tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến cô Trương Thị Yến đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành
tốt bài thực tập – thực tế này. Với kiến thức còn hạn chế thời gian thực tế không nhiều
cùng với đó là sự non nớt về mặt kinh nghiệm nên bài thực tập - thực tế khó tránh
khỏi những thiếu sót và sai lầm. Vì thế , các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn
bè sẽ rất quý giá đối với tôi. Đó vừa là những lời động viên vừa là những định hướng
giúp tôi đi đúng hướng và thật sự có ý nghĩa.
Huế, ngày 15 tháng 08 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Chánh
1
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
1
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt Các chữ viết đầy đủ
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
ASXH An Sinh Xã Hội
NVXH Nhân Viên Xã Hội
NNV Nhóm Nhân Viên
NV Nhân Viên
TC Thân Chủ
2
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
2
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
MỤC LỤC
3
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
3
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
LỜI NÓI ĐẦU
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
như ăn, uống, mặc, ở…. Để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này con người phải lao động
làm ra những sản phẩm cần thiết. Của cải xã hội ngày càng nhiều thì mức độ thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao. Tuy nhiên, trong sốt cuộc đời không phải khi nào con
người cũng có thể lao động tạo ra được thu nhập. Trái lại, có rất nhiều trường hợp
khó khăn, bất hạnh, rủi ro xảy ra làm cho con người bị giảm, mất thu nhập hoặc các
điều kiện sinh sống khác chẳng hạn như bị bất ngờ ốm đau, tai nạn, mất người nuôi
dưỡng, tuổi già, tử vong. Hơn nữa, cuộc sống con người phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện tự nhiên và môi trường. Do đó khi gặp những rủi ro, khó khăn trong cuộc sống
con người đã có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục. Đồng thời còn được sự san
sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng và xã hội. Vì thế mà hệ thống an sinh xã hội đã
có những cơ sở để hình thành và phát triển đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của
con người. An sinh xã hội (ASXH) ra đời vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế vừa có ý
nghĩa về mặt xã hội, đặc biệt nó thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và giá trị tinh thần
nhân đạo sâu sắc. An sinh xã hội luôn lấy con người làm trung tâm, bảo vệ con người
trước các biến cố, rủi ro xảy ra.
An sinh xã hội tạo điều kiện cơ bản và thuận lợi giúp các đối tượng có hoàn
cảnh đặc biệt vượt qua khó khăn, phát huy những thế mạnh của cá nhân. Tạo môi
trường công bằng cho các tầng lớp dân cư, cho người nghèo, cho người lao động và
các nhóm đối tượng yếu thế. Trong đó, người già neo đơn không nơi nương tựa là
một trong những đối tượng đặc biệt cần có sự quan tâm, hỗ trợ của hệ thống an sinh
xã hội.
Người già là nền tảng gia đình, là một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm sống.
Nói đến người già là nói đến lớp người có công lớn đối với gia đình, quê hương, đất
nước. Trải qua cuộc kháng chiến, xây dựng hòa bình số đông người cao tuổi có
những đóng góp xứng đáng. Tuy tuổi cao nhưng hàng triệu người vẫn tiếp tục hoạt
động, đem trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm và uy tín với cộng đồng cống hiến cho gia
đình, xã hội làm nồng cốt trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở địa
phương, cùng con cháu làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, khuyến học, tích cực xây
dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, mạnh dạn đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực
xã hội, sống mẫu mực, trong sáng. Nhưng trái lại những người già không còn sức lao
động, bệnh tật ốm đau thì bị con cháu hất hủi đuổi ra khỏi nhà, thậm chí là bị bạo
hành, họ phải lang thang kiếm sống trên những góc phố, nẻo đường.
Với xu hướng già hóa dân số đang diễn ra ở nước ta, số lượng người già neo
đơn không nơi nương tựa ngày càng tăng và đây là tình trạng đáng báo động các cơ
quan chính quyền các cấp phải vào cuộc. Nhận thức được vai trò quan trọng của
người già nhằm đảm bảo an sinh xã hội (ASXH).Vì thế trong những năm gần đây
Nhà nước ta đã chú ý quan tâm đến các chính sách ASXH, chăm sóc, ưu đãi người
già neo đơn không nơi nương tựa, đồng thời bổ sung sửa đổi, ban hành Pháp lệnh
người già và các chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ vậy mà tuổi thọ trung bình của
nước ta ngày một tăng lên. Nhưng mức độ hưởng phúc lợi xã hội của người già neo
đơn không nơi nương tựa không đồng điều, người già ở thành phố có điều kiện phát
triển và tiếp cận với các chính sách ASXH, các dịch vụ dễ dàng hơn người già ở nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi khô cằn. Sở dĩ như vậy là do điều kiện kinh tế ở
4
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
4
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
các vùng này còn kém phát triển, an ninh lương thực phẩm không đảm bảo, thiếu các
điều kiện phụng dưỡng, bảo vệ, chăm sóc người già neo đơn, không nơi nương tựa.
Những người già yếu thế trong xã hội hiện nay bao gồm người già trong các
đình nghèo, người già bị bệnh nặng, người già neo đơn không nơi nương tựa, người
bị con cháu hắt hủi phải đi lang thang kiếm sống v v. Đây là những đối tượng trọng
tâm mà các hoạt động công tác xã hội luôn hướng đến.
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện,
vì vậy họ càng có điều kiện để phụng dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên,
quy luật ngặt nghèo của nền kinh tế thị trường đã kéo theo nhiều rủi ro, nhiều biểu
hiện tiêu cực trong đời sống xã hội. Đó là khoảng cách của sự phân tầng, là thất
nghiệp, đói nghèo, bệnh tật, là hậu quả của các tệ nạn xã hội… Và giờ đây lại tăng
những vấn đề xã hội của người già như bị con cháu hắt hủi, đối xử tệ, bị đuổi ra khỏi
nhà phải đi lang thang kiếm sống, người già neo đơn không nơi nương tựa, bị lạm
dụng sức lao động, đời sống tinh thần không được đảm bảo, mức độ tiếp cận các
chính sách an sinh xã hội còn hạn chế v v.
Trước tình hình đó đòi hỏi xã hội phải lên tiếng bảo vệ, cùng nhau quan tâm
chăm sóc hơn nữa cho người già cao. Những hoạt động công tác xã hội với người già
đã góp phần xoa dịu được những nỗi khổ, những tổn thương của người già, của thế hệ
đã cống hiến cả cuộc đời mình cho gia đình, quê hương, đất nước.
5
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
5
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Người già neo đơn không nơi nương tựa là một trong những nhóm đối tượng
yếu thế cần được sự trợ giúp của xã hội. Người già neo đơn, không nơi nương tựa ít
có điều kiện tiếp cận với các chính sách xã hội, các dịch vụ như y tế, vui chơi giải trí,
tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động đoàn thể và ít được thể hiện vai trò của mình.
Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của họ. Vì vậy, chúng ta
cần có những biện pháp tích cực nhằm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người già neo đơn không nơi nương tựa ở trung tâm. Đây là một trong những chiến
lược lớn của quốc gia nhằm chăm sóc tốt hơn cho người già bói riêng và các đối
tượng yếu thế nói chung.
Từ việc triển khai những chương trình, dự án, Pháp lệnh người già neo đơn,
không nơi nương tựa, các chính sách an sinh xã hội nhằm tăng cường sự bảo vệ,
chăm sóc và phụng dưỡng người già neo đơn, không nơi nương tựa trong cộng đồng
nói chung và Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng tổ 8, Đà Sơn, Hòa Khánh Nam, Liên
Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng nói riêng. Có thể nói rằng, chúng ta đã đạt được những
hiệu quả khả quan như: tỷ lệ người già neo đơn, không nơi nương tựa cao được tiếp
cận các dịch vụ, các chính sách an sinh xã hội tăng lên.
Nhưng bên cạnh đó, việc tiếp cận các dịch vụ, các chính sách an sinh xã hội của
người già neo đơn, không nơi nương tựa vẫn còn hạn chế đặc biệt là ở Trung tâm bảo
trợ xã hội Đà Nẵng tổ 8, Đường Đà Sơn, Phường Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu,
Thành Phố Đà Nẵng. Đây là điều mà các nhà lãnh đạo, những người làm công tác
chính sách xã hội, chăm sóc, phụng dưỡng người già neo đơn, không nơi nương tựa
luôn trăn trở và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
già neo đơn không nơi nương tựa tại Trung tâm này.
Do tính thực tiễn của vấn đề nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội
với người già neo đơn không nơi nương tựa ở Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng tổ 8,
Đường Đà Sơn, Phường Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng ”.
2. Người neo đơn, không nơi nương tựa.
- Theo nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/2000 của thủ tướng chính phủ
quy định “Người già cô đơn không nơi nương tựa là người từ đủ 60 tuổi trở lên
sống độc thân, người già còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu,
người thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập” được đưa vào diện cứu
trợ xã hội thường xuyên tại xã phường quản lý.
- Theo em hiểu thì ASXH cho người già neo đơn không nơi nương tựa là quá trình hỗ
trợ, phụng dưỡng, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, cung cấp đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật
chất, tinh thần cho người già neo đơn không nơi nương tựa, có quyền tham gia các
loại hình bảo hiểm, các hoạt động của chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước,
các hoạt động đoàn thể, câu lạc bộ và được trợ cấp, giúp đỡ trong những trường hợp
khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt và được mọi người tôn trọng ở trong gia đình cũng
như ngoài xã hội.
- Vậy ASXH cho người già neo đơn không nơi nương tựa bao gồm: trợ cấp khi gặp
khó khăn, trợ cấp khi ốm đau, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, trợ cấp về mặt vật
chất, tinh thần.
3. Mục đích nghiên cứu.
6
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
6
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
Từ những thực trạng trên, nhóm chúng tôi đã xây dựng nên mục đích của đề tài
này là:
- Cải thiện đời sống vật chất trong sinh hoạt hằng ngày của đối tượng người già
neo đơn, không nơi nương tựa ở trung tâm.
- Gắn kết tạo ra sự hòa đồng trong nhóm thân chủ.
- Nâng cao sự hiểu biết của người dân, đặc biệt là những người già neo đơn không
nơi nương tựa và nhận thức cộng đồng dân cư ở khu vực, đặc biệt là ở trung tâm.
- Ngăn chặn và hủy bỏ các thái độ hắt hủi, phụ bạc, xua đuổi người già neo
đơn, không nơi nương tựa, thay vào đó là có thái độ ân cần, tôn trọng họ, những
ý kiến của họ.
- Chăm sóc tốt cho các đơi tượng người già neo đơn, không nơi nương tựa tại
trung tâm.
4. Mục tiêu nghiên cứu.
4.1. Mục tiêu tổng quát
- Từ việc tìm hiểu mô tả chất lượng cuộc sống của người già neo đơn, không
nơi nương tựa và những vấn đề khó khăn mà người già đang gặp phải ở trung tâm
bảo trợ xã hội Đà Nẵng nói riêng, và cả nước nói chung.
- Từ đó có cơ sở tìm hiểu sâu hơn chất lượng cuộc sống của người già neo
đơn, không nơi nương tựa hiện nay trong xã hội và những nguyên nhân dẫn đến vấn
đề này.
- Đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác
thực hiện các chính sách ASXH cho người già neo đơn, không nơi nương tựa từ đó
hướng đến các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp xúc, làm quen và lắng nghe nguyện vọng của người già neo đơn, không
nơi nương tựa ở trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng tổ 8, Đường Đà Sơn, Phường Hòa
Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng.
- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến vấn đề nhóm thân chủ đang gặp phải,
hiểu được những quan điểm, biểu hiện, thái độ, nhìn nhận và đặc điểm của nhóm thân
chủ về vấn này.
- Đưa ra những ý kiến đóng góp tạo mô hình việc làm cho những người già ở
trung tâm, các mô hình hoạt động làm những việc nhẹ phù hợp với sức của người
già , để tạo điều kiện cho họ có thu nhập, và họ thấy được mình còn hy vọng để tiếp
tục tồn tại. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ.
- Tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe như tập thể dục buổi sáng cho
người già nhằm nâng cao sức khỏe cho họ, tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ cho họ
thấy yêu đời và vui vẻ hơn hòa đồng với các thành viên trong trung tâm và đó cũng là
chỗ dựa là ngôi nhà thứ duy nhất hiện tại của người già neo đơn tại trung tâm này.
- Xác định nhu cầu của người già neo đơn, không nơi nương tựa ở trung tâm
bảo trợ xã hội Đà Nẵng hiện nay.
- Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết về các chính sách ASXH
cho người già neo đơn, không nơi nương tựa đối với gia đình, cộng đồng xã hội và
trung tâm.
- Là điều kiện cần thiết nhất để tôi hoàn thành bài thu hoạch qua quá trình thực
tế để phục vụ cho nhu cầu hoạt động học tập và đạt được kết quả cao.
7
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
7
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
PHẦN 2: KHÁI QUÁT CƠ SỞ THỰC TẬP.
1. Lịch sử hình thành cơ sở thực tập
- Qua tìm hiểu và thảo luận nhóm được sự phân công và dưới sự hướng dẫn
tận tình của các thầy cô trong đoàn thực tế nhóm chúng tôi đã tìm đến khu nhà số
3 của Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng (tại Tổ 8, Đường Đà Sơn, Phường Hòa
Khánh Nam,Quận Liên Chiểu , Thành Phố Đà Nẵng) nơi mà nhóm thân chủ đang
sinh sống, nương tựa. Để chúng tôi tiếp xúc và làm việc với nhóm đối tượng đó ở
trung tâm.
- Trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng là 1 trong 500 trung tâm bảo trợ trên cả
nước, có nhiều hoạt động đảm bảo cho hệ thống An Sinh Xã Hội, Bảo Hiểm Xã Hội
và các vấn đề xã hội khác.
- Trung tâm bảo trợ Xã Hội Đà Nẵng hiện đang nằm tại tổ 8, Đà Sơn, Hòa
Khánh Nam,Liên chiểu, Thành Phố Đà Nẵng, khí hậu ở đây khắc nghiệt, khô nóng
sau lưng trung tâm thì núi bao quanh cạnh bên thì giáp với trung tâm điều dưỡng
tâm thần.Vì địa bàn vùng núi nên dân cư thưa thớt, để bảo đảm tốt nơi nương tựa cho
các đối tượng yếu thế thì ban quản lý, các nhà tài trợ đầu tư và đang san sửa lại các
khu nhà xuống cấp.
- Lịch sử hình thành: trung tâm bảo trợ Xã Hội Đà Nẵng (tổ 8,Đường Đà Sơn,
Phường Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng) có bề dày lịch sử
lâu đời.Được thành lập vào ngày 31/08/1996 đến nay đã được 18 năm hoạt động.
- Từ khi thành lập do ý tưởng của ông Nguyễn Bá Thanh chủ tịch UBNDTPDN
cũ, huy động thu gom 1 đợt có 902 người vào trung tâm trong vòng 10 ngày người
và đợt 2 thu gom 321 người số lượng có giảm hơn.
- Tính từ ngày 31/08/1996 đến ngày 20/05/2014 thì tại trung tâm có 4545 người.
8
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
8
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
- Tổng số các đối tượng từ khgi thành lập đến nay là rất lớn: trong 4545 người
thì đối tượng lang thang chiếm 1557 người, đối tượng tâm thần 561 người, đối tượng
tàn tật 532, đối tượng cao tuổi 896 người, đối tượng trẻ em 945 người.
- Với sự nổ lực, kiên trì các cấp đã giải quyết các đối tượng Xã Hội sống vỉa hè,
sống lang thang và các đối tượng yếu thế đã thuyên giảm rõ rệt. Nhờ sự giúp đỡ tận
tình của các cán bộ quản lý và các các bộ công nhân viên ở trung tâm hiện nay trung
tâm đã thống kê lại còn trên 140 người ở tại trung tâm.trong đó: Đối tượng cao tuổi
60 người, đối tượng tâm thần tàn tật 70 người, đối tượng trẻ em 11 người.
- Hiện có 130 đối tượng đã mất, phần lớn do già yếu, bệnh tật, cao huyết
áp, Những đối tượng này được an tán và dựng bia mộ đầy đủ, được các tổ chức ,
đơn vị, hỗ trợ vận động để ghi danh lại, khi có người than về tìm kiếm cho thuận
tiện hơn.
2. Cơ cấu tổ chức
- Ban Giám Đốc: + Giám Đốc ông Nguyễn Đức Liêm.
+ Phó Giám Đốc ông Nguyễn Quang Bi, Võ Ngạn và ông Trần Công Be
(Giám Đốc trung tâm điều dưỡng tâm thần) cũng thuộc vào ban tổ chức này.
- Phòng tổng hợp tài chính : có 9 người.
- Quản lý tư vấn có 11 người trong đó có anh Lý Quỳnh Linh là người quản
lý trực tiếp 10 người quản lý còn lại.
- Chăm sóc đối tượng 11 người trong đó ( y tế 7 người, chuyên môn 3 người,
biên chế 1 người) .
- Trình độ Cán Bộ Viên Chức: ban đầu thì trung tâm có11 Cán Bộ Viên Chức
sau một thời gian tăng lên 21 Cán Bộ Viên Chức nhưng sau lời động viên và nỗ lực
các cấp, chính quyền hiện nay trung tâm có 31 Cán Bộ Viên Chức trong đó:
+ Nam 14 người, nữ 17 người.
+ Đảng viên 14 người, chuyên viên 17 người trong tổng số đó cán sự có 5 người.
+ Nhân viên phục vụ chăm sóc thêm 8 người.
+ Trình độ:
- Đại Học 8 người, 3 người đang học Đại Học vừa học vừa làm.
- Trung cấp 7 người, một người học Đại Học tại chức nghành CTXH đó là anh
Lý Quỳnh Linh.
- Để đáp ứng cho việc chăm sóc các đối tượng có hiệu quả tốt hơn thì cần
thêm 40 đến 50 người phục vụ, thực hiện các mãng xã hội ở trung tâm mới được
đảm bảo.
- Vì điều kiện khó khăn nên trung tâm không đáp ứng đầy đủ về các mãng xã
hội nhất Slà người già và trẻ em.Vì ở đây 1 nhân viên chăm sóc 3 người, 7 người
thậm chí lên đến 15 người vì thế việc công tác chăm sóc không được đảm bảo vì vậy
trung tâm cần tuyển then Cán Bộ Nhân Viên chăm sóc như thế mới có phương pháp
để giải quyết tốt các đối tượng và số lượng mới được thuyên giảm.
- Để đáp ứng nhu cầu xã hội cho 56 xã phường thì cần 3000 Cán Bộ Viên
Chức để làm việc tại các trung tâm, nhưng ít nhất một xã , phường có ít nhất 1
Cán Bộ Viên Chức để đảm bảo việc chăm sóc, giải quyết tốt các vấn đề ASXH ở
từng địa bàn.
- Từ năm 2005 khi trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng tổ 8, Đường Đà Sơn,
Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng đã liên kết với Trường ĐHKH - Huế về
CTXH để đảm bảo cho việc thực tập- thực tế của sinh viên được thuận lợi.
9
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
9
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
3. Mục tiêu hoạt động cơ sở.
- Dựa vào cơ cấu tổ chức của trung tâm chúng tôi xác định mục tiêu hoạt động cơ sở là
chăm sóc cho người già neo đơn, không nơi nương tựa.mọi người dân.
- Đảm bảo chế độ trong sinh hoạt hằng ngay cho các đối tượng tại trung tâm.
- Điều trị và cấp thuốc cho người người già neo đơn, khám sức khỏe định kỳ để
đảm bảo sức khỏe và đầy lùi bệnh cao huyết áp cho các đối tượng.
- Phòng và chữa bệnh cao huyết áp cho các đối tượng người già neo đơn, không
nơi nương tựa ở đây.
4. Cơ cấu hoạt động
- Từ năm 2012 thì CTXH ở trung tâm chia làm các mức cụ thể.
+ CTXH riêng: bao gồm các tổ chức tư nhân , đội từ thiện tự nguyện thuộc trình
độ Đại Học hoặc Cao Đẳng.
+ CTXH chính : bao gồm các cấp cao, cấp nhà nước thuộc về các tổ chức
chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ.
- Chuyên từng mãng thì có các kỹ năng khác nhau
- Theo đề án 32 ( năm 2010- 2020) thực hiện tốt các chính sách đảo bảo ASXH
cho các đối tượng trẻ em, mồ côi, tâm thần, tàn tật đặc biệt là người già không nơi
nương tựa.Khi vào trung tâm thì họ phải lập hồ sơ theo 2 loại: hồ sơ quy trình và hồ
sơ hành chính.
+ Hồ sơ hành chính: hồ sơ về mặt xã hội, đối tượng tập trung theo quy định 121
của công an xã, phường và công an thành phố xử lý.
+ Hồ sơ quy trình: bao gồm người già neo đơn, không nơi nương tựa theo nghị
định 67.
-Cách tiếp nhận đối tượng:
+ Các chính quyền địa phương tiếp nhận theo cách làm đơn xem xét và đưa đói
tượng vào trung tâm, với tiêu chí là 1 năm tiếp nhận từ 5 đến 7 người.
+ Còn các đối tượng lang thang thì nếu ai bắt gặp thìu báo cho đường dây nóng
có khích lệ ( mỗi người báo được 200 nghìn đồng), báo cho chính quyền địa phương
thì họ sẽ đưa đối tượng vào trung tâm, liên hệ với người thân và đưa họ về tái hòa
nhập cộng đồng, néu không có người thân thì trung tâm nuôi dưỡng một thời gian rồi
tạo điều kiện cho họ làm việc.
- Tuy nhiên trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng tổ 8, đường Đà Sơn, Quận Liên
Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng cũng liên kết với các trung tâm bảo trợ xã hội khác như
trung tâm bảo trợ xã hội Vĩnh Long. Nếu các đối tượng ngoại tỉnh được đưa vào
trung tâm thì trung tâm liên kết với các trung tâm bảo trợ tỉnh đó để đưa đối tượng về
lại chính quyền địa phương chăm sóc, trường hợp không có thân nhân, gia đình, lang
thang không nơi nương tựa và có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn thì trung tâm giữ lại
nuôi dưỡng.
- Chế độ nuôi dưỡng: gồm chế độ tài chính, chế độ sức khỏe, chế độ nguồn lực:
+ Chế độ tài chính
- Những đối tượng ở đây được nhà nước nuôi dưỡng: 500 nghìn/1 người/ 1
tháng, tương đương với 17 nghìn/1 người/ 1 ngày chia làm 3 bữa.
* Sáng mì hoặc cháo 2000 đồng.
* Gạo cả ngày 5000 đồng.
* Ga 15000 đồng.
* Còn lại tiền đồ ăn.
10
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
10
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
- Mỗi năm một người được 2 bộ quần áo và 100 nghìn để ăn tết, ăn tết ở trung
tâm không có bánh chưng, bánh tét, mức gừng như ăn tết ở ngoài chúng ta.
- Giấy vệ sinh10000, 1 người/ 1 tháng.
- Thuốc than 30000 , 1 người /1 tháng đối với những người bị bệnh cao huyết
áp, còn lại mua bảo hiểm y tế.
- Học sinh đi học 500 nghìn, 1 người / 1 tháng.
- Chế độ người mất, 3000 tiền phí mai táng.
+ Chế độ sức khỏe
- Không chỉ có chế độ tài chính mà phải phát huy chế đô sức khỏe.
- Thăm khám sức khỏe: độ tuổi, tách riêng, phòng sức khỏe, phân chỗ ở khác
nhau để tránh lây lan dịch bệnh.
- Tham vấn về mặt xã hội: thông báo cho thân nhân gia đình biết bệnh tình đối
tượng, cung cấp thông tin cho họ, giải quyết các vấn để thay đổi bệnh tình của họ
thông qua chính quyền địa phương phối hợp với gia đình đối tượng để đưa họ tái hòa
nhập với cộng đồng một cách hiệu quả.
+ Chế độ nguồn lực
- Nguồn lực hỗ trợ các đối tượng được lấy từ ngân sách nhà nước, được nhà
nước trợ cấp hàng tháng 500 nghìn/1 người/1 tháng.
- Vận động các tổ chức, nhà tài trợ, các hoạt động từ thiện giúp đỡ và ủng hộ
trung tâm hoạt động đảm bảo , giải quyết tốt cho các đối tượng. Ban đầu các tổ chức
này hỗ trợ nhiệt tình càng về sau thì do kinh tế khó khăn nên các hội này không tạo
điều kiện giúp đỡ nữa.
- Nếu có giúp đỡ thì các cơ sở, hoạt động từ thiện chỉ giúp cho họ một bữa ăn
đầy đủ thịt, cá mà thôi.
11
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
11
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
PHẦN 3: VAI TRÒ VÀ KỸ NĂNG CỦA TÁC VIÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
3.1.Vai trò.
* Tong công tác xã hội nhóm thì tác viên công tác xã hội có 10 vai trò cơ bản:
- Là người giáo dục: cung cấp kiến thức cho các thành viên nhóm về vấn đề, để
các thành viên nhóm hiểu rõ thêm về vấn đề đang nghiên cứu và để hoạt động làm
việc nhóm diễn ra tốt hơn, đạt hiệu quả cao.
- Là người biện hộ: biết cách xúc tác kịp thời, lãnh đạo đúng hướng cho các
thành viên trong nhóm, biện luận những vấn đề mà thân chủ đi lệch hướng với các
NVXH khác, để họ có cơ hội tiếp tục duy trì hoạt động trong nhóm.
- Là người kết nối: tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức để giúp hai cơ
cấu này cộng tác với nhau, kết nối giữa các thành viên này với thành viên khác, giữa
nhóm vơi các tổ chức để duy trì hoạt động nhóm có hiệu quả và khả thi.
- Là người nghiên cứu: NVXH phải tìm hiểu kỹ trước về vấn đề đang nghiên
cứu, sau đố phát biểu những vấn đề quan trọng cho các nhóm viên. Rồi lên kế hoạch
thực hiện việc nghiên cứu vấn đề giao nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ và NVXH trực
tiếp quan sát cách làm việc của từng nhóm nhỏ.
- Là người phân tích: NVXH là người phân tích ra những vấn đề mà các nhóm
viên không hiểu, nếu họ không làm việc thì phải phân tích rõ ràng hơn những mục
đích, mục tiêu mà nhóm đã đề ra trước đó.
- Là người lập kế hoạch: NVXH là người có khả năng đánh giá thành lập nhóm,
là người chủi động lập kế hoạch,có kế hoạch cụ thể để lập kế hoạch và kế hoạch đó
phải dựa trên sự thống nhất của các nhóm viên, để thực hiện kế hoạch mtj cách khả
thi và hiệu quả nhất.
- Giúp nhóm viên có kỹ năng diễn đạt: Xác định nhu cầu khó khăn của từng
nhóm viên, họ có những điểm mạnh nào điểm yếu nào, từ đó động viên khuyến khích
họ phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu đó, tập cách diễn đạt từ từ
cho nhóm viên không quá vội, cho họ thành công những bước nhỏ ban đầu rồi đến
những thành công lớn hơn.
- Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên: nếu một nhóm viên bị bỏ rơi
thì NVXH phải can thiệp tạo điều kiện đưa họ hòa nhập vào nhóm và làm việc riêng
với các nhóm viên khác để họ thay đổi thái độ với nhóm viên này. Nếu không giải
quyết được thì bắt buộc phải chuyển nhóm viên này qua nhóm khác.
- Giải quyết mâu thuẫn: nhân viên phải am hiểu tâm lý của từng người để giải
quyết kịp thời khi những xung đột xảy ra trong quá trình làm việc nhóm.
- Tạo cơ hội cho các nhóm viên tự khẳng định mình: khi có một số câu hỏi thắc
mắc thì NVXH không nên ôm chồm trả lời tất, mà để các nhóm viên khác tự trả lời
điều này giúp cho từng nhóm viên có cơ hội phát trển.
3.2.Kỹ năng.
• Trong Công tác xã hội nhóm những kỹ năng cơ bản mà Nhân Viên Công Tác Xã Hội
cần có là:
- Kỹ năng điều hành nhóm.
- Thúc đẩy các tiến trình nhóm.
- Kỹ năng truyền thông.
- Kỹ năng quan sát.
12
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
12
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Kỹ năng viết báo cáo.
- Kỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề.
13
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
13
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
PHẦN 4: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM.
4.1. Bối cảnh hình thành nhóm.
Sau một thời gian quan sát thực tế và nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chúng tôi đã
xác định được thời gian khám thai định kì cho các bà mẹ mang thai. Chúng tôi
nhận thấy một số vấn đề bức thiết đang xảy ra ở các chị em phụ nữ trong thời kì
mang thai. Bằng kĩ năng quan sát, chúng tôi nhận thấy việc chăm sóc các đối
tượng này còn nhiều bất cập. Vì thế, chúng tôi quyết định hình thành nhóm hỗ trợ
sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ mang thai. Nhằm hỗ trợ một phần nào đó các kĩ
năng chăm sóc sức khỏe thai nhi và bà mẹ cũng như tư vấn các chế độ dinh dưỡng
cho các đối tượng này.
4.1. Kế hoạch công tác xã hội nhóm.
Sau bước đầu tiếp xúc với các đối tượng chúng tôi đã cơ bản hình thành được
nhóm và bước vào nhũng buổi sinh hoạt cụ thể. Để đảm cho quá trình hỗ trợ tư vấn
cho các người già neo đơn, không nơi nương tựa được diễn ra một cách suôn sẻ
chúng tôi dự định kế hoạch cụ thể như sau:
- Kế hoạch cụ thể:
Thời gian: 1 ngày (từ sáng ngày 04 /08/2014 đến chiều ngày 04/08/2014).
Địa điểm: trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng tổ 8, Đường Đà Sơn, Phường Hòa
Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng.
Nội dung:
Thành lập nhóm hỗ trợ, tư vấn sức khỏe, chất lượng cuộc sống và những vấn đề
mà các đối tượng ở đây đang gặp phải.
Phương pháp tiến hành công tác xã hội nhóm:
Lịch dự kiến:
- 07h đến 08h: nghe các Ban Tổ Chức,Ban Lãnh Đạo cung cấp các thông tin cần
thiết cho đề tài nghiên cứu.
-08h sáng đến 9h sáng : tiếp cận nhóm đối tượng, làm quen, trò chuyện. Phương
pháp tiếp xúc, quan sát trực tiếp.
- 09h15 đến 11h trưa: tiến hành thành lập nhóm, đặt tên nhóm, lựa chọn nhóm
trưởng, xây dựng kế hoạch sinh hoạt.
- 13h30 đến14h30 : đưa lịch sinh hoạt vào hoạt động, quan sát, kiểm tra, đánh
giá vai trò của nhóm, của nhóm trưởng, của từng thành viên nhóm.
-15h đến 16h30 : lượng giá kết quả hoạt động, thu thập ý kiến phản hồi, nhận
xét, rút ra bài học kinh nghiệm.
4.2. Thực hành công tác xã hội với nhóm.
4.3.1. Giai đoạn 1:
4.3.1.1. Thành lập nhóm
Trong lúc các đối tượng người già đang lăng săng dọn dẹp, nhóm chúng tôi đã
chủ động tiếp cận các cụ, làm quen và tìm hiểu nhu cầu của cụ trong thời gian ở trung
tâm. Chúng tôi quyết định đi tới việc đáp ứng một phần nào nhu cầu đó nên chúng tôi
hình thành nhóm như hiện nay.
14
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
14
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
4.3.1.2. Tham gia nhóm.
TIỂU SỬ THÂN CHỦ
STT HỌ VÀ TÊN
Năm vào
trung tâm
Thời gian ở
trung tâm
Lý do vào trung tâm
1 Trần Thị Xuân Năm 2000 14 năm Chồng chết, điều kiện
gia đình khó khăn nên
được chính quyền địa
phương xem xét đưa
vào.
2 Nguyễn Thị Phong Năm 2007 7 năm Gia đình khó khăn nên
vào trung tâm.
3 Chị Hằng Năm 2006 8 năm Mẹ bỏ nhà đi, bố lấy vợ
khác, bị tàn tật nên chị đi
lang thang từ Nghệ An
vào đến Đà Nẵng thì bị
bắt vào trung tâm nuôi
dưỡng.
4 Chị Bích Liên Không rõ Không rõ do
thân chủ
không nhớ.
Bị tâm thần.
5 Nguyễn Thị Hoa Đầu năm
2013
Gần được 2
năm.
Do điều kiện gia đình
khó khăn, người thân hất
hỉu nên cụ tìm trung tâm
để nương tựa.
- Giai đoạn này là giai đoạn cơ sở cho việc hình thành nên một tổ chức nhóm.
Việc thành công hay thất bại của nhóm phụ thuộc vào sự tham gia và liên kết giữa các
thành viên.
- Đây mới chỉ là giai đoạn tìm hiểu sự tương đồng về nhu cầu giữa các thành
viên nên nhân viên công tác xã hội cần phát huy tốt các vai trò và kĩ năng để thu hút
sự tham gia và tạo mối liên kết mật thiết giữa các thành viên.
4.3.2. Giai đoạn 2.
4.3.2.1. Bắt đầu hoạt động nhóm.
Chọn nhóm trưởng.
Tiêu chí chọn nhóm trưởng.
Nhóm trưởng cần đạt được những tiêu chí sau:
- Có trình độ học vấn, nghề nghiệp ổn định
- Năng nổ, hòa đồng
- Có khả năng kết nối và khả năng giao tiếp
- Có khả năng lãnh đạo
- Có nhận thức tích cực
Hình thức bầu nhóm trưởng:
- Được sự gợi ý của nhân viên công tác xã hội cũng như sự tín nhiệm, bình bầu đề cử
của các thành viên trong nhóm. Qua trưng cầu ý kiến và biểu quyết người có số
phiếu cao nhất.
- Kết quả đạt được:
15
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
15
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
+Qua quá trình tiếp xúc, quan sát cùng với các cách thức đưa ra chúng tôi nhận
ra cụ Trần Thị Xuân là người năng nổ, nhiệt tình, có khả năng kết nối các thành viên
trong nhóm. Chị là người được mọi người tôn trọng, thường xuyên được mọi người
tâm sự và có khả năng tác động đến các thành viên khác nên chúng tôi quyết định
chọn chị làm nhóm trưởng. Đồng thời chị cũng nhận được 100% số phiếu bầu trong
nhóm.
Đặt tên nhóm.
Qua số lượng phiếu bầu là 5/5 nhóm chúng tôi đặt tên là: Giáo dục
Xác định mục tiêu hoạt động nhóm.
- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến vấn đề nhóm thân chủ đang gặp phải,
hiểu được những quan điểm, biểu hiện, thái độ, nhìn nhận và đặc điểm của nhóm thân
chủ về vấn này.
- Đưa ra những ý kiến đóng góp tạo mô hình việc làm cho những người già ở
trung tâm, các mô hình hoạt động làm những việc nhẹ phù hợp với sức của người
già , để tạo điều kiện cho họ có thu nhập, và họ thấy được mình còn hy vọng để tiếp
tục tồn tại.
- Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ.
- Tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe như tập thể dục buổi sáng cho
người già nhằm nâng cao sức khỏe cho họ, tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ cho họ
thấy yêu đời và vui vẻ hơn hòa đồng với các thành viên trong trung tâm và đó cũng là
chỗ dựa là ngôi nhà thứ duy nhất hiện tại của người già neo đơn tại trung tâm này.
- Là điều kiện cần thiết nhất để tôi hoàn thành bài thu hoạch qua quá trình thực tế để
phục vụ cho nhu cầu hoạt động học tập và đạt được kết quả cao.
- Xây dựng kế hoạch làm việc.
• Yêu cầu của kế hoạch.
Kế hoạch hoạt động phải phù hợp với lịch sinh hoạt và làm việc cho các cụ già ở
trung tâm.
Kế hoạch cần cụ thể, chính xác mang tính chất lâu dài
Kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu về mục đích và mục tiêu đề ra.
4.3.2.2. Duy trì nhóm.
- Kế hoạch hoạt động.
Thời gian Hoạt động Mục đích
Kết quả và kế
hoạch dự
kiến.
08h sáng
đến 09h
sáng ngày
04/08/2014
Trò chuyện,
tâm sự giữa
nhóm nhân
viên công
tác xã hội
với các
thành viên
nhóm và
giữa các
thành viên
nhóm với
Tạo sự thân thiện, cởi mở giữa nhóm
nhân viên và nhóm viên và giữa các
thành viên trong nhóm với nhau.
Xác định mục tiêu cụ thể của từng
thành viên và của nhóm.
Nhóm nhân viên công tác xã hội
thống kê các nhu cầu chung để xác
định mục tiêu, mục đích hoạt động
của nhóm.
Xây dựng nội quy và phương thức
hoạt động của nhóm.
Bước đầu đã
xây dựng được
mối quan hệ
tốt đẹp giữa
nhóm nhân
viên và thành
viên, giữa các
thành viên
trong nhóm.
Đưa ra kế
hoạch hoạt
16
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
16
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
nhau. động cho các
giờ làm việc
tiếp theo.
09h15 đến
11h trưa
ngày
04/08/2014
Thảo luận
nhóm, tập
huấn các kĩ
năng.
Chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành
viên.
Nói chuyện để tạo ra cảm giác hòa
đồng và để các cụ thấy mình được
đồng cảm hơn.
Cung cấp tài liệu liên quan.
Kịp thời đưa ra các giải pháp để giải
quyết các vấn đề giúp các thành viên
hiểu hơn về các nhu cầu của các
thành viên khác trong nhóm.
Nâng cao các kĩ năng về chăm sóc
sức khỏe cho các cụ về phòng bệnh
cao huyết áp.
Tạo ra sự
thống nhất
giữa các nhu
cầu chung và
riêng của các
thành viên.
Mang lại
những tài liệu
bổ ích và có
tính giáo dục.
bước đầu hình
thành nên chế
độ chăm sóc
chất lượng
cuộc sống của
người già neo
đơn, không
nơi nương tựa.
Xác định nội
dung và hình
thức họat động
của các giờ
làm việc tiếp
theo.
13h30 đến
14h30 ngày
04/08/2014
Tổ chức
một số trò
chơi liên
quan tới nội
dung cần
trao đổi.
Trao đổi các
kĩ năng cần
thiết.
Qua các trò chơi để các cụ nhận thức
được các nội dung và biện pháp cần
có để đảm bảo sức khỏe cho bản thân
và chất lượng cuộc sống trong sinh
hoạt.
Thu thập những nhận xét, ý kiến
đánh giá để tìm ra những nhu cầu
mới của đối tượng.
Cung cấp các tài liệu và kinh nghiệm
của bản thân nếu đối tượng cần.
Kiểm tra, đánh giá vai trò của nhóm
trưởng và các thành viên trong nhóm.
Tạo sự vui vẻ
nhiệt tình, hòa
đồng giữa
thành viên
trong nhóm
giúp các thành
viên giải tỏa
những vấn đề
tâm lí, tạo sự
thoải mái
trong cách giải
quyết các vần
đề khó khăn
của cuộc sống.
Các giờ làm
việc còn lại sẽ
đánh giá lại
toàn bộ quá
trình hoạt
17
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
17
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
động.
15h đến
16h30 ngày
04/08/2014
Tổng kết,
đánh giá các
hoạt động.
Nhóm trưởng tổng kết các kết quả và
mục tiêu mà các nhóm viên đạt được.
Các thành viên tự nhận xét những kết
quả mà mình đạt được, tổng kết
những mặt chưa làm được và tìm ra
nguyên nhân và giải pháp để khắc
phục.
Tổ chức khen thưởng những thành
viên hoạt động tốt, phê bình những
thành viên còn rụt rè chưa hoạt động
tích cực.
Các cụ đã hiểu
hơn về nguyên
nhân dẫn đến
chất lượng
cuộc sống và
đã có thay đổi
những suy
nghĩ họ cố gắn
sống tiếp
những quảng
đời còn lại.
Các cơ quan
ban ngành
quan tâm họ
nhiều hơn nữa
họ được chăm
sóc chu đáo tại
trung tâm,
dưới sự quản
lý của các cán
bộ chăm sóc.
Biết được các
dịch vụ y tế,
dịch vụ cộng
đồng, các chế
độ ưu tiên
giành cho bản
thân họ. Hiểu
rõ vai trò, tác
dụng của việc
rèn luyện sức
khỏe, tập thể
dục hằng ngày
để đẩy lùi
phần nào bệnh
cao huyết áp.
4.3.3.Giai đoạn 3:
Kết thúc nhóm.
Vào16h30 nhóm đã sinh hoạt buổi cuối cùng để kết thúc quá trình hoạt động nhóm.
Trong buổi này các thành viên nhóm đã bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm, cảm
xúc của bản thân sau một quá trình hoạt động nhóm. Cơ bản các thành viên nhóm đã
tiếp thu được các kỹ năng, kiến thức mà chúng tôi muốn trao đổi. Đồng thời họ rút ra
18
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
18
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
được nhiều bài học từ những kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm. Các thành
viên đã chia sẻ các nhu cầu về tinh thần và vật chất với nhau.
Nhóm truởng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là một nguời lãnh đạo
tốt, hướng dẫn các thành viên đi theo đúng quá trình hoạt động, đưa ra các lời khuyên
cần có cùng nhóm giải quyết những vấn đề khó khăn, những khúc mắc, bất đồng giữa
các thành viên trong quá trình hoạt động.
Buổi chia tay diễn ra với nhiều cảm xúc, các thành viên bày tỏ lời cảm ơn tới
nhóm trưởng và chúng tôi. Một số thành viên mong muốn nhóm được tiếp tục hoạt
động, một số khác lại muốn kết thúc nhóm.
4.3.4. Giai đoạn 4:
Lượng giá nhóm.
4.3.4.1. Về mặt công tác.
Sau 1 ngày, khoảng thời gian rất ngắn, hoạt động nhóm đã đạt được những kết
quả khả quan:
• Nhóm đã đạt được mục tiêu đề ra.
• Giúp các thành viên nhóm thoát khỏi những tự ti, mặc cảm, trở nên hoà đồng.
• Có thêm những kỹ nâng sinh hoạt tập thể, từ đó các thành viên có thể tự mình thành
lập nhóm riêng sau khi nhóm hỗ trợ kết thúc.
• Tạo điều kiện để các nhóm viên bày tỏ các quan điểm riêng của cá nhân về vấn đề
chăm sóc dưỡng sinh, sức khỏe , chất lượng cuộc sống của mình.
- Tuy nhiên, do thời gian hoạt động có hạn nên các mục tiêu hoạt động là chưa cao và
chưa sâu sát về tất cả các mặt của các thành viên nhóm. Nhóm mới chỉ đạt được
những nhu cầu chung của nhóm mà chưa đáp ứng nhhững nhu cầu riêng của từng
thành viên.
- Một số nhóm viên chưa thực sự tích cực tham gia về các hoạt động nhóm, một
số còn rụt rè khi đưa ra quan điểm, ý kiến của mình.
4.3.4.2. Về mặt tiến trình.
- Thông qua việc sinh hoạt nhóm các thành viên nhóm đã nâng cao năng lực bản
thân và ý thức đựơc vai trò của mình trong quá trình hoạt động nhóm.
- Chúng tôi đã cung cấp các tài liệu liên quan đến nội dung hoạt động của
nhóm.
- Góp phần hình thành những kỹ năng cơ bản của nhóm, tham gia đóng góp ý
kiến vào quá trình hoạt động của nhóm.
4.3.4.3. Đánh giá rủi ro.
Ban đầu khi chưa hình thành nhóm chúng tôi dự định hình thành nhóm với 8
thành viên nhưng sau đó, do điều kiện khách quan nên 3 cụ đi là đi làm nên đã không
thể tham gia nhóm. Khi nhóm đi vào hoạt động một số cụ đã bỏ bê công việc riêng
của mình. Khi nhóm giải quyết các nhu cầu chung nhóm sẽ ít quan tâm tới các nhu
cầu riêng trong nhóm dẫn tới việc bỏ qua các mâu thuẫn nhỏ nảy sinh trong nhóm.
Trong khi bình bầu nhóm trưởng một số còn chạy theo phong trào chứ chưa thực
sự đồng ý với cá nhân đựoc bầu. Trong quá trình thảo luận nhóm vẫn còn sự lan man,
bất đồng ý kiến.
19
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
19
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
4.3.5. Tóm tắt quá trình thực tập.
Thời gian Địa điểm Hoạt động Ghi chú
07h sáng ngày
04/08/2014 đến
Trung tâm bảo trợ
xã hội Đà Nẵng
Tổ 8, Đường Đà
Sơn, Phường Hòa
Khánh Nam, Quận
Liên Chiểu, Thành
Phố Đà Nẵng.
Quan sát và tìm hiểu
trung tâm, xem
phạm vi, quy mô của
trung tâm.
07h30 sáng đến
08h sáng ngày
04/08/2014
Đến Nhà Văn Hóa
Trung tâm nghe các
ban tổ chức, Ban
Quản Lý giới thiệu
và khái quát đôi nết
về trung tâm.
Tìm hiều điều kiện
tự nhiên, các quy
mô tổ chức hoạt
động, chế độ chăm
sóc các đối tượng ở
trung tâm.
Xác định vấn đề
nghiên cứu
08h đến 09hngày
04/08/2014
Tại khu nhà 3 trung
tâm bảo trợ xã hội
Đà Nẵng tiếp cận vơi
các đối tượng người
già neo đơn, không
nơi nương tựa.
Tìm hiểu những vấn
đề các thân chủ đang
gặp phải dự kiến lên
kế hoạch cho các giờ
làm việc tiếp theo.
Thu thập số liệu và
thông tin cần thiết
Tiếp xúc với các đối
tượng liên quan
09h15 đến 11h
ngày 04/08/2014
Tại khu nhà 3 của
trung tâm bảo trợ xã
hội Đà Nẵng.
Tìm hiểu điều kiện
môi trường sống của
nhóm đối tượng liên
quan.
Nắm bắt một số kiến
thức về thực trạng
chất lượng cuộc sống
và ASXH, chế độ
chăm sóc, sinh
dưỡng, bệnh tình của
họ tại trung tâm.
13h30 đến 14h30
ngày 04/08/2014
Khu nhà 3 trung tâm
bảo trợ xã hội Đà
Nẵng.
Thành lập nhóm
Thảo luận kế hoạch
hoạt động của nhóm
Tổ chức sinh hoạt
nhóm
Xác định mục
tiêu, mục đích
nhóm
Chọn nhóm
trưởng và đặt tên
nhóm.
15h đến 16h30
ngày 04/08/2014
Tại khu nhà 3 Trung
tâm bảo trợ xa hội
Đà Nẵng.
Chúng tôi thảo luận,
vạch ra hoạt động
nhóm
Xác định các nhu
cầu chung và riêng
20
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
20
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
của nhóm
Thu thập các tài liệu
liên quan tới nội
dung hỗ trợ.
16h40 ngày
04/08/2014
Tại Nhà Văn Hóa
Trung tâm bảo trợ xã
hội Đà Nẵng.
Tập hợp nhóm
Tiến hành thảo luận
nhóm
Tập huấn kỹ năng
Cung cấp tài liệu liên
quan
Xác định các mâu
thuẫn trong thành
viên nhóm.
Khắc phục những
sai sót trong kế
hoạch hoạt động.
16h45 đến 17h
ngày 04/08/2014
Nhà văn Hóa Trung
tâm bảo trợ xã hội
Đà Nẵng.
Chúng tôi lượng giá
lại quá trình hoạt
động tìm hiểu điều
kiện sinh hoạt của
các thành viên
Quan sát các hoạt
động hằng ngày của
các thành viên nhóm,
tham gia trò chuyện,
tìm hiểu thông tin
của các đối tượng
thông qua người thân
của các đối tượng
Đánh giá cơ sở vật
chất, điều kiện tinh
thần của các nhóm
viên.
Nhận xét, phản
hồi, đưa ra cá ý
kiến,rút ra bài hoc
kinh nghiệm cho
nhóm nói chung
và từng thành
viên nhóm nói
riêng.
17h05 kết thúc
ngày làm việc.
Về lại Khách sạn
nghĩ nghơi.
Các thành viên nhóm
tuân theo hướng dẫn
của giáo viên hướng
dẫn về địa điểm nghĩ
nghơi một cách an
toàn.
4.3.6. Nhật kí quá trình hoạt động nhóm.
Ngày 04/08/2014
- Sau khi ổn định tổ chức và xác định được đề tài nghiên cứu chúng tôi bắt tay vào việc
tiến hành đề tài nghiên cứu của nhóm.
- Đúng 08 đến 09h chúng tôi có mặt tại trung tâm bảo trợ xã hội Đà Nẵng tổ 8, Đường
Đà Sơn, Phường Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng, bước đầu
chúng tôi thu thập thông tin sơ cấp từ các ban ở trung tâm. Và được sự cho phép của
Ban Quản Lý ở trung tâm thì chúng tôi tiến hành đến khu nhà 3 tại trung tâm .
- Đúng 8h30p chúng tôi có mặt cùng với giáo viên hướng dẫn tại khu nhà 3 ởcủa trung
tâm, các cụ sẵn sàng đón tiếp rất nhiệt tình, lấy ghế cho chúng tôi ngồi, mời chúng
tôi uống nước các cụ rất cởi mở, nhân dịp đó chúng tôi đã bắt đầu làm quen một số
đối tượng và bước đầu thu thập dược một số thông tin.
21
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
21
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
- Tôi có tiến hành công tác xã hội cá nhân đối với một số thân chủ như sau:
• Đối với mệ: Bùi Thị Xuân.
NV: Dạ cho con hỏi mệ vào trung tâm bao lâu rồi ạ?
TC: “ Mệ vô được 14 năm rồi con nờ”.
NV: Vì sao mệ lại vào đây ạ?
TC: “Không có nhà ở, miếng cơm lót dạ cũng khôn có, mệ vô đay nương tựa để
kiếm cái ăn con ơi”.
NV: Ở đây chế độ ăn uống thế nào hả mệ?
TC: Cơm đủ ăn con nờ, thịt lâu lâu mới có mà cán bộ ở đây cũng tận tình lắm con.
NV: Thế mệ ở đây lâu rồi mà mệ có mong muốm gì không ạ?
TC: “Mệ thích có cái nhà để 2 mẹ con mệ ở, con mệ đi làm lâu lâu hắn mới về
thăm mệ mệ nhớ hắn lắm, ngoài ra thì mệ không mong chi hơn nữa hết con ơi”, ( nói
chưa dứt lời nước mắt mệ đã chảy làm tôi cũng không ngăn nỗi những cơn đắng
lòng).
• Đối với cụ Nguyễn Thị Hoa:
NV: Mệ vào trung tâm lâu chưa ạ?
TC: “Đầu năm 2013 chắt được gần 2 năm con”.
NV: Vì sao mệ lại vào đây ạ?
TC: “Ở nhà con cái hắn duổi có cho mệ ở mô, buồn đời mệ vô đay ở cho yên
tĩnh, ở nhà mệ bị mấy đứa con đập lên đập xuống con nờ,có khi hắn còn chưỡi mệ
nữa đó”.
NV: Mệ bị họ đối sử như thế lâu chưa ạ?
TC: “ Ba bốn năm ni rồi con nờ, chịu không nỗi mệ mới vào đây, lại già cả nữa
làm ăn không được con cái hắn coi không ra chi hết”.
NV: Mệ thấy như thế nào khi đến trung tâm?
TC: “Ở đay vui hơn ở nhà nhiều, có người nói chuyện lại không bị con cái chưỡi
nhưng mà mấy bà ở đay có đạp mệ, mệ sợ mệ ở phòng chơ mệ khôn đi mô hết, có
mấy đứa con mệ ngồi nói chuyện hắn vui hơn”.
NV: Ở đây mệ có mong muốn gì không ạ?
TC: “ Mệ muốn về nhà thăm con nhưng mệ sợ hắn đập, mệ nhớ con mệ lắm, có
khi mệ chờ hắn từng ngày mà có chộ hắn mô con, đôi khi mệ tủi lắm con nờ”.
NV: Mệ đừng buồn nữa, có bọn con nói chuyện với mệ đây nì, mệ phải vui lên chứ?
TC: “Mệ cảm ơn mấy đứa đã tới thăm mấy mệ”.
- Qua quá trình thăm hỏi và thu thập thông tin từ các cụ chúng tôi thấy có sự tương
đồng giữa một số cụ già neo đơn, không nơi nương tựa.
Cụ Nguyễn Thị
Phong
Nv: cụ vào đây lâu chưa ạ?
Cụ Phong: “7 năm rồi con nờ”.
Nv: Thế vì sao mệ lại vào đây ạ?
Cụ Phong: “ Gia đình khó khăn quá không trông cậy vô ai mệ
tới đây để tiếp tục quãng đời còn lại con ơi”.
Nv: Thế mệ có mong muốn gì tại trung tâm không ạ?
Cụ Phong: “Mệ khôn mong chi hết ngoài được ăn no với có xà
phòng giặt trong sinh hoạt hằng ngày”.
Nv: Dạ, ngoài ra mệ còn mong muốn gì nữa không ạ?
Cụ Phong: “Bựa cơm có khi chưa đủ nữa huống chi là mong cá
22
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
22
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
khác con hèo”.
Nv: Thế hàng tháng mệ lấy tiền đâu mà chi tiêu ạ?
Cụ Phong: “ Một tháng nhà nước cấp cho 1người 500nghìn con
nờ nhờ đó mà có ăn khôn thì chết đói”.
Nv: Chế độ chăm sóc sức khỏe ở đây sao hả mệ?
Cụ Phong: “Hàng tháng thì có đi khám sức khỏe do ở khu nhà ni
mấy mệ toàn cao huyết áp”.
Nv: Cán bộ nhân viên ở đây phục vụ thế nào hả mệ?
Cụ Phong: “ Cán bộ nhiệt tình lắm con, họ coi mấy mệ như là
mẹ của họ chăm sóc chu đáo lắm”.
Chị Hằng Nv: Chào chị!
Chị ở trung tâm lâu chưa ạ?
Chị Hằng: “7 năm rồi em”.
Nv: Vì sao chị lại vào đây ạ?
Chị Hằng: “ Mẹ bỏ đi, bố lấy vợ khác lại bị tàn tật không làm gì
được nên chị đi lang thang từ Nghệ An vào đến Đà Nẵng thì bị
các cơ quan bắt vào nuôi dưỡng”.
Nv: Chị thấy như thế nào khi vào đây ạ?
Chị Hằng: “ Được chăm sóc nhưng không đáp ứng đầy đủ mọi
mặt em, nhưng có nơi nươnh tựa là chị cảm ơn các cán bộ lắm
rồi, ở đây thời gian gò bó, không được tự do đôi lúc thấy như ở
tù em”.
Nv: Hiện tại chị có mong muốn gì không ạ?
Chị hằng: “ Chị muốn trở về đoàn tụ với bố mẹ nhưng họ đều bỏ
rơi chị cả, chị buồn lắm giờ cũng chẳng muốn sống em ơi”.
Nv: Chị hãy cố lên chứ, chị nên tham gia vào các hoạt động làng
nghề ở các trung tâm khuyết tật, hộ đầo tạo nghề giúp chị và
được miễm phí, học ra nghề họ giới thiệu việc làm cho chị và
chị sẽ có thu nhập trong quá trình làm việc mà.
Chị Hằng: “ Chị cảm ơn các em nhiều nhé, chị sẽ cố gắn liên
hệ và học nghề để kiếm một việc làm ổn định nhằm cải thiện
chất lượng cuộc sống của bản thân”.
Chị Bích Liên Nv: Chị vào trung tâm được lâu chưa?
Chị Bích Liên: “ Lâu rồi ai mà nhớ”.
Nv: Vì sao chị lại vào trung tâm?
Chị Bích Liên: “ Tự nhiên đang nói nói rứa bơ họ bắt vô, cán bộ
bị chi chi a”.
Nv: Vào đây chị thấy thế nào?
Chị Bích Liên: “ Cán bộ a răng a, khi thì nạc làm tui mất hồn”.
Nv: Chị có mong muốn gì khi ở trung tâm không?
Chị Bích Liên: “Răng khôn được tui thích được hát, được ngắm
mấy anh đẹp trai với mấy chị đẹp gái”.
23
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
23
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
Nv: em cảm ơn chị đã nói chuyyenj với em giờ em phải đi viết
kế hoạch để làm hoạt động đã,có gì chị em ta nói chuyện sau chị
nhé.
Vì thân chủ có vấn đề về thần kinh nên tôi phải bịa lý do để
ngừng thu thập thông tin và chuyển qua các đối tượng khác cho
đỡ mất thời gian.
- Từ những thông tin trên chúng tôi quyết định hình thành nhóm giáo dục để các cụ
biết rõ hơn về chế độ ASXH cho người neo đơn. Tuy nhiên, trong 5 đối tượng kể đề
nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
• Nguyên nhân:
- Do các cơ quan ban nghành chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng người già neo
đơn, không nơi nương tựa.
- Con cái nhận thức rất kém về người sinh dưỡng ta từ bé, cộng đồng xã hội không
quan tâm, hỳ thì họ.
- Kinh tế không đảm bảo các đối tượng phải lang thang kiếm sống để đáp ứng nhu cầu
cơ bản cho bản thân.
- Chế độ ASXH, chăm sóc, phụng dưỡng người già neo đơn, không nơi nương
tựa chưa được quan tâm và chưa giải quyết triệt để.
- Buổi sáng đó nhóm chúng tôi lập kế hoạch cùng với nhóm thân chủ để đưa ra các
hoạt động triển khai cho kế hoạch là việc buổi chiều tại khu nhà 3 ở trung tâm.
- Buổi chiều, bắt đầu từ 13h30 đến 14h30, như đã hẹn với các đối tượng chúng tôi tập
hợp nhóm, thảo luận và tiến hành thành lập nhóm. Sau khi thành lập nhóm, nhóm bắt
đầu thống nhất mục tiêu và nội quy hoạt động. Trong quá trình này chúng tôi gặp một
số vấn đề khó khăn như sau:
- Một số cụ vẫn chưa xác định được mục đích hoạt động nhóm như cụ Hoa, cụ Phong.
- Vẫn có nhiều ý kiến bất đồng trong việc thống nhất các nhu cầu chung. Cụ Hoa còn
đề cao nhu cầu của bản thân mình, chị Hằng còn mơ hồ trong việc xác định nhu cầu
bản thân. Vẫn còn tình trạng nói chuyện riêng và trêu đùa trong giờ thảo luận. Tuy
nhiên, dưới sự hướng dẫn của chúng tôi, nhóm đã xây dựng được mục tiêu chung và
nội quy cụ thể là:
* Mục tiêu chung:
- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến vấn đề nhóm thân chủ đang gặp phải,
hiểu được những quan điểm, biểu hiện, thái độ, nhìn nhận và đặc điểm của nhóm thân
chủ về vấn này.
- Đánh giá mức độ tiếp cận của người già neo đơn, không nơi nương tựa ở trung
tâm, gia đình về các chính sách ASXH đang tồn tại ở trung tâm, địa phương.
- Đưa ra những ý kiến đóng góp tạo mô hình việc làm cho những người già ở
trung tâm, các mô hình hoạt động làm những việc nhẹ phù hợp với sức của người
già , để tạo điều kiện cho họ có thu nhập, và họ thấy được mình còn hy vọng để tiếp
tục tồn tại. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ.
- Tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe như tập thể dục buổi sáng cho
người già nhằm nâng cao sức khỏe cho họ, tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ cho họ
24
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
24
Báo cáo thực tế GVHD: Trương Thị Yến
thấy yêu đời và vui vẻ hơn hòa đồng với các thành viên trong trung tâm và đó cũng là
chỗ dựa là ngôi nhà thứ duy nhất hiện tại của người già neo đơn tại trung tâm này.
- Xác định nhu cầu của người già neo đơn, không nơi nương tựa ở trung tâm
bảo trợ xã hội Đà Nẵng hiện nay.
- Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết về các chính sách ASXH
cho người già neo đơn, không nơi nương tựa đối với gia đình, cộng đồng xã hội và
trung tâm.
* Nội quy cụ thể:
- Đi sinh hoạt đúng giờ
- Trong giờ sinh hoạt phải nghiêm túc
-Phải tuân theo sự điều hành của nhóm trưởng
-Khi có ý kiên cần phải giơ tay trình bày rõ quan điểm
-Khi vắng mặt phải có lí do
-Đề nghị các thành viên phải chấp hành đúng nội quy.
-Nhóm tiến hành bầu trưởng nhóm. Xét theo các tiêu chí của một trưởng nhóm,
chúng tôi gợi ý cho nhóm bầu cụ Trần Thị Xuân làm trưởng nhóm. - Tất cả
các thành viên đều nhất trí bầu cụ Trần Thị Xuân Làm trưởng nhóm. Kết quả là cụ
Xuân đạt 5/5 phiếu bầu (100%). Như vậy, cụ Trần Thị Xuân là trưởng nhóm, sẽ có
nhiệm vụ điều hành nhóm, hướng dẫn nhóm hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Nhiệm vụ chính ngay bây giờ là chị phải điều hành nhóm đặt tên cho nhóm.
Cùng với sự hướng dẫn của chúng tôi nhóm trưởng đã bắt đầu vai trò của mình bằng
việc lấy ý kiến từ các nhóm viên trong việc đặt tên nhóm. Có một cái tên được đưa ra
như: khuyến khích, khích lệ, động viên, giáo dục, trị liệu. Trong đó cái tên “Giáo
dục” là được chon nhiều nhất với tỷ lệ là 4/5
- Tổ chức sinh hoạt:
- Dưới sự dẫn dắt của nhóm trưởng các thành viên trong nhóm bắt đầu chia sẻ
về đời sống riêng tư của bản thân. Với chức vị là một nhóm trưởng cụ Xuân đã mạnh
dạn chia sẻ cùng nhóm.
• Cụ Xuân kể:
Tôi là quản lí ở khu nhà ni, ở đây được 13 năm được sự tín nhiệm của các cán
bộ ở trung tâm họ giao việc chăm sóc , sinh hoạt của các cụ ở đây cho tôi lo hế. Mỗi
khi các cụ đau tôi lấy thuốc cho các cụ uống, đến bữa ăn tôi dọn cơm cho các cụ, cụ
nào không tự phục vụ được thì tôi phục vụ đút cơm cho các cụ ăn, các cụ ăn song tôi
dọn dẹp và rửa bát. Giờ tiếp xúc mấy cô tôi tự tin hơn và thấy yêu cuộc sống, được sự
đồng cảm của mấy cô trò chúng tôi vui lắm thay mặt mấy cụ tôi cảm ơn mấy cô trò.
Chế độ ASXH ở trung tâm có thực hiện nhưng không khả thi cho lắm, nhà nước hỗ
trợ nhiều trung tâm chứ phải một trung tâm mô, lấy ngân sách mô ra cho đủ mà đáp
ứng đầy đủ nhu cầu ở đây. Các cấp quan tâm rứa là quý hóa lắm rồi.
• Cụ Phong kể:
Gia đình khó khăn miếng cơm manh áo chẳng lành, vô đay là sự may mắn
lớn nhất đời tôi rồi, ở đây có cơm ăn, áo mặc tuy 1 năm 2 bộ nhưng đỡ hơn ở
ngoài đối với tôi. Còn ốm đau thì có trung tâm mua Bảo Hiểm cho, bệnh tật thì
có thuốc uống, hàng tháng nhận được trợ cấp của Nhà Nước đủ sống qua ngày là
được rồi mấy o nờ. Chế độ ASXH ở đây tương đối đảm bảo nhưng không triệt
để, các cán bộ thì cực kỳ tốt, tôi rất đội ơn các cấp.Nhưng tôi muốn được cải
thiện cuộc sống , sinh hoạt hằng ngày.
25
SVTH: Lê Thị Chánh - Lớp CTXH K36
25